Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

pdf 84 trang vuhoa 24/08/2022 9141
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi_trong_li.pdf

Nội dung text: Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THANH HƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG LĨNH VỰC XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THANH HƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG LĨNH VỰC XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VŨ THƯ HÀ NỘI, năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài luận văn của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam” là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định, không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Quảng Nam, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Võ Thanh Hường
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG LĨNH VỰC XÃ HỘI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội của Uỷ ban nhân dân huyện 8 1.2. Nội dung của quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội 16 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước lĩnh vực xã hội trong xây dựng nông thôn mới 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC LĨNH VỰC XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 29 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quế Sơn ảnh hưởng đến quản lý nhà nước lĩnh vực xã hội trong xây dựng nông thôn mới 29 2.2. Hoạt động quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội từ thực tiễn huyện Quế Sơn 33 2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội của huyện Quế Sơn trong thời gian qua 50 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC LĨNH VỰC XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 59
  5. 3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Quế Sơn 59 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực xã hội trong xây dựng nông thôn mới 61 KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 UBND Ủy ban nhân dân 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 HVHC Học viện hành chính 4 QLNN Quản lý nhà nước 5 MTQG Mục tiêu quốc gia 6 XDNTM Xây dựng nông thôn mới Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn 7 MTQGXDNTM mới 8 ANTT An ninh trật tự 9 KT-XH Kinh tế - xã hội 10 CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 11 MTTQ Mặt trận tổ quốc 12 CTXD Chương trình xây dựng 13 PTNT Phát triển nông thôn 14 BQL Ban quản lý 15 BCĐ Ban chỉ đạo 16 THPT Trung học phổ thông 17 THCS Trung học cơ sở 18 NTM Nông thôn mới 19 BTV Ban thường vụ 20 BCH Ban chấp hành
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang trên con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, tạo ra những cơ hội lớn để đất nước phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển. Tuy nhiên việc hội nhập và thực hiện nền kinh tế thị trường cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực, sự phân hóa giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng tăng, kinh tế khu vực nông thôn chậm phát triển, người dân còn hạn chế trong tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ công về văn hoá, giáo dục, y tế, so với đô thị. Với đặc thù nước ta có hơn 67% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn thì việc giải quyết tốt các vấn đề nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa mang tính chiến lược đối với sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 về vấn đề Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn. Nghị quyết đã xác định mục tiêu xây dựng Nông thôn mới đến năm 2020.Theo đó Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (2010-2020) và nhiều văn bản khác. Qua quá trình thực hiện, tính đến tháng 10/2019, cả nước đã có 4.665 xã (52,4%) đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 35,3% so với cuối năm 2015 và hoàn thành vượt 2,4% so với mục tiêu 10 năm (2010 - 2020) của Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao. Đồng thời, đã có 109 đơn vị cấp huyện của 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.Như vậy, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã cán đích trước 1 năm so với mục tiêu Quốc hội đề 1
  8. ra và sẵn sàng cho giai đoạn mới. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới Trung ương, các xã đạt chuẩn nông thôn mới tập trung ở địa phương có kinh tế phát triển, còn ở những vùng khó khăn, tỷ lệ đạt chuẩn chưa cao. Mặt khác các tiêu chí nông thôn mới đạt cao phần lớn là tiêu chí “mềm”, cần ít kinh phí, còn các tiêu chí về xây dựng kết cấu hạ tầng còn đạt thấp.Tình trạng nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới còn nhiều. Bên cạnh đó, thu nhập của nông dân nhiều vùng có xu hướng giảm do khó tiêu thụ nông sản, giá xuất khẩu một số mặt hàng chính giảm mạnh, ảnh hưởng đến đời sống và xây dựng, phát triển bền vững nông thôn mới. Chênh lệch về tiến độ, kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các vùng có xu hướng gia tăng, nhiều địa phương bị động, lúng túng trong việc kiện toàn bộ máy điều phối nông thôn mới, vận dụng chính sách chưa linh hoạt nên huy động nguồn lực thấp. Quá trình vận dụng, có những tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới chưa thật phù hợp thực tiễn tại một số địa phương. Huyện Quế Sơn là huyện trung du của tỉnh Quảng Nam, có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội. Qua gần 09 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận. Đến nay, đã có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tổng số tiêu chí đạt của các xã nông thôn mới trên địa bàn là 193 tiêu chí, bình quân toàn huyện đạt chuẩn 14,84 tiêu chí/xã, tăng 2,74 tiêu chí/xã so năm 2015, không còn xã đạt chuẩn dưới 10 tiêu chí, có 3 thôn được công nhận đạt chuẩn “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu”. Trong gần 04 năm qua, tổng nguồn vốn được huy động đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hơn 358 tỷ đồng. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng; thu nhập và điều kiện sống của người dân cải thiện đáng kể. Đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt 31 triệu đồng/năm, tăng gần 4 triệu đồng so với 3 năm trước đây. Tỷ lệ hộ nghèo còn 6,36%, giảm hơn 5,7% so năm 2015.Mặc dù, đã đạt được 2
  9. nhiều thành quả quan trọng nhưng thực tế cho thấy việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Quế Sơn trong 5 năm qua vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, y tế và văn hóa. Từ thực tế và yêu cầu trên tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn Thạc sĩ nhằm góp phần vào thực tiễn công tác, chỉ đạo và thực hiện chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quế Sơn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua, nghiên cứu quản lý nhà nước về nông thôn thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này có thể kể đến là: Đề tài “Đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp Việt Nam” của Hoàng Sỹ Kim, luận văn thạc sĩ hành chính công năm 2001 đã chú trọng đến những giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước về nông nghiệp của Việt Nam. “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - Hôm nay và mai sau”, của TS.Đặng Kim Sơn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2008. Tác phẩm đề cập đến thực trạng các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, những thành tựu và khó khăn; đề xuất những định hướng và kiến nghị chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng phát triển. “Xây dựng Nông thôn mới cấp xã tại huyện Gò Quao, tỉnh Quảng Nam” của Ngô Huyền Trang, luận văn thạc sĩ quản lý công năm 2015 trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã chú trọng đến những giải pháp thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã trong huyện Gò Quao. 3
  10. “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới - từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh” của Huỳnh Trần Huy, luận văn thạc sĩ quản lý công năm 2013 đã chú trọng đến những giải pháp quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hoà Vang, thành Phố Đà Nẵng” của Lê Thị Bính Thuận (2014), Luận văn Thạc sĩ – Quản lý công, HVHC Quốc gia. Tác giả tập trung nghiên về cơ sở lý luận của QLNN về xây dựng nông thôn mới, nghiên cứu kinh nghiệm triển khai ở các địa phương, phân tích thực trạng tại địa phương để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”, Lê Thị Thu Thảo (2015), Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia. Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và đi sâu phân tích thực trạng QLNN đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014, tác giả đánh giá thực trạng QLNN đối với xây dựng nông thôn mới, đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các báo và tạp chí nghiên cứu quản lý nhà nước về vấn đề này. Các công trình nghiên cứu nói trên đều có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về nông thôn trong lĩnh vực xã hội, nhưng tất cả các công trình trên chỉ nghiên cứu trên phạm vi rộng, hoặc nghiên cứu ở các địa phương khác, chưa có đề tài nào tiếp cận nghiên cứu chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính về quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4
  11. 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích làm rõ cơ sở lý luận và tiến hành đánh giá thực trạng QLNN đối với xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam luận văn đưa ra những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội của huyện Quế Sơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: + Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của QLNN về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội. + Phân tích thực trạng QLNN về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. + Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu các nội dung QLNN về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội trên địa bàn huyện Quế Sơn bao gồm: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; Quy hoạch, thực hiện quy hoạch và Ban hành văn bản tổ chức thực hiện về chương trình xây dựng nông 5
  12. thôn mới; Công tác triển khai, tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện; Quản lý về các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa trong chương trình xây dựng nông thôn mới; Công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thông mới trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. - Về không gian: huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. - Về thời gian: từ năm 2016 đến 2019, giải pháp đến 2025 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài luận văn được nghiên cứu dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng, Nhà nước, của các Bộ, ngành về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội. Đồng thời, nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về vấn đề này tại các địa phương, từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để làm rõ lý luận, thực trạng và đề xuất giải pháp liên quan, trong đó chú trọng phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn giải, quy nạp và phương pháp luật học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn đã cung cấp thêm các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đồng thời, xem xét, thể hiện những khía cạnh lý luận qua đánh giá thực trạng, nêu lên những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 6
  13. của những tồn tại, hạn chế; qua kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội tại một địa phương cụ thể. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu cho công tác quy hoạch, kế hoạch lãnh đạo, điều hành quản lý về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Quế Sơn. Luận văn có thể dùng làm tài liệu phục vụ học tập, giảng dạy và vận dụng vào quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; Chương 3: Định hướng và giải pháp quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam 7
  14. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG LĨNH VỰC XÃ HỘI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội của Uỷ ban nhân dân huyện 1.1.1. Các lĩnh vực xã hội trong xây dựng nông thôn mới - đối tượng của quản lý nhà nước Theo cách hiểu chung hiện nay, lĩnh vực xã hội được hiểu gồm các mặt sau của đời sống xã hội: Một là,nhà ở và thu nhập Để phát triển hài hòa và bền vững hơn ở nông thôn, Đảng và Nhà nước triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí làm thước đo cho khái niệm này, trong đó nhà ở nông thôn mới phải đảm bảo các yêu cầu: Nhà ở nông thôn mới “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng). Tiêu chí nhà ở nông thôn đã được quy định tại Thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Trong quá trình triển khai, nhiều địa phương còn lúng túng trong việc xác định tiêu chuẩn nhà ở nông thôn trong quá trình triển khai chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn do hiểu về tiêu chuẩn nhà ở bao gồm nhiều vấn đề: diện tích, kết cấu nhà, không gian ở Tiêu chí Thu nhập là tiêu chí số 10 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đây được đánh giá là một trong những tiêu chí quan trọng, có vai trò nội lực thúc đẩy kinh tế - xã hội ở các địa phương.Trong 8
  15. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, việc giúp dân nâng cao thu nhập bình quân đầu người và giảm nghèo có vai trò rất quan trọng. Nghiên cứu thực tế triển khai xây dựng nông thôn mới cho thấy, ở các địa phương, thôn làng nào thu nhập bình quân đầu người được nâng cao thì việc huy động sức dân đóng góp thực hiện các tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới thuận lợi và ngược lại. Trên cơ sở bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới đối với tiêu chí về thu nhập: Về thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020, chỉ tiêu chung là từ 45 triệu đồng/người trở lên; còn đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung bộ là từ 36 triệu đồng/người trở lên; vùng Đồng bằng sông Hồng là từ 50 triệu đồng/người trở lên; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên là từ 41 triệu đồng/người trở lên; vùng Đông Nam Bộ là từ 59 triệu đồng/người trở lên; Đồng bằng sông Cửu Long là từ 50 triệu đồng/người trở lên. Hai là, lao động và việc làm Theo quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ là Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2016 thì tiêu chí lao động có việc làm xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 như sau: Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động, đối với cả nước phải đạt tiêu chí chung có tối thiểu 90%. Đối với các vùng miền đều phải đạt chỉ tiêu chung của cả nước. Ba là, y tế và giáo dục Về tiêu chí y tế, xã đạt chuẩn nông thôn mới có tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt từ 85% trở lên; đạt các tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi theo vùng miền từ 13,9% đến 31%.Theo quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ là Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2016 thì tiêu chí về Y tế xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 như 9
  16. sau: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế. Cả nước đạt được tối thiểu là 85%. Các vùng khác nhau đều phải đạt được chỉ tiêu chung cả nước; Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Tất cả các vùng đều phải đạt được; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi). Cả nước phải đạt chỉ tiêu chung, tối thiểu phải được 21.8%. Theo quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ là Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2016 thì tiêu chí về Giáo dục và Đào tạo xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 như sau: - Với chỉ tiêu này cả nước phải đạt được tối thiểu là 85%., các địa phương sẽ có những tiêu chí riêng. - Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo. Về tiêu chí này, cả nước phải được tối thiểu là 40%.Đối với các vùng sẽ có các chỉ tiêu khác nhau. Tiêu chí về Giáo dục và Đào tạo xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 được quy định tại Bộ tiêu chí ban hành kèm Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2016 tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Bốn là, an ninh, trật tự xã hội Việc thực hiện tiêu chí an ninh trật tự xây dựng nông thôn mới luôn gặp nhiều khó khăn, thử thách. Ngay cả đối với các xã đã hoàn thành tiêu chí, được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới thì việc giữ vững tiêu chí xã đạt chuẩn an toàn về ANTT và bảo đảm bình yên vẫn luôn là vấn đề cần được quan tâm. Theo quy định tại Thông tư số 41 ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định, xã, thị trấn đạt tiêu chí 19 “An ninh trật tự xã hội được giữ vững” khi đạt 4 yêu cầu cụ thể sau: không có tổ chức, 10
  17. cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế, truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đông người kéo dài; không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người mắc các tệ nạn xã hội trên địa bàn; trên 70% số thôn (ấp) được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT; hàng năm công an xã đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên. Đến nay chưa có khái niệm chính thức về nông thôn mới, nông thôn phát triển như thế nào, ở mức độ nào thì được gọi là nông thôn mới, vấn đề này mang tính lịch sử, tùy theo từng quốc gia, khu vực và tùy theo từng thời điểm phát triển, người ta có thể đưa ra tiêu chí về nông thôn mới khác nhau. Nông thôn mới là khái niệm được xem xét trên nhiều phương diện khác nhau. Lĩnh vực xã hội chỉ là một trong những phương diện khi nhận thức về nông thôn mới bên cạnh các lĩnh vực khác như: kinh tế, thanh thiếu niên, tín ngưỡng, tôn giáo 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước lĩnh vực xã hội trong xây dựng nông thôn mới của Ủy ban nhân dân huyện Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội, các hành vi và hoạt động của mọi công dân, tổ chức trong xã hội theo đường lối, quan điểm của Đảng cầm quyền nhắm duy trì và phát triển trật tự xã hội, bảo toàn, củng cố và phát triển quyền lực nhà nước. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm luôn cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên phương diện lập pháp. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của cả cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và 11
  18. hànhvicủa con người theo pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới được xét theo nghĩa hẹp của quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới là tập hợp tất cả các hoạt động của các cơ quan nhà nước tác động vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế và sao cho cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động xây dựng nông thôn mới và các chủ thể có liên quan nhằm đảm bảo nông thôn phát triển đúng hướng, tạo sự phát triển bền vững và hiệu quả [14, tr.16]. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới là một dạng của hoạt động quản lý nhà nước, có đối tượng là hoạt động xây dựng nông thôn mới, chủ thể thực thi là hệ thống các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức được trao quyền tác động quản lý thông qua các cơ chế, chính sách nhằm khai thác, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nông thôn mới theo quan điểm, chủ trương của Đảng và mục tiêu thống nhất chung của cả nước. Các lĩnh vực xã hội là những lĩnh vực hoạt động đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới bao gồm: nhà ở, thu nhập; giáo dục, đào tạo; lao động, việc làm; y tế; an ninh, trật tự xã hội. Do đó, xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội là làm cho môi trường sống của người dân ở khu vực nông thôn đổi mới; trình độ dân trí được nâng cao; kinh tế phát triển; An ninh tốt; môi trường sinh thái được bảo vệ; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; nông thôn phát triển 12
  19. theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại; chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao Xuất phát từ các khái niệm trên ta có thể thấy, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội là việc nhà nước tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và bộ máy của mình để xây dựng các chính sách nhằm tác động tới lĩnh vực xã hội thông qua các tiêu chí về xã hội trong Bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ở các địa bàn nông thôn. Quản lý nhà nước ở lĩnh vực xã hội trong xây dựng nông thôn mới có các đặc điểm sau đây: Thứ nhất, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội thể hiện rõ mối quan hệ giữa “mệnh lệnh” và “sự phục tùng”, hoạt động quản lý mang tính chất quyền lực đặc biệt của Nhà nước, thể hiện qua tính thống nhất, tổ chức cao từ Trung ương đến địa phương và tính mệnh lệnh đơn hướng của Nhà nước đối với các đối tượng được quản lý trong việc triển khai các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội. Thứ hai,quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội còn mang tính tổ chức và điều chỉnh được thiết lập trong các xã hội, mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thực hiện quá trình quản lý xã hội trong lĩnh vực xã hội và đưa vào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải thực hiện theo quy luật xã hội khách quan nhằm đạt được sự cân bằng trong xã hội về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội. Thứ ba, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội mang tính khoa học và tính kế hoạch. Đặc trưng này đòi hỏi nhà nước phải tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối tượng quản lý; phải có một chương 13
  20. trình nhất quán về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội cụ thể và theo những kế hoạch đã vạch ra trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học. Thứ tư, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội mang tính liên tục và ổn định nhằm tác động lên các quá trình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế, nhà ở và thu nhập Cùng với sự vận động biến đổi của đối tượng quản lý, hoạt động quản lý nhà nước diễn ra thường xuyên, liên tục và không bị gián đoạn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong từng lĩnh vực cụ thể. Các quyết định của Nhà nước phải có tính ổn định, nhằm giúp cho các chủ thể quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội có điều kiện kiện toàn các hoạt động của mình và hệ thống hành vi xã hội được ổn định. 1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội của Ủy ban nhân dân huyện Xây dựng nông thôn mới là chủ trương có tầm chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, vai trò của quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội thể hiện trên những khía cạnh sau: Một là,quản lý nhà nước trong lĩnh vực xã hội là là một bộ phận quan trọng của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nói chung. Nó là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở và lực lượng bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, giữ gìn an ninh, trật tự, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn; công cuộc xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, nhà ở, thu nhập của người dân liên quan đến nhiều ban, ngành, đoàn thể, 14
  21. đòi hỏi phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là người dân, do vậy Nhà nước với vai trò là chủ thể sẽ giữ vai trò điều phối, phối hợp giữa các bên liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhằm đạt hiệu quả và các mục tiêu đề ra trong quá trình thực hiện các nội dung của xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội. Hai là, hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội giúp hiện thực hóa các văn bản pháp luật, chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới vào thực tiễn, triển khai các chính sách về nhà ở, thu nhập, lao động, việc làm, giáo dục, y tế vào thực tiễn một địa bàn cụ thể. Đồng thời, hoạt động này sẽ khuyến khích các hộ nông dân ý thức được vai trò của mình trong triển khai các chính sách của Nhà nước, chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội. Ba là ,hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội sẽ bảo đảm thực hiện tốt các quyền con người, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Bên cạnh đó, hoạt động này còn thu hút các chính sách đầu tư, xã hội hóa, thu hút nguồn lực của nhân dân trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nói chung và hạ tầng giáo dục, y tế, nhà ở nói riêng. Bốn là, Nhà nước can thiệp để kiểm soát xã hội nông thôn thông qua hoạch định ban hànhnhững cơ chế, chính sách, tạo hành lang khung pháp lý nhằm tối đa hóa phúc lợi của xã hội và hướng đến việc kích thích tăng trưởng kinh tế khu vực nông thôn, đồng thời với chuyển đổi nền tảng sản xuất của xã hội nông thôn, chăm lo thực hiện các chính sách về xã hội cho người dân vùng nông thôn. Năm là, hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội giúp thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững và ổn định ở khu 15
  22. vực nông thôn, vận động người dân sử dụng các nguồn lực tự có để thực hiện tốt các nội dung, tiêu chí về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giáo dục. 1.2. Nội dung của quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội 1.2.1. Xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội Trong xây dựng nông thôn mới ở lĩnh vực xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nghiên cứu xây dựng, ban hành chính sách nhằm cụ thể hóa và hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới dựa trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và những hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương ở các tiêu chí về lĩnh vực xã hội. Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội nhằm điều hành và quản lý hoạt động xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội một cách thống nhất. Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kì 2001 - 2010; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư và quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền địa phương ra các quyết định nhằm điều chỉnh các hoạt động xây dựng 16
  23. nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội tại địa phương, xác định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội. Xây dựng đồng bộ và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tạo môi trường pháp lý cho quá trình xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội. Tổ chức, quản lý các hoạt động phát triển hệ thống nhà ở, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập bình quân đầu người, phát triển hệ thống giáo dục, y tế, đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn. Huy độngvà quản lý các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong quá trình dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội. 1.2.2. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội 1.2.2.1. Bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội Khi đề cập đến hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thônmới trong lĩnh vực xã hội, một trong những nhân tố quan trọng có tính chất quyết định là vấn đề tổ chức bộ máy quản lý xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội. Đó là một chính thể gồm các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau, được bố trí thành từng cấp, từng khâu để thực hiện chức năng quản lý theo mục tiêu đã xác định. Bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội tập trung thống nhất trên phạm vi cả nước. Đây là nội dung quan trọng bởi bộ máy quản lý nhà nước được kiện toàn thì các công tác định hướng, tổ chức hoạt động hỗ trợ, kiểm tra và giám sát trong lĩnh vực xã hội mới được thực hiện tốt. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội gồm: 17