Luận văn Quốc tịch của trẻ em theo pháp luật Việt Nam

pdf 90 trang vuhoa 24/08/2022 9500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quốc tịch của trẻ em theo pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_quoc_tich_cua_tre_em_theo_phap_luat_viet_nam.pdf

Nội dung text: Luận văn Quốc tịch của trẻ em theo pháp luật Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THU HIỀN QUỐC TỊCH CỦA TRẺ EM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THU HIỀN QUỐC TỊCH CỦA TRẺ EM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN LINH GIANG HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Quốc tịch của trẻ em theo pháp luật Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực, được trích dẫn từ các nguồn công khai, hợp pháp, không sao chép từ bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Thu Hiền
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUỐC TỊCH CỦA TRẺ EM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 9 1.1 Khái niệm quốc tịch và nguyên tắc xác định quốc tịch của trẻ em theo pháp luật Việt Nam 9 1.2. Quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em theo pháp luật Việt Nam 17 1.3. Kinh nghiệm một số nước trong việc quản lý quốc tịch của trẻ em 25 Chương 2: THỰC TRẠNG QUỐC TỊCH CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 32 2.1. Thực tiễn việc bảo đảm quyền có quốc tịch, giải quyết ĐKKS cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay 32 2.2. Những khó khăn, thách thức trong quản lý, xác định quốc tịch của trẻ em ở Việt Nam 38 2.3. Những bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật liên quan đến việc quản lý, xác định quốc tịch của trẻ em ở Việt Nam hiện nay 46 2.4. Những bất cập, hạn chế trong thực hiện pháp luật về quốc tịch của trẻ em ở Việt Nam hiện nay 57 2.5. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em ở Việt Nam 61 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUỐC TỊCH NÓI CHUNG VÀ QUỐC TỊCH CỦA TRẺ EM NÓI RIÊNG 64 3.1. Quan điểm về tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về quốc tịch nói chung và đối với quốc tịch của trẻ em nói riêng 64 3.2. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em 67 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ĐKKS : Đăng ký khai sinh ĐKKT : Đăng ký khai tử ĐKKH : Đăng ký kết hôn LQTVN : Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 UBND : Ủy ban nhân dân UNHCR : Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn
  6. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Kết quả đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn (bao gồm cả đăng ký mới, đăng ký lại và ĐKKS có yếu tố nước ngoài) từ năm 2016-2018 35 Biểu đồ 2.2. Đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ chưa xác định được cha, mẹ (số liệu thống kê là của 58/63 tỉnh) 36
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc quan tâm, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em luôn là quốc sách hàng đầu của mọi quốc gia. Quyền của trẻ em theo nghĩa chung, được hiểu là quyền được sống, được lớn lên một cách lành mạnh, an toàn. Nghị quyết số 217A ngày 10/02/1945 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về quyền con người đã ghi nhận trẻ em có quyền được chăm sóc, giúp đỡ đặc biệt, tất cả trẻ em trong hay ngoài giá thú đều được hưởng sự bảo trợ xã hội như nhau. Trong nhiều năm qua, vấn đề bảo đảm quyền của trẻ em luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, coi đây là nội dung cơ bản của chiến lược phát triển con người dài hạn [28]. Các nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được khẳng định trong các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Quốc tịch được coi là vấn đề thiêng liêng với mỗi con người, là căn cứ pháp lý xác định công dân của một Nhà nước, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước với cá nhân và là cơ sở phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa hai bên. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 đã khẳng định: “Ai cũng có quyền có quốc tịch. Không ai có thể bị tước quốc tịch hay tước quyền thay đổi quốc tịch một cách độc đoán”. Đây là tiền đề xác định các quyền, lợi ích khác của con người nói chung và của trẻ em nói riêng. Để có cơ sở bảo đảm các quyền trẻ em thì yêu cầu căn bản đầu tiên là phải bảo đảm cho trẻ em có quốc tịch, mà tại Việt Nam thì việc đó thể hiện qua việc trẻ được đăng ký khai sinh. Hiến pháp Việt Nam các năm 1980, 1992 và 2013 đều quy định “Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Điều 13 Luật trẻ em cũng khẳng định trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã quy định khá rõ về nguyên tắc, căn cứ xác định quốc tịch Việt Nam cho trẻ em trong những trường hợp cụ 1
  8. thể. Luật đã đưa ra nhiều tình huống để xác định quốc tịch Việt Nam cho trẻ em, nhằm hạn chế tối đa tình trạng trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam (từ Điều 15 đến Điều 18; Điều 35 đến Điều 37). Sau hơn 10 năm thực hiện Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhận thức của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và nhân dân về quyền có quốc tịch của trẻ em Việt Nam đã được nâng lên rõ rệt. Điều đó thể hiện ở những biện pháp tích cực mà các Bộ, ngành và chính quyền địa phương đã triển khai nhằm thúc đẩy việc thực thi các quyền của trẻ em tại Việt Nam, bảo đảm cho trẻ em thụ hưởng một cách tốt nhất quyền sống, quyền được học tập, vui chơi, bảo hiểm y tế và chăm sóc sức khỏe Đặc biệt, việc thực hiện Luật quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành thời gian qua đã giúp cho một số lượng không nhỏ trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài, được xác định có quốc tịch Việt Nam (theo sự lựa chọn của cha mẹ) thông qua thủ tục hành chính đơn giản khi đăng ký khai sinh. Đối với trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam thì đều được xác định có quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, có thể thấy rằng, vấn đề xác định quốc tịch Việt Nam cho trẻ em theo Luật quốc tịch năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn bộc lộ một số hạn chế, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau về các vấn đề như thời điểm trẻ em có quốc tịch Việt Nam, biện pháp xác định quốc tịch cho trẻ em, tiêu chí thường trú ở Việt Nam của cha mẹ trẻ là người không quốc tịch dẫn đến thực tế có nhiều trường hợp trẻ em bị tước mất quyền có quốc tịch Việt Nam, thậm chí là quốc tịch Việt Nam theo huyết thống của cha mẹ. Do đó, để đảm bảo quyền có quốc tịch của trẻ em, cùng với đó là quyền được khai sinh được thực thi tích cực và hiệu quả hơn; thống nhất được cách quản lý nhà nước đối với vấn đề này; thể hiện được tinh thần nhân đạo của 2
  9. Đảng, cũng như đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế của Nhà nước ta thì việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này có ý nghĩa thiết thực nhằm làm rõ những ưu điểm, hạn chế và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc tịch nói chung và quốc tịch trẻ em nói riêng, cũng như hoàn thiện thể chế về quốc tịch của Việt Nam là việc làm cần thiết. Như vậy, việc lựa chọn và nghiên cứu Đề tài “Quốc tịch của trẻ em theo pháp luật Việt Nam” làm Luận văn thạc sĩ luật học sẽ góp phần đáp ứng được phần nào những đòi hỏi nêu trên cả về phương diện lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Quản lý nhà nước đối với vấn đề quốc tịch của trẻ em đã và đang được các nhà quản lý quan tâm dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau, tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu được thể hiện ở các luận văn, báo cáo, tham luận và bài báo khoa học. Trong đó, có thể nêu ra một số công trình sau đây: - Sách hướng dẫn nghiệp vụ Tìm hiểu về giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam – Lào, Bộ Tư pháp (Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực) (2018), NXB Lao động xã hội [40]. - Bài viết “Bảo đảm quyền có quốc tịch của trẻ em Việt Nam trong Luật quốc tịch Việt Nam” , tác giả Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh và Thạc sĩ Vũ Thu Hằng, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề 4/2019, [29, tr. 9-13] Bài viết đã nêu nên các vấn đề lý luận và thực quốc tịch của trẻ em đang tồn tại ở Việt Nam và vấn đề bảo đảm quyền có quốc tịch của trẻ em trong pháp luật quốc gia. - Bài viết “Bảo đảm quyền có quốc tịch đối với người di cư tự do và kết hôn không giá thú theo thỏa thuận của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào”, tác giả Nguyễn Quốc Anh, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề 4/2019,[2, tr.9-13]. 3
  10. Bài viết đã nêu về thực trạng người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam – Lào, vấn đề bảo đảm quyền có quốc tịch đối với người di cư tự do và kết hôn không giá thú, trong đó có trẻ em là con của người di cư tự do và kết hôn không giá thú. - Đề tài “Nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập Công ước 1954 về quy chế người không quốc tịch” theo Quyết định số 1879/QĐ-BĐH ngày 28/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp thực hiện [6]. Công trình đã thực hiện nghiên cứu, phân tích về lý luận và thực tiễn tình hình quản lý người không quốc tịch của quốc tế và Việt Nam, đặc điểm tình hình người di cư tự do của Việt Nam, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của quốc tế và của Việt Nam liên quan đến người không quốc tịch, đặc biệt là đối tượng trẻ em để từ đó phân tích, đề xuất phương hướng gia nhập các công ước quốc tế liên quan đến người không quốc tịch và trẻ em. - Luận văn Thạc sĩ Luật học “Quốc tịch – nhìn từ góc độ so sánh”, tác giả Hoàng Ly Anh (2001), đã nghiên cứu về quốc tịch dưới góc độ về lý luận và thực tiễn như một chế định trong công pháp và tư pháp quốc tế. - Luận văn Thạc sĩ Luật học “Thực hiện pháp luật về quốc tịch ở Việt Nam”, tác giả Trần Thị Tú (2010) [43], đã nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quốc tịch nói chung, trong đó có quốc tịch của trẻ em. - Luận văn Thạc sĩ Luật học “Quản lý nhà nước đối với người không quốc tịch ở Việt Nam”, tác giả Trần Cẩm An (2018) [1], đã nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với đối tượng là người không quốc tịch nói chung, bao gồm cả trẻ em. - Luận văn Thạc sĩ Luật học “Vấn đề về người không quốc tịch trong pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài”, tác giả Nguyễn Thị Vinh (2015) [45] đã nghiên cứu về thực trạng người không quốc tịch và một số giải pháp có liên quan đến hoàn thiện pháp luật về quốc tịch, có đề cập đến chế tình trạng không quốc tịch của trẻ em. 4
  11. - Tham luận “Một số khó khăn vướng mắc khi xác định quốc tịch của trẻ em theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008”, tác giả Lương Thị Lanh, Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp tại Hội thảo “Rà soát việc thực hiện Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 liên quan đến xác định quốc tịch trẻ em” năm 2017 [30]. - Tham luận “Công tác giải quyết các yêu cầu về quốc tịch của trẻ em tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài” của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao tại Hội thảo “Rà soát việc thực hiện Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 liên quan đến xác định quốc tịch trẻ em” năm 2017 [17]. - Tham luận “Đánh giá việc quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài; việc cấp thẻ thường trú cho trẻ em mang quốc tịch nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam”, của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an tại Hội thảo “Rà soát việc thực hiện Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 liên quan đến xác định quốc tịch trẻ em” năm 2017 [18]. - Tham luận “Đánh giá thực trạng giải quyết vấn đề yêu cầu về quốc tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam với công dân nước ngoài, đặc biệt là nhóm trẻ em con lai từ nước ngoài về nước sinh sống” của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh, tại Hội thảo “Rà soát việc thực hiện Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 liên quan đến xác định quốc tịch trẻ em” năm 2017 [42]. - Tham luận “Thực trạng giải quyết các yêu cầu về quốc tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam với nước ngoài tại thành phố Cần Thơ” của Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ, tại Hội thảo “Rà soát việc thực hiện Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 liên quan đến xác định quốc tịch trẻ em” năm 2017 [41]. Nhìn chung, các công trình khoa học và tài liệu trên đây đã nghiên cứu và nêu lên các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quốc tịch nói chung, thực trạng người di cư tự do và người không quốc tịch hiện nay tại Việt Nam, một số khó khăn đối với vấn đề quản lý và xác định quốc tịch của trẻ em. 5
  12. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, đầy đủ về quốc tịch của trẻ em, kể cả những tham luận được nêu tại Hội thảo “Rà soát việc thực hiện Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 liên quan đến xác định quốc tịch trẻ em” năm 2017 thì đa phần đều nêu về quốc tịch nói chung, quốc tịch trẻ em chỉ được lồng ghép vào các vấn đề chung đó. Kế thừa một số kết quả nghiên cứu của các công trình, tài liệu nêu trên, Đề tài “Quôc tịch của trẻ em theo pháp luật Việt Nam” tập trung nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống, toàn diện về vấn đề quốc tịch của trẻ em ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về quốc tịch của trẻ em và thực tiễn quản lý nhà nước đối với quốc tịch của trẻ em. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với quốc tịch của trẻ em. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quốc tịch của trẻ em và quy định của Luật quốc tịch Việt Nam đối với quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em. - Phân tích, đánh giá thực trạng quốc tịch của trẻ em ở Việt Nam hiện nay cũng như tại cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, đặc biệt là trẻ em con lai, trẻ em là con của người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. - Đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vấn đề này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tập trung nghiên cứu nội dung của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là Luật quốc tịch Việt Nam và các văn bản 6
  13. hướng dẫn thi hành cũng như là thực tiễn quản lý nhà nước đối với vấn đề xác định quốc tịch của trẻ em. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề cơ bản nhất về quản lý nhà nước đối với quốc tịch của trẻ em. Luận văn đề cập đến quản lý nhà nước đối với quốc tịch trẻ em ở góc độ thực tiễn trên phạm vi toàn quốc và tại cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài trên cơ sở nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan trung ương và địa phương từ khi Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 có hiệu lực (01/7/2009) đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước kết hợp với cách tiếp cận đa ngành, liên ngành về quyền có quốc tịch cũng như tham khảo pháp luật một số nước nội dung quản lý quốc tịch của trẻ em. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp sau đây: - Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu: các tài liệu được nghiên cứu gồm có Hiến pháp, các Luật, Sắc lệnh về quốc tịch Việt Nam, Luật hộ tịch, các văn bản quy phạm pháp luật khác, đề tài khoa học, sách báo, tạp chí, các bài viết trên internet và các công văn, báo cáo của Bộ Tư pháp có nội dung liên quan đến quốc tịch của trẻ em để tìm kiếm, phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm việc đảm bảo quyền có quốc tịch của trẻ em cũng như tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với quốc tịch của trẻ em. - Phương pháp tổng hợp, thống kê: để thống kê các số liệu trong thực tiễn quản lý nhà nước về quốc tịch, trong đó có quốc tịch trẻ em làm cơ sở 7
  14. đưa ra những nhận xét và kiến nghị hoàn thiện các quy định về thể chế liên quan đến quốc tịch trẻ em. - Một số phương pháp khác: phương pháp trao đổi thông tin thông qua các tham luận, các ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương tại các hội thảo v.v 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với quốc tịch của trẻ em. - Luận văn có thể được dùng làm tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo về công tác quốc tịch, hộ tịch. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kiến nghị về giải pháp của Luận văn có giá trị tham khảo đối với cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác quốc tịch, đặc biệt là quốc tịch của trẻ em cũng như đề xuất thể chế liên quan đến lĩnh vực quốc tịch. 7. Kết cấu của luận văn - Mục lục - Mở đầu - Nội dung của Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về quốc tịch của trẻ em theo pháp luật Việt Nam. Chương 2: Thực trạng quốc tịch của trẻ em ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Quan điểm và một số đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về quốc tịch nói chung và quốc tịch của trẻ em nói riêng. - Kết luận - Danh mục tài liệu tham khảo 8
  15. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUỐC TỊCH CỦA TRẺ EM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1 Khái niệm quốc tịch và nguyên tắc xác định quốc tịch của trẻ em theo pháp luật Việt Nam 1.1.1 Khái niệm về quốc tịch, nguyên tắc quốc tịch của Việt Nam - Khái niệm về quốc tịch: Quốc tịch là một khái niệm ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến lên chủ nghĩa tư bản. Trong các xã hội khác nhau, thời kỳ lịch sử khác nhau, công dân sẽ có địa vị pháp lý khác nhau. Địa vị pháp lý đó được củng cố và hoàn thiện hơn qua từng giai đoạn phát triển của xã hội. Thời điểm lịch sử thay đổi dẫn đến khái niệm về quốc tịch, pháp luật về quốc tịch thay đổi. Từ phương diện pháp lý hiện đại, quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai chiều, được xác lập giữa cá nhân với một quốc gia nhất định, có nội dung là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó và quốc gia mà họ là công dân [17, tr.107]. Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành quốc gia là dân cư sống trên lãnh thổ của quốc gia đó. Trong khoa học pháp lý, mối quan hệ qua lại giữa nhà nước với dân cư của tổ chức nhà nước đó gọi là quốc tịch. Như vậy, quốc tịch là mối quan hệ pháp lý giữa một cá nhân với một chính quyền nhà nước nhất định, có tính chất lâu dài, bền vững, ổn định, không bị giới hạn. Từ điển quốc gia của nhiều nước cũng đã khẳng định:“Quốc tịch là sự quy thuộc của một người vào một quốc gia nào đó” (từ điển Oxford của Anh) [26]; “Quốc tịch là sự quy thuộc về mặt pháp lý và chính trị của một cá nhân vào một Nhà nước thể hiện mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước và cá nhân. Nhà nước quy định các quyền cho cá nhân là công dân của mình, bảo vệ và bảo hộ công dân đó ở nước ngoài. Về phần mình, công dân phải tuân theo pháp luật của Nhà nước và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước” (từ điển Bách khoa Luật của Liên Xô cũ) [26]; “Quốc tịch là một đặc tính phát sinh từ 9
  16. sự kiện quy thuộc của một người vào một quốc gia nào đó” (từ điển Luật Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ) [26]. Quốc tịch là căn cứ duy nhất xác định công dân của một Nhà nước và thông thường, trẻ em từ khi sinh ra đều mang quốc tịch nhất định, xác định địa vị pháp lý và mối liên hệ với nhà nước đó, từ đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân. Về pháp lý, quốc tịch là một chế định bao gồm các quy định điều chỉnh hình thức và nội dung mối quan hệ được thiết lập giữa Nhà nước và cá nhân; là tiền đề bắt buộc để một cá nhân có thể được hưởng các quyền và nghĩa vụ công dân đối với một nhà nước. Quốc tịch mang tính ổn định lâu dài, chỉ có thể thay đổi trong những trường hợp đặc biệt với những điều kiện hết sức khắt khe (xin nhập, xin thôi, xin trở lại quốc tịch, bị tước quốc tịch, ). Quốc tịch có đặc thù là vừa mang tính quốc tế nhưng lại là đối tượng điều chỉnh của luật pháp quốc gia. Điều kiện tiên quyết, thiết yếu để tham gia đầy đủ vào các hoạt động của xã hội và để thụ hưởng đầy đủ các quyền của con người là phải có quốc tịch của một quốc gia. - Quyền có quốc tịch và nguyên tắc một quốc tịch: Quyền có quốc tịch là quyền dân sự cơ bản, là cơ sở, nền tảng cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân, được pháp luật quốc tế và quốc gia thừa nhận. Xuất phát từ quan ngại trước các vấn đề về thực hiện nghĩa vụ dân sự, lựa chọn pháp luật áp dụng để giải quyết các quan hệ dân sự, hôn nhân, gia đình liên quan đến người có hai hay nhiều quốc tịch mà các quốc gia áp dụng nguyên tắc một quốc tịch cho công dân của mình. Hiện nay, có nhiều nước cho phép công dân mang hai hoặc nhiều quốc tịch, tuy nhiên, nguyên tắc một quốc tịch (bao gồm nguyên tắc một quốc tịch triệt để và nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo) vẫn là nguyên tắc phổ biến trên thế giới. Theo thông tin mà UNHCR cung cấp cho Bộ Tư pháp, năm 2018, trên thế giới có 79 quốc gia áp dụng nguyên tắc một quốc tịch trong hệ thống pháp luật của quốc gia mình (gồm 51 quốc gia theo nguyên tắc một quốc tịch triệt để và 28 quốc gia theo nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo – chấp nhận trường 10
  17. hợp công dân mang hai quốc tịch trong một số trường hợp ngoại lệ). Nguyên tắc một quốc tịch cũng đã được nghiên cứu và đưa vào các văn kiện pháp lý quốc tế nhằm hạn chế trường hợp có hai hay nhiều quốc tịch (như Công ước La Hay năm 1930, Công ước châu Âu năm 1997 về quốc tịch, Công ước năm 1963 về giảm thiểu tình trạng nhiều quốc tịch và nghĩa vụ quân sự trong trường hợp nhiều quốc tịch ). - Nguyên tắc một quốc tịch của Việt Nam: Nguyên tắc một quốc tịch luôn được ghi nhận như nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt toàn bộ hệ thống pháp luật về quốc tịch của Việt Nam từ trước đến nay. Quốc hội Việt Nam đã ban hành 03 văn bản Luật quốc tịch Việt Nam vào các năm 1988, 1998, 2008 (được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2014). Trong đó, Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988, 1998 quy định theo nguyên tắc một quốc tịch triệt để - “Nhà nước CHXHCN Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam” (Điều 3). Đến năm 2008, Nhà nước ta với xu hướng hội nhập, thực hiện chủ trương của Đảng đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo Nghị quyết 36-NQ/TƯ ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị (Đảng và Nhà nước ta luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào duy trì quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước, giải quyết thỏa đáng yêu cầu của người Việt Nam ở nước ngoài liên quan đến vấn đề quốc tịch), LQTVN vẫn được xây dựng theo nguyên tắc một quốc tịch nhưng đã mềm dẻo hơn. Cụ thể, Điều 4 LQTVN quy định “Nhà nước CHXHCN Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. 1.1.2 Nguyên tắc xác định quốc tịch đối với trẻ em Quyền có quốc tịch của trẻ em luôn được các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đặc biệt quan tâm và đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo đảm quyền có quốc tịch của trẻ em như: bảo đảm không có trẻ em nào sinh ra bị 11
  18. rơi vào tình trạng không quốc tịch; xóa bỏ thực trạng phân biệt đối xử và từ chối thực hiện quyền có quốc tịch của trẻ em; đẩy mạnh công tác đăng ký khai sinh cho trẻ em nhằm ngăn ngừa tình trạng không quốc tịch của trẻ em; xây dựng pháp luật về quốc tịch không có sự phân biệt về giới, không phân biệt đối xử, bảo đảm quyền có quốc tịch của trẻ em; tích cực nghiên cứu, tham gia các công ước quốc tế về quyền trẻ em. Khoản 3 Điều 24 Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính trị quy định “mọi trẻ em đều có quyền có quốc tịch”; Điều 7 Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định: “1. Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chào đời và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc. 2. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm việc thực hiện những quyền đó phù hợp với pháp luật quốc gia, với những nghĩa vụ theo các văn kiện quốc tế có liên quan đến lĩnh vực này, đặc biệt trong trường hợp mà nếu không làm như thế thì đứa trẻ sẽ không có quốc tịch”. [29] Pháp luật mỗi nước có những nguyên tắc khác nhau để xác định quốc tịch đối với trẻ em. Một số nước thực hiện theo nguyên tắc quyền huyết thống, có nghĩa là căn cứ và huyết thống để xác định quốc tịch cho trẻ em, kể cả trẻ em sinh ra ở nước ngoài. Nguyên tắc này cho phép xác định quốc tịch của trẻ em theo quốc tịch của người cha hoặc người mẹ, thậm chí có quốc gia còn cho phép xác định quốc tịch của trẻ em theo quốc tịch của ông/bà. Một số nước thực hiện theo nguyên tắc quyền nới sinh, có nghĩa là trẻ em sẽ mang quốc tịch của quốc gia nơi sinh ra, không phụ thuộc vào quốc tịch của cha/mẹ. Như vậy, trẻ em sinh ra trên lãnh thổ của quốc gia áp dụng quyền nơi sinh sẽ mang quốc tịch của quốc gia đó. Bên cạnh đó, một số quốc gia còn thực hiện kết hợp nguyên tắc quyền huyết thống với nguyên tắc quyền nơi sinh để xác định quốc tịch cho trẻ em trong trường hợp trẻ có cha, mẹ mang hai quốc tịch khác nhau hoặc có cha, mẹ là người không quốc tịch. Ví dụ, một số quốc gia quy định trẻ em sinh ra trên lãnh thổ quốc gia mà người cha hoặc người mẹ có quốc tịch thì trẻ em đó có 12
  19. quốc tịch của quốc gia nơi sinh ra. Những nguyên tắc này có thể thay đổi để phù hợp với mục tiêu, chính sách, yêu cầu quản lý dân cư, xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau. Việt Nam là quốc gia áp dụng nguyên tắc quyền huyết thống trong xác định quốc tịch. Do đó, LQTVN quy định rõ trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha, mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam (Điều 15). Tại Điều 16, 17 LQTVN quy định “1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. 2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam”. “1. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. 2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam”.[36] Như vậy, đối với trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài, quốc tịch của trẻ sẽ được xác định theo sự lựa chọn của cha mẹ thông qua thủ tục hành chính đơn giản khi đăng ký khai sinh. Đối với trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam thì đều được xác định có quốc tịch Việt Nam. Bên cạnh đó, LQTVN còn quy định về sự mặc nhiên thay đổi quốc tịch của trẻ em vị thành niên (sống cùng cha mẹ) khi cha mẹ chúng được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam (Điều 35), nhằm tránh cho trẻ em 13
  20. không bị rơi vào tình trạng khó khăn, bị động khi cha mẹ thay đổi quốc tịch. Còn đối với trẻ em là con của người bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam (Điều 36), thì quốc tịch của trẻ em không bị thay đổi. Đồng thời, LQTVN cũng quy định về việc mặc nhiên có quốc tịch Việt Nam của trẻ em nước ngoài khi được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi, nhằm tránh cho trẻ em khỏi những thủ tục phức tạp nếu phải xin nhập quốc tịch và trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam (Điều 37).[36] Như vậy, có thể thấy, các quy định về quốc tịch của trẻ em theo LQTVN luôn ưu tiên đảm bảo quyền có quốc tịch của trẻ em. Các quy định này là tiền đề để quy định về việc đảm bảo các quyền khác trong trong nhiều văn bản luật của Việt Nam, như Luật hộ tịch, Luật trẻ em, Bộ luật dân sự cũng đã ghi nhận quyền được khai sinh, xác định quốc tịch của trẻ em và được bảo đảm thực thi bằng nhiều biện pháp tích cực và hiệu quả. 1.1.3. Đặc điểm về quốc tịch của trẻ em Quốc tịch là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi con người, là mối quan hệ chính trị - pháp lý gắn kết một cá nhân với một Nhà nước có chủ quyền, là cơ sở pháp lý để xác định một cá nhân là công dân của một nước kể cả đối với trẻ em ngay từ khi sinh ra. Tại Việt Nam, quốc tịch của trẻ em có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, quyền có quốc tịch của trẻ em luôn gắn với quyền khai sinh Nếu người thành niên có thể chứng minh, xác định quốc tịch bằng nhiều hình thức khác nhau thì quốc tịch của trẻ em chỉ có thể được khẳng định sau khi được ĐKKS. ĐKKS là sự ghi nhận về mặt pháp lý sự ra đời, tồn tại của một cá nhân, phát sinh các quyền nhân thân của cá nhân, đồng thời là cơ sở để Nhà nước quản lý thông tin, dữ liệu cá nhân. Giấy khai sinh là cơ sở pháp lý xác định các mối quan hệ của người được đăng ký khai sinh (xác định quyền, nghĩa vụ giữa công dân với Nhà nước, quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con ); là giấy tờ pháp lý quan trọng, đầu tiên giúp phân biệt cá nhân này với cá nhân khác; 14
  21. đồng thời là giấy tờ quan trọng để giải quyết các chế độ liên quan đến quyền về y tế, giáo dục Đối với trẻ em, Giấy khai sinh là giấy tờ chứng minh quốc tịch quan trọng nhất và với phần lớn trẻ em có quốc tịch Việt Nam thì đây là giấy tờ chứng minh quốc tịch duy nhất. Vì vậy, để bảo đảm quyền có quốc tịch của trẻ thì phải đảm bảo thực thi quyền khai sinh của trẻ. Tại Việt Nam, quyền được khai sinh, quyền có quốc tịch của trẻ luôn được Nhà nước quan tâm, bảo đảm thực hiện. Với nỗ lực đảm bảo các quyền này, Việt Nam đã tham gia Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em mà Việt Nam và thực hiện nội luật hóa trong các văn bản pháp luật quan trọng của Việt Nam như: Bộ luật Dân sự (năm 2015), Luật Trẻ em (năm 2015), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật phổ cập giáo dục, Luật lao động, Luật tố tụng hình sự Điều 13 Luật trẻ em khẳng định: “trẻ em có quyền được khai sinh, quyền có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật” [39]; Điều 30 Bộ luật dân sự xác định:“Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh”[38]. Tại Hội nghị cấp Bộ trưởng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về đăng ký và thống kê hộ tịch (Civil Registration and Vital Statistics – CRVS) được tổ chức vào tháng 11 năm 2014 tại Băng-cốc, Thái Lan, Việt Nam đã tham gia ký kết và thông qua hai văn kiện Tuyên bố về đăng ký và thống kê hộ tịch của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Khung hành động khu vực. Việc bảo đảm quyền ĐKKS và xác định quốc tịch của trẻ em cũng nằm trong chuỗi các hoạt động được triển khai khung hành động tuyên bố này. Việc này cũng hàm ý bảo đảm mỗi trẻ em sẽ được đăng ký khai sinh và xác định có quốc tịch. Thứ hai, quốc tịch của trẻ em thường phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ Nếu người thành niên có thể chủ động thực hiện việc xin thôi/nhập/trở lại quốc tịch của chính mình thì quốc tịch của trẻ em theo pháp luật Việt Nam thường phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ. 15