Luận văn Thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật và thực trạng tại trại giam Sông Cái – Bộ Công An

pdf 73 trang vuhoa 24/08/2022 5960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật và thực trạng tại trại giam Sông Cái – Bộ Công An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_thi_hanh_phan_dan_su_trong_ban_an_hinh_su_da_co_hie.pdf

Nội dung text: Luận văn Thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật và thực trạng tại trại giam Sông Cái – Bộ Công An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHẠM VĂN HÙNG THI HÀNH PHẦN DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG TẠI TRẠI GIAM SÔNG CÁI – BỘ CÔNG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ninh Thuận, tháng 6 năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHẠM VĂN HÙNG THI HÀNH PHẦN DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG TẠI TRẠI GIAM SÔNG CÁI – BỘ CÔNG AN Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã ngành: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VÕ TRÍ HẢO Ninh Thuận, tháng 6 năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật và thực trạng tại Trại giam Sông Cái – Bộ Công an” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi thực hiện. Số liệu trung thực, có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng và kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trước đây. Ninh Thuận, ngày tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Phạm Văn Hùng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3 3.1. Mục đích nghiên cứu 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4 5. Câu hỏi nghiên cứu: 4 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 5 7. Ý nghĩa của Luận văn: 5 8. Kết cấu của Luận văn: 6 Chương 1. PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH PHẦN DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT 7 1.1. Khái quát về thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật 7 1.1.1. Bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật 7 1.1.2. Thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật 9 1.2. Phân loại các phần dân sự được thi hành trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật 10 1.2.1. Phạt tiền 10 1.2.2. Tịch thu tài sản 11
  5. 1.2.3. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác bị xâm hại 12 1.2.4. Nghĩa vụ cấp dưỡng 19 1.2.5. Nghĩa vụ nộp án phí 22 1.3. Thời hiệu thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật 24 1.4. Thẩm quyền thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật 25 1.5. Trình tự, thủ tục thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật 26 1.5.1. Ra quyết định, gửi quyết định và thông báo thi hành án 26 1.5.2. Xác minh điều kiện thi hành án 28 1.5.3. Xác định việc chưa có điều kiện thi hành án 30 1.5.4. Cưỡng chế thi hành án 31 1.5.5. Thanh toán tiền thi hành án và kết thúc thi hành án 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34 Chương 2. THỰC TRẠNG THI HÀNH PHẦN DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHẦN DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT TẠI TRAI GIAM SÔNG CÁI - BỘ CÔNG AN 35 2.1. Khái quát về Trại giam Sông Cái – Bộ Công an 35 2.2. Vai trò phối hợp của Trại giam Sông Cái – Bộ Công an trong hoạt động thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật 38 2.3. Những kết quả đạt được và những khó khăn trong hoạt động thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật tại Trại giam Sông Cái – Bộ Công an 41 2.3.1. Những kết quả đạt được 41 2.3.2. Những khó khăn và nguyên nhân 47 2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật tại Trại giam Sông Cái – Bộ Công an 51
  6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 54 KẾT LUẬN CHUNG 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự THADS Thi hành án dân sự THA Thi hành án
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ - Bảng tổng hợp số liệu thi hành qua các năm - Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Trại giam Sông Cái - Hình 2.2. Biểu đồ thống kê số người thi hành - Hình 2.3. Biểu đồ thống kê số tiền thi hành
  9. TÓM TẮT Thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước nhằm thi hành các quyết định dân sự mà Tòa án áp dụng đối với các bên liên quan trong một vụ án hình sự. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tiễn, cụ thể là tại Trại giam Sông Cái thuộc Bộ Công an, tác giả Luận văn nhận thấy việc thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật vẫn còn những hạn chế và bất cập. Bằng các phương pháp phân tích luật, cùng với các phương pháp thống kê; tổng hợp định lượng, so sánh số liệu ,tác giả mong muốn giải quyết các vướng mắc trong lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam thông qua thực tiễn tại Trại giam Sông Cái – Bộ Công an. Từ khoá: Thi hành phần dân sự; Bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật; Trại giam Sông Cái.
  10. ABSTRACT Civil enforcementinvolved in legally effective judgments of criminal Courts is an activity of the State's power to enforce civil decisions applied by the criminal Courts to related parties. However, through practical research, in particular inthe Song Cai Prison under the Ministry of Public Security, the author of this thesis found that civil enforcement involved in legally effective judgments of criminal Courts still have limitations and shortcomings. By methods of legal analysis, combined with statistical methods; quantitative aggregation, data comparison , the author wishes to solve problems in theory and practice, contribute to perfecting the current legal provisions on the civil enforcement involved in legally effective judgments of criminal Courts and propose solutions tothe Song Cai Prison. Keywords: Civil enforcement; Legally effective judgments of criminal Courts; The Song Cai Prison.
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước nhằm thi hành các quyết định dân sự mà Tòa án áp dụng đối với người bị kết án. Thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật cũng chính là hoạt động đảm bảo việc thu hồi tài sản, khắc phục những thiệt hại về tài sản, tinh thần, sức khỏe, tính mạng mà người phạm tội đã gây ra, bảo đảm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết một vụ án, thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Nếu không thể thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật thì chuỗi hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng không hàn thiện; đồng thời sự nghiêm minh của pháp luật và tính răn đe, giáo dục phạm nhân bị giảm sút đáng kể. Thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động thi hành án dân sự. Theo quy định tại Điều 1, khoản 1 Điều 2 và mục 1 Chương V Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật THADS) thì những vụ việc phải thi hành án trong bản án, quyết định hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan THADS bao gồm: hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và phần quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự gồm các việc như thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng; bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; bồi thường thiệt hại về tài sản, Theo thống kê của Tổng cục THADS, kết quả thi hành phần dân sự trong bản án hình sự năm 2017: tổng số phải thi hành 296.278 vụ việc/ 41.836 tỷ đồng, số việc đã thi hành xong 130.848 vụ việc/ 8.257 tỷ đồng. Tỷ lệ thi hành xong đạt 62,96% về vụ việc và 39,33% về số tiền trên tổng số vụ việc, số tiền có điều kiện thi hành. Tuy nhiên trong thực tiễn thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có
  12. 2 hiệu lực pháp luật vẫn còn những hạn chế, bất cập. Do vậy tác giả luận văn chọn nghiên cứu đề tài “Thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật và thực trạng tại Trại giam Sông Cái – Bộ Công an”, qua đó giải quyết các vướng mắc trong lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Hiện nay có khá nhiều giáo trình nghiên cứu, giảng dạy và bài viết về thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật trên các sách báo, tạp chí. Tuy nhiên các tài liệu này chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề chung, chưa đi sâu vào việc nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như những bất cập đang tồn tại trong thực tiễn. Về các công trình nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn Tác giả của luận văn có thể nêu một vài ví dụ các công trình, bài viết sau: GS.TS Lê Cảm với bài viết “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 02/2004 đề cập đến việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung chủ yếu và cơ bản nhất về: Khái niệm, bản chất pháp lý và vai trò, ý nghĩa của năm giai đoạn tố tụng hình sự. Riêng việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án, mặc dù trong giai đoạn hiện nay nhà làm luật Việt Nam vẫn coi là một giai đoạn tố tụng hình sự và chính thức ghi nhận nó trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, nhưng tác giả không coi đó là một giai đoạn tố tụng hình sự, mà là một chuyên ngành luật độc lập1 với các quan hệ pháp luật, đối tượng điều chỉnh khác với Luật tố tụng hình sự và do vậy, nó là một đối tượng nghiên cứu khoa học riêng biệt. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 hiện hành, PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí có bài viết “Bàn về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự”, Tạp chí Khoa học, số 26, 2010 đã bàn về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, phân tích nội dung, những vướng mắc để từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật Tố tụng 1 Luật Thi hành án hình sự năm 2019
  13. 3 hình sự năm 2003 liên quan đến nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, Tác giả Nguyễn Văn Diễn trong Luận văn thạc sĩ của mình với đề tài “Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự của toà án ở Việt Nam”đã nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn các NVDS phát sinh từ quyết định hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự. Tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền trong Luận văn thạc sĩ với đề tài “Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự của toà án nhân dân từ thực tiễn thành phố Hà Nội”đã đánh giá thực tiễn thi hành NVDS trong bản án hình sự tại TP.Hà Nội; nêu ra mặt được, mặt chưa được của việc thi hành NVDS trong bản án hình sự của tòa án. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành NVDS trong bản án hình sựở TP. Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Liên quan đến đề tài còn có Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Xuân Hồng(2002) với đề tài “Xã hội hóa một số nội dung thi hành án dân sự”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Quang Thái(2003) với đề tài “Đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam” Các công trình nói trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của việc thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật cũng như đã đặt ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật dưới cấp độ của một luận văn thạc sĩ Luật học. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật vào thực tiễn tại Trại giam Sông Cái – Bộ Công an. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn các phần dân sự phát sinh từ bản án hình sự cũng như lý luận và thực tiễn thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật để đề ra các giải pháp nâng cao
  14. 4 hiệu quả thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật ở nước ta. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, tác giả của luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn các phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật cũng như lý luận và thực tiễn về thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. - Đánh giá thực tiễn thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật tại Trại giam Sông Cái – Bộ Công an; từ đó nêu ra những thuận lợi và hạn chế của việc thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luậtcủa Tòa án. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật ở Trại giam Sông Cái – Bộ Công an. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy định của pháp luật về thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của tòa án thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự. Luận văn cũng đồng thời nghiên cứu thực trạng thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật ở Trại giam Sông Cái – Bộ Công an. Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là quy định của pháp luật từ thời điểm Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực pháp luật2, và thực tiễn thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật tại Trạm giam Sông Cái – Bộ Công an giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019. 5. Câu hỏi nghiên cứu: - Cơ sở pháp lý về thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật ở Việt Nam hiện nay như thế nào? 2Ngày 01/01/2017
  15. 5 - Thực trạng thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật tại Trại giam Sông Cái – Bộ Công an đang có những khó khăn, vướng mắc gì và giải pháp nào để nâng cao hiệu quả thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật tại Trại giam Sông Cái – Bộ Công an? 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Cơ sở lý luận của Luận văn là chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, về chính sách thi hành NVDS trong bản án hình sự của tòa án. Luận văn được thực hiện trên cơ sở quán triệt các nghị quyết và chỉ thị của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước về pháp luật hình sự và pháp luật thi hành NVDS trong bản án hình sự của tòa án. Cơ sở thực tiễn của các báo cáo chuyên đề về thi hành NVDS trong bản án hình sự của tòa án, của Tổng cục THADS, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Vụ kiểm sát thi hành án – Viện kiểm sát nhân dân tối cao v.v Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong khi thưc hiện luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp: phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử, lô gic, so sánh, thống kê, cụ thể: - Phương pháp hệ thống, phân tích được sử dụng để làm sáng tỏ nội dung các quy định pháp luật về thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật. - Phương pháp tổng hợp, thống kê được sử dụng để làm rõ số liệu vềthực trạng thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật tại trại giam Sông Cái – Bộ Công an 7. Ý nghĩa của Luận văn: Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luậtởViệt Nam. Việc đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật có ý nghĩa góp phần hoàn
  16. 6 thiện các quy định của pháp luật về thi hành NVDS trong bản án hình sự đã có hiệu lực của tòa án; qua đó góp phần hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định về thi hành NVDS trong bản án hình sự của tòa án, giúp cơ quan THA nói chung và Trại giam Sông Cái – Bộ Công an nói riêng có các biện pháp hữu hiệu nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người có ích và tái hòa nhập với xã hội. 8. Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm có hai chương: Chương 1: Pháp luật về thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật. Chương 2: Thực trạng thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật tại trại giam Sông Cái – Bộ Công an.
  17. 7 Chương 1. PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH PHẦN DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT 1.1. Khái quát vềthi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật 1.1.1. Bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật Bản án theo Khoản 1 Điều 260, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 20153 định nghĩa là quyết định bằng văn bản nhân danh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xét xử một vụ án cụ thể. Bản án sơ thẩm phải ghi rõ4: - Tên Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử; - Số, ngày, tháng, năm của bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố; tên Viện kiểm sát truy tố; hành vi của bị cáo theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và mức hình phạt, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo; xử lý vật chứng; - Ý kiến của người bào chữa, bị hại, đương sự, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập; 3 Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 4Khoản 2, Điều 260 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
  18. 8 - Nhận định của Hội đồng xét xử phải phân tích những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định không có tội, xác định bị cáo có tội hay không và nếu bị cáo có tội thì là tội gì, theo điểm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác được áp dụng, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không có tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không có tội và việc giải quyết khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật; - Phân tích lý do mà Hội đồng xét xử không chấp nhận những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự và người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đưa ra; - Phân tích tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; - Quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án. Trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì ghi rõ quyết định đó. Bản án phúc thẩm phải ghi rõ5: - Tên Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo có kháng cáo, bị kháng cáo, bị kháng nghị và những bị cáo không kháng cáo, không bị kháng cáo, không bị kháng nghị nhưng Tòa án cấp phúc thẩm có xem xét; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người giám định, người phiên dịch và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú, địa chỉ của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; tên của Viện kiểm sát có kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử; 5Khoản 3, Điều 260 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
  19. 9 - Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định trong bản án sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị; nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm, những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị; điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ để giải quyết vụ án; - Quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về án phí sơ thẩm, phúc thẩm. Bản án là văn bản ghi nhận phán quyết sau khi xét xử một vụ án; đối với vụ án hình sự, Tòa án ra Bản án để tuyên bố một người là phạm tội hay không phạm tội và các biện pháp tư pháp khác kèm theo. Trong khi đó đối với vụ án hành chính và dân sự, Bản án thể hiện việc chấp nhận hay không chấp nhận, cho hưởng hoặc không cho hưởng một quyền nào đó của đương sự, buộc đương sự thực hiện các nghĩa vụ nếu các đương sự không thỏa thuận được toàn bộ vấn đề của vụ án. Như vậy có thể hiểu, bản án hình sự có hiệu lực pháp luật là bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đúng thời hạn hoặc bản án phúc thẩm. 1.1.2. Thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật Phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật là những nghĩa vụchủ yếu liên quan đến tiền, tài sảncủa các bên được tuyên trong cùng một bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật và do cơ quan THADS thi hành. Theo quy định tại Điều 1, khoản 1 Điều 2 và mục 1 Chương V Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật THADS) thì những vụ việc phải thi hành án trong bản án, quyết định hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan THADS bao gồm: hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và phần quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự gồm các việc như thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng; bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; bồi thường thiệt hại về tài sản, Như vậy, cho dù là đây là hình phạt chính, hình phạt bổ sung trong một vụ án hình sự
  20. 10 hay là nghĩa vụ dân sự liên quan tới vụ án hình sự thì việc thi hành những hình phạt hay nghĩa vụ nói trên sẽ do cơ quan THADS đảm nhiệm. Từ những phân tích nêu trên, ta có thể rút ra khái niệm “Thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật”là: Là việc cho thi hành những nghĩa vụ chủ yếu liên quan tới tiền, tài sản của các bên trong một vụ án hình sự, được toà xem xét, tuyên trong cùng một vụ án hình sự và do cơ quan THADS thi hành. Việc thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật được quy định theo trình tự, thủ tục rất chặt chẽ trong các văn bản pháp luật như Luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật THADS năm 2008 (được sửa đổi bổ sung 2014)6. 1.2. Phân loại các phần dân sự được thi hành trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật 1.2.1. Phạt tiền - Đối với người phạm tội (người từ đủ 14 tuổi trở lên): Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây7: Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng theo Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định; Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác. - Đối với pháp nhân thương mại phạm tội: Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm/pháp nhân thương mại phạm tội, đồng thời có xét đến tình hình tài sản, sự biến động của giá cả. 6 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thi hành án dân sự do Văn phòng Quốc hội ban hành 7 Điều 35, Bộ luật Hình sự năm 2015
  21. 11 Việc xử lý pháp nhân thương mại khi: Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. Tuy nhiên, áp đặt mức tối thiểu áp dụng: Không được thấp hơn 1.000.000 đồng đối với cá nhân và không được thấp hơn 50.000.000 đồng đối với pháp nhân8. 1.2.2. Tịch thu tài sản Cùng với việc kết án và quyết định hình phạt đối với người phạm tội, Tòa án phải xử lý vật chứng, tài sản, tiền bạc mà các cơ quan tiến hành tố tụng đã thu giữ, kê biên. Tuy không phải là hình phạt, nhưng tịch thu tài sản là một trong những biện pháp tư pháp quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của những người tham gia tố tụng và thu hồi số tài sản của Nhà nước bị mất do tội phạm gây ra. Thực tiễn xét xử nhiều vụ án, việc xác định tội danh và quyết định hình phạt đối với người phạm tội rất đúng pháp luật, nhưng chỉ vì áp dụng các biện pháp tư pháp không đúng nên bản án bị sửa, bị hủy để xét xử lại. Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì việc tịch thu, sung quỹ Nhà nước được áp dụng đối với: “- Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội - Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; - Vật thuộc Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành”. + Khi tịch thu công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội, cần xác định chính xác những công cụ, phương tiện này được dùng vào việc phạm tội thì mới tịch thu sung quỹ Nhà nước. Ví dụ: Võ Viết T chuyên dùng chiếc ghe máy vận chuyển thuốc lá ngoại đem tiêu thụ ở nhiều nơi, nên bị Tòa án tuyên bố tịch thu chiếc ghe máy để sung quỹ Nhà nước. + Nếu công cụ, phương tiện không xác định được dùng vào việc phạm tội thì không được tịch thu. 8 Điều 35, Bộ luật Hình sự năm 2015 và Điều 77, Bộ luật Hình sự năm 2015
  22. 12 Ví dụ: Nguyễn Văn A sử dụng xe máy Exciter để đi trộm cắp tài sản là điện thoại. Qua xác minh, làm rõ: Chiếc xe máy mà A sử dụng là do mượn từ ba ruột Nguyễn Văn B để đi chơi sau đó mới nảy ý định trộm cắp tài sản, đồng thời xe máy trên dùng làm phương tiện sinh hoạt đi lại trong gia đình. Như vậy xe máy này không thể là công cụ phương tiện dùng vào việc phạm tội. 1.2.3. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác bị xâm hại 1.2.3.1. Về tài sản Căn cứ điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 và điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định như sau: Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại “1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”. Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản “1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  23. 13 a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại”. Như vậy thiệt hại tài sản xảy khi có hành vi trái pháp luật của cá nhân đủ tuổi chịu trách nhiệm gây ra như dùng tay, hung khí và các công cụ, phương tiện khác để cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của chủ sở hữu hợp pháp. Có thể hiểu: + Huỷ hoại tài sản là làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng không thể khôi phục lại được và như vậy toàn bộ giá trị tài sản không còn. Ví dụ: Đốt cháy một căn nhà, một chiếc xe ôtô cháy thành tro bụi Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định thì sự phân biệt rạch ròi hành vi huỷ hoại với hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản không phải trường hợp nào cũng được xác định khác nhau dễ dàng. + Làm hư hỏng tài sản là làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản và giá trị sử dụng bị giảm đó có thể khôi phục được (có thể khôi phục lại như cũ, nhưng cũng có thể chỉ khôi phục lại được một phần).Hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện như: Đốt cháy, đập phá, dùng chất độc, hoá chất, Việc xác định giá trị tài sản bị thiệt hại do Hội động định giá tài sản được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Khi đã có kết luận của Hội đồng định giá về giá trị tài sản thì người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đúng với kết luận của Hội đồng định giá. Ngoài ra thiệt hại do tài sản bị xâm phạm còn được xác định theo quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: - Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. - Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. - Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.