Luận văn Sự tham gia của hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn tại Ninh Thuận

pdf 93 trang vuhoa 24/08/2022 5780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Sự tham gia của hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn tại Ninh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_su_tham_gia_cua_hoi_tham_nhan_dan_vao_hoat_dong_xet.pdf

Nội dung text: Luận văn Sự tham gia của hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn tại Ninh Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN THANH SỰ THAM GIA CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN VÀO HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN TẠI NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ninh Thuận – Năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN THANH SỰ THAM GIA CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN VÀO HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN TẠI NINH THUẬN Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. DƢƠNG KIM THẾ NGUYÊN Ninh Thuận – Năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại, thực tiễn tại Ninh Thuận” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./. Ninh Thuận, ngày tháng 6 năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Văn Thanh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, PHỤ LỤC TÓM TẮT ABSTRACT MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 3 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 5. Câu hỏi nghiên cứu 5 6. Cấu trúc đề tài 5 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN VÀ PHIÊN TÒA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI . 7 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN 7 1.1.1. Khái niệm về Hội thẩm nhân dân 7 1.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển chế định Hội thẩm nhân dân ở nước ta 8 1.1.3. Sơ lược về chế định Hội thẩm nhân dân và Bồi thẩm đoàn trong việc tham gia tố tụng ở một số nước trên thế giới 9 1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUY ĐỊNH VỀ HỘI THẨM Ở NƢỚC TA 13 1.2.1. Những quy định chung về Hội thẩm nhân dân 13 1.2.2. Trách nhiệm, chế độ, chính sách đối với Hội thẩm nhân dân 18
  5. 1.2.3. Nội dung nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự 19 1.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI 22 1.3.1. Tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án 22 1.3.2. Thẩm quyền, thời hạn giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp kinh doanh, thương mại của Tòa án nhân dân 24 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 27 CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN THAM GIA XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN KINH DOANH THƢƠNG MẠI 28 2.1. NGUYÊN TẮC HỘI THẨM NHÂN DÂN THAM GIA XÉT XỬ VỤ ÁN ÁN KINH DOANH, THƢƠNG MẠI 28 2.1.1. Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập 28 2.1.2. Hội thẩm nhân dân xét xử chỉ tuân theo pháp luật 29 2.2. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN XÉT XỬ VỤ ÁN KINH DOANH, THƢƠNG MẠI 30 2.2.1. Hội thẩm nhân dân tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án 30 2.2.2. Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án kinh doanh, thương mại 32 2.2.3. Hội thẩm nhân dân tiến hành các hoạt động tố tụng vụ án kinh doanh thương mại và ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử 34 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 42 CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN HỘI THẨM NHÂN DÂN THAM GIA XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN KINH DOANH, THƢƠNG MẠI TẠI NINH THUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN 43
  6. 3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT SINH VỤ ÁN KINH DOANH THƢƠNG MẠI TẠI TỈNH NINH THUẬN 43 3.2. THỰC TRẠNG HỘI THẨM NHÂN DÂN THAM GIA XÉT XỬ TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI TẠI TỈNH NINH THUẬN 44 3.2.1. Thực trạng đội ngũ Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân tỉnh ở Ninh Thuận 44 3.2.2. Một số hạn chế trong xét xử sơ thẩm các vụ án kinh doanh, thương mại có Hội thẩm nhân dân tham giatheo quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự 45 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN KINH DOANH THƢƠNG MẠI 53 3.3.1. Thay đổi tiêu chuẩn, cách thức bổ nhiệm, tăng số lượng Hội thẩm nhân dân 53 3.3.2. Về việc phân công Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử, thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án 55 3.3.3. Quy định Hội thẩm nhân dân tham gia phiên tòa bắt buộc trong một số vụ án kinh doanh, thương mại 56 3.3.4. Sửa đổi cách thức thảo luận, biểu quyết của Hội đồng xét xử khi nghị án 56 3.3.5. Bồi dưỡng kỹ năng xét xử, nâng cao nhận thức đúng về quyền hạn, trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân 57 3.3.6. Chế độ bồi dưỡng, thù lao đối với Hội thẩm nhân dân 58 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 60 KẾT LUẬN CHUNG 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Đọc là BLTTDS Bộ luật Tố tụng Dân sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng Hình sự HTND Hội thẩm nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân KD, TM Kinh doanh, thương mại TAND Tòa án nhân dân UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân VKSND Viện Kiểm sát nhân dân
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, PHỤ LỤC 1. Bảng 3.1. Tỉ trọng vụ án KD, TM so với tổng số vụ án qua các năm 2. Bảng 3.2. Phân loại tranh chấp KD, TM qua các năm 3. Danh sách Hội thẩm nhân dân hai cấp tại Ninh Thuận nhiệm kỳ 2016-2020. 4. Thống kê các loại vụ án đã thụ lý, giải quyết tại TAND hai cấp giai đoạn 2015-2019
  9. TÓM TẮT Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự nói chung, các tranh chấp kinh doanh, thương mại nói riêng đều có Hội thẩm nhân dân tham gia và được thực hiện theo thủ tục, trình tự quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Qua thực tiễn tại Ninh Thuận cho thấy Hội thẩm nhân dân vẫn còn hạn chế kinh nghiệm, kiến thức, hiểu biết thực tiễn về lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Thông qua phương pháp phân tích và so sánh luật, cùng với các phương pháp tổng hợp, thống kê, điều tra Tác giả sẽ làm sáng tỏ những nội dung chưa hoàn thiện của một số quy định về Hội thẩm nhân dân hiện hành. Với đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật và các giải pháp nâng cao vai trò của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử tranh chấp kinh doanh thương mại, tác giả Luận văn hy vọng nếu được áp dụng đồng bộ thì chế định Hội thẩm nhân dân sẽ ngày càng hoàn thiện. Từ khóa: Hội thẩm nhân dân; Hội thẩm nhân dân trong vụ án kinh doanh thƣơng mại; Hội thẩm nhân dân tại Ninh Thuận.
  10. ABSTRACT In general, judging of civil cases at first-instance, and in particular judging of business and commercial cases, there are participated by People's jurors according to the procedures of current law. Through practice in Ninh Thuan, People's jurors are still omission in experience, knowledge of law and practical knowledge in business and commerce. By the method of analyzing and comparing the law, combine with the methods of summarizing, statistic, investigating, etc. The Author will clarify the incomplete contents incurrent law about People's jurors. With the proposal of amending and supplementing legal regulations and solutions to enhance the role of People's jurors in commercial - business dispute resolution, the Author hopes that if they are applied synchronously then the institution of People's jurors will be increasingly improved. Keywords: People's jurors; People's jurors in commercial - business cases; People's jurors in Ninh Thuan.
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Điều 103, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. TAND xét xử và giải quyết những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Việc xét xử sơ thẩm của TAND có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm. Ngay từ Hiến pháp năm 1946 đã quy định việc xét xử của Tòa án phải có HTND (gọi là phụ thẩm) tham gia nhưng chỉ giới hạn ở các vụ án hình sự. Các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 đều tiếp tục kế thừa, phát triển quy định “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia”. Theo pháp luật tố tụng hiện hành, “Tòa án thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm bắt buộc phải có sự tham gia của HTND trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”1. Sự tham gia của HTND vào hoạt động xét xử của Tòa án nhằm bảo đảm nguyên tắc Nhân dân tham gia giám sát hoạt động xét xử của cơ quan tư pháp; đồng thời qua đó phản ánh suy nghĩ, ý kiến của người dân về nhiệm vụ xét xử của Tòa án, góp phần nâng cao chất lượng xét xử; phổ biến, giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội; ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Khác với các vụ án hình sự, dân sự, hành chính hay hôn nhân và gia đình, tranh chấp KD, TM không bắt buộc mọi tranh chấp đều do Tòa án giải quyết. Khi 1 Xem: Điều 103 Hiến pháp 2013 , Điều 8 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Điều 11 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Điều 22 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và Điều 12 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
  12. 2 tranh chấp KD, TM xảy ra, để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận trong kinh doanh, pháp luật cho phép các bên thỏa thuận tìm phương cách giải quyết tốt nhất nhằm bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp, giảm thiểu tối đa rủi ro, thiệt hại của các chủ thể tranh chấp. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau và có yêu cầu đúng luật thì tranh chấp KD, TM được các bên lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hoặc tại TAND theo trình tự, thủ tục của pháp luật quy định. Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự nói chung, các tranh chấp KD, TM nói riêng đều có HTND tham gia và được thực hiện theo thủ tục, trình tự quy định của BLTTDS 2015. Tuy nhiên đặc thù của vụ án KD, TM khác với vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, lao động ở những điểm: Xác định thẩm quyền xét xử nhiều trường hợp rất phức tạp khi xảy ra tranh chấp; quan hệ tranh chấp trong các loại vụ việc khác thường căn cứ vào luật nội dung như Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Đất đai, Bộ luật Lao động , trong khi đó xác định tranh chấp KD, TM thường dựa vào quy định của pháp luật tố tụng dân sự là chính. Bên cạnh đó pháp luật chuyên ngành lĩnh vực KD, TM rộng, nhiều luật thường xuyên sửa đổi, bổ sung tính ổn định không cao; hệ thống văn bản pháp quy dưới luật chuyên ngành nhiều cả về số lượng và lĩnh vực điều chỉnh nên khó cập nhật, tra cứu khi áp dụng; đội ngũ Thẩm phán, HTND có kinh nghiệm, kiến thức, hiểu biết thực tiễn về lĩnh vực KD, TM còn hạn chế và thiếu. Thực tiễn xét xử của TAND đã ghi nhận sự đóng góp của HTND trong tham gia xét xử sơ thẩm tại các cấp của hệ thống Tòa án, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án xứng tầm với chức năng, nhiệm vụ của Tòa án được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, qua quan sát thực tiễn nhận thấy việc tham gia xét xử của HTND trong các tranh chấp KD, TM vẫn còn những hạn chế chưa tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định, mang tính hình thức, chẳng hạn như quá trình tham gia xét xử vụ án, thời gian tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiến thức pháp luật về lĩnh vực KD, TM của HTND và những hạn chế do quy định về HTND như: Tiêu chuẩn, quy trình bầu chọn; nhiệm vụ, quyền hạn; cách thức phân công HTND xét xử của Tòa án; các hoạt động tố tụng như biểu quyết, nghị án;
  13. 3 vấn đề trách nhiệm, chế độ, chính sách; công tác quản lý HTND Chính vì những bất cập, tồn tại này mà người viết đã chọn đề tài “Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn tại Ninh Thuận” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp ngành Luật kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu đề cập đến HTND luôn là một đề tài được một số chuyên gia pháp luật, những người công tác trong các cơ quan tư pháp, nghiên cứu sinh tìm hiểu nghiên cứu, đặc biệt là các chuyên gia nghiên cứu khoa học pháp lý về hệ thống TAND quan tâm. Có thể kể đến một số công trình, bài viết có giá trị liên quan trực tiếp đến đề tài như sau: - Luận văn thạc sĩ “Chế định hội thẩm nhân dân trong luật tố tụng hình sự” của tác giả Hoàng Trí Lý, hoàn thành năm 2015 tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận văn này tác giả đã nêu lên những vấn đề lý luận chung về HTND trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn thực thi pháp luật về HTND trong hoạt động xét xử vụ án hình sự. Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động của HTND trong hoạt động xét xử của TAND. - Nhóm tác giả Vũ Công Giao và Nguyễn Minh Tâm có bài viết “Cải cách để bảo đảm tính độc lập của thẩm phán, hội thẩm nhân dân” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 20 (324) năm, 2016. Trong bài viết này các tác giả đã so sánh tính độc lập của HTND trong luật của các nước và pháp luật Việt Nam để tìm ra những giải pháp nhằm cải cách để đảm bảo hoạt động xét xử của thẩm phán, HTND ở nước ta được thực sự độc lập. - Tác giả ThS. Quản Thị Ngọc Thảo có bài viết “Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự” đăng trên Tạp chí TAND, số 18 (30), năm 2017. Qua bài viết, tác giả làm sáng tỏ nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” quy định trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam thông qua hai vấn đề: xét xử độc lập và xét xử chỉ tuân theo pháp luật.
  14. 4 - Nhóm tác giả ThS. Hoàng Thị Minh Phương và ThS. Thái Thị Thu Trang có bài viết “Chế định Hội thẩm theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014” đăng trên tạp chí TAND, số 14 (37), năm 2018. Trong bài viết này, nhóm tác giả trên đã phân tích các quy định về Hội thẩm trong lịch sử lập hiến Việt Nam và chế định Hội thẩm theo Luật Tổ chức TAND năm 2014, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện. Qua những công trình nghiên cứu trên, có thể nhận thấy các đề tài thường chỉ tập trung ở các nguyên tắc hiến định, vai trò của HTND trong tố tụng hình sự mà ít ai đề cập đến vai trò của HTND trong tố tụng dân sự nói chung và đặc biệt là các tranh chấp kinh, doanh thương mại nói riêng. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn tại Ninh Thuận” với các quy định của BLTTDS 2015 hoàn toàn không bị trùng lắp với nội dung nghiên cứu của các công trình đã công bố. 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về sự tham gia của HTND trong hoạt động xét xử các tranh chấp KD, TM, từ đó làm rõ những quy định của pháp luật hiện hành về sự tham gia của HTND trong hoạt động xét xử các tranh chấp KD, TM. Luận văn khảo sát thực tiễn về sự tham gia của HTND trong hoạt động xét xử các tranh chấp KD, TM tại các tòa án thuộc tỉnh Ninh Thuận để tìm ra những hạn chế, từ đó góp phần đề ra những giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về sự tham gia của HTND trong hoạt động xét xử các tranh chấp KD, TM, góp phần nâng cao hiệu quả của sự tham gia xét xử của HTND cùng với Tòa án bảo đảm thực chất, đúng pháp luật các vụ án KD, TM ở Việt Nam nói chung và ở tại địa phương nói riêng. Đề tài xác định phạm vi nghiên cứu như sau: - Về phạm vi không gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam và giới hạn phạm vi khảo sát thực tiễn thực hiện tại các tòa án tỉnh Ninh Thuận.
  15. 5 - Về phạm vi thời gian: giới hạn khảo sát các quy định pháp luật là từ khi BLTTDS 2015 có hiệu lực đến nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong đề tài luận văn này, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: Tại chương 1 của Luận văn, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về sự tham gia của HTND trong xét xử các vụ án KD, TM. Tại chương 2 của Luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết; phương pháp so sánh pháp luật giữa các thời kỳ nhằm làm rõ các quy định về sự tham gia của HTND trong xét xử các vụ án KD, TM. Tại chương 3 của Luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, so sánh và quan sát thực tiễn nhằm đánh giá thực trạng về sự tham gia của HTND trong xét xử các vụ án KD, TM tại tỉnh Ninh Thuận. Ngoài ra, luận văn còn tổng hợp các thông tin liên quan tình hình kinh tế - xã hội, công tác xét xử tại địa phương qua các báo cáo tổng kết, các bản án, quyết định của Tòa án. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Pháp luật về Hội thẩm nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử các tranh chấp KD, TM được quy định như thế nào? - Thực tiễn khi Hội thẩm nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử các tranh chấp KD, TM tại tỉnh Ninh Thuận có những vấn đề bất cập gì? - Cần có giải pháp gì để hoàn thiện pháp luật về Hội thẩm nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử các tranh chấp KD, TM? 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết thúc, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về Hội thẩm nhân dân và phiên tòa giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
  16. 6 Chương 2: Quy định của pháp luật về việc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử các vụ án kinh doanh thương mại Chương 3: Thực tiễn hội thẩm nhân dân tham gia xét xử sơ thẩm các vụ án kinh doanh, thương mại tại tỉnh Ninh Thuận và một số giải pháp hoàn thiện quy định về hội thẩm nhân dân
  17. 7 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN VÀ PHIÊN TÒA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN 1.1.1. Khái niệm về Hội thẩm nhân dân Hội thẩm nhân dân là một khái niệm không được quy định chi tiết trong một điều luật cụ thể nào. Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu HTND. Hiểu theo nghĩa thông thường, Từ điển tiếng Việt định nghĩa “Hội thẩm nhân dân” là “người do Hội đồng nhân dân b u ra trong một thời gian nhất định c ng với Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử các vụ án xảy ra địa phương”2. Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ “Hội thẩm nhân dân” xuất phát từ thuật ngữ “Hội thẩm”. Theo khoản 2, Điều 1, Pháp lệnh số 02/2002/PL-UBTVQH 11, ngày 04 tháng 10 năm 2002 của U ban Thường vụ Quốc hội về Thẩm phán và Hội thẩm TAND định nghĩa3 và Điều 3 Luật Tổ chức TAND năm 20024quy định, ở nước ta, Hội thẩm TAND gồm có: “- Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Hội thẩm nhân dân). - Hội thẩm quân nhân tham gia xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực (gọi chung là Hội thẩm quân nhân)”. 2Viện Ngôn ngữ học, 1988. Từ điển Tiếng Việt.(trang 35) Tái bản năm 2010. Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa; 3Khoản 2, Điều 1, Pháp lệnh số 02/2002/PL-UBTVQH 11, ngày 04 tháng 10 năm 2002 của U ban Thường vụ Quốc hội về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân được định nghĩa, “Hội thẩm là người được b u ho c cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án”. 4Điều 3, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định: “Chế độ b u TND được thực hiện đối với các Tòa án nhân dân địa phương. Chế độ cử Hội thẩm quân nhân được thực hiện đối với các Tòa án quân sự quân khu và tương đương, các Tòa án quân sự khu vực”.
  18. 8 Trong phạm vi luận văn của mình, người viết chỉ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến HTND tham gia xét xử vụ án KD, TM tại TAND theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. 1.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển chế định Hội thẩm nhân dân ở nƣớc ta Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, ngay từ thời kỳ đầu xây dựng nhà nước dân chủ đã ghi nhận việc người dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án. Điều 65 Hiến pháp 1946 quy định: “Trong khi xét xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân để ho c tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình, ho c cùng quyết định với thẩm phán nếu là đại hình”. Theo đó, người dân chỉ tham gia vào hoạt động xét xử giới hạn ở các vụ án hình sự chứ không phải tham gia xét xử vụ án thuộc mọi lĩnh vực. Và trong xét xử vụ án hình sự, thì không phải lúc nào người dân cũng cùng ngồi với Thẩm phán để ra phán quyết, việc tiểu hình thì ý kiến của Phụ thẩm chỉ mang tính chất tham khảo cho Thẩm phán. Có thể thấy, Hiến pháp 1946 đã vận dụng rất linh hoạt sự tham gia của người dân trong hoạt động xét xử của Tòa án. Hiến pháp 1946 thể hiện nhận thức xét xử là hoạt động của Nhà nước, vì vậy, công việc này chủ yếu vẫn phải là Thẩm phán thực hiện, người dân tham gia đúng như tên gọi là “phụ” cùng với Thẩm phán khi thực sự cần thiết.5 Sắc lệnh số 13/SL, ngày 24-1-1945 ra đời, đây là văn bản pháp luật đầu tiên quy định việc tổ chức các Tòa án và ngạch Thẩm phán. Đây cũng là văn bản đầu tiên ghi nhận sự tham gia của Nhân dân vào trong hoạt động xét xử của Tòa án với tên gọi “Phụ thẩm”, sắc lệnh này quy định tương đối đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Phụ thẩm cũng như việc tuyển cử, tham gia của Phụ thẩm vào hoạt động xét xử của Tòa án. Địa vị pháp lý của HTND được ghi nhận trong Hiến pháp 1959, Luật tổ chức TAND năm 1960 và các văn bản pháp luật khác. Nguyên tắc xét xử có HTND tham 5 ThS. Hoàng Thị Minh Phương – ThS. Thái Thị Thu Trang, 2018. “Chế định Hội thẩm theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014”. Tạp chí Tòa án nhân dân, số 14, trang 37.
  19. 9 gia (Điều 99), nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập (Điều 100) đã chính thức được ghi nhận trong Hiến pháp 1959; địa vị pháp lý của HTND được nâng lên ngang quyền với Thẩm phán trong hoạt động xét xử6. Việc tham gia xét xử của HTND ở các cấp Tòa án theo Luật tổ chức TAND năm 1960 cũng được mở rộng hơn so với các quy định trước đây. HTND chủ yếu tham gia xét xử ở cấp sơ thẩm, còn cấp phúc thẩm, HTND chủ yếu tham gia trong trường hợp đặc biệt; thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có một Thẩm phán và hai HTND; trường hợp xét xử những vụ án nhỏ, đơn giản và không quan trọng thì có thể không có HTND tham gia. Để tiếp tục hoàn thiện chế định HTND tham gia xét xử tại Tòa án, có nhiều văn bản quy định về HTND như: BLTTHS năm 19887, Hiến pháp năm 19928, Hiến pháp năm 2013, Pháp lệnh Thẩm phán và HTND năm 1993, Pháp lệnh Thẩm phán và HTND năm 20029, Luật Tổ chức Tòa án năm 2002; BLTTHS năm 2003, BLTTDS năm 200410, Luật Tố tụng hành chính năm 2010, Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội thẩm TAND năm 2005, BLTTDS năm 2015, BLTTHS 2015, Bộ luật Tố tụng hành chính năm 2015. Những đạo luật này đã cụ thể hóa thành những quy định về vị trí, vai trò cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của HTND trong từng lĩnh vực tố tụng cụ thể. 1.1.3. Sơ lƣợc về chế định Hội thẩm nhân dân và bồi thẩm đoàn trong việc tham gia tố tụng ở một số nƣớc trên thế giới 1.1.3.1. Hội thẩm nhân dân ở Trung Quốc Trung Quốc không có hệ thống bồi thẩm theo cách mà khái niệm này được hiểu ở các hệ thống pháp luật phương Tây và Thông luật11. Luật tổ chức TAND của 6Điều 11 Luật tổ chức TAND năm 1960; 7Sửa đổi bổ sung năm 2000; 8Sửa đổi bổ sung năm 2001; 9Sửa đổi bổ sung năm 2011; 10Sửa đổi, bổ sung năm 2011; 11Phó Giáo sư Vivienne Bath - Đại học Tổng hợp Sydney và Phó Giáo sư Sarah Biddulph - Đại học Tổng hợp Melbourne, 2010. Bài “Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp năm nước chọn lọc (Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Cộng hòa Hàn Quốc và Liên bang Nga)”, tr.121-123, tr.903-909.
  20. 10 Trung Quốc quy định Tòa hợp nghị do các Thẩm phán tham gia hoặc Thẩm phán cùng với Hội thẩm viên nhân dân tiến hành xét xử sơ thẩm các vụ án mà TAND đã thụ lý hồ sơ. Điều kiện để công dân Trung Quốc được đảm nhiệm vai trò Hội thẩm viên nhân dân là: - Từ đủ 23 tuổi trở lên; - Có sức khoẻ tốt; - Có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng đúng đắn; - Trung thành với Hiến pháp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa; Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng quy định Ủy viên U ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân, cán bộ Tư pháp công tác tại TAND, VKSND, cơ quan Công an, cơ quan an ninh quốc gia, cơ quan hành chính Tư pháp, Luật sư đều không được đảm nhận vai trò Hội thẩm viên nhân dân. 1.1.3.2. Hội thẩm nhân dân ở Liên bang Nga Công dân Liên bang Nga12 từ 25 tuổi trở lên, là người không có án tích, có đủ năng lực hành vi pháp lý hoặc không bị hạn chế về năng lực hành vi pháp lý hoặc không có tên đăng ký tại cơ sở khám chữa bệnh nghiện ma túy hoặc loạn thần kinh chức năng để điều trị cai nghiện rượu, ma túy, nhiễm độc hoặc bệnh thần kinh kinh niên và trầm trọng có thể được đưa vào danh sách ứng cử viên bồi thẩm. Người bị tình nghi hoặc cáo buộc phạm tội hình sự, hoặc không dùng được ngôn ngữ được sử dụng trong xét xử, hoặc người có khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần làm cản trở sự tham gia đầy đủ, hiệu quả vào quá trình tòa án xét xử vụ án hình sự, cũng bị loại trừ. Danh sách chung và danh sách ứng cử viên dự bị cần được lựa chọn làm bồi thẩm viên được lập theo quy định của Luật liên bang về bồi thẩm viên tòa án liên bang thẩm quyền chung ở Liên bang Nga ngày 20/8/2004 (đã sửa đổi, bổ sung). Ứng cử viên để bổ nhiệm Hội thẩm viên thương mại được lựa chọn theo kiến nghị của các Phòng thương mại và công nghiệp; các Hiệp hội doanh nhân hoặc các 12Phó Giáo sư Vivienne Bath - Đại học Tổng hợp Sydney và Phó Giáo sư Sarah Biddulph - Đại học Tổng hợp Melbourne, 2010. Bài “Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp năm nước chọn lọc (Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Cộng hòa Hàn Quốc và Liên bang Nga)”, tr.121-123, tr.903-909;
  21. 11 Hiệp hội chuyên môn khác. Danh sách hội thẩm viên phải được Hội đồng thẩm phán Tòa án thương mại tối cao phê chuẩn và họ tên hội thẩm viên được công bố trên công báo của Tòa án thương mại tối cao. Mỗi thẩm phán thương mại xét xử vụ việc ở cấp sơ thẩm phải có ít nhất hai hội thẩm viên thương mại. Hội thẩm viên thương mại có nhiệm kỳ hoạt động 2 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Thù lao được trả dựa theo công thức có tính đến số ngày làm việc và mức thù lao của địa phương. 1.1.3.3. Bồi thẩm đoàn ở Cộng hòa Pháp So với Hoa kỳ, điều kiện để trở thành Bồi thẩm viên ở Pháp có phần nghiêm khắc hơn như phải hội đủ một số điều kiện nhất định: Là công dân Pháp từ 23 tuổi trở lên; được hưởng đầy đủ các quyền về chính trị, các quyền công dân Pháp; cư trú trong quản hạt của Tòa phúc thẩm. Ngoài ra, Bồi thẩm viên còn phải đáp ứng những điều kiện năng lực chuyên môn và không thuộc trường hợp bất khả kiêm nhiệm. Thành viên của Bồi thẩm đoàn được chỉ định bằng hình thức rút thăm. Hàng năm, mỗi tỉnh tổ chức rút thăm danh sách cử tri để thành lập Bồi thẩm đoàn của tỉnh. Từ danh sách theo năm sẽ rút thăm đoàn Bồi thẩm cho từng phiên tòa đại hình. Sau khi đã lập danh sách 09 thành viên của Bồi thẩm đoàn, Viện trưởng viện Công tố, bên cạnh Tòa án phúc thẩm có quyền yêu cầu thay đổi 04 thành viên của Bồi thẩm đoàn mà không cần nói lý do. Bị cáo hay Luật sư của bị cáo có quyền thay đổi 05 thành viên Bồi thẩm đoàn theo cùng những điều kiện thay đổi Thẩm phán. 1.1.3.4. Sự khác biệt giữa chế định Hội thẩm nhân dân và chế định Bồi thẩm đoàn theo hệ thốngThông luật Bồi thẩm đoàn được lựa chọn để tham gia xét xử tại tòa án trong các nước theo hệ thống Thông luật. Ở Việt Nam, HTND được bầu ra để tham gia xét xử tại các phiên tòa sơ thẩm. Hệ thống pháp luật nào cũng có cơ chế để người dân trực tiếp tham gia xét xử thể hiện quyền của người dân trong việc thực hiện quyền (tư pháp) của mình. Tuy nhiên vì thể chế chính trị, hệ thống pháp luật khác nhau nên giữa bồi thẩm đoàn và HTND có những điểm khác biệt về tiêu chuẩn, cách thức lựa chọn, vai trò trách nhiệm, mức độ tham gia xét xử
  22. 12 Những điểm khác biệt cơ bản thể hiện:13 - Bồi thẩm được lựa chọn mang tính bình dân phổ thông và ngẫu nhiên của tất cả mọi công dân theo tiêu chuẩn và điều kiện mà luật không cấm vào danh sách ứng viên làm bồi thẩm; HTND được cơ quan quyền lực nhà nước địa phương (HĐND huyện, tỉnh) bầu theo cơ cấu và số lượng do tòa án và UBMTTQ Việt Nam cùng cấp tòa án đó giới thiệu để làm HTND theo nhiệm kỳ; - Bồi thẩm đoàn tham gia một vụ án cụ thể bằng cách rút thăm ngẫu nhiên trên danh sách công dân đủ điều kiện trở thành bồi thẩm đang cư trú tại quận, hạt nơi tòa án có thẩm quyền xét xử; HTND được Chánh án phân công tham gia phiên tòa xét xử một vụ án cụ thể; - HTND độc lập xét xử nhưng do cùng với Thẩm phán trong Hội đồng xét xử một vụ án cụ thể nên tính độc lập không có ý nghĩa hoàn toàn mà bị ràng buộc, chi phối, kiểm soát bởi Thẩm phán, Chánh án và do vậy phán quyết của họ thường dựa trên ý chí của Thẩm phán, trong khi đó bồi thẩm đoàn tham gia toàn bộ quá trình xét xử với tư cách là những người tiến hành tố tụng độc lập, đưa ra phán quyết như một thẩm phán. - Số lượng tham gia xét xử của bồi thẩm đoàn trong một vụ án gấp nhiều lần so với số HTND, điều này rõ ràng có ảnh hưởng đến kết quả phán quyết của một quyết định, bản án đối với vụ án mà họ tham gia xét xử14. Ở Việt Nam, HTND trở thành những chủ thể xét xử trong tất cả các vụ án sơ thẩm, trừ các vụ án theo thủ tục rút gọn. HTND là những người được Mặt trận Tổ quốc giới thiệu để HĐND bầu làm HTND, ngang quyền với thẩm phán trong hội 13 Võ Trí Hảo, 2014. “Cải cách tư pháp: bồi thẩm đoàn hay vẫn là hội thẩm nhân dân”. Thời báo Kinh tế Sài Gòn[online] la-hoi-tham-nhan-dan [ngày truy cập: 20/9/2019]. 14 Bồi thẩm đoàn thông thường của pháp luật liên bang và các bang là 12 người và ít nhất là 6 người, một số ít bang xét xử các vụ án hình sự nghiêm trọng có thể chọn đại bồi thẩm đoàn từ 16 đến 23 người. (Wiki,2016. “Vài nét về xét xử có bồi thẩm đoàn theo pháp luật tố tụng Hoa Kỳ”). [online] [ngày truy cập: 21/9/2019]).
  23. 13 đồng xét xử nhưng do số lượng đông hơn và bỏ phiếu theo nguyên tắc đa số nên ở góc độ pháp lý, trong các phiên tòa hình sự, dân sự, hành chính sơ thẩm, quan điểm của họ được tôn trọng (2/3, 3/5) trong tất cả các quyết định của nghị án làm căn cứ để ban hành bản án chính thức ngay sau đó. HTND không đưa ra phán quyết hoặc quyết định độc lập với bản án của Thẩm phán như trong hình thức xét xử có Bồi thẩm đoàn. 1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUY ĐỊNH VỀ HỘI THẨM Ở NƢỚC TA 1.2.1. Những quy định chung về Hội thẩm nhân dân 1.2.1.1. Địa vị pháp lý, vai trò của Hội thẩm nhân dân Từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013 đều ghi nhận “việc Nhân dân tham gia hoạt động xét xử của Tòa án được thể hiện tập trung nhất thông qua chế định về HTND”. HTND tham gia xét xử là nhằm bảo đảm nguyên tắc “thực hiện quyền lực của Nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án”, thể hiện bản chất nhà nước Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 (Điều 103) và Luật Tổ chức TAND năm 2014 (Điều 8, Điều 9) đều khẳng định nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Theo đó không ai được phép áp đặt hay can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, HTND. Xét xử độc lập và tuân theo pháp luật là quyền hạn, nghĩa vụ của Thẩm phán, HTND và phải chịu trách nhiệm về phán quyết của mình. BLTTHS, BLTTDS 2015 và Luật tố tụng hành chính đều ghi nhận nguyên tắc “thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia và Hội thẩm được xác định là một trong những người tiến hành tố tụng”. Khi được phân công giải quyết vụ án thì HTND có các nhiệm vụ như: - Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;