Luận văn Sinh kế bền vững cho các hộ đồng bào Bana tại khu tái định cư Suối Xem – Định Nhì trong dự án thủy lợi hồ Định Bình ở Bình Định
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Sinh kế bền vững cho các hộ đồng bào Bana tại khu tái định cư Suối Xem – Định Nhì trong dự án thủy lợi hồ Định Bình ở Bình Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_sinh_ke_ben_vung_cho_cac_ho_dong_bao_bana_tai_khu_t.pdf
Nội dung text: Luận văn Sinh kế bền vững cho các hộ đồng bào Bana tại khu tái định cư Suối Xem – Định Nhì trong dự án thủy lợi hồ Định Bình ở Bình Định
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TÔ TẤN THI SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ ĐỒNG BÀO BANA TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƯ SUỐI XEM – ĐỊNH NHÌ TRONG DỰ ÁN THỦY LỢI HỒ ĐỊNH BÌNH Ở BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TÔ TẤN THI SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ ĐỒNG BÀO BANA TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƯ SUỐI XEM – ĐỊNH NHÌ TRONG DỰ ÁN THỦY LỢI HỒ ĐỊNH BÌNH Ở BÌNH ĐỊNH Ngành: Quản lý công Mã số: 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. TP.Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2016 Tác giả Tô Tấn Thi
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc Thầy Trần Tiến Khai đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài luận văn này. Thầy đã dành cho tôi sự thông cảm, chia sẻ ngay từ lần liên hệ đầu tiên, đã giúp đỡ nguồn tài liệu, chỉ dẫn cách giải quyết, góp ý và hỗ trợ tôi kịp thời trong suốt quá trình làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn Thầy Đinh Công Khải đã có những gợi ý mang tính định hƣớng trong giai đoạn hình thành ý tƣởng đề tài, đã có những chia sẻ hỗ trợ về mặt tinh thần cũng nhƣ chuyên môn giúp tôi triển khai có hiệu quả đề tài này. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô của Khoa quản lý Nhà nƣớc, Viện Đào tạo sau đại học – Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, hƣớng dẫn, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Phòng Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Thuận thuộc huyện Vĩnh Thạnh, anh Đinh Văn Gang cán bộ xã Vĩnh Thuận và các Trƣởng thôn tại khu tái định cƣ Suối Xem – Định Nhì, đã giúp tôi trong suốt quá trình khảo sát nghiên cứu. Cảm ơn gia đình, bạn bè và các bạn học viên lớp Quản lý công Bình Định đã luôn tin yêu, ủng hộ, động viên, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện hoàn thành luận văn. Tô Tấn Thi Học viên lớp Cao học Quản lý công Bình Định
- iii TÓM TẮT Khu tái định cƣ Suối Xem – Định Nhì trong dự án thủy lợi hồ Định Bình có nhiệm vụ tái định cƣ cho 202 hộ đồng bào dân tộc Ba Na thuộc diện phải di dời khỏi lòng hồ Định Bình. Qua hơn 10 năm về tái định cƣ tại nơi ở mới, mặc dù đã đƣợc Chủ đầu tƣ dự án và chính quyền sở tại thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, nhƣng phần lớn các hộ gia đình tái định cƣ đồng bào Ba Na vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, đời sống chƣa ổn định, số hộ nghèo chiếm tỉ lệ rất cao. Do đó, tôi quyết định chọn nghiên cứu về thực trạng sinh kế của các hộ gia đình đồng bào Ba Na tái định cƣ tại khu tái định cƣ Suối Xem – Định Nhì trong dự án thủy lợi hồ Định Bình ở Bình Định, nhằm qua đó đƣa ra những kiến nghị giải pháp, chính sách xác với thực tế, với mục tiêu hỗ trợ cho họ có những thay đổi tốt hơn về sinh kế. Quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững (DFID, 1999) để xác định những yếu tố hình thành sinh kế của con ngƣời và mối quan hệ tác động của chính sách đến các yếu tố đó. Qua đó khảo sát sâu các nguồn vốn của hộ gia đình, gồm: vốn con ngƣời, vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn tài chính, vốn vật chất; các cú sốc thƣờng hay gặp phải và các chính sách hỗ trợ mà hộ gia đình nhận đƣợc trong thời gian qua; phỏng vấn chính quyền và chuyên gia. Từ số liệu có đƣợc tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả và định tính để làm rõ về bối cảnh, thực trạng sinh kế các hộ TĐC tại điểm nghiên cứu. Qua phân tích nghiên cứu, tác giả kiến nghị các giải pháp, chính sách, bao gồm: 1. Mở rộng quỹ đất sản xuất, cấp đất bổ sung kịp thời và quản lý đất sản xuất hiệu quả hơn; 2. Chuyển giao kỹ thuật trồng trọt và lựa chọn hình thức canh tác phù hợp; 3. Ƣu tiên đầu tƣ phát triển và nhân rộng một số loại cây trồng và đàn vật nuôi phù hợp với điều kiện, kinh nghiệm của đồng bào Ba Na cho hiệu quả kinh tế cao; 4. Đầu tƣ thêm về hạ tầng thủy lợi nhỏ; 5. Đổi mới một số chính sách hỗ trợ. Với những kiến nghị trên, chính quyền có thể đƣa ra những hoạch định về chính sách với lộ trình hợp lý để giúp các hộ gia đình đồng bào Ba Na tái định cƣ tại khu tái định cƣ Suối Xem – Định Nhì từng bƣớc thay đổi về sinh kế theo hƣớng bền vững.
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT iii MỤC LỤC iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ HỘP vii DANH MỤC PHỤ LỤC viii CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN. 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu và đối tƣợng khảo sát 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu 3 1.6 Cấu trúc đề tài 3 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN. 4 2.1 Các khái niệm 4 2.2 Khung phân tích 4 2.3 Các nghiên cứu liên quan 7 CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU. 14 3.1 Vấn đề nghiên cứu 15 3.2 Địa điểm nghiên cứu 15 3.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu 16 3.4 Phƣơng pháp phân tích 19 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 20
- v 4.1 Nguồn vốn sinh kế của các hộ TĐC đồng bào Ba Na tại khu TĐC Suối Xem – Định Nhì 20 4.1.1 Nguồn vốn con ngƣời 20 4.1.2 Nguồn vốn tự nhiên 24 4.1.3 Nguồn vốn vật chất 28 4.1.4 Nguồn vốn tài chính 31 4.1.5 Nguồn vốn xã hội 33 4.2 Các nguồn gây tổn thƣơng 36 4.2.1 Đất sản xuất nông nghiệp 36 4.2.2 Đất rừng tự nhiên 36 4.2.3 Thiên tai 36 4.2.4 Tổ chức ma chay 37 4.2.5 Dịch bệnh gia súc, gia cầm 38 4.2.6 Giá cả thị trƣờng 38 4.3 Một số chính sách hỗ trợ từ chủ đầu tƣ dự án thủy lợi hồ Định Bình cho các HGĐ đồng bào Ba Na khi TĐC 38 4.4 Mục tiêu và chiến lƣợc sinh kế 40 4.4.1 Mục tiêu sinh kế 40 4.4.2 Chiến lƣợc sinh kế 40 4.5 Kết quả sinh kế 43 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH. 46 5.1 Kết luận 46 5.2 Kiến nghị giải pháp, chính sách nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ TĐC đồng bào Ba Na tại khu TĐC Suối Xem – Định Nhì theo hƣớng bền vững 47 5.3 Hạn chế của đề tài 49 5.4 Tính khả thi của những kiến nghị chính sách 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC 53
- vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CSHT Cơ sở hạ tầng DFID Department for International Development Bộ phát triển Quốc tế của Vƣơng Quốc Anh DTTS Dân tộc thiểu số GPMB Giải phóng mặt bằng HGĐ Hộ gia đình NN Nông nghiệp PLCC Phúc lợi công cộng SLA Khung sinh kế bền vững TĐC Tái định cƣ TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ HỘP DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Các tiêu chí lấy mẫu 17 Bảng 4.1: Tỉ lệ ngƣời lao động theo độ tuổi 22 Bảng 4.2: Trình độ học vấn của ngƣời dân và chủ HGĐ tại khu TĐC 22 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Khung phân tích sinh kế bền vững theo DFID 5 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 14 Hình 3.2: Vị trí nghiên cứu 15 Hình 4.1: Tỉ lệ giới tính 20 Hình 4.2: Tỉ lệ sinh con của các hộ gia đình. 21 Hình 4.3: Tình trạng sức khỏe 23 Hình 4.4: Tỉ lệ phân bố nghề nghiệp theo ngành 24 Hình 4.5: Vùng đất tái định cƣ 25 Hình 4.6: Tình trạng đất sản xuất của các HGĐ tái định cƣ 27 Hình 4.7: Khu đất trồng lúa nƣớc vào mùa nắng hạn 28 Hình 4.8: Các hạng mục CSHT và PLCC của khu TĐC 29 Hình 4.9: Tình hình HGĐ vay vốn 32 Hình 4.10: Mạng lƣới quan hệ xã hội của các HGĐ 33 Hình 4.11: Đồng bào Ba Na nghe phổ biến thông tin tại nhà Rông của Làng 34 Hình 4.12: Tỉ lệ hộ có thành viên tham gia các tổ chức hội, đoàn thể 35 Hình 4.13: Tỉ lệ HGĐ đánh giá vai trò của các tổ chức hội, đoàn thể 35 Hình 4.14: Hiện trạng xói lở mất đất sản xuất tại khu TĐC do lũ năm 2015 gây ra 37 Hình 4.15: Tỉ lệ mức thu nhập bình quân của các hộ thuộc diện hộ nghèo trong số những HGĐ khảo sát 44 Hình 4.16: Tỉ lệ nhận định về cuộc sống của các HGĐ khảo sát 44 Hình 4.17: Tỉ lệ những HGĐ nghèo trong số những HGĐ khảo sát 45 DANH MỤC HỘP Hộp 4.1: Thực trạng cuộc sống của các HGĐ do thiếu đất sản xuất 26
- viii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Đặc điểm của ngƣời dân tộc Ba Na 53 Phụ lục 2: Trích QĐ số 59 2015 QĐ-TTg ngày19 11 2015 của Thủ tƣớng CP 56 Phụ lục 3: Trích NĐ số 75 2015 NĐ-CP ngày 09 9 2015 của Chính phủ 57 Phụ lục 4: Cách tính tỉ lệ phụ thuộc theo tổng cục Thống kê 58 Phụ lục 5: Nội dung phỏng vấn chính quyền, chuyên gia 59 Phụ lục 6: Thời gian khảo sát 61 Phụ lục 7: Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình 62 Phụ lục 8: Bản đồ vị trí điểm nghiên cứu 73 Phụ lục 9: Một số hình ảnh thực tế 74
- 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Nội dung chƣơng này trình bày về bối cảnh nghiên cứu, sự phù hợp của đề tài lựa chọn. Qua đó xác định mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi thực hiện, và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Phần cuối chƣơng trình bày về cấu trúc của toàn bộ luận văn. 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Trong những năm qua tình hình biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, đối với các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ (trong đó có tỉnh Bình Định) với vị trí địa lý có địa hình dốc từ Tây sang Đông, hầu hết các dòng sông đều nhỏ, ngắn và có độ dốc lớn, nên thƣờng xuyên xảy ra hiện tƣợng lũ lụt vào mùa mƣa, hạn hán vào mùa khô gây rất nhiều khó khăn và thiệt hại trong sản xuất cũng nhƣ sinh hoạt của ngƣời dân. Vì vậy, việc xây dựng các dự án thủy lợi lớn ở vùng này luôn là mục tiêu dài hạn của Chính phủ cũng nhƣ chính quyền ở địa phƣơng, nhằm đem lại các lợi ích tổng hợp cho ngƣời dân và xã hội. Tuy nhiên, để có mặt bằng thực hiện các dự án lớn luôn gắn liền với việc phải di dời, tái định cƣ (TĐC), định canh nhiều hộ dân đến nơi ở mới, làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của ngƣời dân. Do đó, vấn đề sinh kế bền vững của ngƣời dân TĐC luôn là đề tài nóng bỏng và trăn trở của các cấp chính quyền địa phƣơng trong thời gian dài sau TĐC. Đối với dự án thủy lợi hồ Định Bình1, là công trình trọng điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xây dựng tại huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Đƣợc khởi công tháng 5 2003 và hoàn thành vào tháng 6 2009. Để xây dựng công trình công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đƣợc thực hiện từ năm 2002-2006, với diện tích đất phải thu hồi 1.756ha2 và tái định cƣ 739 1 Hồ Định Bình có quy mô dung tích hồ chứa 226 triệu m3 nằm trên thƣợng nguồn sông Kôn thuộc huyện Vĩnh Thạnh, dòng sông lớn nhất của tỉnh, có nhiệm vụ đa mục tiêu: tƣới cho 28.460 ha đất nông nghiệp, cấp nƣớc phục vụ sinh hoạt và các ngành kinh tế khác nhƣ nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, hạn chế lũ tiểu mãn, lũ sớm, lũ muộn, giảm xâm nhập mặn và bảo vệ môi trƣờng sinh thái hạ lƣu sông Kôn và là nguồn điện năng với công suất 10,5MW. 2 Trong đó: đất nông nghiệp 1.347ha, đất thổ cƣ và chuyên dùng 86ha, đất chƣa sử dụng 323ha.
- 2 hộ3 thuộc 2 xã Vĩnh Hoà và Vĩnh Kim ra khỏi vùng bị ngập trong lòng hồ và mặt bằng xây dựng công trình. Nhằm đáp ứng nhu cầu TĐC, chính quyền đã cho xây dựng 4 khu TĐC4. Trong đó, khu TĐC Suối Xem – Định Nhì (thuộc xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh) đã tiếp nhận 202 hộ đồng bào Ba Na5. Là ngƣời tham gia trong quá trình thực hiện công tác TĐC dự án này, sau hơn 10 năm TĐC mặc dù đã đƣợc chủ đầu tƣ dự án và chính quyền thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, nhƣng đến nay cuộc sống các hộ TĐC đồng bào Ba Na vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chƣa thoát nghèo. Từ lý do nêu trên, tôi muốn tìm hiểu cụ thể về sinh kế của các hộ TĐC đồng bào Ba Na tại khu TĐC Suối Xem – Định Nhì hiện nay nhƣ thế nào ? Từ thực trạng có đƣợc, chính quyền nên có giải pháp, chính sách tiếp theo nhƣ thế nào để cải thiện đời sống của họ đƣợc tốt hơn theo hƣớng bền vững ? Đây là ý tƣởng thực hiện đề tài luận văn. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu hƣớng đến mục tiêu thứ nhất là đánh giá thực trạng sinh kế của các hộ TĐC đồng bào Ba Na tại khu TĐC Suối Xem – Định Nhì. Qua đó, hƣớng đến mục tiêu thứ hai là đƣa ra các khuyến nghị về giải pháp, chính sách để cải thiện sinh kế của họ đƣợc tốt hơn theo hƣớng bền vững. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Đề tài tập trung giải đáp 2 câu hỏi Câu hỏi 1: Thực trạng sinh kế của các hộ TĐC đồng bào Ba Na tại khu TĐC Suối Xem – Định Nhì nhƣ thế nào ? Câu hỏi 2: Giải pháp, chính sách gì để cải thiện sinh kế cho các hộ TĐC đồng bào Ba Na tại khu TĐC Suối Xem – Định Nhì đảm bảo sinh kế bền vững ? 3 Trong đó có 538 HGĐ đồng bào Ba Na và 201 HGĐ đồng bào Kinh. 4 Bao gồm các khu TĐC: Khu Suối Xem- Định Nhì quy mô 332ha, TĐC cho 250 hộ; Khu Đồng Binh- Hà Nhe quy mô 416ha, TĐC cho 300 hộ; Khu Thạnh Quang quy mô 15ha, TĐC cho 21 hộ và Khu Làng Ba Na quy mô 4,6ha, TĐC cho 115 hộ ( trung tâm huyện dành cho cán bộ và ngƣời đƣợc hƣởng chế độ chính sách). 5 Xem phụ lục 1
- 3 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát Đối tượng nghiên cứu là sinh kế của các hộ gia đình TĐC đồng bào Ba Na, những khó khăn, thách thức trong việc ổn định đời sống sinh kế của họ và các chính sách có liên quan. Đối tượng khảo sát là một số hộ gia đình TĐC đồng bào Ba Na tại khu TĐC Suối Xem – Định Nhì, xã Vĩnh Thuận (trong dự án thủy lợi hồ Định Bình). 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại khu TĐC Suối Xem – Định Nhì, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong vòng bốn tháng từ 6/2016 – 9/2016. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Trong thời gian qua đã có nhiều tổ chức, cá nhân tiến hành khảo sát đánh giá chung đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số TĐC các dự án thủy lợi, thủy điện, xong chƣa có công trình nghiên cứu khoa học nào đƣợc công bố liên quan đến nghiên cứu về cuộc sống của đồng bào Ba Na TĐC khi thực hiện các dự án thủy lợi, thủy điện, và cũng chƣa có công trình khoa học nào phỏng vấn sâu các hộ gia đình (HGĐ) để có số liệu phản ánh xác với thực trạng sinh kế những HGĐ đồng bào Ba Na TĐC. Đề tài này sẽ góp phần làm rõ hơn điều đó để đƣa ra những kiến nghị chính sách dựa trên những con số thực tế và phƣơng pháp phân tích khoa học. 1.6 Cấu trúc đề tài Đề tài gồm 5 chƣơng: Chƣơng 1. Giới thiệu tổng quan Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết và kết quả các nghiên cứu liên quan Chƣơng 3. Thiết kế nghiên cứu Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu Chƣơng 5. Kết luận và kiến nghị chính sách
- 4 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Nội dung chính của chƣơng trình bày một số khái niệm và khung phân tích làm cơ sở lý thuyết nền tảng để nghiên cứu đề tài đã chọn và qua các nghiên cứu trƣớc rút ra kinh nghiệm cách thiết kế nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn. 2.1 Các khái niệm Sinh kế: Đƣợc hình thành dựa trên các yếu tố bao gồm năng lực của con ngƣời, tài sản vật chất và xã hội mà họ có thể tiếp cận và hoạt động cần thiết để phối hợp các nguồn lực trên nhằm mục đích kiếm sống (Robert Chambers và Gordon R. Conway, 1991, tr.6). Sinh kế bền vững: Sinh kế đƣợc gọi là bền vững khi nó có khả năng phản ứng tự vệ trƣớc các tổn thƣơng mà không cần sự hỗ trợ nhất thời từ bên ngoài, đồng thời không gây ảnh hƣởng bất lợi đến sinh kế của ngƣời khác và không làm suy giảm nguồn tài nguyên có thể khai thác của các thế hệ tiếp theo (DFID, 1999). Tái định cư: Là việc di chuyển ngƣời dân hay hộ gia đình đến định cƣ tại nơi mới (UBND tỉnh Bình Định, 2002). 2.2 Khung phân tích Đề tài sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ Phát triển Quốc tế Vƣơng quốc Anh (DFID, 1999) để xác định những yếu tố hình thành sinh kế của con ngƣời và mối quan hệ tác động của chính sách đến các yếu tố đó. Khung sinh kế xem xét mối quan hệ tƣơng tác giữa ba nhóm nhân tố là bối cảnh dễ bị tổn thƣơng, tài sản sinh kế và sự chuyển đổi về cấu trúc xã hội, chính sách, thể chế và văn hóa. Tài sản sinh kế bao gồm vốn con ngƣời, vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn tài chính và vốn vật chất. Tài sản sinh kế đóng vai trò quyết định sinh kế đƣợc HGĐ, cá nhân sử dụng để đối phó với bối cảnh dễ bị tổn thƣơng do các cú sốc, mùa vụ hoặc xu hƣớng. Khung cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tài sản sinh kế với với cấu trúc xã hội, các tiến trình chuyển đổi về thể chế, chính sách, văn hóa và kinh tế, nhằm
- 5 kiến tạo những công cụ chính sách gia tăng các tài sản sinh kế cá nhân, HGĐ. Từ đó, khung hƣớng dẫn đƣa ra các chiến lƣợc sinh kế phù hợp để đảm bảo kết quả đầu ra là sự gia tăng thu nhập và phúc lợi, giảm các khả năng bị tổn thƣơng, an ninh lƣơng thực và phát triển bền vững. Vốn con người (Human capital - H) bao gồm các nhân tố nhƣ kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khỏe tốt cho phép mọi ngƣời theo đuổi các chiến lƣợc sinh kế khác nhau và đạt đƣợc mục tiêu sinh kế của họ. Nguồn vốn thay đổi theo quy mô hộ, trình độ kỹ năng, khả năng lãnh đạo và tình trạng sức khỏe của các thành viên thuộc hộ ngƣời nghèo coi lao động của họ là tài sản sinh kế chính (DFID, 1999). Theo báo cáo của liên hợp quốc, phát triển con ngƣời cần tập trung vào giáo dục và huấn luyện kỹ năng ngƣời lớn, kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng Hình 2.1: Khung phân tích sinh kế bền vững theo DFID KHUNG SINH KẾ BỀN VỮNG Ghi chú: H = Vốn con ngƣời S = Vốn xã hội N = Vốn tự nhiên P = Vốn vật chất F = Vốn tài chính TÀI S Ả N SINH K Ế CHUYỂN ĐỔI n KẾT QUẢ CẤU TRÚC VÀ h SINH KẾ BỐI CẢNH DỄ BỊ QUÁ TRÌNH ằ T Ổ N THƢƠNG H m Tăng thu nhâp CẤU TRÚC Gia tăng sự Những cú s ố c S N * Các mức độ đ thịnh vƣợng Ảnh hƣởng CÁC CHIẾN của chính LƢỢC SINH ạ Giảm thiểu sự và Tiếp cận KẾ không chắc chắn Xu hƣ ớ ng quyền t Cải thiện an P F * Khu vực * Luật ninh lƣơng thực Tính thời vụ tƣ nhân * Chính đ S ử d ụ ng tài ƣ nguyên thiên sách ợ nhiên bền vững * Văn hóa hơn c * Thể chế QUÁ TRÌNH Nguồn: DFID, 1999, tác giả dịch và vẽ lại
- 6 trẻ em và gia tăng bảo hiểm, dịch vụ y tế. Khi nguồn nhân lực của ngƣời nghèo nông thôn bắt đầu cải thiện, sự chú ý cần hƣớng tới mục tiêu gia tăng năng suất lao động (UN, 2007). Vốn tự nhiên (Natural capital - N) là tổng tài sản tài nguyên thiên nhiên cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo việc làm (DFID, 1999). Vốn tự nhiên đƣợc biết đến nhƣ đất, rừng, động, thực vật, nƣớc sạch, không khí Trong khuôn khổ sinh kế bền vững, mối quan hệ giữa vốn tự nhiên và hoàn cảnh dễ bị tổn thƣơng đặc biệt gần gũi. Những ngƣời nghèo thƣờng có hoạt động sinh kế lệ thuộc hoàn toàn hoặc một phần vào tài nguyên. Họ hoàn toàn yếu ớt trƣớc các cú sốc có thể xảy ra nhƣ thời tiết, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, sự cạn kiệt của tài nguyên hoặc bị hạn chế tiếp cận. Vốn tài chính (Financial capital - F) thể hiện các nguồn lực tài chính mà con ngƣời sử dụng để đạt đƣợc mục tiêu sinh kế của họ. Có hai nguồn vốn tài chính chủ yếu bao gồm các nguồn tiết kiệm và các dòng tiền. Hộ gia đình quản lý tiết kiệm dƣới nhiều hình thức nhƣ: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc tài sản lƣu động nhƣ gia súc, đồ trang sức và các nguồn vay từ các tổ chức tín dụng. Các dòng thu nhập ngoài từ nguồn sinh kế còn bao gồm các khoản trợ cấp từ chính phủ, ngƣời thân, tổ chức xã hội. Điều quan trọng là dòng tiền cần phải đảm bảo tính ổn định và tin cậy, trên cơ sở đó HGĐ có kế hoạch đầu tƣ hợp lý. Vốn tài chính là loại tài sản linh hoạt nhất và dễ dàng chuyển đổi thành các loại vốn khác. Tuy nhiên, đây lại là loại tài sản mà ngƣời nghèo khó tiếp cận nhất, nó trở thành loại tài sản rất quan trọng đối với họ. Ngƣời nghèo có thể sử dụng nguồn vốn tài chính kém hiệu quả vì thiếu kiến thức, thiếu thông tin thị trƣờng, môi trƣờng chính sách không thuận lợi Chính vì vậy họ cần đƣợc hỗ trợ thông qua cấu trúc xã hội và các mối quan hệ hiện có nhƣ cho vay theo nhóm, tài trợ kỹ thuật để giúp họ gia tăng hiệu quả của việc quản lý các nguồn tiết kiệm nhƣ chăn nuôi hay các loại tài sản lƣu động khác (DFID, 1999). Vốn vật chất (Physial - capital - P) bao gồm CSHT và các loại hàng hóa cơ bản đƣợc sử dụng để phục vụ sinh kế. Hàng hóa cơ bản bao gồm các công cụ và
- 7 thiết bị giúp HGĐ hoạt động sản xuất hiệu quả hơn nhƣ đất, mặt nƣớc, xe máy, ngƣ cụ Cơ sở hạ tầng bao gồm: nhà ở và nơi trú ẩn an toàn, nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng, giá cả vận chuyển, năng lƣợng và khả năng tiếp cận thông tin nhƣ thị trƣờng, vốn, y tế, và giáo dục. Vốn vật chất đóng vai trò quyết định sinh kế nào sẽ đƣợc HGĐ sử dụng. Trong khi các hộ nghèo có nguồn vốn vật chất không đáng kể thì mục tiêu của họ là hình thành đƣợc loại tài sản đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh kế mà họ có tiềm năng nhất. Vốn xã hội (Social capital - S) là các nguồn lực xã hội mà ngƣời dân sử dụng trong việc theo đuổi các mục tiêu sinh kế của họ. Bao gồm các mạng lƣới, các kết nối theo chiều dọc (ngƣời bảo trợ khách hàng) hoặc chiều ngang (các cá nhân có cùng lợi ích), và các nguồn lực rộng lớn hơn nhƣ chính trị, xã hội. Các nhóm xã hội dân sự đủ mạnh có vai trò giúp ngƣời dân tham gia quá trình hình thành chính sách, gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực nhƣ vốn, lao động, thông tin, cũng nhƣ sử dụng hiệu quả các tài sản vật chất. Trong năm nhóm tài sản sinh kế, vốn xã hội đƣợc xem nhƣ là bộ đệm, nguồn lực cuối cùng để hộ gia đình kết nối và sử dụng hiệu quả các tài sản khác. Một hộ gia đình tùy thuộc vào mức độ sở hữu năm loại tài sản sinh kế nhƣ trên mà họ sẽ xây dựng các hoạt động sinh kế phù hợp nhằm tạo ra thu nhập và tiếp tục nâng cao năng lực tài sản sinh kế hộ. 2.3 Các nghiên cứu liên quan Hệ thống chính sách hỗ trợ về định canh, định cƣ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đến nay đƣợc đánh giá là đã khá đầy đủ, toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và đã phủ kín hầu hết các địa bàn vùng dân tộc, miền núi. Cùng với những nỗ lực trong triển khai thực hiện, một số chính sách dân tộc đã thu đƣợc những thành quả quan trọng, góp phần thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn vùng DTTS và miền núi, nhất là hạ tầng kinh tế - xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS đã đƣợc nâng cao rõ rệt; tỷ lệ giảm nghèo ở các xã, thôn bản giảm; hầu hết ngƣời dân đƣợc tiếp cận hệ thống giáo dục và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản; giá trị văn hóa dân tộc đƣợc quan tâm bảo tồn và phát huy Tuy nhiên, bên cạnh những chƣơng trình mang lại lợi ích thiết thực, đƣợc nhân dân đón nhận, nhiều
- 8 chƣơng trình, chính sách khi triển khai vào thực tế lại chƣa mang đến hiệu quả nhƣ mong đợi. Kết quả giảm nghèo thiếu tính bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao. Ở nhiều nơi, đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất nhƣng khó chuyển đổi nghề, do tỷ lệ đào tạo nghề quá thấp hoặc chƣa phù hợp. Một bộ phận đồng bào vẫn còn thiếu đói, nhất là vào những tháng giáp hạt hoặc những đợt thiên tai. Một số chính sách, thậm chí, gây nên tác dụng ngƣợc, tạo tâm lý ỷ lại cho đồng bào, mà không khuyến khích đƣợc ngƣời dân phát huy nội lực, chủ động vƣơn lên, trái ngƣợc với bản chất của ngƣời dân vùng DTTS là có khả năng thích ứng cao với điều kiện địa lý và khí hậu khắc nghiệt Trong thời gian qua đã có một số đề tài nghiên cứu đánh giá về sinh kế của các HGĐ vùng DTTS ở nơi bản địa hoặc các HGĐ sau TĐC, nhƣng đến nay vẫn chƣa có một đề tài nào nghiên cứu về vấn đề sinh kế bền vững đối với đồng bào dân tộc Ba Na khi TĐC, định canh. Vì vậy, tác giả tìm hiểu các nghiên cứu liên quan theo hƣớng nhóm đề tài sinh kế bền vững, các HGĐ sau TĐC đối với đồng bào DTTS. Nghiên cứu về Phát triển mô hình cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng dựa trên tiềm năng tri thức bản địa của các DTTS Ê Đê, Gia Rai của Đắk Lắk và Mông, Dao của Lai Châu của Ngô Quang Sơn (2014) đã áp dụng khung phân tích sinh kế bền vững (SLA) của DFID để tìm hiểu thông tin về thực trạng sinh kế của các HGĐ thông qua các số liệu khảo sát, điều tra 4 DTTS tại chỗ Ê Đê, Gia Rai của Đắk Lắk và Mông, Dao của Lai Châu từ năm 2010 – 2013, và rút ra một số nhận xét về các loại vốn sinh kế và các hoạt động sinh kế nhƣ sau: 1. Về các loại vốn sinh kế bao gồm: vật chất, tài chính, xã hội, con ngƣời và tự nhiên đã và đang từng bƣớc đƣợc cải thiện về chất lƣợng và số lƣợng, trong đó đặc biệt vốn vật chất (hạ tầng cơ sở đƣợc đầu tƣ, nâng cấp ); vốn tài chính ngày càng mạnh hơn (thu nhập đƣợc tăng lên, hộ nghèo giảm đi, cơ hội nghề nghiệp nhiều hơn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ƣu đãi dễ dàng hơn ); vốn con ngƣời về thể lực, trí lực và cả tâm lực đƣợc cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên cũng còn những vấn đề đặt ra là: Vốn vật chất ở một số nơi không đƣợc đảm bảo. Kết cấu hạ
- 9 tầng còn yếu kém nhất là giao thông liên xã, liên thôn, bản còn khó khăn, gần 30% xã không có đƣờng đi đƣợc ô tô cả 4 mùa, 2% số thôn, bản không có đƣờng đi xe máy, 30% các xã chƣa có trạm y tế đạt chuẩn và trƣờng học kiên cố; Vốn xã hội còn hạn chế: hợp tác trong sản xuất nhất là hợp tác với các dân tộc thiểu số khác sống trên cùng địa bàn còn yếu, còn tự ti, có lúc còn định kiến dân tộc, vai trò của các tổ chức truyền thống cũng nhƣ luật tục, quy định làng bản đang giảm sút ; Vốn tài chính yếu: nguồn thu tài chính chủ yếu dựa vào các nguồn thu tiền mặt có đƣợc do tiết kiệm, đi làm thuê, bán sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thủ công và khoản trợ cấp của nhà nƣớc ; Vốn con ngƣời còn nhiều bất cập: Thể lực yếu thể hiện các chỉ số về chiều cao, cân nặng cũng nhƣ tuổi thọ đều thấp hơn so với bình quân chung của cả nƣớc. Tình trạng không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông còn cao; Vốn tự nhiên ngày càng khan hiếm: Đất sản xuất ngày càng ít, rừng bị khai thác kiệt quệ, tàn phá năng nề, suy thoái nghiệm trọng, quyền sử dụng, sở hữu rừng và đất rừng của đồng bào DTTS không còn nhiều, diện tích rừng nghèo kiệt nhiều, nguồn nƣớc bị ô nhiễm do khai thác bừa bãi, không quản lý đƣợc các tài nguyên thiên nhiên 2. Về các hoạt động sinh kế: Sản xuất nông nghiệp (NN) và khai thác nguồn lợi tự nhiên là 2 hoạt động sinh kế quan trọng nhất của đồng bào DTTS, vốn sinh kế hạn chế và thiếu bền vững đã tác động mạnh đến các hoạt động sinh kế, nhƣ: i) Sinh kế vẫn còn mang nặng tính sản xuất giản đơn, truyền thống với kỹ thuật canh tác NN chủ yếu là dựa vào khai thác tự nhiên và kinh nghiệm là chủ yếu, chƣa tiếp cận và sử dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất; ii) Sinh kế bằng nghề thủ công truyền thống không cao, chủ yếu để tiêu dùng tại chỗ, ít dùng để trao đổi, mua bán trên thị trƣờng. Nghiên cứu “Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng DTTS ở Việt Nam” tại các tỉnh Nghệ An, Hà Giang và Đăk Nông do nhóm nghiên cứu thuộc tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Oxfam thực hiện (2013). Nghiên cứu này áp dụng cách tiếp cận “điểm sáng” (“positive deviance”) trong phân tích các “mô hình giảm nghèo”, nhằm tìm hiểu những yếu tố dẫn đến những HGĐ và cộng đồng DTTS điển hình có kết quả giảm nghèo, cải thiện đời sống tốt hơn các HGĐ
- 10 và cộng đồng khác trong cùng bối cảnh. Dựa vào phƣơng pháp nghiên cứu với 3 nguyên tắc cơ bản: i) Tôn trọng sự đa dạng và khác biệt; ii) Đề cao tiếng nói của ngƣời dân ngƣời trong cuộc; iii) Và coi ngƣời dân là chủ thể sáng tạo, tích cực. Kết quả khảo sát cho thấy, các “mô hình giảm nghèo” tại các vùng miền núi DTTS mang đặc trƣng thôn bản rõ rệt. Tại các “mô hình giảm nghèo” ở các cộng đồng DTTS đều có vai trò then chốt của những ngƣời tiên phong trong áp dụng giống mới, kỹ thuật mới, cây con mới nhằm phát triển kinh tế hộ, hoặc trong xây dựng các mô hình liên kết, hợp tác và vận động ngƣời dân tham gia. Đa số ngƣời tiên phong dựa vào nỗ lực của bản thân, tự mình chấp nhận rủi ro, không phụ thuộc vào hỗ trợ trực tiếp của Nhà nƣớc hay các chƣơng trình – dự án. Tại các“điểm sáng” giảm nghèo ở cộng đồng DTTS đều có những ngƣời tiên phong trong phát triển kinh tế hộ, dẫn dắt mọi ngƣời làm theo. Vai trò của ngƣời tiên phong rất rõ ở những địa bàn sản xuất hàng hóa, hoặc đang có sự chuyển đổi lớn về sinh kế. Ngƣời tiên phong thƣờng là ngƣời nhạy bén, muốn tìm tòi thử nghiệm cái mới, đồng thời là ngƣời có tính cộng đồng, biết chia sẻ và có khả năng dẫn dắt. Tính lan tỏa tại mỗi “điểm sáng” giảm nghèo, quá trình lan tỏa những thực hành mới và hiệu quả có thể đi theo 3 kênh chính: i) Lan tỏa từ ngƣời đi tiên phong đến các thành viên khác trong cộng đồng; ii) Lan tỏa thông qua các hoạt động kinh tế nhƣ làm thuê, đổi công, bán giống, thu mua sản phẩm; iii) Lan tỏa theo mối liên hệ tộc ngƣời và xen ghép tộc ngƣời. Nghiên cứu về Sinh kế của hộ đồng bào DTTS tỉnh ĐăkLăk, Phan Xuân Linh và Quyền Đình Hà (2016) đã áp dụng phƣơng pháp phân tổ so sánh, thống kê, mô tả thông qua khảo sát sâu HGĐ để tìm hiểu thông tin về thực trạng sinh kế của các hộ dân. Kết hợp tham vấn ý kiến của 50 cán bộ quản lý từ cấp tỉnh, huyện, xã đƣợc lựa chọn nghiên cứu. Qua phân tích cho thấy sinh kế của các HGĐ đồng bào DTTS tại chỗ lẫn di cƣ từ nơi khác đến chủ yếu sản xuất NN, tập trung vào hai lĩnh vực trồng trọt (với các loại cây phổ biến là lúa rẫy, ngô, các loại đậu đỗ, cà phê, cao su, bông vải) và chăn nuôi (tập trung cho nhu cầu sinh hoạt của hộ và cúng lễ), nên dễ chịu sự tác động và ảnh hƣởng lớn bỡi thiên tai (đặc biệt là yếu tố biển đổi khí
- 11 hậu), dịch bệnh và biến động thị trƣờng. Do vậy, theo tác giả để phát triển sinh kế bền vững đối với các HGĐ đồng bào DTTS ở ĐăkLăk: i) Nâng cao chất lƣợng nguồn lực con ngƣời thông qua ƣu tiên giáo dục và đào tạo nghề, tăng khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính bằng nguồn vốn ƣu đãi, tăng cƣờng nguồn lực vật chất bằng ƣu tiên hỗ trợ xây dựng CSHT; ii) Hỗ trợ bồi dƣỡng kiến thức và năng lực giảm nhẹ rủi ro, nâng cao khả năng thích ứng, chủ động chống đỡ với bối cảnh dễ gây tổn thƣơng; iii) Đa dạng hóa nâng cao kết quả các hoạt động sinh kế; iv) Nâng cao năng lực của lực lƣợng hỗ trợ chính sách cho các hoạt động sinh kế của đồng bào DTTS; v) Đổi mới và hoàn thiện chính sách đặc thù cho đồng bào DTTS. Nghiên cứu về sinh kế của ngƣời dân tộc Ê Đê tại xã Eabar, huyện Buôn Đôn, tỉnh ĐăkLăk, Nguyễn Thị Minh Phƣơng (2012) đã áp dụng khung SLA của DFID để tìm hiểu thông tin về thực trạng sinh kế của các hộ dân thông qua hình thức phỏng vấn nhóm và phỏng vấn chuyên sâu. Đồng thời, dựa trên bảng phân tích sinh kế của hộ gia đình để đƣa ra các gợi ý chính sách đối với chính phủ, chính quyền địa phƣơng, các hộ dân nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ. Sau khi phân tích bằng phƣơng pháp thống kê mô tả, so sánh giữa 3 nhóm hộ (giàu, khá và nghèo), tác giả nhận định thách thức lớn nhất đối với các nông hộ là vốn con ngƣời. Do họ thiếu kiến thức, khả năng nắm bắt, vận dụng các kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi còn yếu. Xu hƣớng đẻ từ hai con trở lên, và khoảng cách giữa các lần sinh ngắn đã làm ảnh hƣởng đến sức khỏe, chất lƣợng lao động cũng nhƣ điều kiện kinh tế của HGĐ. Cùng với đó là thách thức về vốn tự nhiên và vốn tài chính. Diện tích đất sản xuất ngày càng thiếu so với quy mô dân số ngày càng tăng. Độ màu mỡ của đất giảm do quá trình canh tác lâu dài. Vốn tài chính của nông hộ chủ yếu là tài sản tích lũy qua quá trình sản xuất nhƣ gia súc, nông sản. Khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay bị hạn chế do tâm lý không dám vay, không biết cách sử dụng đồng vốn hợp lý của nông hộ. Nghiên cứu về “Sinh kế bền vững cho các hộ DTTS sống tại các vùng định canh, định cƣ. Tình huống huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang” của Nguyễn Hồng Hạnh (2013) đã áp dụng khung sinh kế bền vững của DFID với đối tƣợng là ngƣời