Luận văn Thẩm quyền của hội đồng trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam

pdf 111 trang vuhoa 25/08/2022 6920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thẩm quyền của hội đồng trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_tham_quyen_cua_hoi_dong_trong_tai_thuong_mai_theo_q.pdf

Nội dung text: Luận văn Thẩm quyền của hội đồng trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG MINH PHƯƠNG THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG MINH PHƯƠNG THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Thanh Thủy Hà Nội – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Đặng Minh Phương
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, đến nay em đã hoàn thành luận văn Thạc sỹ, đạt kết quả khả quan theo các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Qua đây, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình truyền thụ những kiến thức bổ ích, tạo điều kiện giúp em hoàn thành tốt chương trình Thạc sỹ. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn GVC,TS. Phan Thị Thanh Thủy, người đã rất tận tâm hướng dẫn em thực hiện đề tài nghiên cứu, đã truyền tải những kiến thức chuyên sâu và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế hữu ích liên quan đến đề tài nghiên cứu. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014 Học viên Đặng Minh Phương
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục tài liệu viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 6 1.1. Khái quát về Hội đồng trọng tài thương mại 6 1.1.1. Khái niệm và sự hình thành của Hội đồng trọng tài thương mại 6 1.1.1.1. Sự hình thành của Hội đồng trọng tài quy chế 8 1.1.1.2. Sự hình thành của Hội đồng trọng tài vụ việc 9 1.1.2. Những đặc điểm của Hội đồng trọng tài thương mại 11 1.1.3. Chức năng của Hội đồng trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp . 12 1.2. Khái quát về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại 14 1.2.1. Khái niệm thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại 14 1.2.2. Phân biệt thẩm quyền của Hội đồng trọng tài và thẩm quyền của Tòa án 17 1.2.2.1. Giống nhau 17 1.2.2.2. Khác nhau 18 1.3. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài theo luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại 23 Chương 2 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 33 2.1. Các quy định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại giai đoạn trước Luật Trọng tài thương mại năm 2010 33 2.1.1. Giai đoạn trước khi có Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 33 2.1.2. Giai đoạn từ năm 2003 đến trước năm 2010 38 2.2. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại theo Luật trọng tài thương mại năm 2010 43 2.2.1. Quy định về thành lập Hội đồng trọng tài 43 2.2.1.1. Thành lập Hội đồng trọng tài quy chế 43 2.2.1.2. Thành lập trọng tài vụ việc 48
  6. 2.2.2. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong công tác chuẩn bị xét xử 51 2.2.2.1. Thẩm quyền xem xét sự tồn tại, hiệu lực, tính khả thi của thỏa thuận trọng tài và thẩm quyền của Hội đồng trọng tài 51 2.2.2.2. Thẩm quyền trong việc xác minh sự việc và thu thập chứng cứ 54 2.2.2.3. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời 57 2.2.3. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong phiên họp giải quyết tranh chấp 61 2.2.3.1. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về triệu tập người làm chứng 61 2.2.3.2. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài khi đương sự vắng mặt trong phiên họp 62 2.2.3.3. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong việc thương lượng và giải quyết tranh chấp 64 2.2.4. Thẩm quyền ra phán quyết của Hội đồng trọng tài 66 2.3. Những vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại 70 2.4. Thực tiễn việc thực thi các quy định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại 77 Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 86 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại 86 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại 88 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại 88 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài 91 3.3. Các giải pháp nâng cao uy tín và nhu cầu áp dụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại 94 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
  7. DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT Công ước New York 1958 Công ước New York năm 1958 của Liên Hợp Quốc về Công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài Luật mẫu UNCITRAL Luật Mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của Uỷ ban Liên Hợp quốc về luật thương mại quốc tế UNCITRAL thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1985 Luật TTTM 2010 Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 Pháp lệnh TTTM 2003 Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25 tháng 02 năm 2003 về Trọng tài thương mại Hội đồng TTTM Hội đồng trọng tài thương mại
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trọng tài thương mại là cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án thuận lợi cho các bên, đặc biệt là các bên tham gia các hoạt động thương mại, đầu tư. Trong giao dịch dân sự thường ngày, nhất là các giao dịch kinh tế thương mại, việc phát sinh tranh chấp là không thể tránh khỏi và giải quyết các tranh chấp phát sinh một cách nhanh chóng, hiệu quả, công bằng là góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, tạo sự yên tâm cho các bên ngay từ khi mới hình thành quan hệ và cả khi có phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên trên thực tế, trọng tài tại Việt Nam rất ít được sử dụng để giải quyết các tranh chấp đầu tư và thương mại; các hợp đồng với các bên nước ngoài nhất là hợp đồng có giá trị lớn hầu như không lựa chọn trọng tài tại Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Các tranh chấp ở Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu được giải quyết thông qua hệ thống Tòa án hoặc trọng tài nước ngoài. Nguyên nhân xuất phát từ việc hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành về trọng tài thương mại vẫn còn những bất cập, làm cho hệ thống trọng tài chưa thực sự trở thành phương thức hấp dẫn và hiệu quả để các bên lựa chọn giải quyết các tranh chấp liên quan. Một trong những bất cập đó là vấn đề thủ tục tố tụng trọng tài còn nhiều bất cập trong đó có quy định về thẩm quyền của Hội đồng TTTM. Các quy định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài còn nhiều bất cập làm cho tính linh hoạt, ưu thế của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không phát huy được hoàn toàn. Điều này dẫn đến vấn đề thẩm quyền của Hội đồng trọng tài chưa thực sự mạnh, chưa phân định rõ thẩm quyền trong quá trình giải quyết; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trọng tài còn chưa được quy định cụ thể dẫn đến các chủ thể có tranh chấp phát sinh được giải quyết bằng trọng tài thương mại chưa thực sự tin tưởng sử dụng trọng tài thương mại như là phương thức giải quyết tranh chấp hàng đầu. 1
  9. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế thế giới và Việt Nam có những chuyển biến mang tính tiêu cực, tình hình khủng hoảng kinh tế đang còn diễn ra, chính vì vậy các giao dịch thương mại, kinh tế phát sinh nhiều tranh chấp xảy ra. Trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện cuối cùng các bước để hoàn tất các cam kết đã ký khi tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO), việc hoàn thiện các quy định về trọng tài thương mại của Việt Nam trong đó có quy định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài là một vấn đề mang tính cấp thiết. Xuất phát từ lý do này, tác giả đã chọn vấn đề “Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu các vấn đề về trọng tài thương mại với tư cách là bài bình luận, bài báo khoa học hoặc các luận văn, luận án. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và thỏa đáng về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong thủ tục tố tụng trọng tài thương mại. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, Luật TTTM 2010 đã được Quốc hội thông qua và đi vào thực hiện thay thế cho Pháp lệnh TTTM 2003 bị đánh giá là còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa hấp dẫn các doanh nghiệp tìm đến con đường giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, một phương thức tỏ ra có ưu thế hơn hẳn Tòa án được thừa nhận ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở cấp độ luận văn thạc sỹ có thể kể đến các công trình như Vũ Thanh Minh với luận văn “Pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng của trọng tài thương mại” năm 2011 tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy với đề tài “Pháp luật về trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay” năm 2003 tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Ở cấp độ bài báo khoa học có thể kể đến các tác phẩm như: Tác giả Nguyễn Vũ Hoàng với bài viết “Luật áp dụng trong lĩnh vực trọng tài thương mại quốc tế” đăng trên Tạp chí Luật học Số đặc san về giải quyết tranh chấp 2
  10. thương mại quốc tế năm 2012; Tác giả Trần Quỳnh Anh với bài viết “Một số vướng mắc và hướng hoàn thiện Luật trọng tài thương mại” đăng trên Tạp chí Luật học số 7/2012 Trong đó, thẩm quyền của Hội đồng TTTM theo pháp luật hiện hành là một trong những vấn đề cần phải bàn tới nhiều nhất nhưng lại hoàn toàn thiếu vắng các công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Do vậy, tác giả mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này, đồng thời so sánh với pháp luật một số quốc gia trên thế giới đề làm rõ sự khác biệt về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong pháp luật trọng tài thương mại của Việt Nam so với pháp luật trọng tài thương mại một số nước trên thế giới. 3. Mục đích của luận văn Luận văn nghiên cứu với mục đích làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về trọng tài thương mại và thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong thủ tục tố tụng trọng tài. Luận văn phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong tương quan so sánh với những quy định trước đây về trọng tài thương mại của Việt Nam và quy định về trọng tài thương mại của luật các quốc gia trên thế giới. Từ những sự phân tích trên, luận văn tiến hành chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục tố tụng trọng tài nói chung và thẩm quyền của Hội đồng trọng tài nói riêng. Qua đó, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục tố tụng trọng tài và thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu Luận văn hướng đến hai đối tượng nghiên cứu chính. Đối tượng thứ nhất là các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền Hội đồng TTTM ở Việt Nam mà đặc biệt là các quy định tại Luật TTTM 2010. Đối tượng thứ hai mà tác giả hướng đến đó là thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền Hội đồng TTTM tại Việt Nam. 3
  11. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung Trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn cao học, nội dung nghiên cứu của đề tài tiếp cận vấn đề thẩm quyền của Hội đồng TTTM trên hai phương diện lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền Hội đồng TTTM, tác giả đưa ra những đánh giá khách quan và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về thẩm quyền của Hội đồng TTTM tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Về mặt thời gian Khi nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như đánh giá thực tiễn, luận văn lấy mốc nghiên cứu từ năm 2010 – năm Luật TTTM 2010 được ban hành cho đến nay. Nội dung luận văn cũng có sự đề cập và phân tích đối với các quy định pháp luật trước năm 2010 về vấn đề thẩm quyền trọng tài, đặc biệt là các quy định trong Pháp lệnh về Trọng tài thương mại năm 2003. Khi đề xuất giải pháp, luận văn nêu ra những kiến nghị, đề xuất thực hiện trong thời gian 5 – 10 năm tới. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Để tiếp cận vấn đề nghiên cứu đề tài tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề phát triển kinh tế, tìm ra các phương hướng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Ngoài ra, còn sử dụng các thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật. Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận làm sáng tỏ vấn đề như: phương pháp lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản pháp luật của Nhà nước 4
  12. và những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 6. Đóng góp của đề tài Trong luận văn, tác giả nghiên cứu một cách tổng thể và có hệ thống cơ sở lý luận về thẩm quyền của Hội đồng TTTM, phân tích các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Hội đồng TTTM ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở những phân tích, đánh giá này, kết hợp tham khảo quy định của một số nước trên thế giới về thẩm quyền của Hội đồng TTTM, luận văn chỉ ra một số bất cập còn tồn tại trong cơ chế áp dụng thẩm quyền của Hội đồng trọng tài để qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao khả năng áp dụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại. Với kết quả như trên, luận văn có thể được sử dụng như một tài liệu phục vụ việc học tập và giảng dạy, cũng như tham khảo để hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Hội đồng TTTM. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại. Chương 2: Các quy định của pháp luật Việt nam về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại và thực tiễn thi hành. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại. 5
  13. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 1.1. Khái quát về Hội đồng trọng tài thương mại 1.1.1. Khái niệm và sự hình thành của Hội đồng trọng tài thương mại Trong khoa học pháp lý, trọng tài được nghiên cứu dưới nhiều bình diện khác nhau và do đó hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về trọng tài. Theo cuốn “Từ điển kinh tế thị trường từ A đến Z”: “Trọng tài là một cách giải quyết bất đồng trong quan hệ công nghiệp mà không cần đưa ra pháp luật hay đình công” [43]. Hoặc trong cuốn sách Trọng tài thương mại quốc tế của UNCITRAL: “Trọng tài là những tranh chấp hay bất đồng được đưa ra cho một hoặc nhiều người được xem là công tâm, không thiên lệch quyết định và quyết định này có tính ràng buộc đối với hai bên” [21]. Theo Hội đồng trọng tài Mỹ (AAA): “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành” [9]. Tại Việt Nam, theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật trọng tà7i thương mại năm 2010 “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại” [29]. Mặc dù có khá nhiều định nghĩa khác nhau về trọng tài, song nhìn chung hiện nay trọng tài thương mại được nhìn nhận dưới góc độ: Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi nhà nước (phi chính phủ) do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết các tranh chấp thương mại. Trọng tài chính là bên trung gian thứ ba được các 6
  14. bên tranh chấp chọn ra để giúp các bên giải quyết những xung đột, bất đồng giữa họ trên cơ sở đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên. Phương thức trọng tài bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện. Để đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết, các bên phải có thỏa thuận trọng tài. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khá giống với phương pháp giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. Cả hai phương thức này đều có sự xuất hiện của người thứ ba. Tuy nhiên, trong hình thức hòa giải, vai trò của người thứ ba chỉ mang tính hỗ trợ, giúp đỡ các bên thỏa thuận với nhau. Còn trong phương thức trọng tài, sau khi xem xét sự việc, trọng tài có thể đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên. Trọng tài thương mại bao gồm hai hình thức là trọng tài vụ việc (Ad- hoc) và trọng tài thường trực (trọng tài quy chế - Regular) với những phương thức thành lập ra Hội đồng trọng tài khác nhau. Trọng tài ad - hoc là thể loại trọng tài được các bên thành lập ra chỉ để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể, sau khi vụ tranh chấp đã được giải quyết xong thì trọng tài ad - hoc tự giải thể. Do đó, trọng tài ad - hoc còn được gọi là trọng tài vụ việc, trọng tài đặc biệt, trọng tài đặc nhiệm Hình thức trọng tài này có đặc điểm là không có trụ sở cố định như trọng tài thường trực, không lệ thuộc vào bất kỳ quy tắc xét xử nào. Trong các vụ tranh chấp sử dụng trọng tài ad - hoc, thì các bên thường thống nhất có một trọng tài viên. Trọng tài thường trực là trọng tài có tổ chức được thành lập để hoạt động một cách thường xuyên, có trụ sở, điều lệ và có quy tắc xét xử riêng. Trọng tài thường trực giống trọng tài ad - hoc ở khả năng lựa chọn trọng tài viên nhưng lại có hạn chế hơn là chỉ được lựa chọn trong số các trọng tài viên của trung tâm trọng tài - mà số lượng các trọng tài viên trong danh sách này thường rất hạn chế. Ban trọng tài có thể là một trọng tài viên duy nhất được chọn trong số trọng tài viên của trung tâm trọng tài hoặc có thể là ba trọng tài (mỗi bên chọn ra một trọng tài viên và hai người này sẽ chọn một trọng tài 7
  15. thứ ba làm chủ tịch Hội đồng trọng tài). Trọng tài thường trực có quy tắc tố tụng được quy định chặt chẽ, được công bố công khai. Các bên đương sự buộc phải tuân theo các quy chế xét xử của từng trung tâm trọng tài, bất luận là những quy định phức tạp và bất hợp lý như thế nào. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này rất hãn hữu. Bởi các trung tâm trọng tài muốn tồn tại, bên cạnh chất lượng trọng tài viên thì quy chế tố tụng của từng trung tâm trọng tài phải rất linh hoạt, có khả năng đáp ứng đòi hỏi các nhà kinh doanh trong giải quyết tranh chấp, có như vậy mới thu hút được được khách hàng. Lợi thế lớn nhất của trọng tài thường trực là có sẵn các bộ quy tắc tố tụng trọng tài. Các bên đương sự chỉ cần thoả thuận áp dụng các bộ quy tắc này là đủ, không cần mất công tạo lập ra các bộ quy tắc mới. Điều này rất thuận lợi cho các nhà doanh nghiệp. Nếu họ không muốn có mạo hiểm cho mình thì họ chọn trọng tài thường trực với bộ quy tắc có sẵn. Các tổ chức trọng tài thường trực đều độc lập và không có quan hệ gì với nhau trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, không phụ thuộc vào nhau về đều bình đẳng trước sự lựa chọn của các bên tranh chấp. Việc lựa chọn tổ chức trọng tài cũng như trọng tài viên hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên tranh chấp. Như vậy, Hội đồng trọng tài cũng cần được tìm hiểu dưới các khía cạnh khác nhau về quy chế và quy trình thành lập. 1.1.1.1. Sự hình thành của Hội đồng trọng tài quy chế Luật TTTM 2010 đã đưa ra định nghĩa pháp lý về trọng tài quy chế để thay cho khái niệm “Hội đồng trọng tài được thành lập tại Trung tâm trọng tài” do Pháp lệnh TTTM 2003 quy định. Theo đó, trọng tài quy chế là hình thức trọng tài được tiến hành tại trung tâm trọng tài và theo quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài. Luật TTTM 2010 cho phép các trung tâm trọng tài được ban hành quy tắc tố tụng trọng tài phù hợp với đặc thù của mỗi trung tâm để tăng thêm tính hấp dẫn đối với các bên tranh chấp. Chỉ khi các bên không có thỏa thuận hoặc 8
  16. quy tắc tố tụng trọng tài của trung tâm trọng tài không có quy định khác, lúc đó Luật mới đưa ra quy định hướng dẫn. Cuối cùng, Luật TTTM 2010 còn cho phép tổ chức trọng tài nước ngoài được mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo quy định của Luật TTTM 2010, Trọng tài thường trực là hình thức trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên, có danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy chế tố tụng riêng. Hầu hết các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo mô hình này dưới những tên gọi như trung tâm trọng tài, ủy ban trọng tài, viện trọng tài, hội đồng trọng tài quốc gia và quốc tế nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài. Về bản chất, Hội đồng trọng tài quy chế được thành lập ra do sự lựa chọn của các bên tranh chấp trong danh sách Trọng tài viên là thành viên của trung tâm trọng tài (về vấn đề này thì việc thành lập Hội đồng trọng tài quy chế khác với thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc). Theo đó, các bên tranh chấp sẽ lựa chọn trong số Trọng tài viên những người sẽ là thành viên của Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc tranh chấp này. Hội đồng trọng tài quy chế sẽ sử dụng quy tắc tố tụng thống nhất của trung tâm trọng tài để giải quyết vụ việc. Và Hội đồng trọng tài này cũng chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà họ được các bên đương sự lựa chọn mà thôi. 1.1.1.2. Sự hình thành của Hội đồng trọng tài vụ việc Đối với hình thức trọng tài vụ việc thì Luật TTTM 2010 có những quy định khác về việc thành lập ra Hội đồng trọng tài vụ việc. Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài được các bên thành lập ra chỉ để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể, sau khi vụ tranh chấp đã được giải quyết xong thì trọng tài vụ việc tự giải thể. Hình thức trọng tài này có đặc điểm là không có trụ sở cố định như trọng tài thường trực, không lệ thuộc vào bất kỳ quy tắc xét xử nào. 9
  17. Trong các vụ tranh chấp sử dụng trọng tài vụ việc, thì các bên thường thống nhất có một trọng tài viên. Như vậy, có thể hiểu, sự hình thành của Hội đồng TTTM do các bên giải quyết tranh chấp tự thỏa thuận với nhau, nếu không có sự thỏa thuận thì việc thành lập Hội đồng trọng tài sẽ tuân theo trình tự, thủ tục do Luật TTTM 2010 quy định, Hội đồng trọng tài là cơ quan tiến hành xét xử vụ việc tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận. Theo Luật TTTM 2010 thì trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc và sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ việc đó. Như vậy, việc thành lập ra Hội đồng trọng tài vụ việc cũng là để thực hiện việc giải quyết một vụ việc cụ thể bởi các thành viên của Hội đồng trọng tài do các bên thành lập ra. Hội đồng trọng tài vụ việc sẽ không có một quy tắc tố tụng trọng tài từ trước, do đó khi được thành lập, Hội đồng trọng tài vụ việc sẽ giải quyết luôn các vấn đề về quy tắc tố tụng. Như vậy, ta có thể thấy, khi xảy ra tranh chấp về kinh doanh thương mại, các bên sẽ thỏa thuận thành lập ra Hội đồng trọng tài vụ việc để giải quyết, nếu bên bị đơn mà hết thời hạn không lựa chọn Trọng tài viên thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án để lựa chọn Trọng tài viên (Điều 41, Luật TTTM 2010). Điều đó đồng nghĩa với việc, trong trường hợp các bên sử dụng trọng tài vụ việc là phương thức giải quyết tranh chấp thì khái niệm này tương đồng với khái niệm Hội đồng trọng tài vụ việc. Theo quy định tại Điều 2 của Luật mẫu UNCITRAL, thì "Trọng tài" là bất cứ hình thức trọng tài được hoặc không được quản lý bởi một tổ chức trọng tài thường trực. Còn Hội đồng trọng tài được định nghĩa là "Hội đồng trọng tài" là trọng tài viên duy nhất hoặc các trọng tài viên. Như vậy, từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm về Hội đồng trọng tài như sau: Hội đồng TTTM là cơ quan giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn và được quy định trong Luật TTTM 2010. Hội đồng trọng tài bao gồm một hoặc nhiều 10
  18. trọng tài viên được hình thành theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Những đặc điểm của Hội đồng trọng tài thương mại Thứ nhất, Hội đồng trọng tài là một cơ quan giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy định của Luật TTTM 2010. Đây là một hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba - một trọng tài viên duy nhất hoặc Hội đồng trọng tài. Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp sẽ hoàn toàn độc lập với các bên, đưa ra phán quyết có tính bắt buộc bảo vệ quyền lợi các bên. Thứ hai, Hội đồng trọng tài là một loại hình hoạt động mang tính chất phi nhà nước, có thể hoạt động dưới một tổ chức trọng tài chung thống nhất bằng quy chế hoạt động riêng hoặc có thể hoạt động mang tính chất vụ việc. Tuy nhiên, dù dưới hình thức nào thì Hội đồng trọng tài cũng hoạt động trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên trong tranh chấp mà không phải là hoạt động theo tư cách sử dụng quyền lực nhà nước. Chính vì vậy, Hội đồng trọng tài hoạt động dưới một thiết chế dân chủ trong giải quyết tranh chấp thương mại; trọng tài không chỉ góp phần tạo ra một đời sống dân chủ và tự do trong tư pháp, mà hơn thế nữa, trọng tài là người chia sẻ nhiệm vụ với nhà nước trong việc xóa bỏ các bất đồng trong xă hội, thể hiện cụ thể ở việc giải quyết các tranh chấp thương mại. Thứ ba, Hội đồng trọng tài hoạt động theo quy chế giải quyết tranh chấp thông qua một thủ tục tố tụng chặt chẽ. Thủ tục này được quy định trong Luật TTTM 2010 cũng như thể hiện cụ thể trong quy chế hoạt động của từng trung tâm trọng tài. Tính chật hoạt động theo quy chế theo trình tự tố tụng của Hội đồng trọng tài đảm bảo cho phán quyết của Hội đồng trọng tài mang tính pháp lý và được bảo đảm thực hiện. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các trọng tài viên và các bên đương sự phải tuân thủ đúng 11
  19. trình tự tố tụng mà pháp luật trọng tài, Điều lệ và Quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó quy định. Thứ tư, kết quả của việc giải quyết tranh chấp do Hội đồng trọng tài thực hiện là phán quyết do trọng tài tuyên đối với các đương sự của vụ tranh chấp. Phán quyết của trọng tài vừa là sự kết hợp của yếu tố thỏa thuận (các đương sự có thể thỏa thuận về nội dung tranh chấp, cách thức giải quyết tranh chấp, luật áp dụng đối với vụ tranh chấp) vừa là sự kết hợp của yếu tố tài phán (có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên). Cụ thể, thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết và không thể có phán quyết trọng tài thoát ly những yếu tố đã thỏa thuận. Bởi vậy, về nguyên tắc, thẩm quyền của trọng tài không bị giới hạn bởi pháp luật; các đương sự có thể lựa chọn bất kỳ lúc nào, bất kỳ trọng tài vụ việc hoặc trọng tài quy chế nào trên thế giới để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, một khi đã được thỏa thuận thì phán quyết của trọng tài có tính chất tài phán và bắt buộc các bên phải tuân thủ. Thứ năm, Hội đồng trọng tài được thành lập và hoạt động dưới hai dạng là trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế. Cả hai loại hội đồng này đều có thẩm quyền như nhau trong giải quyết tranh chấp thương mại. Tính chất thỏa thuận được thể hiện cả trong việc các bên đương sự có quyền lựa chọn và thành lập ra HĐTT. Theo đó, HĐTT do các bên thỏa thuận lựa chọn có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên. 1.1.3. Chức năng của Hội đồng trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp Theo quy định của Luật TTTM năm 2010 thì trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục do luật trọng tài thương mại quy định. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Hội đồng trọng tài có chức năng giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại phát sinh. 12
  20. Trọng tài là một thiết chế dân chủ, mang tính lựa chọn cao trong giải quyết tranh chấp thương mại. Theo quy định của Luật TTTM 2010 thì trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này (khoản 1 Điều 3). Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi mà các bên có quyền lợi liên quan chỉ định, thẩm quyền của trọng tài được xác lập trên cơ sở của thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh (khoản 2 Điều 3). Điều 16 Luật TTTM 2010 cũng quy định về hình thức của thỏa thuận trọng tài, có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Chức năng của Hội đồng TTTM được thể hiện ở chỗ Hội đồng TTTM được thành lập là để giải quyết các tranh chấp thương mại. Nhưng tranh chấp thương mại cũng chỉ có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại nếu các bên có tranh chấp có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài này có hiệu lực. Như vậy, một tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại khi có hai điều kiện: Thứ nhất, tranh chấp được gửi đến trọng tài thương mại phải là tranh chấp thương mại; Thứ hai, giữa các bên có tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực. Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền của mình. Trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết. 13
  21. Khác với thẩm quyền của Tòa án, thẩm quyền của trọng tài chỉ là thẩm quyền theo vụ việc, nếu được các bên có tranh chấp lựa chọn đích danh. Các nguyên tắc phân định thẩm quyền theo lãnh thổ, theo trụ sở hoặc chỗ ở của bị đơn và theo sự thỏa thuận của nguyên đơn không được áp dụng trong tố tụng trọng tài. Khi các bên đã thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài, họ trao cho Hội đồng trọng tài thẩm quyền giải quyết tranh chấp và phủ định thẩm quyền xét xử đó của Tòa án trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc các bên hủy bỏ thỏa thuận trọng tài. 1.2. Khái quát về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại 1.2.1. Khái niệm thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại Để tìm hiểu về khái niệm thẩm quyền của Hội đồng TTTM, cần đi tìm hiểu khái niệm “thẩm quyền” trong từ điển tiếng Việt. Theo Từ điển Tiếng việt của Trung tâm từ điển học thì “thẩm quyền” được hiểu là quyền xem xét để ra kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật; tư cách, quyền hạn về mặt chuyên môn được thừa nhận để có ý kiến có tính chất quyết định về vấn đề nào đó [33, tr.1145]. Như vậy, có thể hiểu thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại là quyền để xem xét và đưa ra kết luận và định đoạt về vụ việc tranh chấp thương mại khi các bên có tranh chấp đồng ý trao quyền cho Hội đồng trọng tài bằng thỏa thuận trọng tài theo trình tự, thủ tục do pháp luật về trọng tài thương mại quy định. Từ khái niệm trên ta có thể thấy thẩm quyền của Hội đồng TTTM có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài không mang tính chất đương nhiên mà thẩm quyền do sự thỏa thuận lựa chọn của các bên trong tranh chấp. Khoản 1 Điều 5 Luật TTTM 2010 quy định rõ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Như vậy, thỏa thuận giữa các bên tranh chấp là điều kiện tiên quyết để làm phát sinh thẩm 14