Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường từ thực tiễn Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

pdf 88 trang vuhoa 25/08/2022 7720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường từ thực tiễn Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_moi_truong_tu_thuc_tien_quan_ha.pdf

Nội dung text: Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường từ thực tiễn Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VIẾT TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội,năm 2017
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VIẾT TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 60.38.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BÙI THỊ ĐÀO Hà Nội, năm 2017
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. NHỮNG LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG 6 1.1. Khái niệm về môi trường, đặc điểm và vai trò của môi trường 6 1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò quản lý nhà nước về môi trường 18 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường 28 1.4. Kinh nghiệm của các nước trong việc quản lý nhà nước về môi trường 39 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 47 2.1. Hiện trạng môi trường của quận Hải Châu, TP Đà Nẵng 47 2.2. Tình hình quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng 53 Chương 3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG, BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 64 3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý nhà nước về môi trường từ thực tiễn quận Hải Châu, TP Đà Nẵng 64 3.2. Giải pháp QLNN về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng 68 3.3. Kiến nghị 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa MT : Môi trường KH : Kế hoạch KT-XH : Kinh tế - Xã hội QLMT : Quản lý môi trường QLNN : Quàn lý nhà nước SX-KD-DV : Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ TP : Thành phố VSMT : Vệ sinh môi trường UBND : Ủy ban nhân dân
  5. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các thầy giáo, cô giáo Học viện Khoa học xã hội, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới thầy giáo, PGS.TS Bùi Thị Đào - người hướng dẫn khoa học – đã tận tình hướng dẫn tôi phương pháp nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân quận Hải Châu, TP Đà Nẵng đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ và cung cấp cho bản thân tôi các văn bản, số liệu liên quan đến luận văn. Tác giả luận văn Trần Viết Trung
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong các công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Viết Trung
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, bảo vệ TNTN và môi trường đã trở thành vấn đề trọng yếu, mang tính toàn cầu. Ở nước ta, vấn đề này đã trở thành sự nghiệp không chỉ của toàn Đảng, toàn dân mà còn là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tốc độ phát triển kinh tế ngày càng tăng đã mang lại rất nhiều lợi ích; mức sống cao hơn, giáo dục và sức khỏe tốt hơn, kéo dài tuổi thọ hơn Tuy nhiên, đi kèm theo đó là tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái môi trường Đà Nẵng là thành phố loại I trực thuộc Trung ương và là trung tâm KT- XH của miền trung. Đà Nẵng đang trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ, một mặt góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển chung của thành phố, mặt khác đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường. Sau khi tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, Quận Hải Châu được thành lập vào ngày 23/01/1997 và trở thành quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng. Vị trí của Quận Hải Châu: Phía Bắc giáp Vịnh Đà Nẵng, Tây giáp quận Thanh Khê và huyện Hòa Vang, Đông giáp quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn, Nam giáp Quận Cẩm Lệ. Quận Hải Châu có diện tích 21,35 km2, chiếm 1,66% diện tích toàn thành phố; Dân số: 196.098 người, chiếm 21,17% số dân toàn thành phố; Mật độ dân số: 9.184,92 người/km2. Với vị trí là một quận trung tâm, nằm sát trục giao thông Bắc Nam và cửa ngõ ra biển Đông, cùng một hệ thống hạ tầng giao thông phát triển mạnh, đồng thời là trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ của thành phố, tập trung đông dân cư và các cơ quan, văn phòng của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Vì vậy, quận Hải Châu có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của thành phố Đà Nẵng, giữ 1
  8. vai trò là trung tâm chính trị-hành chính-kinh tế-văn hoá và là địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng của thành phố Đà Nẵng. Những đặc điểm đó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy vậy, vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn ô nhiễm môi trường của quận hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Tài nguyên đang bị suy thoái so việc khai thác và sử dụng thiếu hợp lý, rừng tự nhiên tiếp tục bị tàn phá, đất đai bị xói mòn và thoái hóa, đa dạng sinh học bị suy giảm, nguồn nước mặt và nước ngầm đang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hóa học, chất thải chưa được thu gom và xử lý triệt để, công tác vệ sinh môi trường còn nhiều yếu kém Việc gia tăng dân số, nhất là việc di dân tự do là những sức ép lớn đối với tài nguyên môi trường. Việc thi hành pháp luật về bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường còn gặp nhiều khó khăn, ý thức tự giác bảo vệ môi trường chưa trở thành thói quen trong cộng đồng dân cư đang trở thành những vấn đề lớn đòi hỏi phải được giải quyết. Thực tế cũng đã có những đề tài nghiên cứu, những báo cáo, bài viết bàn về vấn đề tài nguyên môi trường trên địa bàn quận Hải Châu nói riêng và Đà Nẵng nói chung. Tuy nhiên, những nghiên cứu, bài viết đó cũng chỉ mới dừng lại trên cơ sở báo cáo thống kê hoặc giải quyết một số nội dung nhất định. Đề tài: “Quản lý nhà nước về môi trường từ thực tế quận Hải Châu, TP Đà Nẵng” đưa ra cái nhìn tổng quát về thực trạng QLMT ở quận Hải Châu TP Đà Nẵng, phân tích những thành tựu và hạn chế của công tác QLNN về Môi trường. Từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác BVMT tại quận Hải Châu, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành “Thành phố môi trường” trong tương lai. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề nghiên cứu về môi trường tại Việt Nam tính đến nay đã được 2
  9. nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên các nghiên cứu ấy chủ yếu ở tầm vĩ mô, còn chung chung, có không nhiều công trình nghiên cứu về công tác quản lý, tình trạng ô nhiễm môi trường ở một địa phương cụ thể là quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung tìm hiểu các nội dung chính sau: - Thực trạng tài nguyên môi trường trên địa bàn quận Hải Châu, hoạt động quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. - Các giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường quận xuất phát từ những thực trạng đã nghiên cứu. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu: - Nguyên cứu một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước về môi trường. - Nghiên cứu thực trạng tài nguyên môi trường và hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường trên địa bàn quận Hải Châu. - Từ thực trạng tài nguyên môi trường và hoạt động quản lý tài nguyên môi trường, đề tài đi sâu tìm hiểu những kết quả đã đạt được và những hạn chế đang còn tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên môi trường trên địa bàn quận Hải Châu. - Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý tài nguyên môi trường quận Hải Châu. - Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường quận Hải Châu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 3
  10. Sự QLNN về MT bao gồm chính sách, biện pháp, việc triển khai thực hiện công tác BVMT từ thực tiễn tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: tập trung nghiên cứu sự QLNN về MT tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng chủ yếu dưới góc độ triển khai thực hiện việc QLNN về lĩnh vực BVMT. Về không gian: nghiên cứu tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Về thời gian: Từ năm 2010 - 2016 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành khoa học dựa vào chương trình giảng dạy của Học viện Khoa học xã hội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu bàn giấy: Nghiên cứu các tài liệu sẵn có và kế thừa kết quả nghiên cứu. - Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu: phục vụ cho việc minh chứng, minh họa cho các nội dung đánh giá, phân tích. - Phương pháp thu thập số liệu, thông tin: việc thu thập thông tin để phân tích và tổng hợp được lấy từ các nguồn thông tin công bố của cơ quan nhà nước, các văn kiện đại hội Đảng, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, các bộ,. ngành và các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực QLNN về môi trường tại Đà Nẵng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận phục vụ, phân tích đánh giá việc QLNN về môi trường, từ đó làm phong phú thêm việc áp dụng thực tế vào thực tiễn của quận Hải Châu. 4
  11. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp cơ sở thực tiễn về thực hiện QLNN về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Cung cấp một số giải pháp tăng cường hiệu quả về thực hiện việc QLNN về môi trường thực tiễn tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn tốt nghiệp có kết cấu gồm 3 phần -Phần mở đầu -Phần nội dung: gồm 3 chương Chương 1.Những lý luận quản lý nhà nước về môi trường. Chương 2.Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Chương 3. Giải pháp tăng cường, bảo đảm quản lý nhà nước về môi trường từ thực tiễn quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. - Phần kết luận. 5
  12. Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG 1.1. Khái niệm về môi trường, đặc điểm và vai trò của môi trường 1.1.1. Khái niệm Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt sau hội nghị Stockholm về môi trường 1972. Tuy nhiên nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến định nghĩa đưa ra trong luật bảo vệ môi trường của Việt nam, có những khái niệm đáng chú ý sau đây. Một định nghĩa nổi tiếng của S.V.Kalesnik (1959, 1970): "Môi trường (được định nghĩa với môi trường địa lí) chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người" [26, tr 209-212]. Một định nghĩa khác của viện sĩ I.P.Gheraximov (1972) đã đưa ra định nghĩa môi trường như sau: "Môi trường (bao quanh) là khung cảnh của lao động, của cuộc sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người", trong đó môi trường tự nhiên là cơ sở cần thiết cho sự sinh tồn của nhân loại. Trong báo cáo toàn cầu năm 2000, công bố 1982 đã nêu ra định nghĩa môi trường sau đây: "Theo tự nghĩa, môi trường là những vật thể vật lí và sinh học bao quanh loài người Mối quan hệ giữa loài người và môi trường của nó chặt chẽ đến mức mà sự phân biệt giữa các cá thể con người với môi trường bị xoá nhoà đi". Trong quyển "Địa lí hiện tại, tương lai. Hiểu biết về quả đất, hành tinh của chúng ta, Magnard. P, 1980" [25], đã nêu ra khá đầy đủ khái niệm môi trường: "Môi trường là tổng hợp - ở một thời điểm nhất định - các trạng huống vật lí, hoá học, sinh học và các yếu tố xã hội có khả năng gây ra một 6
  13. tác động trực tiếp hay gián tiếp, tức thời hay theo kỳ hạn, đối với các sinh vật hay đối với các hoạt động của con người" Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là "Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người". Trong quyển: "Môi trường và tài nguyên Việt Nam" - NXB Khoa học và kỹ thuật, H.1984 [17], đã đưa ra định nghĩa: "Môi trường là một nơi chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kì hay một xã hội". Cũng có những tác giả đưa ra định nghĩa ngắn gọn hơn, chẳng hạn như R.G.Sharme (1988) đưa ra một định nghĩa: "Môi trường là tất cả những gì bao quanh con người". Để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa trong "Luật bảo vệ môi trường 2014" [19, tr 01] định nghĩa khái niệm môi trường như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” (Mục 1, điều 3 Luật bảo vệ Môi trường 2014 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 23/6/2014) Khái niệm chung về môi trường trên đây được cụ thể hoá đối với từng đối tượng và mục đích nghiên cứu khác nhau. 1.1.2. Đặc điểm của môi trường Môi trường sống: Đối với các cơ thể sống thì môi trường sống là tổng hợp những điều kiện bên ngoài như vật lí, hoá học, sinh học có liên quan đến sự sống. Nó có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của các cơ thể sống. Những điều 7
  14. kiện đó chỉ có trên trái đất, trình độ khoa học hiện nay chưa xác định được các hành tinh khác trong vũ trụ có môi trường phù hợp cho sự sống. Môi trường sống của con người: Môi trường sống của con người trước hết phải là môi trường sống. Tuy nhiên đối với con người thì môi trường sống của con ngườilà tổng hợp các điều kiện vật lí, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên hành tinh. Như vậy nếu so sánh giữa môi trường sống và môi trường sống của con người thì môi trường sống của con người đòi hỏi nhuững điều kiện ràng buộc nghiêm ngặt hơn. Như vậy trên hành tinh trái đất không gian môi trường sống của con người cũng bị thu hẹp hơn. Liên quan đến khái niệm môi trường, còn có khái niệm hệ sinh thái. Đó là hệ thống các quần thể sinh vật cùng sống và cùng phát triển trong một môi trường nhất định, có quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó. Khi nghiên cứu môi trường, chúng ta thường sử dụng khái niệm đa dạng sinh học; đó là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Khi xem xét đa dạng sinh học được xét ở 3 cấp độ: cấp loài, cấp quần thể và quần xã - Đối với đa dạng sinh học cấp loài, bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm. - Ở cấp quần thể, đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lí cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. - Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các môi trường tương tác giữa chúng với nhau. 8
  15. Các thành phần của môi trường: Thành phần môi trường hết sức phức tạp, trong môi trường chứa đựng vô số các yếu tố hữu sinh và vô sinh, vì vậy khó mà diễn đạt hết các thành phần môi trường. Ở tầm vĩ mô để xét thì thành phần môi trường có thể chia ra 5 quyển sau đây. Khí quyển: khí quyển là vùng nằm ngoài vỏ trái đất với chiều cao từ 0 - 100 km. Trong khí quyển tồn tại các yếu tố vật lý như nhiệt, áp suất, mưa, nắng, gió, bão. Khí quyển chia thành nhiều lớp theo độ cao tính từ mặt đất, mỗi lớp có các yếu tố vật lý, hóa học khác nhau. Tầng sát mặt đất có các thành phần: Khoảng 79% là Nitơ; 20% oxy; 0,93% Argon; 0,02% Ne; 0,03% CO2; 0,005% He; một ít Hydro, trong không khí còn có hơi nước và bụi. Khí quyền là bộ phận quan trọng của môi trường, nó được hình thành sớm nhất trong quá trình kiến tạo trái đất. Thạch quyển: Điạ quyển chỉ phần rắn của trái đất có độ sâu từ 0 - 60 km tính từ mặt đất và độ sâu từ 0 – 20 km tính từ đáy biển. Người ta gọi đó là lớp vỏ trái đất Thạch quyển chứa đựng các yếu tố hoá học, như các nguyên tố hoá học, các hợp chất rắn vô cơ, hữu cơ. Thạch quyển là cơ sở cho sự sống. Thuỷ quyển : Là nguồn nước dưới mọi dạng. Nước có trong không khí, trong đất, trong ao hồ, sông, biển và đại dương. Nước còn ở trong cơ thể sinh vật. Tổng lượng nước trên hành tinh khoảng 1,4 tỷ km3, nhưng khoảng 97% trong đó là ở đại dương, 3% là nước ngọt, tập trung phần lớn ở các núi băng thuộc bắc cực và Nam cực. Như vậy lượng nước ngọt mà con người có thể sử 9
  16. dụng được chiếm tỷ lệ rất ít của thuỷ quyển. Nước là thành phần môi trường cực kỳ quan trọng, con người cần đến nước không chỉ cho sinh lý hàng ngày mà còn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ ở mọi lúc mọi nơi. Sinh quyển: Sinh quyển bao gồm các cơ thể sống (các loài sinh vật) và những bộ phận của thạch quyển, Thủy quyển và Khí quyển tạo nên môi trường sống của các cơ thể sống. Ví dụ các vùng rừng, ao hồ, đầm lầy, nơi đang tồn tại sự sống. Sinh quyển có các thành phần hữu sinh và vô sinh quan hệ chặt chẽ và tương tác phức tạp với nhau. Đặc trưng cho hoạt động của sinh quyển là các chu trình trao đổi chất và các chu trình năng lượng. Trí quyển: Từ khi xuất hiện con người và xã hội loài người, do bộ não người ngày càng hoàn thiện nên trí tuệ con người ngày càng phát triển, nó được coi như công cụ sản xuất chất xám đã tạo nên một lượng vật chất to lớn, làm thay đổi diện mạo của hành tinh chúng ta. Chính vì vậy, ngày nay người ta thừa nhận sự tồn tại của một quyển mới, là trí quyển (Noosphere), bao gồm các bộ phận trên trái đất, tại đó có tác động của trí tuệ con người. Trí quyển là một quyển năng động. Sự phân chia cấu trúc của môi trường thành các quyển trên đây cũng rất tương đối. Thực ra trong lòng mỗi quyển đều có mặt các phần quan trọng của quyển khác, chúng bổ sung cho nhau rất chặt chẽ. Bản chất hệ thống của môi trường: Các định nghĩa môi trường nêu trên, tuy có khác nhau về quy mô, giới hạn, thành phần môi trường v.v , nhưng đều thống nhất ở bản chất hệ thống của môi trường và mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Dưới ánh sáng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, môi trường cần được hiểu như là một hệ thống. Nói cách khác, môi trường mang 10
  17. đầy đủ những đặc trưng của hệ thống. Những đặc trưng cơ bản của hệ thống môi trường là: Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp: Hệ thống môi trường (gọi tắt là hệ môi trường) bao gồm nhiều phần tử (thành phần) hợp thành. Các phần tử đó có bản chất khác nhau (tự nhiên, kinh tế, dân cư, xã hội) và bị chi phối bởi các quy luật khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Cơ cấu của hệ môi trường được thể hiện chủ yếu ở cơ cấu chức năng và cơ cấu bậc thang. Theo chức năng, người ta có thể phân hệ môi trường ra vô số phân hệ. Tương tự như vậy, theo thứ bậc (quy mô), người ta cũng có thể phân ra các phân hệ từ lớn đến nhỏ. Dù theo chức năng hay theo thứ bậc, các phần tử cơ cấu của hệ môi trường thường xuyên tác động lẫn nhau, quy định và phụ thuộc lẫn nhau (thông qua trao đổi vật chất - năng lượng - thông tin) làm cho hệ thống tồn tại, hoạt động và phát triển. Vì vậy, mỗi một sự thay đổi, dù là rất nhỏ, của mỗi phần tử cơ cấu của hệ môi trường đều gây ra một phản ứng dây chuyền trong toàn hệ, làm suy giảm hoặc gia tăng số lượng và chất lượng của nó. Tính động: Hệ môi trường không phải là một hệ tĩnh, mà luôn luôn thay đổi trong cấu trúc, trong quan hệ tương tác giữa các phần tử cơ cấu và trong từng phần tử cơ cấu. Bất kì một sự thay đổi nào của hệ đều làm cho nó lệch khỏi trạng thái cân bằng trước đó và hệ laị có xu hướng lập lại thế cân bằng mới. Đó là bản chất của quá trình vận động và phát triển của hệ môi trường. Vì thế, cân bằng động là một đặc tính cơ bản của môi trường với tư cách là một hệ thống. Đặc tính đó cần được tính đến trong hoạt động tư duy và trong tổ chức thực tiễn của con người. Tính mở: 11
  18. Môi trường, dù với quy mô lớn nhỏ như thế nào, cũng đều là một hệ thống mở. Các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục "chảy" trong không gian và thời gian (từ hệ lớn đến hệ nhỏ, từ hệ nhỏ đến hệ nhỏ hơn và ngược lại: từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thế hệ này sang thế hệ nối tiếp, v.v ). Vì thế, hệ môi trường rất nhạy cảm với những thay đổi từ bên ngoài, điều này lý giải vì sao các vấn đề môi trường mang tính vùng, tính toàn cầu, tính lâu dài (viễn cảnh) và nó chỉ được giải quyết bằng nỗ lực của toàn thể cộng đồng, bằng sự hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới với một tầm nhìn xa, trông rộng vì lợi ích của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Khả năng tự tổ chức và điều chỉnh: Trong hệ môi trường, có các phần tử cơ cấu là vật chất sống (con người, giới sinh vật) hoặc là các sản phẩm của chúng. Các phần tử này có khả năng tự tổ chức lại hoạt động của mình và tự điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi bên ngoài theo quy luật tiến hoá, nhằm hướng tới trạng thái ổn định. Đặc tính cơ bản này của hệ môi trường quy định tính chất, mức độ, phạm vi can thiệp của con người, đồng thời tạo mở hướng giải quyết căn bản, lâu dài cho các vấn đề môi trường cấp bách hiện nay (tạo khả năng tự phục hồi của các tài nguyên sinh vật đã suy kiệt, xây dựng các hồ chứa và các vành đai cây xanh, nuôi trồng thuỷ và hải sản, v.v ) Phân loại môi trường: Tùy theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, có nhiều cách phân loại môi trường khác nhau. Có thể phân loại môi trường theo các dấu hiệu đặc trưng sau đây: + Theo chức năng Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố của tự nhiên tồn tại khách 12
  19. quan ngoài ý muốn của con người như không khí, đất đai, nguồn nước, ánh sáng mặt trời, động thực vật Môi trường tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên tự nhiên cho ta như không khí để thổ, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, các loại khoáng sản cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp giải trí tăng khả năng sinh lý của con người. Môi trường xã hội: Môi trường xã hội là tổng hợp các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định, hương ước ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức toàn thể Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Môi trường nhân tạo: Môi trường nhân tạo bao gồm các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi cho cuộc sống của con người như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo, các khu vui chơi giải trí v.v Theo quy mô: Theo quy mô chủ yếu người ta phân loại môi trường theo không gian Địa lý như môi trường toàn cầu, môi trường khu vực, môi trường quốc gia, môi trường vùng, môi trường địa phương. Theo mục đích nghiên cứu sử dụng: Mục đích nghiên cứu sử dụng theo nghĩa rộng, môi trường bao gồm tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, các quan hệ xã hội tức là gắn liền việc sử dụng tài nguyên với chất lượng 13
  20. môi trường. Mục đích nghiên cứu sử dụng theo nghĩa hẹp: Môi trường theo nghĩa hẹp thường chỉ xét tới những nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người. Theo thành phần: Phân loại theo thành phần của tự nhiên người ta thường chia ra: + Môi trường không khí + Môi trường đất + Môi trường nước + Môi trường biển Phân loại theo thành phần của dân cư sinh sống người ta chia ra: + Môi trường thành thị + Môi trường nông thôn Ngoài 2 cách phân loại trên có thể còn có các cách phân loại khác phù hợp với mục đích nghiên cứu, sử dụng của con người và sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, dù bất cứ cách phân loại nào thì cũng đều thống nhất ở một sự nhận thức chung: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. 1.1.3. Vai trò của môi trường Môi trường tạo ra không gian sinh sống: Mỗi một con người đều có yêu cầu về lượng không gian cần thiết cho hoạt động sống như: diện tích đất ở, hàm lượng không khí Trung bình một ngày, một người cần khoảng 4m3 không khí sạch, 2,5l nước uống, một lượng lương thực, thực phẩm đáp ứng hàm lượng calo từ 2.000 – 2.500 calo Cộng đồng loài người tồn tại trên Trái đất không chỉ đòi hỏi ở môi trường về phạm vi không gian sống mà cả về chất lượng của không gian sống đó. Chất lượng không gian sống phải đảm bảo được các yêu cầu bền vững về sinh thái - kinh 14
  21. tế - môi trường, thể hiện ở môi trường sạch sẽ, tinh khiết, giàu O2, không chứa các chất cặn bẩn, độc hại đối với sức khoẻ của con người. Môi trường chính là khoảng không gian sinh sống của con người. Hệ số sử dụng đất của con người ngày một giảm: nếu trước đây, trung bình diện tích đất ở của một người vào năm 1650 là khoảng 27,5 ha/người thì đến nay chỉ còn khoảng 1,5-1,8 ha/người. Diện tích không gian sống bình quân trên trái đất ngày càng bị thu giảm, mức độ giảm ngày càng tăng nhanh. Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và các hoạt động sản xuất của con người: Môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống. Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Có những nguồn tài nguyên có thể sử dụng trực tiếp (thuỷ, hải sản ), có dạng phải tác động thì mới sản xuất được của cải vật chất phục vụ đời sống con người (đất đai ). Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta cũng cần có không khí để thở, cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết Những dạng vật chất trên chính là các yếu tố môi trường. Như vậy chính các yếu tố môi trường (yếu tố vật chất kể trên - kể cả sức lao động) là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của con người. Hay nói cách khác: môi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng môi trường tự nhiên cũng có thể là nơi gây ra nhiều thảm họa cho con người (thiên tai), và các thảm họa này sẽ tăng lên nếu con người gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá môi trường, gây mất cân bằng tự nhiên. 15
  22. Môi trường là nơi chứa đựng và hoá giải các chất thải do con người tạo ra trong quá trình sinh hoạt và sản xuất: Bên cạnh vai trò “đầu vào”, môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hóa “đầu ra” các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống. Quá trình sản xuất thải ra môi trường rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trong các chất thải này có thể có rất nhiều loại độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố về môi trường. Quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài người cũng thải ra môi trường rất nhiều chất thải. Những chất thải này nếu không được xử lý tốt cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vấn đề ở đây là phải làm thế nào để hạn chế được nhiều nhất các chất thải, đặc biệt là chất thải gây ô nhiễm, tác động tiêu cực đối với môi trường. Hiện nay vấn đề chất thải đô thị và công nghiệp là cực kỳ quan trọng. Có quan điểm cho rằng “chất thải là một dạng tài nguyên” do đã có công nghệ chế biến chất thải thành phân bón. Đó là một dạng “công nghệ thân thiện với môi trường”. Tuy nhiên mặc dù điều kiện phát triển đến đâu thì các nhu cầu tự nhiên của con người như ăn, uống, thở cũng đều yêu cầu môi trường trong sạch. Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các vi sinh vật trên trái đất, ví dụ như: Tầng khí quyển: Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh được các bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác 16
  23. của Trái đất, giảm tác động tiêu cực của thiên tai tới con người và sinh vật Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin: Môi trường cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người. Bên cạnh đó, môi trường sống cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất, v.v. Môi trường còn lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác. Ô nhiễm môi trường (Environmental Pollution): Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014, “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.” Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường là do con người và cách quản lý của con người. 17