Luận văn Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_quang_cao_nham_canh_tranh_khong_lanh_manh_theo_phap.pdf
Nội dung text: Luận văn Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH LÂM QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2017
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH LÂM QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NHƢ PHÁT HÀ NỘI, năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai sử dụng trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả Vũ Đình Lâm
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 6 1.1. Các vấn đề cơ bản về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh 6 1.2. Khái niệm về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh. 15 1.3. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh 24 CHƢƠNG 2. QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TỪ THỰC TIỄN QUẢNG NGÃI 28 2.1. Quy định pháp luật về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh 28 2.2. Các yếu tố địa phương tác động đến quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Quảng Ngãi. 39 2.3. Thực tiễn quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Quảng Ngãi . 41 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƢỜNG CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH THÔNG QUA QUẢNG CÁO Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI 49 3.1. Nhu cầu và định hướng hoàn thiện pháp luật 49 3.2. Một số giải pháp tăng cường chống cạnh tranh không lành mạnh 55 KẾT LUẬN 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CTKLM : Cạnh tranh không lành mạnh EU : European Union Liên minh Châu Âu FTC : Federal Trade Commission Ủy Ban thương mại Liên bang Hoa Kỳ GDP : Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội KH & CN : Khoa học và Công nghệ LCT : Luật cạnh tranh Nxb : Nhà xuất bản OECD : Organization for Economic Co-operation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế QLCT : Quản lý cạnh tranh TNHH SX & TM : Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại WTO : World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới WEF : World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển kinh tế thị trường đối với nước ta là một vấn đề tất yếu kinh tế, một nhiệm vụ cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động quảng cáo. Ở đâu có kinh tế, có cạnh tranh thì ở đó có quảng cáo. Quảng cáo được coi là phương pháp cạnh tranh đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo quan điểm của Hiệp hội Hoa Kỳ đưa ra khái niệm quảng cáo “Quảng cáo là hoạt động truyền bá thông tin trong đó nói rõ ý đồ của quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ quảng cáo trên cơ sở thu phí quảng cáo, không trực tiếp công kích người tiêu dùng”. Tại Việt Nam, khái niệm quảng cáo tại Điều 4 Pháp lệnh 39/2001/PL-UBTVQH10 quy định: “Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm có dịch vụ sinh lời và dịch vụ không mục đích sinh lời”. Như vậy, hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp là những nổ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán hàng nhằm thu được lợi nhuận một cách hiệu quả nhất. Đối với doanh nghiệp, hoạt động quảng cáo hàng hóa, dịch vụ sẽ giúp họ giới thiệu sản phẩm của mình đến với khách hàng một cách nhanh chóng và rộng rãi nhất, đồng thời, đó cũng là biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường. Còn đối với người tiêu dùng, quảng cáo cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình thị trường, về hàng hóa, dịch vụ nhằm nâng cao khả năng lựa chọn đối với các sản phẩm, dịch vụ tràn lan trên thị trường. Từ thực tiễn đó có thể thấy hoạt động quảng cáo đã có tầm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. 1
- Cũng chính bởi vai trò quan trọng này, khiến cho hoạt động quảng cáo đã nảy sinh nhiều mặt trái, đôi khi nó trở thành phương tiện hữu hiệu để các doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một hành vi trong số các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tức là các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiêp khác hoặc người tiêu dùng. Hành vi này các doanh nghiệp thực hiện nhằm chạy theo lợi nhuận. Tại Quảng Ngãi, cạnh tranh không lành mạnh đang là một vấn đề nóng bỏng điển hình là trong hoạt động quảng cáo. Quảng cáo so sánh sản phẩm này và sản phẩm khác, quảng cáo bắt chước với nội dung và hình thức giống với quảng cáo của doanh nghiệp khác, quảng cáo gây nhầm lẫn là ba nội dung quảng cáo không lành mạnh tại tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi hiện nay chỉ dừng lại ở mức độ các bài viết đăng trên chuyên san địa phương, song các bài nghiên cứu đó chỉ mang tính sơ lược thực chất chưa có tính chuyên sâu. Nhận thức được sự năng động trong phát triển kinh tế ở tỉnh nhà và thực trạng quảng cáo mang tính chất rối ren. Bằng sự quan tâm, tìm hiểu và có cái nhìn tiệm cận đến hình thức quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại tỉnh Quảng Ngãi. Qua đó, tác giả cũng đề xuất những phương hướng hoàn thiện nhằm loại trừ và hạn chế mang đến một nền kinh tế có tính chất cạnh tranh lành mạnh. Chính vì những lý do trên tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài luận văn nghiên cứu cho mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội Chủ nghĩa, nền kinh tế của nước ta ngày một phát triển theo chiều hướng tích cực. Bên cạnh vấn đề quảng cáo nhằm cạnh tranh lành mạnh thì vấn đề quảng cáo nhằm cạnh tranh không 2
- lành mạnh được đông đảo các nhà nghiên cứu quan tâm. Nhiều công trình khoa học ở các mức độ tiếp cận khác nhau đã đề cập từ cơ sở lý luận về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh đến thực tiễn vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Nội dung, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở thế giới và Việt Nam, cụ thể như sau: Tác phẩm “Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay”, của Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, sách tham khảo, Nhà xuất bản (Nxb) Công an Nhân dân, Hà Nội, 2001 đã có cái nhìn sâu sắc về hành vi cạnh tranh, bên cạnh đó tác phẩm còn xây dựng chế tài về cạnh tranh hiện nay góp phần làm giảm sự cạnh tranh không lành mạnh trong các doanh nghiệp. Tập sách “Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách cạnh tranh ở Việt Nam”, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Nxb Lao Động, Hà Nội 2000 và “Kinh tế thị trường định hướng xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam, của tác giả Mai Xuân Cường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001 đã định hướng đúng đắn về nền kinh tế thị trường và xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn trong cạnh tranh ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ của tác giả Đặng Vũ Huân, “Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam”, Đại học Luật Hà Nội, 2002 và luận án của tác giả Nguyễn Quốc Dũng, “Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000 đã đề cập quan hệ xã hội liên quan đến cạnh tranh, môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống lý luận, của quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh từ thực tiễn Quảng Ngãi và các giải pháp nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh. 3
- 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế hiện nay, và từ đó nhìn vào thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi. - Làm sáng tỏ các khái niệm, nội dung của quảng cáo, cạnh tranh và vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm loại trừ cạnh tranh không lành mạnh ra khỏi nền kinh tế thị trường nước ta. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở ngành quảng cáo trong cạnh tranh không lành mạnh tại tỉnh Quảng Ngãi. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời dựa trên nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh để nhìn nhận các vấn đề. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp so sánh tổng hợp để làm rõ cơ sở lý luận về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo đến thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi. - Phương pháp thống kê, tích hợp những số liệu cụ thể về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh và các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh. - Phương pháp so sánh cho phép tác giả tiếp cận đến pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh từ quốc tế đến trong nước qua đó có cái nhìn sâu sắc hơn. - Phương pháp điều tra xã hội học giúp tác giả đưa ra tương đối cách nhìn nhận của số đông về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận, khái niệm, 4
- nội dung của quảng cáo, cạnh tranh và chống cạnh tranh không lành mạnh từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi. Đóng góp này mang ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần nhận thức rõ hoạt động quảng cáo trong nền kinh tế thị trường. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp, thống kê luận văn đề xuất các giải pháp nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay. Luận văn cũng đã cung cấp nhiều tài liệu quan trọng, cần thiết cho địa phương và cho quá trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan của nhiều tác giả. 7. Cơ cấu của luận văn Trong luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo thì nội dung chính của luận văn được kết cấu làm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh và quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Chương 2: Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh từ thực tiễn Quảng Ngãi. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường chống cạnh tranh không lành mạnh thông qua quảng cáo ở việt nam qua thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi. 5
- CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 1.1. Các vấn đề cơ bản về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh 1.1.1 . Nguồn gốc, bản chất, vai trò và ý nghĩa của cạnh tranh Nguồn gốc của cạnh tranh Cạnh tranh xuất hiện từ khi có nền sản xuất hàng hóa vào thế kỷ XIV - XV trong cuộc cách mạng tư sản và công nghiệp. Cạnh tranh là sự đua tranh của những người sản xuất hàng hoá để giành ưu thế, lợi ích cho mình trên thị trường. Như vậy, trong thời kỳ chưa có nền sản xuất hàng hoá, thị trường chưa hình thành và phát triển thì không thể có hiện tượng cạnh tranh giữa những người sản xuất với nhau. Trong cơ chế thị trường, người tiêu dùng luôn giữ vị trí trung tâm, là đối tượng hướng tới của các nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ cùng loại hoặc hàng hoá, dịch vụ thay thế - đối thủ tham gia cạnh tranh. Cạnh tranh vận động theo sự biến đổi của quan hệ cung cầu trên thị trường, chịu sự chi phối của quy luật giá trị, quy luật hình thành giá cả và các quy luật kinh tế khách quan khác. Cạnh tranh chỉ có thể diễn ra khi các bên cung cầu có khả năng lựa chọn, thay thế cũng như được tự do tham gia kinh doanh, tự do khế ước mà không bị bất kỳ một cản trở nào tức là được bảo hộ về mặt pháp luật. Bản chất của cạnh tranh Mỗi nhà sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trên thị trường đều theo đuổi những mục đích nhất định vì lợi ích của chính họ. Mục đích cuối cùng của họ là thu được lợi nhuận cao, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, nâng cao uy tín kinh doanh. Rõ ràng, lợi nhuận luôn là động lực, mục đích, phương tiện tồn tại của các chủ thể kinh doanh và vấn đề này được giải quyết thông qua cạnh tranh. Vì thế cạnh tranh có bản chất kinh tế và bản chất xã hội của nó. Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể 6
- hiện mục đích vì lợi nhuận và chi phối thị trường. Bản chất xã hội của cạnh tranh bộc lộ đạo đức kinh doanh và uy tín kinh doanh của mỗi chủ thể cạnh tranh trong quan hệ đối với những người lao động trực tiếp tạo ra tiềm lực cạnh tranh của doanh nghiệp, quan hệ với người tiêu dùng và các đối thủ cạnh tranh khác. Dưới tác động điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với hoạt động cạnh tranh, cạnh tranh ở mỗi nước còn có bản chất chính trị khác nhau, tuỳ thuộc vào sự hoạch định và thực thi chính sách kinh tế và chính sách xã hội của mỗi nước. Mục đích tối đa hoá lợi nhuận buộc các chủ thể sản xuất, kinh doanh, trước hết phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của chính mình như vốn, vật tư, lao động ,thúc đẩy việc nghiên cứu, đổi mới cơ cấu sản xuất, công nghệ, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất một cách thường xuyên để giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn thị hiếu của người tiêu dùng bằng việc đổi mới liên tục mẫu mã, chất lượng, chủng loại sản phẩm. Đồng thời luôn luôn có sự cải tiến phương thức kinh doanh, thực hiện kinh doanh lành mạnh, hợp pháp, văn minh Vai trò của cạnh tranh Xét trên phạm vi toàn xã hội, cạnh tranh có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng Điều chỉnh quan hệ cung cầu trên cơ sở quyền tự lựa chọn của người tiêu dùng. Người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy hàng hoá, dịch vụ họ muốn với giá rẻ nhất có thể; Phân bổ nguồn lực xã hội một cách có hiệu quả, là động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển; Tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất thích ứng hàng loạt với sự biến động của nhu cầu xã hội và đổi mới công nghệ; Tạo cơ sở hình thành phương thức hợp lý và công bằng cho quá trình phân phối lại trong xã hội; Thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm và đổi mới tổ chức nền kinh tế; Là môi trường đào thải các nhà sản xuất, kinh doanh không thích nghi được với điều kiện của thị trường. Do đó là nhân tố tự hiệu chỉnh bên trong của thị 7
- trường Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có những tiêu cực, thể hiện ở xu hướng phân hoá các doanh nghiệp, phân hoá giàu nghèo, gây ra tình trạng phá sản, nạn thất nghiệp, gây mất ổn định về mặt xã hội, tạo sức ép lớn đối với chính sách kinh tế và chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Cạnh tranh không lành mạnh càng tạo ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với người tiêu dùng, với chủ thể tham gia cạnh tranh và với xã hội nói chung. Ý nghĩa của cạnh tranh Trong thực tiễn xã hội cũng tồn tại những hiện tượng mang tính cạnh tranh. Có thể nói, cạnh tranh là hiện tượng xã hội khác về bản chất so với thi đua bởi lẽ đối tượng, chủ thể, mục đích của hoạt động thi đua không hoàn toàn mang màu sắc kinh tế và không phải là sự ganh đua. Trong cơ chế thị trường, con người được tự do và sáng tạo nên không thể có luật chơi cụ thể cho một thành viên trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Trên thương trường, không thể áp dụng luật chơi và thước đo thành tích như trong thi đấu thể thao, bởi nếu không, con người lại phải hành động theo một khuôn mẫu thống nhất mà theo đó họ lại bị hạn chế khả năng sáng tạo. Hơn nữa, sự đua tranh trong hoạt động cạnh tranh khác với đua tranh đoạt giải thưởng. Nếu đua tranh đạt giải thưởng là cuộc đua tranh một lần thì đua tranh trong kinh tế nhằm tối đa hoá lợi nhuận lại diễn ra liên tục trên thương trường. Khái niệm cạnh tranh Theo từ điển tiếng Việt năm 1997, cạnh tranh được hiểu là sự cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm lợi ích như nhau. Với khái niệm này, cạnh tranh được xem xét ở góc độ chung nhất của đời sống xã hội. Còn xem xét cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thì Từ điển Kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992 đã định nghĩa cạnh tranh như sau: "Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình". Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống Mỹ đưa ra quan niệm cạnh 8
- tranh với một quốc gia như sau: "Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của các thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng thu nhập thực tế của nhân dân nước đó". Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là: "Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian". Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) khi tiếp cận cạnh tranh với tính cách là năng lực của một quốc gia đã cho rằng: Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức độ tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền tương đối và các đặc trưng kinh tế khác. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã chọn định nghĩa về cạnh tranh kết hợp các các doanh nghiệp, ngành, quốc gia như sau: "Khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế". Rõ ràng cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, dưới góc độ sản xuất, kinh doanh trong điều kiện của cơ chế thị trường, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu một cách chung nhất như sau: "Cạnh tranh được coi là hành vi của các chủ thể trong khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với mục đích giành và thiết lập cho mình những ưu thế có lợi nhất để thu lợi nhận cao nhất ". [11, tr.6] Có thể nói hành vi CTKLM là "những hành vi cụ thể, đơn phương, vì mục đích cạnh tranh của chủ thể kinh doanh luôn thể hiện tính không lành mạnh (chứ không phải là bất hợp pháp) mà mục tiêu của nó là gây cho một hay các đối thủ cạnh tranh sự bất lợi hay thiệt hại trong hoạt động kinh doanh" [27, tr.241] Rõ ràng cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, dưới góc độ sản xuất, kinh doanh trong điều 9
- kiện của cơ chế thị trường, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu một cách chung nhất như sau: "Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các thành viên tham gia kinh tế thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận". 1.1.2. Khái quát về pháp luật cạnh tranh 1.1.2.1. Cơ sở hình thành pháp luật cạnh tranh Cạnh tranh chỉ có thể hình thành, tồn tại và phát triển trong điều kiện của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, muốn phát huy được mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cạnh tranh cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật. Pháp luật kinh tế của quốc gia nào đi theo con đường kinh tế thị trường cũng phải quan tâm đến hai vấn đề chính trong một thể thống nhất là quyền tự do kinh doanh và khả năng, hình thức can thiệp của công quyền vào đời sống kinh tế. Pháp luật nhà nước (cụ thể là pháp luật về cạnh tranh) chỉ xuất hiện và can thiệp vào cạnh tranh như là một công cụ khuyến khích và đảm bảo của những tiền đề cụ thể. Đó là tiền đề của nguyên tắc tự do thương mại mà theo đó là tự do kinh doanh, tự do khế ước và quyền tự chủ cá nhân được hình thành và đảm bảo. Tự do kinh doanh, tự do khế ước cùng với sự giục giã của quy luật giá trị và bản tính của con người nên các hoạt động cạnh tranh tự phát luôn có thiên hướng thái quá, cực đoan nhằm gây rối, ngăn cản, hạn chế hoặc thủ tiêu cạnh tranh của các đối thủ. Những hành vi cạnh tranh mang mục đích đó, khi thái quá, đến lượt nó, lại quay lại huỷ hoại động lực phát triển kinh tế, phá huỷ cạnh tranh. Thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, lý thuyết của Ađam Smith về vai trò của "Bàn tay vô hình" thị trường được thể hiện rõ nét qua mô hình cạnh tranh hoàn hảo mà theo đó nhà nước và pháp luật là kẻ thù của cạnh tranh, của đời sống kinh tế, rõ ràng lúc đó chưa có sự kiểm soát và điều tiết cạnh tranh, vì vậy cũng chưa có pháp luật về cạnh tranh. Tuy nhiên, thực tế cấu trúc và hành vi thị trường không đảm bảo cạnh tranh hoàn hảo (chẳng hạn do độc quyền, rào cản nhập cuộc, các hành vi hạn chế cạnh tranh ) nên từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đều quan tâm đến việc kiểm soát và điều tiết cạnh tranh bằng việc ban hành pháp luật nhằm chống lại mọi hành vi cạnh tranh 10
- không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh nhằm khuyến khích, bảo vệ cạnh tranh, kiểm soát và chống xu hướng độc quyền. Bên cạnh luật pháp quốc gia, luật pháp quốc tế về cạnh tranh và chống độc quyền cũng hình thành và phát triển không ngừng. Sau khi được bổ sung điều 10 Bis, công ước Paris ngày 20/3/1883 liên tục được bổ sung vào những năm 1911, 1925, 1934, 1967, 1968. Năm 1891 thoả ước Madrid chống các hành vi gian lận liên quan đến nguồn gốc hàng hoá, năm 1958 điều ước này được bổ sung bởi điều ước Lissabon về bảo hộ nguồn gốc hàng hoá. Liên hợp quốc cũng ban hành nhiều nghị quyết nhằm kiểm tra các hạn chế cạnh tranh, ví dụ: nghị quyết ngày 01/5/1974; nghị quyết 35/63 ngày 15/12/1980. Các quy định quốc tế này có ý nghĩa trước hết ở chỗ, chúng quy định nghĩa vụ của các quốc gia phải ban hành và thực hiện pháp luật cạnh tranh và chống độc quyền một cách có hiệu quả cũng như đưa ra một nội dung tối thiểu của việc bảo hộ pháp lý trước các hành vi cạnh tranh bất chính và lạm dụng ưu thế thị trường. Đối với các quốc gia chuyển đổi nói chung và ở Việt Nam nói riêng, kinh tế thị trường mới được xây dựng có lẽ chưa bỏ hẳn được thói quen trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp - nơi không có chỗ đứng cho cạnh tranh và có lẽ còn ngỡ ngàng về nhu cầu cần thiết phải điều tiết cạnh tranh bằng pháp luật nên nhiều nước chưa kịp thời thiết lập một chế định pháp luật về cạnh tranh trong khi đó các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh theo kiểu kinh doanh chụp giật và độc quyền diễn ra tương đối phổ biến, là nguy cơ thực sự hủy hoại động lực phát triển kinh tế, phá hủy cạnh tranh. Khi xem xét hậu quả xảy ra trong quá trình cạnh trạnh, sự xem xét đánh giá của công quyền, của pháp luật đối với hai hiện tượng phá sản và độc quyền có sự khác nhau. Thủ tục pháp lý về giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực pháp luật về thoát khỏi thị trường (giải thể - phá sản) được khuyến khích vì xét về lợi ích chung của nền kinh tế thì đây là hiện tượng có ích vì qua đó giúp cơ cấu lại nên kinh tế quốc dân bằng việc "nhổ đi những cỏ dại trong vườn hoa đẹp". Còn đối với độc quyền lại khác, cần phải có sự can thiệp của "Bàn 11
- tay hữu hình" nhà nước và pháp luật vì nếu cạnh tranh là "đấu tranh", là "vận động" là "động lực" thì độc quyền là "thống nhất", là "đứng yên" và "vật cản" của sự phát triển kinh tế không nên để xảy ra. Tuy nhiên, hạn chế cạnh tranh mới chỉ là một phương diện của hoạt động cạnh tranh bị pháp luật và công quyền lên án. Bên cạnh đó còn có cạnh tranh không lành mạnh là đối tượng của pháp luật cạnh tranh. Đó là loại hoạt động cạnh tranh được biểu hiện thông qua những hành vi như bán phá giá, nói xấu đối thủ, quảng cáo gây nhầm lẫn trái pháp luật, đạo đức và tập quán kinh doanh truyền thống. 1.1.2.2. Đặc điểm và nội dung cơ bản của pháp luật cạnh tranh Hiện nay, có rất nhiều học thuyết viết về cạnh tranh song việc xác định về mặt pháp lý nội hàm của khái niệm cạnh tranh là chưa rõ ràng. Kể từ khi Ađam Smith phát hiện ra cơ chế giá rồi Clark đưa ra học thuyết về cạnh tranh hoàn hảo, sau đó là học thuyết cạnh tranh năng động cho đến trường phái Havard và trương phái Chicago về học thuyết cạnh tranh theo chức năng đều chưa cho phép đi đến kết luận về những hành vi cạnh tranh hợp pháp. Các học thuyết về cạnh tranh chỉ thống nhất với nhau ở chỗ phải ngăn cản và cấm đoán những hành vi gây rối, ngăn cản hoặc hạn chế cạnh tranh mà thôi. Xuất phát từ sự bất lực của pháp luật khi điều chỉnh các hành vi cạnh tranh mang tính tích cực (cạnh tranh hợp pháp), các nhà làm luật, trong lịch sử đều tiếp cận từ mặt trái của những hành vi cạnh tranh (cạnh tranh không lành mạnh). Vì vậy pháp luật cạnh tranh không thể đưa ra những dấu hiệu để xác định cạnh tranh hợp pháp và vì vậy không có khái niệm cạnh tranh bất hợp pháp mà chỉ có hành vi cạnh tranh không lành mạnh (hiểu theo nghĩa rộng). Mặt khác, cạnh tranh là hoạt động, hành vi của các chủ thể hoạt động theo luật tư, trong đó việc pháp luật cấm đoán, ngăn cản những hành vi cạnh tranh có khi lại phải thực hiện theo phương pháp của luật công. Hơn thế nữa, hình thức và phương pháp cạnh tranh là "luật chơi" riêng của thương trường mà trong cơ chế thị trường, con người được tự do và sáng tạo nên lại không thể có luật chơi cụ thể cho mọi thành viên ở mọi điều kiện, hoàn cảnh (mà luật pháp phải cụ thể). Trên thương trường, không thể có luật chơi và thước đo thành tích như trong thể thao. Bởi nếu 12
- không, con người lại phải hành động theo một khuôn mẫu thống nhất mà theo đó họ lại bị hạn chế khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, tự do cũng chỉ là sự nhận thức quy luật và quyền tự do nào đó cũng có điểm dừng của nó. Điểm dừng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố và chính vào lúc này, Nhà nước và Pháp luật xuất hiện. Vì vậy, tiếp cận từ mặt sau và không triệt để về tính xác định về mặt nội dung là đặc điểm căn bản của pháp luật cạnh tranh. Đây là những dấu hiệu để phân biệt pháp luật cạnh tranh với những lĩnh vực pháp luật khác như luật công ty hay luật hình sự. Có lẽ vì lý do đó mà ở nhiều quốc gia phương tây đều coi pháp luật cạnh tranh là chế định pháp luật cơ bản của luật kinh tế. Ở các quốc gia có sự ổn định tương đối về pháp luật cạnh tranh, mặc dù có cơ cấu của hệ thống cơ chế thị trường cạnh tranh khác nhau (Mỹ, Đức, Nhật) song khi xem xét các cấu thành cụ thể họ đều chia pháp luật cạnh tranh thành hai lĩnh vực khác biệt: đó là pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh (còn gọi là chống độc quyền hay kiểm soát độc quyền). Sở dĩ có sự phân biệt như vậy là vì, như đã trình bày ở trên, tính chất của hành vi, mục đích của hành vi và mức độ nguy hại của chúng đối với thị trường và theo đó phương thức và tính cương quyết trong việc "trừng trị"của pháp luật đối với hai nhóm hành vi này là khác nhau. Tuy rằng, suy cho cùng chúng đều làm hại đến sự vận động bình thường của thị trường. Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cụ thể của một chủ thể nhằm mục đích cạnh tranh, luôn thể hiện tính không lành mạnh (chứ không chỉ là trái pháp luật) và vô tình hay cố ý gây thiệt hại cho một đối thủ cạnh tranh hay bạn hàng cụ thể. Ở đây, tính không lành mạnh của các hành vi cạnh tranh lệ thuộc vào nhiều yếu tố của quan hệ thị trường và luôn được điều chỉnh bằng phương thức của luật tư. Tức là, người bị ảnh hưởng, bị thiệt hại hay có nguy cơ bị thiệt hại chừng nào chưa đưa ra sự phản đối và khiếu kiện thì pháp luật và toà án chưa thể vào cuộc. Chế tài pháp luật ở đây là bị buộc đình chỉ hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra. Theo kinh nghiệm của các nước (thể hiện qua nội dung của pháp luật cạnh tranh không lành mạnh), những hành vi cạnh tranh không lành mạnh 13
- được chia thành 5 nhóm : Thâu tóm khách hàng: Bao gồm những phương pháp cạnh tranh trái với tập quán để tác động lên khách hàng và bạn hàng. Tính trái với tập quán ở đây thể hiện ở chỗ nó gây ảnh hưởng đến sự tự do quyết định của bạn hàng hay khách hàng và được biểu hiện dưới các dạng cụ thể như: + Dối trá, đưa tin sai về quan hệ mua bán; + Bán cưỡng bức như bán kèm; + Gạ gẫm, quấy rầy (như đến đám tang để xin khắc bia hay đến chỗ tai nạn giao thông để xin sửa xe ) Ngăn cản: Được thực hiện để chống đối thủ cạnh tranh về giá, tẩy chay nói xấu hay phân biệt đối xử. Ở đây vấn đề không chỉ là ở chỗ gây ảnh hưởng tới đối thủ mà chính là ở chỗ tính không đúng đắn trong cạnh tranh. Bóc lột: Loại hành vi này cũng có mục đích chống lại đối thủ cạnh tranh song chủ yếu lại không nhằm vào sản phẩm của đối thủ. Thực ra vấn đề này được giải quyết chủ yếu trong pháp luật về sở hữu công nghiệp. Song tính không lành mạnh ở đây thể hiện sự lợi dụng trái với tập quán những sản phẩm của người khác, chẳng hạn như: Bắt chước kiểu dáng công nghiệp, man trá về nguồn gốc của sản phẩm hay dựa dẫm vào uy tín của sản phẩm khác (đặt tên giống với sản phẩm của người khác) hoặc lôi kéo khách hàng hoặc người làm công của đối thủ. Vi phạm pháp luật : Những loại vi phạm này thường diễn ra trong lĩnh vực luật kinh tế hay luật thuế song chỉ bị coi là không lành mạnh khi hành vi vi phạm có chủ ý can thiệp trái phép đến đối thủ cạnh tranh. Gây rối thị trường: Loại hành vi này không nhằm vào một đối thủ cạnh tranh nào song nó có tác động chung gây rối thị trường. Tóm lại: Ngoài một số quy định về cơ chế áp dụng pháp luật và địa vị pháp lý của loại cơ quan đặc thù có trách nhiệm thực thi pháp luật cạnh tranh thì những nội dung cơ bản của pháp luật cạnh tranh (theo nghĩa rộng) bao gồm pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh (vì ra đời trước nên gọi là pháp luật cạnh tranh cổ điển hay theo nghĩa hẹp) và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh hay còn gọi là chống 14