Luận văn Quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi xâm hại tình dục tại các đô thị ở Việt Nam

pdf 93 trang vuhoa 25/08/2022 5400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi xâm hại tình dục tại các đô thị ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_quyen_cua_tre_em_duoc_bao_ve_khoi_xam_hai_tinh_duc.pdf

Nội dung text: Luận văn Quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi xâm hại tình dục tại các đô thị ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN MINH PHƢƠNG QUYỀN CỦA TRẺ EM ĐƢỢC BẢO VỆ KHỎI XÂM HẠI TÌNH DỤC TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con ngƣời Mã số: 8380101.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Hải Hà Nội, 2020
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do nghiên cứu luận văn 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6 5. Ý nghĩa lý luận và của luận văn 7 6. Bố cục của luận văn 7 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA TRẺ EM ĐƢỢC BẢO VỆ KHỎI XHTD 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm của quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi XHTD 8 1.1.1. Khái niệm và phân loại của quyền trẻ em 8 1.1.2. Khái niệm quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi XHTD 10 1.1.3. Ý nghĩa quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi XHTD 12 1.2. Pháp luật quốc tế về quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi XHTD 17 1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi XHTD 17 1.2.2. Quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi XHTD trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em 21 1.3. Kinh nghiệm pháp luật một số nƣớc trên thế giới về quyền của trẻ em đƣợc bảo vệ khỏi XHTD 22 Tiểu kết chương 1 33 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM ĐƢỢC BẢO VỆ KHỎI XHTD TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM 34 2.1. Thực trạng pháp luật về quyền của trẻ em đƣợc bảo vệ khỏi XHTD ở Việt Nam 34 2.1.1. Pháp luật về phòng ngừa trẻ em khỏi XHTD 34 2.1.3. Pháp luật về các biện pháp can thiệp trong trường hợp trẻ em bị XHTD 40
  3. 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về quyền của trẻ em đƣợc bảo vệ khỏi XHTD tại các đô thị ở Việt Nam 43 2.2.1. Đánh giá tổng quan tình hình XHTD trẻ em tại các đô thị ở Việt Nam 43 2.2.2. Kết quả đạt được trong thực hiện việc quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi XHTD tại các đô thị ở Việt Nam 49 2.2.3. Những hạn, chế tồn tại và nguyên nhân 59 Tiểu kết chương 2 65 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM ĐƢỢC BẢO VỆ KHỎI XHTD TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM 66 3.1. Phƣơng hƣớng về bảo đảm quyền của trẻ em đƣợc bảo vệ khỏi XHTD tại các đô thị ở Việt Nam 66 3.2. Các giải pháp bảo đảm quyền của trẻ em đƣợc bảo vệ khỏi XHTD tại các đô thị Việt Nam 69 3.2.1. Hoàn thiện các quy định về quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi XHTD 69 3.2.2. Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến nhằm thay đổi nhận thức về quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi XHTD 72 3.2.3. Nâng cao năng lực hoạt động của các thiết chế bảo vệ quyền của trẻ em khỏi XHTD 74 Tiểu kết chương 3 80 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự BVTE Bảo vệ trẻ em XHTD Xâm hại tình dục XHCN Xã hội chủ nghĩa
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu luận văn “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là những mầm xanh cần tất cả mọi người trong xã hội cùng chung tay vun đắp để phát triển. Nhà nước, gia đình, xã hội có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ quyền trẻ em, đặc biệt là bảo vệ để các em tránh được các nguy cơ bị bạo hành về thể chất và tinh thần. Cho đến nay, mặc dù các quốc gia trên thế giới đèu đã có rất nhiều nỗ lực để BVTE nhưng các hình thức bạo lực, đáng lưu ý là tình trạng bạo lực tình dục vẫn tồn tại ở nhiều nơi, cả ở thành thị lẫn nông thôn, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của trẻ em. Hệ thống pháp luật quốc tế và quốc gia về BVTE khỏi các hình thức xâm hại, bạo lực đã được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế như Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em và 2 nghị định thư không bắt buộc bổ sung CRC được thông qua năm 2000 (Nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, Nghị định thư về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang). Quyền trẻ em cũng được quy định trong các bộ luật của Việt Nam như Luật Trẻ em 2016, BLHS 2015 (sửa đổi năm 2017), Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Luật Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật lao động, Mặc dù vậy, pháp luật của Việt Nam về BVTE khỏi các hình thức XHTD vẫn còn những lỗ hổng cần được khắc phục để phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế. Luật trẻ em 2016 có giải thích chung về khái niệm XHTD trẻ em (Điều 4), trong khi đó các hình thức XHTD trẻ em cụ thể được quy định trong BLHS. Tuy nhiên, các bộ luật này vẫn chưa cập nhật đầy đủ và toàn diện trước thực tiễn về XHTD trẻ em diễn ra ngày càng phức tạp, với những hình thức và thủ đoạn phạm tội mới trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, nhiều loại hình xâm hại, bóc lột đối với trẻ em với các chế tài đủ nghiêm khắc theo yêu cầu của các chuẩn mực quốc tế và của Luật nhân quyền 1
  6. quốc tế. Thực tế cho thấy độ tuổi trẻ bị xâm hại ngày càng nhỏ hơn. Nếu như trước đây, trẻ bị xâm hại thường từ 13 tuổi đến 18 tuổi, thì nay xuất hiện rất nhiều vụ việc mà nạn nhân chỉ từ 5 tuổi đến 13 tuổi. Đáng nói, hơn 90% số đối tượng xâm hại đều là người quen, trong đó có cả người thân trong gia đình. Trẻ em có thể là đối tượng bị XHTD mọi lúc, mọi nơi nếu người lớn không có sự quan tâm, giám sát và trông coi cẩn thận. Tình trạng XHTD đối với trẻ em xảy ra phổ biến nhưng vẫn còn nhiều vụ việc bị “chìm xuồng” do còn nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan Cho nên, nhiều người phạm tội vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, tái diễn hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, để BVTE tránh khỏi các hành vi XHTD thì gia đình, nhà trường và xã hội cần chung tay giáo dục, định hướng để trước hết trẻ không bị rơi vào các tình huống dễ bị lợi dụng, xâm hại. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi XHTD trẻ em để nhằm răn đe, ngăn chặn các hành vi đó. Trừng trị nghiêm khắc những kẻ XHTD trẻ em là rất cần thiết, tuy nhiên nếu chỉ trừng phạt thôi thì vẫn chưa đủ mà cần phải có những giải pháp đồng bộ để giải quyết những nguyên nhân sâu xa, trong đó có vấn đề như tình trạng bất bình đẳng giới, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ và phát triển các dịch vụ hỗ trợ, BVTE bị xâm hại hay việc thiếu đi một hệ thống tham vấn, hỗ trợ tâm lý, y tế cho người có xu hướng tình dục ấu dâm, hay các biện pháp phòng ngừa XHTD khác. Với quan điểm trên, việc nghiên cứu luận văn “Quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi XHTD tại các đô thị ở Việt Nam” là cần thiết cả về lí luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Nghiên cứu “Phân tích về bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam” được thực hiện bởi Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội tháng 8/2011. Nghiên cứu đã nêu ra thực trạng đáng bạo động về mại dâm trẻ em vì mục đích tình dục, du 2
  7. lịch tình dục trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em đang diễn ra ở Việt Nam, bao gồm cả trẻ em trai và trẻ em gái, không chỉ xảy ra ở các thành phố lớn mà còn ở các vùng nông thôn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các em. Trên cơ sở đánh giá về khung pháp lý hiện tại và quan điểm công nhận trẻ em là nạn nhân, trẻ em có nguy cơ bị bóc lột tình dục vì mục đích thương mại cần sự bảo vệ đặc biệt, nghiên cứu đã đề xuất các khuyến nghị với 5 chủ đề chính về khung chính sách, sự phối hợp, hệ thống pháp luật, an sinh xã hội và phòng ngừa, nâng cao nhận thức thay đổi hành vi xã hội nhằm bảo vệ trẻ em khỏi nạn bóc lột tình dục vì mục đích thương mại. Đề tài “Khảo sát thực trạng lạm dụng tình dục trẻ em và bóc lột tình dục trẻ em tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh” do Cục phòng chống tệ nạn xã hội và Trung tâm nghiên cứu về giới, gia đình và phát triển CEFACOM thực hiện tháng 12/2009 đã chỉ ra thực trạng lạm dụng tình dục trẻ em ở Việt Nam và những khác biệt so với năm 1990; Những quy định của luật pháp Việt Nam liên quan đến vấn đề này như thế nào và việc thực hiện những chính sách, quy định ấy; Những nguyên nhân chính có thể làm trầm trọng hơn những ảnh hưởng tiêu cực lên nạn nhân và gia đình của họ cũng như quy trình, thủ tục trong việc xác định, phơi bày, báo cáo điều tra và trợ giúp các nạn nhân trong các vụ việc ở 4 tỉnh thành được lựa chọn nghiên cứu. Nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam” của tác giả Đặng Bích Thủy đã chỉ ra những vấn đề xã hội mang tính gây gắt mà trẻ em đang phải đối mặt như bất bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội được chăm sóc, lao động sớm, bị xâm hại, bị bỏ rơi Chương trình “Dự án tuổi thơ - Chương trình Phòng ngừa” - một sáng kiến của Chính phủ Úc, nhằm tham gia phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trong ngành du lịch tại Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Dự án Tuổi thơ áp dụng phương pháp tiếp cận phòng ngừa và bảo vệ kép, nhằm trang bị cho trẻ em và người chưa thành niên dưới 18 tuổi những kiến thức và kỹ năng phù hợp để phát hiện, phòng ngừa và chấm dứt xâm hại tình dục. Tuy nhiên dự án chỉ mới tập trung vào phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em trong ngành du lịch. 3
  8. Đề tài “Phòng ngừa các tội phạm xâm hại tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội" của tác giả Lưu Hải Yến: Dưới góc độ tội phạm học, luận văn đi sâu phân tích tình hình tội phạm của nhóm tội xâm phạm tình dục, đưa ra một số nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm phù hợp với đặc điểm cụ thể và yêu cầu phòng ngừa tình hình tội phạm của các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Trong cuốn giáo trình “Công tác xã hội trẻ em và gia đình” dành cho sinh viên các trường trung cấp và cao đẳng nghề do Cục Bảo trợ xã hội tài trợ của nhóm tác giả Nguyễn Hiêp Thương và cộng sự xuất bản năm 2013, nhà xuất bản Lao động - Xã hội có đề cập đến những vấn đề gặp phải của trẻ em bị xâm hại tình dục và cách thức vận dụng phương pháp công tác xã hội để phòng ngừa, can thiệp. Nghiên cứu “Công tác xã hội với trẻ em bị xâm hại tình dục” của tác giả Đinh Thị Nga và Đỗ Thị Bắc: Một trong những nguyên nhân xâm hại tình dục trẻ em là do liên quan đến văn hóa truyền thống : Văn hóa Việt Nam vẫn còn e dè khi nhắc đến những cụm từ liên quan đến “Tình dục” hay “ Xâm hại tình dục”, nên việc dạy con cách thức phòng tránh lạm dụng tình dục vẫn chưa được chú trọng hoặc còn lúng túng trong các gia đình Việt. Nghiên cứu “Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển các dịch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em” của tác giả Đỗ Thị Ngọc Phương cho thấy nhận định tại Anh, Mỹ, Úc, Philipines, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, việc cung cấp dịch vụ xã hội chủ yếu là trách nhiệm của các bộ và cơ quan nhà nước. Tại các quốc gia này, cán bộ xã hội vẫn thực hiện chức năng tham vấn tâm lý xã hội, nhưng lồng ghép với đánh giá nhu cầu phúc lợi xã hội và quản lý việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội đa dạng khác nhau. Dịch vụ xã hội cũng có thể bao gồm việc xem xét các nhu cầu phát triển của trẻ em, gia đình, cộng đồng và lồng ghép với sự tham gia của cộng đồng. Trong hội thảo “Phòng chống lạm dụng trẻ em từ lý luận đến thực tiễn” được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Sức khỏe Gia đình và Phát triển cộng đồng CEFACOM tại Hà Nội, tháng 11 năm 2017 đã cung cấp thông tin về đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em (18001567 - hoạt động từ năm 2004) nay là tổng đài điện thoại 4
  9. quốc gia bảo vệ trẻ em 111, nay trực thuộc Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (BVCSTE)- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, là dịch vụ công tiếp nhận thông tin, tư vấn và kết nối dịch vụ qua điện thoại đã góp phần can thiệp, trợ giúp cho nhiều đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Trong số hàng nghìn ca tư vấn thì các cuộc gọi về vấn đề trẻ em bị xâm hại tình dục trong thời gian nói trên đã trở thành một vấn đề nóng và những trẻ em này thực sự cần sự hỗ trợ để các em có thể vượt qua những khó khăn vô cùng lớn này. Dịch vụ công tiếp nhận thông tin, tư vấn và kết nối dịch vụ qua điện thoại để hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục chính là một trong những dịch vụ của nghề Công tác xã hội cần được khai thác theo hướng của nghề Công tác xã hội để việc trợ giúp cho trẻ em bị xâm hại tình dục chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Từ tổng quan các nghiên cứu trên có thể thấy: các nghiên cứu và công trình nghiên cứu về xâm hại tình dục trẻ em đã được tiếp cận dưới các góc độ khác nhau. Các nghiên cứu tập trung chỉ ra các nguyên nhân, hậu quả và cung cấp các kiến thức, thông tin để ngăn chặn, hạn chế xâm hại tình dục trẻ em. Do đó, việc tác giả nghiên cứu luận văn vẫn mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn có mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi XHTD tại các đô thị tại Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của trẻ em khỏi XHTD. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền trẻ em, quyền của trẻ em khỏi bị XHTD như khái niệm, đặc điểm, nội dung của quyền Thứ hai, nghiên cứu hệ thống quy định của pháp luật và những phương thức bảo vệ quyền của trẻ em khỏi XHTD tại các đô thị tại Việt Nam; 5
  10. Thứ ba, nghiên cứu thực trạng bảo vệ quyền của trẻ em không bị XHTD ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Thứ tư, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả bảo vệ quyền trẻ em không bị XHTD trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về quyền được bảo vệ khỏi XHTD của trẻ em dưới góc độ quyền con người và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền. Trên cơ sở đó, Luận văn tập trung đánh giá thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về quyền BVTE khỏi XHTD tại các đô thị ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1990, Luật Trẻ em 2016, BLHS 2015 (sửa đổi năm 2017), Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Luật Trẻ em 2016, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật lao động 2019 liên quan đến đảm bảo quyền BVTE khỏi XHTD tại các đô thị. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực tiễn trong 5 năm từ 2015 đến năm 2019. Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn các đô thị ở Việt Nam. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lênin, phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp để nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học, hoàn thiện hệ thống lý luận pháp lý. Các phương pháp được sử dụng một cách linh hoạt để đảm bảo hiệu quả và tính thuyết phục của việc nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu 6
  11. như thống kê, so sánh, đối chiếu pháp luật. 5. Ý nghĩa lý luận của luận văn Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống, toàn diện, góp phần bổ sung và làm rõ cơ sở lí luận khái niệm về quyền trẻ em khỏi XHTD. Luận văn là công trình đưa ra phân tích về khái niệm đặc điểm và các biện pháp bảo vệ quyền trẻ em khỏi XHTD tại các đô thị. Trên cơ sở đó, các kết quả nghiên cứu của luận văn đã xác định được pháp phương pháp trong bảo đảm quyền của trẻ em không bị XHTD. Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong các công trình nghiên cứu khoa học, trong hoạt động đào tạo tại các cơ sở luật học và trong thực tiễn hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu thành 03 chương, 10 tiết. 7
  12. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA TRẺ EM ĐƢỢC BẢO VỆ KHỎI XÂM HẠI TÌNH DỤC Những vấn đề lý luận về quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi XHTD là nội dung lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng bảo vệ quyền trẻ em khỏi XHTD và đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền của trẻ em khỏi XHTD. Trong đó, chương 1 nghiên cứu về khái niệm đặc điểm, các phương thức bảo đảm quyền trẻ em khỏi XHTD. 1.1. Khái niệm, đặc điểm của quyền của trẻ em đƣợc bảo vệ khỏi xâm hại tình dục 1.1.1. Khái niệm và phân loại của quyền trẻ em Trước khi tìm hiểu khái niệm quyền trẻ em chúng ta cần phải tìm hiểu khái niệm trẻ em. Đây được coi là khái niệm xác định phạm vi của luận văn. Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người. Đó là những người chưa trưởng thành, còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời. Khái niệm trẻ em được quốc tế sử dụng tương đối thống nhất và đã được đề cập trong nhiều văn kiện quốc tế, từ Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ về quyền trẻ em năm 1924 cho đến Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (CRC) năm 1989 đều định nghĩa trẻ em là những người dưới 18 tuổi. Ở Việt Nam, khái niệm trẻ em chính thức được đề cập trong Pháp lệnh BVCSGDTE năm 1979: "Trẻ em nói trong Pháp lệnh này gồm các em từ mới sinh đến 15 tuổi" (Điều 1). Sau khi Việt Nam phê chuẩn CRC, Quốc hội đã thông qua Luật BVCSGDTE năm 1991, trong đó quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. So với Pháp lệnh năm 1979, độ tuổi của trẻ em được nâng từ 15 lên 16 tuổi và không xác định trẻ em chỉ được tính từ khi mới sinh 8
  13. ra mà được xác định sớm hơn. Luật BVCSGDTE năm 2004 tiếp tục xác định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Theo quy định này, những trẻ em dưới 16 tuổi và là công dân Việt Nam mới được hưởng đầy đủ các quyền và bổn phận của trẻ em. Luật Trẻ em năm 2016 quy định: "Trẻ em là người dưới 16 tuổi". Qua khái niệm này, chúng ta thấy có sự thay đổi so với trước đây, đó là tất cả trẻ em dưới 16 tuổi, không phân biệt là công dân Việt Nam hay người có quốc tịch, người không có quốc tịch ở lãnh thổ Việt Nam đều được BVCSGD như nhau. Tiếp theo chung ta cần tìm hiểu khái niệm quyền của trẻ em. Thuật ngữ quyền trong tiếng anh được gọi là “Right” có nguồn gốc từ tiếng Latin là RECTUS (có nghĩa là Ruled-quy tắc). Và trong ngữ hệ Ấn-Âu có nghĩa là việc miêu tả sự di chuyển theo một đường thẳng. Từ lâu trẻ em đã được quan tâm bảo vệ, nhưng việc bảo vệ quyền trẻ em trên phạm vi toàn cầu mới chỉ được thúc đẩy mạnh mẽ trong thế kỷ XX. Vì xã hội trước đó đều đơn giản coi trẻ em là tài sản riêng của các bậc cha mẹ, cha mẹ có toàn quyền đối với con cái mình, kể cả hình thức ngược đãi và đối xử tàn nhẫn. Trong Tuyên ngôn về quyền trẻ em được Liên Hợp quốc thông qua ngày 20 tháng 10 năm 1959, khái niệm “quyền trẻ em” tiếp tục được mở rộng, nội dung đầy đủ và tiến bộ hơn. Tuyên ngôn này đưa ra lời kêu gọi đầy tính nhân văn và tinh thần nhân đạo: “Hãy giành những gì tốt nhất cho trẻ em mà người lớn có” theo tinh thần đó, tuyên ngôn đòi hỏi không được phân biệt đối xử với trẻ em; trẻ em cần được tạo mọi cơ hội để phát triển tự do trong nhân phẩm, được yêu thương và cảm thông, được học hành và vui chơi giải trí Công ước quyền trẻ em ra đời là một bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi nhận thức về địa vị của trẻ em. Trước hết, vấn đề trẻ em từ “lĩnh vực tư”- gia đình, đã trở thành mối quan tâm chung của mọi xã hội và cả nhân loại. Trẻ em được khẳng định là chủ thể của quyền chứ không phải là đối tượng của các chính sách xã hội. 9
  14. Như vậy, có thể đưa ra định nghĩa về quyền trẻ em đó là những quyền con người cơ bản mà tất cả các cá nhân đều có, đồng thời đó là những quyền cần có để trẻ em được sống và phát triển một cánh toàn diện, lành mạnh và an toàn. 1.1.2. Khái niệm quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi XHTD Trước khi tìm hiểu khái niệm quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi XHTD cần làm rõ hai khái niệm là XHTD trẻ em và khái niệm quyền của trẻ em được bảo vệ. Trước hết, về khái niệm XHTD trẻ em có thể thấy như sau. Theo Từ điển tiếng việt nhà xuất bản Đà Nẵng “Tình dục là nhu cầu tự nhiên của con người về quan hệ tính giao” và “Xâm hại là xâm phạm đến thân thể khiến cho bị tổn hại” [35, tr.55] . Do vậy, “XHTD trẻ em” là xâm phạm, động chạm đến quyền tự do, đến nhu cầu phát triển tự nhiên của trẻ em về quan hệ tính giao; xâm phạm đến thân thể, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự của trẻ em. XHTD hiện đang trở thành vấn đề nóng bỏng và nhức nhối hiện nay khi càng ngày càng có nhiều vụ việc XHTD trẻ em được phát hiện. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm XHTD. Theo Điều 34 Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc năm 1989 “Các quốc gia thành viên cam kết BVTE chống lại mọi hình thức bóc lột cũng như lạm dụng tình dục. Vì mục đích này các quốc gia thành viên sẽ đặc biệt thực hiện mọi biện pháp thích hợp của từng nước, của hai bên và của nhiều bên để ngăn ngừa. a. Việc xúi giục hay ép buộc trẻ em tham gia bất kỳ hành vi tình dục bất hợp pháp nào; b. Việc sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong hành vi mại dâm hay các hành vi bất hợp pháp khác; c. Việc sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong cuộc biểu diễn hay tài 10
  15. liệu có tính chất khiêu dâm”. Cho đến hiện nay vẫn chưa có định nghĩa chính thức và thống nhất về XHTD trẻ em. Tuy nhiên đặc trưng chính yếu trong hành vi XHTD trẻ em là quá trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục. Hành vi XHTD có thể thay đổi từ việc sờ mó thân thể, bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay cho đến là giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn. XHTD trẻ em không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ em tháy, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em. Mục 8, Điều 4, Luật trẻ em năm 2016 đưa ra khái niệm “XHTD trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.” Thứ hai là khái niệm quyền của trẻ em được bảo vệ. Khái niệm BVTE được nhiều tổ chức, nhà nghiên cứu khác nhau sử dụng và định nghĩa trong các tình huống cụ thể. Trong cuốn BVTE, sổ tay dành cho các nghị sĩ quốc hội ghi nhận thuật ngữ BVTE được sử dụng vớinghĩa là BVTE khỏi bạo lực, lạm dụng và bóc lột; bảo đảm quyền của mọi trẻ em không bị xâm hại. Quyền được bảo vệ của trẻ em bổ sung cho các quyền khác để bảo đảm cho trẻ em được nhận những gì chúng cần tồn tại và phát triển [12, tr.44]. Cuốn Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời kỳ mới - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đã nêu khái niệm về BVTE là bảo đảm cho trẻ em được thực hiện các quyền của mình và phòng ngừa để trẻ em không bị thiệt thòi, không bị người khác vi phạm các quyền đã được pháp luật quy định. Đồng thời, BVTE là những hoạt động nhằm ngăn ngừa không để trẻ em bị rơi 11
  16. vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, [23, tr.31]. Khái niệm BVTE được ghi nhận trong cuốn Thuật ngữ BVTE lại được tiếp cận theo hướng quy định trách nhiệm của các chủ thể trong xã hội. BVTE là trách nhiệm của nhà nước, gia đình và mọi công dân trong xã hội đối với việc đảm bảo an toàn cho trẻ em khỏi bị xâm hại, bóc lột và sao nhãng, bao gồm cả việc loại bỏ những nguy cơ gây tổn hại và ngăn chặn các yếu tố đang gây tổn hại cho trẻ. BVTE là những dịch vụ được cung cấp bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp hướng tới việc can thiệp khẩn cấp và giúp đỡ các em đang có nguy cơ hoặc đã bị xâm hại, bóc lột và sao nhãng nhằm ngăn chặn, giúp phục hồi và tái hòa nhập cho trẻ em [12, tr.21]. Luật Trẻ em năm 2016 đưa ra định nghĩa về BVTE như sau: "BVTE là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có HCĐB" [36]. Như vậy, với cách tiếp cận về BVTE theo từng cấp độ cụ thể từ bảo đảm môi trường sống an toàn cho trẻ em đến việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm hại trẻ em và trợ giúp khi trẻ em rơi vào HCĐB, Luật Trẻ em đã đưa ra được khái niệm khá toàn diện về BVTE và học viên đồng tình với khái niệm cũng như cách tiếp cận này. Như vậy, từ khái niệm trên ta có thể rút ra khái niệm quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi XHTD là những chuẩn mực đòi hỏi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm các quyền con người của trẻ em khỏi các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức. 1.1.3. Ý nghĩa quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi xâm hại tình dục * Bảo vệ quyền trẻ em không bị XHTD góp phần đưa chủ trương, chính 12
  17. sách của Đảng và Nhà nước về BVTE vào đời sống thực tiễn Trong đời sống xã hội, pháp luật giữ vai trò rất quan trọng. Pháp luật là công cụ để thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả trong xã hội. Đồng thời, pháp luật cũng là phương tiện để Nhà nước thực hiện vai trò quản lý mọi mặt của đời sống xã hội và cũng là phương tiện để nhân dân phát huy dân chủ và quyền làm chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nhiệm vụ Bảo vệ quyền trẻ em không bị XHTD là nội dung cơ bản của chiến lược phát triển con người, góp phần tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng về công tác BVCSGDTE được luật hóa thành hệ thống các quy phạm pháp luật về trẻ em. Các quy phạm pháp luật này chỉ phát huy được khi được thực thi trong cuộc sống. Bảo vệ quyền trẻ em không bị XHTD cũng vậy, nó phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức, gia đình, cộng đồng và cá nhân thực hiện thì trẻ em mới có được môi trường sống an toàn, lành mạnh. Pháp luật về BVTE chỉ có thể phát huy hết được vai trò khi mà nó phải trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của cáccơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, gia đình trong cuộc sống hằng ngày; phải được tuân thủ một cách tự giác của các chủ thể pháp luật. Những năm qua, công tác BVTE đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả quan trọng. Hệ thống pháp luật về BVTE đã từng bước được hoàn thiện, công tác quản lý nhà nước về BVTE được tăng cường. Việc huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng có hiệu quả. Công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em được chú trọng; đời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được bảo đảm. Tuy nhiên, công tác BVCSGDTE vẫn còn một số hạn chế, yếu kém; hệ thống 13
  18. pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em chưa hoàn thiện. Đạo đức, lố i sống xuống cấp, lệch chuẩn của mộ t bộ phận trẻ em đang trở thành nỗi lo của gia đình và xã hội. Tình trạng trẻ em bị XHTD, bạo lực, bị lạm dụng sức lao động có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng trẻ em phạm tội, trẻ em lang thang, bị tai nạn, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn là những vấn đề xã hội bức xúc. Trẻ em suy dinh dưỡng còn ở mức cao. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên là do một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác bảo vệ , chăm sóc, giáo dục trẻ em; chưa dành sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng mức cho công tác này. Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, mà ở đó mọi hoạt động của bộ máy nhà nước suy cho cùng cũng vì con người, vì hạnh phúc con người luôn được xác định là mục tiêu cao nhất; pháp luật được xác định có vai trò tối cao trong đời sống xã hội và Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật. Để phát huy hiệu lực, hiệu quả trong điều chỉnh các quan hệ xã hội về BVTE thì ngoài việc xây dựng hệ thống pháp luật về BVTE với đầy đủ các thuộc tính hiện đại còn phải nâng cao trình độ pháp luật của cán bộ và nhân dân, phải xác lập được cơ chế bảo vệ quyền trẻ em không bị XHTD có hiệu quả. Việc tuân thủ và thực thi các quy định của pháp luật về BVTE cũng chính là thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác BVTE trong thực tiễn cuộc sống. * Bảo vệ quyền trẻ em không bị XHTD góp phần bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh Trẻ em có quyền được phát triển đầy đủ và toàn diện trong môi trường gia đình và xã hội; gia đình phải là tổ ấm giúp các em được nuôi dưỡng và lớn lên bình an, không thể gây ra những mấ t mát, tổn thương về thể xác và tinh thần. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn CRC. Theo Công ước này, trẻ em có quyền được sống trong môi 14
  19. trường an toàn, được bảo vệ khỏi bị thương tích và bạo lực. Tuyên bố Một thế giới phù hợp trẻ em năm 2002 đã nêu rõ yêu cầu các quốc gia thực hiện chăm sóc cho mọi trẻ em, nuôi dạy trẻ trong một môi trường an toàn tạo điều kiện cho các em có cuộc sống thể chất khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Việc phê chuẩn các văn kiện, điều ước quốc tế về trẻ em đã đặt ra trách nhiệm pháp lý của nước ta trước cộng đồng quốc tế về thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em. Nhưng nhận thức về sự nguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của các hành vi bạo lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức. Việc ngược đãi, xâm hại, đánh đập, bóc lột, sao nhãng đối với trẻ em vẫn chưa được gia đình, cộng đồng phòng chống tích cực, chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời. Vì vậy, bảo vệ quyền trẻ em không bị XHTD góp phần bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh có vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức bảo vệ quyền trẻ em không bị XHTD. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về trẻ em để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hài hòa với pháp luật quốc tế, sự ứng phó kịp thời với những mối quan hệ xã hội mớ i, cũng như hội nhập một cách vững chắc với các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế về quyền trẻ em. Do đó, hệ thống pháp luật về BVTE ngày càng được hoàn thiện và thực thi có thể được coi là đặt nền tảng cho công tác BVTE, tạo điều kiện cho các em phát triển toàn diện, bảo đảm cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và đảm nhận sứ mệnh là chủ nhân tương lai của đất nước. * Bảo vệ quyền trẻ em không bị XHTD góp phần bảo đảm trợ giúp trẻ em Bảo vệ quyền trẻ em không bị XHTD trước hết là nhằm mục đích tạo dựng một môi trường an toàn, lành mạnh dành cho trẻ em. Tuy nhiên, khi mà việc BVTE bằng những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn không thành công 15