Luận văn Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_quyen_duoc_bao_ve_khoi_bao_luc_hoc_duong_cua_hoc_si.pdf
Nội dung text: Luận văn Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THẢO LY QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ KHỎI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ, TỪ THỰC TIỄN TỈNH HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THẢO LY QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ KHỎI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ, TỪ THỰC TIỄN TỈNH HƯNG YÊN Chuyên ngành : Pháp luật về quyền con người Mã số : 8380101.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TƯỜNG DUY KIÊN Hà Nội – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Thảo Ly 1
- MỤC LỤC Lời cam đoan 1 Mục lục 2 Danh mục các chữ viết tắt 5 MỞ ĐẦU 6 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN QUỐC TẾ VỀ QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ KHỎI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH CẤP THCS 10 1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường và các hình thức bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở 10 1.1.1.Khái niệm, đặc điểm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở 10 1.1.2. Các hình thức bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở 20 1.1.3. Ý nghĩa của quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở. 24 1.2. Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường 26 1.2.1. Pháp luật quốc tế 26 1.2.2. Pháp luật Việt Nam 29 1.3. Thực trạng bạo lực học đường tại một số quốc gia trên thế giới – ý nghĩa đối với Việt Nam 37 1.3.1 Tình hình bạo lực học đường ở một số nước trên thế giới 38 1.3.2 Bài học đối với Việt Nam 41 Chương II: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ KHỎI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH CẤP THCS Ở TỈNH HƯNG YÊN 46 2
- 2.1. Khái quát đặc điểm tình hình học sinh cấp trung học cơ sở và bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở ở Việt Nam và tỉnh Hưng Yên 46 2.1.1 Đặc điểm tình hình học sinh cấp trung học cơ sở 46 2.1.2 Tình hình bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở ở Việt Nam và ở tỉnh Hưng Yên từ năm 2016 đến năm 2020 48 2.2. Kết quả, hạn chế bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở ở tỉnh Hưng Yên 55 2.2.1 Kết quả bảo đảm 55 2.2.2 Hạn chế 61 2.3. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế trong việc bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở ở tỉnh Hưng Yên 63 2.3.1 Nguyên nhân của những kết quả 63 2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế 64 Chương III: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ KHỎI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ, TỪ THỰC TIỄN TÌNH HƯNG YÊN 68 3.1.Quan điểm bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên 68 3.2.Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên 70 3.2.1 Rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường 70 3.2.2 Đưa nội dung quyền con người, quyền trẻ em, phòng chống bạo lực học đường, vào chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở 72 3
- 3.2.3 Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống bạo lực học đường 74 3.2.4 Nâng cao nhận thức của học viên về tác hại của bạo lực học đường, kết hợp giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng xử lý xung đột, bạo lực; phòng, chống bạo lực cho học sinh cấp trung học cơ sở 76 3.2.5 Có hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm bạo lực học đường 77 3.2.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ đối với các cơ sở giáo dục cấp trung học cơ sở 80 3.2.7 Thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt trong việc phát hiện, giải quyết bạo lực học đường 81 KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 4
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo THCS Trung học cơ sở CRC Công ước quốc tế về trẻ em năm 1989 BLHS Bộ luật Hình sự 5
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, vị trí của trẻ em được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ: “Ngày nay các cháu là nhi đồng. Ngày sau các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới” [16, tr.185-187]. Ngày nay, tư tưởng đó của Bác Hồ vẫn tiếp tục được kế thừa, phát triển và hoàn toàn phù hợp với tư tưởng của thời đại “Trẻ em hôm nay –thế giới ngày mai”. Chính vì vậy, việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một sự nghiệp lớn lao mang ý nghĩa to lớn. Sự nghiệp ấy đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nước, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Việc bảo đảm mọi quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em chủ yếu phụ thuộc vào trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân. Mặc dù đã có sự nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành xong sự nghiệp bảo đảm quyền được bảo vệ của trẻ em trong môi trường học đường đang tồn tại những hạn chế, bất cập không đáng có. Tình trạng bạo lực học đường trước giờ vẫn là vấn nạn tại hầu hết những quốc gia trên thế giới, giờ đây đang là vấn đề rất nghiêm trọng tại Việt Nam. Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, chỉ trong một năm học toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi học vì đánh nhau[44]. Trong Hội thảo về giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 25/11/2009 tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT cho biết: Thống kê từ 38 Sở GD-ĐT (trên tổng số 63 Sở GD-ĐT) gửi về bộ từ năm 2003 đến năm 2009 có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ luật. Gần đây xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường như: nữ sinh tụ tập đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn; nam sinh dùng dao, kiếm, mã tấu chém nhau ngay trong trường học. Ở nhiều nơi, do mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dùng dao rạch mặt bạn, đâm chết bạn giữa sân trường Đáng lưu ý là các 6
- vụ việc học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi đưa lên mạng internet. Những vụ giết người, cướp tài sản, hiếp dâm của học sinh, sinh viên cũng ngày càng nhiều. Những số liệu này cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn. Cũng theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, từ năm 2013 đến năm 2015, đã xử lý hơn 25.00 vụ phạm pháp hình sự với 42.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh niên và học sinh, sinh viên. Nghiêm trọng hơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa đặt biệt đối với cấp THCS, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn. Học sinh trung học cơ sở đang ở trong giai đoạn phát triển tâm lí và nhận thức xã hội không cân bằng với phát triển sinh học. Chính sự mất cân bằng trong quá trình phát triển tâm sinh lý đã khiến học sinh ở lứa tuổi này gặp khó khăn khi kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình. Cùng với những ảnh hưởng từ môi trường sống, gia đình, nhà trường, nhóm bạn học sinh ở giai đoạn này rất dễ gây ra những hành vi bạo lực với những học sinh khác. Trong thời gian gần đây, dư luận xuất hiện rất nhiều các vụ việc liên quan đến hành vi bạo lực của học sinh đặc biệt là cấp THCS trong đó có nhiều trường hợp xảy ra ở địa bản tỉnh Hưng Yên. Ban giám hiệu nhà trường đã có nhiều biện pháp kỉ luật học sinh và các biện pháp phối hợp cùng gia đình và các cơ quan có chức năng giáo dục ý thức học sinh nhằm hạn chế tình trạng trên nhưng hành vi bạo lực giữa các học sinh trong trường vẫn còn tồn tại. Câu hỏi đặt ra là: Thực trạng bạo lực học đường và việc bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Gia đình, nhà trường và xã hội đã có những giải pháp như thế nào để bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của trẻ em cấp THCS? Đặc biệt, cho đến nay chưa có nghiên cứu chuyên 7
- biệt nào về quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS, thực tiễn tại một địa phương cụ thể. Với tất cả những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp Trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên”. Hi vọng nghiên cứu này có thể làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn, đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng và đóng góp những giải pháp thiết thực vào sự nghiệp bảo vệ trẻ em ở nước ta hiện nay. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; đánh giá thực tiễn thực thi cơ chế ngăn ngừa tình trạng bạo lực học đường từ đó chỉ ra những ưu điểm, mặt tích cực, cùng với những bất cập, hạn chế, những tác động của bạo lực học đường đến sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất và sức khỏe xã hội. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; đề xuất các giải pháp thúc đẩy thực thi pháp luật về bảo đảm bảo quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của đề tài là tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường của cấp THCS trên địa bàn cả nước nói chung và cụ thể tại tỉnh Hưng Yên hiện nay. Tìm hiểu những nguyên nhân làm nảy sinh hành vi bạo lực trên địa bàn hiện nay. Những hậu quả của hành vi bạo lực trong học đường ảnh hưởng đến trẻ em, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Tìm hiểu dư luận xã hội về thực trạng và những giải pháp phòng chống bạo lưc học đường đã được thực hiện. 3. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về các nhóm quyền của trẻ em được pháp 8
- luật Việt Nam quy định. Theo đó, Luận văn tập trung đánh giá thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về việc bảo vệ tất cả các quyền của trẻ em trên nói chung và quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường nói riêng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian : địa bàn tỉnh Hưng Yên. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: từ năm 2015 - 2020 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp để nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học, hoàn thiện hệ thống lý luận pháp lý. Các phương pháp được sử dụng một cách linh hoạt để đảm bảo hiệu quả và tính thuyết phục của việc nghiên cứu. 6. Ý nghĩa của đề tài Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống, toàn diện về thực trạng việc bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp Trung học cơ sở trên địa bàn cả nước nói chung và cụ thể tại tỉnh Hưng Yên hiện nay. Luận văn phân tích, đánh giá khái quát và đưa ra khái niệm cũng như nội hàm của quyền được bảo vệ, quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp Trung học cơ sở trên địa bàn cả nước nói chung và cụ thể tại tỉnh Hưng Yên hiện nay. Luận văn hệ thống và đánh giá tương đối toàn diện các quy định pháp luật liên quan đến thực trạng của vấn đề, có minh chứng thực tiễn để đánh giá thực trạng, tính phù hợp của quy định. Từ đó, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp pháp luật để góp phần thực hiện triệt để việc bảo vệ quyền của các em học sinh, đồng thời phòng, chống tình trạng bạo lực học đường trong trường học trên địa bàn tỉnh. 9
- CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN QUỐC TẾ VỀ QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ KHỎI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH CẤP THCS 1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường và các hình thức bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở 1.1.1.Khái niệm, đặc điểm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở - Khái niệm Bạo lực Trước tiên cần tìm hiểu khái niệm bạo lực là gì ? Theo từ điển Tiếng Việt – Viện ngôn ngữ học thì “Bạo lực chính là dùng sức mạnh để trấn áp hoặc lật đồ”[15, tr41]. Theo định nghĩa trên thì có thể hiểu rằng bạo lực là hành động thiên về việc dùng sức mạnh, tấn công nhằm đàn áp hoặc lật đổ một cá nhân, tổ chức hay thế lực nào đó. Một định nghĩa khác lại cho rằng bạo lực là tất cả những hành động có nguy cơ hoặc đã đưa đến kết quả là sự đau đớn, tổn thất về mặt tinh thần, văn hóa, xã hội cho đối tượng chịu bạo lực. Trong cuốn “Bạo lực trên cơ sở giới” của TS. Vũ Mạnh Lợi lại cho rằng: “Những hàng động có tính thỉnh thoảng gây ra những tổn thương nghiêm trọng về sức khỏe hay tâm lý được coi là bạo lực”[50]. Khái niệm này nhấn mạnh về mức độ tổn thương về mặt sức khỏe và tâm lý cho người chịu bạo lực, đồng thời nhấn mạnh về tần suất của hành động theo nghĩa, dù hành động là thỉnh thoảng nhưng gây ra những tổn thương về mặt sức khỏe hay tâm lý của người chịu bạo lực đều được coi là hành động bạo lực. Trên thế giới, bạo lực là một vấn đề được luật pháp và văn hóa quan tâm với những nỗ lực nhằm khống chế và ngăn chặn bạo lực. Xét về ngữ nghĩa, hành vi bạo lực được xem xét ở hai góc độ. Một là hành vi bạo lực là hành vi có chủ ý, được lên kế hoạch từ trước hoặc do bốc đồng theo tình huống. Hai là hành vi bạo lực luôn có mục đích và động cơ thúc đẩy nhằm gây tổn thương về thể chất hoặc 10
- tinh thần cho đối phương nhằm chiếm một ưu thế nào đó về lợi ích hoặc địa vị, danh dự. Những định nghĩa trên tựu trung lại đều nhấn mạnh rằng bạo lực là hành động có nguy cơ hoặc dẫn đến kết quả là sự tổn thương về mặt thể chất, tinh thần, văn hóa, xã hội cho người chịu bạo lực. Dù hành động đó diễn ra thường xuyên hay chỉ thỉnh thoảng. Tóm lại bạo lực là những lời nói, thái độ, hành động có khả năng dẫn đến tổn thất về mặt thể chất, tinh thần, văn hóa, xã hội cho người chịu bạo lực. Theo đó hành vi bạo lực là bất cứ những hành vi nào mang tính tấn công, xâm kích (sử dụng lời nói, thể hiện thái độ, hành vi đe dọa, sử dụng công cụ, phương tiện ); không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, pháp lý (xúc phạm, cô lập, uy hiếp người khác) dẫn đến hay có khả năng dẫn đến những tổn thất về mặt thể chất, tinh thần, văn hóa, xã hội cho người chịu bạo lực. - Khái niệm Bạo lực học đường Học đường là danh từ chỉ môi trường giáo dục trong nhà trường hay các cơ sở giáo dục khác. Môi trường học đường gồm các thành viên: cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ, nhân viên khác và học sinh. Trong môi trường học được diễn ra các hoạt động quản lý giáo dục của cán bộ quản lý, hoạt động giáo dục của giáo viên và hoạt động học của học sinh Theo tác giả Dan Olweus, trong cuốn sách “Bắt nạt trong trường học, chúng ta biết gì và chúng ta có thể làm gì”[55, tr16-17] đã đưa ra định nghĩa bắt nạt trong trường học như một “hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân”. Tác giả Milton Keynes định nghĩa: “Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp lại một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho người khác. Bắt nạt là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào đó để đạt được quyền lực trên người khác”[53]. Theo đó, có thể hiểu 11
- khái quát bắt nạt học đường là hiện tượng học sinh mạnh hơn đe dọa học sinh yếu hơn và không có khả năng chống trả. Thuật ngữ chung nhất, quen nhất gọi là “bạo lực học đường”. Tựu trung lại thì các khái niệm này đều có bản chất chung là “làm hại, gây tổn thương về thể chất, tinh thần cho học sinh một cách cố ý”. Khái niệm Bạo lực học đường được giải thích tại Khoản 5, Điều 2, Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường như sau: “ Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.” Như vậy, bạo lực học đường là một dạng thức của bạo lực trong xã hội, hành vi lệch chuẩn thể hiện qua những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác (có thể dùng lời nói, sức mạnh cơ bắp hay vũ khí .) gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học. Tóm lại bạo lực học đường là việc một hoặc một số thành viên trong môi trường học đường đe dọa sử dụng hoặc sử dụng sức mạnh thể chất hay quyền lực của mình để gây ra những tổn thương về thể chất, tinh thần hay vật chất cho một hoặc một số thành viên khác. Hành vi bạo lực học đường là bất kì một hành vi bạo lực nào làm hại, gây tổn thương về thể chất, tinh thần cho học sinh một cách cố ý, bao gồm các mức độ khác nhau từ không lời đến có lời, từ hành động đơn giản đến thù địch, phá phách, sử dụng công cụ, phương tiện xảy ra ở trường học hoặc ở bên ngoài trường học nhưng do mối quan hệ học đường gây nên. Hành vi bạo lực học đường còn là những hành vi như kết bang nhóm hăm họa bạn bè, ăn hiếp người nhỏ hoặc yếu thế, có thể là hành vi trấn lột đồ đạc - tiền bạc của bạn khác, thậm chí có thể do ghét nhau lâu ngày nên dẫn đến xô xát đánh nhau hoặc đánh nhau có sử dụng hung khí. 12
- Để xác định hành vì nào là hành vi bạo lực, hành vi nào không trong các mối quan hệ giữa các học sinh trong nhà trường, người ta căn cứ vào hai biểu hiện: Một là, chủ thể có hành vi bạo lực khi thực hiện hành vi có cố ý thực hiện hành động đó hay không; Hai là, mục đích thực hiện hành vi bạo lực nhằm hướng đến điều gì. Chẳng hạn, một học sinh trong lúc vui đùa đã vô tình làm bị thương bạn của mình. Hành vi này không được coi là hành vi bạo lực học đường bởi lẽ học sinh gây chấn thương cho bạn là do vô tình, không chủ đích. Kết quả chấn thương nằm ngoài mong muốn của học sinh khi chơi đùa. Còn trong trường học, học sinh này lợi dung việc chơi đùa để gây chấn thương cho bạn thì học sinh đó được coi là có hành vi bạo lực học đường. - Khái niệm Học sinh cấp THCS Học sinh cấp THCS là một bậc học trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam, trên học sinh cấp Tiểu học và dưới học sinh cấp Trung học phổ thông. THCS kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9). Độ tuổi học sinh ở trường THCS là từ 11 tuổi đến 15 tuổi. Độ tuổi này trùng khớp với độ tuổi của trẻ em được quy định trong Công ước quốc tế về trẻ em năm 1989: theo quy định tại Điều 1 của Công ước thì trẻ em là người có độ tuổi dưới 18, trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối với trẻ em đó có quy định độ tuổi sớm hơn và độ tuổi này đã được nội luật hóa vào hệ thống pháp luật Việt Nam thông qua Luật Trẻ em năm 2016 quy định tại Điều 1: Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Giai đoạn học sinh THCS là giai đoạn có nhiều biến động trong quá trình phát triển tâm sinh lí, đặc biệt là những thay đổi về tâm lí cá nhân và tâm lí xã hội. Thứ nhất, đây là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, là độ tuổi có rất nhiều khả năng, nhiều phương án, nhiều con đường để mỗi trẻ em phát triển thành một cá nhân độc lập. Trong thời kỳ này, nếu sự phát triển được định hướng đúng, được tạo thuận lợi thì trẻ em có nhiều cơ hội sẽ trở thành những cá nhân thành đạt, công dân tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng đúng, hay bị tác động bởi các 13
- yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt nguy cơ dẫn trẻ em đến bên bờ của sự phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách; Thứ hai, đây là thời kỳ mà tính tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng, trong việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, thiết kế tương lai của bản thân và những kế hoạch hành động cá nhân tương ứng; Thứ ba, trong suốt giai đoạn trẻ em luôn diễn ra sự cấu tạo lại, cải tổ lại hoặc hình thành các cấu trúc mới về thể chất, sinh lý, tương tác xã hội, hành vi, tâm lí, nhân cách. Từ đó hình thành cơ sở nền tảng và vạch chiều hướng cho sự trưởng thành thực thụ của cá nhân; Thứ tư, đây cũng giai đoạn phát triển nhiều khó khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫn của đời người. Sự phức tạp thể hiện qua tính hai mặt của hoàn cảnh phát triển của trẻ em. Một mặt có những yếu tổ thúc đẩy phát triển tính cách của người lớn. Mặt khác, hoàn cảnh sống của các em có những yếu tố kìm hãm sự phát triển tính người lớn: Phần lớn thời gian các em bận học, ít có nghĩa vụ khác với gia đình; nhiều bậc cha mẹ quá chăm sóc trẻ, không để các em phải chăm lo việc gia đình Nhiều nghiên cứu trên thế giới[54] và trong nước[10, tr26-31][40, tr1-2][36, tr 35-38] đã chỉ ra những yếu tố cá nhân của học sinh độ tuổi này có liên quan đến hành vi bạo lực học đường. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến đặc điểm tính cách, kiểu khí chất của học sinh có liên quan trực tiếp đến hành vi bạo lực học đường. Cụ thể như: Cáu kỉnh, khó tính, dễ tức giận, thiếu sự đồng cảm với người khác, bất mãn với cuộc sống hiện tại, mong muốn thống trị người khác, có thái độ chống đối với các quy tắc đạo đức trong xã hội và các quy định của trường học, sự đồng cảm thấp. Ngoài ra, những học sinh có hành vi bạo lực học đường thường có nhu cầu rất lớn được công nhận về mặt xã hội. Các em muốn được mọi người coi mình là người mạnh mẽ, được mọi người chấp nhận và được nổi bật trong nhóm bạ. Những học sinh này thường có thái độ chống đối đối với những quy định của nhà trường 14
- cũng như những chuẩn mực đạo đức trong gia đình và ngoài xã hội, không nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, thậm chí là không sợ cả công an, cảnh sát. Như vậy dựa trên cơ sở lí luận về khái niệm bạo lực học đường, khái niệm học sinh THCS thì khái niệm hành vi bạo lực học đường của học sinh THCS được hiểu như sau: Hành vi bạo lực học đường của học sinh THCS là những hành vi có ý thức làm hại người khác (về các mặt: thể chất, tinh thần, vật chất) xảy ra trong hoặc ngoài phạm vi trường học, được thực hiện bởi một hoặc một nhóm học sinh THCS hướng đến một học sinh khác. - Khái niệm Quyền được bảo vệ Là bảo vệ trẻ em khỏi bị phân biệt đối xử, thoát khỏi sự bóc lột về kinh tế, sự làm dụng, xâm hạm về thể xác và tinh thần, bị xao nhãng và bỏ rơi, bị đối xử tàn tệ, các em phải được bảo vệ trong tình trạng khẩn cấp, khủng hoảng. Nghiêm cấm lạm dụng trẻ em, bất kỳ một hành vi, hoặc yếu tố tình huống có chủ ý của cá nhân, tổ chức hay của cộng đồng như xâm phạm đến thể chất, tình cảm, nhân cách, lạm dụng tình dục, ngược đãi, xao nhãng, bỏ rơi, sử dụng quá mức lao động hoặc khai thác thương mại, tước đoạt quyền và sự tự do của trẻ, gây hại gây nguy hại đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ. Khi trẻ em bị lâm vào tình trạng khủng hoảng khẩn cấp như tình trạng rối loạn, thiếu hụt, mất thăng bằng nghiêm trọng do những yếu tố bên ngoài tác động có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ. - Khái niệm Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS Từ các định nghĩa trên, theo đó quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS là bảo vệ học sinh cấp THCS tránh khỏi những hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi, bao gồm các mức độ khác nhau từ không lời đến có lời, từ hành động đơn giản đến thù địch, phá phách, sử dụng công cụ, phương 15
- tiện xảy ra ở trường học hoặc ở bên ngoài trường học nhưng do mối quan hệ học đường gây nên. - Đặc điểm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở Chủ thể của quyền là các học sinh thuộc cấp THCS có độ tuổi từ 12-15 tuổi, kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9). Độ tuổi từ 12 - 15 tuổi là độ tuổi hồn nhiên, hiếu động của trẻ, học sinh ở độ tuổi này yêu thích sự tìm kiếm, khám phá, tò mò. Đây cũng là lứa tuổi mà cả mặt tâm sinh lý của học sinh đều thay đổi (học sinh bắt đầu có những thay đổi về thể chất, suy nghĩ), thích thể hiện cái tôi cá nhân một cách tiêu cực. Chính vì những lý do đó, nên lứa tuổi này rất dễ xảy ra xung đột dẫn đến có những hành vi bạo lực trong môi trường học đường. Chính sự non nớt về thể chất và tinh thần ấy đã khiến các em có những hành vi thiếu kiểm soát, để lại nhiều hệ lụy xấu cho xã hội. Cần loại bỏ hành vi xấu này ra khỏi môi trường học đường bằng những biện pháp giáo dục, bằng luật pháp bảo vệ học sinh trong lứa tuổi này một cách phù hợp và thể hiện đúng quyền được bảo vệ của trẻ em. Quyền của học sinh trung học được quy định tại Điều 39 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học như sau: 1. Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể thao của nhà trường theo quy định. 2. Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền học chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy 16
- định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 37 của Điều lệ này. 3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện; được giáo dục kỹ năng sống. 4. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt. 5. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. Chủ thể chịu trách nhiệm là các chủ thể cơ bản có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS bao gồm: Nhà nước, nhà trường, thầy, giáo, cô giáo, cán bộ đội Trong đó: - Nhà nước mà cụ thể là các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục cùng các cán bộ quản lý giáo dục. Nhà nước quản lý mọi mặt hoạt động, trong đó có hoạt động giáo dục. Vậy, quản lý Nhà nước về giáo dục là tập hợp những tác động hợp quy luật được thể chế hoá bằng pháp luật của chủ thể quản lý nhằm tác động đến các phân hệ quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục mà kết quả cuối cùng là chất lượng, hiệu quả đào tạo thế hệ trẻ. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục được quy định tại Điều 105 Luật Giáo dục 2019 như sau: 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục. Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm, báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định việc áp dụng đại trà đối với chính sách mới trong giáo dục đã được thí điểm thành công mà việc áp dụng đại trà sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước. 17
- 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục thường xuyên. 3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm. 4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục. 5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các nhiệm vụ sau đây: a) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của cơ sở giáo dục trên địa bàn; b) Bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị dạy học của trường công lập thuộc phạm vi quản lý; c) Phát triển các loại hình nhà trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương; d) Thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước và chính sách của địa phương để bảo đảm quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình về thực hiện nhiệm vụ và chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; đ) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục tại địa phương. - Cán bộ quản lý giáo dục bao gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho Nhà nước về mặt pháp lý, có trách nhiệm và thẩm quyền về mặt hành chính và chuyên môn, chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản 18
- lý cấp trên về tổ chức và các hoạt động giáo dục của nhà trường, có vai trò ra quyết định quản lý, tác động điều khiển các thành tố trong các hệ thống nhà trường nhằm thực hiện mực tiêu, nhiệm vụ Giáo dục – đào tạo được quy định bằng pháp luật hoặc bằng các văn bản, hướng dẫn do các cấp có thẩm quyền ban hành. Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục, có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật. Cơ chế bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh nói chung và học sinh cấp THCS nói riêng bao gồm những cơ quan có nghĩa vụ bảo vệ quyền trẻ em như sau: Chính phủ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Công an; Bộ Y tế; Bộ Tư pháp; Tòa án nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân các cấp; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; Các tổ chức xã hội; Tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em; Quỹ Bảo trợ trẻ em. - Một số đặc điểm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh THCS khác với bạo lực trong môi trường xã hội, và với nhóm tuổi khác Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của cấp học sinh THCS có những khác biệt lớn so với bạo lực ở các lứa tuổi khác trong môi trường xã hội. Chủ thể của quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường là lứa tuổi trẻ em, phạm vi hẹp hơn so với chủ thể của các nhóm bạo lực khác trong xã hội. Trẻ em ở lứa tuổi này nằm trong sự bao bọc của phụ huynh, sợ hãi thầy cô, yếu thế không dám nói sự thật vì những sự đe dọa của người có hành vi bạo lực mình nên đã giấu cha mẹ và không muốn để mọi người xung quanh biết. Dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý, gây ra sự sa sút trong học tập cũng như thay đổi về tâm lý, 19