Luận văn Thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

pdf 71 trang vuhoa 24/08/2022 8640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_thuc_thi_phap_luat_bao_ve_moi_truong_trong_cac_khu.pdf

Nội dung text: Luận văn Thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ĐOÀN THÁI DƯƠNG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ĐOÀN THÁI DƯƠNG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS HỒ VIẾT TIẾN 2. TS. TRẦN VÂN LONG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Đoàn Thái Dương – là học viên lớp Cao học Khóa 26 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”. (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Đoàn Thái Dương
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT LỜI NÓI ĐẦU 0 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Câu hỏi nghiên cứu: 2 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Bố cục của luận văn 5 CHƯƠNG 1: LUẬT PHÁP VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP. 7 1.1. Quan điểm của đảng về bảo vệ môi trường 7 1.2. Các quy định luật pháp liên quan đến bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp 10 1.2.1. Trách nhiệm thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường 10 1.2.2. Trách nhiệm trong việc quản lý, xử lý chất thải trong quá trình sản xuất. 12 1.2.3. Các biện pháp xử lý các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường 15 1.3. Các văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường của khu công nghiệp 20 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 23 2.1. Tổng quan về các khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh 23 2.2. Thực trạng việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp 26 2.3. Hệ thống xử lý chất thải của các nhà máy và của khu công nghiệp 31 2.4. Các vấn đề được đặt ra 39
  5. 2.5. Nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp 41 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 48 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp 48 3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp 49 3.3. Giải pháp nâng cao hoạt động áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh 50 KẾT LUẬN 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU NGUYÊN NGHĨA STT 1 ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường 2 KCN Khu công nghiệp 3 KCX Khu chế xuất 4 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 5 UBND Ủy ban nhân dân
  7. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài “Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thực trạng và giải pháp” với mục đính đánh giá thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường chỉ ra những tồn tại, hạn chế, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao ý thức thực hiện, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã bị điều tra xử lý do vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp quá kém, vì lợi nhuận và những lợi ích trước mắt mà không thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Mặt khác, sự bất cập trong quy định pháp luật và sự buông lỏng quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp của cơ quan có thẩm quyền có phần buông lỏng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên tại các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung nghiên cứu của luận văn thực sự có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn đối với các học giả, các doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường. THE ABSTRACT SUMMARY “Law Enforcement of Environment Protection in Industrial Zones in Ho Chi Minh City. Current situation and solutions” with the purpose of assessing the reality of application of legal provisions on environmental protection, pointing out shortcomings, limitations and difficulties in the implementation process. Since then proposed solutions to raise the awareness of implementation, improve the efficiency of the application of the provisions of the law on environmental protection of enterprises in industrial zones. The research results show that many businesses have been investigated and dealt with because of violations of the law on environmental protection, the sense of environmental protection of enterprises is too poor, because the
  8. profits and immediate benefits are not real. Good environmental protection work. On the other hand, the inadequacies of the law and the lax management, inspection and inspection of environmental protection activities in industrial zones of the competent authority are also one of the main causes. This situation has led to the above situation in industrial zones in Ho Chi Minh City. The content of the thesis is really theoretical and practical for scholars, businesses and competent agencies in the application of environmental protection laws.
  9. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bảo vệ môi trường là một trong những nội dung được cả thế giới quan tâm và được đưa ra thảo luận trên các diễn đàn quốc tế. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nội dung cơ bản của sự phát triển góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của một đất nước. Với Việt Nam, hoạt động bảo vệ môi trường được Đảng, Nhà nước luôn đặt lên hàng đầu và được đề cập trong các chủ trương, đường lối chính sách phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực kinh tế, bởi đây là lĩnh vực liên quan mật thiết, gắn liền và tác động nhiều nhất đến môi trường. Viêt Nam, tuy khởi điểm là một nước nông nghiệp, và hiện nay vẫn là một nước phát triển mạnh về nông nghiệp. Nhưng đối với công nghiệp, thời gian qua đã có nhiều bước tiến đáng kể, đặc biệt là việc hình thành nhiều khu công nghiệp trên khắp cả nước. Tính đến tháng 6 năm 2018, trên cả nước hiện có 325 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đã sử dụng là 96,3 nghìn ha, trong đó 223 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và số khu công nghiệp còn lại đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng. Như vậy có thể thấy, sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa thúc đẩy sự hình thành của các khu công nghiệp, khu công nghệ cao nhằm đem lại sự tăng trưởng nhanh về kinh tế của đất nước, đặc biệt phải kể đến là sự phát triển của khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Song song với việc phát triển các khu công nghiệp, thì vấn đề bảo vệ môi trường do xả thải từ các khu công nghiệp luôn là vấn đề được các cấp các ngành và các doanh nghiệp quan tâm, thực hiện. Thời gian qua, vấn đề quản lý và xử lý đối với các doanh nghiệp có hành vi gây ô nhiễm môi trường cũng đã được triển khai và thực thi nhưng thực tế tình trạng ô nhiễm môi trường do xả thải tại các khu công nghiệp vẫn đang diễn ra hàng ngày, với nhiều thủ đoạn tinh vi, việc quy hoạch các khu công nghiệp và giám sát hoạt động bảo vệ môi trường chưa được quan tâm, vẫn có những doanh nghiệp chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường mà không đầu tư hệ thống xử lý chất thải tập trung hoặc có xây dựng nhưng
  10. 2 là những quy trình lỗi thời kém hiệu quả dẫn đến những sự việc nghiêm trọng đã xảy ra như gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, hình ảnh và sự tiến bộ của quốc gia. Hiện nay, vấn đề quy hoạch phát triển và quản lý các khu công nghiệp nhằm đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững nhưng lại không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường là một thách thức to lớn đối với toàn Đảng, toàn dân. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đồng thời, xây dựng và ban hành cơ sở hành lang pháp lý nhằm bảo vệ môi trường như Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật đầu tư 2014, Luật dân sự 2015, thông tư 35/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, việc thi hành các quy định pháp luật này trong thực tiễn và tại khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh vẫn nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc nhất định, đòi hỏi cần có giải pháp được hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng, hạn chế và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, phạm tội gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp trong thời gian tới. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thực trạng và Giải pháp hoàn thiện” làm Luận văn thạc sĩ luật học, với mong muốn góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong vấn đề bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường. 2. Câu hỏi nghiên cứu: - Các quy định pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường. Thực tiễn áp dụng tại các khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh? Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc? - Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật trách nhiệm bảo vệ môi trường?
  11. 3 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua, vấn đề thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, trách nhiệm trong bảo vệ môi trường và các vấn đề có liên quan khác đã được nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: - Nguyễn Thị Tố Uyên (2013), “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ. Luận án đi sâu nghiên cứu pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hiện nay, mối liên hệ giữa pháp luật về trách nhiện hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, đồng thời nghiên cứu các vi phạm của công ty VeDan để chỉ ra các bất cập của pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hiện nay. - Nguyễn Thị Kim Chi (2016), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ. Luận án đi sâu vào phân tích một số vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, những kết quả, hạn chế trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam những năm gần đây, đề xuất một số định hướng, khuyến nghị nâng cao hiệu quả việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới. - PGS.TS Nguyễn Đình Tài, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: các vấn đề đặt ra hôm nay và giải pháp”, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Bài viết tập trung phân tích các cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phân tích vai trò, lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Từ đó đề ra các giải pháp giải quyết các vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp và nhà nước. - TS.Phạm Thị Tuyết, “Ô nhiễm môi trường – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam”, Học viện ngân hàng. Bài viết tập trung phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam về ô nhiệm môi trường. Ngoài ra, có thể kể đến một số sách chuyên khảo, một số công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ: Doãn Hồng Nhung, Nguyễn Thị Bình (2015), Hoàn thiện hệ
  12. 4 thống pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Vũ Thu Hạnh (2012), “Cơ chế giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường”, NXB Chính trị Quốc gia; Bùi Đức Hiền- Luận án tiến sĩ “ Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam” Học viện khoa học xã hội Việt Nam; Và một số bài báo, bài viết khác như: Nguyễn Thị Yến (2013), Bài học từ một số quốc gia trên thế giới về xã hội hóa đầu tư bảo vệ môi trường, Tạp chí Giáo dục lý luận số 7/2013, tr. 60-62; Bùi Văn Dũng (2012), Bảo vệ môi trường theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản số 65 (5/2012), tr. 26-29; Đinh Nguyễn An (2013), Bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Lý luận chính trị số 9/2013, tr. 68-71; Doãn Công Khánh (2010), Bảo vệ môi trường trong quá trình tự do hoá thương mại, Tạp chí Cộng sản số 812 (6/2010), tr. 66-69; Vũ Thị Duyên Thủy (2011), Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động của các khu công nghiệp Việt Nam, Tạp chí Luật học số 9/2011, tr. 60-64; Bùi Cách Tuyến (2015), Bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường tự nhiên với môi trường sống ở khu công nghiệp, khu đô thị. Các công trình trên đã đưa ra được nhiều giải pháp để nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực hiện bảo vệ môi trường. Có thể khẳng định, những công trình khoa học nêu trên là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp tác giả có thêm nhiều thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh nhằm chỉ ra những tồn tại, hạn chế, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao ý thức thực hiện, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề mang tính lý luận về Trách nhiệm pháp luật của doanh nghiệp đối với môi trường như các khái niệm về bảo vệ môi trường, các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp và
  13. 5 vai trò của việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, các quy định về xử lý, chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp. Những bất cập, khó khăn vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Những giải pháp cần thiết. 4.3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu theo hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường như Luật bảo vệ môi trường năm 2014, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản luật có liên quan. Quá trình áp dụng và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo vệ môi trường với phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực kinh tế. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, phương pháp thống kê, mô tả và đối chiếu so sánh. Thông qua các phương pháp được sử dụng, luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường, thực tiễn áp dụng tại các khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nhằm làm rõ những điểm còn bất cập của các quy định, những khó khăn vướng mắc trong quá trình áp dụng, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật để nâng cao ý thức chấp hành và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thời gian tới. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 04 chương: Chương 1: Các quy định của pháp luật về thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường. Chương 2 Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường trong các khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  14. 6 Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  15. 7 CHƯƠNG 1: LUẬT PHÁP VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP. 1.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Quan điểm nhất quán xuyên suốt trong các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về bảo vệ môi trường đó là: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta” và “Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”. Đến Đại hội X, lần đầu tiên trong báo cáo về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010 trình Đại hội đưa ra chỉ tiêu về môi trường (độ che phủ rừng; tỷ lệ dân cư được dùng nước sạch; chỉ tiêu về xử lý chất thải) và “tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” được xác định là một trong sáu nhiệm vụ thuộc “định hướng phát triển ngành, lĩnh vực và vùng”. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI một lần nữa thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường: “Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường”. Để cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương bảo vệ môi trường trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, Đảng cũng đã ban hành một hệ thống các chỉ thị, nghị quyết đồng bộ, nhất quán tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong toàn đảng và toàn xã hội như: Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 Bộ Chính trị (Khóa IX) “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết số 41-NQ/TW là một bước quan trọng trong việc thể hiện các quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường ở
  16. 8 nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 21/1/2009, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 29- CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW. Chỉ thị này nhấn mạnh một số nhiệm vụ quan trọng cần tập trung thực hiện, trong đó có nhiệm vụ như: “Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ”; “Quy định các chế tài xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Không phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư tiềm ẩn nguy cơ cao đối với môi trường; Không đưa vào vận hành, sử dụng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu đô thị, công trình, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất mới không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường”. Trước nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, Hội nghị Trung ương 7 Khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trương”. Quan điểm về bảo vệ môi trường một lần nữa được khẳng định “Môi trường là vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Tăng cường bảo vệ môi trường phải theo phương châm ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng”. Đồng thời đưa ra những mục tiêu rất cụ thể về bảo vệ môi trường: “Không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 70% lượng nước thải ra môi trường lưu vực các sông được xử lý; tiêu hủy, xử lý trên 85% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế; tái sử dụng hoặc tái chế trên 65% rác thải sinh hoạt. Phấn đấu 95% dân cư thành thị và 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh. Kiểm soát an toàn, xử lý ô nhiễm môi trường do hậu quả chiến tranh. Nâng cao chất lượng môi trường không khí ở các đô thị, khu vực đông dân cư. Cải thiện rõ rệt môi trường làng nghề và khu vực nông thôn. Quản lý khai thác hợp lý, sớm chấm dứt khai thác rừng tự nhiên, nâng
  17. 9 diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên lên trên 3 triệu ha; nâng độ che phủ của rừng lên trên 45%”. “Phát triển bền vững”,”Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường” là quan điểm cách mạng đúng đắn mà Đảng ta đã kiên trì theo đuổi và thực hiện trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là trong giai đoạn đổi mới vừa qua. Nhận thức rất rõ vai trò của môi trường và bảo vệ môi trường, nước ta đã tích cực tham gia các Công ước, các thỏa thuận quốc tế về môi trường. Có thể kể tới như: Công ước đa dạng sinh học (5/1993) có mục tiêu chính là nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học và chia sẻ công bằng, hợp lý những lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên sinh học; Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (11/1994) có mục tiêu ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu; Nghị định thư Kyoto (9/2002) buộc các nước tham gia phải cam kết đạt được các mục tiêu về thải khí nhà kính được xác định cụ thể cho từng nước; hay Công ước Viên về bảo vệ tầng ô zôn (1994); Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu Nhìn chung các văn bản quốc tế đó đều khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và yêu cầu các nước tham gia có trách nhiệm hơn trong hoạt động bảo vệ môi trường. Việt Nam đã tham gia ký kết hầu hết các văn bản pháp lý quốc tế về bảo vệ môi trường, Tiêu biểu như: Công ước đa dạng sinh học; Công ước di sản; Công ước Ramsar; các Công ước MARPOL, SOLAS, COLREG Đặc biệt ngày 23/6/1994, Việt Nam đã tham gia ký Công ước Luật biển 19821. Đến nay, Nhà nước đã hai lần ban hành Luật Bảo vệ môi trường vào năm 2005 và 2014 cùng với một số’ Nghị định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như Nghị định 179/2013/nĐ-CP, Nghị định 18/2015/NĐ-CP Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam (năm 2005) đã dành bốn điều quy định về Bảo vệ môi trường biển (từ điều 55 đến 58). Cụ thể hóa các quy định của Luật Bảo vệ môi 1 Bảo vệ môi trường: Vấn đề trọng tâm trong sự lãnh đạo của Đảng; truong-van-de-trong-tam-trong-su-lanh-dao-cua-dang-1356.html
  18. 10 trường, ngày 6/3/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số’ 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo Hội nghị Trung ương 4 khóa X (2/2007) ra Nghị quyết số’ 09-NQ/TW về “Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó xác định: “Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển làm cho đất nước giàu mạnh từ biển, bảo vệ môi trường biển”. Sau khi Quốc hội thông qua và ban hành Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/ QH13 bao gồm một số’ điều sửa đổi, bổ sung ngày 23 tháng 06 năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số’ 19/2015/NĐ- CP ngày 14 tháng 02 năm 2015, quy định chi tiết thi hành một số’ điều của Luật. Cùng ngày, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số’ 18/2015/NĐ-CP, quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Những văn bản trên cùng với những văn bản liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường còn hiệu lực đã tạo thành hệ thống pháp lý vững chắc, thể chế hóa quan điểm của Đảng ta trong các nghị quyết Đại hội Đảng và các hội nghị Trung ương trước đó. 1.2. CÁC QUY ĐỊNH LUẬT PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP 1.2.1. Trách nhiệm thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.2 Như vậy, đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, dự báo những tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường khi triển khai dự án đó một khâu then chốt và quan trọng. Và việc báo cáo đánh giá tác động môi trường có vai trò rất quan trọng trong kiểm soát ô nhiễm môi trường. 2 Khoản 23 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014
  19. 11 Đánh giá tác động môi trường và quy định báo cáo về vấn đề này được quy định lần đầu tiên trong Luật Bảo vệ môi trường 1993 và ngày càng hoàn thiện trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 và Luật Bảo vệ môi trường 2014. Hiện nay, Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định tương đối cụ thể về đối tượng phải lập đánh giá tác động môi trường, việc thực hiện đánh giá tác động môi trường, lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường; nội dung chính của đánh giá tác động môi trường, thẩm định đánh giá tác động môi trường; Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định về thẩm định đánh giá tác động môi trường thông qua Hội đồng thẩm định và thông qua bằng cách lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định. Thời gian phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của cơ quan thẩm định, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; trường hợp không phê duyệt phải trả lời cho chủ dự án bằng văn bản và nêu rõ lý do. Theo quy định của pháp luật các chủ dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi thực hiện. Phải phân tích hiện trạng môi trường tại địa bàn hoạt động của dự án hoặc của cơ sở mình, phải dự liệu trước được những tác động tiêu cực việc xả thải có thể gây ra ô nhiễm xung quanh đồng thời dự tính trước các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn chúng thông qua đó thực hiện phòng ngừa ô nhiễm, sự cố môi trường khi triển khai dự án trên thực tiễn. Việc xem xét, phê duyệt dự án và hoạt động có phát thải khí phải căn cứ vào sức chịu tải của môi trường, bảo đảm không có tác động xấu đến con người và môi trường. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường gồm: Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu
  20. 12 di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường3. Chủ dự án thuộc đối tượng quy định tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường. Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường thể hiện dưới hình thức báo cáo đánh giá tác động môi trường. Chi phí lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc nguồn vốn đầu tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, hiện nay Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 không quy định riêng, rõ ràng, yêu cầu bắt buộc về đánh giá tác động môi trường không khí. 1.2.2. Trách nhiệm trong việc quản lý, xử lý chất thải trong quá trình sản xuất. Vấn đề quản lý, xử lý chất thải trong quá trình sản xuất không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp xả thải mà còn là trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Pháp luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau: Lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải trên địa bàn. Đầu tư xây dựng, tổ chức vận hành công trình công cộng phục vụ quản lý chất thải trên địa bàn. Ban hành, thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật4. Chủ đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trong quản lý chất thải có trách nhiệm: Bố trí mặt bằng tập kết chất thải trong phạm vi quản lý. Xây dựng và tổ chức vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. (Điều 89 Luật bảo vệ môi trường 2014). 3 Điều 18 Luật bảo vệ môi trường 2014 4 Điều 88 Luật bảo vệ môi trường 2014;
  21. 13 Đối với chất thải nguy hại5, chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải lập hồ sơ về chất thải nguy hại và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có giấy phép mới được xử lý chất thải nguy hại. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định danh mục chất thải nguy hại và cấp phép xử lý chất thải nguy hại. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; trường hợp chủ nguồn thải chất thải nguy hại không có khả năng xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải chuyển giao cho cơ sở có giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ trong phương tiện, thiết bị chuyên dụng bảo đảm không tác động xấu đến con người và môi trường. Chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp và được ghi trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại được vận chuyển sang nước khác phải tuân thủ các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Đối với quản lý chất thải rắn thông thường6, Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường tại nguồn để thuận lợi cho việc tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý. Chất thải rắn thông thường phải được thu gom, lưu giữ và vận chuyển đến nơi quy định bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tổ chức thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn thông thường trên địa bàn quản lý. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường. Trường hợp không có khả năng tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường phải chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý. 5 Điều 90, 91, 92 Luật bảo vệ môi trường 2014 6 Điều 95, 96, 97 Luật bảo vệ môi trường 2014