Luận văn Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 109 trang vuhoa 25/08/2022 3941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_an_toan_thuc_pham_trong_linh_vu.pdf

Nội dung text: Luận văn Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Nguyễn Tiến Dũng QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2018
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Nguyễn Tiến Dũng QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8.38.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ MINH KHÔI HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng bản thân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tiễn, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Minh Khôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc. Mọi số liệu được sử dụng đã được trích dẫn đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Tiến Dũng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC Y TẾ 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế của Ủy ban nhân dân tỉnh 6 1.2. Phương pháp quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm 12 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế 14 1.4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành trực thuộc trung ương 23 1.5. Yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 25 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 29 2.1. Tình hình về an toàn thực phẩm tại Thành phồ Hồ Chí Minh 29 2.2. Thực trạng quy định pháp luật về an toàn thực phẩm 31 2.3. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh 31 2.4. Đánh giá những hạn chế và nguyên nhân 48 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 55 3.1. Dự báo tình hình và định hướng quản lý An toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh 55 3.2. Phương hướng, mục tiêu quản lý An toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tếtại Thành phố Hồ Chí Minh 58 3.3. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh 59 KẾT LUẬN 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATTP : An toàn thực phẩm NĐTP : Ngộ độc thực phẩm UBND : Ủy ban nhân dân VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thống kê NĐTP tại Thành phố Hồ Chí Minh 34 Bảng 2.2: Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về VSATTP 36 Bảng 2.3: Bảng cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP 38
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài An toàn thực phẩm (ATTP) là một vấn đề hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay, được tiếp cận thực phẩm sạch, an toàn đang là một quyền cơ bản của đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của mỗi con người mà còn là gánh nặng chi phí về chăm sóc sức khỏe, gián tiếp ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Bảo đảm ATTP góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế. Những năm gần đây, công tác bảo đảm chất lượng ATTP, phòng chống NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm ngày càng được các tầng lớp trong xã hội quan tâm. Sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý, các ngành chức năng và ý thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng đã khiến cho công tác này đạt được những tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên thực tế hiện nay, mặc dù vấn đề ATTP liên tục được cập nhật trong các tin tức thời sự trong ngày, nhưng tình trạng thực phẩm “bẩn” vẫn không ngừng gia tăng trong cả nước. Điều đó dẫn đến Việt Nam đang trở thành quốc gia thuộc vùng nóng về vấn đề ATTP khi các vấn đề về thực phẩm ngày càng đe dọa đến tính mạng và sức khỏe con người. Kết quả giám sát ATTP từ năm 2011 đến tháng 10/2016 cho thấy, NĐTP vẫn đang diễn ra khá phức tạp, là một thách thức lớn trong công tác ATTP. Trong cả nước đã ghi nhận 1.007 vụ NĐTP với 30.395 người mắc với 25.617 người nhập viện và164 người chết. Trung bình có 167.8 vụ/năm với 5.065,8 người mắc/năm và 27,3 người chết do NĐTP/năm; Theo Báo cáo của Bộ Y tế, trong giai đoạn 2011 – 2016, đã ghi nhận 07 bệnh truyền qua thực phẩm làm mắc 4.012.038 ca bệnh với 123 người chết, trung bình 668.673 ca bệnh/năm và 21 người chết/năm, trong đó chủ yếu làtiêu chảy cấp tính. Ước lượng tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp do thực phẩm trong 01 năm là 25,87% dân số. Tình hình mắc các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa vẫn đang được ghi nhận và diễn biến phức tạp. 1
  8. Bên cạnh đó, thực phẩm không an toàn cũng là một phần nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Theo điều tra dịch tễ học của Hiệp hội ung thư thế giới thìcó khoảng 35% ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc thực phẩm không an toàn. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế của cả nước, với hơn 60.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc ngành y tế quản lý. Bên cạnh đó, còn là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế vì vậy vấn đề ATTP tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan quản lý về thực phẩm. Trong thời gian qua, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn xảy ra một số vụ NĐTP ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Trong 05 năm gần đây, Thành phố đã ghi nhận trung bình là 34 vụ/năm và 2.857 người mắc/năm, tỷ lệ người NĐTP cấp tính trong các vụ là 4,76/100.000 dân. Bên cạnh những mặt làm được trong công tác quản lý nhà nước về ATTP tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan QLNN về ATTP; những yếu kém trong công tác quản lý, thực thi, thi hành và các tồn tại trong công tác tuyên truyền, giáo dục về ATTP. Vì vậy, quản lý nhà nước về ATTP được xem là vấn đề nổi cộm cần giải quyết hiện nay. Với những lỹ do nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua, ATTP là một trong những vấn đề đang được xã hội quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của thực phẩm trong cuộc sống con người nên ngày nay đã có một số công trình, nghiên cứu khoa học đã đề cập các khía cạnh khác nhau về ATTP và thực trạngQLNN về ATTP hiện nay cụ thể: Tác giả Vũ Sỹ Thành nghiên cứu về “Quản lý nhà nước về ATTP từ thực tiễn Thành phố Hà Nội”. Nghiên cứu đã nêu lên được thực trạng về tình hình quản lý ATTP trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Việc nghiên cứu tại một Thành phố lớn, tập trung nhiều các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nên tác giả cũng đã có những 2
  9. giải pháp, kiến nghị mang tính xây dựng và có ý nghĩa trong thực tiễn QLNN về ATTP tại Thành phố HàNội và các tỉnh thành trên cả nước. Tác giả Trần Thị Khúc nghiên cứu về “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh”. Qua nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (giai đoạn năm 2011-2013) và những hạn chế trong quản lý VSATTP như chồng chéo quản lý; nguồn lực con người, cơ sở vật chất có hạn; thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan. Tác giả Ngô Thị Xuân nghiên cứu về “Quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn Huyện Thái Thụy, Tỉnh Thái Bình”. Bài nghiên cứu đã phân tích thực trạng QLNN về VSATTP (tập trung năm 2012 đến 2014), đã làm rõ nội dung QLNN về VSATTP; chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về VSATTP trên địa bàn Huyện. Tác giả Chu Thế Vinh nghiên cứu về “Thực trạng An toàn vệ sinh thực phẩm ở các cơ sở ăn uống và công tác quản lý tại Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng năm 2012 - 2013”, tác giả đã có nhìn nhận sâu sắc về thực trạng VSATTP tại Thành phố Đà Lạt. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng điều kiện VSATTP tại cơ ởs kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, giới hạn nghiên cứu chỉ được tiến hành tại 369 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Thành phố Đà Lạt. Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Loan nghiên cứu về “Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm từ thực tiễn Tỉnh Đồng Tháp” tác giả đã nêu lên thực trạng quản lý về ATTP ở Tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nước nói chung. Trong đó nổi bật là thực trạng quản lý ATTP còn chồng chéo giữa các ngành và sự phối hợp với nhau chưa đồng bộ. Có thể thấy ấnv đề về ATTP đã được quan tâm rất nhiều thông qua những nghiên cứu ở các địa phương trên cả nước nhằm mục đích cải thiện công tác QLNN về ATTP, bảo đảm người dân được tiếp cận thực phẩm an toàn tốt cho sức khỏe. Với vị thế là trung tâm kinh tế xã hội của cả nước thì việc nghiên cứu về QLNN về ATTP trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là một công trình nghiên cứu gắn với thực trạng Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian hiện nay. aQu đó, hy 3
  10. vọng có thể bổ sung, hoàn thiện hơn những kết luận nghiên cứu trước đây nhằm góp phần hoàn thiện việcQLNN về ATTP ở các địa phương trong cả nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý ATTP nói chung, phân tích và đánh giá thực trạng công tác QLNN về ATTP trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh qua đó, chỉ ra những mặt đạt được, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về ATTP trong lĩnh vực y tế. Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về ATTP trong lĩnh vực y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về ATTP trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về ATTP nói chung và ATTP trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu QLNN về ATTP theo quy định của Luật An toàn thực phẩm năm 2010 giao trách nhiệm quản lý cho ba ngành phụ trách là Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công thương. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của mình, Luận văn tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản và hoạt động QLNN về ATTP được phân công cho ngành Y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn nghiên cứu về hoạt động QLNN về ATTP trong lĩnh vực do ngành y tế phụ trách trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
  11. Qua nghiên cứu làm rõ thực trạng QLNN về ATTP trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này. Luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các số liệu về hoạt động QLNN về ATTP đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời điểm từ năm 2012 đến năm 2016. - Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh cũng được sử dụng nhằm nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyên ngành và các báo cáo về thực trạng QLNN về ATTP; dựa trên các số liệu thống kê, tổng hợp về hoạt động QLNN về ATTP để so sánh và rút ra những mặt đạt được và chưa được nhằm đề ra các giải pháp hoàn thiện. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: góp phần tổng hợp và làm rõ một số lý luận cơ bản về ATTP, QLNN về ATTP. Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá được thực trạng QLNN về ATTP trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trên cơ sở đó chỉ ra những bất cập của công tác QLNN về ATTP nói chung và quản lý ATTP trong lĩnh vực y tế nói riêng. Đề xuất các phương hướng, giải pháp QLNN về ATTP nhằm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ngày nay. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cầu thành 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh. 5
  12. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC Y TẾ 1.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế của Ủy ban nhân dân tỉnh 1.1.1 Khái niệm an toàn thực phẩm Theo tiêu chuẩn Codex stan 1-1985, tại điều 2 về giải thích thuật ngữ “Thực phẩm là những chất, được chế biến hay chế biến một phần hoặc ở dạng nguyên liệu thô chủ định dùng để ăn uống cho con người, bao gồm đồ uống, kẹo cao su, những chất sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến hoặc bổ sung vào thực phẩm, không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất được sử dụng như thuốc”. Để thực hiện quyền, nghĩa vụ của Việt Nam trong việc ký kết, gia nhập những điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, nước ta đã cụ thể hóa tiêu chuẩn Codex stan 1-1985 trong đó thực phẩm được giải thích là “tất cả các chất đã chế biến, sơ chế hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm và tất cả các chất được xử dụng để xử lý, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, không bao gồm mỹ phẩm hoặc thuốc lá hoặc các chất chỉ được dùng làm dược phẩm” [2, tr. 06]. Luật An toàn thực phẩm năm 2010 giải thích “Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm là không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm”. Với cách giải thích này tuy đã được rút gọn hơn so với khái niệm của Codex stan 1- 1985 nhưng cơ bản vẫn liệt kê đầy đủ được các thành phần cấu thành thực phẩm theo giải thích thuật ngữ của quốc tế. Trên thế giới hiện nay, khi đề cập về vấn đề ATTP có rất nhiều cách giải thích khác nhau. Theo trường Đại học University of Rhode Island Cooperative Extension giải thích “vệ sinh an toàn thực phẩm là bảo vệ nguồn cung thực phẩm khỏi các rủi ro do các loại vi khuẩn, các hóa chất và tình trạng vật lý gây ra hoặc sự nhiễm bệnh có thể xảy ra trong suốt các công đoạn của quá trình sảnxuấtthực phẩm và tiến hành trồng trọt, thu hoạch, chế biến, vận chuyển, chuẩn bị, phân phối 6
  13. và bảo quản thực phẩm. Mục đích của việc giám sát VSATTP là để giữ cho thực phẩm được an toàn, không bị nhiễm độc”. Theo cách giải thích trên đã liệt kê được các nhóm rủi ro có thể xảy ra đối với thực phẩm trong suốt quá trình từ khâu trồng trọt tới khi cho ra một sản phẩm thực phẩm để sử dụng. Tuy nhiên việc bảo đảm sức khỏe cho con người trong quá trình sử dụng thực phẩm chưa được nhắc đến. Theo Liên minh Châu Âu, ATTP là những biện pháp và điều kiện cần thiết để kiểm soát các mối nguy và để đảm bảo sự phù hợp của thực phẩm có ý định dùng làm thực phẩm cho con người. Với khái niệm này cho thấy một khi thực phẩm bị coi là không an toàn nếu nó gây tổn hại đến người tiêu dùng hoặc không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của con người dựa trên các phân tích nguy cơ ATTP. Trên thực tế, Liên minh Châu Âu có một hệ thống pháp luật rất chặt chẽ về ATTP, họ tập trung mạnh vào việc phân tích các mối nguy có thể ảnh hưởng đến ATTP, trên cơ sở đó đưa ra các chính sách, cảnh báo phù hợp. Tại Việt Nam, “vệ sinh an toàn thực phẩm” cũng được sử dụng trong Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 qua đó, “vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảo bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng con người”. Đến năm 2010, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật An toàn thực phẩm năm 2010, đã sữa đổi “Vệ sinh an toàn thực phẩm” thành “An toàn thực phẩm” và được giải thích “ATTP là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”. Với cách giải thích này tuy nó ngắn gọn hơn so với Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 nhưng đã bao hàm được các khái niệm về VSATTP. Tóm lại, với hai cách gọi khác nhau, “An toàn thực phẩm” hay “Vệ sinh an toàn thực phẩm” đều được hiểu là một quá trình bao gồm việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh (làm sạch) an toàn (không nguy hại) thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Phân biệt giữa ATTP và chất lượng thực phẩm cho thấy: ATTP là một phần của chất lượng thực phẩm hay chất lượng thực phẩm là khái niệm rộng hơn, nó bao 7
  14. gồm cả ATTP. Bên cạnh ATTP, chất lượng thực phẩm còn bao hàm các tiêu chí khác như giá trị dinh dưỡng, mùi vị, kích thước của sản phẩm thực phẩm [30, tr.15]. Hiện nay, trên các thông tin truyền thông chúng ta thường hay được tiếp cận hai khái niệm “thực phẩm bẩn” và “thực phẩm không an toàn” để nói lên tình trạng không bảo đảm an toàn của thực phẩm. Tuy nhiên, theo phương diện khoa học nghĩa hai cụm từ này là khác nhau. Thực phẩm bẩn chủ yếu được sử dụng để nói đến quá trình sản xuất, chế biến và phân phối không bảo đảm vệ sinh vì vậy, để giải quyết thực phẩm bẩn chỉ cần khắc phục được yếu tố điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất thực phẩm trước khi đưa vào tiêu thụ. Thực phẩm không an toàn là một khái niệm rộng hơn, ngoài yếu tố trên còn việc xuất hiện các chất, vi sinh vật gây hại trong thực phẩm với một hàm lượng đủ để gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Không thể giải quyết thực phẩm không an toàn bằng việc nâng cao vệ sinh như thực phẩm bẩn, vì các yếu tố không an toàn nằm ngay bên trong của nguyên vật liệu được sử dụng đầu vào của quá trình sản xuất. Qua các khái niệm trên có thể khái quát nội dung của ATTP không chỉ nêu lên các điều kiện vệ sinh của thực phẩm, các dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm mà còn là các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không xảy ra các vấn đề do vi khuẩn, hóa chất, tình trạng vật lý hay các nguy cơ nhiễm bệnh gây ra trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm nhằm bảo đảm sức khỏe, tính mạng con người. 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm Quản lý là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra của các chủ thể quản lý(cá nhân hay tổ chức) đối với hoạt động xã hội, để chúng phát triển phù hợp với quy luật và đạt tới mục đích đã đề ra của tổ chức,đúng ý chí của nhà quản lý, với chi phí thấp nhất [10, tr.140]. Quản lý ATTP từ góc độ xã hội chính là việc phân loại thực phẩm giữa an toàn và không an toàn bằng công cụ pháp lý. Mục đích của việc phân loại là giúp loại bỏ thực phẩm nguy hiểm khỏi thị trường trước khi chúng được tiêu thụ. Việc 8
  15. phân loại này do Nhà nước đảm nhiệm và được cơ quan chuyên trách tiến hành [27, tr. 6]. QLNN là sự tác động của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nước, bằng nhiều biện pháp đến các đối tượng quản lý nhằm thực hiện những chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở pháp luật [10, tr.153]. Thông qua những khái niệm đã nêu làm rõ nội dung QLNN về ATTP đó là việc các cơ quan QLNN tác động bằng nhiều biện pháp lên các đối tượng quản lý nhằm mục đính bảo đảm xã hội được tiếp cận, sử dụng thực phẩm an toàn, chất lượng. Nhà nước sử dụng quyền lực được nhân dân giao cho để trực tiếp điều hành, tác động lên các chủ thể quản lý mà ở đây cụ thể là các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng thông qua các công vụ chính sách, pháp luật, kế hoạch và các quy định khác của pháp luật về ATTP. Quyền lực nhà nước được bảo đảm bằng khả năng áp dụng, cưỡng chế thông qua chủ yếu ở các văn bản cụ thể cá biệt. Bên cạnh đó, trong hoạt động quản lý của mình, nhà nước còn là chủ thể chấp hành, thực hiện trên thực tế các luật và các văn bản dưới luật đã được ban hành. Có thể thấy, trong công tác quản lý xã hội của nhà nước, mỗi ngành mỗi lĩnh vực đều có mục tiêu nhất định nhằm cụ thể hóa mục tiêu tổng quát của công tác quản lý xã hội. So sánh QLNN về ATTP với QLNN về văn hoá hay giáo dục, đào tạo thì có thể thấy QLNN về ATTP là một bộ phận của QLNN về y tế với mục tiêu là bảo đảm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong khi đó QLNN về giáo dục và đào tạo là hoạt động nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn thiện nhân cách cho con người (giáo dục con người) còn đối với QLNN về văn hóa là hoạt động góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển của văn hóa quốc gia, xây dựng và gìn giữ bản chất của văn hóa dân tộc. Trong QLNN có thể thấy mỗi lĩnh vực, mỗi ngành đều có sự tác động nhất định đến các đối tượng quản lý của mình thì QLNN về ATTP tác động lên các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng, hướng các đối tượng này đi đến mục tiêu chung là bảo đảm chất lượng thực phẩm, bảo đảm sức khoẻ nhân dân. 9
  16. Xét về đối tượng quản lý, do QLNN về ATTP là một bộ phận của QLNN về y tế nên chủ yếu tập trung vào các đối tượng có liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người dân. Trong nền kinh tế - xã hội ngày nay, công tác QLNN về ATTP là một bộ phận cần thiết không những góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội mà còn tác động đến các lĩnh vực khác như: việc con người được bảo đảm về sức khỏe làm nâng cao năng suất lao động từ đó có đóng góp nhất định đến kết quả hoạt động của các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục , ngoài ra trong công tác QLNN về ATTP còn định hướng các nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm phát triển bền vững trên cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chất lượng, an toàn qua đó góp phần vào phát triển kinh tế của xã hội. Từ khái niệm trên cho thấy công tác QLNN về ATTP bao gồm: công tác hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược, kế hoạch có liên quan đến vấn đề ATTP; công tác tổ chức thực hiện, triển khai luật về ATTP và các văn bản có liên quan; công tác giáo dục, tuyên truyền về ATTP và công tác thanh tra, kiểm tra. Những nội dung nêu trên đã được luật hóa từ chương III đến chương IX Luật An toàn thực phẩm năm 2010. Công tác QLNN về ATTP hiện nay ở nước ta là quản lý theo ngành do nhiều cơ quan thực hiện. Việc bảo đảm ATTP là trách nhiệm của toàn xã hội nhưng trên hết vẫn là trách nhiệm quản lý của các cơ quan nhà nước đã được quy định tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010, cụ thể quy định tại Điều 61, Chính phủ thống nhất QLNN về ATTP, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về ATTP, riêng trách nhiệm của các Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định tại Điều 63 và Điều 64 và trách nhiệm của Ủy Ban nhân dân các cấp được quy định tại Điều 65. Trong QLNN về ATTP thể hiện những đặc điểm: quản lý ATTP phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan QLNN có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng; phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích các mối nguy đối với ATTP; phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp 10
  17. liên ngành; phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tính trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh. 1.1.3 Sự cần thiết quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm Có thể nói, sức khỏe là vốn quý nhất của xã hội, vì vậy, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân là hoạt động được nhà nước ưu tiên hàng đầu. Hiến pháp năm 2013 quy định “mọi người được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe”. Để thực hiện quyền này, công tác QLNN về ATTP là rất cần thiết nhằm bảo đảm người dân được sử dụng các thực phẩm an toàn, được chăm sóc sức khỏe từ chính những bữa ăn an toàn, chất lượng. Trong một xã hội không có thương mại, con người tự sản xuất và tựtiêu dùng sản phẩm mình làm ra thì sẽ không cần đến những quy định về ATTP. Tuy nhiên, một khi thực phẩm được sản xuất và trở thành hàng hóa đưa ra thị trường nhằm mục đích trao đổi, mua bán thì đòi hỏi về ATTP là cần thiết. Trong nền kinh tế thị trường, để tăng lợi nhuận các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ sử dụng các loại phụ gia, hóa chất nhằm tăng năng suất, giúp sản phẩm của họ được bảo quản lâu hơn, đẹp mắt hơn, thu hút người tiêu dùng. Một khi sản phẩm thực phẩm có chứa các chất phụ gia, hóa chất không được phép sử dụng hoặc sử dụng vượt quá giới hạn cho phép thì người tiêu dùng là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng xấu đến các hoạt động về thương mại, nền an ninh chính trị và sự trường tồn của giống nòi. Vì vậy cần có QLNN nhằm định hướng các cơ sở sản xuất, kinh doanh có môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh thực phẩm trong một nền kinh tế thị trường hiện nay dựa trên hệ thống pháp luật về ATTP. Đây là lý do cho thấy sự cần thiết phải có QLNN về ATTP Nhằm quản lý xã hội trong nền kinh tế thị trường, nhà nước cần làm tròn nghĩa vụ của mình. Trong lĩnh vực ATTP phải đảm bảo một hệ thống pháp luật chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn, kịp thời điều chỉnh các quy định lạc hậu, gỡ bỏ những rào cản, khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động. Nhận thấy sự cần thiết trên, nhà nước đã ban hành Luật An toàn thực phẩm nhằm tạo một hành lang pháp lý “quy 11
  18. định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm ATTP; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với ATTP; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP; thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP; trách nhiệm QLNN về ATTP”. Qua hoạt động QLNN về ATTP các cơ quan quản lý định hướng phát triển, nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng thực phẩm nhằm đáp ứng được các mục tiêu quốc gia về kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định, phù hợp với các điều ước, công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia thành viên hoặc ký kết. Bên cạnh đó, hoạt động QLNN về ATTP góp phần hỗ trợ cho người dân được tiếp cận thực phẩm an toàn, được chăm sóc và bảo vệ sức sức khỏetừ đó người dân cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm thực phẩm trên thị trường, gián tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 1.2. Phương pháp quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm Phương pháp QLNN về ATTP là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích của nhà nước lên các đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu bảo đảm sức khỏe nhân dân. Trong quá trình quản lý, nhà nước thường sử dụng 03 phương pháp chủ yếu: phương pháp hành chính - mệnh lệnh, phương pháp kinh tế và phương pháp giáo dục. Thứ nhất, Phương pháp hành chính – mệnh lệnh là phương pháp quản lý thông qua các mệnh lệnh hành chính dứt khoác, bắt buộc đối với đối tượng quản lý. Nhà nước tác động trực tiếp đến các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng thông qua các mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định hành chính. Phương pháp này mang tính bắt buộc và tính quyền lực. Tính bắt buộc đòi hỏi các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính trong quá trình hoạt động của mình, nếu vi phạm sẽ bị xử lý, chế tài theo quy định của pháp luật. Tính quyền lực đòi hỏi cơ quan nhà nước chỉ được phép đưa ra tác động hành chính đúng thẩm quyền của mình đã được pháp luật quy định. Trong QLNN nói chung, QLNN về ATTP nói riêng phương pháp hành chính – mệnh lệnh có vai trò to lớn, xác lập được kỷ cương trật tự trong xã hội. Tuy nhiên, 12
  19. để có hiệu quả khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc về quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan QLNN khi ra quyết định. Thứ hai, Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý thông qua sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng. Thông qua phương pháp này Nhà nước đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, điều kiện khuyến khích về kinh tế, phương tiện vật chất như giảm thuế, miễn thuế thu nhập, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ về kỹ thuật nhằm thúc đẩy, khuyến khích các đối tượng quản lý phát triển theo hướng có lợi cho xã hội. Phương pháp kinh tế được sử dụng khi cần điều chỉnh các hành vi không có nguy cơ gây hậu quả xấu cho cộng đồng hoặc chưa đủ điều kiện để áp dụng phương pháp hành chính cưỡng chế. Trong công tác quản lý, phương pháp kinh tế là phương pháp mềm dẻo nhất, dễ thu hút các đối tượng quản lý, do vậy ngày nay nó ngày càng mang tính phổ biến và thường được sử dụng trong công tác quản lý. Thông qua phương pháp này, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân giúp cho nhà nước giảm bớt được nhiều công việc hành chính như kiểm tra, giám sát có tính chất sự vụ hành chính. Vì vậy, sử dụng phương pháp này vừa tiết kiệm được chi phí quản lý, vừa giảm được tính cứng nhắc của công tác hành chính, vừa tăng tính sáng tạo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thứ ba, Phương pháp giáo dục là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực. Tuyên truyền, giáo dục là phương pháp không thể thiếu trong công tác QLNN bởi vì mọi đối tượng quản lý suy cho cùng cũng chỉ là quản lý con người mà con người là tổng hòa của nhiều mối quan hệ xã hội và ở họ có những đặc trưng tâm lý rất đa dạng đòi hỏi phải có nhiều phương pháp tác động khác nhau trong việc tuyên truyền, giáo dục. Theo xu hướng chung hiện nay thì phương pháp này phải được làm thường xuyên, liên tục, nghiêm túc và phải được kết hợp với hai phương pháp trên để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý sở dĩ như vậy là do việc sử dụng phương pháp hành chính – mệnh lệnh hay kinh tế để điều chỉnh hành vi của các đối tượng quản lý 13