Luận văn Quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam

pdf 99 trang vuhoa 25/08/2022 9180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_quyen_lam_viec_cua_nguoi_khuyet_tat_tai_viet_nam.pdf

Nội dung text: Luận văn Quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ QUẾ QUYÒN LµM VIÖC CñA NG¦êI KHUYÕT TËT T¹I VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ QUẾ QUYÒN LµM VIÖC CñA NG¦êI KHUYÕT TËT T¹I VIÖT NAM Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG NGỌC GIAO HÀ NỘI – 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Quế
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 7 1.1. Các khái niệm cơ bản 7 1.1.1. Khái niệm người khuyết tật theo công ước quốc tế và luật người khuyết tật 7 1.1.2. Khái niệm người lao động khuyết tật 11 1.1.3. Quyền làm việc của người khuyết tật trong mối quan hệ với các quyền khác 12 1.1.4. Quyền làm việc của người khuyết tật – Quyền con người 13 1.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật 18 1.2.1. Quyền làm việc của người khuyết tật tại Nhật Bản 18 1.2.2. Quyền làm việc của người khuyết tật tại Malaysia 20 1.2.3. Quyền làm việc của người khuyết tật ở nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa 25 1.2.4. Quyền làm việc của người khuyết tật ở Mỹ 27 Kết luận chương 1 31 Chương 2: THỰC TRẠNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT, THỂ CHẾ ĐẢM BẢO QUYỀN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI VIỆT NAM 32
  5. 2.1. Thực trạng lao động khuyết tật tại Việt Nam 32 2.1.1. Tỷ lệ lao động khuyết tật 32 2.1.2. Các dạng khuyết tật theo lứa tuổi 33 2.1.3. Giáo dục và đào tạo 35 2.1.4. Tham gia lực lượng lao động và việc làm 40 2.1.5. Mức sống và thu nhập 41 2.2. Chính sách, pháp luật, cơ chế đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam 44 2.2.1. Chính sách đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật 44 2.2.2. Pháp luật đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật 56 2.2.3. Thể chế đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật 66 Kết luận chương 2 76 Chương 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT, THỂ CHẾ CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC ĐẢM BẢO QUYỀN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT 78 3.1. Tổng quan đánh giá 78 3.1.1. Về Chính sách 78 3.1.2. Về pháp luật 81 3.1.3. Về thể chế 82 3.2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo thực thi quyền làm việc của người khuyết tật Việt Nam 83 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật 83 3.2.2. Hoàn thiện chính sách 84 3.2.3. Hoàn thiện thể chế 85 Kết luận chương 3 87 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLĐTBXH: Bộ lao động thương binh xã hội CNTT: Công nghệ thông tin ĐHQG: Đại học Quốc gia ĐTMSDC: Điều tra mức sống dân cư LĐTBXH: Lao động thương binh xã hội NKT: Người khuyết tật TĐTDS: Tổng điều tra dân số UBND: Ủy ban nhân dân
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Tỷ lệ khuyết tật theo dạng khuyết tật, mức độ khó khăn và giới tính 33 Bảng 2.2: So sánh cơ cấu người khuyết tật theo nhóm tuổi, năm 1995, 2005 và 2009 34 Bảng 2.3: Giáo dục và đào tạo theo tình trạng khuyết tật và mức độ khó khăn 35 Bảng 2.4: Tình trạng đi học của trẻ theo tình trạng khuyết tật và mức độ khó khăn 38 Bảng 2.5: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo mức độ khuyết tật 40 Bảng 2.6: Thu nhập bình quân của người khuyết tật chia theo nhóm tuổi và lĩnh vực nghề nghiệp 42 Bảng 3.1: Mức chi phí đào tạo nghề cho học viên là người khuyết tật 59 Bảng 3.2: Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Đồng Nai – Đào tạo cho người khuyết tật 72 Bảng 3.3: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại tỉnh Hải Dương 72
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hiện nay số người khuyết tật ở nước ta chiếm khoảng 6% dân số trong đó có 60% người là đang trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động nhất định. Với những đặc tính của mình như chăm chỉ, tận tuỵ, tính kỷ luật cao người khuyết tật cũng là một nguồn lực mang lại nhiều giá trị cho xã hội. Rất nhiều người khuyết tật có khiếm khuyết một phần cơ thể vẫn có thể làm các công việc phù hợp để nuôi sống bản thân và giúp ích cho xã hội, đây được coi là một quyền hết sức chính đáng của người khuyết tật. Từ việc có thể lao động, giúp ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng, người khuyết tật sẽ có thêm sự tự tin để tham gia vào các quyền kinh tế xã hội, văn hoá,dân sự chính trị khác của minh như học hành, kết hôn,tham gia sinh hoạt văn hoá xã hội, chính trị . Bởi vậy có thể nói quyền làm việc là một trong những quyền căn bản tạo tiền đề để người khuyết tật có thể thực hiện được những quyền khác. Quyền này cũng đã được quy định trong luật người khuyết tật của Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến lãng phí nguồn lao động không nhỏ, tạo thêm gánh nặng cho phúc lợi xã hội. Một phần do quan niệm xã hội luôn coi những người khuyết tật là vô dụng,không có khả năng lao động, các chủ lao động chưa nhận thức được năng lực của người khuyết tật (những đặc điểm hơn hẳn người bình thường như sự trung thành, tận tuỵ, làm việc hết mình ) nên chưa có chiến lược sắp xếp và sử dụng người lao động khuyết tật. Mặt khác các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tuyên truyền của nhà nước chưa thực sự hiệu quả, cộng với tâm lý tự ti của chính bản thân người khuyết tật đã tạo thành rào cản rất lớn. Tại Việt Nam,một số người khuyết tật bị lợi dụng trở thành công cụ 1
  9. kiếm tiền của những kẻ bất lương là hiện trạng chúng ta có thể thấy hàng ngày. Tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đặc biệt tại các địa điểm du lịch, các khu chợ đông đúc, các ngã tư nhộn nhịp những người khuyết tật với bộ dạng bẩn thỉu, nhếch nhác, đáng thương được tung ra để xin tiền. Đây là một trong những chiêu trò lợi dụng lòng thương hại của mọi người và cơ thể khiếm khuyết của người khuyết tật để trục lợi của một số cá nhân hành nghề “chăn dắt”.Điều này không những làm mất mĩ quan đường phố,ảnh hưởng đến ngành du lịch mà còn hạ nhục nhân phẩm, danh dự của người khuyết tật. Đây rõ ràng là hai mặt của một vấn đề, từ chỗ không được đảm bảo quyền làm việc đến bị lợi dụng và trà đạp lên danh dự, nhân phẩm để kiếm tiền. Chính vì thực trạng trên tại Việt Nam, yêu cầu cần có một đề tài nghiên cứu khoa học về quyền có việc làm của người khuyết tật là hết sức cấp thiết. Nghiên cứu này hi vọng có thể qua thực trạng tại Việt Nam hiện nay, chỉ ra các nguyên nhân căn bản nhất và một vài giải pháp để khắc phúc. 2. Tình hình nghiên cứu Ở nước ta, bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền của người khuyết tật nói riêng, trong đó có quyền làm việc của người khuết tật là vấn đề đã được Đảng, Nhà nước cùng các nhà khoa học xã hội hết sức quan tâm nghiên cứu. Đầu tiên phải kể đến các công trình nghiên cứu về quyền con người nói chung - tạo tiền đề cho việc nghiên cứu quyền của các nhóm người yếu thế trong xã hội - nở rộ và đạt được nhiều thành tựu trong những năm gần đây: Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người biên tập hai tập chuyên khảo: “Quyền con người, quyền công dân” của nhiều tác giả, xuất bản năm 1995; “Tìm hiểu vấn đề nhân quyền trong thế giới hiện đại” do TS. Chu Hồng Thanh chủ biên, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1996; Báo cáo tổng thuật Đề tài 2
  10. KX.07- 16 nghiên cứu về “Các điều kiện đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước” do GS.TS Hoàng Văn Hảo chủ nhiệm “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người” của tập thể tác giả do GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, T.S Vũ Công Giao, ThS. Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên) và cuốn sách nhiều tập “Quyền con người” tiếp cận đa ngành, liên ngành của GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010; v.v Trong nhóm quyền của người khuyết tật nói chung và quyền làm việc của người khuyết tật nói riêng cũng hết sức được quan tâm, nghiên cứu, có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: Luận án tiến sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật tại Việt Nam hiện nay” Nguyễn Thị Báo – học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Báo cáo thực hiện các “chính sách về việc làm cho người khuyết tật – nhìn từ góc độ luật pháp” – tham luận của cục việc làm, bộ lao động thương binh xã hội năm 2008 tại hội thảo về chính sách việc làm đối với người khuyết tật; Luận văn “pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam” Phạm Thị Thanh Việt, luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2009 Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác đã được đăng trong các tập san, tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Toà án nhân dân, Tạp chí Lập pháp . Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc nghiên cứu các vấn đề quyền con người, pháp luật về người khuyết tật tại Việt Nam nhưng vẫn chủ yếu tiếp cận dưới góc độ pháp luật chứ chưa tiếp cận một cách sâu sắc dưới góc độ “quyền” mà cụ thể ở đây là quyền làm việc của người khuyết tật. Tuy nhiên những nghiên cứu trên vẫn là những tài liệu tham khảo hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. 3
  11. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quyền làm việc của người khuyết tật ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng, làm sáng tỏ những bất cập hạn chế, để đưa ra những kiến nghị và giải pháp tăng cường bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: - Làm rõ những khái niệm cơ bản về quyền làm việc của người khuyết tật. - Phân tích các chính sách, pháp luật và thể chế của nhà nước trong việc hỗ trợ đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật. - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về việc đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật. - Kiến nghị hoàn thiện các chính sách, pháp luật và thể chế nhằm nâng cao việc đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam. Các cơ chế liên quan đến việc thực thi quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu bao gồm: Những vấn đề chung về bảo vệ quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam.Quy định của luật người khuyết tật hiện hành và thực tiễn bảo vệ quyền làm việc của người khuyết tật. Hoàn thiện các quy định của pháp luật, các chính sách, thể chế nhằm nâng cao việc bảo vệ quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa 4
  12. Mác-LêNin (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và Pháp luật, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về bảo vệ quyền con người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác – Lênin. Cùng với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội nói chung bao gồm phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp từ góc độ lý luận về quyền con người nói chung và quyền làm việc của người khuyết tật nói riêng. 6. Những điểm mới về mặt khoa học của luận văn Luận văn đi sâu nghiên cứu vào một mảng nhỏ của nhóm những đối tượng dễ bị tổn thương đó là quyền làm việc của người khuyết tật. Nhưng có thể nói đây là quyền hết sức quan trọng cần được đảm bảo. Bởi lẽ đây sẽ là quyền cơ bản làm tiền đề để phát triển các nhóm quyền khác của người khuyết tật. Mác đã nói: kinh tê quyết định chính trị. Việc NKT có thể tự lập về kinh tế sẽ đảm bảo để NKT có cơ hội thực hiện các quyền kinh tế xã hội, chính trị khác của mình. Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống các công cụ để nhà nước giúp NKT đảm bảo quyền làm việc đó là: Chính sách, pháp luật và thể chế để thực thi các chính sách pháp luật của nhà nước. Qua nghiên cứu, phát hiện ra các thiếu sót, khuyết điểm để từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị phù hợp. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan (đến chủ đề của luận văn). Ngoài ra, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam. 5
  13. 7. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn Đề tài là một đóng góp khiêm tốn trong việc giải quyết về mặt khoa học một trong những nội dung cấp thiết hiện nay ở nước ta là bảo vệ quyền làm việc của người khuyết tật. Luận văn sẽ đóng góp một phần lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho việc thực hiện có hiệu quả việc bảo vệ quyền làm việc của người khuyết tật. Kết quả của luận văn có giá trị tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu thì luận văn được kết cầu gồm 3 chương: Chương 1. Lý luận chung về quyền làm việc của người khuyết tật và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. Chương 2. Thực trạng người khuyết tật tại Việt Nam và các chính sách, pháp luật, thể chế đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam. Chương 3. Kiến nghị hoàn thiện về chính sách, pháp luật, thể chế của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật. 6
  14. Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 1.1 . Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm người khuyết tật theo công ước quốc tế và luật người khuyết tật Theo công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật được đại hội đồng liên hợp quốc thông qua ngày 13/3/2007 thì khái niệm người khuyết tật được hiểu là một khái niệm mở, tiến triển theo thời gian và điều kiện xã hội, theo đó thì các quốc gia tham gia công ước sẽ: Thừa nhận rằng sự khuyết tật là một khái niệm luôn tiến triển và sự khuyết tật xuất phát từ sự tương tác giữa người có khuyết tật với những rào cản về môi trường và thái độ, những rào cản này phương hại đến sự tham gia đầy đủ và hữu hiệu của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác [14, Điều 1]. Theo đó thì sự khuyết tật và mức độ khuyết tật được đánh giá trên phương diện nó là rào cản ảnh hưởng đến việc người khuyết tật tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội, thực hiện các quyền bình đẳng, hợp pháp của mình. Khái niệm này dẫn đến việc số lượng người được coi là khuyết tật sẽ cao hơn cách tính của Việt Nam. Vì sẽ bao gồm cả những người bị suy giảm một phần chức năng về thị giác, thính giác do tuổi già và các trường hợp tật nhẹ khác. Trong luận văn này, ở mục thực trạng người viết có nêu những số liệu thống kê do cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 tập hợp về người khuyết tật tại Việt Nam. Đây là những số liệu dựa trên cách đánh giá theo khái niệm của công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật đã nêu trên. Tức là đánh giá theo mức độ khó khăn trong việc thực hiện các chức năng nghe, nhìn, vận 7
  15. động, tư duy. vv đây là một cách thống kê tiến bộ và tiệm cận với cách tính phổ biến trên thế giới. Theo luật của Việt Nam, người khuyết tật được hiểu như sau: Điều 2 luật người khuyết tật năm 2010 đã đưa ra những khái niệm cơ bản sau: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn Ở Việt Nam, Ngày 14/7/2006 Văn phòng Điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam đã hợp tác với Tổ chức Cứu trợ và Phát triển (CRS) tổ chức dự thảo “Khái niệm và từ ngữ về người khuyết tật”. Đã có ý kiến đề nghị nên dùng từ “khuyết tật” thay từ “tàn tật”. Hội thảo đã đi đến kết luận là sự cần thiết sử dụng từ “khuyết tật” thay cho “tàn tật” bởi vì những lý do sau: - Mặt ý nghĩa từ “tàn tật” mang ý nghĩa tiêu cực, nặng nề hơn. Việc dùng từ tàn tật sẽ khiến người ta có cảm giác là những người này không còn khả năng gì và điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự nỗ lực phấn đấu vượt khó khăn. Trong khi đó từ “khuyết tật” lại mang ý nghĩa là những khiếm khuyết, sự giảm chức năng, phục hồi chức năng, vẫn còn khả năng, còn hy vọng bởi vậy, nó mang ý nghĩa tích cực hơn. - Xã hội ngày càng phát triển, văn minh hơn, nhận thức của xã hội nói chung và nhận thức của xã hội về người khuyết tật nói riêng cũng thay đổi nên từ ngữ sử dụng cũng cần thay đổi theo xu hướng đó. - Đại bộ phận người khuyết tật mong muốn được gọi là người khuyết tật chứ không phải là người tàn tật vì nó mang tính nhân văn và xã hội nhiều hơn. 8
  16. Phân loại người khuyết tật Để phân loại người khuyết tật nói chung và lao động khuyết tật nói riêng có thể dựa vào các tiêu chí sau đây: a. Theo nguyên nhân dẫn đến khuyết tật, gồm có: Nhóm nguyên nhân khuyết tật do bẩm sinh; Nhóm nguyên nhân khuyết tật do bệnh tật; Nhóm nguyên nhân khuyết tật do chiến tranh; Nhóm nguyên nhân khuyết tật do tai nạn lao động; Do các nguyên nhân khác. b. Theo tiêu chuẩn phân loại khả năng suy giảm, khuyết tật và trở ngại (ICIDH) do tổ chức Y tế thế giới ban hành vào năm 1980, gồm 7 dạng: Suy giảm khả năng vận động như bị cụt chân, cụt tay, liệt, bại não Suy giảm thính giác/nói (giao tiếp); Suy giảm thị giác bao gồm mù, mù màu ; Hành vì cư xử xa lạ (thường là do kết quả bệnh thần kinh phân liệt hay chứng loạn thần kinh hay những bệnh tâm thần khác); Chứng động kinh, ngất xỉu. c. Theo bộ chỉ số đa mục tiêu: Phản ánh tình hình chung về khuyết tật; phản ánh nguyên nhân khuyết tật, phản ánh cơ cấu địa bàn cư trú của người khuyết tật theo địa giới hành chính, phản ánh theo nhân khẩu học: Giới tính, độ tuổi, dân tộc, tình trạng hôn nhân, phản ánh theo trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghề nghiệp, phản ánh nhu cầu đa dạng của người khuyết tật theo nhu cầu trợ giúp. d. Tại cuộc tổng điều tra dân số (TĐTDS) năm 2009 của Việt Nam đã sử dụng khung phân loại quốc tế để phân loại người khuyết tật. Các phân loại này được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia và các tổ chức phi chính phủ, liên hợp quốc Đây là khung phân loại quốc tế về Chức năng, Khuyết tật và sức khỏe (ICF) của tổ chức y tế thế giới WTO để xác định tình trạng sức khỏe và khuyết tật. Nguyên tắc chủ chốt trong việc xây dựng khung phân loại này là sự bình đẳng trong cơ hội. Khung phân loại ICF không xét đến những khiếm khuyết của từng cá nhân mà hướng tới khả năng thực hiện các chức 9
  17. năng của người dân. Phương pháp phân loại này cho phép so sánh giữa các quốc gia trên toàn thế giới và trên thực tế đã được sử dụng trong TĐTDS ở nhiều quốc gia. TĐTDS sử dụng bộ câu hỏi ngắn, trọng tâm về tình trạng khuyết tật do nhóm Washington về thống kê khuyết tật xây dựng (WGDS 2006). Bộ câu hỏi gồm 4 câu hỏi về mức độ khó khăn trong việc thực hiện 4 chức năng là: 1) Nhìn; 2) Nghe; 3) Vận động; 4)tập trung ghi nhớ. Người trả lời sẽ tự đánh giá mức độ khó khăn của mình theo 4 mức độ 1) không có khó khăn gì; 2) Có khó khăn; 3) Rất khó khăn; 4) Không thể thực hiện được. e. Luật người khuyết tật Việt Nam 2010 đã phân loại người khuyết tật như sau: Theo điều 2 NĐ 28/2012/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật người khuyết tật thì có 6 dạng khuyết tật như sau: - Khuyết tật thị giác: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. - Khuyết tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển - Khuyết tật nghe nói: tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói. - Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. - Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. - Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp đã nêu trên. 10
  18. Việc phân loại dạng khuyết tật cũng như xác định mức độ khuyết tật là rất quan trọng vì với mỗi loại khuyết tật sẽ phù hợp với công việc và các trang thiết bị hỗ trợ khác nhau. Các mức độ khuyết tật khác nhau cũng giúp người sử dụng lao động đánh giá được khả năng lao động để bố trí công việc phù hợp cho từng lao động. 1.1.2. Khái niệm người lao động khuyết tật Khái niệm người lao động khuyết tật sẽ hẹp hơn khái niệm lao động khuyết tật vì không phải tất cả những người khuyết tật đều có khả năng lao động. Trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến đối tượng lao động là người khuyết tật có năng lực chủ thể tức là có đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi. Họ có đủ năng lực chủ thể mới đủ điều kiện tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó: - Năng lực pháp lý là khả năng chủ thể hưởng các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước thừa nhận, đối với cá nhân có năng lực pháp lý kể từ khi công dân đó được sinh ra. - Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể bằng hành vi của mình tham gia vào các quan hệ pháp luật và phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý do hành vi đem lại. Một chủ thể pháp luật chỉ có đơn thuần năng lực pháp luật không thể tự mình tham gia vào quan hệ pháp luật để thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ thể. Như một người bị bệnh tâm thần nặng mất năng lực hành vi, mất năng lực chủ thể không tham gia vào quan hệ pháp luật không thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh do vậy không thể coi là người lao động khuyết tật. Ngoài ra với các dạng khuyết tật khác nhau, mức độ khuyết tật khác nhau cũng quyết định đến khả năng lao động của người khuyết tật. Việc phân loại như vậy là hết sức quan trọng để có thể có những chương trình đào tạo 11
  19. nghề thích hợp, tư vấn học nghề và tìm những công việc thích hợp, cũng như tạo môi trường lao động thuận lợi cho người lao động khuyết tật. Tuy nhiên hiện nay ở nước ta, vẫn chưa có bộ quy chuẩn, phân loại lao động khuyết tật một cách chính xác để phục vụ cho các hoạt động dạy nghề và tư vấn việc làm cho người lao động khuyết tật. Hiện chúng ta chỉ có quy định về việc giám định mức độ khuyết tật và quy định không được sử dụng những người khuyết tật từ 51% trở lên làm việc thêm giờ vào ban đêm. Như vậy quy định về mảng này còn khuyết, cần phải bổ sung những quy định, quy chuẩn phân loại mức độ khuyết tật, dạng khuyết tật để phục vụ cho việc tư vấn dạy nghề, dạy nghề, tạo việc làm và tạo môi trường lao động thích hợp. 1.1.3. Quyền làm việc của người khuyết tật trong mối quan hệ với các quyền khác Có thể nói quyền làm việc của người khuyết tật là một quyền cơ bản, tạo tiền đề để người khuyết tật có cơ hội tiếp cận và thực hiện các quyền khác của mình. Khi người khuyết tật được học nghề và làm việc phù hợp với khả năng, tự tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân, không phải phụ thuộc vào gia đình và xã hội thì tự bản thân người khuyết tật sẽ cảm thấy tự tin trong cuộc sống, tiếng nói của họ trong gia đình và xã hội sẽ có trọng lượng hơn. Từ đó người khuyết tật mạnh rạn tham gia các hoạt động xã hội khác trong khu dân cư nơi mình sinh sống, cơ quan nơi mình làm việc, các quyền về văn hóa xã hội của người khuyết tật vì thế mà được đảm bảo hơn. Từ việc có thể tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nâng cao hơn nữa, người khuyết tật có thể tiếp cận các quyền dân sự chính trị như ứng cử, bầu cử, tự do ngôn luận Rõ ràng, khi có thể tự chủ về kinh tế, tìm được chỗ đứng của mình trong xã hội thì người khuyết tật mới có tiếng nói và có cơ hội thực hiện các quyền văn hóa xã hội, dân sự chính trị. 12
  20. Tương tự như vậy, khi có quyền làm việc, có khả năng tự tạo thu nhập thì các quyền về kinh tế của người khuyết tật mới có cơ hội được đảm bảo tốt hơn. Ví dụ người khuyết tật khi chứng minh được năng lực của mình có thể tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để tự mình sản xuất kinh doanh, thành lập công ty đóng góp vào nền kinh tế chung của đất nước. 1.1.4. Quyền làm việc của người khuyết tật – Quyền con người * Năng lực pháp luật của người khuyết tật – quyền được làm việc, được pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia công nhận - Quyền làm việc của người khuyết tật theo công ước quốc tế Sau sáu năm với tám phiên họp, toàn thể đại biểu các quốc gia thành viên do ủy ban đặc biệt của Đại hội đồng Liên hiệp quốc triệu tập để đóng góp xây dựng cho dự thảo, ngày 13/12/2006, tại kỳ họp lần thứ 61 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, toàn thể đại biểu đã nhất trí thông qua Công ước về quyền của người khuyết tật (NKT). Đây là một văn bản quy phạm pháp luật quốc tế đầu tiên của xã hội loài người, khẳng định mọi tiếp cận của NKT đều dựa trên quyền của NKT được quy định trong Công ước. Công ước còn nhằm thúc đẩy, bảo vệ và đảm bảo NKT được hưởng đầy đủ và bình đẳng tất cả quyền con người và quyền tự do cơ bản, đồng thời, thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá vốn có của NKT.Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật được đại hội đồng thông qua ngày 13/3/2007 đã quy định rõ về vấn đề quyền làm việc của người khuyết tật. Trong đó, về mặt nguyên tắc, yêu cầu các quốc gia thành viên công nhận quyền lao động của người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng với những người khác; quyền này bao gồm cả quyền có cơ hội tự kiếm sống bằng hình thức lao động do người lao động chọn hoặc chấp nhận trên thị trường lao động và trong môi trường lao động mở, dễ tiếp cận đối với người khuyết tật. Quốc gia thành viên bảo vệ và thúc đẩy việc biến quyền làm việc thành hiện thực, kể cả cho những người bị khuyết tật trong quá trình lao động, 13
  21. bằng cách tiến hành các bước thích hợp, bao gồm việc thông qua các biện pháp lập pháp, nhằm một số mục đích, trong đó có: a. Cấm phân biệt trên cơ sở sự khuyết tật trong mọi vấn đề liên quan đến việc làm, bao gồm điều kiện tuyển dụng, sự thuê mướn và tuyển dụng, tiếp tục được tuyển dụng, thăng tiến nghề nghiệp và điều kiện làm việc an toàn và bảo đảm sức khỏe; b. Bảo vệ quyền của người khuyết tật được có điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi trên cơ sở bình đẳng với những người khác, trong đó có cơ hội bình đẳng và được trả lương ngang nhau cho công việc có giá trị ngang nhau, điều kiện làm việc an toàn và bảo đảm sức khỏe, bao gồm việc được bảo vệ không bị quấy rối hay bị mắng nhiếc. c. Bảo đảm cho người khuyết tật có thể thực hiện quyền tham gia công đoàn, nghiệp đoàn trên cơ sở bình đẳng với những người khác; d. Tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận các chương trình kỹ thuật và hướng nghiệp chung, các dịch vụ việc làm, đào tạo nghề và đào tạo tiếp tục; e. Thúc đẩy cơ hội việc làm và thăng tiến nghề nghiệp cho người khuyết tật trên thị trường lao động, cũng như thúc đẩy hỗ trợ tìm kiếm việc làm, duy trì và quay trở lại làm việc; f. Thúc đẩy cơ hội tự làm việc, nhận thầu, phát triển hợp tác xã và khởi nghiệp; g. Tuyển dụng người khuyết tật trong lĩnh vực công; h. Thúc đẩy tuyển dụng người khuyết tật trong lĩnh vực tư, thông qua các biện pháp và chính sách thích hợp, trong đó có thể có các chương trình hành động mang tính chất động viên, khen thưởng và các biện pháp khác; i. Bảo đảm tạo điều kiện hợp lý cho người khuyết tật ở nơi làm việc; j. Tạo điều kiện cho người khuyết tật có kinh nghiệm làm việc trên thị trường lao động mở; 14
  22. k. Thúc đẩy các chương trình phục hồi nghề nghiệp, giữ gìn nghề nghiệp và quay trở lại làm việc cho người khuyết tật. Quốc gia thành viên bảo đảm rằng người khuyết tật không phải làm nô dịch hoặc lao dịch, và được bảo vệ khỏi hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, trên cơ sở bình đẳng với những người khác. Ngày 22/10/2007, Việt Nam đã ký cam kết tham gia Công ước về quyền của NKT. Đến nay, Công ước đã được 136 quốc gia ký kết và 41 quốc gia phê chuẩn. Như vậy, kể từ ngày 03/5/2008, Công ước đã có hiệu lực trên toàn hành tinh. ở Việt Nam, các cơ quan, tổ chức hữu quan đang tích cực chuẩn bị đề án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn Công ước này. - Quyền làm việc của người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam Xác định tăng trưởng kinh tế gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội trên nguyên tắc công bằng và tiến bộ, đứng trước thực trạng số lượng người khuyết tật lớn, Đảng và Nhà nước ta đã có các chính sách, pháp luật cụ thể và thiết thực dành cho họ. Điều 59 và Điều 67 Hiến pháp năm 1992 khẳng định nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hóa và học nghề phù hợp, người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ. Năm 2001, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 51/QH10 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, trong đó có sửa đổi vấn đề liên quan đến người khuyết tật tại Điều 59 dùng cụm từ “khuyết tật” thay cho cụm từ “tàn tật”. Những vấn đề liên quan đến người khuyết tật được quy định tại Điều 59 Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001: “ Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp” [15, Điều 59]. Ngày 28/11/2013, Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp (sửa đổi), Điều 59 quy định mở rộng đối tượng được 15
  23. Nhà nước trợ giúp, không phân biệt người khuyết tật có hay không có nơi nương tựa: “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác” [16, Điều 59]; Điều 61 quy định mở rộng đối tượng được tạo điều kiện học văn hóa và học nghề, không phân biệt người khuyết tật là trẻ em hay không phải là trẻ em: “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề” [16, Điều 61]. Hệ thống pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, cơ bản đã thể chế hoá được các chủ trương, chính sách của Đảng đối với người khuyết tật và có sự tương đồng với Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật. Trong các quyền của người khuyết tật, quyền làm việc đã được khẳng định trong các văn bản pháp luật. Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Người khuyết tật thay thế Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998. Luật Người khuyết tật năm 2010 đã quy định quyền được làm việc của tất cả người khuyết tật. Tại điều 5 luật người khuyết tật 2010 nêu rõ chính sách của nhà nước về người khuyết tật trong đó khẳng định “nhà nước bảo trợ xã hội, trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm ” [18, Điều 5]. => Năng lực hành vi của người khuyết tật – hạn chế, tùy theo dạng thức, mức độ khuyết tật. Tuy nhiên, sự hạn chế về năng lực hành vi của người khuyết tật – không thể là căn cứ để loại trừ năng lực pháp luật thể hiện ở quyền làm việc của người khuyết tật đã được công nhận trong cả các văn kiện quốc tế và quốc gia. Với những lập luận nêu trên, quyền làm việc của người khuyết tật là 16