Luận văn Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam

pdf 124 trang vuhoa 25/08/2022 6560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_quy_che_phap_ly_cua_doanh_nghiep_kiem_toan_o_viet_n.pdf

Nội dung text: Luận văn Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ QUẾ CHI QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ QUẾ CHI QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Huy Cƣơng HÀ NỘI – 2012
  3. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN 1.1. Khái niệm quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán 6 1.2. Khái quát chung về kiểm toán độc lập và doanh nghiệp 7 kiểm toán 1.2.1. Khái niệm kiểm toán và kiểm toán độc lập 7 1.2.2. Lịch sử hình thành hoạt động kiểm toán độc lập trên thế 9 giới 1.2.3. Vai trò của hoạt động kiểm toán độc lập 10 1.2.4. Đặc điểm của hoạt động kiểm toán độc lập 12 1.2.5. Môi trường kiểm toán 14 1.2.6. Chuẩn mực kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp ở Viêṭ Nam 15 1.2.7. Quản lý, giám sát hoạt động kiểm toán độc lập 19
  4. 1.2.8. Doanh nghiệp kiểm toán 21 1.3. Kiểm toán viên độc lập 35 1.3.1. Chức danh kiểm toán viên ở một số nước trên thế giới 35 1.3.2 Tiêu chuẩn kiểm toán viên 36 1.3.3 Quy định kiểm toán viên bắt buộc là hội viên của tổ chức 37 nghề nghiệp 1.3.4 Cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề cho kiểm toán 38 viên 1.3.5 Trách nhiệm của kiểm toán viên 39 1.4. Báo cáo kiểm toán 42 1.4.1 Khái niệm 42 1.4.2 Nội dung chính của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính 43 1.4.3 Chữ ký và ý kiến trên báo cáo kiểm toán 44 1.5. Tổ chức nghề nghiệp kiểm toán 45 1.5.1 Tổ chức nghề nghiệp kiểm toán thế giới 45 1.5.2 Tổ chức nghề nghiệp kiểm toán ở một số quốc gia trên thế 46 giới 1.6. Kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị có lợi ích công 47 chúng
  5. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUY CHẾ PHÁ P LÝ CỦ A DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM 2.1. Lịch sử hình thành và vai trò của hoạt động kiểm toán độc 51 lập ở Việt Nam 2.2. Môi trường kiểm toán độc lập ở Việt Nam 53 2.2.1. Môi trường pháp lý 53 2.2.2. Môi trường cạnh tranh 54 2.3. Chuẩn mực kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp ở Việt Nam 57 2.3.1 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 57 2.3.2 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ở Việt Nam 57 2.4. Quản lý và kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp 62 kiểm toán ở Việt Nam 2.4.1 Quản lý Nhà nước 62 2.4.2 Quản lý về đăng ký hành nghề kiểm toán 63 2.4.3 Kiếm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán 66 2.4.4 Xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập 70 2.5. Doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam 73 2.5.1 Các loại hình doanh nghiệp kiểm toán và điều kiện thành 73 lập, hoạt động ở Việt Nam
  6. 2.5.2 Cơ quan cấp phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp 77 kiểm toán ở Việt Nam 2.5.3 Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam 78 2.5.4 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam 79 2.5.5 Các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không được thực hiện kiểm 82 toán ở Việt Nam 2.5.6 Đình chỉ, tạm ngừng và chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm 85 toán 2.6. Kiểm toán viên độc lập ở Việt Nam 88 2.6.1 Danh xưng kiểm toán viên ở Việt Nam 88 2.6.2 Tiêu chuẩn kiểm toán viên ở Việt Nam 89 2.6.3 Cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề cho kiểm toán 89 viên 2.6.4 Nghĩa vụ của kiểm toán viên 90 2.6.5 Các trường hợp kiểm toán viên không được thực hiện kiểm 91 toán 2.7. Báo cáo kiểm toán theo quy định hiện hành ở Việt Nam 92 2.7.1 Nội dung chính của báo cáo kiểm toán 92 2.7.2 Chữ ký và ý kiến trên báo cáo kiểm toán 93
  7. 2.7.3 Ý nghĩa của báo cáo kiểm toán trên thị trường chứng khoán 94 Việt Nam 2.8. Tổ chức nghề nghiệp kiểm toán ở Việt Nam 94 2.8.1 Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam 94 2.8.2 Một số tổ chức nghề nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt 95 Nam 2.9. Kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công 95 chúng ở Việt Nam 2.9.1. Các đơn vị có lợi ích công chúng ở Việt Nam 96 2.9.2. Đối tượng bắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán 96 được chấp thuận kiểm toán báo cáo tài chính năm 2.9.3. Tiêu chuẩn, điều kiện để DNKT được chấp thuận kiểm toán 97 2.9.4. Tiêu chuẩn, điều kiện cho kiểm toán viên hành nghề và người đại diện lãnh đạo doanh nghiệp kiểm toán được chấp 97 thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy chế pháp lý của doanh 100 nghiệp kiểm toán ở Việt Nam
  8. 3.2. Phương hướng hoàn thiện quy chế pháp lý của doanh 101 nghiệp kiểm toán ở Việt Nam 3.2.1. Hoàn thiện quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam phải phù hợp với hệ thống chính sách pháp luật 101 hiện hành của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế 3.2.2. Ban hành đầy đủ, đồng bộ các văn bản pháp luật hướng dẫn 101 Luật Kiểm toán độc lập 3.3. Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện quy chế pháp 101 lý của doanh nghiệp kiểm toán 3.3.1. Hoàn thiện các quy định về doanh nghiệp kiểm toán 101 3.3.2. Hoàn thiện quy định về tổ chức nghề nghiệp kiểm toán ở 109 Việt Nam 3.3.3 Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và ban hành mới chuẩn mực 109 kiểm toán Việt Nam KẾT LUẬN 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACCA Hội Kế toán công chứng Anh quốc AFA Liên đoàn Kế toán ASEAN BCTC Báo cáo tài chính DNKT Doanh nghiệp kiểm toán GASS Chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến HCSN Hành chính sự nghiệp IASB Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế IFAC Liên đoàn Kế toán quốc tế IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ISA Chuẩn mực quốc tế về kiểm toán KTV Kiểm toán viên Ủy ban Giám sát hoạt động kiểm toán các công ty niêm yết PCAOB (Hoa Kỳ) SEC Ủy ban Giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước VAA Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam VACPA Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam XDCB Xây dựng cơ bản
  10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Kiểm toán độc lập là một hoạt động có tầm quan trọng vô cùng to lớn trong hệ thống các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô và được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện phát triển. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, kiểm toán độc lập ngày càng trở thành một nhu cầu thiết yếu của xã hội. Ảnh hưởng của hoạt động kiểm toán độc lập tác động đến nhiều đối tượng, nhiều thành phần và có mối quan hệ tác động đa chiều tới nhiều hoạt động khác của nền kinh tế nên có thể nói hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội. Doanh nghiệp kiểm toán là chủ thể của hoạt động kiểm toán độc lập, quyết định chính chất lượng của hoạt động kiểm toán độc lập.Việc xác lập cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp kiểm toán đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo lập một thị trường thị trường tài chính lành mạnh và thị trường kiểm toán độc lập vững mạnh. Trước kia, các quy định về doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam đã được quy định trong Nghị định 07-CP ngày 29/1/1994 ban hành Quy chế về Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. Nhưng qua thực tiễn áp dụng, các quy định trong Nghị định này đã trở nên quá ít, không đủ để điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán. Vì vậy, tháng 3 năm 2011, Luật Kiểm toán độc lập được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2012. Luật Kiểm toán độc lập đã tạo lập cơ sở pháp lý ở tầm cao hơn cho doanh nghiệp kiểm toán và quy định khá đầy đủ những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp kiểm toán. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề mà các nhà làm luật chưa quan tâm đến hoặc chưa tiên liệu hết hoặc quy định chưa sát với thực tiễn. Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hóa đã dẫn đến việc mở cửa thị trường kiểm toán; các nước trên thế giới đều hướng đến việc hội tụ chuẩn mực kiểm toán quốc tế và thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kiểm toán. Ở phần lớn các nước phát triển, hoạt 1
  11. động kiểm toán độc lập đã phát triển lâu dài và vì vậy, doanh nghiệp kiểm toán ở các nước này rất mạnh. Có thể nói, các doanh nghiệp kiểm toán này hơn hẳn các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam về trình độ, về kinh nghiệm, về uy tín, về thị phần .Điều này một mặt tạo ra sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam, một mặt lại tạo động lực để doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam phát triển. Nó đặt ra bài toán về việc phát triển hoạt động kiểm toán độc lập nói chung và doanh nghiệp kiểm toán nói riêng cho Nhà nước, cho những cơ quan quản lý. Các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam muốn cạnh tranh, muốn hòa nhập được vào thị trường tài chính thế giới, không còn cách nào khác là phải nâng cao năng lực, khẳng định vị thế trong phạm vi quốc gia và sau đó là phạm vi quốc tế. Trước tình hình đó, việc xác lập vai trò, vị trí và hoàn thiện quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế và tuân theo các chuẩn mực quốc tế càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ. Một quy chế pháp lý thống nhất sẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp kiểm toán thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán độc lập. Khi thực hiện được đủ và đúng các chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán độc lập là tự thân doanh nghiệp kiểm toán đã khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế của đất nước. Đồng thời, quy chế pháp lý cho doanh nghiệp kiểm toán khi được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế, phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam nhanh chóng bắt kịp đà phát triển của thế giới. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam” với cách tiếp cận từ góc nhìn của các chuẩn mực và thông lệ quốc tế đến các quy định pháp luật ở Việt Nam với mong muốn có được một cái nhìn tổng quát về quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. Từ đó, thấy được những điểm cần bổ sung, cần ban hành thêm nhằm góp phần hoàn thiện quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam, để Luật Kiểm toán độc lập sẽ sớm 2
  12. đi vào đời sống thực tiễn và các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được áp dụng phổ biến hơn, chuẩn xác hơn ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những vấn đề lý luận chung về kiểm toán độc lập, trong đó có doanh nghiệp kiểm toán cũng đã được trình bày trong các giáo trình như giáo trình Kiểm toán của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, giáo trình Lý thuyết kiểm toán của Đại học Kinh tế quốc dân, Kiểm toán căn bản của PGS.TS Nguyễn Đình Hựu, giáo trình Lý thuyết Kiểm toán của Học viện tài chính Những giáo trình này, với mục đích cung cấp những kiến thức căn bản về kiểm toán nói chung nên mỗi giáo trình chỉ đưa ra một vài điểm về doanh nghiệp kiểm toán (như các loại hình doanh nghiệp kiểm toán, mô hình tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên độc lập ) Những vấn đề riêng lẻ liên quan đến doanh nghiệp kiểm toán (như báo cáo kiểm toán, kiểm tra giám sát hoạt động kiểm toán, mô hình quản lý công ty kiểm toán ) thực tế đã được các nhà chuyên môn quan tâm, nghiên cứu và bàn đến nhiều trong các hội nghị, hội thảo chuyên môn của Việt Nam và quốc tế; trên các tạp chí chuyên ngành, trên các diễn đàn nghề nghiệp . Song các nội dung nghiên cứu được đặt ra một cách riêng lẻ, không có một công trình đưa ra cái nhìn xuyên suốt về doanh nghiệp kiểm toán. Đề tài này tổng hợp các nội dung cả về cơ sở lý luận, thực trạng các quy định pháp luật và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán để có một bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu với mục đích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về hoạt động kiểm toán độc lập và doanh nghiệp kiểm toán, thực trạng quy chế pháp lý của 3
  13. doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay; tìm ra phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. Từ mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ đặc điểm, chức năng của hoạt động kiểm toán độc lập, của doanh nghiệp kiểm toán độc lập và cơ sở lý luận của pháp luật điều chỉnh doanh nghiệp kiểm toán. - Thứ hai, phân tích thực trạng các quy định của pháp luật điều chỉnh doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam, từ đó nêu được những hạn chế, thiếu sót trong quy định của pháp luật. - Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán theo Luật Kiểm toán độc lập, các chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Việt Nam. Luận văn tập trung nghiên cứu quy chế pháp lý liên quan tới kiểm toán độc lập, các chuẩn mực kiểm toán và tình hình hoạt đọng thực tế của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ trên, luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn, luật học so sánh .Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn được thực hiện trên nền tảng 4
  14. của phương pháp duy vật biện chứng, trên cơ sở các quan điểm, đường lối chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. 6. Kết quả nghiên cứu mới của luận văn Kết quả nghiên cứu của Luận văn có những điểm mới sau đây: - Tiếp tục làm rõ một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp kiểm toán theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. - Chỉ ra những điểm còn thiếu sót trong các quy định của pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp kiểm toán, từ đó đề xuất các nội dung cần tiếp tục hoàn thiện. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán Chương 2: Thực trạng doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam 5
  15. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN 1.1. Khái niệm quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán * Khái niệm quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán là tổng hợp những quy định của pháp luật xác định vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm, phạm vi và điều kiện thành lập, hoạt động, của doanh nghiệp kiểm toán. * Cơ cấu quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán “Doanh nghiệp kiểm toán” là một danh từ chỉ chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm toán độc lập, mà kiểm toán độc lập là ngành nghề có những đặc điểm, tiêu chuẩn đặc biệt. Doanh nghiệp kiểm toán cũng là một doanh nghiệp, nên nó phải tuân thủ các quy tắc chung dành cho mọi doanh nghiệp nói chung. Sau nữa, doanh nghiệp kiểm toán cần phải tuân thủ các quy tắc riêng trong nghề nghiệp kiểm toán. Do vậy, các quy tắc chung dành cho doanh nghiệp kiểm toán phải được xây dựng trên cơ sở những đặc điểm riêng của ngành nghề kiểm toán, phải bao gồm tất cả các nội dung liên quan đến việc đảm bảo thực hiện đúng và đủ chức năng, nhiệm vụ của hoạt động kiểm toán độc lập, phản ánh đúng vai trò của kiểm toán độc lập. Các nội dung đó phải bao gồm nhóm các quy định về doanh nghiệp kiểm toán (loại hình doanh nghiệp kiểm toán; điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán; quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán; quản lý giám sát doanh nghiệp kiểm toán, các trường hợp không 6
  16. được thực hiện kiểm toán; các trường hợp đình chỉ, tạm ngừng và chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán .) nhóm các quy định về hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán (báo cáo kiểm toán; hồ sơ kiểm toán, dịch vụ kiểm toán, hợp đồng kiểm toán, quy trình kiểm toán, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, xử lý vi phạm về kiểm toán độc lập, kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng ), nhóm các quy định về kiểm toán viên (tiêu chuẩn, điều kiện, quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của kiểm toán viên, đăng ký hành nghề kiểm toán, các trường hợp không được kiểm toán ), nhóm các quy định liên quan (về chuẩn mực kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, tổ chức nghề nghiệp kiểm toán, cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới, đơn vị được kiểm toán ). 1.2. Khái quát chung về kiểm toán độc lập và doanh nghiệp kiểm toán 1.2.1. Khái niệm kiểm toán và kiểm toán độc lập a, Khái niệm kiểm toán Hoạt động kiểm toán đã có lịch sử phát triển lâu dài gắn liền với quá trình phát triển kinh tế xã hội của loài người. Trải qua quá trình phát triển kinh tế xã hội lâu dài của loài người, có nhiều khái niệm về kiểm toán, tuy có khác nhau về từ ngữ với ý nghĩa cụ thể song về cơ bản đều phản ánh đúng bản chất của hoạt động kiểm toán. Trong Lời mở đầu “Giải thích các chuẩn mực kiểm toán” của Vương quốc Anh, một khái niệm được đưa ra, “kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một xí nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan”. Theo các chuyên gia kiểm toán Hoa Kỳ, “kiểm toán là một quá trình mà qua đó một người độc lập có nghiệp vụ tập hợp và đánh giá rõ ràng về thông tin có thể 7
  17. lượng hóa có liên quan đến một thực thể kinh tế riêng biệt nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa thông tin có thể lượng hóa với những tiêu chuẩn đã được xác lập” [26]. Theo các chuyên gia kiểm toán ở Pháp, “kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản niên độ của một tổ chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là một kiểm toán viên tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài chính thực tế, không che giấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của luật định” [28]. Hiện nay, có một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi, đó là “kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập” [27]. Qua các khái niệm trên, có thể thấy được các yếu tố cơ bản của kiểm toán như sau: - Chủ thể của hoạt động kiểm toán: là những kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập. Năng lực của kiểm toán viên là trình độ nghiệp vụ đã được đào tạo cùng với kinh nghiệm thực tế tích lũy giúp cho kiểm toán viên có khả năng xét đoán, phân tích trong từng trường hợp kiểm toán cụ thể. Sự độc lập của kiểm toán viên là một yêu cầu tối quan trọng để thực hiện kiểm toán một cách khách quan, tạo ra niềm tin đối với người sử dụng thông tin kiểm toán. - Khách thể của kiểm toán: là một thực thể kinh tế hay một tổ chức được kiểm toán. Thực thể kinh tế hay tổ chức ở đây được hiểu là một thực thể pháp lý. - Đối tượng trực tiếp của kiểm toán: là các thông tin được kiểm tra, có thể là báo cáo tài chính, tờ khai nộp thuế, quyết toán ngân sách . của tổ chức được kiểm 8
  18. toán. - Cơ sở thực hiện kiểm toán: là những tiêu chuẩn đã được thiết lập. Chúng có thể thay đổi tùy theo thông tin được kiểm tra trong mỗi cuộc kiểm toán. Chúng có thể là chế độ kế toán hiện hành , có thể là Luật thuế, . - Bằng chứng kiểm toán: là các thông tin để chứng minh cho ý kiến của kiểm toán viên.Quá trình kiểm toán bao gồm việc thu thập bằng chứng cần thiết và đánh giá tính thích hợp cho việc đưa ra các ý kiến nhận xét trên báo cáo kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán có thể là các tài liệu kế toán của tổ chức được kiểm toán, cũng có thể là chứng cứ riêng của kiểm toán viên. Hoạt động kiểm toán có thể được phân loại theo mục đích hoặc theo chủ thể kiểm toán. Theo mục đích kiểm toán thì kiểm toán gồm: kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính. Theo chủ thể kiểm toán thì kiểm toán bao gồm: kiểm toán Nhà nước, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập. b, Khái niệm kiểm toán độc lập Kiểm toán độc lập là một loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên thuộc những tổ chức kiểm toán độc lập. Họ thường thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và cung cấp một số dịch vụ liên quan tùy theo nhu cầu của khách hàng, chẳng hạn như kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động, tư vấn tài chính kế toán .[15, tr5] Kiểm toán độc lập là một hoạt động đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Ở các nước phát triển, hoạt động kiểm toán độc lập hình thành trước cả khi có những chuẩn mực riêng về kiểm toán và kiểm toán viên. 1.2.2. Lịch sử hình thành hoạt động kiểm toán độc lập trên thế giới Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, hoạt động kiểm toán đã có từ rất lâu đời. 9
  19. Kiểm toán ra đời vào khoảng thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Ban đầu, mục đích của kiểm toán độc lập là phát hiện gian lận và sai phạm trong hoạt động quản lý tài chính, sau đó dần dần chuyển sang mục đích mới là nhận xét về mức độ trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính. Khi đó, báo cáo kiểm toán không chỉ phục vụ cho các đối tượng chủ sở hữu mà còn phục vụ cho nhu cầu của một bên thứ ba khi họ cần đánh giá về độ tin cậy của báo cáo tài chính. Đầu thế kỷ 20, hàng loạt tổ chức tín dụng, tài chính ở Tây Âu và Bắc Mỹ đã phá sản. Nó thể hiện sự yếu kém của hệ thống kế toán và chức năng tự kiểm tra của kế toán.Từ đó, thể thức kiểm tra ngoài kế toán càng thể hiện rõ vai trò của nó để đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng cao. Hoạt động kiểm toán độc lập giúp thực hiện thể thức này một cách hiệu quả. Thông qua quá trình hoạt động thực tiễn, dần dần các kiểm toán viên, các tổ chức kiểm toán đã xây dựng những phương thức kiểm toán ngày càng hiệu quả. Bước sang thế kỷ 21, trong tiến trình toàn cầu hóa, kiểm toán nói chung và đặc biệt là kiểm toán độc lập nói riêng đã thể hiện rõ vai trò của nó, nhất là với thị trường tài chính thế giới. Hoạt động đầu tư tài chính vượt ra khỏi biên giới quốc gia đã làm tăng nhu cầu đảm bảo độ tin cậy của thông tin tài chính. Vì vậy, người ta cần đến kiểm toán độc lập ngày một nhiều hơn và kiểm toán độc lập ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. 1.2.3. Vai trò của hoạt động kiểm toán độc lập Do nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển đã tạo nên hệ quả là khả năng nhận được những thông tin tài chính kém tin cậy cũng sẽ gia tăng. Rủi ro về thông tin gia tăng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như là: Thứ nhất, sự khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin. Điều này làm tăng rủi ro có thông tin bị sai lệch khi được cung cấp cho những người sử dụng. 10
  20. Thứ hai, động cơ của người cung cấp thông tin: Những người này thường có xu hướng trình bày thông tin theo chiều thuận lợi nhất cho mình. Chẳng hạn khi doanh nghiệp bán cổ phần, các thông tin về doanh lợi, lợi nhuận có thể sẽ bị khai tăng giả tạo, hay không được cung cấp đầy đủ Thứ ba, lượng thông tin phải xử lý và độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế gia tăng, nhất là khi mà hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, quy mô của các tổ chức càng lớn. Chính vì thế, cần có những giải pháp để làm giảm rủi ro , trong đó giải pháp kiểm toán được xem là có hiệu quả nhất vì với kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp và sự độc lập của mình, kiểm toán viên độc lập sẽ cung cấp sự đánh giá về độ tin cậy của báo cáo tài chính, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí kiểm tra cho đông đảo người sử dụng Đứng ở góc độ xã hội, hoạt động kiểm toán độc lập với báo cáo tài chính, khi được luật pháp quy định sẽ trở thành một công cụ giúp bảo vệ sự ổn định nền kinh tế, đặc biệt đối với các quốc gia mà thị trường chứng khoán giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tại các quốc gia này, luật pháp quy định các công ty cổ phần niêm yết giá ở thị trường chứng khoán khi công bố các báo cáo tài chính hàng năm phải đính kèm báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên độc lập. Một số quốc gia còn mở rộng đối tượng kiểm toán bắt buộc (thường gọi là kiểm toán theo luật định) cho các doanh nghiệp khác khi mà quy mô doanh nghiệp lớn hơn một mức độ nào đó [15, tr11-12]. Kiểm toán độc lập là công cụ kiểm tra, kiểm soát, quản lý hữu hiệu không chỉ của các cơ quan nhà nước mà còn của chính bản thân các doanh nghiệp. Đồng thời, nó là cầu nối giữa các doanh nghiệp với các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin để ra những quyết sách kinh tế. Mặt khác, ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp thì sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Do 11
  21. đó, kiểm toán độc lập trở thành một nhu cầu thiết yếu của xã hội, từ nhiều góc độ khác nhau. 1.2.4. Đặc điểm của hoạt động kiểm toán độc lập Hoạt động kiểm toán độc lập là một hoạt động đặc biệt. Nó là hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kiểm toán đồng thời là công cụ giúp công chúng đánh giá độ tin cậy của thông tin tài chính. Kết quả kiểm toán vừa phục vụ khách hàng, vừa phục vụ lợi ích chung của xã hội. Vì vậy, kiểm toán độc lập có những đặc điểm: - Lấy lợi ích của đông đảo người sử dụng làm mục tiêu và mục đích hoạt động. Mỗi một cuộc kiểm toán khi được tiến hành trước tiên là theo nhu cầu của khách hàng nhưng kết quả của cuộc kiểm toán thì không chỉ có đơn vị được kiểm toán sử dụng. Vì mục đích của đơn vị được kiểm toán là nhằm khẳng định “giá trị bản thân” thông qua một báo cáo kiểm toán “đẹp” nên sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm toán là báo cáo kiểm toán sẽ được công khai cho nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng. Chẳng hạn như các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các nhà quản lý, người lao động . Chất lượng của một cuộc kiểm toán ảnh hưởng rất lớn đến quyết định và hoạt động của các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Vì thông qua báo cáo kiểm toán, các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính có thể đánh giá tình trạng tài chính của đơn vị được kiểm toán để từ đó đưa ra quyết định đầu tư của họ. Bởi vậy có thể nói chất lượng của kiểm toán độc lập có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của đông đảo những người sử dụng. - Phải có các tiêu chuẩn riêng cho những người muốn tham gia vào hoạt động này và phải bảo đảm chất lượng dịch vụ cung ứng. Là một ngành nghề có điều kiện, kiểm toán độc lập phải có tiêu chuẩn riêng cho những người muốn cung cấp dịch vụ này. Những tiêu chuẩn được đặt ra là những tiêu chuẩn về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng 12
  22. dịch vụ mà các doanh nghiệp cung ứng cho xã hội. Những người cung cấp dịch vụ kiểm toán là cung cấp một sự „chứng thực” cho xã hội về thông tin tài chính mà đơn vị được kiểm toán đưa ra. Nếu họ không đạt được các tiêu chuẩn nhất định về chuyên môn, về đạo đức nghề nghiệp thì sự bảo đảm về “sự chứng thực” đó sẽ không cao. Do đó, một trong những đặc điểm quan trọng của kiểm toán độc lập là phải có các tiêu chuẩn riêng cho kiểm toán viên, cho doanh nghiệp kiểm toán. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán ở mức tốt nhất có thể. - Được Chính phủ chính thức công nhận, thông qua việc cấp giấy phép hành nghề kiểm toán viên. Được Chính phủ công nhận và pháp luật bảo hộ vì hoạt động kiểm toán độc lập được coi như là một trong những công cụ kiểm soát kinh tế vĩ mô. Khi được Chính phủ công nhận thông qua việc ban hành những quy định riêng về kiểm toán độc lập, thì hoạt động kiểm toán độc lập mới có được cơ sở pháp lý để thực hiện các chức năng của nó. - Được đào tạo có hệ thống, phải có kiến thức sâu rộng và phải xem việc đáp ứng những yêu cầu cụ thể của xã hội là mục tiêu hoạt động. Những chủ thể cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập phải được đào tạo có hệ thống, có kiến thức sâu rộng là bởi vì kiểm toán có phạm vi hoạt động rất rộng. Họ có thể kiểm toán ở các đối tượng khách hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, họ cần phải có kiến thức sâu và rộng, không chỉ về kiểm toán mà còn về các vấn đề xã hội khác để phục vụ cho hoạt động kiểm toán của họ. - Có tổ chức nghề nghiệp riêng, tổ chức này chuyên nghiên cứu để hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp và là phát ngôn viên chính thức của nghề nghiệp trước xã hội. 13
  23. Sự phát triển của nghề nghiệp kiểm toán gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì nó là một hoạt động đặc biệt, nên ngoài sự quan tâm, tạo điều kiện phát triển của Nhà nước, cần phải có một tổ chức nghề nghiệp riêng. Tổ chức nghề nghiệp này là tổ chức nghề nghiệp của những người chuyên công tác trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán. Những người này được đào tạo, có trình độ và kinh nghiệm nghề nghiệp kiểm toán, được xã hội thừa nhận (thông qua giấy phép hành nghề). Họ có đủ năng lực để thực hiện các hoạt động nghiên cứu nhằm thúc đẩy phát triển nghề nghiệp của họ. Các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn ở tầm quốc tế. Có tổ chức nghề nghiệp riêng sẽ giúp cho hoạt động kiểm toán có điều kiện đặc biệt để phát triển. - Xem việc phục vụ xã hội quan trọng hơn cả nhiệm vụ đối với khách hàng. Doanh nghiệp kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán để thu lợi nhuận nhưng lại phải xem việc phục vụ xã hội quan trọng hơn cả đối với khách hàng là bởi vì kiểm toán độc lập có một sứ mệnh đặc biệt là giúp công khai, minh bạch thông tin tài chính, làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế tài chính thông qua nhiệm vụ kiểm tra thẩm định, xác minh tính đúng đắn, trung thực và hợp lý, hợp pháp của thông tin tài chính. Nếu hoạt động kiểm toán độc lập chỉ phục vụ cho lợi ích của khách hàng mà làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội thì nó đã không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của nó. - Công khai thừa nhận trách nhiệm đối với xã hội, đối với việc bảo vệ lợi ích của đông đảo người sử dụng hơn là những lợi ích vật chất. Vì kiểm toán độc lập lấy việc phục vụ lợi ích của xã hội là mục tiêu hoạt động, sản phẩm cuối cùng của hoạt động kiểm toán độc lập được đông đảo công chúng trong xã hội quan tâm và sử dụng nên chủ thể thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập phải có trách nhiệm trước xã hội về hoạt động của chính họ là tất yếu. 1.2.5. Môi trƣờng kiểm toán 14
  24. Xuất phát từ những đặc điểm của kiểm toán độc lập, môi trường kiểm toán độc lập chịu tác động từ nhiều phía: - Từ yêu cầu của xã hội đối với chức năng kiểm toán, yêu cầu này luôn thúc đẩy hoạt động kiểm toán hoàn thiện hơn để cung cấp mức độ đảm bảo ngày càng cao hơn cho các thông tin được kiểm toán. - Từ ý thức trách nhiệm của những người hành nghề kiểm toán, thông qua tổ chức nghề nghiệp kiểm toán của họ. Sự ý thức cao về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp kiểm toán đã khiến họ không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, giữ gìn uy tín và khẳng định vị trí với xã hội. - Từ yêu cầu của Nhà nước, với tư cách là người quản lý xã hội, Nhà nước sẽ đưa ra các chế định giám sát hoạt động kiểm toán độc lập tùy theo đặc điểm và nhu cầu xã hội [15, tr27]. Nếu tổ chức nghề nghiệp kiểm toán phát triển mạnh, đưa ra được những quy định tự kiểm soát nghề nghiệp, Nhà nước sẽ đóng vai trò là người đưa ra khuôn khổ pháp lý chung để xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán. Chẳng hạn như ở Malaysia, Singapore, Anh quốc là những nước mà tổ chức nghề nghiệp của họ phát triển mạnh, họ được Nhà nước giao cho nhiều quyền hành trong việc kiểm soát nghề nghiệp kế toán và kiểm toán. Ngược lại, nếu tổ chức nghề nghiệp chưa đủ mạnh để đảm nhiệm vai trò quan trọng đó thì Nhà nước sẽ can thiệp sâu hơn vào việc quản lý, kiểm soát nghề nghiệp và chỉ chuyển giao một số nhiệm vụ cho tổ chức nghề nghiệp. 1.2.6. Chuẩn mực kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp ở Việt Nam * Chuẩn mực kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán là những nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ và việc xử lý các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán theo 15