Luận văn Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_quyen_va_nghia_vu_cua_ngan_hang_thuong_mai_trong_tr.pdf
Nội dung text: Luận văn Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ THÙY LINH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG TRƯỜNG HỢP PHÁT HÀNH THƯ TÍN DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2013 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ THÙY LINH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG TRƯỜNG HỢP PHÁT HÀNH THƯ TÍN DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Thanh Thủy HÀ NỘI - 2013 2
- Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n cha tõng ®îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Ph¹m ThÞ Thïy Linh 3
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THƯ TÍN DỤNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ 6 PHÁP LÝ LIÊN QUAN 1.1. Khái quát những vấn đề cơ bản về thư tín dụng 6 1.1.1. Lịch sử ra đời của thư tín dụng 6 1.1.2. Khái niệm, vai trò và đặc điểm pháp lý của thư tín dụng 7 1.1.3. Nội dung và tính chất của thư tín dụng 11 1.2. Phân loại thư tín dụng 15 1.2.1. Theo tính chất có thể hủy ngang 15 1.2.2. Theo cách thức thực hiện thanh toán 16 1.2.3. Theo thời hạn thanh toán của thư tín dụng 22 1.3. Quyền, nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong các quan hệ 27 pháp luật liên quan đến phát hành thư tín dụng 1.3.1. Ngân hàng thương mại và các chủ thể khác tham gia quy trình 27 thanh toán thư tín dụng 1.3.2. Quyền, nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp 29 phát hành thư tín dụng 1.4. Khuôn khổ pháp lý liên quan đến Thư tín dụng 30 1.4.1. Tập quán quốc tế 30 1.4.2. Pháp luật quốc gia 35 5
- 1.4.3. Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và pháp luật quốc gia 37 Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGÂN 40 HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG VIỆC PHÁT HÀNH THƯ TÍN DỤNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH THƯ TÍN DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2.1. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại 40 trong việc phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam 2.1.1. Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng phục vụ bên trả tiền trong 40 trường hợp phát hành thư tín dụng 2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng 58 trong trường hợp phát hành thư tín dụng 2.2. Thực trạng phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam 62 2.2.1. Hạn chế của ngân hàng thương mại Việt Nam trong các 62 nghiệp vụ thanh toán quốc tế 2.2.2. Rủi ro mà ngân hàng thương mại gặp phải trong quá trình 66 phát hành thư tín dụng 2.2.3. Tranh chấp mà ngân hàng thương mại gặp phải trong quá 74 trình phát hành thư tín dụng Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 84 PHÁP LUẬT VỀ PHÁT HÀNH THƯ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về phát hành thư tín dụng 84 của ngân hàng thương mại Việt Nam 3.1.1. Khắc phục các hạn chế trong quy định của pháp luật về phát 84 hành thư tín dụng 3.1.2. Chú trọng vấn đề phòng ngừa rủi ro và hạn chế tranh chấp 87 3.2. Các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về phát hành thư tín 92 dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam và nâng cao hiệu quả việc thực thi pháp luật 6
- 3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về phát hành thư tín dụng 92 3.2.2. Giải pháp phòng ngừa rủi ro 97 3.2.3. Giải pháp hạn chế tranh chấp 99 3.2.4. Các giải pháp hỗ trợ khác để nâng cao hiệu quả thực thi 100 pháp luật KẾT LUẬN 119 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120 PHỤ LỤC 124 7
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Ngân hàng, với chức năng và nhiệm vụ của mình đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Các ngân hàng, nhất là ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay đang trong quá trình thực hiện chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh trước yêu cầu mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, hội nhập quốc tế, thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trọng tâm của chiến lược này là hiện đại hóa công nghệ, phát triển dịch vụ, nâng cao trình độ quan hệ điều hành theo chuẩn mực quốc tế. Bởi vậy, phát triển và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng trở thành vấn đề tất yếu khách quan, là vấn đề cấp bách đối với tất cả các ngân hàng thương mại trong nước. Các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp hiện nay cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của xã hội cũng như của ngân hàng. Phát hành thư tín dụng là một trong những dịch vụ mà các ngân hàng thương mại đang hướng tới, là một dạng dịch vụ ngân hàng hiện đại. Dạng dịch vụ này xuất hiện khi các bên tham gia thương mại, đặc biệt là ngân hàng đã phát triển các kĩ thuật nghiệp vụ và các phương pháp sử dụng thư tín dụng trong tài chính, thương mại quốc tế và đã được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) tiêu chuẩn hóa thông qua việc xuất bản "Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ" (UCP) 1933 và tiếp theo đó là cập nhật nó qua các năm. Đến nay với khả năng ứng dụng rộng rãi trong các loại giao dịch (tài chính lẫn phi tài chính, thương mại lẫn phi thương mại), vị trí của thư tín dụng ngày càng được củng cố một cách chắc chắn. Phát hành thư tín dụng không chỉ đem lại nguồn thu ngày càng lớn cho các tổ chức tín dụng mà hoạt động này còn đem lại sự tin tưởng cho các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng, là chất xúc tác thúc đẩy các hoạt động 8
- thương mại, dân sự trong nước và quốc tế đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, là nhà cung cấp dịch vụ phát hành thư tín dụng, các ngân hàng thương mại cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro và tranh chấp khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Nghiệp vụ phát hành thư tín dụng của các ngân hàng thương mại còn yếu kém, thiếu cán bộ ngân hàng có chuyên môn để có thể tham gia vào các giao dịch nói trên, đặc biệt là trong các quan hệ thanh toán quốc tế. Hệ thống pháp luật mặc dù đã có quy định nhưng cũng mới chỉ là những quy định cơ bản, còn thiếu tính đồng bộ và chi tiết. Đề tài "Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam" là cần thiết để có được cách hiểu rõ nét nhất (cả về lý luận và thực tiễn) về dịch vụ phát hành thư tín dụng - là nghiệp vụ khá mới mẻ và đầy tiềm năng, từ đó, có thể hoàn thiện hơn nữa quy định của pháp luật về lĩnh vực này, phát triển dịch vụ và tăng cường thu hút đầu tư. Hơn nữa bất kì chủ thể nào khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nhất định cũng đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định của mình. Quyền là những gì được hưởng và nghĩa vụ là những gì phải thực hiện. Quyền không thể tách dời nghĩa vụ. Ngân hàng thương mại khi cung cấp dịch vụ phát hành thư tín dụng cũng được hưởng những quyền và phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định. Vì vậy, nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng cũng để có cái nhìn đầy đủ nhất về những việc mà ngân hàng thương mại được hưởng cũng như phải thực hiện khi tham gia vào quan hệ pháp luật là phát hành thư tín dụng cũng như thấy được những rủi ro, tranh chấp mà các ngân hàng này phải đối mặt trong quá trình hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình, từ đó có những giải pháp để ngân hàng thương mại có thể phát huy tối đa năng lực của mình trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ, hạn chế những rủi ro, tranh chấp và phát triển dịch vụ phát hành thư tín dụng cho hoàn thiện nhằm phục vụ không những nhu cầu của khách hàng trong nước mà còn đáp ứng được đòi hỏi của thị trường quốc 9
- tế, tăng uy tín của ngân hàng thương mại trong nước nói riêng, phát triển kinh tế nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam, cho đến nay, thanh toán bằng thư tín dụng vẫn là một đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau: - "Vận dụng UCP 500 để giải quyết các tranh chấp trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ", của Nguyễn Xuân Thu, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, 1998. Với đề tài này, tác giả đi sâu vào phân tích những tranh chấp có thể có trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ theo UCP và vận dụng những quy định của UCP để giải quyết những tranh chấp đó. - "Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng", của Đỗ Văn Sử, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. Trong đề tài này, tác giả đã tìm hiểu các quy định hiện hành về thanh toán bằng thư tín dụng, so sánh, đối chiếu với thông lệ quốc tế và tìm kiếm giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thanh toán bằng tín dụng chứng từ. - "Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế", của Cao Xuân Quảng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. Tác giả đã nghiên cứu bản chất của thư tín dụng, thực tiễn các tranh chấp phát sinh phổ biến, từ đó đề ra phương hướng về việc xây dựng một văn bản có tính pháp lý cao điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Các đề tài trên đã đóng góp những kết luận khoa học có giá trị trong quá trình tìm hiểu phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, tuy nhiên, vẫn chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể về quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng. Vì vậy, đề tài "Quyền và nghĩa 10
- vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam" không có sự trùng lặp so với những đề tài khác đã được đưa ra cho tới thời điểm hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá những quy định của luật Việt Nam (chủ yếu là luật ngân hàng) hiện hành về quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam, thực tiễn áp dụng những quy định này từ đó đề xuất ý kiến để hoàn thiện những quy định đó, góp phần nâng cao vai trò của ngân hàng thương mại cũng như hiệu quả của dịch vụ phát hành thư tín dụng. Làm rõ hơn những vấn đề lí luận chung về phát hành thư tín dụng; phân tích nội dung của quy định: Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam; Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, đề xuất giải pháp. 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài - Có cái nhìn cơ bản nhất về dịch vụ phát hành thư tín dụng mà ngân hàng thương mại cung cấp, phục vụ. - Nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam. - Đề xuất những giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, hạn chế tranh chấp trong quá trình ngân hàng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi phát hành thư tín dụng, từ đó hoàn thiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực này. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Dựa trên những quy định của pháp luật Việt Nam, đề tài nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam. 11
- - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu đề tài dưới góc độ pháp luật ngân hàng, chủ yếu trên cơ sở các quy định của luật ngân hàng Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại phục vụ bên trả tiền và ngân hàng thương mại phục vụ bên thụ hưởng khi phát hành thư tín dụng; đề tài cũng tập trung làm rõ một số rủi ro, tranh chấp mà ngân hàng thương mại thường gặp trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ đó. Các rủi ro, tranh chấp phát sinh giữa bên mua - bên bán trong quá trình mua bán và cách giải quyết sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn này. 6. Phương pháp nghiên cứu Cùng với việc nghiên cứu các lý luận thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, đề tài nghiên cứu đã được học viên sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá tình trạng pháp lý của các ngân hàng thương mại, các lợi ích cũng như rủi ro của việc cung cấp dịch vụ phát hành thư tín dụng cho khách hàng của ngân hàng thương mại và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro từ đó nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Khái quát về thư tín dụng và những vấn đề pháp lý liên quan. Chương 2: Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong việc phát hành thư tín dụng và thực trạng phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam. Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về phát hành thư tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam. 12
- Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ THƯ TÍN DỤNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN 1.1. KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THƯ TÍN DỤNG 1.1.1. Lịch sử ra đời của thư tín dụng Kinh tế hàng hóa phát triển, nhu cầu mở rộng thị trường đã làm cho các quan hệ mua bán không còn giới hạn trong phạm vi không gian nhỏ hẹp của từng khu vực như trước. Chính trong quá trình tiến hành các hoạt động mua bán đã dẫn đến việc chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở những khu vực địa lý cách xa nhau. Tuy nhiên, khoảng cách về địa điểm gây nhiều trở ngại, tốn kém chi phí đi lại khi đôi bên mua bán trực tiếp thanh toán tiền hàng cho nhau. Xuất phát từ nhu cầu này, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các ngân hàng với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp đã trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa các bên mua bán, từ đó hình thành và phát triển các dịch vụ thanh toán, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Thanh toán là một khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân. Bởi lẽ, khi hoạt động thanh toán được nhanh chóng, an toàn, chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa - tiền tệ giữa người mua - người bán một cách trôi chảy, hiệu quả, góp phần thúc đẩy và tăng cường sự hợp tác giao thương giữa đôi bên. Có nhiều phương thức và với mỗi phương thức có phương tiện tương ứng để thực hiện thanh toán. Nhưng với những ưu điểm vượt trội thì phương thức tín dụng chứng từ với phương tiện là thư tín dụng được sử dụng thông dụng và phổ biến hơn cả so với các phương thức còn lại. Như vậy, phương thức tín dụng chứng từ gắn với thư tín dụng đã ra đời là một sáng tạo trong cung ứng dịch vụ thanh toán nhằm mục tiêu đảm bảo thực hiện hoạt động thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả. 13
- 1.1.2. Khái niệm, vai trò và đặc điểm pháp lý của thư tín dụng 1.1.2.1. Khái niệm thư tín dụng Thư tín dụng hay tín dụng thư, tín dụng chứng từ là một công cụ trong thanh toán. Điều 3 Các Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi năm 2007, số xuất bản 600 (sau đây viết tắt là UCP 600) định nghĩa về tín dụng chứng từ như "một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp" [41]. Khoản 1 Điều 16 Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (ban hành kèm theo Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 về ban hành Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) định nghĩa như sau: Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng), theo đó, ngân hàng thực hiện yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng) để: + Trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng, hoặc + Chấp nhận sẽ trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thư tín dụng. Về cơ bản, khái niệm thư tín dụng được đưa ra tại Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN có sự tương thích với khái niệm của UCP khi quy định về thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Theo đó, cả hai khái niệm trên đều thể hiện rằng thư tín dụng là một văn bản cam kết và chỉ được thanh toán khi xuất trình được bộ chứng từ phù hợp. Tuy nhiên, khái niệm về thư tín dụng trong 14
- Quyết định số 226 chưa thể hiện được tính chất "không hủy ngang" mà trong UCP đã quy định. Một cách khái quát, phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó: Theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng), một ngân hàng (ngân hàng phát hành thư tín dụng) sẽ phát hành một bức thư gọi là thư tín dụng, theo đó, ngân hàng phát hành cam kết trả tiền cho một bên thứ ba (người thụ hưởng thư tín dụng) khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của thư tín dụng [28, tr. 158]. Như vậy, có thể hiểu thư tín dụng - letter of credit (L/C) là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong thư tín dụng, phù hợp với quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP). Người có nghĩa vụ chi trả lệnh cho ngân hàng phục vụ mình trích số tiền ghi trên thư tín dụng từ tài khoản tiền gửi ra một tài khoản riêng. Ngân hàng sẽ thực hiện yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán để: + Trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thư tín dụng. + Chấp nhận sẽ trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thư tín dụng. 15
- + Ngân hàng phát hành phát hành một thư tín dụng cam kết thanh toán cho người thụ hưởng một số tiền nhất định khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ theo quy định của thư tín dụng, chứng minh người thụ hưởng hoàn thành nghĩa vụ cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định được quy định trong thư tín dụng. Khi đó, sau khi người thụ hưởng hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hóa hoặc dịch vụ, lập bộ chứng từ, xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng chỉ định trong khoảng thời gian quy định của tín dụng thư để được thanh toán. Thư tín dụng được coi như là "linh hồn" của phương thức tín dụng chứng từ. Nếu phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận thì thư tín dụng chính là văn bản pháp lý thể hiện và đảm bảo cho sự thỏa thuận đó. 1.1.2.2. Vai trò của thư tín dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và ở Việt Nam nói riêng - Với ưu thế về sự đảm bảo an toàn trong thanh toán, thư tín dụng đã có vai trò trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia. Sự tin tưởng giữa các bên trong hoạt động mua bán ngoại thương xuất phát từ chính cam kết chắc chắn thanh toán của ngân hàng phát hành khi hai bên thỏa thuận áp dụng thư tín dụng trong quá trình mua bán của mình sẽ làm thúc đẩy mối quan hệ xuất nhập khẩu giữa các bên. - Thư tín dụng được phát hành đã giải quyết được mâu thuẫn về lợi ích giữa hai bên: bên xuất khẩu và bên nhập khẩu. Người nhập khẩu sẽ không phải lo ngại trường hợp người xuất khẩu nhận tiền rồi song từ chối giao hàng vì không phải trả tiền trước. Ngược lại, người xuất khẩu cũng sẽ không phải lo lắng rằng người nhập khẩu đã nhận hàng nhưng không thanh toán vì người xuất khẩu sẽ được nhận tiền trước khi giao hàng. - Thư tín dụng là một công cụ linh hoạt để thực hiện việc thanh toán do thư tín dụng không bị phụ thuộc vào hợp đồng cơ sở. Các bên có thể thực hiện việc thanh toán thông qua một bên trung gian mà không cần thiết phải 16
- gặp gỡ trực tiếp, hơn nữa, đây cũng là một hình thức tài trợ thương mại và cấp tín dụng rất hữu hiệu cho các nhà xuất khẩu. - Nâng cao vai trò của ngân hàng trong hoạt động cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất đối với khách hàng. Ngân hàng sẽ đại diện cho nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu, bảo đảm cho nhà xuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hóa mà họ đã cung ứng [9, tr. 14]. 1.1.2.3. Đặc điểm pháp lý của thư tín dụng - Thư tín dụng là hợp đồng kinh tế hai bên Trên thực tế, thư tín dụng là hợp đồng kinh tế độc lập giữa hai bên là ngân hàng phát hành và người thụ hưởng. Mọi yêu cầu và chỉ thị của người xin mở thư tín dụng đã do ngân hàng phát hành đại diện, do đó, tiếng nói chính thức của người yêu cầu mở thư tín dụng không được thể hiện trong thư tín dụng. Vì vậy, mặc dù sửa đổi thư tín dụng đã được người xuất khẩu và người nhập khẩu đồng ý nhưng nếu ngân hàng phát hành không chấp nhận thì sửa đổi đó sẽ không có giá trị thực hiện. - Giao dịch tín dụng chứng từ là một giao dịch độc lập với hợp đồng cơ sở và các giao dịch khác Theo quy định tại Điều 4 UCP 600 thì thư tín dụng không phụ thuộc vào hợp đồng cơ sở (hợp đồng mà xuất phát từ hợp đồng đó người ta tiến hành mở thư tín dụng). Các ngân hàng không liên quan hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế ngay cả khi thư tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó. Về bản chất, thư tín dụng là một giao dịch hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương hoặc hợp đồng khác (những hợp đồng là cơ sở hình thành giao dịch thư tín dụng). Trong mọi trường hợp, ngân hàng không bị ràng buộc bởi những hợp đồng này. Một số nhà nhập khẩu không hiểu hoặc bỏ qua nguyên tắc này, khi gặp rủi ro trong giao dịch hợp đồng cơ sở đã khiếu nại và/hoặc ngăn cản việc ngân hàng thanh toán bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Điều này là không phù hợp với thông lệ quốc tế. 17
- - Thư tín dụng chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ Điều 5 UCP 600 quy định: Các ngân hàng làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ chứ không quan tâm đến hàng hóa, dịch vụ. Cho dù người bán giao hàng bị thiếu, hàng kém chất lượng, giao hàng sai nhưng nếu trên bề mặt chứng từ thể hiện phù hợp với thư tín dụng, UCP, ISBP thì ngân hàng phát hành phải thanh toán cho người thụ hưởng. Các bên tham gia trong thư tín dụng không được lợi dụng vào tình trạng hàng hóa, dịch vụ được giao để trì hoãn việc thanh toán. Các chứng từ trong giao dịch thư tín dụng có tầm quan trọng đặc biệt. Nó là bằng chứng về việc giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hàng hóa đã được giao, do đó, trở thành căn cứ để ngân hàng thanh toán, là căn cứ để nhà nhập khẩu hoàn trả tiền cho ngân hàng, là chứng từ đi nhận hàng của nhà nhập khẩu. Khi chứng từ xuất trình là phù hợp thì ngân hàng phát hành phải thanh toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu mặc dù trên thực tế hàng hóa có thể không được giao hoặc được giao không đúng như ghi trên chứng từ. 1.1.3. Nội dung và tính chất của thư tín dụng 1.1.3.1. Nội dung của thư tín dụng Thông thường, trong một thư tín dụng sẽ có các nội dung như sau: - Số hiệu của thư tín dụng nhằm tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán và ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán. - Địa điểm mở thư tín dụng là nơi ngân hàng mở phát hành thư tín dụng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng, đến việc giải quyết những bất đồng xảy ra (nếu có). - Ngày mở thư tín dụng là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng đối với người hưởng lợi, là ngày ngân 18
- hàng mở chính thức chấp nhận đơn xin mở của người nhập khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của thư tín dụng và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có mở thư tín dụng đúng thời hạn không. - Loại thư tín dụng: Khi mở thư tín dụng, người yêu cầu mở phải xác định cụ thể loại thư tín dụng. Mỗi loại thư tín dụng khác nhau quy định quyền lợi và nghĩa vụ những người liên quan tới thư tín dụng cũng khác nhau. - Tên, địa chỉ của những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ: Người yêu cầu mở thư tín dụng, người hưởng lợi, ngân hàng mở thư tín dụng, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền (nếu có), ngân hàng xác nhận (nếu có) - Số tiền của thư tín dụng: Số tiền phải được ghi vừa bằng số và bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác. Không nên ghi số tiền dưới dạng một con số tuyệt đối vì như vậy sẽ có thể khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán. Cách tốt nhất là ghi một số lượng giới hạn mà người bán có thể đạt được. - Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là thời hạn mà ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu người này xuất trình được bộ chứng từ trong thời hạn hiệu lực đó và phù hợp với quy định trong thư tín dụng đó. - Thời hạn trả tiền của thư tín dụng liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả tiền về sau (trả chậm). Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào quy định của hợp đồng thương mại đã ký kết. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả tiền ngay) hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực (nếu trả chậm). Trong trường hợp này, cần lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn có hiệu lực của thư tín dụng. - Thời hạn giao hàng được ghi trong thư tín dụng và cũng do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định. Đây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao xong hàng cho bên mua kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực. Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Nếu 19
- hai bên thỏa thuận kéo dài thời gian giao hàng thêm một số ngày thì ngân hàng mở thư tín dụng cũng sẽ hiểu rằng thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng. - Những nội dung liên quan tới hàng hóa như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu - Những nội dung về vận chuyển, giao nhận hàng hóa: Điều kiện cơ sở về giao hàng (FOB, CIF ), nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng cũng được thể hiện đầy đủ và cụ thể trong nội dung thư tín dụng. - Các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình. Đây cũng là một nội dung rất quan trọng của thư tín dụng. Bộ chứng từ thanh toán là căn cứ để ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa của người xuất khẩu để tiến hành việc trả tiền cho người hưởng lợi. Ngân hàng mở thư tín dụng thường yêu cầu người hưởng lợi đáp ứng những yếu tố liên quan tới chứng từ sau đây: + Các loại chứng từ phải xuất trình căn cứ theo yêu cầu đã được thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. Thông thường, một bộ chứng từ gồm: • Hối phiếu thương mại (commercial bill of exchange) • Hóa đơn thương mại (commercial invoice) • Vận đơn hàng hải (Ocean bill of lading) • Chứng nhận bảo hiểm (insurance policy) • Chứng nhận trọng lượng (certificate of quality) • Danh sách đóng gói (packing list) • Chứng nhận kiểm nghiệm (inspection certificate) + Số lượng bản chứng từ thuộc mỗi loại, thể hiện nội dung phù hợp với các yêu cầu của thư tín dụng, bản thân các chứng từ không mâu thuẫn nhau về mặt nội dung. Ví dụ: Thư tín dụng yêu cầu xuất trình bao nhiêu loại chứng từ, mỗi loại bao nhiêu bản gốc, bao nhiêu bản sao, ngày phát hành 20
- trong khoảng thời gian nào, nội dung thể hiện ra sao thì bộ chứng từ do người thụ hưởng xuất trình phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó. + Yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ. + Bộ chứng từ phải phù hợp với UCP được dẫn chiếu trong thư tín dụng. + Bộ chứng từ phải phù hợp với ISBP. - Sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng. Đây là nội dung ràng buộc trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng mở thư tín dụng đối với thư tín dụng mà mình đã mở. Ví dụ: Phần cam kết trong một thư tín dụng thường được diễn đạt như sau: Chúng tôi cam kết với những người ký phát hoặc người cầm phiếu trung thực rằng các hối phiếu được ký phát và chiết khấu phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng này sẽ được thanh toán khi xuất trình và các hối phiếu được chấp nhận theo điều khoản của thư tín dụng sẽ được thanh toán. 1.1.3.2. Tính chất của thư tín dụng Thư tín dụng là một văn bản hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương nhưng sau khi được thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này. Một khi thư tín dụng đã được mở và được các bên chấp nhận thì cho dù nội dung của thư tín dụng có đúng với nội dung của hợp đồng ngoại thương hay không cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan. Một khía cạnh khác biểu hiện tính độc lập của thư tín dụng với hợp đồng là ở chỗ, khi người thụ hưởng thư tín dụng xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo, ngân hàng phát hành đã thanh toán, song khi nhận hàng, nhà nhập khẩu phát hiện hàng hóa không đúng quy định trong hợp đồng đã ký kết, thì mọi tranh chấp sẽ do hai bên mua bán tự giải quyết, các ngân hàng được miễn trách nhiệm. Điều 4 UCP 600 có ghi: "Cam kết của ngân hàng về việc thanh toán, chiết khấu hay thực thi bất cứ nghĩa vụ nào của thư tín dụng không phụ thuộc vào sự khiếu nại hoặc biện hộ của người mở phát sinh từ mối quan hệ của người mở với ngân hàng phát hành hoặc với người hưởng" [41]. Vì vậy, 21
- trong giao dịch thư tín dụng, tất cả các bên tham gia chỉ căn cứ vào chứng từ mà không căn cứ vào hàng hóa, dịch vụ và/hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có thể liên quan. Trong thực tế, một số nhà nhập khẩu có thể sử dụng thư tín dụng như là công cụ dự phòng để cụ thể hóa, chi tiết hóa hoặc bổ sung những điều khoản mà hợp đồng thương mại còn sót. Ngoài ra, nó còn để đính chính, sửa chữa những nội dung bất lợi trong hợp đồng ngoại thương đã ký kết. Tóm lại, về mặt tài chính - ngân hàng, thư tín dụng là một phương thức thanh toán liên quan đến việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Người bán sẽ được đảm bảo thanh toán nếu xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ phù hợp với những quy định đề ra. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cũng có thể hiểu như là một khoản tạm ứng mà ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu. Từ tính chất của thư tín dụng có thể suy ra: chỉ có những tổ chức tín dụng mới có quyền thực hiện các giao dịch này và do tính độc quyền của hoạt động ngân hàng, giao dịch thanh toán này chỉ có thể được thực hiện thường xuyên bởi các tổ chức tín dụng. 1.2. PHÂN LOẠI THƯ TÍN DỤNG Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, với nội dung kỹ thuật nghiệp vụ của nó, đã đem lại cho phương thức thanh toán này những ưu việt hơn so với các phương thức thanh toán khác. Tuy nhiên, hiệu quả của phương thức này sẽ được thể hiện một cách đầy đủ hơn khi ta biết lựa chọn loại thư tín dụng phù hợp với yêu cầu của từng tình huống cụ thể, trong mối quan hệ thương mại quốc tế nảy sinh giữa các bên. Theo quy ước quốc tế, tín dụng thư có nhiều loại. Tuy nhiên, có một số loại phổ biến được phân biệt theo những góc độ sau đây. 1.2.1. Theo tính chất có thể hủy ngang 1.2.1.1. Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable letter of credit) Thư tín dụng có thể hủy ngang là thư tín dụng mà người mở thư tín dụng có quyền đề nghị ngân hàng mở thư tín dụng sửa đổi, bổ sung hoặc hủy 22