Luận văn Quản lý nhà nước về phật giáo Nam Tông Khmer từ thực tiễn tỉnh Cà Mau
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quản lý nhà nước về phật giáo Nam Tông Khmer từ thực tiễn tỉnh Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_phat_giao_nam_tong_khmer_tu_thu.pdf
Nội dung text: Luận văn Quản lý nhà nước về phật giáo Nam Tông Khmer từ thực tiễn tỉnh Cà Mau
- LIÊU HOÀNG PHIÊN PHIÊN HOÀNG LIÊU VIỆN HÀN LÂM KHOA H ỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LIÊU HOÀNG PHIÊN LU Ậ T HI T Ế N PHÁP VÀ LU N PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TỪ THỰC TI ỄN TỈNH CÀ MAU Ậ T HÀNH CHÍNH CHÍNH T HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH KHÓA IX Đ KHÓA IX Ợ 1 NĂM 2018 NĂM 1 HÀ NỘI - 2020
- C Ọ NH Ị T NAM N KHOA H Ệ I Ẫ KIM Đ Ộ Ị I VI Ộ TH NG D NH CÀ NH MAU CÀ Ỉ Ớ Ỗ C SĨ T GIÁO NAM TÔNG C H XÃ T HÀNH CHÍNH Ạ Ọ Ậ Ậ N T I HƯI C XÃ H 2020 TS. Đ Ễ - Ờ Ọ PH I Ề Ộ t Hành chính C TI ậ NGƯ Ự C V N VĂN TH N KHOA H HÀ HÀ N Ậ Ớ Ệ TH LU VI LIÊU HOÀNG PHIÊN N PHÁP VÀ LU Ừ Ế C Ọ n pháp và Lu ế H T HI Ậ t Hi N HÀN LÂM KHOA H ậ LU Ệ KHMER T VI N LÝ NHÀ NƯ : 8380102 ố Ả QU Mã s Mã Ngành: Lu LIÊU HOÀNG PHIÊN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH KHÓA IX ĐỢI 1 NĂM 2018 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước (QLNN) đối với hoạt động tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng của công tác tôn giáo. Các quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo qua các thời kỳ lịch sử đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong lĩnh vực phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, tôn giáo là một phần đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, tâm linh, phong tục tập quán của dân tộc cộng đồng người, việc QLNN đối với tôn giáo nhằm đảm bảo hoạt động tôn giáo diễn ra đúng với quy định Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và QLNN về hoạt động tôn giáo tại vùng, miền trên địa bàn tỉnh thành. Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của nước Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 5,294,87 km2 có 3 mặt tiếp giáp với biển, phía Bắc giáp với tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp với tỉnh Bạc Liêu. Với dân số 1.235.912 người, chủ yếu có 3 dân tộc sinh sống Kinh, Hoa, Khmer. Cà Mau còn là tỉnh tập trung nhiều tôn giáo, có 6 tôn giáo gồm Phật giáo (có hai hệ phái, Bắc tông và Nam tông Khmer), Công giáo, Tin lành, Tịnh độ cư sĩ, Cao đài và Phật giáo Hòa hảo. Nên việc QLNN và hưởng dẫn các hoạt động của đồng bào tín đồ còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Bằng kinh nghiệm và lòng tận tụy, yêu nghề các cán bộ làm công tác tôn giáo tỉnh đã không ngừng cố gắng, nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho, luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của đồng bào có đạo, kết hợp với các cấp chính quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bà con có đạo sinh hoạt tự do tín ngưỡng, nên đã tạo được lòng tin trong chức sắc tín đồ các tôn giáo. Riêng về Phật giáo nói chung trong đó có hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Cà Mau riêng, trong thời gian qua luôn tin tưởng vào chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cùng nhau hoạt động ổn định tuân thủ pháp luật, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đầy hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer (PGNT Khmer) trong tỉnh Cà Mau đã có nhiều vấn đề đáng quan tâm. Thứ nhất; Sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, nhưng vì PGNT Khmer đã có mặt trên vùng đất Đồng Bằng Sông Cửa Long (ĐBSCL) khá sớm và có giáo lí riêng, PGNT Khmer đã có tổ chức bộ máy hành chính ở các tỉnh khác nhau gọi chung là Hội Đoàn Kết Sư Sãi Yêu Nước tỉnh (Hội ĐKSSYN), nên việc Quản lý Nhà nước về Phật giáo không đồng bộ. Thứ hai; Việc quản lý hành chính của từng cở sở chùa về việc bổ nhiệm, bãi nhiệm trụ trì theo truyền thống, nên một số chức săc, nhà tu hành và tín đồ không nhất trí đã xảy ra mâu thuận nội bộ. Thứ ba; Một số nhà tu hành sang biên giới Campuchia tham gia lễ hội và tiếp tục ở lại học thêm các lớp giáo lí, không tuân thủ quy định thủ tục hành chính Nhà nước. Thư tư; Một số trụ trì và tín đồ PGNT Khmer lợi dụng chức vụ, danh lợi của chùa để hoạt động trái với pháp luật, một số chức việc lấy danh Trưởng ban hay phó ban hoạt động riêng lẻ nhằm mục đích nắm toàn quyền việc chùa. Bên cạnh đó, việc công tác Quản lý Nhà nước về PGNT Khmer trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng đúng mức, cán bộ, công chức làm công tác quản lý chưa hiểu hết tính cấp thiết và tâm tư nguyện vọng của chức sắc, nhà tu hành và tín đồ PGNT Khmer. Xuất phát từ tình hình thực tế trên tại địa bàn tỉnh Cà Mau, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về Phật giáo Nam tông Khmer từ thực tiễn tỉnh Cà Mau” để thực hiện luận văn thạc sĩ Luật học, ngành Luật Hiến Pháp và Luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua đã có công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về tác phẩm liên quan pháp luật về tôn giáo nói chung và pháp luật về PGNT Khmer nói riêng trước khi có Luật Tin ngưỡng, tôn giáo ra đời, với nhiều quan điểm khác nhau của từng tác giả. Bên cạnh đó, có nhiều học viên cũng đã đăng kí đề tài cho luận văn của mình về quản lý nhà nước đối với tôn giáo, trong đó có một số công trình nghiên cứu như: - GS. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Luận cứ khoa học được đưa ra làm cơ sở quản lý việc thực hiện chích sách tôn giáo, nghiên cứu đặc điểm và vai trò của tôn giáo Việt Nam trong đời sống hiện nay. Đồng thời, đề cập đến một số vấn đề về chủ trương, chính sách pháp luật tôn giáo của Đảng và Nhà nước. - TS. Đỗ Thị Kim Định (2013), Một số ý kiến về hoàn thiện pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nhân lực khoa học xã hội số 1- 2013. Tác giả đã nêu lên sự cần thiết việc hoàn thiện pháp luật về tôn giáo, quan điểm và nội dung hoàn thiện pháp luật về tôn giáo. Những ý kiến đó đã đóng góp cho nhà nước ta xây dựng hệ thống pháp luật và đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và được thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. - Phan Thuận (2014), Vai trò của Phật giáo Nam tông Khmer đối với sự ổn định và phát triển xã hội ở ĐBSCL hiện nay, tạp chí khoa học Trường đại học Cần Thơ. Tuyên truyền vận động nhà tu hành, tín đồ thực hiện tốt phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Xã hội chủ nghĩa”, tham gia phòng trào thi đua yêu nước, giữ gìn an ninh trật tự và góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bên cạnh đó, đưa ra một số giải pháp hoàn thiện đối với hoạt động PGNT Khmer. - TS. Nguyễn Thị Thanh Dung (2018), Vài trò của Phật giáo Nam tông Khmer trong quản lý xung đột xã hội ở các tỉnh Tây nam bộ, tạp chí lý luận chính trị số 8-2018. Bài viết này tác giả đã nghiên cứu vấn đề giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, sống “tốt đời, đẹp đạo”, cùng chung sức xây dựng địa phương giàu mạnh và đưa ra những vấn đề nảy sinh, nhằm có hướng giải pháp trong quản lý xung đột xã hội hiện nay. Các công trình nêu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về hoạt động QLNN đối với tôn giáo, tập trung xây dựng và hoàn thiện làm rõ những vấn đề lý luận của hệ thống pháp luật về hoạt động tôn giáo. Từ đó, tìm ra về mặt thực tiễn và đi sâu nghiên cứu làm rõ thực trạng của pháp luật về công tác hoạt động từng tôn giáo, trong đó có PGNT Khmer, nhằm thấy được những mặt ưu điểm, nhược điểm và đề xuất phương hướng hoàn thiện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với tôn giáo nói chung và PGNT Khmer tại tỉnh Cà Mau nói riêng, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao nhằm hoàn thiện pháp luật trong công tác QLNN về PGNT Khmer tỉnh Cà Mau. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để thực hiện được mục tiêu trên, tôi đưa ra vài nhiệm vụ chính cần giải quyết như: - Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của QLNN đối với PGNT Khmer, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về PGNT Khmer. - Đánh giá thực trạng về hoạt động quản lý nhà nước về Phật giáo Nam tông Khmer tại tỉnh Cà Mau; phân tích, làm sáng tỏ những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về Phật giáo Nam tông Khmer. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN về PGNT Khmer tại tỉnh Cà Mau, những quy định chính sách pháp luật về tôn giáo đối với PGNT Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: tại địa bàn tỉnh Cà Mau - Phạm vi thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề QLNN về PGNT Khmer trong phạm vị quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà về tín ngưỡng, tôn giáo (TNTG). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn vận dụng trên cơ sở lý luận chủ Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, những thành tựu của các triết học, lý luận chung về Nhà nước và pháp luật về tôn giáo học, các văn bản pháp luật QLNN đối với tôn giáo. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn đặc biệt coi trọng các phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp và so sánh pháp luật cũng như kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương. Chương 1: Sử dụng phương pháp phân tích lý luận cơ bản QLNN về tôn giáo, tập trung phân tích hệ thống QLNN đối với PGNT Khmer, thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan đến đề luận văn. Qua đó, cho thấy việc QLNN đối với PGNT Khmer rất cần thiết, để triển thực hiện một cách toàn diện, đúng theo quy định của pháp luật. Chương 2: Sử dựng phương pháp phân tích, tổng hợp, khảo sát trực tiếp, thống kê, so sánh, diện đạt. Từ đó, đặt vấn đề cho các cơ quan ban ngành tỉnh Cà Mau, cần phải tập trung quan tâm hoạt động tôn giáo, tìm ra giải pháp khắc phục hiểu quả một cách chính đáng đối với công tác QLNN về PGNT Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Chương 3: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trên thực tiễn công tác QLNN đối với PGNT Khmer tỉnh Cà Mau. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lí luận Kết quả công trình nghiên cứu luận văn QLNN về tôn giáo cũng như Phật giáo mang tính toàn diện, đã có nhiều tác giả được thực hiện nghiên cứu từ trước đến nay. Nhưng riêng công trình nghiên cứu về QLNN đối với PGNT Khmer ở khu vực Tây Nam Bộ thì hoặc trên địa bàn tỉnh, thành phố chưa có công trình nào nghiên cứu tới. Luận văn này nhằm góp phần xây dựng khoa học sự đổi mới và hoàn thiện pháp luật. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể sử dụng làm tư liệu phục vụ giúp cán bộ công tác quản lý trong lĩnh vực Dân tộc – Tôn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “ Quản lí Nhà nước về Phật giáo Nam tông Khmer từ thực tiễn tỉnh Cà Mau”, đây là một công trình nghiên cứu của riêng tôi, được sự hướng dẫn của TS. ĐỖ THỊ KIM ĐỊNH. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, các kết luận khoa học của luận văn đảm bảo sự tin cậy chính xác và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Cà Mau, ngày 18 tháng 3 năm 2020. Tác giả Liêu Hoàng Phiên
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội và giảng viên của Học viện đã tận tình truyền đạt, làm trang thiết bị cho tôi những kiến thức chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính trong suốt thời gian học tập. Đây là những kiến thức quý báo giúp tôi trong quá trình hoạt động thực tiễn, cũng như hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô TS. ĐỖ THỊ KIM ĐỊNH là người tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn học viên ngành luật Hiến pháp và luật Hành chính, đợi I năm 2018 luôn động viên và giúp đỡ tôi suốt hai năm vừa qua. Xin cảm ơn các anh chị lãnh đạo các cơ quan ban ngành tỉnh Cà Mau đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có đủ tài liệu, văn kiện để viết luận văn tốt nghiệp. Với kiến thức còn hạn chế và khuyết điểm nhất định cá nhân tôi trong việc nghiên cứu viết luận văn thạc sĩ này, thì không thể không tránh khỏi thiếu xót. Rất mong quý thầy, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi hoàn chỉnh luận văn của mình được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn! Cà Mau, ngày 10 tháng 3 năm 2020 Tác giả Liêu Hoàng Phiên
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER 9 1.1. Một số khái niệm cơ bản 9 1.2. Đặc điểm, vai trò của quản lý Nhà nước đối với Phật giáo Nam tông Khmer 13 1.3. Nội dung quản lý Nhà nước về Phật giáo Nam tông Khmer 17 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với Phật giáo Nam tông Khmer 23 Kết luận chương 1: 29 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TẠI TỈNH CÀ MAU 30 2.1. Sự hình thành và phát triển Phật giáo Nam tông Khmer ở tỉnh Cà Mau 30 2.2. Thực tiễn quản lý Nhà nước đối với Phật giáo Nam tông Khmer tại tỉnh Cà Mau 37 2.3. Đánh giá chung quản lý Nhà nước về Phật giáo Nam tông Khmer tại tỉnh Cà Mau 47 Kết luận chương 2: 55
- Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHẬT GIÁO NAM KHMER TỪ THỰC TIỄN TỈNH CÀ MAU 57 3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về Phật giáo Nam tông Khmer 57 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về Phật giáo Nam tông từ thực tiễn tỉnh Cà Mau 62 Kết luận chương 3: 73 KẾT LUẬN 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT QLNH: Quản lý Nhà nước Hội ĐKSSYN: Hội đoàn kết sư sãi yêu nước. GHPGVN: Giáo hội Phật giáo Việt Nam. PGNT Khmer: Phật giáo Nam tông Khmer. ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long UBND: Ủy ban Nhân dân. TNTG: Tín ngưỡng, Tôn giáo. MTTQ: Mặt trận tổ quốc
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước (QLNN) đối với hoạt động tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng của công tác tôn giáo. Các quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo qua các thời kỳ lịch sử đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong lĩnh vực phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, tôn giáo là một phần đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, tâm linh, phong tục tập quán của dân tộc cộng đồng người, việc QLNN đối với tôn giáo nhằm đảm bảo hoạt động tôn giáo diễn ra đúng với quy định Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và QLNN về hoạt động tôn giáo tại vùng, miền trong cả nước. Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của nước Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 5,294,87 km2, có 3 mặt tiếp giáp với biển, phía Bắc giáp với tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp với tỉnh Bạc Liêu. Với dân số 1.235.912 người, chủ yếu có 3 dân tộc sinh sống Kinh, Hoa, Khmer. Cà Mau còn là tỉnh tập trung nhiều tôn giáo, có 6 tôn giáo gồm Phật giáo (có hai hệ phái, Bắc tông và Nam tông Khmer), Công giáo, Tin lành, Tịnh độ cư sĩ, Cao đài và Phật giáo Hòa hảo. Việc QLNN và hướng dẫn các hoạt động của đồng bào tín đồ, chức sắc, nhà tu hành còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Bằng kinh nghiệm và lòng tận tụy, yêu nghề các cán bộ làm công tác tôn giáo tỉnh đã không ngừng cố gắng, nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho, luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của đồng bào có đạo, kết hợp với các cấp chính quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bà con có đạo sinh hoạt quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng tạo được lòng tin trong chức sắc, tín đồ các tôn giáo. 1
- Phật giáo nói chung trong đó có hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Cà Mau nói riêng, trong thời gian qua luôn tin tưởng vào chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cùng nhau hoạt động ổn định tuân thủ pháp luật, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đầy hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer (PGNT Khmer) trong tỉnh Cà Mau đã có nhiều vấn đề cần quan tâm như: Thứ nhất, sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) thống nhất, nhưng vì PGNT Khmer đã có mặt trên vùng đất đồng bằng sông Cửa Long (ĐBSCL) khá sớm và có giáo lí, giáo luật riêng, PGNT Khmer đã có tổ chức bộ máy hành chính ở các tỉnh khác nhau gọi chung là Hội Đoàn Kết Sư Sãi Yêu Nước tỉnh (Hội ĐKSSYN) vì vậy việc QLNN về Phật giáo không đồng bộ. Thứ hai, việc quản lý hành chính Nhà nước của từng cở sở chùa về việc bổ nhiệm, bãi nhiệm trụ trì theo truyền thống nên một số chức sắc, nhà tu hành và tín đồ không nhất trí đã xảy ra mâu thuận nội bộ. Thứ ba, một số chức sắc, nhà tu hành PGNT Khmer sang biên giới các nước trong khu vực tham gia lễ hội tôn giáo và học tập các lớp giáo lí trái phép, không tuân thủ quy định pháp luật của Nhà nước. Thư tư, một số trụ trì và tín đồ PGNT Khmer lợi dụng chức vụ, danh lợi của chùa để hoạt động trái pháp luật, một số chức việc lấy danh Trưởng ban hay phó ban hoạt động riêng lẻ nhằm mục đích nắm toàn quyền việc chùa. Bên cạnh đó, việc công tác QLNN về PGNT Khmer trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng đúng mức, cán bộ, công chức làm công tác quản lý chưa hiểu hết tính 2
- cấp thiết và tầm quan trọng của việc công tác QLNN về tâm tư nguyện vọng của chức sắc, nhà tu hành và tín đồ PGNT Khmer. Xuất phát từ tình hình thực tiễn tôn giáo tại địa bàn tỉnh Cà Mau, tôi chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về Phật giáo Nam tông Khmer từ thực tiễn tỉnh Cà Mau” để thực hiện nghiên cứu luận văn thạc sĩ Luật học, ngành Luật Hiến Pháp và Luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua đã có công trình nghiên cứu, nhiều bài viết liên quan đến pháp luật về tôn giáo nói chung và pháp luật về PGNT Khmer nói riêng trước khi có Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (TNTG) ra đời, với nhiều quan điểm khác nhau của từng tác giả. Bên cạnh đó, có nhiều học viên cũng đã đăng kí đề tài cho luận văn của mình về QLNN đối với tôn giáo, trong đó có một số công trình nghiên cứu như: - GS. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Luận cứ khoa học được đưa ra làm cơ sở quản lý việc thực hiện chích sách tôn giáo, nghiên cứu đặc điểm và vai trò của tôn giáo Việt Nam trong đời sống hiện nay. Đồng thời, đề cập đến một số vấn đề về chủ trương, chính sách pháp luật tôn giáo của Đảng và Nhà nước. - TS. Đỗ Thị Kim Định (2013), Một số ý kiến về hoàn thiện pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nhân lực khoa học xã hội số 1- 2013. Tác giả đã nêu lên sự cần thiết việc hoàn thiện pháp luật về tôn giáo, quan điểm và nội dung hoàn thiện pháp luật về tôn giáo. Những ý kiến đó đã góp phần cung cấp luận cứ 3
- cho việc xây dựng hệ thống pháp luật và đã ban hành Luật TNTG và được thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. - Phan Thuận (2014), Vai trò của PGNT Khmer đối với sự ổn định và phát triển xã hội ở ĐBSCL hiện nay, tạp chí khoa học Trường đại học Cần Thơ. Tuyên truyền vận động nhà tu hành, tín đồ thực hiện tốt phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Xã hội chủ nghĩa”, tham gia phòng trào thi đua yêu nước, giữ gìn an ninh trật tự và góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bên cạnh đó, đưa ra một số giải pháp hoàn thiện đối với hoạt động PGNT Khmer. - TS. Nguyễn Thị Thanh Dung (2018), Vài trò của PGNT Khmer trong quản lý xung đột xã hội ở các tỉnh Tây nam bộ, tạp chí lý luận chính trị số 8- 2018. Bài viết này tác giả đã nghiên cứu vấn đề giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, sống “tốt đời, đẹp đạo”, cùng chung sức xây dựng địa phương giàu mạnh và đưa ra những vấn đề nảy sinh, nhằm có hướng giải pháp trong quản lý xung đột xã hội hiện nay. Các công trình nêu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về hoạt động QLNN đối với tôn giáo, tập trung xây dựng và hoàn thiện làm rõ những vấn đề lý luận của hệ thống pháp luật về hoạt động tôn giáo. Từ đó, tìm ra về mặt thực tiễn và đi sâu nghiên cứu làm rõ thực trạng của pháp luật về công tác hoạt động từng tôn giáo, trong đó có PGNT Khmer để thấy được những mặt ưu điểm, nhược điểm và đề xuất phương hướng hoàn thiện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 4
- Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với tôn giáo nói chung và PGNT Khmer tại tỉnh Cà Mau nói riêng, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao nhằm hoàn thiện pháp luật trong công tác QLNN về PGNT Khmer tỉnh Cà Mau. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ chính sau đây: - Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của QLNN đối với PGNT Khmer, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về PGNT Khmer. - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về PGNT Khmer tại tỉnh Cà Mau; phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của việc hạn chế. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về PGNT Khmer. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN về PGNT Khmer tại tỉnh Cà Mau, những quy định chính sách pháp luật về tôn giáo đối với PGNT Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: tại địa bàn tỉnh Cà Mau - Phạm vi thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu QLNN về PGNT Khmer trong phạm vị quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về TNTG. Đồng thời, tập trung nhiên cứu các văn bản pháp luật từ 5
- năm 2003 (từ khi Nghị quyết 25-NQ/TW, và Pháp lệch TNTG năm 2004) cho đến ngày nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn vận dụng trên cơ sở lý luận chủ Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, những thành tựu của các triết học, lý luận chung về Nhà nước và pháp luật về tôn giáo, các văn bản quy phạm pháp luật QLNN đối với tôn giáo. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp như: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh pháp luật cũng như kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương. Chương 1: Sử dụng phương pháp phân tích lý luận cơ bản QLNN về tôn giáo, tập trung phân tích hệ thống QLNN đối với PGNT Khmer, thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan đến tài đề luận văn. Qua đó, cho thấy việc QLNN đối với PGNT Khmer rất cần thiết, để triển khai thực hiện một cách toàn diện, đúng theo quy định của pháp luật. Chương 2: Sử dựng phương pháp phân tích, tổng hợp, khảo sát trực tiếp, thống kê, so sánh, diễn đạt. Từ đó, đặt vấn đề cho các cơ quan ban ngành tỉnh Cà Mau, cần phải tập trung quan tâm hoạt động tôn giáo, tìm ra giải pháp khắc phục 6
- hiệu quả một cách chính đáng đối với công tác QLNN về PGNT Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Chương 3: Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trên thực tiễn công tác QLNN đối với PGNT Khmer tỉnh Cà Mau. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả công trình nghiên cứu luận văn QLNN về tôn giáo cũng như PGNT Khmer mang tính toàn diện, đã có nhiều tác giả thực hiện nghiên cứu từ trước đến nay. Nhưng riêng công trình nghiên cứu về QLNN đối với PGNT Khmer ở khu vực Tây Nam Bộ hoặc trên địa bàn tỉnh, thành phố chưa có công trình nào nghiên cứu tới. Luận văn này nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể sử dụng làm tư liệu phục vụ cho cán bộ làm công tác QLNN trong lĩnh vực tôn giáo, có sự hiểu biết sâu rộng hơn về PGNT Khmer ở khu vực Tây Nam Bộ. Luận văn này cũng có thể làm tài liệu tham khảo thiết thực đối với việc áp dụng QLNN đối với tôn giáo nói chung và QLNN đối với PGNT Khmer nói riêng, có được thông tin, luận điểm và đề xuất để đưa vào áp dụng trong công tác QLNN đối với tôn giáo tại tỉnh Cà Mau. 7. Kết cấu của luận văn 7
- Luận văn gồm 3 chương, không kể phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, cụ thể: Chương 1: Những vấn đề lý luận của quản lý Nhà nước về Phật giáo Nam tông Khmer. Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước về Phật giáo Nam tông Khmer tại tỉnh Cà Mau. Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về Phật giáo Nam tông Khmer từ thực tiễn tỉnh Cà Mau. 8
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm Phật giáo, Phật giáo Nam tông Khmer Phật giáo ra đời từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên tại một vùng đất thuộc phía Bắc Ấn Độ (nay thuộc lãnh thổ Nêpan) người sáng lập ra là Thái tử Tất-Đạt-Đa (Buddha) của Vương quốc dòng họ Thích Ca (Sakya), pháp hiệu là Thích Ca Mâu Ni, có nghĩa là “người giác ngộ” sau nhiều năm tu khổ hạnh để tìm ra chân lí làm thế nào để con người thoát khỏi cạnh luân hồi “khổ - đau – sinh – tử” và từ đó, ngài đã đắc đạo chánh quả, tự mình tìm ra được con đường giải thoát vòng sinh tử luân hồi hướng đến niết bàn. Sau 45 năm hành đạo, quá độ chúng sanh đã có nhiều lời dạy của đức Phật được thế hệ đệ tử là Tăng, Ni đã ghi chép thành Kinh Tạng (Suttanta-pitaka), Luật Tạng (Vinaya-pitaka) dành cho giới tu sĩ và Phật tử, từ đó các vị đệ tử đã truyền đạo theo chân đức Phật mở rộng phạm vi các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khái niệm về PGNT Khmer: Phật giáo được chia thành hai hệ phái lớn trong đó là hệ phái Phật giáo Nguyên thủy (Theravada hay thường gọi là Nam truyền hoặc là Nam tông), và hệ phái Đại thừa (Mahayana hay thường gọi là Bắc tông). Phật giáo Nam tông đã có mặt rất sớm ở Việt Nam từ khoảng thế kỷ IV trên vùng đất ĐBSCL, theo con đường của các nhà truyền giáo từ Ấn Độ đi qua con đường biển tới Srilanka, Mianma, Thái Lan tới vùng Mê Kông Campuchia và vào các tỉnh phía Nam của Việt Nam, được đông đảo quần chúng người dân 9
- đồng tình đón nhận, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer, đã trở thành tôn giáo chính thống của người Khmer, nên thường gọi là “PGNT Khmer” [40, tr 50]. Tính đến thời điểm này thì ngôi chùa PGNT Khmer đã có 462 chùa và trên 8.000 vị sư (giới xuất gia). Được tập trung ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ [36]. PGNT Khmer cũng là một tôn giáo của đạo Phật Thích Ca Mâu Ni, triết lý, giáo lý hành thiện tránh xa cái ác, cơ bản đều giống nhau với hệ phái khác trong đạo Phật, tất cả đệ tử Phật đều hướng đến con đường Chân – Thiện – Mỹ, để giải thoát hận thù, để gieo trồng hạnh phúc PGNT Khmer nói riêng và Phật giáo Bắc tông nói chung, chỉ khác nhau về hệ phái trong đạo Phật, về giới luật, cách hành đạo, y phục và sự gắn kết khi Phật giáo hòa nhập vào từng vùng, miền, từng sắc tộc trên lãnh thổ Việt Nam để tu hành và việc xây dựng chùa, tịnh xá phụ thuộc vào lối kiến trúc của dân tộc đó mà thôi. PGNT Khmer gắn liền tập quán truyền thống của người Khmer vùng ĐBSCL, mang đậm nét văn hóa của các nước Đông Nam Á, đặc biệt là văn hóa nước Campuchia, là một hệ phái được thống nhất các chùa Khmer ở địa phương và các tỉnh Đông Nam bộ, nên thường gọi là “PGNT Khmer” đến ngày nay. Đặc biệt dân tộc Khmer luôn xem trọng chùa PGNT Khmer là nơi hoạt động văn hóa tâm linh. Song ngôi chùa Khmer cũng là nơi để các nhà sư tu hành, thờ Phật mà còn là nơi trung tâm sinh hoạt văn hóa, thông qua các lễ hội truyền thống, các buổi nhà sư thuyết giảng giáo lý và nghi thức truyền thống mang đậm nét Phật giáo Nam truyền của người Khmer như: lễ Phật Đản, lễ Dâng Y 10
- Kathina, lễ nhập hạ và gắn liền lễ hội truyền thống của dân tộc Khmer, tết Chôl Chnăm Thmây (tết nguyên đán), lễ Sen Đôlta (cúng ông bà hoặc gọi là lễ Vu Lan), lễ Ócc om bok (cúng trăng). Tất cả các lễ hội này đều gắn liền với các nghi thức của tôn giáo, trong ngày lễ người dân đều tập trung tại chùa tụng niệm cầu phúc và nghe nhà sư thuyết giảng, cầu mong cho quốc thái dân an. Người Khmer quan điểm rằng; “khi sống chùa là nơi gởi thân, khi chết chùa là nơi gởi cốt”, từ khi lọt lòng mẹ cho đến ngày nhắm mắt, hình ảnh của ngôi chùa đượm mãi trong tâm hồn của mỗi người Khmer. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước, quản lý Nhà nước đối với Phật giáo Nam tông Khmer QLNN là hoạt động quản lý xuất hiện từ lâu và bao gồm nhiều loại, trong đó quản lý xã hội là một dạng quản lý đặc biệt. Quản lý xã hội được đặt ra từ khi lao động của con người bắt đầu được xã hội hóa, quản lý xã hội là tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người phù hợp với ý chí của chủ thể quản lý và quy luật khách quan. Có thể hiểu QLNN là dạng quản lý xã hội của Nhà nước, sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quá trình quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người do tất cả cơ quan Nhà nước tiến hành để thực hiện các chức năng của Nhà nước đối với xã hội. Như vậy, QLNN là dạng quản lý xã hội mang quyền lực Nhà nước với chức năng chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của cơ quan trong hệ thống hành pháp. Theo đó, QLNN về tôn giáo là một dạng quản lý xã hội đặc biệt của Nhà nước, mang tính quyền lực Nhà nước và sử dụng chính sách pháp luật tôn giáo để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên lĩnh vực của đời 11
- sống kính tế, xã hội do cơ quan Nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, đảm bảo quyền tự do tôn giáo, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Từ các khái niệm như đã trình bày ở phần trên, ta có thể đưa ra khái niệm về QLNN đối với tôn giáo nói chung cũng như PGNT Khmer nói riêng đều hoạt động trên cơ sở tôn giáo như nhau và được chia thành hai nghĩa: Theo nghĩa rộng: là quá trình dùng quyền lực Nhà nước (quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp) của các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật để tác động, điều chỉnh hướng các quá trình PGNT Khmer và hành vi hoạt động PGNT Khmer của tổ chức, cá nhân và tổ chức thực hiện pháp luật của cơ quan trong hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quá trình PGNT Khmer và mọi hành vi hoạt động PGNT Khmer diễn ra theo quy định của pháp luật. Theo nghĩa hẹp: QLNN đối với PGNT Khmer là một dạng quản lý xã hội mang tính chất Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động PGNT Khmer của tổ chức, cá nhân trong PGNT Khmer diễn ra theo quy định của pháp luật [25]. Như vậy, QLNN về PGNT Khmer có thể hiểu, các hoạt động tôn giáo đều chấp hành theo pháp luật, từ các tổ chức tôn giáo tập hợp những người cùng tin theo một hệ phái giáo lí, giáo luật, nghi lễ và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận, việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, nghi lễ, quản lý tổ chức tôn giáo. Có thể thấy, QLNN về hoạt động PGNT Khmer là một hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền thuộc Nhà nước quản lý nhằm bảo 12