Luận văn Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay

pdf 99 trang vuhoa 25/08/2022 6520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_quyen_tiep_can_cong_ly_o_viet_nam_hien_nay.pdf

Nội dung text: Luận văn Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THẾ ANH QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THẾ ANH QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật Mã số : 60.38.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Giáo viên hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Đào Trí Úc HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thế Anh
  4. MỤC LỤC STT NỘI DUNG Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHỮNG QUAN NIÊṂ CHUNG VỀ CÔNG LÝ VÀ QUYỀN 7 TIẾP CẬN CÔNG LÝ 1.1. Khái niệm công lý 7 1.1.1. Khái niệm công lý trong lịch sử tư tưởng nhà nước và pháp luật 7 1.1.2. Mối liên hệ giữa công lý với một số khái niệm khác 19 1.2. Khái niệm và nội dung quyền tiếp cận công lý 23 1.2.1. Khái niệm quyền tiếp cận công lý 23 1.2.2. Cơ sở pháp lý của quyền tiếp cận công lý 27 1.2.3 Các bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận công lý 31 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG 39 LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Thực trạng hệ thống quy định liên quan đến các quyền và 39 nghĩa vụ của người dân 2.1.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 39 2.1.2 Việc áp dụng tập quán pháp trong bảo đảm thực hiện quyền tiếp 44 cận công lý 2.2. Hệ thống các bảo đảm quyền tiếp cận công lý 47 2.2.1 Vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm quyền tiếp cận công lý 47 2.2.2 Các thủ tục tố tụng 58 2.2.3 Hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý 61 Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP 70 CẬN CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 70 3.2. Đổi mới tổ chức, hoạt động của Tòa án nhân dân bảo đảm 74 thực hiện quyền tiếp cận công lý 3.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tư vấn pháp luật. 82
  5. 3.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý 86 KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
  6. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Công lý không phải là một thuật ngữ mới trong các lĩnh vực xã hội nói chung và pháp luật nói riêng. Ngay từ buổi đầu xuất hiện, khi con người ý thức được vai trò, vị trí của mình trong xã hội, ý niệm về công lý đã xuất hiện. công lý đã là ước mong, nguyện vọng của con người, được đối xử một cách công bằng, bình đẳng, ở thời sơ khai, nó được thể hiện ở việc chia các nguồn lợi phẩm (hoa quả, hoang thú) theo sự đóng góp của các cá nhân trong buổi đi săn bắt,hái lượm. “Không thể có hòa bình nếu không có công lý” là câu khẩu hiệu thường thấy của đồng bào Công giáo. Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng thành lập Ủy ban Công lý và Hòa bình. Có thể thấy, công lý cũng như cuộc chiến để giành công lý” cũng có lịch sử thăng trầm riêng của nó, gắn bó một cách mật thiết với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Trải qua những hình thái kinh tế - xã hội, những chế độ chính trị, chế độ nhà nước, dù là dã man nhất (chế độ chiếm hữu nô lệ) hay chế độ dân chủ nhất như hiện nay (chế độ dân chủ tư sản hoặc chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa); dù là xã hội nguyên thủy nhất hay hiện đại nhất, công lý luôn là cái mang tính tinh thần nhiều nhất trong ý niệm của con người. Ở kỷ nguyên hiện đại, tiếp cận công lý không chỉ thuần túy là một mong ước của con người nữa mà nó còn xuất hiện như là một tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá đối sự phát triển của một quốc gia, một hệ thống pháp luật. Bởi đây cũng vừa là quyền của con người và cũng là nghĩa vụ của nhà nước. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2013 và Nghị quyết Đại hội Đảng XI đã chỉ ra rõ con đường xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân của nước ta. Trong đó, Nhà nước pháp quyền trước hết cần phải có được một hệ thống pháp luật đảm bảo được tính công lý, đó là công bằng và lẽ phải theo nghĩa giản đơn nhất mà ta hiểu được. 1
  7. Tiếp cận công lý là một thuật ngữ chuyên ngành mới trong thời gian gần đây, được hiểu như là quyền được xét xử công bằng của người dân, tức là gắn chặt với các hoạt động “xét xử” hay hoạt động “tư pháp”. Trong những năm gần đây, hiệu quả hoạt động của hệ thống tư pháp ở Việt Nam không được đánh giá cao, thậm chí còn gây mất uy tín trong lòng người dân. Bởi nguyên nhân trước hết là hệ thống pháp luật chưa bảo đảm được cho người dân thực hiện triệt để quyền tiếp cận công lý của mình, sau đó là sự suy giảm lòng tin đối với cách hành xử của các chủ thể của hoạt động tư pháp. Tòa án từ khi mới thành lập đã có chức năng bảo vệ công lý thông qua hoạt động xét xử. Nhận thức sâu sắc được vấn đề đó, Hiến pháp 2013 của Việt Nam đã khẳng định rõ: “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý” tại khoản 3 Điều 102. Hay diễn tả theo cách khác thì Tòa án là người bảo vệ cuối cùng cho những tự do của người dân mà không phụ thuộc vào địa vị kinh tế hay địa vị xã hội của họ. Do đó, khi công dân mất niềm tin vào người nắm công lý của xã hội thì rõ ràng, hậu quả là rất nghiêm trọng. Với những gì diễn ra trong thời gian gần đây, dư luận xã hội đang bắt đầu đặt nghi vấn về năng lực, trình độ của đội ngũ tư pháp của nước ta. Ở một số trường hợp, họ không còn ý nghĩ mang những vụ tranh chấp của mình ra tòa nữa, mà lại có xu hướng “tự xử” với nhau. Dẫu biết rằng, pháp luật chỉ thể hiện một phần nhỏ của xã hội vì ngoài pháp luật, còn những thể chế khác nhau điều chỉnh, tác động lên hành vi của con người (phong tục, tập quán, hương ước, lệ làng ) và nhiều khi, những thiết chế tương ứng của các thể chế này lại hoạt động có hiệu quả hơn là các thiết chế tư pháp chính thức theo pháp luật. Xét theo khía cạnh đó, tiếp cận công lý vừa là một trạng thái của xã hội, vừa là một đòi hỏi, vừa là nghĩa vụ của nhà nước trong việc tổ chức, thực thi, bảo vệ pháp luật, tạo điều kiện cho các chủ thể nói chung (trong đó cũng có cả nhà nước) mà quan trong nhất là cá nhân (con người) nói riêng được tiến lại gần hơn lẽ phải và sự công bằng theo đúng nghĩa đên của nó. Tiếp cận công lý và những vấn đề liên quan không phải là vấn đề riêng của một quốc gia, một dân tộc hay một lãnh thổ, mà là vấn đề của “toàn cầu”, 2
  8. “toàn xã hội”. Đặc biệt trong những năm gần đây, vấn đề về tiếp cận công lý được nghiên cứu, khảo sát dưới nhiều cách thức khác nhau và đã đem lại những thành công bước đầu trong việc đánh giá được mức độ tiếp cận công lý của người dân. Việt Nam không đứng ngoài câu chuyện đó, với sự tham gia của nhiều tổ chức khác nhau, trong và ngoài nước, đã từng bước tiến hành những bước đầu của tiếp cận công lý. Việc cho ra đời Báo điện tử Công lý của Tòa án nhân dân tối cao hay việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam” do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan pháp luật và tư pháp khác của Việt Nam thực hiện là các sự kiện thể hiện điều đó. Vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Nhà nước và Pháp luật của tôi. 1.2. Tình hình nghiên cứu Công lý và tiếp cận công lý tuy không phải là một nội dung mới nhưng trong những năm gần đây, nó mới được chính thức trở thành một đối tượng nghiên cứu độc lập của nhiều ngành khoa học, trong đó có Luật học. Với nhận thức về tầm quan trọng của công lý trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, sau 4 bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), đến bản Hiến pháp năm 2013, các giá trị cơ bản của công lý đã lần đầu tiên được khẳng định và ghi nhận. Tuy nhiên, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có nhiều những công trình nghiên cứu cặn kẽ, đầy đủ về công lý, vấn đề công lý. Đã có một số công trình, tác phẩm nổi tiếng, bàn trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề công lý, tôi xin trích lại như sau: - Cuốn sách: “The Philosophy of Law: A very short introduction” (Triết học luật pháp) của Raymond Wacks, giáo sư danh dự về Luật và Lý thuyết pháp luật của Đại học Hồng Kông (bản dịch của Phạm Kiều Tùng, Nhà xuất 3
  9. bản Tri thức, 2011). Tác giả dành toàn bộ chương 4 bàn về Quyền và công lý, trong đó đưa ra những nét cơ bản về nhận thức về công lý, mối quan hệ giữa công lý và pháp luật. Ông viết: “Lý tưởng về công lý vừa là một phẩm chất có tính khoa trương của những hệ thống pháp lý nội địa và còn, trong những khẳng định về tính phổ biến của nó, mong muốn vượt qua chính luật pháp”. - Cuốn sách: “Bốn tiểu luận về tự do” của Isaiah Berlin (1909-1997) do Nguyễn Văn Trọng dịch, Nhà xuất bản Tri thức, năm 2014. Isaiah Berlin là nhà triết học người Do Thái, là triết gia muốn hướng các nghiên cứu của mình tới đông đảo độc giả chức không phải chỉ dành riêng cho các nhà chuyên môn. Ông quan niệm vai trò của triết gia đạo đức học là soi sáng vấn để để giúp cho công chúng có những phán đoán riêng của họ, chứ không phải hướng dẫn họ sống thế nào. - Cuốn sách: “Justice: Whats’s the right thing to do”, hay “Phải trái, đúng sai” của giáo sư Đại học Harvard Michale J. Sandel (bản dịch Hồ Đắc Phương, tái bản lần thứ 6, Nhà xuất bản Trẻ, năm 2015). Cuốn sách được GS.Ngô Bảo Châu nhận xét rằng: “Trang sách chính là cửa sổ mở sang những cuộc đời khác, những thế giới khác. Và cũng là chỗ để ảnh sáng mặt trời rọi vào cuộc đời mình”. Bên cạnh đó, cũng đã có một số tác phẩm nổi tiếng về công lý và tiếp cận công lý được xuất bản trong nước như: - Cuốn sách: “Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương”, Nhà xuất bản Sự thật, năm 1962. Đây là cuốn sách gồm tập hợp một số bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công lý trong giai đoạn 1921-1926. - Cuốn sách: “Triết học kinh tế trong “Lí thuyết về công lý” của Nhà triết học Mĩ - John Rawls” của Trần Thảo Nguyên, Nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 2006. Tác giả tập trung ý nghĩa và khả năng ứng dụng của học thuyết về công lý của John Rawls tại Việt Nam. Phân tích mệnh đề công lý như là công bằng của John Rawls, tác giả cho rằng công lý là cái gốc của công bằng, có ý nghĩa sâu sắc và khái quát hơn công bằng. 4
  10. - Bài viết: “Tiếp cận công lý và các nguyên lý của nhà nước pháp quyền” của Vũ Công Giao, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 25, năm 2009. Bài viết phân tích khái niệm và đặc điểm của tiếp cận công lý, nền tảng của tiếp cận công lý và sự tương thích giữa các nguyên tắc của tiếp cận công lý với các nguyên tắc của nền pháp quyền tại Việt Nam. - Cuốn sách: “Quyền con người trong thi hành công lý” của Tòa án nhân dân tối cao, 545 trang, Nhà xuất bản lao động - xã hội, năm 2010. Cuốn sách gồm 15 chương, cung cấp những thông tin nhằm giúp người đọc mà chủ yếu là cán bộ tòa án có kiến thức tương đối toàn diện và sâu sắc về các quyền cơ bản của con người và việc bảo đảm các quyền này trong quá trình thực thi công lý. - Báo cáo: “Chỉ số công lý - Thực trạng về Công bằng và Bình đẳng dựa trên ý kiến của người dân năm 2012” của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (tháng 7/2013). Chỉ số công lý giới thiệu một hướng tiếp cận mới để đánh giá kết quả tiến trình cải cách luật pháp và tư pháp đang diễn ra. Chỉ số công lý năm 2012 được thực hiện trên 21 tỉnh, thành phố, dựa trên 5 trục nội dung về thực thi pháp luật và bảo đảm công lý, bao gồm: Khả năng tiếp cận, Công bằng, Liêm chính, Tin cậy và hiệu quả, Bảo đảm các quyền cơ bản. Tuy nhiên, khảo sát mới chỉ đưa ra được ý niệm về công lý của người dân trên cở sở cảm nhận tâm lý học xã hội. 1.3.Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1.Mục tiêu tổng quát - Làm rõ thêm lý luận khoa học các quan điểm về công lý và quyền tiếp cận công lý; - Đánh giá được tương đối thực trạng về thực hiện quyền tiếp cận công lý hiện nay ở Việt Nam để từ đó, có thể đề ra một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hoạt động này. 5
  11. 1.3.2.Mục tiêu cụ thể - Nêu và phân tích, làm rõ các quan niệm chung về công lý và “quyền tiếp cận công lý” trên phương diện lịch sử nhà nước và pháp luật; so sánh giữa quan niệm về công lý với các quan niệm khác thường dùng trong pháp luật. - Nghiên cứu và tìm hiểu, phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện quyền tiếp cận công lý hiện nay ở Việt Nam. 1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng của đề tài: - Hệ thống lý luận về công lý,“quyền tiếp cận công lý”. - Thực trạng thực hiện quyền tiếp cận công lý hiện nay ở Việt Nam. - Một số giải pháp nâng cao thực hiện quyền tiếp cận công lý hiện nay. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: “Công lý” là môṭ khái niêṃ rôṇ g lớ n , do đó , nôị dung của quyền tiếp câṇ công lý cũng rất rôṇ g . Tuy nhiên, để phù hợp với quy mô của một Luận văn Thac̣ sĩ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quyền tiếp cận công lý trong tư pháp, tứ c là gắn chăṭ vớ i viêc̣ xét xử của Tòa án. 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử - cụ thể trong việc tìm hiểu, nghiên cứu các quan điểm về công lý qua các tài liệu sưu tầm được. - Đề tài sử dụng phương pháp điều tra xã hội học trong việc đánh giá thực trạng tiếp cận công lý ở một số nhóm đối tượng trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Nguồn số liệu được sử dụng lấy từ các báo cáo về chỉ số công lý của UNDP, một số cơ quan tư pháp trên địa bàn Hà Nội và qua khảo sát, điều tra xã hội học của tác giả. 2.Kết cấu nội dung luận văn: bao gồm 3 chương, 8 tiết. 6
  12. Chương 1 NHỮNG QUAN NIÊṂ CHUNG VỀ CÔNG LÝ VÀ QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ 1.1. Khái niệm về Công lý Khái niệm công lý là khái niệm thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học trong nhiều lĩnh vực khác nhau cũng như trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Trong khoa học pháp lý, công lý cần được xem xét trên một số khía cạnh như: lịch sử nhà nước và pháp luật; thực hiện pháp luật; xây dựng pháp luật Trong khuôn khổ luận văn này, tôi sẽ trình bày quan điểm phân loại của mình dựa trên những khía cạnh đó. 1.1.1. Khái niệm về công lý trong lịch sử tư tưởng nhà nước và pháp luật Theo đó, các phân đoạn phát triển của công lý tương ứng với các giai đoạn phát triển của xã hội. Luận văn căn cứ vào một số bộ luật tiêu biểu hoặc quan niệm của một số nhà tư tưởng tiêu biểu cho từng thời kỳ phát triển lịch sử nhà nước để làm cơ sở cho việc phân tích sự biểu hiện của quan niệm về công lý trong thời kỳ tương ứng. 1.1.1.1. Thời kỳ cổ đại Trong thời kỳ này xã hội còn sơ khai, ý niệm về công lý cũng mới bắt đầu được hình thành gắn với sự ra đời của các nhà nước và pháp luật đầu tiên. a) Phương Tây cổ đại Thật thiếu sót nếu đi tìm hiểu một định nghĩa chỉ ở nơi các nhà tư tưởng hay các triết gia lỗi lạc, đặc biệt ở giai đoạn này ở phương Tây. Bởi văn minh phương Tây thời cổ đại gắn liền với hệ thống các truyền thuyết, thần thoại mà ở đó thể hiện sự kiến giải vũ trụ, con người và những khát vọng của họ. Do đó, việc đi tìm quan niệm về công lý xuất phát từ các câu truyện với sự tồn tại của các vị thần theo tín ngưỡng của người dân thời cổ đại lúc bấy giờ là một điều cần thiết. 7
  13. Sớm nhất, người Ai Cập cổ đại có 2 vị thần đại diện cho công lý, đó là nữ thần Isis và nữ thần Maats. Nữ thần Isis được cho là vị thần tượng trưng cho Sự thât, Công bằng, Trật tự, Pháp luật Đạo đức và Công lý trong đời sống tâm linh của người Ai Cập cổ đại. Và nữ thần Maat được biết đến là chủ nhân của Phòng phân xử với tính cách thẳng thắn, đánh giá tất cả bằng sự xem xét tình cảm thận trọng. Thần thoại Hy Lạp còn lưu giữ đến ngày nay phần lớn thông qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật, mang tính nhân văn và tư tưởng triết học, giàu tính duy lý, triết lý. Được cho là sự hòa quyện giữa tư duy cảm tình và tư duy lý luận, cả hai hòa quyện tạo thành thể thống nhất và tạo nên những tác phẩm huy hoàng thời cổ đại. Trải qua nhiều biến cố, ngày nay thần thoại Hy Lạp chỉ còn giới hạn trong quá khứ, văn học và nghệ thuật. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận được tính giáo dục, triết lý, giá trị sâu sắc và ý tưởng được thể hiện trong thần thoại Hy Lạp. Theo truyền thyết, ở thời cổ đại của Hy Lạp, Bầu trời (Uranus) và Mặt đấy (Gaia) lấy nhau và sinh ra nữ thần Themis, một trong mười hai Titan (thần) tối cao của đỉnh Olympus. Themis là người làm ra luật định, thiết lập trật tự và ổn định trên thế gian để đảm bảo công lý. Themis tượng trưng cho Công lý, là hiện thân của pháp luật và trật tự tự nhiên, khác với luật và trật tự do con người đặt ra. Themis tham dự các cuộc tranh luận của chư thần, làm cố vấn cho chư thần trong các dịp đó. Themis thường chủ tọa các cuộc họp của thường nhân. Những thỏa hiệp kí kết giữa thường nhân đều được sự bảo trợ của Themis. Sự chính trực, nghiêm minh của bà đã khiến người Hy Lạp cổ xưa tạc tượng bà tay cầm kiếm, tay cầm cân, mắt bịt một dải băng để chứng tỏ sự vô tư, không thiên vị của phán quan. Themis có sáu người con với Zeus, một trong số đó đã kế tục bà trở thành hiện thân của công lý, đó là nữ thần Dike, thường được gọi là nữ thần 8
  14. của Lẽ phải, Chân lý và Sự thật. Nàng chuyên theo dõi việc tuân thủ quy định của Zeus dưới trần gian và báo lại cho cha mình biết những trường hợp vi phạm để Chúa thần giáng sấm sét trừng trị. Nhưng cuộc sống nơi trần thế mỗi lúc một thêm hỗn loạn, những hạt giống xấu xa từ chiếc hộp Pandora ngày càng lớn mạnh đến nỗi Dike cai quan không xuể, đành đổi tên thành Astreae có nghĩa là “tinh cầu” và bay về trời, như một ám chỉ: công lý tuyệt đối chỉ có thể được tìm thấy ở chân trời xa tắp, nơi người trần không thể nào vươn tới được. Khi người La Mã thôn tính Hy Lạp từ thế kỷ II Tr.CN, họ đã xây dựng nữ thần Công lý của họ, nữ thần Justitia dựa trên hình tượng của nữ thần Themis và nữ thần Dike. Theo đó, nữ thần Justitia là hiện thân của công lý trong thần thoại La Mã. Bà là một trinh nữ sống giữa loài người cho đến khi loài người trở nên hủ bại và tha hóa, buộc bà phải bay lên trời và hóa thân thành chòm sao Xử nữ (Virgo). Hình tượng nữ thần Justitia thường được xuất hiện với một vòng nguyện quế trên đầu, ngồi trên ghế, tay cầm một chiếc gậy dài và một nhành cây. Đôi khi, bà xuất hiện khi một tay cầm thanh gươm, một tay cầm cuộn giấy giữa hai con sư tử (dinh tổng trấn trong thành phố Venezia). Tuy nhiên, không phải ở nơi nào, hình tượng nữ thần tự do cũng xuất hiện với đôi mắt bị kín. Có nhiều bức tượng và bức tranh vẽ Nữ thần Công lý không bịt mắt, với lời giải thích rằng, Nữ thần Công lý với quyền năng của mình, không cần bịt mắt vẫn có thể tránh được sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh và đảm bảo được việc xét xử công bằng, không thiên vị. Điển hình như tượng thần Themis tại Tòa án tối cao Brisbane, tiểu bang Queensland, Australia hay thần Themis ở tòa nhà thượng viện Nga. Qua những hình tượng thần thoại kể trên, chúng ta có thể thấy được, dù ở các khu vực địa lý, nền văn minh khác nhau nhưng, công lý – ước vọng 9
  15. của con người luôn được thể hiện bởi sự nghiêm minh, khách quan của pháp luật. Ở đây, công lý dường như tách bạch khỏi công bằng, khi không có sự xuất hiện của bất kỳ một tầng lớp, hay một giai cấp nào cả. Nó chỉ là quan hệ giữa cái đúng – sai, cái thiện – ác và pháp luật – sự trừng phạt. Trong nền văn minh Hy Lạp cổ đại, công lý được cho rằng bắt nguồn từ trật tự xã hội, một xã hội ổn định, có trật tự sẽ thúc đẩy sự phát triển của công lý và ngược lại, một nền công lý mạnh mẽ sẽ thúc đẩy một xã hội trật tự, ổn định. Plato, triết gia vĩ đại của Hy Lạp, người mà ảnh hưởng của ông được mô tả một cách tuyệt vời bởi nhà triết học thế kỷ 20 Alfred North Whitehead: “Nét đặc trưng chung rõ ràng nhất của truyền thống triết học châu Âu là nó bao gồm một chuỗi những phụ chú cho tác phẩm của Plato”, đã đưa những quan điểm, tư tưởng của mình về vấn đề công lý trong những tranh luận về vấn đề đạo đức và pháp luật, đặc biệt trong cuốn Luật pháp, tác phẩm cuối cùng còn dang dở trước khi ông qua đời. Trong Quyển IV tác phẩm Luật pháp, khi bàn về cuộc sống đức hạnh, Platon cho rằng, công lý hay những nguyên tắc tôn giáo cùng những đạo đức đóng vai trò dẫn dắt cuộc sống của họ: Này các bạn, Thượng đế, theo truyền thuyết, nắm giữ trong tay Ngài cái đầu, cái giữa và cái cuối của mọi sự vật, nghĩa là chúng vận hành theo luật tự nhiên do Ngài xếp đặt trên một đường thẳng cho đến lúc kết thúc. Công lý luôn đi theo Ngài và sẽ trừng phạt những kẻ không thực hành đến nơi đến chốn luật của Thượng đế hắn bị luận phạt vì công lý không có gì khác hơn là phải thuận nhận mà thôi. [2, tr. 818] Như vậy, khi nói về pháp luật, Platon nhấn mạnh đến luật tự nhiên, theo đó, công lý với nghĩa trừng phạt những kẻ vi phạm luật tự nhiên cũng mang tính tự nhiên. Ngoài ra, sự “thuận nhận” hay “tâm phục khẩu phục” cũng mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho công lý. Tức là kẻ làm sai cũng nhận thấy cái 10
  16. sai của mình và vui vẻ, chấp thuận mà đồng ý với biện pháp trừng phạt áp dụng đối với mình. Đấy là sự khác nhau giữa “trừng phạt” theo nghĩa thông thường và “trừng phạt” của “công lý tự nhiên”. Trừng phạt theo nghĩa thông thường, có thể hiểu là sự trừng phạt theo quy định của pháp luật, do nhà làm luật quy định, kẻ làm điều sai có thể không “thuận nhận”. Tiếp tục dòng tư tưởng này, Pltaon thể hiện một lần nữa trong Quyển V tác phẩm Luật pháp khi bàn về việc quý trọng linh hồn và những giáo huấn về một cuộc sống đức hạnh: “Kẻ nhập vào bè xấu phải làm và chịu đựng những cái mà những kẻ theo bản chất ấy thường nói và làm đối với nhau, cái đau khổ không phải là công lý nhưng là sự trừng phạt; vì công lý và sự ngay thẳng thì cao quý, còn trừng phạt là sự đau khổ đi liền với sự bất chính” [2, tr.823] Trong Quyển X, khi bàn về các tội của những người không tin vào Thần linh hoặc có những ý tưởng sai lầm về các ngài. Plato thể hiện rõ sự bất khoan dung của mình đối với những người này. Thái độ này xuất phải bởi lòng yêu nước của ông, chỉ nhằm chống lại cái mà ông cho rằng sẽ làm tổn thương nền đạo đức quốc gia. Về việc trừng phạt đối với những loại người này, Platon nói: “Mọi vật vốn có linh hồn đã thay đổi và nơi chúng có một nguyên tắc thay đổi, thay đổi theo luật pháp và vận số: những thay đổi nhỏ về bản chất dịch chuyển trên mặt đất, nhưng tội nghiêm trọng thì phải xuống địa ngục, nghĩa là vào chỗ Diêm Vương và những nơi khác của cõi âm, mà nghe tên ai cũng phải kinh hãi. Và khi hồn thay đổi nhiều, tốt hơn hay xấu đi theo sự thôi thúc của riêng mình hay chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những hồn khác, khi nó thông hiệp với đức tính thần linh sẽ trở nên thần linh, nó được đem vào một nơi khác tốt hơn, vốn cũng linh thiêng và hoàn toàn thánh thiện; còn nếu hiệp thông với các xấu, nó cũng phải thay đổi vị trí trong cuộc sống. Vì đó là công lý của các Thần ngự trên trời. 11
  17. Hay tóm lại, “Nếu các người trở nên xấu xa thì sẽ phải vào chốn xấu xa, còn nếu tốt thì sẽ vào chỗ tốt. Đó là công lý của trời, mà dù các ngươi hay bất kỳ kẻ bất hạnh nào đó sẽ được vẻ vang khi tránh thoát; và là cái mà quyền lực ban bố đã đặc biệt ban bố; hãy lưu tâm đến những điều ấy, vì sẽ có ngày chúng sẽ lưu tâm đến các người”. [2, tr.846] Ở đây, cũng cùng tư tưởng với các phần trên, Platon cho rằng, công lý nằm ở chỗ các vị thần. Khi tiếp xúc với tư tưởng này, chúng ta có thể thấy có điểm giống với tư tưởng của Phật giáo phương Đông về “luật nhân – quả”. Gieo nhân gì, gặp quả nấy, và cũng tuân theo cái lý tự nhiên, hay công lý tự nhiên mà thôi. Còn theo Aristotle, vị triết gia mà ảnh hưởng và uy tín của ông mang tính quốc tế và vượt lên trên mọi trường phái, thì công lý được chia thành “công lý cải tạo” - nơi mà toà án với các quyết định của mình nhằm sửa chữa một lỗi lầm do một bên gây ra đối với bên khác và “công lý phân phối” – cách thức phân chia thành quả làm ra để công bằng với mỗi người, đúng theo những gì mà người đó xứng đáng được hưởng. Theo Aristotle, công lý phân phối chính là mối quan tâm chủ yếu, hàng đầu của các nhà lập pháp. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng luật pháp và công lý là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất, thậm chí, trong một số xã hội, luật pháp đôi khi đi chệch hướng hoặc đối nghịch với công lý. b) Phương Đông cổ đại Nền văn minh Lưỡng Hà thời BaBylon cổ đại lại có quan niệm công lý theo khía cạnh trao đổi, ngang bằng. Điều đó thể hiện rất rõ ở bộ luật Hammurabi (khoảng năm 1750 tr.cn và hiện là văn bản luật cổ nhất của con người được bảo tồn khá tốt). Vua là người được các vị thần trao cho trọng trách giữ gìn công lý trong xã hội. Theo đó, “vì hạnh phúc loài người, thần Anu và thần Enlin đã ra lệnh cho trẫm, Hammurabi, một vị vua quang minh 12
  18. và ngoan đạo trẫm, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu”. Công lý được định ra để “đình chỉ phân tranh làm cho đất nước được hưởng thái bình, nơi ăn chốn ở của nhân dân được che chở, không có gì phải lo âu sợ hãi”. Công lý được đặt ra “Để cho người mạnh không hà hiếp kẻ yếu, để cho những người cô quả có chỗ nương tựa ở thành Babilon, nơi mà vị thủ lĩnh của nó được thần Anu và thần Enlin khen ngợi, ở đền Exajin mà nền móng của nó lâu bền cùng với trời đất, để cho toà án trong nước tiện việc xét xử, để cho sự tuyên án trong nước tiện việc quyết định, để cho những kẻ bị thiệt thòi được trình bày chính nghĩa”. Tư tưởng công lý trong bộ luật này được thể hiện rõ sự gắn kết với việc giải quyết các vụ kiện tụng: “Nếu có được dân tự do nào đi kiện mà bị thiệt thòi thì đến trước bức tượng của trẫm tức là đến trước bức tượng của vị vua công bằng đọc cái cột đá mà trẫm khắc chữ, lắng nghe những lời vàng ngọc của trẫm, để cái cột đá của trẫm làm rõ vụ án cho người đó để người đó đựơc xét xử một cách công bằng, để cho lòng được nhẹ nhõm”. Nhưng việc thể hiện cụ thể công lý trong bộ luật Hammurabi lại có phần cứng nhắc và khắc nghiệt khi công lý gắn liền với sự trừng phạt, nó là sự trả thù ngang bằng, nghĩa là họ phải nhận lại một sự đau đớn về thể xác giống hệt như những gì họ làm cho người khác. Một số các điều luật thể hiện nguyên tắc đó rất rõ: Điều 196: Nếu dân tự do làm hỏng mắt của con của bất cứ người dân tự do nào, thì phải làm hỏng mắt của y. Điều 197: Nếu dân tự do làm gãy xương của dân tự do, thì phải làm gãy xương của y. Điều 200: Nếu dân tự do đánh gãy răng của người dân tự do ngang hàng với mình, thì phải đánh gãy răng của y. 13
  19. Nguyên tắc công lý thể hiện trong bộ luật lại là việc áp dụng hình phạt ngang bằng, bắt nguồn từ tập quán trả thù nguyên thủy (Talion), “mắt đền mắt, răng đền răng”, hay “lấy mắt đổi mắt, lấy răng đổi răng”, hay theo kiểu thường nghe là “mạng đền mạng”, là một nguyên tắc là ất cứ ai làm cho người khác bị thương vì lý do gì thì cũng phải bị trừng phạt y như vậy. Đây là sự trả đũa theo pháp luật tùy theo mức độ nặng nhẹ việc làm ai đó bị thường. Dù cho những quan điểm, tư tưởng của các nhà khoa học thời kỳ này tiến bộ đến đâu chăng nữa, nhưng chỉ xuất hiện ở các giai thoại, tác phẩm khoa học thì tính đại diện vẫn khó có thể so bằng bộ luật thành văn như thế này. Như vậy, rõ ràng khi nhắc đến công lý thời kỳ cổ đại, tính chất đặc trưng là sự báo thù. 1.1.1.2.Thời kỳ trung đại Augustine, nhà triết học có ảnh hưởng lớn đầu tiên thời trung cổ, cho rằng công lý cao hơn nhà nước và là vĩnh cửu. Công lý tự nhiên cao hơn luật pháp. Luật pháp không công bằng thì không phải là luật pháp. Thomas Aquinas, nhà triết học và thần học Italia trong truyền thống kinh viện chủ nghĩa, cũng cho rằng trong thực tế những đạo luật nhân định có thể công bằng hay không công bằng. Công lý là khái niệm cơ sở, có nội hàm rộng hơn khái niệm luật pháp. Những giá trị của công lý cung cấp những tiêu chí quan trọng cơ bản để đánh giá, thẩm định các đạo luật thực định. Một đạo luật công bằng là một đạo luật dựa trên và không đối lập với các quyền tự nhiên. Bất công chính là những hành vi liên quan đến việc vi phạm các quyền tự nhiên như các tội giết người, hành hung, trộm cắp, bắt cóc, nô lệ, hiếp dâm, gian lận hoặc các hành vi gây ảnh hưởng sai lệch nhất định đến sự phân phối thịnh vượng, thu nhập. Không có cách phân phối cụ thể nào được coi là công bằng hoặc không công bằng từ sự lựa chọn của các 14
  20. cá nhân. Sự phân phối lợi ích và chi phí chỉ được coi là công bằng nếu người đó được tự do lựa chọn trao đổi với người khác. 1.1.1.3.Thời kỳ cận đại Cũng giống như các vấn đề khác của xã hội, trong thời kỳ này đã xuất hiện rất nhiều những tư tưởng lỗi lạc về công lý, đặc biệt ở các nước phương Tây, với nhiều trường phái và nhiều tác giả. Thomas Hobbes (1588-1679) khi bàn về xã ước (thỏa ước xã hội) đã nói thân phân con người trước khi có xã ước là “đơn độc, nghèo khổ, đáng tởm, tàn bạo và ngắn ngủi”, nghĩa là trong tình trạng tự nhiên của mình. Ông khẳng định rằng luật tự nhiên dạy chúng ta sự cần thiết phải tự bảo tồn: luật pháp và chính quyền là cần thiết nếu chúng ta cần phải bảo vệ trật tự và an ninh. Với xã ước, vì thế chúng ta phải từ bỏ sự tự do tự nhiên của chúng ta để tạo ra một xã hội trật tự. Triết lý của Hobbes, vì thế là hơi độc đoán, đặt trật tự lên trên công lý. Trong tác phẩm Khế ước xã hội của Jean Jacques Rousseau (1712 – 1778), - một nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh hưởng lớn tới Cách mạng Pháp 1789, ông viết: Mọi công lý đến từ Đức Chúa Trời, và Ngài là nguồn gốc duy nhất của công lý; nhưng nếu chúng ta biết cách tiếp nhận nguồn công lý cao siêu như vậy thì chúng ta sẽ chẳng cần đến chính phủ và luật pháp. Hiển nhiên là phải có một loại công lý có tính phổ cập đến tất cả mọi người, và từ lý trí mà ra; nhưng muốn được chúng ta chấp nhận, thì công lý này phải có tính tương hoán giữa người với người. Cứ theo bản tính của con người mà nói thì luật pháp của công lý thiên nhiên không có hiệu quả với con người, vì thiếu tính chế tài; chúng chỉ làm lợi cho kẻ xấu và làm hại người công bằng, vì người công bằng tôn trọng luật pháp với tất cả mọi người, trong khi kẻ xấu thì lại bất tuân luật lệ. [ 8,tr.75] 15