Luận văn So sánh pháp luật quản trị công ty cồ phẩn của Việt Nam và Ả-rập xê-út

pdf 97 trang vuhoa 25/08/2022 7040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn So sánh pháp luật quản trị công ty cồ phẩn của Việt Nam và Ả-rập xê-út", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_so_sanh_phap_luat_quan_tri_cong_ty_co_phan_cua_viet.pdf

Nội dung text: Luận văn So sánh pháp luật quản trị công ty cồ phẩn của Việt Nam và Ả-rập xê-út

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THÀNH CÔNG SO SÁNH PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ CÔNG TY CỒ PHẨN CỦA VIỆT NAM VÀ Ả-RẬP XÊ-ÚT Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ HUY CƢƠNG HÀ NỘI - 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Ngƣời cam đoan Vũ Thành Công
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN 4 1.1. Khái niệm về pháp luật quản trị công ty cổ phần 4 1.1.1. Khái niệm quản trị công ty 4 1.1.2. Sự cần thiết, ý nghĩa và vai trò của quản trị công ty cổ phần 7 1.2. Các mô hình quản trị công ty cổ phần 10 1.2.1. Mô hình Anglo – Saxon 10 1.2.2. Mô hình Châu Âu lục địa - The Continental 11 1.2.3. Mô hình Nhật Bản 12 1.3. Các nguyên tắc quản trị công ty cổ phần 15 Chương 2: QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ Ả RẬP XÊ ÚT 17 2.1. Cổ đông và Đại hội đồng cổ đông 17 2.1.1. Cổ đông 17 2.1.2. Đại hội đồng cổ đông 31 2.2. Hội đồng quản trị 38 2.2.1. Thành lập Hội đồng quản trị 38 2.2.2. Chức năng của Hội đồng quản trị 41 2.2.3. Trách nhiệm và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị 44 2.2.4. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị 49 2.2.5. Các cơ quan của Hội đồng quản trị 51 2.3. Ban giám đốc 54
  4. 2.4. Tiền lƣơng của Giám đốc, thù lao của các thành viên Hội đồng quản trị và các lợi ích khác của họ 56 2.5. Nghĩa vụ của các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hay Tổng giám đốc 58 2.6. Ban kiểm soát 64 2.7. Công khai hóa và kiểm soát các giao dịch với các bên có liên quan 67 2.8. Công khai hóa thông tin 70 Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN CỦA VIỆT NAM VÀ Ả RẬP XÊ ÚT 74 4.1. Thực trạng pháp luật quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam và Ả Rập Xê Út 74 4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu so sánh pháp luật quản trị công ty cổ phần của Việt Nam và Ả Rập Xê Út 79 KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
  5. DANH MUC̣ CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGĐ Ban giám đốc BKS Ban kiểm soát CTCP Công ty cổ phần ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông DN Doanh nghiêp̣ DNNN Doanh nghiệp nhà nước GĐ Giám đốc HĐQT Hội đồng quản trị KH&ĐT Kế hoac̣ h đầu tư LDN Luật doanh nghiệp QTCT Quản trị Công ty SEC Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch SGDCK Sàn giao dịch chứng khoán TGĐ Tổng giám đốc TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Từ khi Việt Nam ra nhập WTO việc giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới ngày càng được mở rộng, đặc biệt trong những năm qua, quan hệ kinh tế, thương mại và lao động giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông, đặc biệt là Ả Rập Xê Út không ngừng phát triển. Rất nhiều lao động Việt Nam đã sang làm việc tại Ả Rập Xê Út và ngày càng nhiều các công ty Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ả Rập Xê Út cũng như các công ty Ả Rập Xê Út đầu tư vào thị trường Việt Nam. Vương quốc Ả rập Xê út nằm trên bán đảo Ả rập thuộc khu vực Trung Đông, diện tích 2.250.000 km2, với dân số khoảng 28 triệu người. Lãnh thổ của Ả Rập Xê Út được chia thành mười ba tỉnh (mintaqah), và mỗi tỉnh được lãnh đạo bởi một thành viên gia đình hoàng gia [15]. Riyadh là thủ đô của đất nước và tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức. Hệ thống chính trị là một chế độ quân chủ chuyên chế và Nhà Vua giữ cả hai vai trò là người đứng đầu nhà nước và thủ tướng [29, Điều 1, 5]. Ả Rập Xê Út giữ một vị trí quan trọng đặc biệt về tôn giáo trong các nước Hồi giáo khác, bởi vì người Hồi giáo (Muslims) hiểu rằng đây là nơi ra đời của đạo Hồi vào thế kỷ thứ bảy. Ả Rập Xê Út cũng là nơi của hai thánh địa: thánh địa Makka là hướng cầu nguyện cho hơn hai tỷ người Hồi giáo, và thánh địa Medina, thiên đường của nhà thờ và mộ của nhà tiên tri Mohammad. Hồi giáo có ảnh hưởng lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống hàng ngày ở Ả Rập Xê Út. Theo quy định tại Điều 23 của Luật quản trị cơ bản Ả Rập Xê Út (Saudi Basic Law of Governance 1992) thì: Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ tín ngưỡng Hồi giáo, áp dụng luật Shari'a, khuyến khích điều tốt và ngăn chặn điều ác, và thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với việc truyền đạo (da'wa). Nền kinh tế Ả rập Xê út dựa trên cơ sở chính là dầu mỏ, được Chính phủ kiểm soát chặt chẽ. Ả rập Xê út có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới (chiếm 26% tổng trữ lượng của thế giới), là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất và giữ vai trò chủ chốt trong các nước thuộc tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Dầu mỏ giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế, ngoài ra các ngành xây dựng, sản xuất chế tạo và dịch vụ cũng rất phát triển 1
  7. thu hút nhiều lao động. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu là các sản phẩm dầu mỏ, ngoài ra còn có xi măng, thép cán, vật liệu xây dựng, phân bón, nhựa tổng hợp. Khi quan hệ giao thương giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Trung Đông, đặc biệt là Ả Rập Xê Út, đang trên đà phát triển mạnh mẽ và khi các nghiên cứu về hệ thống pháp luật Hồi giáo, cũng như ảnh hưởng của nó trong các quy định của pháp luật về QTCT cổ phần trong khu vực Trung Đông còn hạn chế, việc nghiên cứu và so sánh pháp luật QTCT cổ phần của Việt Nam và Ả Rập Xê Út nhằm tìm những ưu nhược điểm trong các mô hình QTCT và những quy định của pháp luật về QTCT cổ phần của hai nước . Từ đó, cung cấp thông tin cho các công ty Việt Nam muốn xuất khẩu lao động và hàng hóa sang thị trường Ả Rập Xê Út hay cộng tác với các nhà đầu tư Ả Rập Xê Út tại Việt Nam cũng như đưa ra các đề xuất và đóng góp cho việc cải thiện và nâng cao hiệu quả QTCT, góp phần xây dựng và hoàn thiện hê ̣thống pháp luật QTCT cổ phần ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các vấn đề về quản trị công ty cổ phần và những quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ phần của Việt Nam và một số nước trên thế giới đã được đề cập và trình bày trong nhiều đề tài nghiên cứu, các bài viết và báo cáo khoa học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ phần của các nước ở khu vực Trung Đông như Ả Rập Xê Út, một quốc gia Hồi giáo, cái nôi của đạo Hồi chưa được đầu tư nghiên cứu, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và lao động giữa Việt Nam và Ả Rập Xê Út đang phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh này, đề tài đã tập trung nghiên cứu và so sánh pháp luật quản trị công ty cổ phần của Việt Nam và Ả Rập Xê Út. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu với mục đích phân tích làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam và Ả Rập Xê Út. Trên cơ sở đó cung cấp một số thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư trong nước vào thị trường Ả Rập Xê Út cũng như các nhà đầu tư Ả Rập Xê Út vào Việt Nam, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật 2
  8. quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật về quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam và pháp luật quản trị công ty cổ phần tại Ả Rập Xê Út, từ đó so sánh pháp luật quản trị Công ty cổ phần của hai nước. 5. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005, Luật Công ty Ả Rập Xê Út 1965 và một số văn bản pháp luật khác của hai nước về quản trị công ty cổ phần, các chuẩn mực và báo cáo về quản trị công ty cổ phần. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, thống kê và đặc biệt là phương pháp so sánh. 7. Kết quả nghiên cứu và tính mới của luận văn Luận văn đã phân tích và làm rõ một số vấn đề cơ bản về quản trị công ty cổ phần, các mô hình quản trị công ty trên thế giới và các nguyên tắc quản trị công ty của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Luận văn đã hệ thống, phân tích và so sánh các quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam và Ả Rập Xê Út. Luận văn cũng đã chỉ ra một số điểm bất cập trong quy định của pháp luật quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam và mặt khác tìm ra những ưu điểm của pháp luật quản trị công ty cổ phần tại Ả Rập Xê Út nhằm áp dụng để hoàn hiện hệ thống pháp luật về quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Khái quát về pháp luật quản trị công ty cổ phần. Chương 2: Quản trị công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam và Ả Rập Xê Út. Chương 3: Bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu so sánh pháp luật quản trị công ty cổ phần của Việt Nam và Ả Rập Xê Út. 3
  9. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. Khái niệm về pháp luật quản trị công ty cổ phần 1.1.1. Khái niệm quản trị công ty Quản trị công ty là hệ thống các quy định của pháp luật, các quy tắc và thiết chế nhằm đảm bảo cho một công ty được quản lý và vận hành một cách có hiệu quả vì lợi ích của công ty, các thành viên của công ty, các bên liên quan, của cộng đồng và toàn xã hội. Các định nghĩa về QTCT rất đa dạng. Định nghĩa QTCT có thể khác nhau tùy thuộc vào mô hình QTCT được một quốc gia áp dụng. Ngoài ra, các định nghĩa còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng công ty, các quốc gia và hệ thống pháp luật của quốc gia nơi công ty đặt trụ sở và hoạt động. Ví dụ, định nghĩa sẽ tập trung vào “mô hình QTCT cổ đông” ở các nước Anglo-Saxon hay tập trung vào “mô hình QTCT của các bên liên quan” ở các nước theo mô hình châu Âu lục địa và Nhật Bản. Một trong những định nghĩa được sử dụng nhiều nhất và sớm nhất về QTCT được trình bày bởi Sir Adrian Cadbury, người đứng đầu Ủy ban về các vấn đề tài chính của QTCT ở Anh. Trong báo cáo của mình, ông định nghĩa QTCT là hệ thống mà công ty được chỉ đạo và kiểm soát và thông qua đó HĐQT chịu trách nhiệm quản lý các công ty của họ. Ông cũng giải thích vai trò của cổ đông trong quản trị như bổ nhiệm các giám đốc, kiểm toán viên và để thỏa mãn bản thân họ về một cơ cấu quản trị phù hợp [10, tr.19]. Báo cáo này sau đó được gọi là “Cadbury Report”, và trở nên nổi tiếng trong việc đặt ra các yêu cầu QTCT đối với các công ty niêm yết ở Anh. Rõ ràng, định nghĩa này đã được chấp nhận vào thời điểm đó, nhưng kể từ đó đã có nhiều thay đổi và cũng có nhiều quan điểm khác về bản chất của QTCT. Định nghĩa Sir Adrian Cadbury đã được mở rộng và ông chỉ ra rằng: QTCT liên quan đến việc giữ được thế cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế và xã hội và giữa các mục tiêu cá nhân và cộng đồng. Khuôn khổ QTCT ở đó để 4
  10. khuyến khích việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đồng thời để quy định trách nhiệm về quản lý các nguồn lực nhằm mục đích hướng tới, gần nhất có thể, các lợi ích của cá nhân, công ty và xã hội [26]. Nhà khoa học kinh tế Monks và Minow, những người tiên phong trong QTCT định nghĩa QTCT trong cuốn sách của họ như là mối quan hệ giữa các bên tham gia như TGĐ điều hành, ban quản lý, các cổ đông và người lao động, những người được cho là rất quan trọng trong việc quyết định định hướng và hiệu quả hoạt động của công ty [35]. Định nghĩa này cũng tập trung vào mối quan hệ giữa những người tham gia QTCT nhưng bỏ qua các yếu tố khác quyết định đến hiệu quả hoạt động của công ty như tài chính và xã hội. Shleifer và Vishny đưa ra một định nghĩa tiến bộ hơn bằng cách cụ thể hơn đến việc cung cấp tài chính, xem xét việc bảo vệ các nhà đầu tư bên ngoài khỏi việc chiếm đoạt các nguồn lực tài chính của họ bởi công ty. Định nghĩa chỉ ra rằng: QTCT đề cập đến những cách thức mà các nhà cung cấp tài chính cho các công ty đảm bảo mình nhận được một khoản lợi nhuận từ việc đầu tư. Làm thế nào để họ đảm bảo rằng các nhà quản lý không lấy đi khoản vốn mà họ cung cấp hoặc đầu tư vào các dự án không tốt và bằng cách nào để các nhà cung cấp tài chính kiểm soát các nhà quản lý [41]. Theo IFC, QTCT là “những cơ cấu và những quá trình để định hướng và kiểm soát công ty”. Vào năm 1999, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD – Organization for Economic Cooperation and Development) đã xuất bản một tài liệu mang tên “Các nguyên tắc Quản trị công ty” (OECD Principles of Corporate Governance), trong đó đưa ra một định nghĩa chi tiết hơn về QTCT như sau: QTCT là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa ban giám đốc, HĐQT và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. QTCT cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty. QTCT chỉ được cho là có hiệu quả khi khích 5
  11. lệ được Ban giám đốc và HĐQT theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn [5, tr.6]. Theo pháp luật Việt Nam, bộ máy CTCP được cơ cấu theo luật pháp và điều lệ công ty với nguyên tắc cơ cấu nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch và hoạt động có hiệu quả. Điều 95 LDN 2005 quy định: CTCP có ĐHĐCĐ, HĐQT và GĐ hoặc TGĐ. Đối với CTCP có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của Công ty phải có BKS. Quyết định số 12 ngày 13/03/2007 của Bộ tài Chính ban hành về quy chế QTCT định nghĩa: QTCT là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên quan đến công ty. Các nguyên tắc QTCT bao gồm: (1) Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả; (2) Đảm bảo quyền lợi của cổ đông, đối xử công bằng giữa các cổ đông; (3) Đảm bảo vai trò của những người có quyền lợi liên quan đến công ty; (4) Minh bạch trong hoạt động của công ty; (5) HĐQT và BKS lãnh đạo và kiểm soát công ty có hiệu quả [1]. Cách hiểu khái niệm QTCT như trên tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất (best practices) về QTCT. Ở đây, cần lưu ý rằng QTCT không chỉ liên quan đến cổ đông mà còn chi phối và ảnh hưởng đến các bên liên quan đến công ty. Vì vậy, các công ty (dù là niêm yết hay chưa niêm yết), khi xây dựng quy chế QTCT (đôi khi, gọi là các nguyên tắc QTCT - corporate governance principles), cần hết sức lưu ý đến những người liên quan đến công ty, bao gồm cổ đông, khách hàng, đối tác, chủ nợ, nhân viên, các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng. Đối với Ả Rập Xê Út, mặc dù Ủy ban Cơ quan Ban thị trường vốn đã ban hành Quy chế QTCT, Quy chế này vẫn không có một định nghĩa về QTCT. Vì vậy, 6
  12. các định nghiã nổi tiếng về QTCT như báo cáo Cadbury và các nguyên tắc QTCT của OECD được đề xuất sử dụng. Cụ thể, các định nghĩa này là những hình thức phổ biến nhất của QTCT trên thế giới. Đặc biệt, báo cáo Cadbury là một ví dụ điển hình vì nó là báo cáo QTCT đầu tiên được đánh giá cao taị Anh và trên thế giới . Không thể phủ nhâṇ rằng báo cáo Cadbury như là một bô ̣phâṇ của quy định về những vấn đề QTCT mang những tiêu chí rõ ràng và nổi bâṭ . Báo cáo Cadbury thưc̣ sư ̣ là Ủy ban QTCT tối cao của Anh Quốc trong viêc̣ đưa ra các đề xuất và khuyến nghị có giá trị để điều chỉnh nhiều vấn đề thiết yếu của QTCT bao gồm quyền của các cổ đông, nghĩa vụ và trách nhiệm của HĐQT và các tiểu ban của nó. Mặt khác, nhiêṃ vu ̣của Ngân hàng Thế giới về QTCT tập trung vào các nguyên tắc QTCT của OECD liên quan đến việc duy trì quyền của các cổ đông, hoạt động của các bên liên quan, yêu cầu về minh bạch và công bố thông tin và trách nhiệm của HĐQT. Ngoài ra, các hoaṭ đôṇ g của Ngân hàng Thế giới trong viêc̣ khuyến khích các thưc̣ tiêñ về QTCT có thể thấy ở các nỗ lực của Ngân hàng trong việc thu thập thông tin về thưc̣ tiêñ QTCT của mỗi quốc gia cũng như cung cấp khuôn khổ QTCT cho mỗi quốc gia. Sau đó thông tin được khai thác để xây dựng quy chế và thông lê ̣ QTCT ở mỗi quốc gia thông qua các kế hoac̣ h cải thiện công viêc̣ , hội nghị khoa học và mức độ hỗ trợ theo yêu cầu thưc̣ tế của mỗi quốc gia. Cụ thể, triển vọng QTCT Ả Rập Xê Ú t được xây dựng trên, và hiêṇ tập trung vào các nguyên tắc QTCT của OECD liên quan đến viêc̣ ban hành và thực hiện các quy định của QTCT. Theo đó, Ủy ban Cơ quan thị trường vốn được đề nghị dưạ vào sự định nghĩa này khi xây dựng một định nghĩa riêng cho mình. 1.1.2. Sự cần thiết, ý nghĩa và vai trò của quản trị công ty cổ phần QTCT là việc phân bổ, thực thi quyền lực và giám sát việc thực thi quyền lực trong công ty hướng tới sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn lực của công ty đảm bảo lợi ích tối đa và công bằng cho các cổ đông và các bên liên quan. Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp phản ánh vai trò của quản trị, nếu một doanh nghiệp phát triển thì doanh nghiệp đó có bộ máy quản trị tốt và ngược lại. Khi nói đến nguyên nhân sự phá sản của các doanh nghiệp thì có thể có nhiều 7
  13. nguyên nhân, nhưng nguyên nhân hàng đầu thường vẫn là quản trị kém hiệu quả, hay nhà quản trị thiếu khả năng. Trong cùng hoàn cảnh như nhau, nhưng người nào biết tổ chức các hoạt động quản trị tốt hơn, khoa học hơn, thì triển vọng đạt kết quả sẽ chắc chắn hơn. Đặc biệt quan trọng không phải chỉ là việc đạt kết quả mà sẽ còn là vấn đề ít tốn kém thì giờ, tiền bạc, nguyên vật liệu và nhiều loại phí tổn khác hơn, hay nói cách khác là có hiệu quả hơn. Không có các hoạt động QTCT, doanh nghiệp sẽ không biết phải làm gì, làm lúc nào, công việc sẽ diễn ra một cách lộn xộn. QTCT là nhằm tạo lập và duy trì một môi trường nội bộ thuận lợi nhất, trong đó các cá nhân làm việc theo nhóm có thể đạt được một hiệu suất cao nhất nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Với vai trò to lớn như vậy, QTCT là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của công ty. QTCT được xem là trụ cột của doanh nghiệp, nếu không có QTCT thì công ty không thể đi vào hoạt động. QTCT chính là nguồn vốn nhân lực trong doanh nghiệp, do đó QTCT phải luôn được xây dựng, đổi mới, cải tiến và hoàn thiện liên tục để phù hợp với sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Một quy chế QTCT, ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu bắt buộc trong pháp luật doanh nghiệp như LDN 2005, Luật Chứng khoán 2006 và các văn bản dưới luật; quan trọng hơn, còn phải thể hiện được cách thức QTCT chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả. Nếu như các yêu cầu bắt buộc trong luật là điều kiện cần thì chính các yêu cầu từ thực tiễn hoạt động quản trị doanh nghiệp, trong đó rất quan trọng là kỳ vọng của cổ đông và các bên liên quan, mới là điều kiện đủ. Với Ả Rập Xê Út, CTCP (Ở Ả Rập Xê Út, một CTCP được gọi là Sharikat al-Musahamah) đóng vai trò hết sức quan trọng trọng nền kinh tế. CTCP thường có lợi thế hơn các hình thức tổ chức công ty khác vì các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn và khả năng thu hút nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư bên ngoài. Tuy nhiên, các khoản đầu tư bên từ bên ngoài vào công ty có thể gặp phải những rủi ro trong việc sử dụng nguồn vốn này của các cổ đông có quyền kiểm soát hay các cổ đông quản lý bên trong công ty. Chính vì vậy, những quy định và bảo hộ pháp lý 8
  14. thích hợp thể hiện trong các quy tắc QTCT thực sự cần thiết để bảo vệ các nhà đầu tư bên ngoài. Hơn nữa, có nhiều bằng chứng thừa nhận việc QTCT hợp lý sẽ giúp CTCP huy động vốn với chí phí thấp nhất [39]. Trong làn sóng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 tại Nga, châu Á và Brazil, các hoạt động của khối doanh nghiệp đã tác động và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và những yếu kém trong QTCT đã đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu. Chỉ ba năm sau niềm tin vào khối doanh nghiệp bị sụp đổ bởi những vụ bê bối trong QTCT tại Hoa Kỳ và Châu Âu [17]. Những vấn đề liên quan đến QTCT cũng được đề cập đến trong những cuộc khủng hoảng tài chính gần đây [38]. Tại chương về QTCT trong khung chính sách đầu tư ấn bản bởi OECD năm 2006 có nêu rõ những lợi ích quan trọng của QTCT như thu hút đầu tư dài hạn; nâng cao độ tin cậy của các nhà đầu tư; giảm chi phí vốn; tăng khả năng hoạt động của các thị trường tài chính; ổn định các nguồn tài chính [37]. Hơn nữa, nghiên cứu được tiến hành ở các quốc gia đang phát triển đã chỉ rõ tầm quan trọng của QTCT trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng ở các nước này [39]. Nguyên nhân chính của các vấn đề được giải quyết bởi các quy tắc QTCT là sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quản lý mà gần đây được biết đến như một vấn đề mâu thuẫn về quyền lợi khi mà các cổ đông không trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh mà bầu ra một ban giám đốc như là một trung gian hay người quản lý để thực hiện hoạt động này. Jensen và Meckling – hai tác giả nổi tiếng về vấn đề trên, ví mối quan hệ trung gian này như là “một hợp đồng mà theo đó một hoặc nhiều người (người uỷ nhiệm) thuê một người khác (người quản lý) thay mặt họ thực hiện một số công việc bao gồm việc cho phép những người quản lý được quyền ra quyết định [27]. Như vậy, những vấn đề giữa người uỷ nhiệm và người quản lý (người thực hiện) sẽ ít mang tính quản lý đối với chủ sở hữu mà phần nhiều mang tính thiểu số đối với những cổ đông kiểm soát. Ở những nước này, việc bảo vệ các quyền của cổ đông thiểu số thường là vấn đề then chốt. 9
  15. 1.2. Các mô hình quản trị công ty cổ phần QTCT được xác định là hê ̣thống quản lý và kiểm soát của một công ty, phù hợp với các nguyên tắc và thực tiêñ tốt nhất trong lĩnh vực này. Trong nôị bô ̣công ty, QTCT là cấu trúc viêc̣ phân chia quyền lực và trách nhiệm giữa các cổ đông, các giám đốc và ban quản lý. Trong mô hình QTCT truyền thống, công ty được điều hành bởi gia đình chủ sở hữu, kinh tế, quản lý và công nghệ đã xác định sự cần thiết của một lãnh đạo đươc̣ thưc̣ hiêṇ bởi các nhà quản lý chuyên nghiệp. Bằng cách này, những mối quan hệ mới và các quy trình kinh tế giữa chủ doanh nghiệp và giám đốc điều hành đã xảy ra. Mô hình và cách áp duṇ g của họ taọ ra chủ đề về QTCT nhưng mục tiêu cơ bản của nó vẫn không thay đổi. Có ba mô hình lãnh đạo chính mà các học thuyết QTCT dưạ vào, đó là: Anglo-Saxon, Continental và mô hình của Nhật Bản. 1.2.1. Mô hình Anglo – Saxon Mô hình Anglo-Saxon đặc trưng bởi sự thống trị trong công ty của những cá nhân độc lập và các cổ đông riêng lẻ . Giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT và các cổ đông và đặc biệt quan tâm đến các hoạt động có lợi nhuận và cổ tứ c nhận được. Mô hình này đảm bảo sự dic̣ h chuyển đầu tư từ khu vưc̣ không hiệu quả sang các khu vực phát triển nhưng thiếu môṭ chiến lược phát triển. Tại Mỹ, pháp luật dường như luôn luôn chống laị sư ̣ tập trung , đặc biệt là trong ngành ngân hàng, nhưng trong những năm gần đây những quy điṇ h mới đa ̃ đươc̣ quan tâm phát triển do sứ c ép ngày càng tăng của các xu hướng kinh tế mới, ảnh hưởng của HĐQT, nhà đầu tư đang đòi hỏi ngày càng khắt khe , thận trọng và các nhà quản lý đươc̣ đánh giá ngày càng quan troṇ g đối với các vấn đề kinh doanh cốt lõi của công ty. Các công ty được yêu cầu phải tiết lộ nhiều thông tin hơn so với các công ty Nhật Bản hay Đức. Mô hình quản trị này diễn ra trong các công ty ở ba cấp độ: cổ đông - quản trị - điều hành, ban giám đốc xuất phát từ các quản trị viên. Pháp luật hạn chế cổ đông can thiệp vào các hoạt động hiện tại của công ty, ví dụ như họ chỉ có thể quyết định bầu ra các thành viên của HĐQT. Tuy nhiên, họ có thể ảnh hưởng đến viêc̣ 10
  16. thay đổi quan điểm , thái độ và cách thứ c lañ h đaọ của các nhà quản lý; họ có thể quyết định thanh lý cổ phần hoặc từ chối để tăng phần vốn góp của công ty. Hỗ trợ tài chính của các cổ đông là vũ khí quan trọng nhất mà họ có trước các nhà quản lý. Các t ổ chức đầu tư luôn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống Anglo- Saxon. Họ đã thống trị nước Anh, thậm chí nắm giữ hai phần ba số vốn của các công ty. Vì vậy, mối quan hệ đầu tư, môṭ đăc̣ trưng của hệ thống quản trị Vương quốc Anh, ngày càng giành được chỗ đứng tại Mỹ trong các quan hệ giữa ban quản lý công ty và tổ chức đầu tư. Các nước Anglo-Saxon đặc trưng bởi những haṇ chế đố i với thị trường tài chính và ngân hàng lớn. Vương quốc Anh có thể được coi là sự hiện diện đặc biệt ở châu Âu, thừ a nhâṇ tầm quan trọng của thị trường tài chính ở London, nơi có nhiều công ty niêm yết quốc gia . Hệ thống ngân hàng không có vai trò trung tâm trong cấu trúc quản trị, các ngân hàng đơn thuần chỉ đươc̣ coi là các nhà cung cấp tín dụng. Trong các tổ chức kinh tế, cơ cấu vốn được phân tán và quyền của cổ đông là ổn định so với các nhà quản lý. Do vậy, tại các nước Anglo-Saxon, mức độ phân tán vốn và cơ cấu cổ đông cao nơi bất kể ai cũng có thể can thiệp trực tiếp vào sự phát triển kinh tế thông qua sở hữu cổ phần hay đầu tư vào thị trường vốn. Đây là một mô hình quan tâm đến quyền sở hữu của các cổ đông và HĐQT gồm giám đốc điều hành và giám đốc không điều hành. 1.2.2. Mô hình Châu Âu lục địa - The Continental Mô hình châu Âu lục địa đặc trưng bởi sự tập trung cao về vốn. Cổ đông có quyền, lợi ích chung với công ty, tham gia quản lý và kiểm soát công ty. Bên cạnh các cổ đông, các nhà quản lý phải chịu trách nhiệm trước một nhóm lớn hơn bao gồm các bên liên quan, như các hiệp hội, các đối tác kinh doanh. Trong hệ thống quản trị của Đức, doanh nghiệp được xem là sự kết hợp của các nhóm lợi ích khác nhau nhằm phối hợp các mục tiêu lợi ích quốc gia. Các ngân hàng Đức từng đóng vai trò quan trọng trong các quyết định của công ty, hầu hết các công ty tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng vì chỉ có một trong bốn công ty ở Đức có quyền giao dịch công chúng. Tại Đức, chúng ta có thể tìm thấ y 11
  17. trong các công ty một ban điều hành và hội đồng giám sát. Nhiêṃ vu ̣của ban điều hành là quản lý công ty, nhưng dưới sự chỉ đạo của hôị đồng giám sát mà hầu hết các quyết định phải đươc̣ p hê duyêṭ bởi hôị đồng này . Từ những đặc điểm trên đây, ta có thể nhận thấy mô hình QTCT Châu Âu Lục địa định hướng đến thị trường ngân hàng, quan tâm đến quyền sở hữu của các cổ đông theo cơ cấu tập trung và các mối quan hệ giữa công ty với nhân viên . Mô hình này theo cơ chế quản trị quản lý theo dõi và kiểm soát gồm HĐQT và ban giám sát. 1.2.3. Mô hình Nhật Bản Mô hình Nhật Bản mang đến một khái niệm tổ chức mới điṇ h ro ̃các nhóm công ty sản xuất bao gồm các công ty với lợi ích chung và chiến lược tương tự. Trách nhiệm của các nhà quản lý thể hiện trong quan hệ với các cổ đông và keiretsu [8]. (một mạng lưới các nhà cung cấp và khách hàng trung thành). Keiretsu đại diện cho một mô hình phức tạp của các mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh, đặc trưng bởi việc áp dụng các chiến thuật phòng thủ trong việc tiếp quản đối thủ, làm giảm khả năng thưc̣ hiêṇ chủ nghĩa cơ hội của các bên liên quan và giữ mối quan hệ kinh doanh lâu dài. Hầu hết các công ty Nhật Bản liên kết với nhóm các đối tác kinh doanh này. Mô hình này không tập trung vào ảnh hưởng của các thị trường vốn lớn mạnh mà là sự hiêṇ diêṇ của những cổ đông chiến lược như ngân hàng. Hệ thống quản trị này tạo điều kiện cho việc giám sát và cấp vốn linh hoạt của các doanh nghiệp, thông tin liên lạc hiệu quả giữa họ và các ngân hàng vì nguồn vốn chính là các khoản vay ngân hàng. Hầu hết cổ phần được nắm giữ bởi các cổ đông ổn định, có thể là chủ nợ lớn, các nhà cung cấp hay khách hàng để duy trì các mối quan hệ tin tưởng lâu dài. Tại Nhật Bản, các chính sách của công ty bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp tích cực của Chính phủ do các quan chức là các bên liên quan trong nhiều công ty. Cơ cấu chính phủ đã tạo ra một hệ thống đàm phán không chính thức để thực hiện một số chính sách và chiến lược của công ty (Gyosei Shido). Trong những năm 1980, Chính phủ gây ảnh hưởng gián tiếp thông qua các cuộc găp̣ với HĐQT và các nhà quản lý là những công chức ngoài hệ thống (amakudari [28]), họ nghỉ hưu ở tuổi 55 12
  18. và hoạt động trong các công ty tư nhân khác nhau để dẫn dắt và tham gia tích cực vào việc phát triển các chiến lược đươc̣ định hướng bởi Chính phủ. Khác với Mỹ, QTCT theo định hướng kiểm soát dễ dàng đạt được tại Nhật Bản do cơ cấu cổ đông tập trung sở hữu chéo các cổ phiếu. Nhật Bản dường như phải đi con đường dài nhất để cải thiện các tiêu chuẩn về quản trị, đó chính là sự minh bạch của công ty. Tình hình hiện nay được xem như là hệ quả của thị trường bị chi phối bởi các công ty đươc̣ thành lập và điều hành bởi các gia đình . Các ngân hàng và tổ chức đầu tư khác thường ít có vai trò trong kỷ luật QTCT. Trách nhiệm chính của họ là cung cấp vốn vay, các giám đốc ngân hàng và các nhà đầu tư cổ phiếu có vị trí quản lý cao nhất trong công ty. Như vậy, mô hình Nhật Bản mang định hướng đến thị trường ngân hàng, quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan (keiretsu) và được quản lý bởi HĐQT và Ủy ban kiểm tra, kiểm soát. Vấn đề QTCT cổ phần tại Việt Nam hiện nay quyền hạn tập trung ở một số ít người, họ vừa là cổ đông lớn, vừa là thành viên của HĐQT và đồng thời giữ các chức vụ chủ chốt trong ban giám đốc. Theo quy định của điểm b, khoản 1, điều 110 LDN 2005 của Việt Nam, thành viên HĐQT là cổ đông cá nhân phải sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. Tính độc lập của thành viên HĐQT, nhất là Chủ tịch HĐQT không cao, nhiều chủ tịch HĐQT vẫn hưởng lương công ty, đôi khi lại thay giám đốc nắm quyền điều hành; còn một số khác lại quá bù nhìn, không có tiếng nói trong công ty, mọi quyền hạn đều do giám đốc nắm giữ và thao túng. Mô hình cơ cấu tổ chức của CTCP theo LDN Việt Nam 2005 bao gồm ĐHĐCĐ, HĐQT và BKS, Ban Giám đốc được phân định quyền và nghĩa vụ nhằm đảm bảo việc thực hiện một cơ cấu quản trị hiệu quả. Nó không giống như hội đồng một cấp như trong mô hình Anglo-Saxon vì có sự tồn tại của thiết chế BKS, một cơ quan độc lập với nhiệm vụ giám sát những người quản lý - điều hành công ty. Cũng có nhiều quan điểm cho rằng mô hình quản trị CTCP của Việt Nam là 13