Luận văn Tăng cường công tác quản lý nhà nước về An toàn - Vệ sinh lao động khu vực không có quan hệ lao động

pdf 137 trang vuhoa 23/08/2022 10660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tăng cường công tác quản lý nhà nước về An toàn - Vệ sinh lao động khu vực không có quan hệ lao động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_tang_cuong_cong_tac_quan_ly_nha_nuoc_ve_an_toan_ve.pdf

Nội dung text: Luận văn Tăng cường công tác quản lý nhà nước về An toàn - Vệ sinh lao động khu vực không có quan hệ lao động

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN NGUYỄN VÂN YÊN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN- VỆ SINH LAO ĐỘNG KHU VỰC KHÔNG CÓ QUAN HỆ LAO ĐỘNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP MÃ SỐ: 834 04 17 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ VÂN TRÌNH HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về An toàn - Vệ sinh lao động khu vực không có quan hệ lao động” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Lê Vân Trình. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Nguyễn Vân Yên
  3. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy, cô giáo trường Đại học Công Đoàn đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Em xin cảm ơn lãnh đạo cùng các thầy cô giáo Khoa Sau đại học và Khoa Bảo hộ lao động đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, thực tập và làm luận văn tốt nghiệp. Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Thầy giáo GS.TS. Lê Vân Trình đã cho em ý tưởng làm luận văn và thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Đồng chí: Hà Tất Thắng - Cục trưởng, Cục An toàn lao động, các đồng chí Bùi Đức Nhưỡng, Nguyễn Anh Thơ - Phó Cục trưởng, Cục An toàn lao động. Và toàn thể cán bộ Phòng Pháp chế - Thanh tra và cán bộ, công chức Cục An toàn lao động đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian tìm hiểu và hoàn thành luận văn. Trân trọng!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chức viết tắt Danh mục bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Đóng góp mới của đề tài 3 6. Kết cấu luận văn 4 Chương 1. TỔNG QUAN CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG KHU VỰC LÀM VIỆC KHÔNG CÓ QUAN HỆ LAO ĐỘNG 5 1.1. Khái niệm chung về quản lý nhà nước an toàn, vệ sinh lao động 5 1.1.1. Những vấn đề lý luận chung về quản lý 5 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về An toàn và vệ sinh lao động 6 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên thế giới và ở Việt Nam 9 1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên thế giới 9 1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam 32 1.2.3. Nhận xét 40 1.3. Nghiên cứu tổng quan tình hình về quản lý an toàn vệ sinh lao động trong khu vực không có hợp đồng lao động 42 1.3.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới 42
  5. 1.3.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 44 1.3.3. Vai trò quản lý nhà nước lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, đề tài “Quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động ở Việt Nam” 45 1.3.4. Nhận xét 46 Tiểu kết chương 1 47 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC KHÔNG CÓ QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 48 2.1. Khu vực làng nghề 48 2.1.1. Đặc điểm về người lao động tại các làng nghề 48 2.1.2. Thông kế tai nạn lao động tại các làng nghề 49 2.1.3. Nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại các làng nghề 51 2.1.4. Tình hình an toàn vệ sinh lao động tại một số lĩnh vực, ngành sản xuất đặc thù tại một số làng nghề theo dự án Bộ giao thực hiện 54 2.2. Các vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp 58 2.2.1. Nguy cơ trong quá trình làm đất 58 2.2.2. Nguy cơ trong khâu gieo trồng (khi sử dụng các loại máy móc gieo, trồng) 58 2.2.3. Nguy cơ mất an toàn khi sử dụng thiết bị phun thuốc bảo vệ thực vật 59 2.2.4. Các nguy cơ mất an toàn khi sử dụng máy xay, xát gạo 60 2.2.5. Các vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong nuôi trồng thuỷ sản 61 2.3. Điểm qua tình hình tai nạn lao động tại khu vực người lao động làm việc không có hợp đồng lao động 62 2.4. Kết quả thanh tra về an toàn lao động thí điểm tại một số hộ gia đình theo Quyết định Bộ giao thực hiện 65 2.4.1. Làng nghề gỗ-mỹ nghệ và Cô, đúc nhôm Bắc Ninh 65 2.4.2. Làng nghề tiểu thủ công, giày da, may mặc Hà Nội 68 2.4.3. Làng nghề gỗ Biên Hòa, Đồng Nai 70
  6. 2.4.4. Làng nghề mộc Yên Lạc Vĩnh Phúc 72 2.4.5. Làng nghề Nam Trực, Nam Định 74 2.4.6. Làng nghề làm miến Thái Bình 75 2.4.7. Đánh giá chung 77 2.5. Những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động và nguyên nhân 78 2.5.1. Việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động 78 2.5.2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về an toàn vệ sinh lao động 79 2.5.3. Báo cáo, thống kê, cung cấp thông tin về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 79 2.5.4. Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động 80 Tiểu kết chương 2 81 Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI KHU VỰC KHÔNG CÓ QUAN HỆ LAO ĐỘNG 83 3.1. Tăng cường công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động cho làng nghề và hộ gia đình 83 3.2. Cải thiện điều kiện lao động theo phương pháp WISE 86 3.2.1. Giới thiệu phương pháp WISE 86 3.2.2. Các nguyên lý cơ bản của phương pháp WISE 86 3.2.3. Các nội dung của phương pháp WISE 87 3.3. Triển khai áp dụng giải pháp cải thiện điều kiện làm việc 96 3.3.1. Nội dung, địa điêm triển khai thực hiện 96 3.3.2. Kết quả thực hiện tại Bắc Ninh 96 3.3.3. Nội dung hoạt động trước và sau khi kháo sát đánh giá của tư vấn viên được thực hiện qua phiếu khảo sát đánh giá theo các nội dung sau 99
  7. 3.3.4. Kết quả sau tư vấn cải thiện điều kiện làm việc theo phương pháp WISE tại Bắc Ninh 106 3.3.5. Kết quả sau tư vấn cải thiện điều kiện làm việc theo phương pháp WISE tại Phú Yên 110 3.4. Nhận xét, đánh giá chung 113 3.4.1. Kết quả đạt được 113 3.4.2. Những tồn tại, hạn chế 114 3.4.3. Nguyên nhân 116 Tiểu kết chương 3 118 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 119 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AT : An toàn ATLĐ : An toàn lao động ATSKMT : An toàn, sức khỏe và môi trường (gọi tắt là an toàn) ATVSLĐ : An toàn, vệ sinh lao đông BHLĐ : Bảo hộ lao động BNN : Bệnh nghề nghiệp LĐTBXH : Lao động - Thương binh và Xã hội NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động NNĐHNH : Nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm PCCC : Phòng cháy chữa cháy PCCN : Phòng chống cháy nổ PTBVCN : Phương tiện bảo vệ cá nhân SXKD : Sản xuất kinh doanh SAM : Sức khỏe - An toàn - Môi trường TNLĐ Tai nạn lao động TCVS : Tiêu chuẩn vệ sinh TLĐLĐVN : Tổng liên đoàn lao động Việt Nam VSLĐ : Vệ sinh lao động
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. So sánh tình hình tai nạn lao động năm 2018 và năm 2017 khu vực không có hợp đồng lao động 64 Bảng 2.2. So sánh tình hình tai nạn lao động năm 2019 và năm 2018 khu vực không có quan hệ lao động 65 Bảng 2.3. Tình hình sử dụng lao động 66 Bảng 2.4. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn 66 Bảng 2.5. Sử dụng lao động 68 Bảng 2.6. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn 68 Bảng 2.7. Tình hình sử dụng lao động tại làng nghề gỗ Tân Hòa 70 Bảng 2.8. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại làng nghề gỗ Tân Hòa 70 Bảng 2.9. Sử dụng lao động tại làng nghề mộc Vĩnh Đông 72 Bảng 2.10. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại làng nghề mộc Vĩnh Đông 72 Bảng 2.11. Sử dụng lao động tại làng nghề Đồng Côi 74 Bảng 2.12. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại làng nghề Đồng Côi 74 Bảng 2.13. Sử dụng lao động tại làng nghề Miên dong 76 Bảng 2.14. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại làng nghề Miên dong 76
  10. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 2.1. Phun thuốc không có các phương tiện BVCN 59 Hình 2.2. Đường đi lại trên lồng bè dễ gây nguy hiểm 62 Hình 3.1. Loại đi những vật liệu, đồ dùng không cần thiết, để chỗ làm việc gọn gàng, ĐKLV tốt hơn 88 Hình 3.2. Kẻ vạch rõ, tạo ra đường vận chuyển thông thoáng 88 Hình 3.3. Tránh để vật liệu trên sàn nhà 89 Hình 3.4. Sử dụng giá nhiều tầng để tiết kiệm diện tích 89 Hình 3.5. Sắp xết đồ dụng, từng loại dụng cụ rõ rang, thuận tiện 90 Hình 3.6. Cải thiện bố trí điều kiện làm việc giúp người lao động thuận tiện trong làm việc 90 Hình 3.7. Sử dụng giá, kho chứa di động 91 Hình 3.8. Sử dụng xe đẩy để di chuyển vật liệu, sản phẩm dễ dàng 91 Hình 3.9. Không nâng vật nặng quá sức của mình 92 Hình 3.10. Sử dụng bục cao để thực hiện thao tác nâng có hiệu quả 92 Hình 3.11. Các bộ phận truyền động được bao che đầy đủ 93 Hình 3.12. Hoá chất độc hại phải để riêng có tên nhãn 94 Hình 3.13. Chiếu sáng hợp lý tại nơi làm việc 94 Hình 3.14. Bố trí nơi nghỉ ngơi uống nước và nhà vệ sinh 95 Hình 3.15. Tổ chức bố trí công việc, chỗ làm việc hợp lý, khoa học 95 Hình 3.16. Tập huấn, hướng dẫn cho tư vấn viên 97 Hình 3.17. Tập huấn tại nơi làm việc 97 Hình 3.18. Kết quả tư vấn sau khi sửa chữa cầu dao điện để đảm bảo an toàn cho hộ ông Nguyễn Văn Hạc, Thọ Khê, Đông Thọ 107 Hình 3.19. Kết quả tư vấn xếp gọn gàng nơi làm việc cho hộ ông Nguyễn Hữu Thu, Thọ Khê, Đông Thọ 107 Hình 3.20. Kết quả sau khi tư vấn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho hộ ông Nguyễn Văn Phong, Thọ Khê, Đông Thọ 108
  11. Hình 3.21. Kết quả sau khi tư vấn sắp xếp nguyên vật liệu tại cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ 108 Hình 3.22. Kết quả sau khi tư vấn lắp đặt cơ cấu an toàn cho máy cưa 109 Hình 3.23. Kết quả sau khi tư vấn sắp xếp mặt bằng làm việc và kẻ đường di chuyển nguyên, vật liệu 109 Hình 3.24. Kết quả sau khi tư vấn sắp xếp lại dụng cụ sản xuất 110 Hình 3.25. Tập huấn tại Phú Yên 111 Hình 3.26. Tư vấn xác định nguy hiểm có hại tại Phú Yên 111 Hình 3.27. Sau khi tư vấn dãn nhãn hóa chất 112 Hình 3.28. Sau khi tư vấn cải tạo lại vị trí làm việc 112 Hình 3.29. Sau khi tư vấn cải tạo lại đường dây và ổ điện 113 Sơ đồ 3.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động cho khu vực không có hợp đồng lao động 85
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Về nguyên tắc, ở đâu có việc làm thì ở đó cần được đảm bảo về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Tuy nhiên, chính sách của nhà nước về ATVSLĐ mới chỉ tập trung chủ yếu đến người làm công ăn lương, ít quan tâm đến người lao động làm không theo hợp đồng lao động. Sau nhiều năm phát triển, nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, với hơn 33 triệu người lao động (chiếm hơn 2/3 lực lượng lao động) là làm việc không theo hợp đồng lao động (như những lao động tự do ở thành thị, những người nông dân, ). Theo số thống kê chưa đầy đủ, người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, mỗi năm có trên 1.400 người bị chết và hàng vạn người bị thương do tai nạn lao động (gấp hơn 2 lần khu vực làm công ăn lương) và đang tiếp tục gia tăng. Điều này tạo ra những gánh nặng lớn cho gia đình, xã hội, ảnh hưởng tiêu cực tới các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Luật ATVSLĐ được thông qua lần đầu tiên ngày 25/6/2015 đã mở rộng đối tượng áp dụng đến cả những người lao động không theo hợp đồng lao động. Luật khuyến khích người lao động nâng cao ý thức phòng ngừa tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN), đồng thời cũng nêu trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm ATVSLĐ. Tuy nhiên, để triển khai Luật ATVSLĐ nói riêng, công tác ATVSLĐ nói chung trong khu vực này một cách hiệu quả đang là một thách thức lớn, bởi kinh nghiệm triển khai của Việt Nam chưa có, đồng thời đang có nhiều hạn chế về nguồn lực (cả nhân lực, vật lực). Từ tình hình thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về An toàn - Vệ sinh lao động khu vực không có quan hệ lao động” làm đề tài luận thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, bởi
  13. 2 đây là một nội dung có một ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn hiện nay ở nước ta. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tổng hợp, phân tích công tác quản lý ATVSLĐ trong khu vực không có quan hệ lao động trong và ngoài nước hiện nay. - Đánh giá thực trạng công tác ATVSLĐ tại một số địa phương hiện nay trong khu vực không có quan hệ lao động. - Đề xuất giải pháp cho công tác quản lý ATVSLĐ ở khu vực không có quan hệ lao động. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ khu vực không có quan hệ lao động; 3.2 .Phạm vi nghiên cứu Tại một số địa phương, làng nghề ở Bắc Ninh, Nam Định, Phú Yên 4. Phương pháp nghiên cứu Học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. 4.1. Phương pháp hệ thống hóa Phương pháp này được sử dụng trong phần tổng quan nghiên cứu có liên quan đến ATVSLĐ các nội dung của quản lý công (thể chế, tổ chức, nhân sự, tài chính công và công tác thanh tra, kiểm tra của Nhà nước), tập trung phân tích những điểm tồn tại và đề xuất giải pháp có tính đến các điều kiện để bảo đảm khả thi, nhằm nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện hơn, từ đó xác định được nội dung cần tập trung nghiên cứu của luận án. 4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp này chủ yếu trong phần đánh giá thực trạng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trên cơ sở khung lý thuyết đã được xây dựng. Đồng thời chọn một số ngành nghề, khu vực điển hình để khảo sát,
  14. 3 đánh giá thực trạng; đánh giá tác động của chính sách thông qua khảo nghiệm thực tiễn. 4.3. Phương pháp thống kê và so sánh Phương pháp này được sử dụng trong phần đánh giá thực trạng. Với các kỹ thuật: lượng hoá các dữ liệu điều tra; xử lý các số liệu đo đạc; sử dụng các phần mềm tính toán 4.4. Phương pháp quy nạp và diễn dịch Phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ các khái niệm của vấn đề nghiên cứu. 4.5. Nguồn tài liệu nghiên cứu Nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng, tổng hợp, phân tích trong luận án chủ yếu là các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước; các báo cáo của Bộ, ngành, văn bản luật pháp liên quan đến công tác ATVSLĐ. 5. Đóng góp mới của đề tài - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. - Đánh giá thực trạng, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân và yêu cầu cấp thiết quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động ở nước ta hiện nay. - Đưa ra giải pháp quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động ở nước ta hiện nay. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài luận văn là rất cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học bởi vì đề tài sẽ đóng góp một nghiên cứu mới mà chưa có một nghiên cứu nào đề cập sâu tới về vấn đề quản lý nhà nước về ATVSLĐ khu vực không có hợp đồng lao động và giúp cho cơ quan quản lý có công cụ để quản lý công tác ATVSLĐ trong khu vực lao động chiếm đa số hiện nay trong nền kinh tế ở Việt Nam.
  15. 4 Đề tài thành công sẽ giúp cho việc phòng ngừa, giảm thiểu thương vong, bệnh tật xảy ra trong quá trình lao động, đồng thời chia sẻ rủi ro, giảm bớt gánh nặng do TNLĐ gây ra ở nước ta hiện nay. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham khảo luận văn bao gồm: Chương 1: Tổng quan chung công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động trong khu vực không có quan hệ lao động. Chương 2: Thực trạng hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trong khu vực không có quan hệ lao động ở Việt Nam. Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý an toàn vệ sinh lao động tại khu vực không có quan hệ lao động.
  16. 5 Chương 1 TỔNG QUAN CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG KHU VỰC LÀM VIỆC KHÔNG CÓ QUAN HỆ LAO ĐỘNG 1.1. Khái niệm chung về quản lý nhà nước an toàn, vệ sinh lao động 1.1.1. Những vấn đề lý luận chung về quản lý Khái niệm về quản lý khá phức tạp và đa dạng, có thể thấy có nhiều cách lý giải khác nhau về quản lý. Quản lý ra đời từ xa xưa, cùng với sự hợp tác và phân công lao động. C.Mác đã coi sự xuất hiện của quản lý như là kết quả tất nhiên của sự chuyển nhiều quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập với nhau thành một quá trình lao động được phối hợp lại. Chức năng quản lý là chức năng của một nhạc trưởng thể hiện ở sự điều hoà những hoạt động cá nhân. Theo một nghĩa nào đó, quản lý là một nghệ thuật điều khiển người khác. Theo giáo trình "Quản lý hành chính Nhà nước" của Học viện Hành chính Quốc gia thì khoa học và thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng quản lý được hiểu theo hai góc độ: góc độ tổng hợp mang tính chính trị - xã hội và góc độ mang tính hành động thiết thực. Theo góc độ chính trị - xã hội thì quản lý là sự kết hợp giữa tri thức với lao động, còn theo góc độ hành động (qui trình công nghệ của tác động) thì qui trình quản lý là điều khiển. Theo khái niệm này, có ba loại hình quản lý, đều có một xuất phát điểm chung là "do con người điều khiển", nhưng khác nhau về đối tượng, đó là: - Con người là trung tâm, điều khiển các vật hữu sinh, song không bắt chúng phải thực hiện ý đồ và ý chí của người điều khiển. Đó là quản lý trong môi trường, sinh học, thiên nhiên. - Con người điều khiển các vật vô tri, vô giác để bắt chúng thực hiện ý đồ của người. Đó được xem là quản lý kỹ thuật. - Con người điều khiển con người. Đó là quản lý xã hội. Sau đây, chúng ta quan tâm nghiên cứu loại hình quản lý thứ ba, quản lý xã hội.
  17. 6 Chúng ta biết rằng, đối tượng của quản lý là những tổ chức, con người cụ thể cùng các nguồn lực và công việc của họ, cho nên dựa vào sự khác nhau của các lĩnh vực hoạt động cơ bản của xã hội và các dạng tổ chức khác nhau mà chúng ta có thể phân loại quản lý thành quản lý vĩ mô và quản lý vi mô, quản lý các tổ chức xã hội, khoa học, kinh tế, giáo dục, quản lý tài chính, quản lý chất lượng, quản lý nhân sự v.v Nói về quản lý vĩ mô là quản lý quốc gia nói chung, là quản lý của Nhà nước về những lĩnh vực, ngành kinh tế, quốc phòng an ninh, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, dân số và lao động, ATVSLĐ, còn quản lý vi mô là quản lý một tổ chức cụ thể như một doanh nghiệp, cơ quan, trường học mà chúng ta có thể gọi chung là quản lý ở cơ sở. Giữa quản lý vĩ mô và quản lý vi mô có mối quan hệ qua lại với nhau. Quản lý vĩ mô là quản lý một cách gián tiếp bằng đường lối chung, pháp luật, chính sách, công cụ điều tiết tạo ra môi trường chung cho các tổ chức vi mô (cơ sở) hoạt động. Đồng thời kết quả hoạt động của các tổ chức vi mô là hiệu quả và sự thành bại của các chính sách quản lý vĩ mô. Từ phân tích trên, cho thấy quản lý là một yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về An toàn và vệ sinh lao động Quản lý xã hội là quá trình phức tạp, đa dạng vì đối tượng tác động - khách thể của nó là hành vi con người có ý chí và tư duy độc lập, là hoạt động của cơ quan, tổ chức của con người. Chủ thể của quản lý xã hội là Nhà nước, một tổ chức chính trị đặc biệt, các bộ phận cấu thành khác của hệ thống chính trị (giai cấp, chính đảng, tổ chức xã hội ). Như vậy quản lý xã hội bao hàm khái niệm quản lý các công việc của Nhà nước (tức là phần quản lý xã hội do Nhà nước đảm nhận, hay còn gọi là quản lý Nhà nước) và quản lý các công việc xã hội (phần quản lý xã hội còn lại do các chủ thể khác đảm nhận).
  18. 7 Ta có thể hiểu quản lý nhà nước là hoạt động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy của nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của công dân và mọi tổ chức xã hội, nhằm giữ gìn trật tự xã hội và phát triển xã hội theo những mục tiêu đã định. Như vậy, quản lý nhà nước là khoa học sử dụng quyền lực để tổ chức, điều hành công việc quản lý của Nhà nước trên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội. Nó cũng là nghệ thuật chỉ huy với sự vận dụng sáng tạo, thích ứng với tình thế nhưng không vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật để đem lại hiệu quả cao nhất cho công việc. Để thực hiện nhà nước quản lý có hiệu quả, cần phải thực hiện tốt qui trình quản lý bao gồm 7 vấn đề sau đây: - Quy hoạch và kế hoạch: trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quan điểm, đường lối của Đảng và sính sách pháp luật của Nhà nước, xây dựng kế hoạch quy hoạch cụ thể cho lĩnh vực mà chúng ta đang quản lý. - Tổ chức bộ máy: cần xây dựng một bộ máy gọn nhẹ, có qui định chức năng, nhiệm vụ, quan hệ phối hợp đầy đủ và quản lý chặt chẽ hoạt động của bộ máy quản lý. - Sắp xếp, bố trí, quản lý nhân sự: cần xây dựng tiêu chuẩn, yêu cầu và sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức vào các nhiệm vụ cụ thể trong bộ máy; quản lý, đánh giá chính xác đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với họ. - Ra các quyết định quản lý: trên cơ sở tập hợp đầy đủ các thông tin, xử lý và đề ra phương án khác nhau, lựa chọn và thẩm định sau đó ban hành các quyết định quản lý nhà nước. - Phối hợp: cần phải có một cơ chế phối hợp có hiệu quả trong quá trình thực hiện các hoạt động. - Sử dụng các nguồn lực: đây là một nội dung quan trọng, liên quan đến ngân sách, tài chính, cơ sở vật chất cần được khai thác, quản lý một cách có hiệu quả, chặt chẽ.
  19. 8 - Chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết, đánh giá: có sự chỉ đạo sát sao để thực hiện các quyết định, đồng thời phải tiến hành kiểm tra, đánh giá để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, cần sơ, tổng kết, đánh giá kết quả việc thực hiện các quyết định quản lý. Như đã trình bày ở phần trên, quản lý nhà nước là vĩ mô về các lĩnh vực của đời sống xã hội khác nhau. Trong thực tế hiện nay, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý trên tất cả các mặt chủ yếu của xã hội: kinh tế, quốc phòng và an ninh, về tài chính, tiền tệ, về văn hoá tư tưởng, về khoa học công nghệ, về y tế, về giáo dục, về dân số và lao động Các lĩnh vực quản lý nhà nước nói trên đã được thực hiện trong nhiều năm với mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng, phương pháp quản lý đã được xác định rõ, ngày càng đổi mới, hoàn thiện. Trong khi đó, quản lý nhà nước về ATVSLĐ tuy cũng đã được thực hiện trong nhiều năm qua, nhất là từ khi có Bộ luật Lao động (1995), nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, chưa được giải quyết tốt và hoàn chỉnh. Bởi vậy, việc không ngừng nghiên cứu để góp phần xây dựng, hoàn thiện sự quản lý nhà nước về ATVSLĐ là nội dung quan trọng trong chiến lược về ATVSLĐ của nước ta. Nói đến quản lý nhà nước về ATVSLĐ là nói đến các cơ quan quản lý của Nhà nước, trên cơ sở những văn bản pháp luật chủ yếu đã được Quốc hội thông qua, ban hành, các văn bản pháp qui dưới luật, sử dụng các phương pháp quản lý nhà nước thích hợp, thực hiện các hoạt động theo qui trình quản lý để chỉ đạo, hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt động ATVSLĐ nhằm phát triển công tác này đạt mục tiêu đã đề ra. Ở đây có một vấn đề đặt ra từ trong thực tiễn hoạt động ATVSLĐ những năm qua là làm sao phân biệt rõ chức năng của quản lý nhà nước với hoạt động của các cơ quan chuyên môn, tổ chức xã hội để tránh sự dẫm đạp, chồng chéo, bao biện lẫn nhau và cũng không để sót việc, không có người chăm lo đến hoạt động này. Theo quan điểm đó, quản lý nhà nước là tạo ra hành lang pháp lý, hướng dẫn, điều chỉnh mọi hành vi, hoạt động phải đi đúng
  20. 9 quỹ đạo, nằm đúng trong hành lang pháp lý đó, còn các cơ quan chuyên môn, khoa học, các tổ chức, cá nhân khi đã tôn trọng hành lang pháp lý đó thì được phép thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn, khoa học của mình. Tránh việc cơ quan quản lý vừa tạo hành lang pháp lý, vừa đứng ra hoạt động tác nghiệp chuyên môn, khoa học, không cho phép và không tạo điều kiện cho các cơ quan chuyên môn, khoa học hoạt động tác nghiệp của mình. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên thế giới Có thể thấy, tùy thuộc vào mỗi mước hệ thống luật pháp của quốc gia mà mỗi nước có một cách quản lý ATVSLĐ riêng. Tuy nhiên về cơ bản nó cũng giống như nội dung của công ước 187 của ILO, tức là quản lý trên nền tảng của các luật ATVSLĐ với các tiêu chuẩn qui phạm kỹ thuật. Dưới đây, là hệ thống quản lý ATVSLĐ chung ở một số nước trên thế giới. Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về quản lý ATVSLĐ trong các doanh nghiệp. Ví dụ như: Alexander Cohen, Michael J. Colligan, ở viện An toàn sức khỏe nghề nghiệp (NIOSH) Ohio, Cicinaty trong bộ giáo trình “huấn luyện ATVSLĐ”[24]; Bottomley B trong công trình"Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp" [25]; Gallagher C, Underhill E và Rimmer M với công trình “Đánh giá hiệu quả của các hệ thống quản lý OHS trong việc đảm bảo nơi làm việc lành mạnh và an toàn” [32]; Winder C, Gardner D F và Trethewy R với nghiên cứu “Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: những phát triển gần đây” [47]; Gallagher C, ở trường đại học Monash với “Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe: Phân tích các loại hệ thống và hiệu quả” [30]; Walters, D “Chiến lược về sức khỏe và an toàn trong một Châu Âu đang thay đổi” [48]; Haruhiko Sakurai với “An toàn và sức khỏe nghề nghiệp ở Nhật Bản: Hiện trạng và tương lai” [31]; Jungsun Park và Yangho Kim với “Lịch sử của dịch vụ y tế nghề nghiệp ở Hàn Quốc, sức khỏe
  21. 10 công nghiệp”[29]; Surasak Buranatrevedh với công trình “Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong 5 nước ASEAN”[43], Helen lingard và Stephen M. Rowlinson, các tác giả của cuốn sách "Kiểm soát an toàn và sức khỏe trong lĩnh vực xây dựng" đi sâu phân tích nội dung làm thế nào để tăng cường các biện pháp pháp lý để thực hiện ATLĐ; tăng cường hiệu lực quản lý của chủ doanh nghiệp và của Chính phủ. Đồng thời, cuốn sách cũng dành thời lượng đáng kể cho nghiên cứu các biện pháp phòng chống TNLĐ, BNN trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm cách thức đảm bảo an toàn đối với những rủi ro từ thiên tai. Barbaga A. Plog đã viết trong tác phẩm "Những yếu tố cơ bản về vệ sinh trong công nghiệp" về các yếu tố gây nguy hại cho NLĐ trong môi trường công nghiệp sản xuất và cách thức phát hiện các yêu tố nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của NLĐ khi tham gia lao động sản xuất nhằm đưa ra các biện pháp kiểm soát giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về tính mạng của NLĐ. Tác phẩm này đề xuất các biện pháp của Chính phủ nhằm bảo đảm ATVSLĐ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và có tính thực tiễn. Ngoài các công trình nghiên cứu về ATVSLĐ, chúng ta còn cần kể đến các văn bản pháp luật của các nước trong khu vực Đông Nam Á và một số nước Châu Á liên quan đến quản lý nhà nước về ATVSLĐ như: "Luật An toàn & sức khỏe công nghiệp" của Quốc hội Hàn Quốc; "Luật an toàn và sức khỏe nơi làm việc" của Quốc hội Singapore; Luật An toàn, sức khỏe nghề nghiệp của Quốc hội Malaysia [48]; "Luật An toàn Lao động của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa" của Quốc hội Trung Quốc. Như vậy, nghiên cứu các công trình ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận văn là khá đa dạng, phong phú. Song, tâp trung chủ yếu nghiên cứu về hệ thống quản lý hay mô hình QLNN đối với ATVSLĐ; các Luật, văn bản dưới Luật về đảm bảo ATVSLĐ và sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên, nghiên cứu về QLNN về ATVSLĐ đối với NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động ở Việt Nam thì chưa thấy có công trình nghiên cứu nào.
  22. 11 Trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu, có thể thấy trong giới hạn của luận văn xin tổng hợp lại hệ thống quản lý của các nước và các tổ chức quốc tế công bố như sau: * Hệ thống quản lý ATVSLĐ theo hướng dẫn của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO-OSH 2001) ILO đặt ra Hiến chương với các nguyên tắc để bảo vệ người lao động khỏi bệnh tật và phát sinh chấn thương từ việc làm của họ. Trên cơ sở đó, ILO xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhằm cung cấp các công cụ cần thiết cho chính phủ các nước thành viên, NSDLĐ và NLĐ để bảo đảm tối đa sự an toàn trong công việc. ILO đưa ra nguyên tắc là người lao động cần được bảo vệ khỏi bệnh tật, bệnh tật và thương tích do phát sinh từ việc làm của NLĐ. Tuy nhiên, thực tế là rất khác nhau. ILO ước tính rằng mỗi năm có 2,02 triệu người chết vì các tai nạn hoặc bệnh tật liên quan đến công việc. Hơn 317 triệu người bị bệnh nghề nghiệp, và có khoảng 337 triệu vụ tai nạn liên quan đến công việc gây tử vong và không gây tử vong mỗi năm. Sự đau khổ gây nên bởi những tai nạn và bệnh tật như vậy đối với công nhân và gia đình họ là không thể đếm được. Về mặt kinh tế, ILO đã ước tính rằng 4% GDP hàng năm của thế giới bị mất do hậu quả của BNN và TNLĐ. Người sử dụng lao động phải đối mặt với những khoản tiền hưu sớm sớm, mất nhân viên có tay nghề, phí bảo hiểm cao do các tai nạn và bệnh tật liên quan đến công việc. Tuy nhiên, nhiều bi kịch này có thể ngăn ngừa thông qua việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, báo cáo và kiểm tra. Các tiêu chuẩn của ILO về an toàn và vệ sinh lao động cung cấp các công cụ thiết yếu cho các chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động để thiết lập các thông lệ như vậy và để đảm bảo an toàn tối đa trong công việc. Với chiến lược toàn cầu, bên cạnh công ước khung 155 về an toàn và sức khỏe nơi làm việc, ILO còn khuyến nghị theo 12 công ước, như: An toàn trong xây dựng, An toàn trong khai thác mỏ, sử dụng Amiang ILO còn đưa
  23. 12 ra một bộ “Qui tắc thực hành” (Code of Practice) đặt ra những hướng dẫn thiết thực cho các cơ quan QLNN, NSDLĐ, đại diện NLĐ nhằm xây dựng những qui định riêng để quản lý ATVSLĐ tại cơ sở của mình. Ví dụ: Quy tắc thực hành hướng dẫn về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ở một số ngành kinh tế (xây dựng, các mỏ lộ thiên, mỏ than, các ngành công nghiệp sắt thép, kim loại màu các ngành công nghiệp, nông nghiệp, đóng tàu và sửa chữa tàu, lâm nghiệp ). Nội dung bảo vệ người lao động đối với nguy hiểm nhất định (bức xạ, laser, đơn vị hiển thị hình ảnh, hóa chất, amiăng, chất khí ) với các biện pháp nhất định (hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp; hướng dẫn giám sát sức khỏe của NLĐ, ). Theo đó, ILO đã thông qua hơn 40 tiêu chuẩn cụ thể nhằm đối phó với ATLĐ và sức khỏe, cũng như hơn 40 Quy tắc thực hành. Gần một nửa số công cụ của ILO để giải quyêt trực tiếp hoặc gián tiếp với các vấn đề an toàn và SKNN. Trong tất cả các công ước và các tiêu chuẩn của ILO, thì không có công ước, tiêu chuẩn nào giành riêng cho các khu vực có quan hệ lao động và không có HĐLĐ (không phân biệt). Mà đích nhắm tới của họ là tính mạng và sức khỏe NLĐ, cho dù họ làm việc ở đâu, trong môi trường nào [14]. Trong tất cả các hệ thống do ILO công bố, có riêng hệ Hệ thống quản lý ATVSLĐ (viết tắt là ILO-OSH 2001): Hệ thống quản lý này được đánh giá dựa trên cơ sở nghiên cứu của các nhà khoa học, nghiên cứu các chuyên gia đầu ngành trên thế giới. Là một công cụ quốc tế quan trọng để Hệ thống quản lý ATVSLĐ có thể phát triển tại các quốc gia do ILO đưa ra nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu nguy cơ đã được các chính phủ, đại diện của NLĐ, NSDLĐ công nhận trên toàn cầu. Trong thực tiễn, quá trình sản xuất - kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp hay cơ sở nào đều phải tuân thủ 05 khâu sau để đảm bảo ATVSLĐ: Một là, chính sách quản lý ATVSLĐ: tức là công tác quản lý ở cơ sở muốn tốt thì việc thực hiện đưa hệ thống quản lý ATVSLĐ vào là rất cần