Luận văn Rủi ro trong xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam – các giải pháp giảm thiểu rủi ro

pdf 93 trang vuhoa 24/08/2022 9800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Rủi ro trong xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam – các giải pháp giảm thiểu rủi ro", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_rui_ro_trong_xuat_khau_hang_det_may_sang_hoa_ky_cua.pdf

Nội dung text: Luận văn Rủi ro trong xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam – các giải pháp giảm thiểu rủi ro

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHẠM QUẾ ANH RỦI RO TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG HOA KỲ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM – CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh, năm 2006
  2. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VÀ RỦI RO XUẤT KHẨU 01 HÀNG DỆT MAY 1.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của thế giới 01 1.1.1. Vai trò và đặc điểm của ngành dệt may trong nền kinh tế và thương mại 01 thế giới 1.1.1.1. Vai trò của dệt may trong nền kinh tế thế giới 01 1.1.1.2. Đặc điểm của buôn bán quốc tế hàng dệt may 02 a. Đặc điểm về nhu cầu và tiêu thụ 02 b. Đặc điểm về sản xuất 03 c. Đặc điểm về thị trường 04 1.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may thế giới 04 1.2. Thị trường dệt may Hoa Kỳ và luật lệ liên quan đến hàng dệt 09 may 1.2.1.Thị hiếu thị trường Hoa Kỳ đối với hàng dệt may 09 1.2.2.Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của thị trường Hoa Kỳ 11 1.3. Rủi ro xuất khẩu hàng dệt may 13 1.3.1. Khái niệm rủi ro 13 1.3.2. Phân loại rủi ro xuất khẩu 15 1.3.2.1. Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố khách quan mang 15 lại a. Rủi ro do thiên tai 15 b. Rủi ro chính trị, pháp lý 15 c. Rủi ro lạm phát 16 d. Rủi ro hối đoái 16 e. Rủi ro do chính sách ngoại thương thay đổi 16 1.3.2.2. Nhóm rủi ro do các yếu tố chủ quan mang lại 17 a. Rủi ro do thiếu vốn 17 b. Rủi ro do thiếu thông tin 17 c. Rủi ro do năng lực quản lý kém 17 d. Rủi ro do thiếu trình độ chuyên môn nghiêp vụ 18 1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc kiểm soát rủi ro xuất khẩu hàng dệt may 18
  3. 2 1.4.1. Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro trong xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc 19 1.4.2. Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro trong xuất khẩu hàng dệt may của chính phủ Trung Quốc Kết luận chương 1 19 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÁC RỦI RO TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG HOA KỲ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 22 VIỆT NAM 2.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 22 2.2. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ 26 2.3. Rủi ro từ môi trường bên ngoài 30 2.3.1. Cạnh tranh từ các nước đối thủ cạnh tranh 30 2.3.2. Các hàng rào của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam 34 2.3.2.1. Chế độ hạn ngạch 34 2.3.2.2. Khai báo xuất xứ hàng dệt may 34 2.3.2.3. Tiêu chuẩn về hàng dễ cháy 35 2.3.2.4. Các quy tắc, luật định khác 35 2.3.3. Luật pháp và quy chế của VN lên hàng dệt may xuất khẩu 36 2.4. Rủi ro từ bản thân doanh nghiệp 40 2.4.1. Rủi ro trong đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng 40 2.4.1.1. Rủi ro trong khâu đàm phán 40 2.4.1.2. Rủi ro trong khâu soạn thảo và ký kết hợp đồng 42 2.4.2. Rủi ro trong khâu thực hiện hợp đồng 45 2.4.2.1. Rủi ro liên quan đến quota 45 2.4.2.2. Rủi ro trong khâu chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu 47 a. Rủi ro trong khâu chuẩn bị nguyên phụ liệu 47 b. Rủi ro trong khâu may và duyệt mẫu 50 c. Rủi ro trong khâu sản xuất 50 d. Rủi ro trong khâu kiểm tra chất lượng hàng hóa 53 e. Rủi ro trong khâu thủ tục Hải quan 55 f. Rủi ro trong khâu chuẩn bị chứng từ 56 2.4.3. Rủi ro trong thanh toán và thanh lý hợp đồng 58 2.4.3.1. Rủi ro trong khâu thanh toán 58 2.4.3.2. Rủi ro trong thanh lý hợp đồng 58 Kết luận chương 2
  4. 3 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG XUẤT KHẨU SANG HOA KỲ CHO CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VỪA VÀ 60 NHỎ VIỆT NAM 3.1. Các giải pháp giảm thiểu rủi ro từ môi trường bên ngoài 60 3.1.1. Tham gia hoạt động trong chuỗi liên kết, hiệp hội 61 3.1.2. Cập nhật, theo dõi thông tin liên quan đến dệt may thường 62 xuyên 3.2. Các giải pháp giảm thiểu rủi ro từ bản thân doanh nghiệp 63 3.2.1. Tái cấu trúc tổ chức theo quản lý chuyên nghiệp 63 3.2.1.1. Ban Giám đốc 64 3.2.1.2. Bộ phận kinh doanh 66 a. Bộ phận theo dõi đơn hàng 66 b. Bộ phận xuất nhập khẩu 67 3.2.1.3. Bộ phận kho 68 3.2.1.4. Bộ phận sản xuất 68 a. Bộ phận kỹ thuật (mẫu) 68 b. Bộ phận sản xuất 69 c. Bộ phận kiểm tra chất lượng 70 3.2.1.5. Bộ nhận nhân sự 71 3.2.1.6. Bộ phận kế toán 71 3.2.2. Aùp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động sản xuất của 72 doanh nghiệp 3.2.2.1. Hệ thống quản lý chất lượng (ISO – 9001) 72 a. Trách nhiệm lãnh đạo 72 b. Xây dựng hệ thống chất lượng 73 c. Xem xét hợp đồng 73 d. Kiểm soát thiết kế 73 e. Kiểm soát các nguyên phụ liệu do khách hàng cungcấp 73 f. Kiểm soát quá trình 73 g. Kiểm doát sản phẩm không phù hợp 74 h. Hoạt động phòng ngừa và khắc phục 74 i. Xếp dỡ, lưu kho, đóng gói, bảo quản và giao hàng 74 j. Đào tạo 74 3.2.2.2. Trách nhiệm của Công ty đối với xã hội (SA – 8000) 74 a. Lao động trẻ em 75 b. Lao động cưỡng bức 75 c. Sức khoẻ và an toàn 75
  5. 4 d. Phân biệt đối xử 75 e. Thực thi kỷ luật 75 f. Giờ làm việc 75 g. Lương và phúc lợi 76 3.2.3. Nâng cao chất lượng quản lý trong quá trình lên kế hoạch và thực hiện đơn hàng 76 3.2.3.1. Chuyên nghiệp hoá hoạt động 76 3.2.3.2. Quản lý tốt hệ thống tin trong nội bộ doanh nghiệp cũng như với bên ngoài 78 3.2.3.3. Đầu tư trang thiết bị cần thiết hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp 78 3.2.3.4. Tổ chức tốt khâu chuẩn bị nguyên vật liệu cũng như các điều kiện cần thiết để đảm bảo đúng tiến trình sản xuất 79 3.2.3.5. Tổ chức sản xuất và giao hàng theo đúng kế hoạch 80 a. Chuẩn bị sản xuất 80 b. Sản xuất 80 c. Kiểm hàng và xuất hàng 81 3.2.4. Chuyển hướng hoạt động để luôn được chủ động trong sản 81 xuất 3.2.4.1. Chuyển dần từ gia công sang tự sản xuất xuất khẩu 81 3.2.4.2. Đa dạng khách hàng, không nên tập trung vào duy nhất thị trường Hoa Kỳ 82 3.3. Các kiến nghị đối với Chính phủ, cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ, 83 Ngành 3.3.1. Kiến nghị về chức năng tổ chức của Chính phủ, Bộ, ngành 83 3.3.2. Kiến nghị về chức năng hoạch định của Chính phủ, Bộ, ngành 84 3.3.2.1. Chính phủ cần phải tăng cường hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các khâu chứng từ 84 a. Về thủ tục xử lý công văn, yêu cầu, kiến nghị của thương nhân liên quan đến hạn ngạch 84 b. Về thủ tục cấp visa, C/O hàng dệt may 84 3.3.2.2. Bộ thương mại cần cải tiến trong các tiêu chí phân bổ 85 hạn ngạch 3.3.2.3. Cần triển khai và tăng cường những công tác hỗ trợ cho doanh nghiệp dệt may 86 a. Hỗ trợ tạo nguồn cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt 86 may b. Các cơ quan liên kết với nhau để tạo điều kiện cho các
  6. 5 doanh nghiệp hoạt động dễ dàng hơn 87 3.3.2.4. Cơ quan Hải quan cũng nên đơn giản và cải cách các quy định phù hợp với thực tế 87 3.3.3. Giải pháp hoạch định chính sách đào tạo và quản lý nguồn nhân lực của Chính phủ 88 Kết luận chương 3 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CHƯƠNG 1 NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VÀ RỦI RO XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY 1.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA THẾ GIỚI 1.1.1. Vai trò và đặc điểm của ngành dệt may trong nền kinh tế và thương mại thế giới 1.1.1.1. Vai trò của dệt may trong nền kinh tế thế giới Công nghiệp dệt may thường được gắn với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hóa ở nhiều nước. Ngành công nghiệp dệt may có khả năng tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu lợi nhuận để tích lũy làm tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình chính trị xã hội. Công nghiệp dệt may có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Khi dệt may là ngành công nghiệp hàng đầu của nền kinh tế, nó sẽ cần một khối lượng lớn nguyên liệu là sản phẩm của các lĩnh vực khác và vì thế tạo điều kiện để đầu tư và phát triển các ngành kinh tế này. Ngược lại, công nghiệp dệt may lớn mạnh sẽ là động lực để công nghiệp dệt may và các ngành khác sử dụng sản phẩm dệt làm nguyên liệu phát triển theo. Vai trò của ngành dệt may đặc biệt to lớn đối với kinh tế của nhiều quốc gia trong điều kiện buôn bán hàng hóa quốc tế. Xuất khẩu hàng dệt may đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị, hiện đại hóa sản xuất, làm cơ sở cho nền kinh tế cất cánh. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong lịch sử
  7. 6 Ở các nước đang phát triển hiện nay, công nghiệp dệt may đang góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua tăng trưởng sản xuất bông, đay, tơ tằm và là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Ở các nước công nghiệp phát triển, công nghiệp dệt may đã phát triển đến trình độ cao hơn, sản xuất những sản phẩm cao cấp có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của người tiêu dùng. 1.1.1.2. Đặc điểm của buôn bán quốc tế hàng dệt may a. Đặc điểm về nhu cầu và tiêu thụ Trong buôn bán thế giới, sản phẩm của ngành dệt may là một trong những hàng hóa đầu tiên tham gia vào mậu dịch quốc tế. Hàng dệt may có những đặc trưng riêng biệt ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và buôn bán. Nghiên cứu những đặc trưng nổi bật của thương mại thế giới hàng dệt may là một trong những yếu tố quan trọng cần thiết để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, giảm thiểu các rủi ro và đảm bảo xuất khẩu thành công trên thị trường quốc tế. Thương mại thế giới hàng dệt may có một số đặc trưng nổi bật sau: - Sản phẩm dệt may là loại sản phẩm có yêu cầu rất phong phú, đa dạng tùy thuộc vào đối tượng tiêu dùng. Người tiêu dùng khác nhau về văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, khác nhau về khu vực địa lý, khí hậu, về giới tính, tuổi tác, v.v sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục. Nghiên cứu thị trường để nắm vững nhu cầu của từng nhóm người tiêu dùng trong bộ phận các bộ phận thị trường khác nhau có ý nghĩa đặc biệt trong việc tiêu thụ sản phẩm. - Thói quen tiêu dùng cũng là một đặc điểm cần lưu ý vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Hiểu được những khác biệt trong thói quen tiêu dùng của thị trường là điều quan trọng đảm bảo thành công cho xuất khẩu. Như một kinh nghiệm khá thành công của các nhà kinh doanh người Anh là:”Mọi công việc kinh doanh đều có tính địa phương” nghĩa là khi bán hàng phải tính đến đặc điểm đặc thù của thị trường. - Sản phẩm dệt may mang tính thời trang cao, phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng được tâm lý tích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của người tiêu dùng. Do đó để tiêu thụ được sản phẩm, việc am hiểu các xu hướng thời trang là rất quan trọng. Đây là một gợi ý về sự cần thiết của việc phát triển ngành thời trang Việt Nam hiện tại trong tương lai.
  8. 7 - Một đặc điểm nổi bật trong buôn bán sản phẩm dệt may trên thế giới là vấn đề nhãn mác sản phẩm. Mỗi nhà sản xuất cần tạo ra được một nhãn hiệu thương mại hàng hóa của riêng mình. Nhãn hiệu sản phẩm theo quan điểm xã hội thường là yếu tố chứng nhận chất lượng hàng hóa và uy tín của người sản xuất. Đây là vấn đề cần quan tâm trong chiến lược sản phẩm vì người tiêu dùng không chỉ tính đến giá cả mà còn rất coi trọng chất lượng sản phẩm. - Khi buôn bán các sản phẩm dệt may cần chú trọng đến yếu tố thời vụ. Phải căn cứ vào chu kỳ thay đổi của thời tiết trong năm ở từng khu vực thị trường mà cung cấp hàng hóa cho phù hợp. Điều này cũng liên quan đến vấn đề thời hạn giao hàng, nếu như không muốn bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu thì hơn bao giờ hết, hàng dệt may cần được giao đúng thời hạn để cung cấp hàng hóa kịp thời vụ. - Thu nhập bình quân đầu người cơ cấu tỉ lệ chi tiêu cho hàng may mặc trong tổng thu nhập dân cư và xu hướng thay đổi cơ cấu tiêu dùng trong tổng thu nhập, v.v có tác dụng lớn đến xu hướng tiêu thụ hàng dệt may. Với các thị trường có mức thu nhập bình quân tỉ lệ chi tiêu cho hàng may mặc cao, yêu cầu về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng, v.v. sẽ trở nên quan trọng hơn các yếu tố về giá cả. b. Đặc điểm về sản xuất Công nghiệp dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động đơn giản phát huy được lợi thế của những nước có nguồn lao động dồi dào với giá nhân công rẻ. Đặc biệt ngành công nghiệp may đòi hỏi vốn đầu tư ít nhưng tỷ lệ lãi khá cao. Chính vì vậy, sản xuất hàng dệt may thường phát triển mạnh và có hiệu quả rất lớn đối với các nước đang phát triển và đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Khi một nước trở thành nước công nghiệp phát triển có trình độ công nghệ cao, giá lao động cao, sức cạnh tranh trong sản xuất hàng dệt may giảm thì họ lại vươn tới những ngành công nghiệp khác có hàm lượng kỹ thuật cao hơn, tốn ít lao động và mang lại lợi nhuận cao. Công nghiệp dệt may lại phát huy vai trò của mình ở các nước khác kém phát triển hơn. Lịch sử phát triển của ngành dệt may thế giới cũng là lịch sử chuyển dịch của công nghiệp dệt may từ khu vực phát triển sang khu vực khác kém phát triển hơn do có sự chuyển dịch về lợi thế so sánh. Như vậy, không có nghĩa là sản xuất dệt may không còn tồn tại ở các nước phát triển mà thực tế ngành này đã tiến đến giai đoạn cao hơn, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Sự chuyển dịch lần thứ nhất vào những năm 1840 từ nước Anh sang châu Âu sau khi ngành công nghiệp dệt may đã giữ vai trò to lớn không chỉ là nguồn lực chính cho sự phát triển kinh tế của nước Anh mà còn cả của các khu
  9. 8 c. Đặc điểm về thị trường Một đặc trưng nổi bật của công nghiệp dệt may là được bảo hộ chặt chẽ ở hầu hết các nước trên thế giới bằng những chính sách, thể chế đặc biệt. Trước khi Hiệp định về hàng dệt may – kết quả quan trọng của vòng đàm phán Uruguay ra đời và phát huy tác dụng, việc buôn bán quốc tế các sản phẩm dệt, may được điều chỉnh theo những thể chế thương mại này. Nhờ đó, phần lớn các nước nhập khẩu thiết lập các hạn chế đối với nhập khẩu hàng dệt may. Mức thuế phổ biến đánh vào hàng dệt may cũng cao hơn so với các hàng hóa công nghiệp khác. Bên cạnh đó, từng nước nhập khẩu còn đề ra nhiều quy định riêng đối với hàng dệt may nhập khẩu. Những thể chế nhằm bảo hộ sản xuất hàng dệt may của mỗi nước và hạn chế nhập khẩu này đã chi phối thị trường hàng dệt may thế giới, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và buôn bán hàng dệt may trên thế giới. 1.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may thế giới Kim ngạch buôn bán hàng dệt may hằng năm trên thị trường thế giới lên đến 350 tỷ USD, các thị trường nhập khẩu chính là: Hoa Kỳ, EU, Nhật, Hong Kong, Canada, Mêhicô, Thụy Sĩ, Nga trong đó 3 khu vực thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ nhập khẩu 55,7 tỷ USD, EU nhập khẩu 48,8 tỷ USD, Nhật nhập khẩu 15,8 tỷ USD. Nhìn chung thị trường hàng dệt may thế giới trong những năm tới
  10. 9 Kể từ ngày 31/12/2004, Hiệp định hàng dệt may (ATC) hết hiệu lực. Điều này đồng nghĩa với việc chấm dứt hệ thống hạn ngạch trong buôn bán quốc tế về hàng dệt may. Với kết quả này, thương mại quốc tế về hàng dệt may sẽ có một sự thay đổi cơ bản. Dệt may Trung Quốc kể từ đầu những năm 1990 luôn chiếm vị trí hàng đầu về dệt may của toàn cầu. Năm 2004, tại Hoa Kỳ, hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm trên 50% thị phần. Và theo nghiên cứu của Hiệp hội Dệt may Hoa Kỳ (ATMI) cho biết thị phần hàng dệt may của Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng tăng lên 65% đến 75% khi chế độ hạn ngạch được dỡ bỏ vào năm 2005. Thực tế cho thấy dù vẫn còn bị Hoa Kỳ áp hạn ngạch đối với một số mặt hàng nhưng hàng dệt may Trung Quốc tại thị trường Hoa Kỳ tính đến tháng 7/2005 đạt tới 850 triệu sản phẩm, tăng trung bình 627% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự cạnh tranh quyết liệt của hàng dệt may giá rẻ của Trung Quốc đang là mối lo ngại cho nhiều nước xuất khẩu dệt may, nhất là những nước có ngành dệt may là ngành then chốt như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Philippines, v.v. Riêng tại Hoa Kỳ, các nhà sản xuất hàng dệt may trong nước đã liên tục gây sức ép lên Chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu đòi hỏi phải hạn chế hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc bởi theo họ hàng dệt may nhập khẩu với giá rẻ là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người thất nghiệp tại Hoa Kỳ, cụ thể gần 400.000 việc làm trong ngành đã bị mất kể từ năm 2001 do tác động của làn sóng hàng dệt may giá rẻ từ Trung Quốc. Một trong những nét đáng chú ý khác của ngành dệt thế giới năm 2004 là các công ty sản xuất hàng dệt tiếp tục chuyển nhà máy hoặc tăng đầu tư vào những thị trường có chi phí thấp hơn, trong đó tập trung chủ yếu vào Trung Quốc. Công cụ điều tiết cơ chế thâm nhập thị trường còn lại chỉ còn là thuế quan. Ngoài ra, các nước thành viên WTO sẽ thảo luận về việc giảm thuế và cách thức giảm các mức thuế quá cao, thuế cao, tăng thuế theo chương trình phát triển của vòng đàm phán Dolha. Thị trường hiện bị chi phối với các lợi thế cạnh tranh giả tạo và buôn bán theo hạn ngạch sẽ được điều chỉnh khi các động lực của thị trường trở thành những tác nhân quan trọng đối với ngành dệt may. Sự chuyển dịch căn bản của thị trường hàng dệt may sẽ có tác động đáng kể tới sản xuất của nhiều nước đang phát triển và các nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi, đặc biệt là các quốc gia phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu hàng
  11. 10 Kể từ năm 2005, sau khi một số nước được dỡ bỏ hạn ngạch như Trung Quốc, Campuchia khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ hay Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU, những nước tham gia trong thị trường hàng may mặc sẽ bị tác động bởi ba nhân tố quan trọng sau: - Việc sử dụng hạn ngạch: Các nước đã sử dụng hết hạn ngạch của mình trong những năm trước 2005 có thể sẽ tăng được lượng hàng dệt may xuất khẩu sau ngưỡng 2005. Các nước không thể sử dụng hết hạn ngạch hiện nay thì không thể có lợi từ việc mở cửa thị trường. Do vậy, quá trình giám sát việc triển khai hạn ngạch là một vấn đề quan trọng. Do chỉ còn Hoa Kỳ là đang tiếp tục áp dụng hạn ngạch nên các nước đang thực hiện theo hệ thống này cần phải theo sát việc thực thi hạn ngạch. - Khai thác các mặt hàng không bị hạn ngạch: Sau giai đoạn thứ ba của hiệp định hàng dệt may vào tháng 01/2002 thì thị trường hàng dệt may thế giới đã bắt đầu có sự thay đổi thông qua việc bãi bỏ hạn ngạch đối với một số chủng loại sản phẩm, điều này đã tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai. Bắt đầu từ năm 2002, Hoa Kỳ đã đưa 7 chủng loại sản phẩm hàng dệt may vào điều chỉnh theo quy định của tổ chức thương mại thế giới, theo đó bãi bỏ hạn ngạch cho các chủng loại này và đã tạo ra một sự thay đổi mạnh mẽ trong buôn bán hàng dệt may. Trong tất cả các chủng loại được dỡ bỏ hạn ngạch, Trung Quốc là nước đã tận dụng cơ hội này để tăng mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và một số chủng loại đã tăng tới vài trăm phần trăm. Trong khi các nước khác chỉ tăng xuất khẩu đối với một số chủng loại thì Trung Quốc là tăng tất cả các chủng loại, nguyên nhân chủ yếu là do sự suy yếu của các nước cung
  12. 11 - Xuất khẩu với số lượng lớn: Các nước đang phát triển không chịu ảnh hưởng của những hạn chế về hạn ngạch sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt mà trước đó họ chưa hề gặp phải. Đó là khả năng đáp ứng những đơn hàng với số lượng lớn trong một thời gian ngắn. Đối với các nước đang phát triển mà số lượng hàng xuất khẩu hiện không đáng kể, đây sẽ là một vấn đề khó khăn hơn khi những nước này tham gia hay giữ thị phần của mình trên thị trường thế giới và tiêu chí sản xuất với số lượng lớn sẽ trở thành một vấn đề quan trọng. Các nhà nhập khẩu quốc tế lớn không thể mua hàng từ một nước mà chỉ có một vài công ty sản xuất để đáp ứng cho thị trường quốc tế. Những thách thức của thị trường dệt may mới: Do ngành dệt may sẽ hội nhập hoàn toàn theo hiệp định thuế quan và mậu dịch của tổ chức thương mại thế giới, những nước và công ty thích ứng ngay với thị trường mới sẽ có lợi hơn trong việc đảm bảo vị thế trên thị trường. Hoạt động minh bạch và các lợi thế cạnh tranh được quản lý tốt sẽ được quan tâm hơn bao giờ hết. Các nguyên tắc, động lực và hình thái của thị trường mới được liệt kê dưới đây: - Phải cạnh tranh ở các thị trường tiêu thụ đang nổi lên. Thương mại sẽ không còn bị điều chỉnh bởi các hạn chế về số lượng và do vậy một thị trường rộng lớn và ngày một phát triển đang mở ra trước mắt các nhà xuất khẩu. Bên cạnh các thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, nơi cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và mức tăng xuất khẩu giảm xuống lại nổi lên các thị trường mới ở những nước Đông Nam Á có mức thu nhập cao hơn cũng như các nhóm người tiêu dùng với mức thu nhập cao và trung bình tại các quốc gia đang phát triển khác. Những thị trường mới này sẽ trở thành những mục tiêu quan trọng cho các nhà sản xuất hàng dệt may trong tương lai. - Khả năng bị mất các thị trường tiêu thụ: Trước mắt, Châu Âu và Bắc Mỹ vẫn là các thị trường tiêu thụ hàng dệt may quan trọng nhất, chiếm hai phần ba trong tổng lượng nhập khẩu hàng dệt may toàn thế giới. Tuy nhiên, khi hệ thống hạn ngạch bị bãi bỏ, nhiều nước xuất khẩu nhỏ sẽ bị mất các thị trường này. Nghiên cứu của Bộ thương mại Hoa Kỳ tại hội nghị hàng dệt may tổ chức tại Caucus cho thấy các thị trường sẽ giảm một nửa số lượng nhà cung cấp vào năm 2005-2006 và giảm một phần ba vào năm 2010. Và thách thức đặt ra là làm thế nào để tiếp tục trở thành nguồn cung cấp cho các thị trường nhập khẩu lớn này.
  13. 12 - Giá tiếp tục giảm: Giá hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ liên tục giảm kể từ năm 1996 và xu hướng này cũng diễn ra tương tự trên các thị trường Châu Âu, Nhật Bản và nhiều thị trường khác. Trong bối cảnh lượng cung dư thừa, thị trường mở cửa thì giá hàng dệt may trong tương lai có thể vẫn tiếp tục giảm và do vậy sẽ ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu của các nước đang phát triển. - Các mối quan hệ về thương mại giữa các nước trở nên phức tạp hơn. Nhằm thích ứng với hiệp định về hàng dệt may, nhiều nước nhập khẩu lớn đã dành các điều khoản nhân nhượng đặc biệt với các lợi thế ưu đãi cho một số nước. Xu thế này đã dẫn tới một sự phân chi theo khu vực trong hoạt động buôn bán hàng dệt may và tạo ra một sự gắn kết phức tạp giữa các hiệp định thương mại quốc tế. Điều này khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may có quy mô vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển khó xác định được lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Khi hạn ngạch bị bãi bỏ sẽ có nhiều điều khoản nhân nhượng hơn và buôn bán hàng dệt may sẽ trở nên phức tạp hơn. - Thuế chống phá giá và thuế đối kháng được sử dụng nhiều hơn. Số trường hợp bị đánh thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng sẽ tăng và đây sẽ là mối đe dọa đối với các nhà xuất khẩu thành công tại các nước đang phát triển. Việc sử dụng các biện pháp chống phá giá có thể làm giảm nhanh chóng các lợi ích của tự do hóa thương mại do đây là các biện pháp không minh bạch và không dự đoán được. Chỉ với thông báo là có thể tiến hành điều tra chống phá giá cũng có thể khiến nhà nhập khẩu nước ngoài do dự trong việc đặt đơn hàng xuất khẩu vì lo ngại rằng trong tương lai hàng nhập khẩu có thể sẽ phải chịu mức thuế chống phá giá, đây là một biện pháp thường được biết đến với tên gọi “hạn chế thương mại”. Mặc dù các nước đang phát triển đang bày tỏ mối lo ngại về các biện pháp chống phá giá thì các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ và EU vẫn đang trực tiếp sử dụng các biện pháp này - Kiểm tra hải quan thường xuyên hơn: Các nhà sản xuất hàng dệt may thường bị các nhân viên hải quan của nước nhập khẩu kiểm tra ngẫu nhiên các lô hàng xuất khẩu để đảm bảo không có các hoạt động chuyển tải. Nếu một công ty không thể cung cấp các thông tin cần thiết, hải quan sẽ tự động cấm công ty này xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ hoặc EU. Dự kiến tới năm 2005 “số lần xác minh sản phẩm” sẽ gia tăng. Ngoài ra, các yêu cầu về tăng cường an ninh kiểm tra hàng nhập khẩu
  14. 13 - Các tiêu chuẩn về đạo đức đang gia tăng: Nguy cơ về việc sử dụng lao động trẻ em tại các thị trường lớn đang ngày một lan rộng. Các tổ chức phi chính phủ ở phương Tây, các phương tiện truyền thông và các tổ chức công đoàn ủng hộ các nhà cung cấp không sử dụng lao động trẻ em thông qua việc nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng tại các thị trường này. Điều này đang tạo ra áp lực cho các nhà nhập khẩu nước ngoài khi mua hàng phải đảm bảo nguồn cung cấp không sử dụng lao động trẻ em. Những quy định về việc nguồn cung cấp phải đảm bảo tính đạo đức được áp dụng cho tất cả các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển và thậm chí áp dụng những quy tắc chặt chẽ này nếu không họ sẽ bị công chúng tẩy chay. - Điều kiện môi trường, đạo đức xã hội trở thành một rào cản thương mại mới: Các nhà sản xuất hàng dệt may từ các nước đang phát triển đang ngày càng đối mặt với các yêu cầu về môi trường và đạo đức xã hội. Đây hiện được coi là một công cụ tiếp thị và các sản phẩm có dán nhãn môi trường thường dành cho các thị trường phát triển. Tuy nhiên, có thể việc tiếp cận các thị trường phát triển sẽ bị giảm đáng kể nếu người tiêu dùng tẩy chay các loại hàng hóa không dán nhãn sinh thái và do tác động của các chiến dịch quảng cáo quá khích của các ngành bảo hộ trong nước. Nhìn chung, phải có các qui định minh bạch hơn nữa để bảo đảm rằng nhãn môi trường không phải là một rào cản mới trên thị trường. 1.2. THỊ TRƯỜNG DỆT MAY HOA KỲ VÀ LUẬT LỆ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG DỆT MAY 1.2.1. Thị hiếu thị trường Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Với dân số trên 280 triệu dân, năm 2001 người dân ở đây tiêu tới 272 tỷ USD cho quần áo. Bình quân mỗi người dân mua khoảng 54 bộ quần áo một năm. Tuy Hoa Kỳ có hệ thống cung cấp hàng dệt may rất lớn nhưng nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc cũng rất cao, hàng năm Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu trên 70 tỷ USD hàng dệt may. Hơn nữa Hoa Kỳ lại là một quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa nên nhu cầu hàng may mặc rất đa dạng, ta có thể khai thác lợi thế này từ đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng vào thị trường Hoa Kỳ phải chú ý đến các vấn đề như: quy định rất khắt khe về nhãn hiệu, biểu tượng hàng may vì mức phạt sẽ rất cao đối với hàng gian, hàng
  15. 14 Hàng may mặc chủ yếu là các sản phẩm cao cấp bán cho các nước phát triển hoặc một phần là nguyên phụ liệu, bán thành phẩm xuất đi các nước khác để gia công lắp ráp thành phẩm, sau đó tái xuất vào Hoa Kỳ hoặc xuất khẩu đi các nước thứ ba. Người dân Hoa Kỳ thích thời trang, nên yêu cầu về hàng may mặc là phải thay đổi liên tục, tùy theo mùa (Xuân, hạ, thu, đông), tùy theo thời gian (lễ hội: Giáng sinh, lễ tạ ơn ). Tuy nhiên, lượng tiêu thụ hàng may mặc trong mùa xuân là lớn nhất, do đó, các nhà phân phối phải chuẩn bị và đầu tư kỹ càng để có đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao của người tiêu dùng trong mùa này. Do tính cách chung của người Hoa Kỳ là năng động và thích thoải mái nên loại vải ưa thích của thị trường này là vải Jeans, kế đến là vải ka-ki, và một số loại vải tương tự. Hàng dệt may đáp ứng cho đối tượng nữ từ 18 - 35 tuổi chiếm tỷ lệ rất cao, đến khoảng 80% trong tổng số tiêu thụ của cả nước Hoa Kỳ. Tỷ lệ này ổn định đối với hàng may mặc ở bất kỳ nhóm giá nào. Điều này được chứng minh rõ nhất khi nhà phân phối hàng đầu Hoa Kỳ, Wal – Mart đã tiêu thụ được hàng may mặc cho đối tượng nữ từ 18 – 35 tuổi với tỷ lệ 85% ở các siêu thị đại trà cũng như trong các cửa hàng độc quyền và cao cấp của họ. Theo phân tích của ông Akiva Zaslansky, phó tổng giám đốc công ty Statement Inc., một người có đến hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dệt may ở thị trường Hoa Kỳ thì thị trường hàng dệt may Hoa Kỳ được chia thành ba loại: “Bình dân”, “Trung”, và “Cao cấp”. Nhóm hàng “Bình dân” gồm có nhóm hàng giá rẻ bán trong các cửa hàng hạ giá (discounters) và nhóm hàng là sản phẩm thương hiệu riêng (không nổi tiếng). Nhà phân phối cho nhóm sản phẩm này là Target, Wal Mart, K Mart, v.v Hai nhóm hàng còn lại, hàng “Trung” và “Cao cấp” chủ yếu được bán trong các cửa hiệu sang trọng, các trung tâm thương mại, là các mặt hàng giá cao, chất lượng cao. Ví dụ như: Colombia Sport, JC Penney, Levi’s, Gap Nói chung, người tiêu dùng ở thị trường Hoa Kỳ không có sự phân biệt đối với hàng được sản xuất ở Hoa Kỳ hay ở các nước khác cũng như không có sự phân biệt đối với hàng được nhập khẩu từ Việt Nam hay Trung Quốc mà họ chỉ quan tâm đến chất lượng và mẫu mã. Thật ra, việc chọn lựa nhà máy sản xuất là do các nhà phân phối và cũng tùy thuộc vào yêu cầu của loại hàng đó về thời gian sản xuất và bày bán. Nếu loại hàng có yêu cầu thời gian sản xuất và giao