Luận văn Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm Tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu

pdf 112 trang vuhoa 24/08/2022 7660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm Tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_su_hinh_thanh_va_phat_trien_cua_thien_phai_lam_te_c.pdf

Nội dung text: Luận văn Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm Tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ___ MAI THÁI KIM LONG (THÍCH THỊ MINH) SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈNH ĐỒNG NAI VÀ BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI, 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ___ MAI THÁI KIM LONG (THÍCH THỊ MINH) SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈNH ĐỒNG NAI VÀ BÀ RỊA – VŨNG TÀU Ngành: Tôn giáo học Mã số: 8.22.90.09 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG VĂN CHUNG HÀ NỘI, 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài "Sự hình thành và phát triển của thiền phái LâmTế Chúc Thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu" được thực hiện và hoàn thành bằng sự cố gắng nghiên cứu, học hỏi của học viên cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Hoàng Văn Chung với tư cách là người hướng dẫn khoa học. Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Những thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn và học viên. Tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 4 năm 2021 Học viên luận văn Mai Thái Kim Long (Thích Thị Minh)
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC SỰ RA ĐỜI CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH Ở VIỆT NAM 16 1.1. Bối cảnh Phật giáo Đàng Trong vào thế kỷ 17 - 18 16 1.2. Sự ra đời thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh 19 1.3. Phương pháp tu tập và tôn chỉ hành đạo 26 1.4. Sinh hoạt và tổ chức sơn môn 32 CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TỪ MIỀN TRUNG VÀO TỈNH ĐỒNG NAI VÀ BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN THẾ KỶ 18 - 20 41 2.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và tôn giáo tại Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn thế kỷ 18-20 41 2.2. Sơ lược sự truyền bá của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh vào các tỉnh miền Trung trung bộ và Trung nam bộ 44 2.3. Quá trình truyền bá và phát triển của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu 51 CHƯƠNG 3: NHỮNG NGÔI CHÙA TIÊU BIỂU VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI ĐỒNG NAI VÀ BÀ RỊA- VŨNG TÀU HIỆN NAY 64 3.1. Những ngôi chùa tiêu biểu hiện nay của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu 64 3.2. Đặc điểm của chi phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu 68 3.3. Một số vấn đề đang đặt ra hiện nay với Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu và đề xuất giải pháp 72 KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 85
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Phật giáo du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, đã nhanh chóng hòa nhập vào nền văn hóa bản địa, đồng hành cùng dân tộc vượt qua bao biến cố, thăng trầm của các triều đại lịch sử. Trong quá trình tồn tại và phát triển Phật giáo đã có nhiều biến đổi về hình thức lẫn nội dung hành trì tu tập để thích ứng với hoàn cảnh đất nước. Phật giáo Việt Nam có nhiều thiền phái, tông phái khác nhau. Hầu hết mỗi vị tổ sư từ Trung Hoa mang Phật giáo đến Việt Nam đều có bài kệ lập tông riêng, từ đó các thế hệ kế tiếp dựa trên bài kệ đó mà đặt tên pháp danh, pháp tự, pháp hiệu tiếp nối mạng mạch thiền phái, tông phái. Quá trình lập tông nhằm cố kết các Tăng Ni trong cùng một thiền phái (tông phái), cùng pháp môn tu, cùng cách thức hành trì để hỗ trợ nhau trên con đường tu tập và hoằng pháp. Sách cổ có câu: “Tăng ly chúng tăng tàn, hổ ly sơn hổ bại”, ý nói một người xuất gia mà tách rời khỏi Tăng chúng thì không thể phát triển được, giống như hổ rời rừng thì dễ bị mất mạng. Nơi hổ có thế sống tung hoành và an toàn là rừng núi, nơi người xuất gia có thể phát triển tốt và có cuộc sống an lành là được bao bọc đoàn thể Tăng già. Phật giáo tuy được phân chia thành nhiều thiền phái (tông phái), song tinh thần tu học vẫn căn cứ vào những lời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy trong các bản kinh và luật đã được ghi chép lại. Nhưng một điều thực tế cho thấy, cùng trong một thiền phái nhưng tùy vào căn cơ, trình độ khác nhau của mỗi người mà mỗi người tự tìm cho mình pháp môn tu tập phù hợp. Ngày nay, pháp môn tu không bị gò bó trong các thiền phái, tuy cùng là một thiền phái nhưng có người chuyên hành thiền, có người chuyên niệm Phật (tu Tịnh độ), có người kết hợp thiền tịnh song tu, có người chuyên trì Mật chú Chỉ một số Tông phái có pháp môn tu tập riêng như Thiền phái Trúc Lâm của hòa thượng Thích Thanh Từ chuyên tu thiền chỉ và quán tâm: Biết vọng không theo; Hòa thượng Thích Nhất Hạnh chuyên tu thiền Tứ Niệm xứ với chánh niệm tỉnh giác Tình trạng đa 1
  6. dạng tông phái trong Phật giáo, xong pháp môn tu tập chủ yếu có sự kết hợp Thiền – Tịnh – Mật và luôn lấy lời Phật dạy làm giáo lý căn bản để hành trì và soi sáng bước đường tu tập. Điểm nổi bật của các thiền phái Phật giáo ngày nay có thể thấy là sự cố kết chúng tăng tạo thành một nhóm cộng đồng hỗ trợ nhau làm các công tác Phật sự và hoằng pháp. Nhưng mỗi thiền phái đều nhấn mạnh đặc thù của mình mang tính vùng miền, do đó tạo nên những cộng đồng Phật giáo có nhiều màu sắc riêng biệt. Nghiên cứu để chỉ ra những nét riêng biệt đó luôn gặp nhiều thử thách, từ vấn đề phương pháp cho đến tìm kiếm cứ liệu. Trong những thập niên gần đây, các thiền phái Phật giáo ở Việt Nam rất được quan tâm. Bên cạnh nỗ lực khôi phục “sơn môn, pháp phái” bởi nhà tu hành Phật giáo (tăng, ni) , là những nghiên cứu, khảo cứu được đẩy mạnh về nguồn gốc lịch sử, quá trình phát triển và đặc biệt là tình hình hiện nay. Những nghiên cứu này đóng góp rất ý nghĩa cho tri thức khoa học về Phật giáo ở Việt Nam và từ đó chỉ ra vai trò, giá trị và chức năng của Phật giáo đối với cá nhân và xã hội. Ở Việt Nam, tồn tại những thiền phái Phật giáo lớn như Tào Động, Tịnh Độ, Mật tông, Trúc Lâm, Lâm Tế, v.v Trong mỗi thiền phái lớn lại gồm những trường phái nhỏ hơn. Có một thực tế là trải qua nhiều biến đổi của thực tiễn đời sống, có thiền phái vẫn được duy trì và phát triển, có thiền phái hư hao dần theo thời gian. Một thiền phái, phụ thuộc rất nhiều vào tăng sĩ được truyền thừa và gánh trách nhiệm duy trì thiền phái ấy. Nhưng bối cảnh tôn giáo và xã hội ngày nay đang tạo ra những xu hướng không phải luôn thuận lợi, thậm chí đặt ra nhiều thách thức cho việc truyền thừa và kế tục. Nếu không kịp thời khảo cứu, tài liệu hóa và hệ thống hóa, nhiều thiền phái có thể biến mất không dấu vết cùng với sự nhạt phai của ký ức cộng đồng. Riêng về thiền phái Lâm Tế, hiện nay, trên cả nước hiện nay còn tồn tại 5 dòng chính: - Lâm Tế Chánh tông phả hệ của Thiền sư Trí Bản - Đột Không; - Lâm Tế Chánh tông phả hệ của Thiền sư Vạn Phong - Thời Ủy; 2
  7. - Lâm Tế Chánh tông phả hệ của Thiền sư Mộc Trần - Đạo Mân (1596 - 1674); - Lâm Tế Chánh tông phả hệ của Thiền sư Thiệt Diệu - Liễu Quán; - Lâm Tế Chánh tông phả hệ của Thiền sư Minh Hải - Đắc Trí (Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh). Thiền phái được tìm hiểu, nghiên cứu trong luận văn này là thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh hay còn gọi là Lâm Tế Chánh tông phả hệ của Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) tại 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện nay, thiền phái này đang có sự phát triển tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, có lượng Tăng Ni tương đối đông, có tổ chức sinh hoạt thiền phái và có những ngôi chùa do thiền phái này lập ra tồn tại đến ngày nay. Cho tới hiện tại, chưa có công trình nào tìm hiểu và nghiên cứu một cách bài bản về thiền phái này tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hơn nữa, các tài liệu lịch sử về dòng thiền này có mặt tại 2 tỉnh này là rất ít, dường như là không có. Để tìm hiểu, cần phải dày công truy nguyên niên đại các chùa trong thiền phái này có mặt tại 2 tỉnh trên sớm nhất, tìm ra nguồn gốc của các vị khai sơn để biết quá trình truyền thừa của thiền phái này. Đồng thời, cần kết hợp tìm hiểu về dòng này bằng cách khai thác các sử liệu thời Chúa Nguyễn (Đàng Trong), các sử gia đương đại viết về lịch sử Phật giáo, danh Tăng Việt Nam, và bất cứ phát hiện thư tịch cổ nào có liên quan. Từ những lý do và tính cấp thiết nêu trên, học viên chọn thực hiện đề tài Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Về mặt học thuật, luận văn đóng góp cho cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu về thiền phái Phật giáo ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ đóng góp những tư liệu lịch sử được hệ thống hóa về thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu và đóng góp tư liệu cho các ban điều hành chi phái của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại 2 tỉnh này. 2. Tổng quan tài liệu Về các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, có thể chia thành các nhóm sau: 3
  8. 2.1. Tài liệu, các công trình nghiên cứu về thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam Theo cuốn Gia Định Thành Thông Chí [14a], năm 1698, đời chúa Hiền Tông, 2 vùng đất Biên Hòa và Gia Định đã chính thức được Thống suất Nguyễn Hữu Kính sáp nhập vào Bản đồ Việt Nam lập nên thành, ấp và đặt các quan cai trị. Từ đó có nhiều dòng người di dân từ các tỉnh Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế), Quảng Nam, Quảng Ngãi di dân vào vùng đất mới (Biên Hòa, Gia Định) để làm ăn, sinh sống. Di dân đến đâu cũng mang theo phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng đến đó. Như vậy, hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu (Biên Hòa xưa) được chính thức vẽ trên bản đồ Việt Nam là cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18. Nhưng trước đó vùng đất này đã có người Việt sinh sống xen lẫn người Thủy Chân Lạp và một số người Hoa di dân từ Trung Quốc sang do bất mãn với nhà Thanh (một số quan quân nhà Minh cùng thân quyến sau khi nhà Thanh lật đổ nhà Minh lên ngôi vào thế kỷ 17 đã di cư sang vùng đất Bà Rịa và Biên Hòa xưa). Phong tục tập quán của người Thủy Chân Lạp khác với người Việt và người Hoa nên người Việt và người Hoa ở đâu thì người Thủy Chân Lạp rời khỏi chỗ đó. Như vậy, khi 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu (Biên Hòa xưa) được sát nhập vào bản đồ Việt Nam từ đất của người Thủy Chân Lạp thì người Việt đã định cư tương đối nhiều. Việt Nam Phật giáo Sử luận [24] đã cho ta biết Phật giáo suy thoái từ thời Hậu Lê, khi Hồ Quý Ly lên tiếm quyền nhà Trần vào thế kỷ 14. Hồ Quý Ly xuất thân Nho học, triều đại nhà Trần lại thuần Phật giáo nên Hồ Quý Ly muốn loại bỏ phe cánh ủng hộ nhà Trần thì loại bỏ những người ủng hộ nhà Trần mang tư tưởng Phật giáo. Do đó, các tăng lữ dưới 50 tuổi bị bắt hoàn tục, chùa chiền bỏ hoang hay làm nơi sinh hoạt của làng xã Từ thời nhà Trần, đạo Phật hưng thịnh bao nhiêu đến triều đại nhà Hậu Lê đạo Phật suy yếu bấy nhiêu. Với sự hà khắc của chính quyền phong kiến nhà Hậu Lê, đạo Phật càng ngày càng co cụm lại, ít người đi tu và xuất gia, chùa chiền bỏ hoang, dần đạo Phật đã đi vào quên lãng. Trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, ở Đàng Trong, chúa Nguyễn lại ưu ái cho Phật giáo. Đàng Trong (Thuận Hóa – Quảng Nam) thế kỷ 14 là vùng đất hoang vu, rừng thiêng nước độc nên chùa chiền và tăng lữ cũng không có nhiều. Giai đoạn thế kỷ 14 đến thế kỷ thứ 18, Chúa Nguyễn đã cho người thỉnh mời các 4
  9. thiền sư ở Trung Hoa sang Đàng Trong hoằng hóa và lập đàn truyền giới để cho người Việt xuất gia làm tăng sĩ (theo truyền thống Phật giáo). Đây là nguyên nhân mà các vị thiền sư Trung Hoa có dịp sang Việt Nam truyền giáo và mở ra các thiền phái. Các vị thiền sư đến Việt Nam hoằng pháp trong giai đoạn này chủ yếu là người của các tông Lâm Tế và Tào Động. Nhưng tông Tào Động truyền bá chủ yếu ở miền bắc Việt Nam, tông Lâm Tế truyền thừa chủ yếu miền trung và miền Nam Việt Nam, trong đó có Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh. Trong thời kỳ này (thế kỷ 17 - 18), bên Trung Hoa, nhà Thanh đã lật đổ nhà Minh lên cai trị. Đó là lý do một số vị thiền sư Trung Hoa khi sang Việt Nam cũng không muốn trở về mà ở lại định cư và hoằng pháp trên đất Việt. Các tài liệu Phổ hệ truyền thừa Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Quảng Nam và Đà Nẵng [42] và cuốn Hành trạng chư thiền đức xứ Quảng [43] của thượng tọa thích Như Tịnh đã cho biết quá trình hình thành thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh và quá trình Nam tiến của các vị Thiền sư dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh. Có thể thấy là từng bước từ Quảng Nam, thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh đã đi vào Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, rồi đến các địa phương khác Ngoài ra, trong các tác phẩm như Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam Bộ [27]; Lược sử Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam [39], chúng ta có thể thấy những thông tin về quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo ở vùng đất Nam Bộ, và các hệ phái Phật giáo cổ truyền tồn tại ở miền Nam Việt Nam. Một số nghiên cứu có liên quan đến thiền phái Lâm Tế có thể kể ra như sau: Một nghiên cứu hiếm hoi của trí thức Phật giáo về dòng thiền Lâm Tế ở Việt Nam là bài “Phật giáo Ninh Bình và sự truyền thừa của phái thiền Lâm Tế” trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo. Trong bài viết này, tác giả Thích Minh Tuệ dựng một lược sử của thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình, phân tích sự truyền thừa tại một số ngôi chùa tiêu biểu và nêu ra ảnh hưởng của thiền phái này ở Ninh Bình (trên các phương diện như tư tưởng, kiến trúc - nghệ thuật, niềm tin tôn giáo). Tác giả đưa ra nhận định rằng thiền phái này có nhiều đóng góp ý nghĩa cho Phật giáo và cho đời sống văn hóa, tâm linh của người dân tại Ninh Bình.[48] 5
  10. Nguyễn Văn Quý đăng tải bài viết “Thiền phái Lâm Tế thời chúa Nguyễn” năm 2013 trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo. Công trình này cung cấp một lược sử về sự mở rộng dần dần thiền phái này trong khoảng thế kỷ 17 - 18. Theo đó, đáng chú ý là thiền phái Liên Tông do thiền sư Lân Giác (1699 - 1733) thành lập tại chùa Liên Phái (Hà Nội) được cho là thuộc dòng Lâm Tế. Nhìn chung, bài viết cho thấy dòng thiền này có sự bảo trợ của các chúa và thiền sư Liễu Quán là người có công trạng nổi bật nhất trong Việt hóa thiền phái Lâm Tế.[34] Bài viết chung của Phan Trương Quốc Trung và Nguyễn Hữu Sử “Tìm hiểu hành trạng thiền sư Bản Quả - Khoáng Viên, vị thầy của sư Nguyên Thiều - Hoán Bích” trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, đã khai thác các tư liệu lịch sử để làm rõ vai trò của thiền sư Khoáng Viên – người được cho là một mắt xích quan trọng trong mạch truyền thừa thiền Lâm Tế ở Đàng Trong. Đồng thời bài viết cũng dựng lại quá trình giao lưu trao đổi thư tịch Phật giáo giữa Đàng Trong và vùng Quảng Đông, Phúc Kiến (Trung Quốc). [33] Phan Trương Quốc Trung và Nguyễn Hữu Sử cũng xuất bản một công trình khác liên quan đến Lâm Tế. Trong bài, “Về bài kệ truyền thừa của phái Thiền Lâm Tế Liễu Quán” trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, hai tác giả đã khái quát đặc điểm của Lâm Tế tại Việt Nam (truyền thừa liên tục lâu nhất; phạm vi truyền bá rộng nhất; lượng đệ tử tại gia, xuất gia đông nhất). Bài viết tập trung phân tích bài kệ truyền thừa và đánh giá vai trò của nó trong tiến trình, sự mở rộng và sự Việt hóa của Lâm Tế Liễu Quán ở Việt Nam. [35] Như vậy, sơ bộ chúng tôi đã tổng quan ra một số nghiên cứu về thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam. Các khảo cứu này mang lại những thông tin về nguồn gốc, sự hình thành, mở rộng, các cộng đồng, ngôi chùa tiêu biểu cũng như những tăng sĩ có vai trò quan trọng. Nhưng trong các công trình này, hầu như không thấy đề cập về chi phái Lâm Tế Chúc Thánh. 2.2. Các tài liệu, nghiên cứu về thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Việt Nam Trong cuốn Vùng đất Nam Bộ: quá trình hình thành và phát triển [25], Vùng đất Nam Bộ [27], Tiểu sử Danh tăng Việt Nam thế kỷ XX [3] cho biết phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa, quá trình hình thành vùng đất Nam Bộ 6
  11. xưa trong đó có Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, và các danh tăng trong giai đoạn thế kỷ 19 - 20. Các tông phái chính Phật giáo ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu là Bắc Tông, Nam Tông, Khất sỹ. Bắc Tông có các dòng thiền như Liễu Quán, Thiên Thai Tông, Chúc Thánh, Thiền Trúc Lâm (Hòa thượng Thích Thanh Từ). Nam tông có Nam Tông Kinh và Nam Tông Khmer. Khất sỹ có Khất sỹ giáo đoàn 4 và khất sỹ Sơn Lâm, Khất sỹ Đại Thừa. Theo Tịnh Hà - Tín ngưỡng tôn giáo ở Đồng Nai xưa [58] Có thể nói, người Việt khai hoang lập ấp đến đâu thì tín ngưỡng Phật giáo được lan truyền đến đó. Trước khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh định danh vùng đất Trấn Biên thuộc cương thổ Đại Việt, thì từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, vùng đất Đồng Nai đã từng là một trong những cái nôi của Phật giáo Đàng Trong. Do triết lý Phật đà là từ bi, hỉ xả, bình đẳng, nêu cao tinh thần cứu khổ cứu nạn nên được người dân vùng đất Đồng Nai tiếp nhận sâu rộng, trở thành mảng văn hóa đậm nét trong văn hóa truyền thống của địa phương. Nhiều tông môn, hệ phái của Phật giáo có mặt tại Đồng Nai như: Nguyên thủy (Sthaviravāda), Bắc tông (Mahayana), Nam tông (Theravada), Mật tông (Vajrayana), Tịnh độ tông (Pure Land), Thiền tông (Dhyana) Trong số những vị cao tăng có công tích hoằng hóa và xiển dương Phật giáo ở Đồng Nai, có thể kể đến Thiền sư Nguyên Thiều (1648 - 1728). Thiền sư là người Trung Quốc, thuộc phái Lâm Tế đời thứ 33, sang Việt Nam truyền đạo vào vào năm 1677. Ông là vị Tổ truyền phái Lâm Tế ở khu vực miền Trung, đóng góp nhiều công đức trong việc phục hưng và phát triển Phật giáo ở Đàng Trong. Khoảng năm 1693, thiền sư vào Đồng Nai hoằng hóa cho những lưu dân người Việt và người Hoa đã đến làm ăn sinh sống, sau đó xây dựng chùa Kim Cang ở ấp Bình Thảo, thuộc dinh Trấn Biên (nay thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu). Một số đệ tử của thiền sư là những cao tăng đương thời cũng xây dựng, khai sơn, trụ trì các chùa ở Đồng Nai, như: Minh Vật - Nhất Tri (? – 1786) trụ trì chùa Kim Cang; Thành Đẳng - Minh Lượng (1686 – 1769) khai sơn chùa Đại Giác, Thành Nhạc - Ẩn Sơn (? – 1776) khai sơn, trụ trì chùa Long Thiền, Thành Trí - Pháp Thông (không rõ năm sinh và năm mất) trụ trì chùa Bửu 7
  12. Phong Đồng Nai còn có sự truyền thừa của thiền phái Tào Động tuy có chậm hơn so với thiền phái Lâm Tế, mà một trong những cao tăng tiêu biểu là thiền sư Pháp Thông - Thiện Hỷ (không rõ năm sinh và năm mất) khai sơn chùa Long Ẩn năm 1733. Cùng với sự xuất hiện của Phật giáo là chùa chiền, cơ sở thờ tự. Hiện nay Đồng Nai còn nhiều ngôi chùa cổ gắn liền với giai đoạn mở cõi như: Bửu Phong (xây dựng năm 1616), Long Thiền (năm 1664), chùa Ông (năm 1684), Kim Cang (năm 1695). Trong thời các chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725), có 2 ngôi chùa ở Đồng Nai được sắc tứ (vua ban sắc), đó là chùa Vạn An ở thôn Phước An (nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và chùa Hộ Quốc ở thôn Đắc Phước, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Tân Vạn, thành phố Biên Hòa). Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi (năm 1802) đã ban cho chùa Kim Cang 3 pho tượng Phật và bức hoành phi “Kim Cang tự”, trùng tu chùa Đại Giác (xây dựng năm 1665) và cúng pho tượng Phật A Di Đà bằng gỗ cao 2,5m, nên người dân còn gọi là chùa Phật Lớn. Hiện nay, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có gần 1.000 cơ sở thờ tự Phật giáo bao gồm chùa, thiền viện, tịnh xá, tịnh thất và khoảng 32.255 tăng ni, tu sĩ [57]; tỉnh Đồng Nai có 699 chùa, tự viện, hơn 1.000 am, cốc; 5.619 tăng, ni [60]. Các công trình nghiên cứu về thiền phái lâm Tế Chúc Thánh hiện nay rất ít, trong đó có tài liệu được nhiều người biết đến, nghiên cứu khá công phu đó là tập tài liệu “Phổ hệ truyền thừa Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Quảng Nam và Đà Nẵng” của thượng tọa Thích Như Tịnh. Tập tài liệu này đã sưu tầm về lược sử của Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) và các hậu duệ của ngài, chủ yếu là các vị xuất thân từ hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng rồi đi truyền đạo trong và ngoài nước. Tập tài liệu này chưa phải là lịch sử thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh. Tuy nhiên đây là tập tài liệu quý qua đó xác định được hành trạng của Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) và hậu duệ của ngài. Trong “Hành trạng chư Tôn đức xứ Quảng”, tác giả thượng tọa Thích Như Tịnh khái lần lượt hành trạng của Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) và hậu duệ của ngài. Công trình nói lên cuộc đời và sự nghiệp của một số vị tiêu 8
  13. biểu có tầm ảnh hưởng lớn trong thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh nói riêng và có tầm ảnh hưởng đến Phật giáo nói chung qua các thời đại. Thượng tọa Thích Như Tịnh cũng đã đi khắp nơi từ miền Trung ra Miền Bắc vào tận Miền Nam đến các tự viện của Thiền phái Lâm Tế chúc Thánh chụp hình bài vị, văn bia, phỏng vấn các vị trụ trì, các vị trưởng lão trong thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ghi chép hình thành nên tập tài liệu như vậy. Có thể nói là công lao của thượng tọa bỏ ra không hề nhỏ để làm việc này. Tuy nhiên tập tài liệu chỉ dừng lại khái lược tiểu sử và hành trạng của chư Tôn đức xuất thân từ xứ Quảng (Quảng Nam, Đà Nẵng), và cũng còn nhiều nơi thượng tọa cũng chưa đến khảo cứu như tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai. Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu chưa có người nghiên cứu nên học viên lần mò dấu vết xuất hiện của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, phỏng vấn hồi cố các vị trưởng lão trong thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh để làm rõ hơn mốc lịch sử dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh có mặt ở hai Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy chưa xác định được niên đại thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh có mặt ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, nhưng được biết, dòng thiền này là thiền phái lớn ở đây, có nhiều cơ sở tự viện và người xuất gia, có sinh hoạt tông môn, có người tham gia các công tác giáo hội và làm các công tác từ thiện. Như vậy, trong các sử liệu và các công trình nghiên cứu về thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam, đã xuất hiện những thông tin về sự hình thành và phát triển của Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu. Tuy thế, các thông tin còn rất rời rạc, thiếu sự kiểm chứng, chưa được hệ thống hóa. Đặc biệt, thiếu vắng những công trình làm rõ hiện trạng của thiền phái này, từ tăng ni, cộng đồng tín đồ, truyền thừa, cho đến cơ sở thờ tự, phương pháp tu tập ở Việt Nam nói chung và Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu 3.1. Về mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm làm rõ sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. 9
  14. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần làm rõ là: Thiền phái Phật giáo Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu có lịch sử hình thành và phát triển như thế nào? Có những đặc trưng gì và có hiện trạng ra sao? 3.2. Về nhiệm vụ nghiên cứu Để trả lời 2 câu nghiên cứu nêu trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thiền phái Phật giáo Lâm Tế Chúc Thánh ở Việt Nam; - Làm rõ quá trình du nhập, sự hình thành những cơ sở đầu tiên, sự truyền thừa, các cộng đồng Phật tử đầu tiên của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu; - Làm rõ quá trình phát triển và thực trạng của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay; - Phát hiện một số vấn đề đang đặt ra với hiện trạng và thảo luận về triển vọng của Thiền phái này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tau. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào lịch sử hình thành, quá trình phát triển và hiện trạng của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu - Về không gian: Các cơ sở tự viện trong dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh tại hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. - Về thời gian: Giai đoạn bắt đầu có các vị thiền sư dòng thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh truyền vào 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu để hoằng pháp, xây dựng các cơ sở chùa chiền (khoảng từ thế kỷ 20) cho đến nay. 10
  15. 5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng tiếp cận liên ngành, kết hợp Tôn giáo học, Sử học, Xã hội học (phỏng vấn sâu, phương pháp hồi cố, ghi âm ), Văn bản học. Tiếp cận Tôn giáo học phân tích tôn giáo từ các thành phần cốt lõi, tiêu biểu là niềm tin và diễn tả niềm tin, thực hành nghi lễ và các giáo luật, cộng đồng, và những tương tác với xã hội thế tục. Trên cơ sở này, đề tài tập trung nghiên cứu Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh một mặt biểu hiện cho sự đa dạng hóa trong nội bộ Phật giáo trong quá trình hình thành, phát triển, và lan truyền, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á. Mặt khác, nghiên cứu một thiền phái cũng là nghiên cứu một hình thức riêng biệt trong tổ chức cộng đồng các tín đồ Phật giáo. Do đó, cần chú ý các nguyên tắc hay cơ chế định hình, duy trì và phát triển cộng đồng đặc thù nó qua vai trò những người có vai trò chính, những hình thức tu hành và tổ chức nghi lễ tiêu biểu, cũng như những biến đổi trước các thử thách do đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo và xã hội mang lại. Đề tài cũng vận dụng tiếp cận Sử học vào việc xác định thời điểm thiền phái du nhập và bám trụ ở vùng địa lý đã chọn, tìm kiếm và đối chiếu các nguồn tư liệu thứ cấp khác nhau để có câu trả lời đáng tin cậy nhất. Tiếp cận này định hướng cho phương pháp xác định niên đại các chùa trong thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh có mặt đầu tiên tại hai tỉnh này, xác định nguyên quán, bổn sư của các vị tổ khai sơn ngôi chùa tại hai tỉnh trên. Các nguồn tư liệu thứ cấp thu thập được sẽ được kết hợp với các nguồn tài liệu sơ cấp thu thập được qua phỏng vấn sâu sẽ trình bày ở dưới. Với cách tiếp cận Xã hội học, học viên tiến hành điều tra thực địa tại các ngôi chùa cổ và các ngôi chùa mới trong thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu để thấy được sự kế thừa, phát triển của dòng thiền này. Đồng thời học viên tiến hành phỏng vấn sâu đối với một số vị hòa thượng, thượng tọa cao niên trong dòng thiền này tại 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Bởi lịch sử của dòng thiền này chưa có sẵn, việc tạo dựng lại lịch sử của nó phải dựa vào phương pháp riêng. Cụ thể, phương pháp phỏng vấn 11
  16. hồi cố (oral history) được sử dụng để có nguồn tài liệu sơ cấp về lịch sử của dòng thiền qua ký ức và trải nghiệm của những người trong cuộc và là nguồn thông tin gốc. Phương pháp này phát huy hiệu quả bởi chỉ có trao đổi, hỏi-đáp trực tiếp với bảng hỏi bán cấu trúc và phi cấu trúc mới gợi mở những vấn đề cho đối tượng nghiên cứu có thể tường thuật, kể lại trải nghiệm và quan sát của họ cho người thực hiện nghiên cứu. Đồng thời chỉ có người nghiên cứu mới có thể trực tiếp hỏi tiếp nối (follow-up questions) và khai thác sâu thêm các thông tin được gợi ra. Cụ thể, đề tài tiến hành phỏng vấn hồi cố đối với Hòa thượng N.T (trưởng môn phái thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh Việt Nam), Hòa thượng K.T (trưởng chi phái Lâm tế Chúc Thánh hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), thượng tọa T.N.T (có nhiều công trình nghiên cứu về Thiền Lâm Tế Chúc Thánh), Thượng tọa M.T (Phó chi phái Lâm tế Chúc Thánh hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), thượng tọa T.P (Phó chi phái Lâm Tế Chúc Thánh 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), Đại đức T.T (Thư ký chi phái Lâm tế Chúc Thánh 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), thượng tọa C.Đ (đại diện chư Tăng chi phái Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), thượng tọa H.Đ (đại diện chư Tăng chi phái Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), Ni sư T.N.Đ.L (đại diện chư Ni chi phái Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), Ni sư T.N.T.N (đại diện chư Ni chi phái Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), Ni sư T.N.N.T (đại diện chư Ni chi phái Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), Ni sư T.N.T.K (đại diện chu ni chi phái Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu). Như vậy, có tổng số 12 người được hỏi, trong đó nam là 8 người, nữ là 4 người. Về cơ sở tự viện, Học viên liên hệ với các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai xin được danh bộ các tự viện. Từ đó, học viên tiến hành sàng lọc các chùa trong hệ thống thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, xác định niên đại và các vị tổ khai sơn các chùa tại hai tỉnh trên. Một số kỹ thuật cụ thể của nghiên cứu khoa học xã hội nói chung sẽ được sử dụng như ghi âm, ghi chép, phân tích, khái quát, đối chiếu, kiểm chứng thông tin, v.v sẽ được vận dụng để giải quyết từng nhiệm vụ cụ thể đặt ra. 12
  17. Phương pháp văn bản học: học viên đã sưu tầm các câu đối, văn bia, nghi thức thờ cúng của một số chùa xưa đặc biệt là tổ đình Chúc Thánh và Tổ đình Phước Lâm ở Quảng Nam. Đây là hai nơi đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển dòng truyền thừa Lâm Tế Chúc Thánh sau này. Nói chung, đây là một nghiên cứu trong nhãn quan Tôn giáo học, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và sử dụng cách tiếp cận liên ngành. 5.2. Một số khái niệm dùng trong đề tài Trong đề tài này, một số khái niệm chính được sử dung với cách hiểu như sau: Phật giáo: hay còn gọi là đạo Phật, người sáng lập là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài sinh vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên tại nước Ấn Độ, cha là Tịnh Phạn Vương, mẹ là hoàng hậu Maya, nước Ca-tỳ-la-vệ lúc bấy giờ. Năm 29 tuổi (theo truyền thống Nam Truyền) Ngài từ bỏ ngôi vị thái tử, xuất gia tìm đạo. Ngài đã tìm học với nhiều vị thầy danh tiến thời ấy nhưng Ngài không thỏa mãn khát vọng giải thoát nên đã từ giã ra đi tự mình tìm cho mình phương pháp riêng. Ngài đã thực hành 6 năm khổ hạnh ép xác mong tìm ra chân lý và sự thoát khổ nhưng cuối cùng không mang lại hiệu quả như Ngài mong muốn. Ngài đã từ bỏ con đường khổ hạnh và thực hành thiền định theo lối trung đạo. Cuối cùng Ngài đã chứng được Tam Minh và Lục thông trở thành một bậc giác ngộ cao nhất thời bấy giờ tại Ấn Độ. Ngài vân du giáo hóa khắp đất nước Ấn Độ, tiếp độ đệ tử lập ra Tăng đoàn. Sau khi Ngài nhập Niết bàn Tăng đoàn vẫn tiếp tục tiếp nối và tồn tại cho đến ngày nay. Những vị đệ tử căn cứ lời Phật dạy được ghi chép trong các kinh điển và các sớ giải của các vị thánh tăng mà hành trì tu tập nên gọi là Phật giáo (lời dạy của Phật). Giáo lý căn bản của Phật giáo là Vô thường - Khổ - Vô ngã, 3 pháp này gọi là Tam pháp ấn mà bất kỳ Phật tử nào cũng phải biết. Phật giáo truyền vào Việt Nam khá sớm. Sử liệu cho biết Phật giáo đến Việt Nam từ Ấn Độ và Trung Quốc. Từ Trung Quốc, Phật giáo chủ yếu truyền tới qua các thiền phái, trong đó có Lâm Tế. Phật giáo ở Việt Nam tồn tại trong sự pha trộn nhất định với những tín ngưỡng bản địa và với một số truyền thống tôn giáo khác. 13
  18. - Thiền phái: là phái chuyên tu tập về thiền, thiền có hai loại là thiền chỉ và thiền quán. Thiền chỉ là chú tâm trên một đề mục (đối tượng) đã định tâm như chú tâm trên đất, nước, gió, lửa thiền quán là quán thân, quán thọ, quán tâm và quán pháp. Quán là để ý, theo dõi diễn biến của thân thọ, tâm, pháp trong cuộc sống hằng ngày để nhận ra các tính chất đặc thù của chúng, đồng thời qua đó khái quát hóa, trừu tượng hóa để nhận thức bản chất sâu thẳm bên trong của vạn vật. Thiền chỉ giúp tâm định tỉnh, không tán loạn, thiền quán giúp tuệ tăng trưởng. Như vậy, thiền phái là phái chuyên tu tập về thiền chỉ và thiền quán để nhận ra chân lý ngay trong thực tại, thiền chỉ và thiền quán luôn bổ trợ nhau giúp tâm không tán loạn để quán thật tính của pháp được rốt ráo. Khác với Tịnh Độ tông chuyên niệm Phật A Di đà hay tụng kinh Vô Lượng Thọ, kinh A Di đà cầu vãng sanh Tây Phương cực lạc. - Thiền phái Lâm Tế: Thiền phái Lâm Tế là một trong những phái chuyên tu tập về thiền, do ngài Lâm Tế - Nghĩa Huyền (?-866) sáng lập. Dùng phương pháp la, hét, “đánh” để giúp hành giả nhận chân ra đạo. Không phải ai ngài cũng ha, cũng hét, “đánh” những người được ha, được hét, được đánh là những người có căn tánh Đại thừa, có sự tu tập sâu dầy nhưng chưa tỏ ngộ, bừng sáng. Nên người tu thiền không xem đây là điều thô lỗ mà là một đặc ân mà tổ truyền trao thông điệp giác ngộ. Sự la, hét, đánh để đệ tử ngộ đạo ngày nay không còn nữa (thất truyền). Vì thế, ngày nay ai sử dụng phương pháp này điều bị lên án là thô lỗ. - Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh: Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh thực chất là một chi phái thuộc Thiền phái Lâm Tế, do tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) lập tông, ngài đời thứ 34 của tông Lâm Tế. Ngài quê làng An Thiệu, huyện Đồng An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Năm 1695, Ngài sang Đàng Trong (Việt Nam) hoằng hóa đã định cư tại thương cảng Hội An dựng lên ngôi chùa Chúc Thánh tiếp tăng độ chúng, hướng dẫn Phật tử tu tập và truyền thừa cho đến ngày nay. Trong luận văn này, Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu được dùng với ý nghĩa như một chi phái thuộc Lâm Tế Chúc Thánh nằm trong Thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam. 14