Luận văn Thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam

pdf 82 trang vuhoa 24/08/2022 6220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_thu_tuc_hanh_chinh_trong_linh_vuc_nuoi_con_nuoi_the.pdf

Nội dung text: Luận văn Thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TRÀ MY THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Tường Duy Kiên HÀ NỘI, 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận băn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Người cam đoan Nguyễn Trà My
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI 7 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi và các hình thức nuôi con nuôi về mặt pháp lý 7 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nuôi con nuôi 11 1.3. Thủ tục hành chính và các tiêu chí đánh giá thủ tục hành chính 14 1.4. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi 18 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI Ở VIỆT NAM 22 2.1. Thực trạng thủ tục hành chính liên quan đến nuôi con nuôi trong nước 22 2.2. Thực trạng thủ tục hành chính liên quan đến nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 31 2.3. Thực trạng thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam 53 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI Ở VIỆT NAM 60 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi 60 3.2. Những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi 61 3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi ở Việt Nam 63 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều quốc gia và được pháp luật các nước điều chỉnh [2, tr.3]. Ở nước ta, nuôi con nuôi là vấn đề có tính nhân đạo sâu sắc, thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm và mối quan hệ tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người; là biện pháp tích cực để khoảng 1.5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt [24, tr.19] được nuôi dưỡng trong môi trường tình cảm gia đình, đồng thời đáp ứng nhu cầu làm cha mẹ của người nhận con nuôi. Sau khi gia nhập Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi, Việt Nam đã tích cực hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi để phù hợp với Công ước La hay, hệ thống pháp luật trong nước và điều kiện kinh tế xã hội văn hóa của Việt Nam. Cụ thể, ngày 17 tháng 6 năm 2010, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Nuôi con nuôi số 52/2010/QH12, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 (sau đây viết tắt là Luật Nuôi con nuôi), sau đó Chính phủ, Bộ Tư pháp và một số bộ, ngành có liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành (02 nghị định, 02 thông tư liên tịch, 05 thông tư). Sau 07 năm thực hiện Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành, công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đã đạt được kết quả nhất định như nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã có được mái ấm gia đình thay thế ở trong nước và nước ngoài; công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi đã dần đi vào nền nếp, được chú trọng và tăng cường [13, tr.1] Bên cạnh những kết quả đã đạt được, pháp luật nuôi con nuôi, trong đó có quy định về thủ tục hành chính (sau đây viết tắt là TTHC) nuôi con nuôi đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập. Một số quy định chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng đã gây khó khăn trong giải quyết thủ tục như vấn đề về yêu cầu, điều kiện của người nhận con nuôi; việc lấy ý kiến của người liên quan; về chỉ định các cơ sở trợ giúp xã hội tham gia giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài; đăng ký nhu cầu nuôi con nuôi. Một số quy định chưa hợp lý, gây phiền hà, tăng chi phí cho người thực hiện thủ tục như hồ sơ giải quyết thủ tục nuôi con nuôi còn rườm rà, phức tạp, thời gian thực hiện còn dài; cách thức thực hiện thủ tục chưa đa dạng Từ đó, dẫn đến một 1
  5. thực tế là còn một số lượng lớn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chưa được tìm gia đình thay thế, người muốn nhận con nuôi chưa thực hiện được nguyện vọng; việc thực hiện TTHC liên quan đến nuôi con nuôi chưa thuận tiện, chi phí tuân thủ TTHC còn cao. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, có tính chuyên sâu và tương đối toàn diện pháp luật về nuôi con nuôi, trong đó tập trung vào các quy định về TTHC nuôi con nuôi là một yêu cầu khách quan, cần thiết. Việc nghiên cứu đề tài “Thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam” nhằm hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi nói chung và pháp luật quy định về TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi nói riêng và đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc nuôi con nuôi được nhiều tác giả, nhà khoa học nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Tại Việt Nam, việc nuôi con nuôi được xem xét, nghiên cứu dưới nhiều góc độ. Trước khi Luật Nuôi con nuôi được ban hành, có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu, sách tham khảo làm cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện thể chế về nuôi con nuôi như số chuyên đề “Chế định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế” (năm 1998) của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp; luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ với đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam” (năm 2000 và năm 2007) của tác giả Nguyễn Phương Lan; đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ với nhan đề: “Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu gia nhập Công ước La Hya 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế” (năm 2005) do Tiến sĩ Vũ Đức Long làm chủ nhiệm Các công trình nghiên cứu này đã góp phần tạo nền tảng cơ sở lý luận, khoa học cho sự ra đởi Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, sau khi Luật Nuôi con nuôi được thông qua cho đến nay, số lượng công trình nghiên cứu trong lĩnh vực nuôi con nuôi nói chung không nhiều. Có một (01) số chuyên đề “Pháp luật về nuôi con nuôi” của Tạp chí dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp (năm 2011). Đây là số chuyên đề gồm 17 bài viết của các nhà khoa học, nhà quản lý nhằm giới thiệu về pháp luật nuôi con nuôi (Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP) – trình bày 2
  6. các quy định của văn bản QPPL về nuôi con nuôi, ưu điểm của quy định mới so với quy định cũ trước đó và lý giải lý do của việc quy định như vậy mà chưa đề cập đến thực trạng thực hiện cũng như bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện và không đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi. Có một (01) đề tài cấp bộ nghiên cứu về vấn đề nuôi con nuôi “Dự án điều tra cơ bản – Thực trạng nuôi con nuôi” (năm 2012) do Tiến sĩ Dương Thị Thanh Mai làm chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu về thực trạng nuôi con nuôi theo nhiều khía cạnh liên quan đến người nhận con nuôi và người được nhận nhận con nuôi dưới góc độ điều tra xã hội học từ thời điểm Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực đến năm 2012 mà chưa đề cập quá nhiều đến vấn đề lý luận về nuôi con nuôi. Có một số luận văn liên quan đến nuôi con nuôi như Luận văn “Nuôi con nuôi thực tế ở Việt Nam theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Nhanh, trình bày về pháp luật quy định về nuôi con nuôi thực tế, thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện; Luận văn “Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi theo pháp luật Việt nam hiện nay” của tác giả Kiều Thị Huyền Trang, trình bày quy định của pháp luật về quan hệ cha, mẹ, con nuôi, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật này; Luận văn “Thực tiễn áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Hải, trình bày thực tiễn áp dụng về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài với những trường hợp áp dụng pháp luật cụ thể Các luận văn này chỉ nghiên cứu một vấn đề liên quan đến nuôi con nuôi như nuôi con nuôi trong nước hoặc nuôi con nuôi thực tế hoặc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam, vấn đề về TTHC còn mờ nhạt. Như vậy, có thể nói vấn đề TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi chưa được các nhà khoa học nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ tại các công trình nghiên cứu trước và sau khi Luật Nuôi con nuôi được thông qua. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ pháp luật về TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi ở Việt Nam hiện nay là cần thiết. Do đó, có thể nói, Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tổng thể, tương đối toàn diện, có tính hệ thống và chuyên sâu về pháp luật quy định TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi trong khoa học pháp lý Việt Nam. 3
  7. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích của Luận văn: Làm sáng tỏ vấn đề lý luận cơ bản về nuôi con nuôi, TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi, đánh giá thực trạng thực hiện TTHC nuôi con nuôi của Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi. * Luận văn giải quyết những nhiệm vụ sau: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về nuôi con nuôi, TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi với một số khái niệm cơ bản như khái niệm nuôi con nuôi, nuôi con nuôi đầy đủ, nuôi con nuôi thực tế, TTHC nói chung, TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi Đây là những khái niệm làm cơ sở cho việc nghiên cứu về pháp luật quy định TTHC nuôi con nuôi. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi ở Việt Nam gồm tình hình, kết quả giải quyết TTHC, những khó khăn, bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về TTHC nuôi con nuôi ở Việt Nam hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật nuôi con nuôi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận về nuôi con nuôi, các quy định về TTHC nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy định này trên thực tế ở Việt Nam từ khi có Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đến nay. Phạm vi nghiên cứu là các TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trên cơ sở đó, đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, thống kê, giả thuyết, dự báo kết hợp với phương pháp khác như phương pháp lịch sử, logic, sơ đồ hóa. Phương pháp lịch sử: Việc nuôi con nuôi chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. Vì vậy, 4
  8. việc nghiên cứu về nuôi con nuôi và pháp luật nuôi con nuôi phải xuất phát từ các điều kiện xã hội – lịch sử ảnh hưởng đến việc nuôi con nuôi. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa, thống kê: Trên cơ sở quy định của văn bản quy phạm pháp luật (sau đây viết tắt là QPPL) thực hiện việc thống kê, hệ thống hóa, phân loại thành các nhóm TTHC, quy định có liên quan trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Đồng thời, sử dụng các số liệu thống kê về số lượng hồ sơ giải quyết TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi, kết hợp với phương pháp sơ đồ hóa để có thể đánh giá khách quan, chính xác thực trạng giải quyết TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Phương pháp phân tích, tổng hợp, giả thuyết, dự báo: Trên cơ sở phân tích các quy định TTHC nuôi con nuôi và thực trạng áp dụng các quy định này trên thực tế, đề xuất phương hướng, giải pháp để hoàn thiện quy định TTHC nuôi con nuôi, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật nuôi con nuôi. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn hệ thống lại các khái niệm về nuôi con nuôi, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi, các yếu tố ảnh hưởng đến việc nuôi con nuôi, các hình thức nuôi con nuôi về mặt pháp lý. Luận văn đưa ra khái niệm, đặc trưng nhận biết TTHC, TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi; vai trò, nguyên tắc quy định TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Luận văn làm rõ quy định về TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam, cụ thể về tên TTHC; trình tự thực hiện; cách thức thực hiện; thành phần, số lượng hồ sơ; thời gian giải quyết; đối tượng thực hiện TTHC; cơ quan giải quyết TTHC; kết quả thực hiện TTHC; yêu cầu, điều kiện; mẫu đơn, tờ khai; phí, lệ phí. Luận văn làm rõ thực trạng thực hiện các TTHC (gồm tình hình, kết quả, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân), làm cơ sở thực tiễn cho việc kiến nghị hoàn thiện pháp luật về TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Luận văn đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của Luận văn là tài liệu có giá trị để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham khảo khi sửa đổi, bổ sung Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành; đồng thời có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng 5
  9. dạy chuyên ngành trong các trường Đại học luật. Những vấn đề được trình bày, phân tích trong Luận văn có thể giúp cơ quan, người có thẩm quyền đang giải quyết các TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi rút được kinh nghiệm nhất định trong thực tiễn công tác của mình. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn bao gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung của luận văn được bố cục thành ba chương, gồm: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Chương 2: Thực trạng pháp luật về TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi ở Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi ở Việt Nam. 6
  10. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi và các hình thức nuôi con nuôi về mặt pháp lý 1.1.1. Khái niệm nuôi con nuôi Khái niệm nuôi con nuôi được xem xét dưới góc độ xã hội và pháp lý. 1.1.1.1. Khái niệm nuôi con nuôi dưới góc độ xã hội Dưới góc độ xã hội, nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội được thiết lập giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi con nuôi nhằm hình thành quan hệ cha mẹ và con trong thực tế với những mối liên hệ gia đình mới, để thỏa mãn nhu cầu tình cảm, đạo đức hoặc lợi ích nhất định của các bên [26, tr.19]. Dưới góc độ này, việc nuôi con nuôi nhằm tạo lập “gia đình mới” với mối quan hệ giữa cha mẹ và con, được xã hội thừa nhận và có giá trị như quan hệ ruột thịt. Là một quan hệ xã hội, nuôi con nuôi nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của của con người. Các nhu cầu, lợi ích đó thể hiện rất đa dạng, bao gồm cả nhu cầu, lợi ích vật chất và nhu cầu, lợi ích về tinh thần như nhận nuôi con nuôi để duy trì người nối dõi tông đường, thời cúng tổ tiên; đảm bảo tín ngưỡng tôn giáo của gia đình; để có thêm lao động cho gia đình, để được cấp thêm đất đai; hoặc việc nuôi con nuôi xuất phát từ sự yêu thương, cảm thông, muốn cưu mang, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Theo đó, dưới góc độ xã hội thì quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có thể được công nhận khi các bên thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật hoặc không cần công nhận về mặt pháp lý nhưng vẫn tồn tại dựa trên tình cảm, đạo lý làm người và dư luận xã hội. 1.1.1.2. Khái niệm nuôi con nuôi dưới góc độ pháp lý Khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi quy định: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi”. Dưới góc độ pháp lý, nuôi con nuôi là một quan hệ pháp luật (gồm chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật) [31, tr.442]. Chủ thể của quan hệ nuôi con nuôi là cha mẹ nuôi (là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký) và con nuôi (là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký). Khi tham gia vào quan hệ pháp luật nào đó thì cá nhân, tổ chức phải đáp ứng yêu cầu về năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi). 7
  11. Theo đó, để tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi, người nhận con nuôi, người được nhận làm con nuôi phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật Nuôi con nuôi. Cụ thể, Điều 8, 14 Luật Nuôi con nuôi quy định: (i) Người nhận con nuôi phải đáp ứng đủ điều kiện sau: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi 20 tuổi trở lên (trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi); có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi (trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi); có tư cách đạo đức tốt; (ii) Những người sau đây không được nhận con nuôi: đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang chấp hành hình phạt tù; chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. (ii) Người được nhận làm con nuôi phải đáp ứng điều kiện sau: là trẻ em dưới 16 tuổi hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trong trường hợp được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi; một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Chỉ khi hai bên đáp ứng đủ tư cách về mặt chủ thể nêu trên mới đủ điều kiện để tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi. Khách thể của quan hệ nuôi con nuôi là lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần mà các chủ thể hướng tới khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi. Lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần rất đa dạng như đã trình bày ở phần trên. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý thì việc nuôi con nuôi nhằm xác lập mối quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình (Điều 2 Luật Nuôi con nuôi). Như vậy, mọi hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục không được thực hiện trong môi trường gia đình và không hướng tới mục đích nhằm xác lập mối quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững thì không thể coi là việc nuôi con nuôi. Về mặt tâm lý cũng như thể chất, trẻ em chỉ có thể phát triển một cách đầy đủ khi chúng có ý tưởng về sự bền vững trong gia đình cha mẹ nuôi. Còn đối với cha mẹ nuôi, họ chỉ có thể thực hiện vai trò làm cha mẹ một cách tốt nhất khi họ được bảo đảm rằng mối quan hệ giữa mình và con nuôi là mối quan hệ lâu dài, gắn bó suốt cả cuộc đời [25, tr.28]. 8
  12. Nội dung của quan hệ nuôi con nuôi là những quyền và nghĩa vụ pháp lý tương ứng trên cơ sở phát sinh quan hệ cha mẹ và con hợp pháp giữa người nhận con nuôi và người được nhận con nuôi. Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật Nuôi con nuôi. Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật”. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con đã được quy định rất cụ thể từ Điều 68 đến Điều 87, mục 1, chương V Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Tuy nhiên, trước khi quan hệ nuôi con nuôi được xác lập, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi phát sinh thì các bên trong quan hệ nuôi con nuôi phải thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (xác lập trên cơ sở sự kiện pháp lý). Đó chính là các TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi, sẽ được trình bày cụ thể tại Chương 2 của Luận văn. 1.1.2. Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi Về mặt xã hội, việc nuôi con nuôi có ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện tình yêu thương, tinh thần, trách nhiệm và mối quan hệ tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người; phù hợp với đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc. Qua việc nuôi con nuôi, đặc biệt là việc nhận trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, bị tàn tật, không nơi nương tựa làm con nuôi, con người thể hiện sự mong muốn hướng tới những giá trị đạo đức tốt đẹp, đó là chân – thiện – mỹ [26, tr.38], thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp, dân chủ, tiến bộ giữa người với người, góp phần thực hiện công bằng xã hội, rút ngắn khoảng cách của sự phân hóa giàu nghèo trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế mạnh mẽ ở nước ta hiện nay. Đối với Nhà nước, việc nhận con nuôi làm giảm được gánh nặng về tài chính, kinh tế cho Nhà nước ta trong việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Theo thống kê của ngành Lao động, thương binh và xã hội, hiện nay cả nước có khoảng 1.5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có 22.000 trẻ em đang sống tại cơ sở trợ giúp xã hội của Nhà nước. Trong giai đoạn 5 năm 2011-2015, trên toàn quốc đã giải quyết được 1.837 trường hợp trẻ em ở cơ sở trợ giúp xã hội (chiếm 8.35%) làm con nuôi trong nước và nước ngoài [13, tr.29]. Qua đó, đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nước một khoản chi phí nhất định do không phải 9
  13. đưa các em vào cơ sở bảo trợ xã hội, mà vẫn bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em khi được sống trong gia đình thay thế. Mặt khác, đối với những trẻ em bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, phải lang thang tự kiếm sống thì khi được nhận làm con nuôi sẽ làm hạn chế khả năng trẻ có thể có hành vi vi phạm phát luật, mắc các tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Đối với con nuôi, việc nhận con nuôi xác lập mối quan hệ cha mẹ và con lâu dài, đem lại cho đứa trẻ cuộc sống gia đình bền vững, mà ở nơi đó đứa trẻ được yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng trong vòng tay của cha mẹ và người thân, tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện về nhân cách, thể chất và tinh thần, dễ dàng hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. Đối với những trẻ em bị khuyết tật, tàn tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì việc được nhận làm con nuôi sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội để chữa bệnh, phục hồi chức năng, kéo dài sự sống. Đối với người nhận nuôi, việc nuôi con nuôi góp phần đáp ứng nhu cầu chính đáng của người nhận con nuôi, nhất là các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm con; phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, sống đơn thân, không có điều kiện sinh nở, giúp họ thực hiện quyền làm cha mẹ của mình một các thực tế và hợp pháp. Có con sẽ tạo cho họ sự cân bằng trong tâm lý, tình cảm, tạo ra sức mạnh, động lực trong cuộc sống và cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Như vậy, việc nuôi con nuôi đem lại hiệu quả một cách toàn diện nhất cho sự phát triển của con người và sự phát triển bền vững của đất nước [26, tr.40]. 1.1.3. Các hình thức nuôi con nuôi về mặt pháp lý Tùy thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi theo những hình thức khác nhau. Tuy nhiên có thể thấy, có hai hình thức xác lập nuôi con nuôi, đó là hình thức nuôi con nuôi về mặt xã hội và hình thức nuôi con nuôi về mặt pháp lý. Trong phạm vi Luận văn, chỉ phân tích các hình thức xác lập nuôi con nuôi về mặt pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hình thức nuôi con nuôi về mặt pháp lý được hiểu là quan hệ nuôi con nuôi được pháp luật công nhận và bảo hộ. Theo quy định của Luật Nuôi con nuôi thừa nhận hai hình thức nuôi con nuôi là nuôi con nuôi đầy đủ và nuôi con nuôi thực tế. Nuôi con nuôi đầy đủ (con nuôi trọn vẹn) là hình thức nuôi con nuôi dẫn đến cắt đứt hoàn toàn các mối liên hệ pháp lý giữa người được nhận làm con nuôi với gia đình cha mẹ đẻ, đồng thời làm phát sinh đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của cha mẹ và con giữa người nhận nuôi với người được nhận làm con nuôi, người 10
  14. được nhận làm con nuôi có mọi quyền lợi như con đẻ trong gia đình cha mẹ nuôi [26, tr.68]. Theo Luật Nuôi con nuôi, để xác lập quan hệ nuôi con nuôi thì các bên trong quan hệ này phải thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật. Chỉ sau khi hoàn tất các thủ tục và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi và tổ chức giao nhận con nuôi thì khi đó quan hệ nuôi con nuôi mới được xác lập, được nhà nước và pháp luật bảo hộ, quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và những người liên quan khác mới phát sinh theo quy định của pháp luật. Nuôi con nuôi thực tế là những quan hệ nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế, người nhận và người được nhận làm con nuôi cùng sống trong một gia đình với mục đích thiết lập quan hệ cha mẹ và con, đồng thời thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau. Việc nuôi con nuôi trên thực tế đã thỏa mãn đầy đủ các điều kiện nuôi con nuôi, không trái với mục đích nuôi con nuôi và đạo đức xã hội. Mối quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên đã được họ hàng và mọi người xung quanh được công nhận. Chỉ khác biệt là việc nuôi con nuôi này không được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền [1, tr.136]. Theo tinh thần của Luật Nuôi con nuôi thì quan hệ nuôi con nuôi thực tế xảy ra trước ngày Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực vẫn được đăng ký theo quy định của Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trình tự, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thực tế có sự mềm dẻo, linh hoạt và đơn giản hơn so với thủ tục đăng ký nuôi con nuôi đầy đủ. Tuy nhiên, Luật cũng quy định khoảng thời gian thực hiện việc đăng ký là 05 năm, kể từ ngày Luật có hiệu lực (tức từ 01/01/2011 đến ngày 31/12/2015). Tức là sau ngày 31/12/2015, sẽ không thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế nữa, nếu các bên muốn pháp luật công nhận và bảo hộ quan hệ nuôi con nuôi này thì sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong nước (hình thức nuôi con nuôi đầy đủ) với những điều kiện, trình tự, thủ tục chặt chẽ hơn. Theo đó, sẽ dẫn đến tình trạng cá nhân không thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi hoặc không đủ điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi và khi đó quan hệ nuôi con nuôi sẽ không được pháp luật công nhận và bảo hộ. Như vậy, tinh thần của Luật Nuôi con nuôi sẽ đi tới một hình thức nuôi con nuôi pháp lý duy nhất là hình thức nuôi con nuôi đầy đủ (trọn vẹn), nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nuôi con nuôi Việc nuôi con nuôi chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan. 11
  15. 1.2.1. Các yếu tố khách quan Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc nuôi con nuôi bao gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội. Yếu tố tự nhiên: Đó là sự tác động của các hiện tượng tự nhiên đến đời sống của con người, đặc biệt là hậu quả nặng nề của thiên tai gây ra cho con người, nhất là trẻ em. Những hậu quả do tự nhiên gây ra như thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, động đất, sóng thần làm cho trẻ lâm vào tình trạng mồ côi cha mẹ, không còn người thân, không nơi nương tựa, không còn nhà cửa, bị tàn tật, bệnh tật, không có cái ăn, cái mặc Việc nhận trẻ em là nạn nhân của thảm họa thiên tai làm con nuôi là một phương thức tốt nhất cho trẻ em. Yếu tố xã hội: Bao gồm những yếu tố sau: Điều kiện chính trị kinh tế xã hội: Nhiều trường hợp cha mẹ đẻ cho con làm con nuôi vì lý do kinh tế. Khi gia đình quá nghèo, không có khả năng nuôi dưỡng con, cha mẹ mong muốn tìm cho con một gia đình mới hy vọng con có điều kiện sống tốt hơn. Nếu xét ở phạm vi rộng hơn (giữa các quốc gia) thì những nước nghèo là nước cho con nuôi, những nước giàu là những nước nhận con nuôi; người nước ngoài với điều kiện kinh tế cao có nhiều khả năng nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi hơn chính công dân Việt Nam ở trong nước. Chiến tranh, xung đột vũ trang, sự bất ổn về chính trị xã hội cũng là yếu tố tác động đến việc nhận con nuôi. Việt Nam là một nước chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, nhiều trẻ em bị mất cha mẹ, người thân, thất lạc gia đình, không nơi nương tựa, nhiều trẻ em ảnh hưởng di chứng của chiến tranh như bị nhiễm chất độc hóa học, bị tàn tật nặng. Do vậy, việc tìm cho các em một gia đình thay thế để các em có cơ hội được chữa bệnh, phục hồi chức năng, kéo dài thời gian sống là rất cần thiết. Truyền thống văn hóa, đạo đức, lối sống: Việc nuôi con nuôi chịu ảnh hưởng của truyền thống văn hóa, đạo đức, lối sống. Với truyền thống văn hóa “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”, tinh thần nhân đạo, trọng tình nghĩa, lòng nhân ái, yêu thương giữa con người với con người mà nhiều người đã dang rộng vòng tay của mình để cưu mang, nuôi dưỡng, chăm sóc những đứa trẻ không phải là “ruột thịt” của mình. Điều này là rất đáng trân trọng trong bối cảnh ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường làm cho những giá trị văn hóa của dân tộc bị đe dọa, đạo đức, lối sống của con người bị suy đồi, đây cũng là một trong nguyên 12
  16. nhân chủ yếu của nhiều trẻ em bị bỏ rơi ngay sau khi sinh ra ở cơ sở y tế, trên đường phố, các trung tâm nuôi dưỡng trẻ Những đứa trẻ này là đối tượng chủ yếu được cho làm con nuôi. Chính sách pháp luật: Chính sách pháp luật của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi con nuôi. Chính sách pháp luật của nhà nước có thể làm hạn chế, kìm hãm hoặc thúc đẩy, khuyến khích việc cho, nhận con nuôi. Tại Việt Nam, với việc thông qua Luật Nuôi con nuôi đã thực sự tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất, ổn định, có giá trị áp dụng lâu dài để thu hút sự quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, cơ quan, tổ chức và xã hội trong việc bảo đảm quyền của trẻ em, trước hết là quyền được sống trong môi trường gia đình [2, tr.4]. Trong các quy định cụ thể của Luật Nuôi con nuôi cũng cho thấy chính sách của nhà nước trong việc nuôi con nuôi như việc cho nhận con nuôi không phải bằng mọi giá mà việc cho nhận con nuôi phải đảm bảo tôn trọng quyền của trẻ em, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận làm con nuôi; khuyến khích cho trẻ em làm con nuôi trong nước hơn là cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài như quy định: “Chỉ cho làm con nuôi người nước ngoài khi không thể tìm gia đình thay thế ở trong nước” (khoản 3 Điều 4 Luật Nuôi con nuôi) 1.2.2. Các yếu tố chủ quan Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc nuôi con nuôi là các yếu tố thuộc về ý chí, tình cảm, lòng trắc ẩn, quan niệm đạo đức, hoàn cảnh gia đình của bản thân những người có liên quan đến việc cho và nhận con nuôi. Đối với cha mẹ đẻ: Việc cha mẹ đẻ cho con làm con nuôi thường vì hai lý do cơ bản sau: Thứ nhất, vì cha mẹ đẻ không có điều kiện để nuôi dưỡng con do ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo, kinh tế quá khó khăn hoặc sinh con ngoài giá thú Việc cho con làm con nuôi nhằm mong muốn con được sống, chăm sóc, nuôi dưỡng trong điều kiện tốt hơn. Thứ hai, vì lỗi của cha mẹ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con. Cha mẹ có hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, thân thể, sức khỏe, tính mạng của con; đối xử tệ bạc, tàn nhẫn, bỏ mặc con Từ đó dẫn đến họ bị tước bỏ vĩnh viễn quyền làm cha mẹ đối với con, trong trường hợp này việc cho đứa trẻ làm con nuôi là cần thiết để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của đứa trẻ. 13