Luận văn Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam

pdf 108 trang vuhoa 25/08/2022 8940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_thuc_hien_hop_dong_mua_ban_hang_hoa_theo_phap_luat.pdf

Nội dung text: Luận văn Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ THỊ KIỀU TRANG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ THỊ KIỀU TRANG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh Tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Thanh Thủy Hà Nội – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Ngô Thị Kiều Trang
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 6 MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 1 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 2 3.1. Mục tiêu tổng quát 2 3.2. Mục tiêu cụ thể 2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài 3 7. Kết cấu của luận văn 3 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 4 1.1. Khát quát chung về hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam 4 1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa 4 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 11 1.1.3. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa. 14 1.2. Cấu trúc của hợp đồng mua bán hàng hóa 15 1.3. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 16 1.3.1. Khái niệm thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 16 1.3.2. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 17 1.4. Những yếu tố cơ bản cấu thành nên hợp đồng mua bán hàng hóa 20 1.4.1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa 20
  5. 1.4.2. Đối tƣợng của hợp đồng mua bán hàng hóa 22 1.4.3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa 25 CHƢƠNG 2. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 35 2.1. Thực hiện đúng đủ về đối tƣợng hàng hóa và thực tiễn thi hành pháp luật 35 2.1.1. Quy định của pháp luật về đối tƣợng của hợp đồng mua bán hàng hóa 35 2.1.2. Thực tiễn thi hành pháp luật 39 2.2. Giá cả, phƣơng thức thanh toán 41 2.2.1. Giá cả 41 2.2.2. Phƣơng thức thanh toán 41 2.2.3. Tình hình thực thi pháp luật 42 2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên 50 2.3.1. Nghĩa vụ của ngƣời bán 50 2.3.2. Nghĩa vụ của ngƣời mua 53 2.4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng 55 2.4.1. Khái niệm 55 2.4.2. Các hình thức trách nhiệm pháp lý 55 2.4.3. Các trƣờng hợp miễn trách nhiệm 61 2.5. Các nội dung khác của hợp đồng mua bán hàng hóa 62 2.5.1. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa 62 2.5.2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 63 2.5.3. Chuyển rủi ro và chuyển quyền sở hữu 63 2.5.4. Rủi ro đối với hàng hóa 68 2.5.5. Giải quyết tranh chấp 70 2.6. Đánh giá về thực trạng thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp 75 2.6.1. Tình hình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 75 2.6.2. Nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam 77 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 82
  6. 3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật 83 3.1.1. Xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật thƣơng mại hiện hành về mua bán hàng hóa thống nhất trong luật pháp quốc gia và phù hợp với thông lệ quốc tế 83 3.1.2. Tăng cƣờng các cơ chế hỗ trợ ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 87 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa 88 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa hiện hành trong nƣớc 88 3.2.2. Tham gia điều ƣớc quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa 91 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc ký kết và thực thi hợp đồng mua bán hàng hóa 94 KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
  7. DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 1) KÝ HIỆU QUỐC TẾ Kí hiệu viết TT Tiếng Anh Tiếng Việt tắt Association of Southeast 1 ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Asia Nations Asia-Pacific Economic Diễn đàn Kinh tế Châu Á – Thái 2 APEC Cooperation Bình Dƣơng 3 EU European Union Liên minh Châu Âu Bô ̣nguyên tắ c của Unidroit (Viêṇ Principles of International 4 PICC thống nhất về tƣ pháp quốc tế) về Commercial Contracts hơp̣ đồng thƣơng maị quốc tế 2004 International Monetary 5 IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế Fund 6 WTO World Trade Organizaton Tổ chức Thƣơng mại Thế giới 2) CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Tên đầy đủ 1 BLDS Bộ luật Dân sự 2 DN Doanh nghiệp 3 HĐMBHH Hợp đồng mua bán hàng hóa 4 HĐMBHHQT Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
  8. 5 LTM Luật Thƣơng mại 6 PL HĐKT Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 7 XHCN Xã hội chủ nghĩa 8 VN Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Nội dung Trang Tỷ lệ % số vụ tranh chấp HĐMBHH trong tổng thể Biểu đồ 2.1 83 các loại hình tranh chấp KDTM khác Số vụ án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa so với các vụ án tranh chấp kinh doanh thƣơng mại Bảng 2.1 83 khác qua các năm 2011, 2012, 2013 của Tòa án hai cấp tại thành phố Đà Nẵng
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Hiện nay, hoạt động thƣơng mại đang diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam (VN). Đặc biệt, khi VN đang ngày càng phát triển và trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng Mại Quốc tế (WTO) thì càng tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, cũng nhƣ thúc đẩy hoạt động thƣơng mại trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ thƣơng mại hàng hoá, thƣơng mại dịch vụ, thƣơng mại liên quan đến sở hữu trí tuệ Hoạt động này đòi hỏi phải sử dụng các công cụ pháp lý điều chỉnh khác nhau, đó là những hợp đồng thƣơng mại: hợp đồng mua bán hàng hoá (HĐMBHH), hợp đồng vận chuyển hàng hoá, hợp đồng cung cấp các loại dịch vụ . Trong các chế định trên, có lẽ chế định HĐMBHH đƣợc chú ý nhiều nhất bởi vai trò quan trọng của nó. Có thể thấy, trải qua nhiều thế kỷ, trao đổi hàng hóa là hoạt động chính trong hoạt động thƣơng mại, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, không chỉ giới hạn ở phạm vi mỗi quốc gia mà còn mở rộng ra các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Việc nắm vững, hiểu rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ giúp các chủ thể kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng đƣợc thuận lợi và hiệu quả. Tuy nhiên, một thực tế là còn khá nhiều thƣơng nhân trong nƣớc tỏ ra lúng túng khi thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá, từ đó dẫn đến những tranh chấp đáng tiếc xảy ra giữa các thƣơng nhân với nhau trong quan hệ mua bán hàng hoá. Đó cũng là lý do mà ngƣời viết lựa chọn đề tài “Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong lĩnh vực khoa học pháp lý đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu vấn đề về thực hiện HĐMBHH theo những khía cạnh khác nhau nhƣ khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: lý luận và thực tiễn” của tác giả Phan Trần Duy Khiêm – Đại học Cần Thơ; luận văn “Hợp đồng mua bán hàng hóa từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH IPC” của 1
  10. tác giả Phạm Thị Lan Phƣơng – Đại học Kinh tế Quốc dân; luận văn“Hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex”của tác giả Vũ Phƣơng Huyền; Luận văn “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt đồng mua bán hàng hóa quốc tế” của tác giả Dƣơng Bảo Trân – Đại học Cần Thơ Các công trình trên đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về thực hiện HĐMBHH. Tuy nhiên, cho đến nay các công trình nghiên cứu trên đều chƣa tập trung đánh giá thực tiễn việc thực hiện hợp đồng này cũng nhƣ chƣa đƣa ra đƣợc các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của việc ký kết cũng nhƣ thực thi HĐMBHH. Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra trong tiến trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng ở nƣớc ta. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn tập trung phân tích và làm sáng tỏ nhƣ̃ng vấn đề pháp lý về viêc̣ thƣc̣ hiêṇ HĐMBHH. Đồng thời, bình luận và đánh giá thực tiễn việc thực hiện hợp đồng loại này, để từ đó có cơ sở xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật thƣơng mại hiện hành về mua bán hàng hóa thống nhất trong luật pháp quốc gia và phù hợp với thông lệ quốc tế. 3.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, tìm hiểu và phân tích khái niệm, đặc điểm của HĐMBHH, từ đó làm rõ các vấn đề lý luận và các nguyên tắc thực hiện HĐMBHH. Thứ hai, luận văn sẽ nêu và phân tích các nội dung cơ bản của HĐMBHH, đồng thời phân tích thực trạng thực thi trên thực tế và đƣa ra các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp HĐMBHH hiện nay. Cuối cùng, kiến nghị một vài giải pháp để xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về HĐMBHH. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam hiện hành. 2
  11. Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào các vấn đề lý luận và thực tiễn việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam hiện hành. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa triết học Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc ta về phát triển kinh tế xã hội, về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng trong Luận văn là phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, phƣơng pháp lịch sử cụ thể, phƣơng pháp luận học so sánh. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Hiện nay chƣa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện về cả lý luận và thực tiễn về thực hiện HĐMBHH. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam” tƣơng đối là mới. Đề tài sẽ hệ thống hóa, làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận khái niệm, đặc điểm, nội dung, nguyên tắc của việc thực hiện HĐMBHH, qua đó góp phần làm luận cứ khoa học cho quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc thực hiện hợp đồng này. 7. Kết cấu của luận văn Với những mục tiêu trên đây, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam. Chương 2:Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị. 3
  12. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1. Khát quát chung về hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam 1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa 1.1.1.1. Quan niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam Hàng hóa theo nghĩa rộng đƣợc hiểu là sản phẩm lao động của con ngƣời, đƣợc tạo ra nhằm mục đích trao đổi để thỏa mãn những nhu cầu mang tính xã hội. Nhu cầu của con ngƣời rất phong phú và biến thiên liên tục vì vậy hàng hóa luôn phát triển phong phú và đa dạng. Theo định nghĩa của pháp luật thƣơng mại hiện hành VN thì “Hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả bất động sản hình thành trong tƣơng lai, những vật gắn liền với đất đai”(Khoản 2 Điều 3 Luật Thƣơng mại (LTM)). Tại Điều 428 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 có đƣa ra định nghĩa: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Trong khi đó, Điều 3 LTM 2005 định nghĩa: “mua bán hàng hóa là hoạt động thƣơng mại, theo đó các bên có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo đúng thỏa thuận”. Đều là định nghĩa về HĐMBHH, nhƣng hai định nghĩa trên có sự khác biệt lớn về một vấn đề pháp lý quan trọng. BLDS 2005 không đề cập tới nghĩa vụ của ngƣời bán chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho ngƣời mua mà chỉ đề cập tới nghĩa vụ của ngƣời bán giao tài sản cho ngƣời mua. Trong khi đó, LTM 2005 đề cập tới nghĩa vụ của ngƣời bán giao hàng hóa và chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho ngƣời mua. Có thể thấy rằng, hợp đồng mua bán tài sản và HĐMBHH có thể khác nhau về đối tƣợng, song không thể khác nhau về bản chất mua bán. Tại Điều 463 và Điều 465 BLDS 2005 có các định nghĩa nhƣ sau: “Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa 4
  13. các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau” và “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên đƣợc tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên đƣợc tặng cho đồng ý nhận”. Hợp đồng trao đổi tài sản khác biệt với hợp đồng mua bán ở chỗ thay vì nhận một khoản tiền khi chuyển giao quyền sở hữu tài sản, ngƣời chuyển giao nhận một tài sản khác. Còn đối với hợp đồng tặng cho thì thay vì nhận một lợi ích khi chuyển giao quyền sở hữu một tài sản, ngƣời chuyển giao không nhận gì. Vậy là trong hai loại hợp đồng này nhà làm luật VN đã đề cập đầy đủ việc giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản và đã phân biệt dứt khoát giữa “giao tài sản” và “chuyển quyền sở hữu tài sản”. Bản thân BLDS 2005, ngay sau định nghĩa hợp đồng mua bán, có quy định: nếu đối tƣợng của hợp đồng mua bán là vật thì vật phải đƣợc xác định rõ, còn nếu đối tƣợng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của ngƣời bán [Điều 429 BLDS] và thời điểm chuyển giao quyền sở hữu tài sản mua bán là thời điểm giao tài sản. Nhƣ vậy, quan hệ mua bán hàng hóa đƣợc xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý là HĐMBHH. HĐMBHH có bản chất chung của hợp đồng, là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Dù là mua bán tài sản trong dân sự hay mua bán hàng hóa trong thƣơng mại thì bản chất của nó cũng không có gì đổi khác mà vẫn có nội dung là: Ngƣời bán phải giao đối tƣợng đƣợc bán và quyền sở hữu đối tƣợng đó cho ngƣời mua và nhận tiền, còn ngƣời mua thì nhận đối tƣợng đƣợc mua và trả tiền. Mặc dù, LTM năm 2005 không đƣa ra định nghĩa về HĐMBHH song có thể xác định bản chất pháp lý của HĐMBHH trong thƣơng mại trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng mua bán tài sản. Từ đó, có thể khẳng định HĐMBHH trong thƣơng mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Một hợp đồng mua bán chính là sự thỏa thuận về việc mua bán hàng hóa ở hiện tại hoặc mua bán hàng hóa sẽ có ở một thời điểm nào đó trong tƣơng lai, theo đó các bên có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng 5
  14. hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo đúng thỏa thuận. Bất cứ khi nào, một ngƣời mua hàng hóa bằng tiền hoặc phƣơng thức thanh toán khác và nhận quyền sở hữu hàng hóa thì khi đó hình thành nên quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. 1.1.1.2. Quan niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Quốc tế Theo nguyên tắc, hợp đồng thƣơng mại quốc tế có nội dung tƣơng tự nội dung của hợp đồng thƣơng mại nội địa cùng loại. Có nghĩa là, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (HĐMBHHQT) có nội dung tƣơng tự HĐMBHH theo quy định của LTM hay BLDS LTM 2005 không đƣa ra khái niệm hay định nghĩa HĐMBHHQT mà chỉ quy định các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27, mua bán hàng hóa quốc tế là mua bán hàng hóa đƣợc thực hiện dƣới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu[34, tr.16]. Có thể thấy rằng, LTM 2005 chƣa đƣa ra dấu hiệu để xác định tính quốc tế của HĐMBHHQT nhƣng đã quy định các hình thức của nó hay nói cách khác là chƣa trả lời cho ngƣời đọc câu hỏi: Thế nào là HĐMBHHQT. Tuy nhiên, một cách gián tiếp thông qua các quy định tại Điều 28, 29 có thể tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi đó. Khoản 1 Điều 29 quy định rằng, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa đƣợc đƣa ra khỏi lãnh thổ của VN đƣợc coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Từ những quy định tại các Điều 28, 29 LTM 2005 có thể hiểu rằng, HĐMBHH đƣợc ký kết giữa doanh nghiệp (DN) hoạt động trên lãnh thổ VN với DN hoạt động trên lãnh thổ nƣớc ngoài hoặc DN nằm trong khu vực đặc biệt dành riêng cho hải quan nằm trên lãnh thổ VN theo pháp luật VN là HĐMBHHQT. Khác với quy định của LTM 1997 và LTM 2005 của VN, pháp luật của nhiều nƣớc cũng nhƣ các văn bản pháp lý của quốc tế điều chỉnh các loại hợp đồng thƣơng mại quốc tế xác định tính quốc tế của hợp đồng thƣơng mại quốc tế dựa trên dấu hiệu lãnh thổ, hay nói chính xác hơn là địa điểm hoạt động thƣơng mại (Place of Business) của thƣơng nhân. Khoa học pháp lý cũng nhƣ pháp luật của nhiều nƣớc hiện nay cũng ủng hộ quan điểm này, theo đó hợp đồng thƣơng mại quốc tế là hợp 6
  15. đồng thƣơng mại đƣợc ký kết bởi các bên có trụ sở thƣơng mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Theo Công ƣớc La Haye năm 1964 về luâṭ thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế (Convention relating to a Uniform Law on the International Sale of Goods ) thì HĐMBHHQT là HĐMBHH đƣơc̣ ký kết giƣ̃a các bên có tru ̣sở thƣơng maị đóng trên lañ h thổ các quốc gia khác nhau nếu có thêm môṭ trong các điều kiêṇ sau :  Thƣ́ nhất, hơp̣ đồng liên quan đến vâṭ mà trong thời gian ký kết hơp̣ đồng vâṭ đó đƣơc̣ chuyên chở hoăc̣ phải đƣơc̣ chuyên chở tƣ̀ lañ h thổ của quốc gia này đến lãnh thổ của quốc gia khác;  Thƣ́ hai, hành vi chào hàng và hành vi chấp nhận chào hàng đƣợc thực hiện trên lañ h thổ của các quốc gia khác nhau;  Thƣ́ ba, viêc̣ giao hàng đƣơc̣ thƣc̣ hiêṇ trên lañ h thổ của môṭ quốc gia khác với quốc gia nơi tiến hành hành vi chào hàng hoăc̣ hành vi chấp nhâṇ chào hàng[Điều 1 PL HĐKT]. Khác với Công ƣớc La Haye 1964, Công ƣớc Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về HĐMBHHQT (United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods ) không đƣa ra điṇ h nghiã nào về HĐMBHHQT, mà chỉ đƣa ra một tiêu chuẩn để khẳng điṇ h tính quốc tế c ủa HĐMBHHQT. Điều 1 Công ƣớc qui điṇ h: “1. Công ƣớc này áp duṇ g cho các HĐMBHH giƣ̃a các bên có tru ̣sở thƣơng mại tại các quốc gia khác nhau:  Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ƣớc hoăc̣ ,  Khi theo các quy t ắc tƣ pháp quốc tế thì luật đƣợc áp dụng là luật của nƣớc thành viên Công ƣớc này. 2. Sƣ ̣ kiêṇ các bên có tru ̣sở thƣơng maị taị các quốc gia khác nhau không tính đến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng , tƣ̀ các mối quan hê ̣đa ̃ hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giƣ̃a các bên. 7
  16. 3. Quốc tic̣ h của các bên , quy chế dân sƣ ̣ hoăc̣ thƣơng maị của ho ̣ , tính chất dân sƣ ̣ hay thƣơng maị của hơp̣ đồng không đƣơc̣ xét tới khi xác điṇ h phaṃ vi áp dụng của Công ƣớc này”. Nhƣ vâỵ , qua Điều 1 Công ƣớc Viên 1980, ta có thể hiểu rằng , chủ thể của hơp̣ đồng là các bên có tru ̣sở ở các nƣớc khác nhau đƣơc̣ coi là dấu hi ệu xác định yếu tố nƣớc ngoài trong quan hê ̣hơp̣ đồng . Tiếp tuc̣ làm rõ hơn vấn đề này , Điều 10 Công ƣớc quy điṇ h , nếu môṭ bên có hơn môṭ tru ̣sở thƣơng maị trở lên thì tru ̣sở thƣơng maị của ho ̣se ̃ là tru ̣sở nào có mối quan hê ̣chăṭ che ̃ nhất đối với hơp̣ đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó , có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoăc̣ đều dƣ ̣ đoán đƣơc̣ vào bất kỳ lúc nào trƣớc hoăc̣ vào thời điểm hơp̣ đồng . Trong trƣờng hợp các bên không có trụ sở thƣơng mại thì sẽ lấy nơi cƣ trú thƣờng xuyên của ho ̣làm căn cƣ́ xác điṇ h. Tƣơng tƣ,̣ Bô ̣nguyên tắc của Unidroit (Viêṇ thống nhất về tƣ pháp quốc tế ) về hơp̣ đồng thƣơng maị quốc tế 2004 (Principles of International Commercial Contracts - viết tắt là PICC ) không đƣa ra quy điṇ h trƣc̣ tiếp về HĐMBHHQT, nhƣng phần bình luâṇ về lời mở đầu của PICC (phần bình luâṇ cũng là môṭ phần của Bộ nguyên tắc hoàn chỉnh ) đa ̃ chỉ rõ rằng tính chất quốc tế (yếu tố nƣớc ngoài ) của một hợp đồng có thể đƣợc xác định bằng nhiều cách : pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế đã và đang đƣa ra nhiều giải pháp để xác định tính chất quốc tế của hợp đồ ng nhƣ dƣạ vào tru ̣sở hay nơi thƣờng trú của các bên taị các quốc gia khác nhau, áp dụng những tiêu chí mang tính chất tổng quát nhƣ hợp đồng có “các mối liên hê ̣mâṭ thiết với hơn môṭ quốc gia” , hơp̣ đồng “đòi hỏi có sƣ̣ lƣạ choṇ giƣ̃a pháp luật của các quốc gia khác nhau” , hơp̣ đồng “có ảnh hƣởng đến các lơị ích trong thƣơng maị quốc tế” . PICC không nhấn maṇ h bất cƣ́ tiêu chí nào trong số các tiêu chí trên, tuy nhiên quan niêṃ về tính quốc tế của hơp̣ đồng cần phải đƣơc̣ giải thích theo nghĩa rộng nhất có thể , chỉ không coi là hợp đồng có tính quốc tế nếu nó không có bất kỳ môṭ yếu tố quốc tế nào - nghĩa là tất cả các yếu tố cơ bản của hợp đồng chỉ liên quan đến môṭ quốc gia duy nhất. 8
  17. Theo quan điểm của Pháp , khi xác điṇ h yếu tố quốc tế của HĐMBHHQT, ngƣời ta căn cƣ́ vào hai tiêu chuẩn kinh tế và pháp l.y T́ heo tiêu chuẩn kinh tê,́ môṭ hơp̣ đồng quốc tế là hơp̣ đồng taọ nê n sƣ ̣ di chuyển qua laị biên giới các giá tri ̣trao đổi tƣơng ƣ́ ng giƣ̃a hai nƣớc, nói cách khác, hơp̣ đồng đó thể hiêṇ quyền lơị của thƣơng mại quốc tế. Theo tiêu chuẩn pháp ly,́ môṭ hơp̣ đồng đƣơc̣ coi là hơp̣ đồng quốc tế nêú nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia nhƣ quốc tịch, nơi cƣ trú của các bên, nơi thƣc̣ hiêṇ nghiã vu ̣hơp̣ đồng, nguồn vốn thanh toán Đối với Việt Nam , HĐMBHHQT đƣơc̣ biết đến trong nhiều văn bản với các tên goị khác nhau nhƣ hơp̣ đồng mua bán ngoaị thƣơng (đƣơc̣ ghi nhâṇ trong Quy chế taṃ thời số 4794/TN-XNK ngày 31/07/1991 của Bộ Thƣơng Nghiệp - nay là Bô ̣ Công Thƣơng), HĐMBHH với thƣơng nhân nƣớc ngoài (ghi nhâṇ trong LTM 1997), hơp̣ đồng xuất nhâp̣ khẩu hàng hóa, HĐMBHH [LTM 2005]. Trƣớc thời điểm ban hành LTM 1997, khái niệm hợp đồng mua bán ngoại thƣơng đƣơc̣ ghi nhâṇ trong Quy chế taṃ thời số 4794/TN-XNK về hƣớng dâñ viêc̣ ký kết hợp đồng mua bán ng oại thƣơng do Bộ Thƣơng Nghiệp (nay là Bô ̣Công Thƣơng) ban hành ngày 31/07/1991: “hơp̣ đồng mua bán ngoaị thƣơng là hơp̣ đồng mua bán có tính chất quốc tế” với ba tính chất sau : thƣ́ nhất, chủ thể của hợp đồng là những pháp nhân có quốc tic̣ h khác nhau ; thƣ́ hai, hàng hóa là đối tƣợng của hợp đồng đƣơc̣ dic̣ h chuyển tƣ̀ nƣớc này sang nƣớc khác ; thƣ́ ba, đồng tiền thanh toán trong hơp̣ đồng là ngoaị tê ̣đối với môṭ bên hoăc̣ cả hai bên ký kết hơp̣ đồ ng. Đến thời kỳ ra đời và vâṇ hành LTM 1997, thì lại xuất hiện tên gọi “HĐMBHH với thƣơng nhân nƣớc ngoài” . Theo quy điṇ h của Điểm 1 Khoản 1 Điều 81 LTM 1997, HĐMBHH với thƣơng nhân nƣớc ngoài là HĐMBHH đƣơc̣ ký kết giƣ̃a môṭ bên là thƣơng nhân V N với môṭ bên là thƣơng nhân nƣớc ngoài . Qua khái niệm trên có thể thấy rằng , LTM 1997 đa ̃ xác điṇ h tính quốc tế của HĐMBHHQT dƣạ trên dấu hiêụ quốc tic̣ h của thƣơng nhân . Với cách hiểu này thì môṭ loaṭ các HĐMBHHQT khác sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của LTM 1997 nhƣ HĐMBHHQT giƣ̃a các thƣơng nhân Viêṭ Nam với nhau nhƣng viêc̣ ký kết đƣơc̣ tiến hành ở nƣớc ngoài , HĐMBHH giƣ̃a thƣơng nhân nƣớc ngoài với nhau ở 9
  18. Viêṭ Nam Điều này khôn g chỉ đăṭ ra nhƣ̃ng vấn đề khó giải thích về lý luâṇ mà còn cả sự khó khăn đối với việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn . Và thực tế là khi ký kết và thực hiện HĐMBHHQT viêc̣ xác điṇ h tính quốc tế dƣạ trên dấu hiêụ quốc tịch của thƣơng nhân gặp rất nhiều khó khăn , phƣ́ c tap̣ và trong môṭ số trƣờng hơp̣ là không thể đƣợc, bởi vì:  Thƣ́ nhấ t, pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau xác định quốc tịch của pháp nhân không giống nhau. Viêc̣ xác điṇ h quốc tic̣ h của pháp nhân ở các quốc gia khác nhau dựa trên các học thuyết khác nhau . Chẳng haṇ ; đối với Anh , Mỹ, các quốc gia thuôc̣ hê ̣thống pháp luâṭ Anh Mỹ và môṭ số quốc gia thuôc̣ Liên Xô cũ thì xác điṇ h quốc tịch của pháp nhân dựa trên “thuyết nơi đăng ký;” đối với các quốc gia thuôc̣ hê ̣thống pháp luâṭ Châu Âu Luc̣ Điạ nhƣ Pháp, Đức, Balan và Ukraina thì laị áp duṇ g “thuyết điạ điểm thƣờng trú của pháp nhân” Vì có nhiều cách xác điṇ h quốc tic̣ h nhƣ vâỵ nên xác điṇ h tính quốc tế của hơp̣ đồng không phải là viêc̣ đơn g. iản  Thƣ́ hai, nếu xác điṇ h tính quốc tế của hơp̣ đồng dƣạ trên dấu hiêụ quốc tic̣ h trong môṭ số trƣờng hơp̣ se ̃ găp̣ khó khăn trong viêc̣ xác điṇ h luâṭ áp duṇ g. Hiêṇ nay , HĐMBHHQT đƣơc̣ quy điṇ h trong LTM 2005 và Nghị Định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/01/2006 qui điṇ h chi tiết thi hành LTM về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nƣớc ngoài. Khoản 1 Điều 27 LTM 2005 quy điṇ h rằng, mua bán hàng hóa quốc tế đƣợc thực hiện dƣới các hình thức xuất khẩu , nhâp̣ khẩu, tạm nhâp̣ tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu. Có thể thấy rằng , LTM 2005 chƣa đƣa ra dấu hiêụ để xác điṇ h tính quốc tế của HĐMBHHQT nhƣng đa ̃ quy điṇ h các hình thức của nó. Qua tất cả nhƣ̃ng luâṇ điểm trên , có thể thấy rằng , viêc̣ xây dƣṇ g khái niêṃ HĐMBHHQT dƣạ trên yếu tố lañ h thổ cho phép xác điṇ h yếu tố quốc tế của hơp̣ đồng trở nên đơn giản hơn . Cụ thể là , khi thƣc̣ hiêṇ HĐMBHHQT, hàng hóa sẽ đƣơc̣ luân chuyển tƣ̀ quốc gia này sang quốc gia khác , nhƣ vâỵ hàng hóa đa ̃ di chuyển vƣơṭ ra ngoài phaṃ vi lañ h thổ môṭ quốc gia , măṭ khác “có tru ̣sở thƣơng 10
  19. mại ở các nƣớc khác nhau” dẫn đến việc có thể áp dụng nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Nhƣ vâỵ có thể đƣa ra khái niêṃ về HĐMBHHQT nhƣ sau: HĐMBHHQT là hợp đồng đƣợc ký kết giữa các bên có trụ sở thƣơng mại (điạ điểm kinh doanh ) nằm trên lañ h thổ của các quốc gia khác nhau , trong đó quy điṇ h bên bán phải cung cấp hàng hóa , chuyển giao các chƣ́ ng tƣ̀ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa , bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhâṇ hàng theo thỏa thuận. 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa Có thể xem xét HĐMBHH trong mối liên hệ với hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự theo nguyên lí của mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung [30, tr18]. Nhiều vấn đề về HĐMBHH đƣợc điểu chỉnh bởi pháp luật không có sự khác biệt với các hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự, nhƣ: giao kết hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu Bên cạnh đó, để phù hợp với bản chất thƣơng mại của HĐMBHH, một số vấn đề nhƣ chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa, chế tài và giải quyết tranh chấp HĐMBHH đƣợc quy định trong pháp luật thƣơng mại có tính chất là sự phát triển tiếp tục những quy định của dân luật truyền thống về hợp đồng mua bán tài sản. Với tƣ cách là hình thức pháp lí của quan hệ mua bán hàng hóa, HĐMBHH có những đặc điểm nhất định, xuất phát từ bản chất thƣơng mại của hành vi mua bán hàng hóa. 1.1.2.1. Chủ thể HĐMBHH đƣợc thiết lập chủ yếu giữa các thƣơng nhân. Theo quy định của LTM 2005 thì “thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” (Khoản 1 Điều 6 LTM). Tổ chức kinh tế đƣợc thành lập hợp pháp nhằm mục đích hoạt động thƣơng mại một cách độc lập, thƣờng xuyên và có đăng kí kinh doanh sẽ đƣợc coi là thƣơng nhân. Thƣơng nhân là chủ thể HĐMBHH có thể là thƣơng nhân VN hoặc thƣơng nhân nƣớc ngoài (trong HĐMBHHQT). Ngoài chủ thể là thƣơng nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thƣơng nhân cũng có thể trở thành chủ thể của HĐMBHH. Khác với bên là thƣơng nhân, 11
  20. bên không phải là thƣơng nhân có thể là mọi chủ thể có đủ năng lực hành vi để tham gia giao kết và thực hiện HĐMBHH theo quy định của pháp luật. Theo Khoản 1 Điều 3 LTM thì hoạt động của bên chủ thể không phải là thƣơng nhân và không nhằm mục đích sinh lợi trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo LTM khi chủ thể này lựa chọn áp dụng này. 1.1.2.2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa Đối tƣợng của HĐMBHH là hàng hóa [34, tr20]. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 LTM năm 2005 thì hàng hóa bao gồm tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tƣơng lai, và cả vật gắn liền với đất đai. Tuy nhiên khái niệm này vẫn còn hạn chế, chúng ta dễ dàng nhận thấy hàng hóa chỉ bao gồm các loại tài sản hữu hình, các loại tài sản vô hình khác nhƣ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ chƣa đƣợc thừa nhận là hàng hóa. Trong khi BLDS, Luật đất đai năm 2003 quy định ngƣời có quyền sử dụng đất có quyền chuyển nhƣợng, cho thuê, thế chấp thậm chí thừa nhận trên thực tế sàn giao dịch về quyền sử dụng đất. Và đối tƣợng là yếu tố đặc thù để phân biệt HĐMBHH với các hợp đồng thƣơng mại khác. 1.1.2.3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa Hình thức của HĐMBHH là cách thức thể hiện ý chí thỏa thuận giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Nó có thể đƣợc thể hiện dƣới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong những trƣờng hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập HĐMBHH dƣới hình thức văn bản. LTM năm 2005 cũng quy định: “HĐMBHH đƣợc thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc đƣợc xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại HĐMBHH mà pháp luật quy định phải đƣợc lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó”[Điều 24 LTM]. Riêng HĐMBHHQT phải đƣợc lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tƣơng đƣơng [34, tr19]. Các hình thức có giá trị pháp lý tƣơng đƣơng văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu (là thông tin đƣợc tạo ra, gửi đi, nhận và lƣu giữ bằng phƣơng tiện điện tử) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. 12