Luận văn Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn

pdf 83 trang vuhoa 25/08/2022 7280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_dan_toc_thoi_ky_doi_moi_o_viet.pdf

Nội dung text: Luận văn Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRIÊỤ THANH PHƢƠṆ G THùC HIƯN CHÝNH S¸CH D¢N TéC THêI Kú §ỉI MíI ë VIƯT NAM - QUA THùC TIƠN T¹I TØNH L¹NG S¥N Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. PHẠM HỜNG THÁI HÀ NỘI - 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan Luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác và trung thực. Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Triệu Thanh Phƣợng
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 9 1.1. Khái niệm chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc 9 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc 11 1.3. Tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới 14 1.4. Nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc thời kỳ đổi mới 19 1.5. Pháp luật về dân tộc - sự thể chế hĩa chính sách dân tộc 22 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN 27 2.1. Khái quát chung về tỉnh Lạng Sơn 27 2.2. Thực trạng chính sách dân tộc và pháp luật về dân tộc 29 2.3. Nội dung thực hiện chính sách dân tộc 34 2.3.1. Thực hiện bình đẳng về chính trị đối với đồng bào dân tộc thiểu số 34 2.3.2. Thực hiện chính sách về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số 35 2.3.3. Thực hiện chính sách về đất đai, nhà ở, tài nguyên, mơi trường sinh thái đối với đồng bào dân tộc thiểu số 40
  4. 2.3.4. Thực hiện chính sách về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số 42 2.3.5. Thực hiện chính sách về y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số 47 2.3.6. Thực hiện pháp luật về văn hĩa đối với đồng bào dân tộc thiểu số 49 2.3.7. Thực hiện cho vay vốn tín dụng, xĩa đĩi giảm nghèo 51 2.3.8. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số 53 2.3.9. Thực hiện cơng tác đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số tăng cường cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số 55 2.3.10. Thực hiện chính sách quốc phịng, an ninh và trật tự an tồn xã hội 57 2.4. Đánh giá tổng quát 58 2.4.1. Kết quả tốt đã đạt được 58 2.4.2. Những mặt hạn chế, tồn tại 61 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 62 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN 64 3.1. Giải pháp về xây dựng và tổ chức thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc 64 3.2. Giải pháp phát huy vai trị hệ thống chính trị 66 3.3. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh 67 3.4. Giải pháp về nâng cao ý thức của ngƣời dân trong việc tham gia cùng Nhà nƣớc thực hiện cĩ hiệu quả chính sách dân tộc 69 3.5. Giải pháp về cơng tác đào tạo cán bộ thực hiện cơng tác dân tộc 70 3.6. Tăng cƣờng cơng tác kiểm soát việc thực hiện chính sách dân tộc 71 3.7. Giải pháp pháp lý 72 3.8. Cácgiải pháp khác về tổ chức, quản lý 72 KẾT LUẬN 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐND: Hội đồng nhân dân THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thơng UBND: Ủy ban nhân dân
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dân tộc là vấn đề mang tính chất thời sự đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Vấn đề dân tộc luơn mang tính lý luận và tính thực tiễn sâu sắc. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, vấn đề dân tộc đang cĩ những diễn biến phức tạp đối với mỗi một quốc gia và cả tồn cầu. Dân tộc, sắc tộc, tơn giáo là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch luơn tìm cách lợi dụng nhằm chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta và chia rẽ khối đại đồn kết của dân tộc ta. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Đặc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta là sự cố kết dân tộc, hồ hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh và đã được thử thách trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử cho đến ngày nay. Các dân tộc cĩ ngơn ngữ, đặc trưng văn hĩa và trình độ phát triển khác nhau. Tính khác biệt tạo nên sự phong phú, đa dạng. Nhưng bản thân nĩ cũng sẽ tạo nên sự phân biệt nếu quan hệ dân tộc khơng được giải quyết tốt. Chính vì vậy, giải quyết tốt quan hệ dân tộc là vấn đề cấp thiết luơn được đặt ra đối với Đảng và Nhà nước. Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ X khẳng định: "Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" [20]. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới, nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh địi hỏi chúng ta phát huy cao độ khối đồn kết dân tộc để cĩ thể đứng vững và phát triển. Do vậy, nhận thức đúng đắn vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới cĩ tầm quan trọng rất 1
  7. lớn. Đảng và Nhà nước đã cĩ những chính sách cụ thể nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, củng cố tăng cường khối đại đồn kết dân tộc. Việc hoạch định chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta dựa trên những giá trị truyền thống và sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Cách mạng Việt Nam. Để phát huy hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay thì việc thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam tại từng địa phương, trong đĩ cĩ tỉnh Lạng Sơn cĩ ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng chung của cả nước. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi Đơng Bắc Việt Nam với quy mơ dân số 731.887 người (điều tra dân số ngày 1/4/2009). Dân tộc Kinh chiếm 16.5% dân số tồn tỉnh, cịn lại là các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 83.21% dân số tồn tỉnh (trong đĩ: Nùng chiếm 43%, Tày chiếm 35%, Dao chiếm 3,5%, Hoa chiếm 0,66%, Sán Chay chiếm 0,6%, Mơng chiếm 0,17% và một số dân tộc thiểu số khác sinh sống xen cư ở vùng núi cao, vùng xa, địa hình phức tạp). Trong bề dày lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân các dân tộc Lạng Sơn cĩ truyền thống đồn kết, chung sức, chung lịng lao động sản xuất, xây dựng đời sống kinh tế xã hội và chống ngoại xâm. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Lạng Sơn đã đĩng gĩp to lớn sức người sức của cùng với nhân dân cả nước làm nên chiến thắng vĩ đại 30/4/1975, giải phĩng miền Nam, thống nhất đất nước và cùng tiến bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Lạng Sơn đã gĩp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, Lạng Sơn vẫn là một tỉnh nghèo trong mặt bằng chung của cả nước; đồng bào dân tộc thiểu số cịn gặp nhiều 2
  8. khĩ khăn, thu nhập thấp, thiếu đĩi, thất học Bên cạnh đĩ, các thế lực thù địch luơn tìm cách lợi dụng những sai sĩt, yếu kém trong việc thực thi chính sách dân tộc để tuyên truyền tư tưởng hiềm khích, chia rẽ dân tộc, truyền đạo trái phép nhằm thực hiện "âm mưu diễn biến hịa bình" gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Từ những nhận thức trên đây, em lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là: "Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn". 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thời gian qua, vấn đề thực hiện chính sách dân tộc được quan tâm rất nhiều bởi các học giả, các nhà khoa học, các nhà quản lý chính sách dân tộc. Đã cĩ các cơng trình nghiên cứu, các cuốn sách, bài viết, bài báo liên quan đến vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta như: - "Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta", Tập bài giảng chương trình cử nhân chính trị, Phân viện Hà Nội - Khoa Dân tộc (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Sách bao gồm các bài giảng đề cập tới đặc điểm của các dân tộc Việt Nam, nghiên cứu mối quan hệ tộc người, hoạt động kinh tế truyền thống, nền văn hĩa, thiết chế, quan hệ gia đình, hơn nhân, tơn giáo của các dân tộc Việt Nam, chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam - "Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc Việt Nam", Ủy ban dân tộc và miền núi – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1996), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đây là đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và hướng giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh. - "Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ở các vùng dân tộc và miền núi cải 3
  9. thiện đời sống nhân dân" của Đặng Vũ Liêm đăng trong Tạp chí quốc phịng tồn dân số 02/1999. Trên cơ sở phân tích các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, tác giả đã nêu ra những giải pháp trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - "Vấn đề dân tộc và phát triển miền núi của Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Ủy ban dân tộc miền núi (1999), Nxb Văn hĩa dân tộc, Hà Nội. Đây là cuốn sách khái quát về cộng đồng các dân tộc Việt Nam, khái quát về miền núi, vùng cao ở Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước về cơng tác dân tộc và miền núi - "Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam – Chương trình chuyên đề đùng cho cán bộ, đảng viên cơ sở", Ban Tư tưởng – Văn hĩa Trung ương (2000), Nxb Giáo dục, Hà Nội. Tài liệu đề cập đến vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc trên thế giới, tình hình và đặc điểm chủ yếu, mối quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng và cán bộ Đảng viên trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước - "Vấn đề dân tộc và cơng tác dân tộc ở nước ta", Ủy ban dân tộc và miền núi (2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Sách đề cập tới những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc; những đặc điểm nổi bật của dân tộc Việt Nam và cơng tác dân tộc cần thực hiện trong sự nghiệp cách mạng nước ta - "Tập bài giảng lý luận dân tộc và các chính sách dân tộc", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001). Đây là tập bài giảng bao gồm các chuyên đề trình bày về quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về vấn đề chính sách dân tộc; đồng thời đề cập đến những vấn đề quan trọng đặt ra trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ta 4
  10. - "Một số vấn đề về dân tộc và phát triển", Ủy ban Dân tộc – Viện Dân tộc (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách đề cập đến những vấn đề lý luận, xác định chức năng của nhà nước về cơng tác dân tộc, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước về kinh tế, ngành nghề thủ cơng, nguồn nhân lực, giải quyết vấn đề di dân ở đồng bào dân tộc thiểu số, vai trị của người già chức sắc dân tộc, vai trị nghiên cứu khoa học với cơng tác dân tộc, sự phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc dân tộc - "Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách trong thời kỳ cơng nghiệp hĩa – hiện đại hĩa" của Viện nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi. Cuốn sách là cơ sở hoạch định chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta và những định hướng cơ bản trong việc qui hoạch dân cư, đẩy mạnh việc phát triển kinh tế hàng hĩa cho phù hợp với chính sách của từng vùng, miền.v.v Mỗi cơng trình nghiên cứu đều cĩ những thành tựu đáng kể. Song chưa cĩ cơng trình nào nghiên cứu trực tiếp về "Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam qua thực tiễn tỉnh Lạng Sơn". Vì thế, đây là đề tài rất đáng để tìm hiểu, nghiên cứu. Để gĩp một phần nhỏ bé vào hệ thống các nghiên cứu về thực hiện chính sách dân tộc, luận văn mong muốn tiếp tục làm rõ thực trạng thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam qua thực tiễn tại một tỉnh miền núi phía Bắc điển hình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc, thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đề tài cĩ mục đích đánh giá những ưu điểm, phân tích những tác động cụ thể của chính sách dân tộc trên mọi lĩnh vực đời sống, chính trị, kinh tế và văn 5
  11. hĩa xã hội của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ đổi mới; từ đĩ đưa ra một số kiến nghị trong quá trình thực thi chính sách và đề ra các giải pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, pháp luật về dân tộc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu như trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở xây dựng chính sách dân tộc ở Việt Nam và các yếu tố bảo đảm đối với chính sách dân tộc - Làm rõ những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam và sự thể chế hĩa chính sách đĩ thành pháp luật - Phân tích thực trạng thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới tại tỉnh Lạng Sơn - Đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc và pháp luật về dân tộc tại tỉnh Lạng Sơn 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Luận văn dựa trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp (phân tích, tổng hợp số liệu, biểu bảng thống kê kết quả thực hiện các chương trình 134, 135, xĩa đĩi giảm nghèo, phân tích nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại ); phương pháp so sánh (so sánh kết quả đạt được giữa các năm hoặc giữa các giai đoạn 1, 2, 3 đối với việc thực hiện những chính sách dài hạn, hoặc so sánh với thực trạng khi chưa triển khai thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số ) 6
  12. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn chú trọng nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước tại tỉnh Lạng Sơn từ năm 1999 (năm đầu tiên tỉnh Lạng Sơn cĩ kết quả từ Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khĩ khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi) đến nay. 6. Tính mới của luận văn Dưới gĩc nhìn luật học, luận văn gĩp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; thực trạng thực hiện chính sách dân tộc tại một tỉnh miền núi phía Bắc điển hình là Lạng Sơn; thơng qua phân tích kết quả của việc thực hiện, đề xuất giải pháp hồn thiện chính sách dân tộc, pháp luật về dân tộc; giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc, phát huy tổng thể sức mạnh tồn dân trong cơng cuộc đổi mới đất nước. Cụ thể: - Tiếp cận ở phương diện pháp lý đối với chính sách dân tộc thời kì đổi mới ở Việt Nam và việc thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn. Thơng qua phân tích kết quả của việc thực hiện, đề xuất giải pháp hồn thiện chính sách dân tộc, pháp luật về dân tộc - Luận văn gĩp phần đánh giá thực trạng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở tỉnh Lạng Sơn (những số liệu điều tra, tổng hợp và những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, văn hĩa xã hội, an ninh quốc phịng ); làm rõ điểm mạnh, điểm hạn chế của các chính sách dân tộc ảnh hưởng đến sự phát triển ở tỉnh Lạng Sơn trên mọi mặt - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc thực thi chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 - Kết quả nghiên cứu của luận văn cĩ thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho quá trình nghiên cứu và hoạch định chính sách những vấn đề cĩ liên 7
  13. quan tới vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc cho các ngành, các cấp, các nhà quản lý trong việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 7. Kết cấu của luận văn Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc Chương 2 - Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới tại tỉnh Lạng Sơn Chương 3 - Giải pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Lạng Sơn 8
  14. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 1.1. Khái niệm chính sách dân ột c và thực hiện chính sách dân tộc Cho đến nay, thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, khái niệm "dân tộc" cĩ hai nội hàm. Thứ nhất nĩ dùng để chỉ dân tộc ở cấp độ quốc gia tức là dân tộc Việt Nam, quốc gia Việt Nam, một thể chế chính trị - xã hội nhất định, một lãnh thổ, cĩ nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và cĩ ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bĩ với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hĩa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Thứ hai, "dân tộc" dùng để chỉ cộng đồng tộc người cụ thể, cĩ chung tiếng nĩi, cĩ chung các đặc điểm sinh hoạt văn hĩa, các phong tục, tập quán, ví dụ khi ta nĩi đến các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Bana, Êđê Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, khái niệm "dân tộc" được hiểu theo nội hàm thứ hai. Theo đĩ, "chính sách dân tộc" được hiểu là chính sách dân tộc và miền núi. Nĩ thể hiện mối quan tâm của Đảng và Nhà nước đến vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng đặc biệt khĩ khăn. Sự định nghĩa đĩ nhằm phân biệt nĩ với thuật ngữ "chính sách dân tộc" nĩi chung. Chính sách được hiểu là sự thể hiện cụ thể của đường lối chính trị chung; dựa vào đường lối chính trị, cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền mà định ra chính sách về một lĩnh vực nhất định cùng với các mục tiêu, biện pháp, kế hoạch để thực hiện đường lối ấy. Nhà nước ban hành nhiều loại chính sách như: chính sách kinh tế, chính sách quốc phịng, chính sách khoa học và cơng nghệ, chính sách dân tộc.v.v 9
  15. Chính sách dân tộc là một trong những chính sách của Đảng và Nhà nước ta, là sự thể hiện đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc mà cụ thể là các chính sách về xĩa đĩi giảm nghèo; chính sách về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội khu vực đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ về đất đai, nhà ở, tài nguyên, mơi trường sinh thái; chính sách y tế - văn hĩa – xã hội.v.v Chính sách được thể hiện qua các Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam; Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; các văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện chính sách dân tộc được hiểu là hoạt động cĩ mục đích của con người biến chính sách, pháp luật chứa đựng chính sách thành hoạt động thực tế của các chủ thể thực hiện chính sách. Như vậy, các chủ thể thực hiện chính sách phải hành động phù hợp với mục tiêu, biện pháp, kế hoạch đã được đề ra trong chính sách. Việc thực hiện chính sách cĩ nhiều hình thức: tuân thủ chính sách, chấp hành chính sách, sử dụng chính sách, áp dụng chính sách. Tuân thủ chính sách được hiểu là một hình thức thực hiện chính sách trong đĩ các chủ thể khơng được tiến hành những hoạt động trái với mục tiêu, biện pháp, kế hoạch mà chính sách đề ra. Ví dụ: khơng sử dụng nguồn vốn xĩa đĩi giảm nghèo sai mục đích, thiếu hoạch định, gây thất thốt, lãng phí. Chấp hành chính sách được hiểu là một hình thức thực hiện chính sách trong đĩ các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ của mình với hành động tích cực. Ví dụ: cán bộ thực hiện tốt, thực hiện tích cực, hồn thành nhiệm vụ tăng cường nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số khĩ khăn. Sử dụng chính sách được hiểu là một hình thức thực hiện chính sách trong đĩ các chủ thể thực hiện quyền chủ thể của mình, thực hiện những hành vi được cho phép. Ví dụ: hộ đồng bào dân tộc thiểu số được giao khốn đất sản xuất của các nơng, lâm trường phục vụ sản xuất nhằm giảm nghèo, thốt 10
  16. nghèo đã thực hiện các hoạt động trồng trọt, khai thác, sản xuất, kinh doanh một cách hợp pháp, đúng mục đích. Áp dụng chính sách được hiểu là một hình thức thực hiện chính sách trong đĩ nhà nước thơng qua các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, cơng chức cĩ thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những kế hoạch được đề ra trong chính sách hoặc tự mình căn cứ vào mục tiêu của chính sách để ra các quyết định nhằm đạt được mục tiêu đĩ. Ví dụ: Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, tổ chuyên viên giúp việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khĩ khăn miền núi và vùng sâu vùng xa. 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, nhân dân là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Dân tộc là khái niệm chỉ hầu như tất cả các hình thức của cộng đồng người trong lịch sử; dân tộc là vấn đề rộng lớn, bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hĩa giữa các dân tộc, các nhĩm dân tộc, các bộ tộc. Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Mỗi dân tộc cĩ con đường hình thành và phát triển riêng của mình và các dân tộc luơn cĩ mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tác động qua lại đĩ một mặt tạo điều kiện để các dân tộc khơng ngừng phát triển, nhưng ở một phương diện khác, nĩ cũng tạo ra những mâu thuẫn, xung đột cần được giải quyết [25]. Lênin đã từng chỉ rõ: "những sai biệt về mặt dân tộc và quốc gia giữa các dân tộc và các nước, những sai biệt này sẽ cịn tồn tại lâu dài ngay cả sau khi nền chuyên chính vơ sản được thiết lập trong phạm vi tồn thế giới" [48, tr.320-321]. Điều đĩ cho thấy chừng nào cịn cĩ 11
  17. sự khác biệt về dân tộc thì dân tộc vẫn tồn tại và vẫn cịn cơ sở xã hội, cơ sở thực tiễn, cũng như nguy cơ tiềm ẩn mâu thuẫn dân tộc và xung đột dân tộc. C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập đến sự ra đời của các dân tộc khi chưa xuất hiện chủ nghĩa tư bản. Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen thể hiện hai vấn đề cơ bản: Thứ nhất, chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là cơ sở sinh ra nạn người bĩc lột người, nạn áp bức giai cấp, áp bức dân tộc. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì nạn bĩc lột và áp bức giai cấp, áp bức dân tộc càng nặng nề. Vì vậy, muốn xĩa bỏ nạn áp bức giai cấp, tình trạng dân tộc này nơ dịch, bĩc lột dân tộc khác thì phải xĩa bỏ tận gốc rễ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, cơ sở kinh tế - xã hội sinh ra nạn áp bức giai cấp, nạn nơ dịch dân tộc. Thứ hai, cuộc đấu tranh của giai cấp vơ sản chống lại giai cấp tư sản xét về bản chất là một cuộc đấu tranh quốc tế - tồn bộ giai cấp vơ sản chống lại tồn bộ giai cấp tư sản, trước tiên giai cấp vơ sản phải giành lấy chính quyền ở nước mình, phải tự mình trở thành dân tộc, phải biến lợi ích của mình thành lợi ích của dân tộc, biến lợi ích của dân tộc thành lợi ích của mình để trở thành người lãnh đạo tồn thể dân tộc trong cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Trong "Cương lĩnh về vấn đề dân tộc", Lênin cũng từng nhấn mạnh: các dân tộc cĩ quyền bình đẳng, thực chất của vấn đề dân tộc là xố bỏ nơ dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác, trên cơ sở đĩ dần dần xố bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc; khơng phân biệt nhỏ - lớn, phát triển - kém phát triển, màu da, tơn giáo, chế độ chính trị. Sự bình đẳng giữa các dân tộc cần được thực hiện trên các lĩnh vực đời sống: kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội [25]. Điều đĩ phải được ghi nhận và bảo đảm bởi pháp luật của Nhà nước và điều quan trọng hơn là phải được thực hiện trong thực tế. Quyền bình đẳng được thể hiện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hĩa, xã hội. Quyền bình đẳng trên lĩnh vực chính trị tức là quyền được 12
  18. lựa chọn chế độ chính trị của dân tộc mình, chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hịi. Quyền bình đẳng trên lĩnh vực kinh tế được hiểu: khi liên kết hợp tác giữa các dân tộc thì mỗi dân tộc cĩ quyền thực hiện lợi ích kinh tế của mình, gắn liền với việc chống đặc lợi đặc quyền về kinh tế và phải tạo điều kiện cơ hội ngang bằng nhau để các dân tộc cĩ điều kiện thực hiện lợi ích kinh tế của mình. Quyền bình đẳng trên lĩnh vực văn hĩa được hiểu: mỗi dân tộc cĩ quyền giữ gìn, phát triển bản sắc văn hĩa của dân tộc của mình, chống lại sự đồng hố văn hĩa. Ở những quốc gia đa dân tộc, phải phát huy bản sắc của từng dân tộc để tạo ra sự đa dạng trong sự thống nhất của nền văn hĩa. Quyền bình đẳng về xã hội đưa ra địi hỏi giải quyết một cách cơng bằng các vấn đề nảy sinh trong đời sống giữa các dân tộc trong xã hội. Những nội dung đĩ đều quan trọng và cĩ ý nghĩa rất lớn trong việc thể hiện lập trường khoa học và cách mạng của Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn Cách mạng, đồng thời kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đồn kết của dân tộc, tinh hoa văn hĩa nhân loại, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc đã trở thành hệ thống tư tưởng mang tính khoa học và cách mạng sâu sắc. Hồ Chí Minh đã khái quát nên chân lý bất di bất dịch về quyền cơ bản của dân tộc: "Tất cả các dân tộc đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng cĩ quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do" [36]. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về đại đồn kết là tư tưởng nổi bật, cĩ giá trị trường tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc ta và của tồn nhân loại. Theo đĩ, "dân" chỉ mọi con dân đất Việt, khơng phân biệt dân tộc đa số - dân tộc thiểu số, người tín ngưỡng - người khơng tín ngưỡng, khơng phân biệt già - trẻ, gái - trai, giàu - nghèo. Nĩi đến đại đồn kết dân tộc, tại Hội nghị đại biểu Mặt trận Liên – Việt tồn quốc (10/01/1955), Người cho rằng: 13
  19. Đại đồn kết tức là trước hết phải đồn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là cơng nhân, nơng dân và các tầng lớp lao động khác Đồn kết là một chính sách dân tộc, khơng phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đồn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc, ta cịn phải đồn kết để xây dựng nước nhà [2]. 1.3. Tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ "cĩ vị trí chiến lược" [11, tr.125], "luơn luơn cĩ vị trí chiến lược" [13, tr.127] và "cĩ vị trí chiến lược lâu dài" [15, tr.121] trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Nhiệm vụ đĩ trong thời kỳ đổi mới hiện nay càng được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc xác định vị trí của vấn đề dân tộc xuất phát từ đặc điểm của cộng đồng dân tộc ở nước ta. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc thống nhất gồm 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân tộc Kinh chiếm 87% dân số; 53 dân tộc cịn lại chiếm 13% dân số, phân bố rải rác trên địa bàn cả nước. Các dân tộc cĩ quy mơ dân số khác nhau, từ những dân tộc dưới 1000 người (như: Cống, Si La, Pu Péo, Rơ Măm ) đến những dân tộc khác cĩ quy mơ dân số lớn hơn như: Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme, Mơng, Dao, Giarai, Bana, Êđê Với đặc điểm dân cư, dân tộc như vậy, điểm mạnh mà ta cĩ được là: các dân tộc hồ hợp trong một cộng đồng thống nhất, tạo nên nguồn sức mạnh lớn trong đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử cho đến ngày nay. Thêm nữa, các dân tộc cĩ bản sắc văn hĩa riêng gĩp phần tạo nên một nền văn hĩa dân tộc Việt Nam đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, bên cạnh đĩ, do điều kiện tự nhiên, xã hội, hình thái cư trú xen kẽ và hậu quả của các chế độ áp bức bĩc lột trong lịch sử nên trình độ 14
  20. phát triển kinh tế, văn hố giữa các dân tộc cịn khác biệt, chênh lệch nhau. Nhiều vùng dân tộc thiểu số canh tác cịn ở trình độ thấp, chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên, đời sống vật chất của bà con dân tộc thiểu số cịn thiếu thốn, tình trạng nghèo đĩi kéo dài, thuốc chữa bệnh khan hiếm, nạn mù chữ và tái mù chữ cịn ở nhiều nơi, đường giao thơng và phương tiện đi lại nhiều vùng rất khĩ khăn; điện, nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt nhiều vùng cịn rất thiếu; thơng tin, bưu điện nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu của đời sống, nhất là ở vùng cao, vùng xa xơi hẻo lánh. Hiện tượng tiêu cực trong quan hệ dân tộc vẫn thường xuyên xảy ra. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luơn luơn dùng mọi thủ đoạn chia rẽ dân tộc và can thiệp vào nội bộ nước ta. Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm 13% dân số cả nước nhưng lại cư trú trên các địa bàn cĩ vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phịng, an ninh và giao lưu quốc tế, đĩ là các vùng biên giới, vùng núi cao, hải đảo. Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số trước đây là căn cứ cách mạng và kháng chiến. Một số dân tộc cĩ quan hệ dịng tộc với các dân tộc ở các nước láng giềng và khu vực. Như vậy, đối với nước ta, vấn đề dân tộc vừa là vấn đề miền núi, biên cương, an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, vừa là vấn đề nơng dân, nơng thơn mà Đảng ta đã đề ra. Nếu coi nhẹ vấn đề dân tộc và khơng xác định đúng vị trí vấn đề dân tộc trong chiến lược phát triển quốc gia thì tất yếu dẫn đến xung đột dân tộc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến sự tồn vong quốc gia. Nhìn từ phương diện pháp lý, vấn đề dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc càng cĩ tầm ý nghĩa lớn lao. Thứ nhất, thực hiện tốt chính sách dân tộc tạo ra sự bình đẳng, đặt nền mĩng cho đại đồn kết tồn dân. Thực hiện bình đẳng dân tộc chính là nhân tố quyết định để củng cố và tăng cường khối đại đồn kết dân tộc. Khi một dân tộc này chà đạp, ép buộc 15
  21. các dân tộc khác thì sớm hay muộn cũng tạo nên sự chia rẽ, ly khai dân tộc. Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy điều đĩ khi cho rằng để xây dựng khối đại đồn kết dân tộc thì phải thực hiện bình đẳng dân tộc. Đại đồn kết dân tộc khơng những phải dựa trên nền tảng của khối liên minh giữa giai cấp cơng nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức, mà cịn phải thực hiện đồn kết các dân tộc. Cơ sở của khối đại đồn kết dân tộc là bình đẳng dân tộc, vì lợi ích của tất cả các dân tộc trong một quốc gia. Khi các dân tộc được đối xử bình đẳng, cả về nghĩa vụ và quyền lợi, sẽ tạo ra tiếng nĩi chung và tạo nên sự đồng thuận giữa các dân tộc và ngược lại. Vì thế, nếu khơng đảm bảo và khơng cĩ những chính sách, hành động cụ thể để thực hiện bình đẳng dân tộc, làm cho bình đẳng dân tộc ngày càng trở thành hiện thực thì khối đại đồn kết dân tộc sẽ bị lung lay, làm ảnh hưởng đến sự tập hợp lực lượng của cách mạng. Để thực hiện quyền bình đẳng dân tộc, cần phải cĩ một xã hội mà ở đĩ quyền bình đẳng giữa các dân tộc cĩ điều kiện và cơ sở để thực hiện. Xã hội đĩ, khơng thể khác là xã hội xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm của Người: đồng bào miền xuơi với trình độ văn hố, khoa học, kỹ thuật phát triển hơn phải giúp đỡ đồng bào thiểu số để cùng tiến bộ. Nhiệm vụ của Trung ương, Chính phủ và Cấp ủy Đảng là phải làm sao nâng cao đời sống vật chất và văn hĩa của đồng bào các dân tộc, phải giúp đỡ đồng bào thiểu số về mọi mặt. Ngày nay, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các dân tộc tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tăng cường đồn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc là nhất quán, theo nguyên tắc: các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tương trợ nhau cùng phát triển. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Bước vào thời kỳ đổi 16