Luận văn Thơ nôm đường luật của Nguyễn Đình Chiểu: Diện mạo và đóng góp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thơ nôm đường luật của Nguyễn Đình Chiểu: Diện mạo và đóng góp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_tho_nom_duong_luat_cua_nguyen_dinh_chieu_dien_mao_v.doc
Nội dung text: Luận văn Thơ nôm đường luật của Nguyễn Đình Chiểu: Diện mạo và đóng góp
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN HOÀI THU THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU: DIỆN MẠO VÀ ĐÓNG GÓP Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Thu Hằng Thái Nguyên - Năm 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: “Thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu: diện mạo và đóng góp” với các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác, hoàn toàn là công trình nghiên cứu của tôi. Tác giả luận văn Trần Hoài Thu i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
- LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên. Các thầy cô ở Viện Văn học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội , trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Dương Thu Hằng người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình viết luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã thường xuyên động viên, khích lệ tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Mặc dù tôi có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô và bạn bè đồng nghiệp quan tâm đến đề tài này. Tác giả luận văn Trần Hoài Thu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN ii
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 8 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8 1.1. Thơ Nôm Đường luật và các chặng đường phát triển 8 1.1.1. Thơ Nôm Đường luật 8 1.1.2. Các chặng đường phát triển của thơ Nôm Đường luật 10 1.2. Đôi nét đặc sắc về tác gia Nguyễn Đình Chiểu và mảng thơ Nôm Đường luật 16 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp 16 1.2.2. Khái quát chung về thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu 21 Chương 2. DIỆN MẠO VÀ ĐÓNG GÓP CỦA THƠ THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VỀ MẶT NỘI DUNG 24 2.1. Cảm hứng yêu nước mãnh liệt 24 2.1.1. Cảm hứng về các nhân vật lịch sử 23 2.1.2. Cảm hứng về tình hình chiến sự và hiện thực lịch sử 30 2.2. Quan niệm văn chương 35 2.2.1. Quan niệm văn chương mang tính chiến đấu 36 2.2.2. Quan niệm mới về người anh hùng 41 Chương 3. DIỆN MẠO VÀ ĐÓNG GÓP CỦA THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VỀ MẶT NGHỆ THUẬT 47 3.1. Hình ảnh và ngôn ngữ 47 3.1.1. Hình ảnh thiên nhiên ẩn dụ 47 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
- 3.1.2. Ngôn ngữ thuần Việt địa phương 53 3.2. Thể loại và giọng điệu 70 3.2.1. Thể thơ 70 3.2.2. Giọng điệu 78 KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC 94 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc. Là “cánh chim đầu đàn trong phong trào văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ XIX”, tên tuổi ông tượng trưng cho lòng yêu nước của nhân dân miền Nam và văn thơ của ông là những trang viết bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống thực dân phương Tây ngay từ những buổi đầu chúng đặt chân lên đất Việt. Nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu còn là một trong số ít các nhà thơ trung đại sáng tác thành công ở nhiều thể loại, tiêu biểu như: Văn tế, truyện thơ Nôm, thơ Nôm Đường luật và thể loại nào cũng đạt được thành tựu nhất định. Trên thực tế, truyện thơ Nôm và văn tế của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận trên mọi phương diện. Riêng mảng thơ Nôm Đường luật, theo khảo sát của chúng tôi, có một số lượng khá lớn: 75 bài thơ, nhưng đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách đầy đủ và có hệ thống. Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Chiểu là một tác gia văn học được đưa vào giảng dạy trong nhà trường với nhiều đoạn trích trong tác phẩm Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và một số bài thơ Đường Nôm luật như: Chạy giặc, Ngóng gió đông Vì vậy, nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu: diện mạo và đóng góp” với hy vọng góp thêm một góc nhìn mới về một tác giả đã quen thuộc lâu nay. 2. Lịch sử vấn đề Kể từ khi bản in truyện Lục Vân Tiên ra đời năm 1865, cho đến nay đã có hàng trăm bài báo, rất nhiều chuyên luận, công trình nghiên cứu quy mô về Nguyễn Đình Chiểu và các sáng tác của ông. Quá trình nghiên cứu là một sự tiếp nối kéo dài từ năm này sang năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
- không chỉ dừng lại ở phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn thu hút được nhiều sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia nước ngoài như: Gabriel Aubaret, Abel des Michels, Eugène Bajot, E. Hoeffel Những bài báo, công trình nghiên cứu của các thế hệ độc giả qua từng thời kỳ đã có những đóng góp rất quý báu, từng bước làm mở rộng hơn và sâu sắc hơn nữa các góc độ nghiên cứu về tác gia Nguyễn Đình Chiểu. Nghiên cứu từng tác phẩm, từng thể loại sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu cũng như mối quan hệ giữa các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với cuộc đời ông, đã có nhiều học giả và nhiều nhà nghiên cứu thực hiện. Nhưng đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống và chi tiết về “Thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu: diện mạo và đóng góp” thì chưa có công trình nào độc lập, mà chỉ ở dạng khát quát sơ lược . Vũ Đình Liên với cuốn sách “Nguyễn Đình Chiểu” (1958), đã dành hẳn một chương viết về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu. Trong chương này, Vũ Đình Liên cũng đã điểm qua các tác phẩm viết theo thể Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu về nội dung tư tưởng. Tuy nhiên tác giả viết mới tập trung nghiên cứu về các thể loại hịch, văn tế. Trong cuốn “Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” (1963), các tác giả đã tập hợp, giới thiệu sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu ở hầu hết các thể loại. Những tác phẩm này được sắp xếp theo trình tự thời gian sáng tác, trong đó có tổng hợp, sưu tầm khá đầy đủ những bài thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu, nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở việc tổng hợp, chú giải. “Mấy vấn đề về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” (1964), tập kỷ yếu do tổ văn học cổ đại và cận đại thuộc Viện văn học sưu tầm, giới thiệu những kết quả nghiên cứu tiêu biểu về con người và các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Trong lời giới thiệu về tập sách, các tác giả biên soạn đã tổng kết qua việc nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Các nhà biên soạn đã đưa ra nhận xét, thời Pháp thuộc, việc nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu còn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 2
- bị nhiều hạn chế và vướng mắc: “Hầu như người ta chỉ biết có truyện Lục Vân Tiên ( ) phần thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu thì thực dân Pháp đã cố tình dìm đi không cho phổ biến” [19, tr.156]. Trong giáo trình “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVII, nửa đầu thế kỷ XIX” sau khi nói về cuộc đời sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, về tác phẩm Lục Vân Tiên và mảng thơ văn yêu nước của ông, Nguyễn Lộc cũng đã đề cập qua việc nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Qua đó ông nhấn mạnh: “Trước cách mạng người ta biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả Lục Vân Tiên, còn thơ văn yêu nước của ông ít người biết đến” [27, tr.700]. Theo Nguyễn Lộc thì: “Phải đến sau cách mạng tháng Tám, nhất là sau khi hòa bình lập lại, trên miền Bắc, chúng ta có điều kiện sưu tầm rộng rãi thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, những công trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu theo quan điểm Mác xít, thì địa vị của nhà thơ trong văn học mới dần được xác định đúng mức” [27, tr.701]. Từ nhận xét của các nhà nghiên cứu ta có thể thấy, ngoài truyện Lục Vân Tiên thì giai đoạn trước cách mạng, các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, trong đó có những bài thơ Nôm Đường luật chưa phổ biến và được đông đảo độc giả biết đến. Vì vậy, việc nghiên cứu hầu như là không có. Năm 2003, các tác giả cuốn “Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm” đã sưu tập chọn lọc những bài nghiên cứu phê bình, tiểu luận, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về Nguyễn Đình Chiểu cũng như thơ văn của ông. Trong 35 bài nghiên cứu, tác phẩm Lục Vân Tiên được các nhà nghiên quan tâm dưới nhiều góc độ, nhiều mặt, nhiều khía cạnh và phương diện khác nhau. Nghiên cứu về mặt nội dung của tác phẩm ta thấy có “Truyện Lục Vân Tiên và vấn đề quan hệ đạo đức và thẩm mĩ” (1982) của Lâm Vinh, hay “Tính nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu” (1982) của Phan Ngọc, hoặc Nguyễn Đức Sự với “Sự vận dụng Nho giáo trên lập trường nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu” (1977). Dưới góc độ thi pháp, ta có thể kể đến Nguyễn Phong Nam với 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
- “Nguyễn Đình Chiểu từ quan điểm thi pháp học” (1998). Trong phương diện tìm hiểu vị trí của tác giả và tác phẩm, Huỳnh Kì Sở có viết: “Ảnh hưởng của Nguyễn Đình Chiểu qua truyện thơ Lục Vân Tiên trong đời sống tinh thần của nhân dân Bến Tre” (1982). Nhà nghiên cứu Thạch Phương - Mai Quốc Liên với cuốn sách “Nguyễn Đình Chiểu qua trang đời, trang văn” có viết: “Bài văn của Nguyễn Đình Chiểu đã gợi dậy không khí của cả một cuộc chiến đấu bi hùng. Cuộc chiến đấu đó là của những người nông dân, như Nguyễn Đình Chiểu nói trong văn tế, không vũ khí, nhưng vì lòng căm thù giơ gậy làm cờ, chặt cây làm giáo, đánh giặc với khí thế có thể sánh với những chuyện dũng cảm tương tự trong thiên cổ” [41, tr.350]. Đứng trên bình diện tìm hiểu về nguồn gốc của tác phẩm, Lê Hữu có bài viết “Để có một văn bản Lục Vân Tiên gắn liền với nguyên tác hơn” (1998). Xét trên góc độ từ ngữ, chúng ta có thể kể đến một vài tác phẩm: “Tiếng địa phương miền Nam trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu” (1982) của Nguyễn Hoàng Tuệ - Phạm Văn Hảo - Lê Văn Trường, hay “Lời dẫn (cho truyện Lục Vân Tiên)” của Nguyễn Thạch Giang. Tuy nhiên, ngoài tác phẩm Lục Vân Tiên, các sáng tác khác dường như chưa được chú ý đúng mức, đặc biệt là mảng thơ Nôm Đường luật. Trong cuốn sách, có duy nhất bài viết của tác giả Chu Văn Sơn đưa ra: “Mấy nhận xét về thơ luật Đường của Nguyễn Đình Chiểu” (1982). Trong đó, tác giả viết “Thơ luật Đường của Nguyễn Đình Chiểu được thu thập từ các nguồn thơ chống Pháp (những sáng tác độc lập riêng biệt) hoặc từ các tác phẩm dài hơi hơn (Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp) có những bài mang nội dung độc lập, có những bài lại gắn liền với nội dung các tác phẩm bao hàm nó” [41, tr.531]. Và đến cuối cùng tác giả đưa ra nhận định: “Tuy có những hạn chế như trên, nhưng những đóng góp của ông về nội dung tư tưởng, về nghệ thuật vào thể loại thơ này của văn học nước ta như đã phân tích, là điều cần được khẳng định” [41, tr.535]. Bài viết có đề cập tới vấn đề nội dung, nghệ thuật trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu nhưng vẫn chỉ dừng lại ở góc độ khái quát sơ lược qua một số tác phẩm chứ không phải toàn bộ 75 bài thơ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 4
- Là một thể loại đặc biệt, thơ Nôm Đường luật lâu nay đã trở thành một địa hạt thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Lã Nhâm Thìn đã chọn đề tài “Thơ Nôm Đường luật từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đến thơ Hồ Xuân Hương” làm đề tài cho luận án Phó tiến sĩ của mình. Trong luận án, Lã Nhâm Thìn đã bước đầu tìm hiểu về thơ Nôm Đường luật giai đoạn này và đưa ra kết luận: “Có thể thấy bội số chung nhỏ nhất của các yếu tố cấu thành thơ Nôm Đường luật là tính chất đời thường, sự giản dị, tinh thần tự do, xu hướng tâm trạng hóa. Nói một cách khái quát và ngắn gọn, mã của thơ Nôm Đường luật được xác định bởi chất Nôm của thể loại” [42]. Sau luận án Phó tiến sĩ, Lã Nhâm Thìn có cho xuất bản cuốn sách “Thơ Nôm Đường luật” (1998). Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày về quá trình phát triển, đặc trưng bản chất thể loại của thơ Nôm Đường luật. Ngoài ra tác giả còn tuyển chọn các tác phẩm thơ Nôm Đường luật tiêu biểu và bình chú những bài thơ hay. Sau Lã Nhâm Thìn, Nguyễn Thanh Trúc tiếp tục chọn đề tài “Thơ Nôm Đường luật từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương” làm luận án Phó tiến sĩ. “Nằm trong hướng nghiên cứu thơ Nôm Đường luật, từ góc độ thể loại văn học, luận án tập trung nghiên cứu thể loại này trong giai đoạn từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương, coi như thuộc thế kỷ XIX là giai đoạn phát triển đến đỉnh cao của thể loại, mà điểm trọng yếu là tìm hiểu xác định những đặc trưng của nó về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật” [46, tr.9]. Trong luận án, Nguyễn Thanh Trúc đã tập trung nghiên cứu 450 bài thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt chữ Nôm từ Hồ Xuân Hương đến Tú Xương của 19 tác giả và một số bài thơ khuyết danh. Trong đó, Nguyễn Thanh Trúc đã khảo sát 32 bài thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu. Vì việc nghiên cứu khảo sát chung với 18 nhà thơ khác nên thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu chưa thực sự được nghiên cứu độc lập, cụ thể và có hệ thống . Như vậy, việc nghiên cứu thơ văn nói chung, thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu nói riêng cũng đã được một số nhà nghiên cứu tìm hiểu 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
- trên phương diện nội dung và hình thức, và đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đặt “Thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu” thành đối tượng nghiên cứu chính để chỉ rõ diện mạo và đóng góp của mảng thơ này đối với sự nghiệp văn chương của nhà thơ mù đất Đồng Nai cũng như đối với tiến trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu này với hi vọng sẽ góp thêm một góc nhìn mới mẻ về tác gia Nguyễn Đình Chiểu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng chính của luận văn là các bài thơ Nôm viết theo thể Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu in trong cuốn “Từ ngữ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” Nxb thành phố Hồ Chí Minh (1987). Trong chừng mực có thể chúng tôi sẽ so sánh với thơ Nôm Đường luật của các tác giả khác để làm rõ đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật Nguyễn Đình Chiểu. - Một số tài liệu nghiên cứu có liên quan đến luận văn. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích của luận văn này là nghiên cứu chỉ ra diện mạo và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu qua các sáng tác viết theo thể loại thơ Nôm Đường luật, từ đó góp thêm một góc nhìn đầy đủ hơn về một tác giả đã quen thuộc lâu nay. -Để thực hiện mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ chính sau: + Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến luận văn. + Khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu để chỉ ra những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật, cũng như đóng góp của ông cho thể loại thơ Nôm Đường luật nước nhà. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử Mỗi tác phẩm khi ra đời đều có tọa độ thời gian của nó. Vì vậy, để hiểu được nội dung của tác phẩm và tư tưởng của nhà thơ, khi nghiên cứu phải đặt tác phẩm vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 6
- - Phương pháp thống kê, liệt kê Phương pháp này được sử dụng trong quá trình khảo sát văn bản, tìm hiểu về từ láy, điển tích điển cố và thi liệu Hán học - Phương pháp hệ thống Là phương pháp được vận dụng để nghiên cứu, phân tích hệ thống đề tài, ngôn ngữ, nhịp thơ. - Phương pháp so sánh Phương pháp này được sử dụng linh hoạt trong quá trình phân tích để tạo ra tương quan so sánh nhằm chỉ ra sự tiếp nối cũng như những sáng tạo mới mẻ, riêng biệt của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp phân tích tổng hợp Là phương pháp dùng để cụ thể hóa từng đối tượng nhằm tìm hiểu, phân tích chi tiết. Trên cơ sở đó đưa ra những kết luận tổng hợp về vấn đề nghiên cứu. 6. Đóng góp mới của luận văn - Luận văn lần đầu tiên khảo sát, nghiên cứu thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu một cách toàn diện và có hệ thống. Qua đó chỉ ra diện mạo và những đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu về thể loại thơ Nôm Đường luật trong tiến trình văn học Việt Nam trung đại. - Luận văn góp phần bổ sung một tài liệu hữu ích cho quá trình học tập, nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu nói chung và mảng thơ Nôm Đường luật của ông nói riêng. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề chung liên quan đến đề tài Chương 2. Diện mạo và đóng góp của thơ Nôm Đường luật Nguyễn Đình Chiểu về mặt nội dung. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
- Chương 3. Diện mạo và đóng góp của thơ Nôm Đường luật Nguyễn Đình Chiểu về mặt nghệ thuật. NỘI DUNG Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Thơ Nôm Đường luật và các chặng đường phát triển 1.1.1. Thơ Nôm Đường luật Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Nôm Đường luật là một hiện tượng vừa tiêu biểu vừa độc đáo. Tiêu biểu ở chỗ nó phản ánh những điều kiện, bản chất, quy luật của quá trình giao lưu tiếp nhận văn học. Độc đáo bởi thơ Nôm Đường luật tuy mô phỏng thể thơ ngoại lai (Đường luật Hán) nhưng trong quá trình phát triển, nó lại trở thành thể loại văn học dân tộc, có địa vị đáng kể bên cạnh các thể loại văn học thuần túy của dân tộc như: Truyện thơ viết theo thể lục bát, ngâm khúc viết theo thể song thất lục bát và hát nói. Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt Nam, là một thể loại lớn của văn học trung đại Việt Nam cả về số lượng và thành tựu nghệ thuật. Với sự ra đời của thơ Nôm Đường luật, văn học Việt Nam chính thức xuất hiện dòng văn học viết Tiếng Việt, tồn tại song hành phát triển cùng dòng văn học chữ Hán. Theo Lã Nhâm Thìn trong “Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại” thì: “Khái niệm thơ Nôm Đường luật là bao hàm những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo luật Đường hoàn chỉnh và cả những bài thơ viết theo thơ luật Đường phá cách, có những bài xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào bài thơ thất ngôn” [43]. Tuy nhiên, để thưởng thức được cái hay, cái đẹp của những tác phẩm thơ Nôm Đường luật cần phải nắm rõ bản chất của thể thơ này. Điểm mấu chốt tạo nên cái hay của mỗi bài thơ Nôm Đường luật là sự kết hợp hài hòa giữa “yếu tố Nôm” và “yếu tố Đường luật”. Chính sự hòa quyện, đan xen của hai yếu tố này đã tạo nên giá trị của mỗi tác phẩm thơ Nôm Đường luật. Tuy nhiên, mỗi yếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 8
- tố đó lại có những giá trị biểu đạt, giá trị biểu cảm và giá trị thẩm mỹ khác nhau và khi cần có thể tách ra để nhận diện. Đường luật là khái niệm dùng để chỉ thể thơ có cách luật chặt chẽ xuất hiện từ thời nhà Đường (Tang) - Trung Quốc. Khi sử dụng thể thơ này, các nhà thơ phải tuân thủ các qui định chặt chẽ, nghiêm ngặt đã đặt ra thì mới được công nhận. Khi phong kiến phương Bắc - Trung Quốc xâm lược nước ta, trong quá trình giao lưu và tiếp nhận văn hóa, các nhà thơ Việt Nam cũng tuân thủ những quy tắc đó nên sáng tác văn học thời trung đại chịu sự chi phối chồng chéo của những quy phạm. Vì vậy, có thể nói trong thơ Nguyễn Đình Chiểu “yếu tố Đường luật” là yếu tố mang tính quy phạm. Tính quy phạm là những quy định chặt chẽ trong những phạm vi giới hạn đã được định sẵn mà tác giả văn học buộc phải tuân theo trong quá trình sáng tác . “Yếu tố Nôm” trong thơ Nôm Đường luật được xây dựng bằng hai nội dung. Thứ nhất, đó là những gì thuộc về dân tộc. Thứ hai là những gì thuộc về dân dã, bình dị (Nôm là đọc biến âm của Nam và Nôm còn được hiểu là nôm na, dân dã). “Yếu tố Nôm” được biểu hiện ở các mặt đề tài, chủ đề hướng tới những vấn đề của đất nước, dân tộc. Biểu hiện về mặt ngôn ngữ là chữ Nôm, từ Việt, ngôn ngữ văn học dân gian, ngôn ngữ đời sống. Về hình ảnh là những hình ảnh chân thực, bình dị, dân dã. Những thứ như: bèo, muống, mùng, chó mèo, gà, cá vốn rất gần gũi, quen thuộc với văn học dân gian nhưng lại xa lạ với văn chương bác học. Nay được đưa vào trong thơ Nôm với những vẻ đẹp mới mẻ mà chính các nhà thơ Nôm Đường luật là người phát hiện ra, đem đến cho người đọc cảm nhận mới lạ trong chính cuộc sống lao động sinh hoạt hàng ngày. Sự xuất hiện của “yếu tố Nôm” đã tạo nên một luồng gió mới cho thơ ca trung đại. “Yếu tố Nôm” vừa khẳng định ý thức dân tộc của các nghệ sỹ, vừa khẳng định nét đẹp trong văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Đưa “yếu tố Nôm” vào thơ ca cũng là đưa thơ ca dần trở về với cuộc sống, đồng thời mở ra một thời đại mới cho nền văn học trung đại. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
- Như đã nói ở trên, thơ Nôm Đường luật là sự kết hợp đồng thời của cả “yếu tố Nôm” và “yếu tố Đường luật”. Hai yếu tố này vừa có tác động xuyên thấu vào nhau nhưng đồng thời lại có sự độc lập tương đối. Nếu như “yếu tố Đường luật” mang tính quy phạm, thì “yếu tố Nôm” lại là những yếu tố mang tính bất quy phạm. Các nhà thơ Nôm Đường luật một mặt tiếp thu những tinh hoa thành tựu của thơ Đường luật nhưng lại phá cách, giải tỏa những khuôn khổ gò bó của thể thơ, không chịu gò mình mà tự cởi bỏ khỏi những khuôn khổ những quy định ràng buộc trong quá trình sáng tác. 1.1.2. Các chặng đường phát triển của thơ Nôm Đường luật Cho đến nay, chúng ta khó có thể nói một cách chính xác thời điểm ra đời và thời điểm kết thúc của thơ Nôm Đường luật ở thế kỷ nào, chỉ biết nó ra đời sau văn học viết bằng chữ Hán. Theo Lã Nhâm Thìn, thơ Nôm Đường luật trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển và giai đoạn kết thúc. Giai đoạn hình thành. Năm 938, sau chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán, thiết lập nên một nhà nước phong kiến tự chủ Việt Nam. Đất nước độc lập, nhiệm vụ kiến quốc nảy sinh nhu cầu phải xây dựng được một nền văn hóa có bản sắc dân tộc. Nhu cầu bức thiết đấy đã thúc đẩy sự hình thành và sự ra đời của chữ Nôm. Dựa trên bộ chữ Hán, chữ Nôm ra đời và dần được hoàn thiện. Theo sử sách, người Việt đã dùng nó vào sáng tác văn chương ở thế kỷ XIII. Các tác giả ở thế kỷ X - XIV đã sử dụng chữ Nôm để Việt hóa thành công hai thể loại văn học ngoại nhập đó là thơ Đường luật và Phú. Người có công đầu tiên trong việc này là Hàn Thuyên. “Đại Việt sử ký toàn thư” có từng ghi lại: “Nhâm Ngọ (Thiên Bảo) năm thứ tư (1282) mùa thu, tháng tám Bấy giờ có cá sấu đến sông Lô. Vua sai thượng thư Hình bộ là Nguyễn Thuyên làm văn ném xuống sông. Con cá sấu tự đi mất. Vua cho là việc này giống như việc của Hàn Dũ, cho đổi họ là Hàn Thuyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 10
- Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc âm. Nước ta thơ phú dùng nhiều quốc âm, thực bắt đầu từ đây” [30, tr.48]. Lấy hiện tượng Hàn Thuyên, người ta cho rằng thơ Nôm Đường luật được ra đời từ đó. Mặc dù cho đến ngày nay, những nhà nghiên cứu chưa tìm thấy một văn bản thơ Nôm Đường luật nào của Hàn Thuyên còn lưu lại ở thế kỷ XIII. Song chúng ta có thể đặt niềm tin vào các sự kiện được ghi chép lại trong “Đại Việt sử ký toàn thư” bởi đây là bộ chính sử, ghi lại những sự kiện quan trọng của nước ta thời bấy giờ. Các giai đoạn phát triển Quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật có thể xác định từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (đầu thế kỷ XV) đến thơ Hồ Xuân Hương (cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XIX). Trải qua năm thế kỷ, thơ Nôm Đường luật đã đi từ thể nghiệm đến ổn định, phát triển rực rỡ. Nếu Nguyễn Trãi là người mở đầu cho con đường Việt hóa thì bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã tạo nên bước ngoặt lớn đưa thơ Nôm Đường luật vào con đường Việt hóa hoàn toàn ở thế kỷ XIX. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của thơ Nôm Đường luật. Thơ Nôm giai đoạn này đã trải qua những bước thăng trầm và khi Nho giáo chiếm được vị trí độc tôn trong thượng tầng kiến trúc phong kiến thì cũng chính là lúc thơ Nôm Đường luật khẳng định vị trí của mình trong dòng chảy văn học dân tộc. Đó là những thành tựu rực rỡ ở thế kỷ XV thành tựu lớn ở thế kỷ XVI, kém phát triển hơn ở thế kỷ XVII. Người có công lớn đầu tiên trong việc“cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam” chính là Nguyễn Trãi. Với sự xuất hiện của văn bản viết tay Quốc âm thi tập thì tập đại thành thơ Nôm này đã trở thành “tác phẩm mở đầu cho nền văn học cổ điển Việt Nam” (Xuân Diệu). Lịch sử văn học Việt Nam trên thực tế đã có một thể thơ mới - thơ Nôm Đường luật. Nguyễn Trãi được xem “là nhà thơ rất có ý thức trên con đường tìm tòi một thể thơ dân tộc ít nhiều thoát ly Đường luật trong khi vẫn giữ phong cách chung của thơ Đường luật” 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
- [23]. Nói như vậy, tác giả Đinh Gia Khánh muốn khẳng định sự đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi trong tập thơ cả về phương diện nội dung và hình thức. Với 254 bài thơ, hình ảnh Nguyễn Trãi hiện lên trong Quốc âm thi tập là một người nghệ sĩ đa tài, có tâm hồn nhạy cảm luôn đón nhận mọi rung động từ cuộc sống. Ông ca ngợi vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên, đất nước với một tấm lòng tin yêu rộng mở. Thế nhưng đằng sau cái nhàn của một nhà Nho từ bỏ chốn bụi trần, hòa mình vào thiên nhiên cảnh vật lại là một bức tượng đài về một người anh hùng cứu nước vĩ đại. Một cái tôi suốt đời “âu việc nước, đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung”. Quốc âm thi tập không chỉ có nội dung phong phú mà còn là tập thơ có giá trị nghệ thuật quan trọng đối với tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc. Tác phẩm là bằng chứng ghi nhận sự nỗ lực lớn lao của Nguyễn Trãi, mọi cố gắng của nhà “khai sơ phá thạch”, để “xây dựng một lối thơ Việt Nam” trên cơ sở tiếp thu vận dụng một thể thơ có sẵn trong văn học Trung Quốc. Tiếp thu có sáng tạo, Nguyễn Trãi không tuân thủ tính quy phạm chặt chẽ, gò bó của thơ Đường. Ông đem đến cho Quốc âm thi tập một luồng gió mới với cách tân tiến bộ, thể hiện mạnh mẽ xu hướng phá cách trong sáng tác Nôm Đường luật. Nguyễn Trãi đã khéo léo tinh tế trong việc lựa chọn đề tài, chủ đề, hạn chế việc sử dụng ngôn ngữ Hán, các điển tích, điển cố, thay vào đó là sử dụng tối đa ngôn ngữ dân tộc. Đặc biệt là thành ngữ, tục ngữ, ca dao từ kho tàng văn học dân gian để làm chất liệu trong sáng tác thơ Nôm của mình. Ông đưa vào trong thơ hình ảnh dân dã, bình dị đời thường khác hẳn văn chương bác học. Nguyễn Trãi đã tìm tòi và trải nghiệm một lối thơ riêng, tạo nên một âm điệu mới cho thể thơ thất ngôn xen lục ngôn: Đưa câu sáu chữ xen vào những câu thơ bảy chữ. Nói như Giáo sư Lê Trí Viễn: “Thể thơ lục ngôn, nói đúng hơn là thể thất ngôn có chen vào những câu lục ngôn là một thay đổi có thể là một thí nghiệm tìm tòi một âm điệu mới ra ngoài khuôn phép luật Đường” [49, tr.54]. Quốc âm thi tập có vị trí đặc biệt quan trọng trong vườn hoa văn học dân tộc. Tác phẩm cũng có ảnh hưởng lớn tới hàng loạt các sáng tác giai đoạn sau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 12
- Hồng Đức quốc âm thi tập ra đời ở nửa cuối thế kỷ XV là bước phát triển tiếp theo của thơ Nôm Đường luật. Một mặt “Hồng Đức quốc âm thi tập kế thừa nội dung dân tộc ở Quốc âm thi tập”, mặt khác nội dung phản ánh đã có xu hướng xã hội hóa rõ rệt. Hồng Đức quốc âm thi tập thể hiện sự tìm tòi của Lê Thánh Tông và các tác giả đương thời trong việc tìm cho thơ Nôm Đường luật những chức năng mới: Đó là việc dùng thơ Nôm Đường luật để trào phúng và tự sự. Hiện tượng này tuy chưa được xem là tiêu biểu nhưng cũng gây được ấn tượng cho các nhà nghiên cứu. Thể thơ sáu chữ xen bảy chữ trong Hồng Đức quốc âm thi tập vẫn được Lê Thánh Tông kế tục từ Quốc âm thi tập, và có phần phát triển mạnh mẽ hơn với những bài thơ hoàn toàn bằng lục ngôn. Từ láy biểu hiện rõ đặc tính dân tộc của ngôn ngữ đã trở thành hiện tượng trong Hồng Đức quốc âm thi tập. Nó làm cho “chất dân tộc” trong tác phẩm được tăng cường, phát huy mạnh mẽ hơn so với sáng tác của Nguyễn Trãi. Sử dụng nhiều, sử dụng thành công và nỗ lực sáng tạo nên lớp từ láy phong phú đa dạng của các tác giả đã góp phần làm nên tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập “đậm đà phong vị dân tộc”. Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự tiếp nối và phát triển từ Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập. Xét về quy mô số lượng thì Bạch Vân quốc ngữ thi tập không thể bằng với hai tác phẩm thơ Nôm Đường luật thế kỷ XV. Song, với trên 170 bài thơ, tập thơ của Trình Quốc Công in một dấu mốc quan trọng đối với quá trình vận động và phát triển của thể loại thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Đề tài, chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập cũng không đậm nét như trong thế kỷ XV. Nét nổi bật trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là những đề tài, chủ đề mang tính chất xã hội. “Tư duy thế sự” tạo cho Nguyễn Bỉnh Khiêm một phong cách triết gia không thể nhầm lẫn với bất cứ một tác gia văn học nào trước và sau đó. Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tiếp tục kế thừa xu hướng phá cách trong sáng tác thơ Nôm Đường luật, song số lượng những câu thơ sáu chữ đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
- đóng góp của Trạng Trình cho xu hướng Việt hóa và quá trình dân chủ hóa ở thể loại này là điều không thể phủ nhận. Bùi Duy Tân nhận xét: “Thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được Việt hóa thêm một bước, nhất là về mặt ngôn ngữ” [37, tr.155]. Nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên cũng nhận xét: “Nguyễn Bỉnh Khiêm đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng thơ Tiếng Việt ( ) ông tiếp tục cái quá trình sử dụng và khống chế chất liệu ngôn ngữ thuần Việt. Đặc biệt là đưa vào những chất liệu thường ngày, những câu chữ xuất từ ca dao, tục ngữ, từ tiếng nói bình dân. Đó là quá trình dân chủ hóa nền văn học dân tộc, một quá trình vĩ đại” [22, tr.107]. Sau Nguyễn Bỉnh Khiêm đến trước Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật phát triển với nhịp độ bình thường. Sau hơn một thế kỷ phát triển với nhịp độ bình thường, không có những thành tựu lớn về tác giả và tác phẩm, bước sang nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, thơ Nôm Đường luật bắt đầu khởi sắc trở lại. Hiện tượng Hồ Xuân Hương xuất hiện ở giai đoạn này đã tạo nên sự giao thoa giữa hai nền văn học: Văn học viết và văn học dân gian. Hồ Xuân Hương đã tiếp tục kế thừa xu hướng dân tộc hóa ở các tác giả của thời kỳ trước, đồng thời đã chuyển nhanh thể loại thơ Nôm Đường luật trên con đường dân chủ hóa nội dung và hình thức nghệ thuật. Như đã nói ở trên, nếu Nguyễn Trãi là người “khai sơn phá thạch” với những thể nghiệm bước đầu để mở đầu cho một lối thơ dân tộc thì Hồ Xuân Hương là người tạo nên sự ổn định trong chính chỉnh thể của nó. Theo Nguyễn Đăng Na: “So trước nhìn sau mọi người đều thừa nhận rằng thơ Hồ Xuân Hương là rực rỡ nhất vì hình thức thơ đẹp hơn, dân tộc hơn và đại chúng hơn cả”. Để làm nên diện mạo của thơ Nôm Đường luật giai đoạn này không chỉ có nét hương xuân của thi sỹ họ Hồ, mà còn có những khuôn mặt tiêu biểu: Nguyễn Công Trứ, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ với những tình cảm chân thành, phóng khoáng, cuộc sống đời thường diễn đạt bằng lời thơ giản đơn, bình dị cũng góp phần không nhỏ vào quá trình dân chủ hóa nội dung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 14