Luận văn Quản lý nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

pdf 78 trang vuhoa 25/08/2022 6783
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quản lý nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_cong_tac_thanh_nien_tu_thuc_tie.pdf

Nội dung text: Luận văn Quản lý nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ ĐĂNG KHÁNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƯƠNG THANH CƯỜNG Hà Nội, 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tác giả luận văn Đỗ Đăng Khánh
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN 8 1.1. Thanh niên và công tác thanh niên 8 1.2. Quản lý nhà nước về công tác thanh niên 13 1.3. Các điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước về công tác thanh niên 27 Kết luận chương 1 35 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI 36 2.1. Đặc điểm tình hình thanh niên trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 36 2.2. Tình hình quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 38 2.3. Đánh giá quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 49 Kết luận chương 2 56 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI 58 3.1. Phương hướng bảo đảm quản lý nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 58 3.2. Những giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong phạm vi cả nước từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 61 Kết luận chương 3 66 KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT : Chủ tịch HĐND : Hội đồng nhân dân NĐ : Nghị định NQ : Nghị quyết PCT : Phó Chủ tịch THPT : Trung học phổ thông TNCS : Thanh niên cộng sản UBND : Ủy ban nhân dân
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng Phân tích các chủ thể thực hiện chiến lược phát triển thanh 2.1. 42 niên trên địa bàn huyện Bình Sơn Số liệu công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và trọng dụng tài 2.2. 51 năng trẻ và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Song, do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên thanh niên cần được sự giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi trước và toàn xã hội bằng những chính sách cụ thể. Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước hiện nay, càng phải chú trọng nhiều hơn đến công tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Đảng, Nhà nước luôn tạo cơ hội, điều kiện cho thanh niên được học tập, không ngừng nâng cao trình độ, có tri thức và kỹ năng, vươn lên ngang tầm với thanh niên các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Tại Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) nêu rõ: Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên [4, tr. 2]. Tiếp đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp 1
  7. hóa, hiện đại hóa đã khẳng định: Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội [5, tr. 3]. Từ khi ban hành Luật Thanh niên năm 2005 đến nay, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự vào cuộc của các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương và sự phối hợp của các ngành đoàn thể, công tác quản lý nhà nước về thanh niên, công tác thanh niên đã có những chuyển biến tích cực góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng; các quyền và nghĩa vụ của thanh niên được bảo vệ và thực hiện đúng pháp luật; đời sống vật chất của thanh niên từng bước được nâng cao, phần lớn thanh niên đều có lối sống tích cực, gắn kết với cộng đồng; vai trò và trách nhiệm của thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội đã từng bước nâng cao. Tuy nhiên, trước những biến động phức tạp của tình hình chính trị thế giới, sự tác động nhiều mặt của cơ chế thị trường, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, một bộ phận thanh niên còn thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho yêu cầu phát triển, hội nhập; sống thiếu lý tưởng, quan niệm về cuộc sống và lối sống đôi lúc còn lệch lạc, ỷ lại, lười lao động, ý thức chấp hành pháp luật kém, dễ bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội, sinh hoạt thiếu văn hoá, vi phạm pháp luật. Đối với huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua được sự quan tâm tập trung chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp đã tăng cường hơn đến công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Qua triển khai, bước đầu đã có một số kết quả nhất định: thanh niên được tạo điều kiện 2
  8. và có cơ hội phát triển cả về thể chất, tinh thần và được cống hiến; công tác thanh niên được chú trọng và quan tâm nhiều hơn; đội ngũ làm công tác thanh niên ngày càng có chất lượng; các chính sách ban hành liên quan đến thanh niên càng mang tính cụ thể hóa và chuyên biệt Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều vấn đề còn phải suy nghĩ và quan tâm đó là: nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức về vị trí, vai trò của thanh niên trong giai đoạn hiện nay còn hạn chế nên việc chỉ đạo điều hành ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức hay nói cách khác còn khoán trắng cho tổ chức Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên các cấp; công tác phối hợp giữa các ngành liên quan đôi lúc, đôi nơi còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ và rõ ràng; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc hiện thực hóa Luật Thanh niên còn hạn chế. Từ những phân tích như trên, cần thiết phải có sự nghiên cứu cụ thể về thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Bình Sơn trong giai đoạn hiện nay. Do đó, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề công tác thanh niên và quản lý nhà nước về thanh niên luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Một số tác giả nhìn nhận thanh niên với tư cách là lực lượng xung kích đi đầu trong mọi hoạt động của cách mạng như: Lê Duẩn, Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1978; Tuổi trẻ anh hùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980 Các tác phẩm trên đã khái quát quá trình ra đời, trưởng thành và phát triển của các thế hệ thanh niên Việt Nam cũng như ghi nhận những đóng góp của thanh niên đối với tiến trình lịch sử của dân tộc. Đồng thời có nhiều công trình 3
  9. nghiên cứu liên quan đến công tác thanh niên, quản lý nhà nước về công tác thanh niên như: - Lê Duẩn, Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, 1978; - Tuổi trẻ anh hùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1980; - Nguyễn Vĩnh Oánh, Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, NXB Chính trị quốc gia, 1995. - Vũ Trọng Kim, Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong tình hình mới, NXB Chính trị quốc gia, 1999. - Chuyên đề: Chính sách thanh niên - thực trạng, đổi mới việc xây dựng và thực hiện, do TS. Chu Xuân Việt, Ủy ban quốc gia về thanh niên làm chủ nhiệm, 2001. - Trần Quy Nhơn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2004. - ThS. Đoàn Văn Thái, Quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2006. - TS. Vũ Đăng Minh, Một số kiến nghị về việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên đáp ứng yêu cầu giai đoạn cách mạng mới, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số tháng 3/2010. - TS. Nguyễn Văn Trung, Quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số tháng 3/2011. - Hồ Đức Việt, nguyên Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có bài viết về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thanh niên và công tác thanh niên trên Báo Tiền Phong năm 2011. - Vũ Thanh Liêm, Quản lý nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã 4
  10. hội, 2012. - Huỳnh Thị Ái Lê, Quản lý nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội, năm 2013. - Bài viết: Nhận thức về vị trí, vai trò của thanh niên và công tác thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, của ThS. Lê Thị Hà, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, trên Tạp chí điện tử Xây dựng Đảng, 2013. Các tư liệu, công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh về công tác thanh niên; nêu ra những chính sách, pháp luật cho thanh niên trong thời gian qua, trước và sau khi Luật Thanh niên năm 2005 được ban hành; phân tích những hạn chế, bất cập đối với đội ngũ cán bộ và cơ quan quản lý nhà nước về công tác thanh niên; so sánh chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên của Việt Nam với một số nước trên thế giới Tuy nhiên qua kết quả nghiên cứu và triển khai thực hiện trên thực tiễn thì cho đến nay hiệu lực, hiệu quả của việc quản lý nhà nước về công tác thanh niên vẫn chưa nhiều, thiếu chặt chẽ trong công tác phối hợp giữa chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể ở các cấp, nhất là trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Cho đến hiện tại chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này ở địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nên không có sự nghiên cứu trùng lắp với công trình đã được công bố. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, những thành tựu và hạn chế trên vấn đề này, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay. 5
  11. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, hệ thống hóa, làm rõ thêm các vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Hai là, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở huyện Bình Sơn và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Ba là, đề xuất phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc quản lý nhà nước về công tác thanh niên nói chung và ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc quản lý nhà nước về công tác thanh niên nói chung và ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2012 đến nay. - Phạm vi nghiên về nội dung: Việc quản lý nhà nước về công tác thanh niên. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được xây dựng trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Phương pháp luận trong nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin. 6
  12. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: Phương pháp xã hội học pháp luật; phương pháp lịch sử; phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh; phương pháp khảo sát thực tế. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm rõ thêm các cơ sở lý luận của việc quản lý nhà nước về công tác thanh niên. 6.1. Ý nghĩa Thực tiễn Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần hoàn thiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác này, cũng như nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về tầm quan trọng của việc quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và một số huyện có tình hình tương tự. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận, pháp lý của quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 7
  13. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN 1.1. Thanh niên và công tác thanh niên 1.1.1. Thanh niên 1.1.1.1. Khái niệm Liên hợp quốc định nghĩa thanh niên là nhóm người từ 15 đến 24 tuổi chủ yếu dựa trên cơ sở phân biệt các đặc điểm về tâm sinh lý và hoàn cảnh xã hội so với các nhóm lứa tuổi khác. Song, Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em lại xác định trẻ em đến dưới 18 tuổi. Ở Việt Nam, thanh niên là một khái niệm dùng để chỉ một nhóm nhân khẩu – xã hội với một độ tuổi xác định, với những tâm sinh lý đặc thù và có một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ góc độ pháp luật: thanh niên là công dân Việt Nam từ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi (Điều 1, Luật Thanh niên năm 2005). Từ góc độ xã hội học, thanh niên được xem là một nhóm xã hội của những người “mới lớn”, là một nhóm động, không ổn định, nó như một dòng chảy, thường xuyên đón nhận những thành viên mới và chia tay với những người đã trưởng thành, vượt quá phạm vi lứa tuổi của nhóm. (PGS.TS Phạm Hồng Tung, 2010). Từ góc độ tâm lý học, thanh niên là một độ tuổi, ở giữa lứa tuổi trẻ em và tuổi trưởng thành. Ở giai đoạn này, sự phát triển về thể chất đạt đến đỉnh cao, tuy nhiên, các yếu tố tâm lý mới được định hình và ổn định một cách tương đối. Thanh niên có sự khác biệt lớn về nhiều mặt (tuổi, nơi sinh sống, nghề nghiệp, v.v), do đó, các đặc điểm tâm lý của thanh niên rất phong phú, đa dạng, tuy nhiên, chúng có một tính chất chung, đó là tính trẻ. 8
  14. Từ góc độ nghề nghiệp, trong thanh niên có nhiều nhóm nhỏ khác nhau. Nhóm trẻ tuổi nhất đang chuẩn bị kết thúc những năm học phổ thông, mối quan tâm lớn nhất của họ là lựa chọn nghề, chọn trường để tiếp tục học cao hơn, hoặc bước vào nghề; một bộ phận khác đang ngồi trên ghế các trường cao đẳng, đại học, tiếp thu kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở trình độ cao để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, một bộ phận khác mới bước vào hoạt động nghề nghiệp, đang ứng phó với những khó khăn, thử thách ban đầu của hoạt động này; bên cạnh đó, một bộ phận thanh niên đã khẳng định được vị trí nghề nghiệp của mình, có những cống hiến nhất định cho xã hội. Từ những phân tích và cách nhìn nhận như trên có thể rút ra kết luận: Thanh niên là chỉ một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù, ở một độ tuổi nhất định, có mặt trong tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, các lĩnh vực của đời sống xã hội, có những đặc điểm chung về tâm lý, sinh lý, nhận thức xã hội, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc cả trong hiện tại lẫn tương lai. 1.1.1.2. Vị trí, vai trò của thanh niên trong lịch sử Có thể khẳng định thanh niên là lực lượng to lớn, hùng hậu và năng động nhất trong xã hội, là lực lượng không thể thiếu, có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Thanh niên luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Theo C. Mác: “Đảng của chúng ta là Đảng của tương lai, mà tương lai thuộc về thanh niên. Chúng ta còn là Đảng của những người đổi mới, vì sự nghiệp đổi mới mà thanh niên luôn ham thích. Chúng ta là Đảng của cuộc đấu tranh hy sinh, xả thân chống lại những gì mục nát, mà thanh niên bao giờ cũng đi đầu trong cuộc đấu tranh hy sinh, xả thân ấy” [10, tr. 120]. Thanh niên không thể đứng ngoài chính trị và chính Ănghen 9
  15. cũng khẳng định: “Họ là đạo quân xung kích của giai cấp vô sản quốc tế và đội hậu bị tin cậy của Đảng”[10, tr. 121]. Ở Việt Nam, ngay trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thanh niên Việt Nam cũng đã tự khẳng định vai trò quyết định đối với vận mệnh của dân tộc, được Chủ tịch Hồ Chí Minh thức tỉnh, giác ngộ, thanh niên Việt Nam đã tin tưởng, đi theo Đảng, cùng với nhân dân cả nước làm nên Cách mạng tháng Tám, giành độc lập dân tộc, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khởi đầu một thời kỳ lịch sử huy hoàng, đưa dân tộc đến ấm no, hạnh phúc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước thì cũng chỉ là một thanh niên trí thức nhưng với lòng yêu quê hương, đất nước đã sẵn sàng đối đầu với khó khăn, thách thức ở xứ người chỉ để đạt được mong muốn cho đất nước độc lập, dân tộc được tự do và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại khi mới thành lập được 15 năm. Lúc đó, hầu hết những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo của Đảng ở độ tuổi thanh niên. Ngay sau Lễ tuyên bố độc lập, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc và lời kêu gọi của Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, phát huy truyền thống cha ông, với tinh thần và ý chí: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước” và những phong trào cách mạng: “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong” thanh niên Việt Nam đã cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân làm nên chiến công vĩ đại: giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên CNXH; tiếp đó, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. 1.1.1.3. Vị trí, vai trò của thanh niên đối với sự phát triển của xã hội Tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh, đại bộ phận thanh niên ngày nay luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trung thành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Bên cạnh đó, thanh niên 10
  16. luôn có khát vọng, ý chí vươn lên, có tinh thần đoàn kết, chia sẻ, tương thân, tương ái, vì cộng đồng và lợi ích quốc gia nên đã luôn có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ, xung kích hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao. Những việc làm và hoạt động của thanh niên được thể hiện rõ nhất ở các phong trào hành động cách mạng, các chương trình hành động, tiêu biểu, như: “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” theo Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) với nhiều nội dung, hình thức phong phú, sáng tạo, hiệu quả, trở thành việc làm xuyên suốt trong công tác giáo dục của Đoàn; tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đoàn viên, thanh niên. Thanh niên hiện nay, trong đó, không ít bạn trẻ có trình độ học vấn cao luôn sẵn sàng gia nhập quân đội, thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Đây là điều rất đáng phấn khởi và là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Phong trào “Khi Tổ quốc cần”, “Vì tổ quốc Việt Nam thân yêu, vì cuộc sống bình yên”,“Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và Bảo vệ tổ quốc”, “Sáng tạo trẻ”, “Thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới”, đã cổ vũ đoàn viên, thanh niên phát huy sáng kiến, tích cực nghiên cứu khoa học, tăng năng suất lao động với nhiều mô hình, cách làm mới, hiệu quả. 1.1.2. Công tác thanh niên Hiện nay, các cơ quan Liên hợp quốc khi nói về “Công tác thanh niên” thường nhấn mạnh về vấn đề tạo cơ hội cho thanh niên phát triển bình đẳng trong các lĩnh vực, giáo dục, lao động việc làm, chăm sóc y tế sức khoẻ và tạo cơ hội cho thanh niên tham gia vào đời sống xã hội. Theo điều 4, chương 1 Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên 2005 11
  17. thì: Công tác thanh niên là những hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội nhằm giáo dục, bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phấn đấu và trưởng thành, đồng thời phát huy vai trò xung kích, sức sáng tạo và tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc [11, tr. 2]. Như vậy, hiểu theo một cách chung nhất như đã nói ở trên thì công tác thanh niên được hiểu là phát huy, sử dụng thanh niên để hướng thanh niên theo các yêu cầu của xã hội; là quan tâm giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, tạo điều kiện cho sự phát triển của thanh niên, đáp ứng những nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên. Đây là một loại hoạt động xã hội hàm chứa sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể xã hội và thanh niên, nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của thanh niên và yêu cầu phát triển của toàn xã hội nói chung. Công tác thanh niên là bộ phận quan trọng trong công tác quần chúng của Đảng, bao gồm toàn bộ những hoạt động của Đảng, Nhà nước và các chủ thể xã hội khác. Trong đó, có Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam nhằm tác động một cách đồng bộ để giáo dục, bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phấn đấu và trưởng thành; đồng thời phát huy vai trò xung kích, sức sáng tạo và tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong mọi thời kỳ cách mạng, nhất là trước các bước ngoặt, trước những tình huống quyết liệt, khó khăn của sự mất còn của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tin tưởng vững chắc rằng, thanh niên ta luôn sẵn sàng cảm tử cho tổ quốc quyết sinh và với một thế hệ thanh niên kiên cường như thế, tiền đồ dân tộc ta nhất định rất vẻ vang. Niềm tin yêu của Bác và của Đảng đối với thế hệ trẻ thể hiện trong nhiều chính sách đào tạo, bồi dưỡng và phát huy sức mạnh vật chất và tinh thần của thanh niên, làm cho thanh niên gắn bó với Đảng và chế độ. Đây là nhân tố hết sức quan trọng để Đảng nắm thanh niên. Nơi nào, lúc nào nảy sinh ra hiện tượng thiếu lòng tin, thiếu trách nhiệm đối với thanh 12
  18. niên thì nơi ấy, lúc ấy sẽ gặp khó khăn trong vận động thanh niên. Thực tiễn cho ta thấy, quan điểm biện chứng trong việc nhìn nhận, đánh giá thanh niên của Bác Hồ làm cho thanh niên tự tin hơn, đồng thời lại thấy rõ yêu cầu phải phấn đấu, rèn luyện để trưởng thành. Đảng Cộng sản Việt Nam đã kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc đánh giá thanh niên, tổ chức phong trào thanh niên và xây dựng Đoàn TNCS ở Việt Nam, trải qua nhiều kỳ Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã khẳng định vị trí vai trò quan trọng của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo về tổ quốc và gần đây nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ những quan điểm, tư tưởng của Bác Hồ, của Đảng có thể nói rằng nhìn nhận, đánh giá đúng vị trí vai trò của thanh niên cũng như các vấn đề của thanh niên trong tiến trình phát triển lịch sử là để hiểu sâu hơn về thanh niên, về công tác thanh niên. Đây chính là tiền đề, là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để định ra chiến lược, vạch ra đường lối, nội dung giải pháp giáo dục, bồi dưỡng, quản lý thanh niên thành lực lượng chính trị hùng hậu kế tục sự nghiệp của Đảng và dân tộc ta đề ra. 1.2. Quản lý nhà nước về công tác thanh niên 1.2.1. Quan niệm, đặc điểm, ý nghĩa của quản lý nhà nước về công tác thanh niên 1.2.1.1. Quan niệm, đặc điểm Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, là công cụ của Nhà nước trong quản lý xã hội; là một dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và các hành vi hoạt động của công dân 13
  19. để đảm bảo trật tự xã hội và sự phát triển của xã hội theo đúng ý đồ của nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao nhằm phục vụ các nhu cầu hợp pháp của nhân dân. Để thực hiện được tất cả các hoạt động trên thì quyền lực nhà nước phải được nhìn nhận ở cả góc độ lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thanh niên là một đối tượng chịu sự quản lý của Nhà nước, do đó, quản lý nhà nước về công tác thanh niên cũng phải được xem xét trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trước khi làm rõ nội hàm của khái niệm này cần lưu ý những điểm sau: Thứ nhất, Điều 12, Hiến pháp 1992 ghi rõ “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật”; Điều 8, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Do đó, quản lý nhà nước về công tác thanh niên trước hết là hoạt động lập pháp, lập quy của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đề ra những chế định về công tác thanh niên. Thứ hai, do các cơ quan nhà nước, tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình, đều có nhiệm vụ công tác thanh niên theo góc độ và mức độ khác nhau, nên quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác thanh niên là hoạt động quản lý nhà nước trong phạm vi những công việc hành chính của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước có liên quan đến thanh niên. Thứ ba, do công tác thanh niên được các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên, các đoàn thể, các tổ chức xã hội tiến hành, nên quản lý nhà nước về công tác thanh niên là hoạt động điều hành của Nhà nước về thống nhất phối hợp với tất cả các cơ quan, bộ máy hoặc đoàn thể có liên quan đến công tác thanh niên trong thể chế Nhà nước. Thứ tư, theo cơ chế tổng hợp vận hành của đất nước ta: Đảng lãnh đạo, 14
  20. nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý; và theo quan điểm của Đảng: Công tác thanh niên là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, thì sự thống nhất cao mà quản lý Nhà nước phải xác lập như đã nói ở điểm trên là sự thống nhất theo mục tiêu của Đảng về giáo dục, bồi dưỡng và phát huy lực lượng thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Về phương pháp quản lý, Nhà nước thực hiện việc quản lý về công tác thanh niên bằng phương pháp mệnh lệnh mang tính quyền lực bắt buộc đối với chủ thể quản lý; bằng phương pháp vận động, thuyết phục, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ cho thanh niên hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình và tự giác tuân thủ các quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo trật tự xã hội và sự phát triển của xã hội theo đúng ý đồ của Nhà nước. Từ quan niệm trên, quản lý nhà nước về công tác thanh niên có những đặc điểm cơ bản: Một là, hệ thống quản lý nhà nước về thanh niên là cơ quan công quyền của nhà nước, được hình thành và tổ chức thống nhất, có tính thứ bậc và hệ thống chặt chẽ. Hiện tại tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thanh niên có 3 cấp: Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Hai là, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về thanh niên có tính chuyên môn hóa, nghề nghiệp cao. Do vậy đội ngũ này phải đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn và nguyên tắc trong thi hành công vụ theo quy định của Luật Cán bộ, công chức. Ba là, quản lý nhà nước về công tác thanh niên mang tính toàn diện đối với mọi đối tượng thanh niên (công dân từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi) khác với chức năng tư vấn của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam (cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh niên – Điều 6 Luật Thanh niên 2005); quản lý đoàn viên, hội viên của tổ chức Đoàn thanh niên và Hội 15
  21. Liên hiệp thanh niên Việt Nam Bốn là, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên có sự khác biệt cơ bản với tính chất hoạt động của các cơ quan, tổ chức tư vấn phối hợp liên ngành trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với công tác thanh niên trong sự phối hợp và huy động sự tham gia cộng đồng trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi nguồn lực xã hội trong công tác thanh niên. Kết hợp hài hòa giữa phương pháp mệnh lệnh hành chính với phương pháp vận động, thuyết phục là những đặc điểm đặc thù của công tác thanh niên ở nước ta. Những đặc thù của quản lý nhà nước về công tác thanh niên Thứ nhất, quản lý nhà nước về công tác thanh niên là một dạng quản lý xã hội đặc thù, mang tính quyền lực nhà nước đối với một đối tượng đặc biệt là thanh niên; là quá trình tác động của hệ thống các cơ quan nhà nước đối với công tác thanh niên bằng chính sách, luật pháp, cơ chế vận hành và tổ chức bộ máy, bằng kiểm tra, giám sát; đồng thời cũng thông qua các chính sách, luật pháp và tổ chức bộ máy. Thứ hai, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với công tác thanh niên trong sự phối hợp và huy động sự tham gia cộng đồng trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi nguồn lực xã hội trong công tác thanh niên. Thứ ba, sự tham gia của các chủ thể xã hội trong quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên; sự phong phú trong nội dung và phương pháp quản lý đối với công tác thanh niên của Nhà nước. Thứ tư, sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp mệnh lệnh hành chính với phương pháp vận động, thuyết phục là những đặc điểm đặc thù của công tác thanh niên ở nước ta. 1.2.1.2. Ý nghĩa của quản lý nhà nước về công tác thanh niên Trong giai đoạn hiện nay, quản lý nhà nước đối với thanh niên có ý 16