Luận văn Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội

pdf 87 trang vuhoa 25/08/2022 7221
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_thi_hanh_phap_luat_ve_ve_sinh_an_toan_thuc_pham_o_c.pdf

Nội dung text: Luận văn Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN MAI VÂN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở CẤP PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2013 i
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN MAI VÂN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở CẤP PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS- TS. NGÔ HUY CƯƠNG HÀ NỘI - 2013 ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Mai Vân iii
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ 4 AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1 Khái niệm thi hành pháp luật về an toàn, vệ sinh an toàn thực 4 phẩm 1.1.1 Khái niệm an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm 4 1.1.2 Khái niệm thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm 5 1.2 Sự cần thiết và vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong 8 đời sống xã hội Việt Nam hiện nay 1.2.1 Sự cần thiết của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống 8 xã hội Việt Nam hiện nay 1.2.2 Vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã 9 hội Việt Nam hiện nay 1.3 Các yêu cầu của pháp luật về an toàn thực phẩm 12 1.3.1 Nguyên tắc của pháp luật về an toàn thực phẩm 12 1.3.2 Nội dung chủ yếu của các yêu cầu pháp luật về an toàn thực 13 phẩm CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM Ở CẤP PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH 17 PHỐ HÀ NỘI 2.1 Tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp 17 phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2.1.1 Thực trạng an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành 17 phố Hà Nội iv
  5. 2.1.2 Nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm 18 2.1.3 Tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp 23 phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2.2 Những quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh an toàn thực 29 phẩm 2.3 Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về an toàn thực phẩm ở 36 cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2.3.1 Về thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật về an toàn thực 36 phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2.3.2 Những khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật về an toàn 38 thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2.4 Những kết quả đạt được trong quá trình áp dụng pháp luật về an 45 toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP THI HÀNH PHÁP 53 LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về vệ 53 sinh an toàn thực phẩm 3.1.1 Các bất cập trong quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực 53 phẩm 3.1.2 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm 55 3.2 Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về an 59 toàn thực phẩm v
  6. 3.2.1 Đẩy mạnh công tác hoàn thiện các văn bản pháp luật về an toàn 59 thực phẩm 3.2.1.1 Công tác hoàn thiện văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm 59 3.2.1.2 Công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn thực phẩm 60 3.2.2 Xây dựng chương trình giữa các cơ quan chức năng và nâng cao 62 chất lượng nguồn nhân lực trong thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm 3.2.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành 63 pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm 3.2.3.1 Kiểm soát các cơ sở ăn uống và sản xuất thực phẩm 63 3.2.3.2 Kiểm nghiệm chất lượng an toàn thực phẩm 65 3.2.4 Triển khai công tác thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực 67 phẩm trong thời gian tới KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 vi
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG TT Ký hiệu bảng Trang Bảng 2.1. Các nhóm đối tượng hiểu đúng về an toàn thực 49 1 phẩm qua các năm Bảng 3.1. Tần suất sờ mó của tay với các cơ quan có lông trên 58 2 cơ thể vii
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân luôn là mục tiêu của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà các cơ quan nhà nước luôn quan tâm đặc biệt và coi đây là một vấn đề có ý nghĩa to lớn về kinh tế, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, sức khỏe nhân dân và đặc biệt là tiến trình hội nhập của Việt Nam. Thực tiễn Việt Nam thời gian qua cho thấy, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên chỉ đạo và không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của công tác bảo đảm an toàn thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao tầm vóc và thể chất của người Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân Ở Việt Nam, mặc dù Luật an toàn thực phẩm được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011; Nghị định 38/2012/NĐ- CP, ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Nghị định 91/2012/ NĐ-CP, ban hành ngày 08 tháng 11 năm 2012 quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm cùng nhiều văn bản pháp luật khác đã ghi nhận tương đối toàn diện về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm song khả năng áp dụng còn rất nhiều hạn chế, nội dung điều chỉnh còn mang tính nguyên tắc, khó áp dụng. Hơn nữa, việc đưa các chế tài mạnh mẽ để xử lý các hành vi vi phạm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn chưa được chú trọng làm cho pháp luật mất tính giáo dục, răn đe. Nhiều hành vi đã xác định rõ chế tài xử lý nhưng mức phạt quá nhẹ khiến cho nhiều cơ sở kinh doanh sẵn sàng nộp phạt để rồi tiếp tục tái phạm 1
  9. Từ những nguyên nhân đã trình bày trên, có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu đề tài “Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên địa bàn thành phố Hà Nội” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là trước yêu cầu ở nước ta hiện nay. 1. Tình hình nghiên cứu Tuy có tầm quan trọng như vậy, song pháp luật về an toàn thực phẩm ở nước ta mới chỉ được quan tâm đúng mức và bắt đầu có một số nghiên cứu quy mô trong thời gian gần đây. Điều đáng nói là, các kết quả nghiên cứu thu được cho đến nay còn hết sức khiêm tốn. Có thể kể đến các công trình như: Điều tra ngộ độc thực phẩm – Tiến sĩ Trần Thị Phúc Nguyệt – Đại học Y Hà Nội; Một số bệnh truyền qua thực phẩm; Điều tra vệ sinh an toàn thực phẩm – PGS.TS. Đỗ Thị Hòa – Giảng viên chính Viện đào tạo Y học dự phòng và y tế công cộng cục an toàn thực phẩm; Ngộ độc thức ăn- GS.TS. Nguyễn Thị Dụ; “Pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam” Luận văn thạc sĩ – Đặng Công Hiển - năm 2010, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong Luật hình sự Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Luận văn thạc sĩ – Hoàng Trí Ngọc, năm 2009, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Hầu hết các công trình trên đều ít nhiều đề cập đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống việc thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên địa bàn thành phố Hà Nội 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của Luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về việc thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên địa bàn thành phố Hà Nội , đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này và từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp hoàn thiện. Với mục đích trên, Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: 2
  10. - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận nhiệm vụ của chính quyền cấp Phường trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm; - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về pháp luật an toàn thực phẩm trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân; - Đưa ra một số định hướng và giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về việc thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các văn bản quy định và thực tiễn việc thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm tại cấp Phường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lịch sử - cụ thể, phương pháp quy nạp - diễn dịch, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Khái quát thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm Chương 2. Thực trạng thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội Chương 3. Kiến nghị và giải pháp thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm 3
  11. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1. Khái niệm thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm 1.1.1 Khái niệm an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm Đất nước ta trong những năm gần đây kinh tế phát triển, cuộc sống của nhiều người dân đã được cải thiện, người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu cao hơn cả về hình thức, chất lượng cũng như cảm quan đối với thực phẩm. An toàn thực phẩm hay Vệ sinh an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. An toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. An toàn thực phẩm luôn là vấn đề được quan tâm ngày càng sâu sắc trên toàn cầu bởi vai trò quan trọng bậc nhất đó chính là sức khỏe, tính mạng con người, sự tồn tại và phát triển giống nòi. Trước đây, theo Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL- UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội, vệ sinh an toàn thực phẩm được hiểu là việc phải thực hiện các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm cho thực phẩm không gây hại đến sức khỏe và tính mạng con người. Tuy nhiên để phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế sau khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào 01/01/2007, khái niệm này đã được đơn giản hóa, ngắn gọn và phù hợp hơn được thể hiện trong Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011, an toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Có thể hiểu một cách đơn giản an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm bảo vệ cho sức khỏe của người tiêu dùng. 4
  12. Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu hằng ngày của con người, cung cấp cho con người nguồn dinh dưỡng, năng lượng để con người sống và phát triển. Tuy nhiên khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc an toàn thực phẩm chưa tốt thì thực phẩm lại là nguồn truyền bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của con người và xã hội. An toàn thực phẩm có tác động trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm có vị trí rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, đây là một vấn đề “nóng”, bao gồm nhiều hành vi, hành động và các điều kiện phải tuân thủ, thực hiện nhằm đưa các loại thực phẩm từ nơi sản xuất, gieo trồng, bảo quản, phân phối đến nơi chế biến sử dụng. Có rất nhiều mức độ khác nhau, hậu quả gây ra cũng khác nhau từ khó chịu đến tử vong khi sử dụng những thực phẩm bị ô nhiễm Theo thống kê của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm từ năm 2004 - 2009 đã có 1.058 vụ ngộ độc thực phẩm, trung bình có 176,3 vụ ngộ độc thực phẩm/năm, tính trung bình tỷ lệ người bị ngộ độc thực phẩm là 7,1 người/100.000 dân. Năm 2011 từ đầu năm đến giữa tháng 9, cả nước xảy ra 109 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số 3.654 người mắc, tử vong 18 người, đi viện 2.812 người. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm năm 2011 được xác định qua lâm sàng và xét nghiệm cho thấy do độc tố tự nhiên chiếm 30,3% số vụ, hóa chất chiếm 11,0% số vụ, do vi sinh vật chiếm 30,3 % số vụ, không rõ nguyên nhân chiếm 28,4 % số vụ [26]. 1.1.2. Khái niệm thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm Có lẽ chưa bao giờ vấn đề an toàn thực phẩm lại được quan tâm đặc biệt như trong thời gian gần đây. Trên các mặt báo, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về các hiện tượng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Hệ thống các văn bản pháp luật như: Luật An toàn thực phẩm được Quốc Hội nước Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 5
  13. năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011; Nghị định 38/2012/ NĐ - CP ngày 25/4/2012 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Nghị định 91/2012/NĐ- CP của Chính Phủ ngày 08/11/2012 quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm đã tạo một hành lang pháp lý cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên việc đưa các văn bản này vào cuộc sống lại là một bài toán khó vì đây là việc mà các cấp, các ngành và mọi tổ chức cá nhân phải thực hiện tốt việc thi hành pháp luật. Thi hành pháp luật là một trong bốn hình thức của thực hiện pháp luật (Thực hiện pháp luật bao gồm : Tuân thủ pháp luật; Thi hành pháp luật; Sử dụng pháp luật và Áp dụng pháp luật), theo đó Thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm là việc các chủ thể pháp luật về an toàn thực phẩm phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực và chủ động. Các vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, chất lượng an toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà chức trách và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, tại các đô thị lớn với phần đông người tiêu dùng đang phải đối mặt với vô số khó khăn trước những thách thức của xã hội. Một trong những khó khăn đó là nguồn cung cấp thực phẩm. Các yếu tố: An toàn, cân bằng dinh dưỡng, hợp khẩu vị, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu và phong cách sống của người tiêu dùng được đặt ra những thách thức cho các nhà quản lý và cả chính người tiêu dùng. Trước tình hình này, hơn ai hết các cấp chính quyền ở địa phương là nơi gần dân nhất cần phải có những động thái tích cực trong việc thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm. Cần nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp, đặc biệt là ở cấp xã, phường, cụ thể: +Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình với Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp trên ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn để bảo đảm việc quản lý được thực hiện 6
  14. trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. Chính quyền cơ sở phải là người chủ trì trong các hoạt động nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. +Nâng cao trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thông qua công tác quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, an toàn thực phẩm tại các chợ, đặc biệt là các chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn. +Báo cáo với cơ quan cấp trên định kỳ và đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn để có hướng chỉ đạo giải quyết tích cực nhằm đảm bảo dân sinh. +Bố trí nguồn lực, nâng cao chất lượng nhân lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn +Huy động sự quan tâm, phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể trong các biện pháp giáo dục, tuyên truyền về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao về nhận thức và thực hành của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Các trạm Y tế phải thể hiện vai trò tham mưu tích cực +Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất. Xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật. Để làm tốt công tác quản lý về an toàn thực phẩm tại địa phương vấn đề then chốt là làm thế nào để đưa các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm gắn kết với đời sống, phù hợp với điều kiện thực tế để từng bước nâng cao chất lượng thực phẩm, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm để thực hiện tốt cần những nỗ lực rất lớn của chính phủ, các bộ ngành và của toàn xã hội. Việc đưa Luật An toàn thực phẩm vào cuộc sống có ý nghĩa quyết định với kết quả của công tác này. Để phù hợp với xu hướng quốc tế khi tham gia vào WTO một số khái 7
  15. niệm về an toàn thực phẩm đã thay đổi được quy định cụ thể tại Điều 2 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12. Các khái niệm này đã thể hiện sự khác biệt với Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 được thể hiện rõ nét hơn, chi tiết hơn, là công cụ để góp phần bảo vệ tốt hơn sức khỏe, tính mạng của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. 1.2. Sự cần thiết và vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay 1.2.1. Sự cần thiết của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay Từ ngày 01/01/2007, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nên phải từng bước tuân thủ các hiệp định của Tổ chức này. Theo đó trong điều kiện hội nhập, cần thiết phải có cơ chế pháp lý về việc thừa nhận tiêu chuẩn lẫn nhau giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực cũng như thế giới. Việt Nam cần phải nội luật hóa các quy định của Quốc tế về an toàn thực phẩm để có cơ sở pháp lý thực hiện, đặc biệt là việc áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến trong quản lý thực phẩm. Ở Việt Nam vấn đề an toàn thực phẩm vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về các vụ ngộ độc, có nơi số lượng lên tới vài trăm người. Theo thống kê của Bộ Y tế trong những năm gần đây, hàng năm có 200-600 vụ ngộ độc thức ăn, khoảng 5000- 7000 người mắc bệnh, trong đó có vài chục người chết. Khoảng 20-30 % là ngộ độc do hóa chất (chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật, khoảng 50% là do vi sinh vật, 14-20% do thức ăn có độc [43]. Tâm lý thích dùng hàng ngoại đã đi sâu vào tiềm thức tiêu dùng của người dân, tuy nhiên một trong những vấn đề mà người Việt đáng lo ngại là hạn sử dụng của đồ “Tây”: 8
  16. Tháng 6 /2012 đội quản lý thị trường số 26 Hà Nội đã phối hợp với cảnh sát môi trường phát hiện một lô hàng bánh kẹo ngoại vận chuyển lên Hòa Bình có dấu hiệu sửa hạn sử dụng. Tại kho của công ty nhập khẩu ở Thanh Xuân, Hà Nội, cơ quan quản lý đã mất nhiều giờ đồng hồ kiểm đếm một kho lớn chứa đến 8 tấn bánh kẹo đều đã cận hạn hoặc hết hạn dùng, được tẩy hạn cũ và dập hạn mới sang đến năm 2013 [28]. Các vụ việc vi phạm đến an toàn thực phẩm diễn ra thường xuyên và có chiều hướng phức tạp gia tăng: 6 tháng đầu năm 2012, Cục quản lý thị trường đã có 13 văn bản chỉ đạo triển khai kiểm tra, kiểm soát thị trường thực phẩm, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện xử lý 4.607 vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm với số tiền xử phạt vi phạm hành chính 17.516.804 triệu đồng. Trị giá hàng vi phạm 4.546.474 triệu đồng. Một số mặt hàng vi phạm đã bị xử lý, tiêu hủy 67.000 hộp thực phẩm; 77.124 con gia cầm; 75 tấn sản phẩm gia súc, gia cầm, 2.156.240 quả trứng gia cầm; 75 tấn sản phẩm gia súc, gia cầm; 1.500 kg nầm động vật; 1.140 chai mắm tôm [28]. Đã đến lúc toàn xã hội tiến lên một nấc thang mới trong việc bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của mình và điều quan trọng nhất là tôn trọng và chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm. 1.2.2. Vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay: Hiện nay các vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, chất lượng an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Nhất là cuộc sống đô thị luôn gấp gáp khiến người tiêu dùng luôn đòi hỏi các yếu tố: An toàn, cân bằng dinh dưỡng, hợp khẩu vị, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu thay đổi phong cách sống của người tiêu dùng. 9
  17. Vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay ở nước ta còn nhiều tồn tại. Các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính vẫn thường xuyên xảy ra ở các thành phố cũng như ở nông thôn và có chiều hướng tăng năm sau cao hơn năm trước. Đó là chưa kể đến sự ngộ độc do sự tích luỹ độc chất trong cơ thể và phát sinh những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư. Nguồn gốc nguyên nhân gây ngộ độc là do môi trường sản xuất nông nghiệp gồm đất, nước tưới tiêu không đảm bảo; kỹ thuật canh tác trong trồng trọt và chăn nuôi còn nhiều bất cập như lạm dụng phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, hormone sinh trưởng ; công nghệ sau thu hoạch như hoá chất sử dụng trong bảo quản, kỹ thuật bảo quản cũng như thiết bị bảo quản, việc chế biến thực phẩm (dùng chất phụ gia, chất bảo quản, thiết bị chế biến) chưa tuân thủ các quy định hiện hành. Đối với bất kỳ loại thực phẩm nào khi đưa ra thị trường cần được xác định rõ về xuất xứ, ghi rõ những hàm lượng, chất lượng và chỉ dẫn rõ ràng để tiện dụng cho người tiêu dùng. Muốn vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải xây dựng cơ chế quản lý chuỗi thực phẩm một cách hệ thống, nhằm bảo đảm mỗi loại thực phẩm đều có "lý lịch" rõ ràng, an toàn. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc để từ đó cơ quan chức năng có thể truy cứu trách nhiệm khi có sự cố, tổn thất đối với người tiêu dùng. Rất cần có các dụng cụ để kiểm tra nhanh các kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh với giá thành thật rẻ, tiện lợi để bất kỳ người tiêu dùng nào cũng có thể sử dụng được. Việc quảng cáo những thực phẩm có hàm lượng chất béo, chất đường và muối cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em, làm cho chúng thích ăn những loại đồ ăn trên và dẫn tới béo phì. Ở Việt Nam, với việc đời sống được cải thiện, nhiều trẻ em ở thành thị đang bị béo phì, dẫn đến nguy cơ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe trong tương lai do đó rất cần phải đấu tranh ngăn chặn việc tiếp thị những thực phẩm có hại cho sức khoẻ trẻ em. Cụ thể: cấm quảng cáo những loại thực phẩm không có lợi cho sức khoẻ trong trường học; không bán các loại thực phẩm có kèm tặng phẩm, đồ chơi, các bộ sưu tập để dụ dỗ 10
  18. trẻ em tiêu dùng thực phẩm không có lợi cho sức khoẻ; không lợi dụng các thần tượng, tổ chức các cuộc thi, tranh hoạt hình để tiếp thị thực phẩm không có lợi cho sức khoẻ Quyền lợi của người tiêu dùng nước ta bị xâm hại nghiêm trọng. Hiện chưa có số liệu chính xác nào về tổn thất vật chất, nhưng những thiệt hại về sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người tiêu dùng, thì đã rõ và được đề cập liên tục trên phương tiện thông tin đại chúng. Điều đó phản ánh hệ thống pháp luật, chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam thời gian qua còn lỏng lẻo và thiếu tính răn đe. An toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Trên thực tế, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hoá chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Các vụ ngộ độc thực phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, nhiều thông tin liên tục về tình hình an toàn thực phẩm ở một vài nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số nơi trên đất nước càng làm bùng lên sự lo âu của cộng đồng. Gần đây một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây không ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng trong khi chúng ta đang cố gắng tạo những ưu thế về nhiều mặt để có nhiều lợi thế nhất với cương vị một thành viên bình đẳng của WTO. Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được tốt chất lượng an toàn thực phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp được phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. 11
  19. 1.3. Các yêu cầu của pháp luật về an toàn thực phẩm 1.3.1. Nguyên tắc của pháp luật về an toàn thực phẩm Tại Điều 3 của Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 quy định: 1. Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh. 3. Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng. 4. Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm. 5. Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành. 6. Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. [51]. Quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm là vấn đề rộng lớn, bao gồm nhiều ngành cùng tham gia trong đó ngành y tế là đầu mối. Trong những năm gần đây do đổi mới chính sách kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang kinh tế thị trường nhiều thành phần. Công tác quản lý về an toàn thực phẩm cần đáp ứng kịp sự phát triển của kinh tế xã hội ở Việt Nam và liên tục được cải cách: 12
  20. Công tác thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm dựa trên một tam giác hạ tầng vững chắc: Luật thực phẩm (Bao hàm cả các văn bản pháp quy, tiêu chuẩn, chính sách) Thanh tra thực phẩm (Bao hàm cả các văn Kiểm nghiệm thực bản pháp quy, tiêu phẩm chuẩn, chính sách) Nguyên tắc thực hiện: - Chính quyền cơ sở phải là người chủ trì trong các hoạt động vì chất lượng vệ sinh thực phẩm gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Y tế: Phải làm được vai trò tham mưu thông minh - Giáo dục - tuyên truyền tới các đối tượng - Huy động các ngành, tổ chức tham gia - Cam kết của chủ hộ, chủ cơ sở về việc thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. - Duy trì giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời. [32] 1.3.2. Nội dung chủ yếu của các yêu cầu pháp luật về an toàn thực phẩm Thức ăn khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, an toàn thực phẩm chưa tốt là hiện tượng phổ biến đã gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến lao động sản xuất và chất lượng cuộc sống. Sự nhiễm phân, nhiễm bẩn có thể từ những dụng cụ chế biến, bao gói, từ tay người bán hàng, từ nguồn nước, từ cống rãnh, rác thải gần nơi bày bán 13
  21. thực phẩm không che chắn ruồi, nhặng, kiến, gián, có thể do thức ăn chưa chín kỹ, khâu bảo quản, chế biến không đảm bảo, ý thức của người bán hàng coi nhẹ việc khám sức khỏe đúng quy trình, thực phẩm không rõ nguồn gốc. Đáng nói hơn cả là sự nhận thức hiểu biết của người dân, người mua, người bán về vệ sinh an toàn thực phẩm còn thấp, thói quen dễ dãi với ăn uống tiềm ẩn nguy cơ cao về ngộ độc thực phẩm. Để giải quyết những vấn đề trên và cải thiện sức khỏe cộng đồng, các văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm đã mang lại nền tảng pháp lý, niềm tin cho người tiêu dùng, có tính răn đe các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Các hành vi bị cấm đã được nêu ra khá cụ thể để người tiêu dùng có thể nhận diện được như: 1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm. 2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm. 3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm. [51] Hiện nay, trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh không ít trường hợp đạo đức, ý thức của người kinh doanh kém dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng như: a) Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; 14
  22. c) Thực phẩm bị biến chất; d) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép; đ) Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm; e) Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu; g) Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh; h) Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký công bố hợp quy; i) Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng. 6. Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm. 7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm. 8. Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm. 9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 10. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. 11. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng. 15
  23. 12. Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh. 13. Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố. [51] Để góp phần triển khai có hiệu quả vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới, ngày 04/01/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030: a) Bảo đảm an toàn thực phẩm chính là bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe nhân dân, là một nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, là trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và mỗi người dân. b) Tổ chức thực hiện đồng bộ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp tiên tiền trong quản lý an toàn thực phẩm. c) Tăng cường công tác thông tin, truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội về giữ gìn vệ sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm. [58] 16