Luận văn Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam

pdf 96 trang vuhoa 25/08/2022 6820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_thoa_thuan_an_dinh_gia_nham_han_che_canh_tranh_o_vi.pdf

Nội dung text: Luận văn Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT  MAI DUY PHƯỚC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT  MAI DUY PHƯỚC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 60.38.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG VŨ HUÂN Bộ Tư pháp HÀ NỘI - 2012
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỎA 7 THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH 1.1. Khái niệm, bản chất pháp lý và yêu cầu điều chỉnh 7 pháp luật đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm, bản chất pháp lý của các thỏa thuận hạn 7 chế cạnh tranh 1.1.2. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật và các trường hợp được 16 miễn trừ trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 1.2. Khái niệm, bản chất pháp lý và yêu cầu điều chỉnh 19 pháp luật đối với các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh 1.2.1. Khái niệm, bản chất pháp lý của thỏa thuận ấn định 19 giá nhằm hạn chế cạnh tranh 1.2.2. Hậu quả pháp lý của thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn 23 chế cạnh tranh và yêu cầu điều chỉnh pháp luật 1.2.3. Các căn cứ để xác định các thỏa thuận ấn định giá 25 nhằm hạn chế cạnh tranh bị kiểm soát và xử lý 1.3. Kinh nghiệm pháp luật của một số nước trong việc 29 điều chỉnh các thỏa thuận về giá nhằm hạn chế cạnh tranh 1.3.1. Kinh nghiệm của pháp luật Hoa Kỳ 29 1.3.2. Kinh nghiệm của pháp luật các nước Châu Âu 33 1.3.3. Kinh nghiệm của pháp luật Nhật Bản 37 Chương 2 : THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT 42 ĐỐI VỚI CÁC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng quy định pháp luật điều chỉnh các thỏa 42 thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam 2.1.1. Khái niệm và căn cứ xác định các thỏa thuận ấn định 42 giá nhằm hạn chế cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam 2.1.2. Các hình thức xử lý đối với thỏa thuận ấn định giá 44 nhằm hạn chế cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam 2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật để điều chỉnh các 49 thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam
  4. 2.2.1. Thực trạng các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế 49 cạnh tranh trên thị trường Việt Nam thời gian qua 2.2.2. Thực trạng xử lý các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn 57 chế cạnh tranh 2.3. Một số nhận xét về thực trạng điều chỉnh pháp luật 65 đối với các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam 2.3.1. Về các quy định của pháp luật cạnh tranh 65 2.3.2. Về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật cạnh 69 tranh Chương 3 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP 73 LUẬT ĐỂ ĐIỀU CHỈNH HIỆU QUẢ CÁC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH 3.1. Những định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện pháp 73 luật để điều chỉnh hiệu quả các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh 3.1.1. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá 73 phải gắn liền với chính sách cạnh tranh phù hợp, hiệu quả 3.1.2. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá 74 gắn liền với việc đảm bảo quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 3.1.3. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá 75 gắn liền với việc đảm bảo sự công bằng lợi ích giữa Nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp 3.1.4. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá 76 gắn liền với cơ chế kiểm soát giá cả độc quyền 3.1.5. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá 77 gắn liền với mối quan hệ với các quy định pháp luật khác 3.2. Kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả 78 điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bởi vậy, pháp luật được xem là một trong những công cụ hiệu quả nhất trong tay Nhà nước nhằm quản lý và điều tiết vĩ mô các hoạt động của nền kinh tế, góp phần ổn định thị trường, đảm bảo trật tự và công bằng xã hội. Cùng với hệ thống pháp luật kinh tế được xây dựng và ngày càng hoàn thiện nhằm điều tiết hiệu quả các quan hệ kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường, pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam được ra đời đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trong kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và xã hội. Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh là một trong các hành vi được Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định và thực hiện kiểm soát trong những trường hợp có thể gây ra hậu quả làm giảm, cản trở hoặc sai lệch việc cạnh tranh trên thị trường, tiến tới xóa bỏ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bằng sự thống nhất cùng hành động, các doanh nghiệp đang từ đối thủ cạnh tranh, nhưng khi thực hiện các thỏa thuận ấn định giá, thì giữa họ không còn cơ chế cạnh tranh với nhau nữa. Tuy nhiên, không phải các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh đều gây hại cho cạnh tranh nói riêng và nền kinh tế nói chung, những thỏa thuận ấn định giá đôi khi cũng có lợi cho nền kinh tế khi các bên thực hiện chiến lược liên doanh, hợp tác phát triển, chiến lược xây dựng các tiêu chuẩn thống nhất và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hoặc năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Các trường hợp này 1
  6. cũng đã được pháp luật cạnh tranh dự liệu và cho phép được làm các thủ tục để miễn trừ trách nhiệm pháp lý. Trên thực tế, đã có nhiều hoạt động của các chủ thể kinh tế ở thị trường nước ta vi phạm các quy định của Luật Canh tranh nhưng chưa được xử lý một cách nghiêm khắc, triệt để, gây ra nhiều bất ổn trong hoạt động của nền kinh tế, ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng xã hội. Cụ thể, hai vụ việc hạn chế cạnh tranh điển hình được nhắc đến nhiều nhất là Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco) ngừng cung cấp xăng dầu cho Công ty Pacific Airlines (PA) với lý do Công ty Pacific Airlines không đồng ý với mức giá về cung ứng xăng dầu do Vinapco đề xuất. Ở vụ thứ hai, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã ký biên bản thỏa thuận ấn định phí trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới. Mới đây, sau khi Ngân hàng Techcombank nâng lãi suất huy động tiền gửi lên 17%/năm, các ngân hàng thương mại trong Hiệp hội Ngân hàng đã thỏa thuận nhau đưa ra mức lãi suất 14%/năm cũng là vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh. Có thể nói, hoạt động của các hiệp hội trong một số ngành (Bảo hiểm, Thép, Ngân hàng) thực tế đã có những hành vi làm hạn chế cạnh tranh. Ngành Ngân hàng đã có dấu hiệu vi phạm khi ấn định trần lãi suất tiền gửi. Ngành Thép công khai thỏa thuận ấn định giá bán thép. Thời gian qua, có dấu hiệu thỏa thuận ấn định giá bán mặt hàng sữa bột nhãn hiệu nước ngoài nhập khẩu. Tuy nhiên, ngoài Hiệp hội Ngân hàng đã xin rút thỏa thuận nói trên, vụ việc của Hiệp hội Thép đã không bị xử lý. Với mong muốn thực hiện nghiên cứu để làm rõ bản chất, cũng như các hình thức biểu hiện của những thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh dưới cả hai góc độ tích cực và tiêu cực, cũng như thực trạng áp dụng các quy định về vấn đề này của pháp luật cạnh tranh Việt Nam, đồng thời, dựa trên cơ sở tham khảo một số quy định của pháp luật cạnh tranh các nước tiên 2
  7. tiến, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và mạnh dạn đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện hành, góp phần vừa bảo vệ quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, vừa bảo vệ các lợi ích công cộng, nên tác giả đã lựa chọn đề tài “Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam” để nghiên cứu và làm Luận văn tốt nghiệp Cao học Luật. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo để nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường phát triển, đã có một số công trình nghiên cứu bước đầu về pháp luật cạnh tranh, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vấn đề độc quyền và kiểm soát độc quyền, như: “Chuyên đề về cạnh tranh, chống cạnh tranh bất hợp pháp và kiểm soát độc quyền” của tác giả Đặng Vũ Huân đăng tải trên Thông tin Khoa học pháp lý, tháng 11 năm 1996 của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp; “Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Như Phát – ThS. Bùi Nguyên Khánh, Nxb. Công an nhân dân năm 2001; “Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” sách tham khảo do PGS.TS. Nguyễn Như Phát và PGS.TS. Trần Đình Hảo làm chủ biên, Nxb. Công an nhân dân năm 2001; “Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) năm 2002; “Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” sách tham khảo của TS. Đặng Vũ Huân, Nxb. Chính trị Quốc gia năm 2004 Ngoài ra, còn có một số bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: “Cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh hiện nay” của GS.TS. Đào Trí Úc, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 11 năm 2000; “Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh” của PGS.TS. Nguyễn Như Phát, Tạp chí Nhà 3
  8. nước và Pháp luật số 9 năm 2000; “Pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam: Nhu cầu, khả năng và một vài kiến nghị” của TS. Phạm Duy Nghĩa, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 11 năm 2000 Sau khi Luật Cạnh tranh năm 2004 được ban hành, một số công trình nghiên cứu đã tiếp tục đi sâu nghiên cứu và luận giải các quy định của pháp luật cạnh tranh như: “Tìm hiểu về Luật Cạnh tranh” của tác giả Trần Minh Sơn, Nxb. Tư pháp năm 2005; “Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh” của TS. Lê Hoàng Oanh, Nxb. Chính trị Quốc gia năm 2005; “Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh” của PGS.TS. Nguyễn Như Phát và ThS. Nguyễn Ngọc Sơn, Nxb. Tư pháp năm 2006; “Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam” của các tác giả TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn, Nxb. Tư pháp năm 2006; “Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh tranh của Cộng hoà Pháp của Nxb. Chính trị Quốc gia năm 2007; “Tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh bất hợp pháp của một số nước và một số bình luận về Luật Cạnh tranh của Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Cương, năm 2006; “Hành vi hạn chế cạnh tranh – Một số vụ việc điển hình của Châu Âu” - tài liệu tham khảo thuộc Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (MULTRAP) và Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp thực hiện năm 2009; “Chính sách cạnh tranh từ góc độ quốc gia đang phát triển” của tác giả Bùi Nguyễn Anh Tuấn, năm 2010; “Điều chỉnh pháp luật đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” - Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Nhung, năm 2011 Nhìn chung, các công trình khoa học này đều đã tiếp cận nghiên cứu pháp luật cạnh tranh ở những phạm vi, mức độ và các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh 4
  9. trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này là làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cũng như cơ sở pháp lý của việc xác định và điều chỉnh những thỏa thuận ấn định giá làm hạn chế cạnh tranh, thực trạng áp dụng các quy định pháp luật cạnh tranh để xử lý các trường hợp này trong thời gian qua ở Việt Nam. Cùng với việc tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nước thực hiện điều chỉnh các thỏa thuận này, Luận văn đưa ra các nhận xét, đánh giá và kiến nghị để có thể hoàn thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh nhằm điều chỉnh vấn đề này một cách hiệu quả hơn. Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn gồm: Thứ nhất: Nghiên cứu các vấn đề lý luận của pháp luật cạnh tranh về thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh. Thứ hai: Phân tích các quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay điều chỉnh các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng. Thứ ba: Xuất phát từ nghiên cứu các vấn đề lý luận, từ thực tiễn quá trình áp dụng pháp luật cạnh tranh Việt Nam và tham khảo pháp luật cạnh tranh một số nước tiên tiến, Luận văn đưa ra nhận xét và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cạnh tranh của Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Pháp luật về cạnh tranh nói chung có phạm vi rất rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật, đặc biệt là hệ thống pháp luật kinh tế. Bởi vậy, trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp cao học, với đề tài đã lựa chọn, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu về bản chất, nội hàm của các thỏa thận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh, những hậu quả pháp lý và quá trình điều chỉnh pháp 5
  10. luật đối với các thỏa thuận này theo pháp luật cạnh tranh của Việt Nam, đồng thời, có thực hiện nghiên cứu so sánh pháp luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với loại thoả thuận này ở Việt Nam 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn cũng sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, diễn giải, quy nạp, đánh giá, thống kê, v.v để thực hiện những nội dung nghiên cứu đã đặt ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn Kết quả nghiên cứu và các đề xuất, kiến nghị của luận văn có ý nghĩa góp phần hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh và nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với các thoả thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay. Luận văn cũng có thể sử dụng làm tư liệu nghiên cứu, giảng dạy về chuyên ngành Luật Cạnh tranh. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về thoả thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh Chƣơng 2: Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với các thoả thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam Chƣơng 3: Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật để điều chỉnh hiệu quả các thoả thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam 6
  11. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH 1.1. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT PHÁP LÝ VÀ YÊU CẦU ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH 1.1.1. Khái niệm, bản chất pháp lý của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 1.1.1.1. Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Thị trường là nơi trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở sự ưng thuận giữa các bên tham gia trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị thường được gọi là quan hệ thị trường. Thị trường có ba yếu tố chủ yếu là: (i) Người bán (người cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho thị trường hay còn gọi là bên cung) (ii) Người mua (người có nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ hay còn gọi là bên cầu) (iii) Hàng hóa, dịch vụ được trao đổi, mua bán trên thị trường. Thông qua việc trao đổi, mua bán trên thị trường, các nguồn lực khan hiếm trong nền kinh tế sẽ được dịch chuyển và được phân bổ giữa các thành viên trong xã hội. Vì vậy, thị trường là phương thức phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế và trong xã hội; trong nền kinh tế kế hoạch, sự phân bổ là không dựa vào sự ưng thuận giữa các bên còn cách phân bổ nguồn lực bằng quan hệ thị trường bao giờ cũng phải có sự ưng thuận giữa các bên tham gia trao đổi. Quan hệ giữa các bên trong quan hệ thị trường là quan hệ ưng thuận nên việc phân bổ nguồn lực trong xã hội thông qua cơ chế thị trường luôn đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ, quan hệ giữa các bên theo kiểu “win-win” (các bên đều thắng) [51, tr. 55]. Như vậy, nếu như có sự bình đẳng thực sự giữa người bán và người mua trong quan hệ thị trường, thì sự phân bổ nguồn lực bằng quan hệ thị 7
  12. trường sẽ đưa đến kết cục là nguồn lực sẽ đi đến những nơi được trả giá cao nhất và không đến những nơi mà nguồn lực đó bị trả giá thấp hơn. Trao đổi giao dịch trên thị trường không chỉ tạo ra sự hài hòa về lợi ích giữa các bên trong quan hệ, mà còn chính giữa các bên này với toàn xã hội. Về lý thuyết, người bán có quyền tự do quyết định mức giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình, tuy nhiên, để có thể bán được hàng hóa, dịch vụ, tức là để cho giá hàng hóa, dịch vụ có thể chấp nhận được từ phía người mua, người bán không thể quyết định giá bán cao bao nhiêu cũng được. Khi có nhiều người bán cùng một loại hàng hóa, dịch vụ (có thể thay thế cho nhau), nếu một người bán định giá quá cao, người mua có thể từ bỏ ý định mua hàng hóa, dịch vụ đó và chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ của người bán khác. Nếu trong trường hợp chỉ có một người bán, việc định giá cao của người này sẽ thu được nhiều lợi nhuận, đây cũng là điều hấp dẫn để kêu gọi những người khác tham gia đầu tư sản xuất hàng hóa, dịch vụ để cạnh tranh với người bán đó. Quá trình cung – cầu trong nền kinh tế thực tế thường phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng người mua, người bán trên thị trường, tiềm năng của mỗi người mua, người bán đối với thị trường, những rào cản gia nhập thị trường, những điều này được gọi là cấu trúc thị trường. Theo cách hiểu thông thường, cạnh tranh là các hoạt động đối nghịch giữa các bên để có một lợi ích mà không thể tất cả mọi bên đều đạt được [52], còn thỏa thuận là việc các bên cùng thực hiện một công việc mà các bên đều được lợi thông qua việc thực hiện công việc đó. Cạnh tranh thúc đẩy các bên phải cải tiến hàng hóa, dịch vụ của mình theo xu hướng ngày càng có giá rẻ hơn và chất lượng tốt hơn để giữ hoặc tăng thị phần mình đang có bằng cách đầu tư vào các nguồn lực mà mình nắm giữ. Như vậy, cạnh tranh sẽ là trò chơi “được - thua” trong khi thỏa thuận là các bên đều thắng. Vì vậy, các bên luôn có xu hướng tiến tới thỏa thuận với nhau để làm giảm áp lực chạy đua về 8
  13. cạnh tranh, tiết kiệm được chi phí đầu tư cải tiến và cuối cùng là thu lợi nhuận cao hơn. Trong kinh tế học, thỏa thuận nhằm hạn chế cạnh tranh được hiểu là sự thống nhất hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ. Theo Từ điển Chính sách Thương mại Quốc tế, cartel là một thỏa thuận chính thức hoặc không chính thức để đạt được kết quả có lợi cho các hãng có liên quan nhưng có thể có hại cho các bên khác [54, tr. 47]. Dưới giác độ pháp lý, mặc dù các văn bản pháp luật về canh tranh ở trong và ngoài nước đều không đưa ra quy định khái niệm về thoả thuận hạn chế cạnh tranh, song từ các quy định về hành vi của các thoả thuận bị cấm đoán, có thể giải thích về nội hàm của các thoả thuận hạn chế cạnh tranh như sau: “Thoả thuận hạn chế cạnh tranh là sự thỏa thuận phối hợp hành động với nhau giữa các doanh nghiệp độc lập để thủ tiêu cạnh tranh giữa chúng, nâng cao vị thế của các thành viên tham gia thỏa thuận, cản trở sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh khác cũng như sự nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng mà không cần phải có sự nỗ lực phấn đấu trên thương trường” [10, tr. 7, 8]. Giải thích này đã chỉ ra mục tiêu của các bên tham gia thỏa thuận nhằm đạt được là “nâng cao vị thế của các thành viên tham gia thỏa thuận, cản trở sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh khác ”, mà “không cần phải có sự nỗ lực phấn đấu trên thương trường”. Trong cuốn “Tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh bất hợp pháp của một số nước và một số bình luận về Luật Cạnh tranh của Việt Nam”, thì thoả thuận hạn chế cạnh tranh được định nghĩa là: “Sự thoả thuận giữa các doanh nghiệp độc lập với nhau về lợi ích kinh tế có mục đích hoặc tác động làm giảm hoặc bóp méo quá trình cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp tham gia thoả thuận có thể là đối thủ cạnh tranh với nhau trên thị trường (thoả 9
  14. thuận ngang) hoặc các doanh nghiệp thuộc các công đoạn khác nhau của quá trình kinh doanh từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng. Mỗi quốc gia khác nhau thường có quan niệm không hoàn toàn giống nhau về thoả thuận hạn chế cạnh tranh ” [9, tr. 269]. Ở những nghiên cứu khác, thoả thuận hạn chế cạnh tranh được mô tả ở dạng khái quát như sau: “Thoả thuận hạn chế cạnh tranh (cartel) là hành vi cấu kết giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để thủ tiêu sự cạnh tranh giữa chúng và ngăn cản sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh khác cũng như sự nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng. Về hình thức, cartel có thể được hình thành thông qua các hợp đồng, các nghị quyết, các thoả thuận ngầm giữa các doanh nghiệp. Hiện nay, thông thường các cartel được thể hiện dưới dạng thoả thuận ngầm để tránh bị phát hiện và sự trừng phạt của pháp luật. Thoả thuận nhằm hạn chế cạnh tranh có thể hình thành theo chiều ngang hoặc chiều dọc của các quy trình kinh doanh” [48, tr. 336]. Hay trong cuốn sổ tay với tiêu đề “Hành vi hạn chế cạnh tranh - Một số vụ việc điển hình của Châu Âu” do Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (MULTRAP) và Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp thực hiện, thì thoả thuận hạn chế cạnh tranh được định nghĩa là: “Những thoả thuận giữa các doanh nghiệp cạnh tranh nhằm ấn định giá hoặc sản lượng hoặc phân chia thị phần, khách hàng - thường được biết đến dưới tên gọi cartel - hoặc các thoả thuận theo đó các bên tham gia đấu thầu ấn định giá bỏ thầu hoặc thoả thuận trước doanh nghiệp sẽ thắng thầu - thường được biết đến dưới dạng đấu thầu thông đồng. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh cũng bao gồm cả các thoả thuận dọc có tác động tiêu cực đến cạnh tranh như thoả thuận ấn định giá bán lại một sản phẩm nhằm ngăn cản nhà phân phối cung cấp ưu đãi cho khách hàng" [16, tr. 7]. 10
  15. Qua các nghiên cứu ở trên, có thể đưa ra khái niệm tổng quát về thoả thuận hạn chế cạnh tranh như sau: “Thoả thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp độc lập với nhau (gọi là các thành viên) để thực hiện các hành vi nhằm mục đích thủ tiêu hoặc hạn chế sự cạnh tranh giữa chúng và qua đó ngăn cản sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh khác cũng như của các doanh nghiệp tiềm năng”. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các đối thủ thiết lập ở nhiều quy trình khác nhau của quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa và nó cũng diễn ra ở các chủ thể tham gia thỏa thuận có vị trí khác nhau trong quá trình này. Dựa trên căn cứ đó, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được chia là các loại sau đây: (i) Thỏa thuận giữa những người bán với nhau (thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường tiêu thụ); (ii) Thỏa thuận giữa những người mua (thông đồng đấu thầu); (iii) Thỏa thuận theo chiều ngang là những thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau trong cùng ngành hàng (thỏa thuận giữa những người bán, giữa các doanh nghiệp); (iv) Thỏa thuận theo chiều dọc là những thỏa thuận giữa doanh nghiệp ở các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa (thỏa thuận giữa doanh nghiệp với đại lý hoặc người bán lẻ hàng hóa của doanh nghiệp); 1.1.1.2. Bản chất pháp lý của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Nghiên cứu để thực hiện điều chỉnh một hiện tượng kinh tế với hậu quả được xác định là đi ngược lại với các lợi ích của cạnh tranh, thì điều quan trọng cần đi sâu tìm hiểu dó chính là bản chất pháp lý của các thoả thuận hạn chế cạnh tranh, hay nói cách khác, đó là các đặc điểm cần xem xét dưới giác 11
  16. độ pháp lý của thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Cũng từ cơ sở nghiên cứu này, cho phép chúng ta xác định các trường hợp miễn trừ, bởi lẽ, không phải thoả thuận hạn chế cạnh tranh nào cũng đưa đến những hậu quả tiêu cực. Nhằm xác định rõ bản chất pháp lý, một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cần được xem xét qua các yếu tố sau: Thứ nhất, về chủ thể, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là những đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trường. Thỏa thuận nhằm hạn chế cạnh tranh được diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trường. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải cùng trên một thị trường liên quan, chúng phải hoạt động độc lập với nhau, các doanh nghiệp không phải cùng tập đoàn kinh doanh hay trong cùng một tổng công ty. Những hành động thống nhất của các công ty trong tổng công ty hoặc tập đoàn hoặc công ty mẹ với công ty con không phải thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, bởi vì suy cho cùng các thành viên này được hợp thành một chủ thể thống nhất. Thứ hai, các doanh nghiệp đã có sự thỏa thuận nhằm hạn chế cạnh tranh. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một trong những hình thức hạn chế cạnh tranh điển hình. Theo đó, các bên tham gia quan hệ có sự bày tỏ ý chí trước chủ thể phía bên kia về việc mong muốn đạt được sự thỏa thuận (về nội dung cụ thể) với chủ thể đó và cũng mong muốn chủ thể phía bên kia chấp nhận ý chí của mình về các nội dung liên quan đến việc hạn chế cạnh tranh. Dưới góc độ xem xét đến các hành vi hạn chế cạnh tranh, sự thoả thuận ở đây có thể được hiểu là sự thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp, các doanh nghiệp tìm được ý chí chung và mục đích của việc tìm kiếm ý chí chung này là hạn chế cạnh tranh. Do đó, có thể hiểu sự thoả thuận này là kết quả của quá trình đàm phán, thương lượng của các doanh nghiệp với nhau 12
  17. liên quan đến một nội dung cụ thể có khả năng gây suy giảm, bóp méo hoặc thủ tiêu cạnh tranh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các doanh nghiệp không thoả thuận một cách trực tiếp với nhau mà “gián tiếp” đạt được sự thoả thuận thông qua quyết định của Hiệp hội mà các doanh nghiệp là thành viên. Sở dĩ chúng ta vẫn coi đó là sự thoả thuận bởi lẽ khi doanh nghiệp tham gia hiệp hội, chấp nhận các cam kết chung của hiệp hội, trong đó chấp nhận cho phép hiệp hội được đưa ra các quyết định và mình tuân theo, thì đây cũng chính là sự thoả thuận của doanh nghiệp, hình thức thoả thuận này gần như là sự “uỷ quyền quyết định” cho hiệp hội và bất luận như thế nào thì doanh nghiệp cũng đồng ý. Ngoài ra, sự thoả thuận này còn có thể thể hiện dưới dạng các cam kết đáp ứng các yêu cầu của một bên hoặc các bên tham gia. Trên thực tế, có trường hợp các doanh nghiệp có các hành vi giống nhau thì cũng chưa thể kết luận là các doanh nghiệp này có sự thoả thuận được bởi lẽ có thể đó là sự ngẫu nhiên trên cơ sở tính toán, xác định của doanh nghiệp. Chỉ coi sự giống nhau về hành vi biểu hiện của doanh nghiệp là sự thoả thuận khi các doanh nghiệp này có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, hay nói cách khác các doanh nghiệp tìm kiếm được ý chí chung mà không bị tác động bởi bất cứ lý do nào. Thứ ba, mục đích của sự thoả thuận là nhằm hạn chế cạnh tranh. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được thể hiện ở dạng thoả thuận theo chiều ngang hoặc thoả thuận theo chiều dọc. Về nội dung, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh rất đa dạng, điều này tùy thuộc vào sự sáng tạo của nhà kinh doanh, tuy nhiên, dù thế nào thì nó cũng sẽ làm triệt tiêu tính cạnh tranh giữa các nhà kinh doanh tham gia thỏa thuận trên thị trường. Biểu hiện cụ thể của các thoả thuận này được thể hiện thông qua các thoả thuận về giá, về phân chia thị trường và cung ứng dịch vụ; thoả thuận về chất lượng, số lượng; thoả thuận về loại bỏ khỏi thị trường hoặc ngăn cản các doanh nghiệp tiềm năng 13
  18. Sự thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp tham gia sự thoả thuận nhằm gây thiệt hại cho các khách hàng hoặc các doanh nghiệp tiềm năng. Với khách hàng, lợi ích trực tiếp bị thiệt hại là họ không được hưởng những lợi ích về chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm ; còn với doanh nghiệp tiềm năng, họ không có cơ hội để tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh đang tồn tại sự cạnh tranh thông thường. Như vậy, với sự liên kết của các doanh nghiệp tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh, các doanh nghiệp này tạo thành một sức mạnh để khống chế khách hàng theo những chuẩn mực mà các doanh nghiệp này đặt ra về giá cả, kỹ thuật, công nghệ, điều kiện ký kết hợp đồng Ngoài ra, các doanh nghiệp tham gia thoả thuận cũng có thể đưa ra các điều kiện bất lợi trong việc thiết lập các giao dịch đối với các doanh nghiệp không tham gia sự thoả thuận. Thứ tư, về hình thức, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định. Về hình thức biểu hiện, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp hoặc công khai hoặc bí mật, mà thông thường là bí mật. Để chứng minh cho hành vi của các doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh giữa các doanh nghiệp đã tồn tại một hợp đồng, bản ghi nhớ, biên bản họp về một thỏa thuận công khai hoặc ngầm nhằm đồng ý về giá, về sản lượng, phân chia thị trường, tức là, có chứng cứ để chứng minh các nhà quản lý doanh nghiệp đã bàn bạc, thống nhất về nội dung cùng hành động nhằm hạn chế cạnh tranh Luật Mẫu về cạnh tranh của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc quy định hình thức của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể bất kể là thỏa thuận ngầm định, bằng lời nói hay bằng văn bản, chính thức hay không chính thức. Luật Cạnh tranh của Việt Nam cũng như của nhiều quốc gia khác không đề cập đến hình thức biểu hiện của thỏa thuận hạn chế cạnh 14
  19. tranh phải thể hiện bằng văn bản, bằng miệng, bằng hành vi cụ thể hay bất cứ một hình thức nào khác, mà chỉ xác định là các thoả thuận đó nhằm hạn chế cạnh tranh. Trên thực tế, việc xác định hình thức thể hiện của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tra và xử lý các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm - mặc dù hình thức pháp lý của một thoả thuận không ảnh hưởng gì đến hậu quả pháp lý nếu xác định được sự thoả thuận. Mặc dù việc xác định hình thức pháp lý của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không phải là tiêu chí bắt buộc khi đánh giá tính hợp pháp của một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và vì thế, từ phương diện pháp luật tố tụng cạnh tranh, các hình thức kể trên đều có thể được chấp nhận. Đáng lưu ý là, hầu hết các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều tồn tại dưới hình thức thoả thuận ngầm, nên việc nhận dạng, đấu tranh và phát hiện chúng bằng việc thu thập những chứng cứ thông thường như: bản hợp đồng, biên bản cuộc họp, hoá đơn điện thoại, bản fax, nội quy là hết sức khó khăn. Bởi vậy, trên thực tế, cơ quan quản lý cạnh tranh ở các nước còn sử dụng các thông tin nghiệp vụ của các lực lượng chức năng (an ninh, tình báo kinh tế), thông tin chuyên môn của các cơ quan thống kê, thuế, hải quan để chuyển hóa chứng cứ trong quá trình xử lý. Thứ năm, về hậu quả, các thoả thuận hạn chế cạnh tranh đã làm cản trở cạnh tranh trên thị trường. Về hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là làm giảm, sai lệch và cản trở cạnh tranh trên thị trường, hay nói cách khác, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ xóa bỏ cạnh tranh giữa các đối thủ, giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận bằng sự thống nhất hành động. Các doanh nghiệp là đối thủ của nhau sẽ tạo ra những thỏa thuận chung, những tiêu chuẩn chung về giá, về kỹ thuật, về công nghệ, về điều kiện giao dịch và những đối thủ này không còn 15