Luận văn Quản lí bền vững tài nguyên đất ngập nước dựa vào cộng đồng khu vực hồ Ba Bể
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quản lí bền vững tài nguyên đất ngập nước dựa vào cộng đồng khu vực hồ Ba Bể", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_quan_li_ben_vung_tai_nguyen_dat_ngap_nuoc_dua_vao_c.pdf
Nội dung text: Luận văn Quản lí bền vững tài nguyên đất ngập nước dựa vào cộng đồng khu vực hồ Ba Bể
- 51 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ngân Ngọc Vỹ QUẢN LÍ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG KHU VỰC HỒ BA BỂ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI - NĂM 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ngân Ngọc Vỹ QUẢN LÍ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG KHU VỰC HỒ BA BỂ Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Lê Diên Dực 2. TS. Tạ Đình Thi HÀ NỘI - NĂM 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các kết quả nghiên cứu tham khảo của các tác giả khác đã được trích dẫn đầy đủ trong luận án. Tác giả luận án Ngân Ngọc Vỹ i
- LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng tri ân và kính trọng đến PGS.TS. Lê Diên Dực, TS. Tạ Đình Thi, hai người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn Nghiên cứu sinh hoàn thành Luận án tiến sĩ. Luận án không thể hoàn thành nếu như nghiên cứu sinh không nhận được sự cho phép, tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo và đồng nghiệp Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Biến đổi khí hậu, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nơi nghiên cứu sinh đã và đang công tác. Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh cũng nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ từ thầy, cô, đồng nghiệp, cơ quan và bạn bè, nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ đầy ý nghĩa và quý báu đó. Luận án được hoàn thành tại Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến lãnh đạo Viện, đặc biệt là PGS.TS, Lưu Thế Anh, Viện trưởng, TS. Võ Thanh Sơn, Phó Viện trưởng, các thầy cô, các cán bộ và các bạn đồng nghiệp của Viện đã giúp đỡ và động viên nghiên cứu sinh trong quá trình hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh cũng xin chân thành cảm ơn: UBND tỉnh Bắc Kạn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn, Ban quản lí Vườn Quốc gia Ba Bể, UBND huyện Ba Bể, UBND xã Nam Mẫu đã giúp tôi tiếp cận và cung cấp thông tin tài liệu liên quan đến luận án. Bên cạnh đó, để hoàn thành luận án, không thể không nhắc đến sự tham vấn ý kiến, cung cấp những thông tin quý giá từ các bên liên quan như các nhà quản lí, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và người dân địa phương thuộc phạm vi nghiên cứu tại khu Ramsar Ba Bể, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. ii
- Cuối cùng, nghiên cứu sinh muốn bày tỏ lòng tri ân và kính trọng đến những người thân trong gia đình: bố, mẹ, vợ, các con và các anh chị em đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Ngân Ngọc Vỹ iii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vii DANH MỤC CÁC BẢNG viii DANH MỤC CÁC HÌNH x MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Các câu hỏi nghiên cứu chính 3 4. Luận điểm bảo vệ của luận án 3 5. Điểm mới của luận án 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 4 7. Bố cục của luận án 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CỞ SỞ LÝ LUẬN 6 1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 6 1.1.1. Các nghiên cứu về quản lí bền vững đất ngập nước 6 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lí và sử dụng đất ngập nước dựa vào cộng đồng 9 1.1.3. Các nghiên cứu về tác động của du lịch tới môi trường của khu bảo tồn (KBT) và vườn quốc gia (VQG) 12 1.1.4. Các nghiên cứu về tri thức bản địa trong quản lí và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên 16 1.1.5. Tổng quan về chính sách quản lí và bảo tồn ĐNN của Việt Nam 17 1.2. Cơ sở lý luận 19 1.2.1. Một số khái niệm liên quan của luận án 19 1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của quản lí bảo tồn dựa vào cộng đồng 35 iv
- 1.2.3. Tri thức bản địa trong quản lí tài nguyên ĐNN 37 Tiểu kết Chương 1 40 CHƯƠNG 2. ĐỊA BÀN, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.41 2.1. Địa bàn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 41 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu 41 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu, khảo sát 52 2.1.3. Phạm vi nghiên cứu 53 2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu 56 2.2.1. Tiếp cận hệ sinh thái (tiếp cận HST) 56 2.2.2. Tiếp cận dựa vào cộng đồng 57 2.3. Phương pháp nghiên cứu 62 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp 62 2.3.2. Phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal) 62 2.3.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế 66 2.3.4. Quy trình thực hiện luận án 70 Tiểu kết chương 2 72 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 73 3.1. Hiện trạng và tầm quan trọng của tài nguyên ĐNN khu vực hồ Ba Bể 73 3.1.1. Hiện trạng và tầm quan trọng đối với lĩnh vực kinh tế 73 3.1.2. Hiện trạng và tầm quan trọng đối với lĩnh vực văn hóa xã hội 86 3.1.3. Hiện trạng và tầm quan trọng đối với lĩnh vực môi trường 95 3.2. Thực trạng trong quản lí tài nguyên ĐNN khu vực hồ Ba Bể 101 3.2.1. Các chính sách quản lí tài nguyên ĐNN khu vực hồ Ba Bể 101 3.2.2. Bất cập trong quản lí và sử dụng tài nguyên ĐNN khu vực hồ Ba Bể 108 3.2.3. Bất cập trong nhận thức của cán bộ và người dân về sử dụng bền vững ĐNN khu vực hồ Ba Bể 115 3.2.4. Các bên liên quan và mức độ quan tâm, ảnh hưởng đối với tài nguyên ĐNN khu vực hồ Ba Bể 116 3.2.5. Đánh giá chung về bất cập trong công tác quản lí và sử dụng tài nguyên v
- ĐNN khu vực hồ Ba Bể 126 3.3. Các giải pháp quản lí bền vững ĐNN dựa vào cộng đồng khu vực hồ Ba Bể 128 3.3.1. Đề xuất các giải pháp quản lí bền vững ĐNN dựa vào cộng đồng khu vực hồ Ba bể 128 3.3.2. Phương án triển khai thực hiện các giải pháp 132 3.3.3. Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng 133 3.3.4. Đảm bảo tính hợp lý về sinh thái và phát triển bền vững trong quá trình phát triển và nhân rộng mô hình 145 3.3.5. Tôn trọng và phát huy vai trò và các giá trị tích cực của tri thức bản địa.146 3.3.6. Đảm bảo và tăng cường bình đẳng giới 146 Tiểu kết Chương 3 147 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 148 Kết luận 148 Khuyến nghị 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC 167 PHỤ LỤC 1. Mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn 167 PHỤ LỤC 2. Kết quả điều tra thực địa 196 PHỤ LỤC 3. Bảng 6. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến hồ Ba Bể 207 PHỤ LỤC 4. Hương ước thôn Khau Qua, xã Nam Mẫu 209 PHỤ LỤC 5. Hình 3. Tri thức bản địa: Thuyền độc mộc và nhà sàn khu vực hồ Ba Bể221 PHỤ LỤC 6. Bảng 7. Danh sách các cán bộ được điều tra, phỏng vấn tại địa phương 223 PHỤ LỤC 7. Bảng 8. Danh sách 182 hộ tham gia điều tra, phỏng vấn 225 PHỤ LỤC 8. Bảng 9. Danh sách các cán bộ được điều tra, phỏng vấn tại Trung ương 230 vi
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu BQL Ban quản lý BVMT Bảo vệ môi trường DVCĐ Dựa vào cộng đồng ĐDSH Đa dạng sinh học ĐNN Đất ngập nước GDMT Giáo dục môi trường HST Hệ sinh thái HTX Hợp tác xã IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế KT-XH Kinh tế xã hội NĐ-CP Nghị định Chính phủ NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia RAMSAR Công ước bảo tồn những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ TN&MT Tài nguyên và Môi trường TTBĐ Tri thức bản địa TRIPS Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc VQG Vườn quốc gia vii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Vai trò của các bên liên quan trong quản lí bền vững ĐNN ở Tanzania 7 Bảng 1.2. Các loại hình đất ngập nước theo Công ước Ramsar 21 Bảng 1.3. Phân loại các kiểu ĐNN nội địa của Việt Nam 22 Bảng 1.4. Các dịch vụ hệ sinh thái do đất ngập nước cung cấp 23 Bảng 2.1. Phân bố diện tích thảm thực vật rừng VQG Ba Bể (đơn vị: ha) 45 Bảng 2.2. Tổng hợp tài nguyên thực vật VQG Ba Bể 46 Bảng 2.3. Thống kê các lớp động vật VQG Ba Bể 47 Bảng 2.4. Các loài bị đe dọa ở cấp độ toàn cầu ghi nhận tại khu vực 48 Bảng 2.5. Tổng hợp các đợt điều tra khảo sát thực tế 67 Bảng 2.6. Phiếu điều tra phân bố theo khu vực và đối tượng điều tra 69 Bảng 3.1. Phân bố các hộ có đất bãi soi và có ao nuôi cá tại 4 thôn Pác Ngòi, Cốc Tộc, Bó Lù, và Bản Cám 74 Bảng 3.2. Lịch thời vụ của nông dân 6 thôn Pác Ngòi, Cốc Tộc, Bó Lù, và Bản Cám ven hồ Ba Bể 74 Bảng 3.3. Diện tích và sản lượng lúa của khu vực nghiên cứu năm 2016 75 Bảng 3.4. Diện tích và sản lượng ngô vụ xuân 2016 của khu vực nghiên cứu 76 Bảng 3.5. Diện tích và sản lượng ngô vụ mùa 2016 của khu vực nghiên cứu 77 Bảng 3.6. Diện tích và sản lượng các cây trồng khác 2016 của khu vực nghiên cứu 77 Bảng 3.7. Diện tích và sản lượng đậu tương và đậu các loại năm 2016 của khu vực nghiên cứu 78 Bảng 3.8. Số lượng gia súc, gia cầm của khu vực nghiên cứu năm 2016 79 Bảng 3.9. Diện tích giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng của khu vực nghiên cứu 80 Bảng 3.10. Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản 2016 của khu vực nghiên cứu 81 Bảng 3.11. TTBĐ trong trồng trọt 89 Bảng 3.12: Thời vụ khai thác các loại cá trên hồ Ba Bể 89 Bảng 3.13. TTBĐ trong lĩnh vực thủy lợi, thủy sản 90 Bảng 3.14. TTBĐ trong lĩnh vực lâm nghiệp/bảo vệ rừng 91 viii
- Bảng 3.15. Các loại rau rừng và công dụng 92 Bảng 3.16. TTBĐ trong lĩnh vực thời tiết 93 Bảng 3.17. Tầm quan trọng của TTBĐ trong các lĩnh vực 94 Bảng 3.18. Tỷ lệ phân công lao động theo giới tính 95 Bảng 3.19. Các dịch vụ hệ sinh thái do ĐNN hồ Ba bể cung cấp 96 Bảng 3.20. Vai trò cung cấp các giá trị dịch vụ hệ sinh thái do ĐNN hồ Ba Bể cung cấp 101 Bảng 3.21. So sánh hiện trạng quản lí đất ngập nước tại khu vực hồ Ba Bể với 5 nguyên tắc tiếp cận dựa vào cộng đồng 107 Bảng 3.22: Các mối đe dọa lớn nhất làm suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường tại khu vực hồ Ba Bể 109 Bảng 3.23. 16 bên liên quan trực tiếp trong quản lí và sử dụng ĐNN khu vực hồ Ba Bể 122 Bảng 3.24. Sự tham gia của các bên liên quan vào mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng khu vực hồ Ba Bể 136 ix
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Số lượng khách du lịch của Việt Nam qua các năm 14 Hình 1.2. Mối liên quan giữa hệ thống tự nhiên (các dịch vụ hệ sinh thái) và hệ thống xã hội (quản lí và sử dụng) 25 Hình 1.3. Các mức độ tham gia của cộng đồng 31 Hình 1.4. Khung tiếp cận sử dụng khôn khéo đất ngập nước 34 Hình 1.5. Năm nguyên tắc quản lí bảo tồn dựa vào cộng đồng 35 Hình 2.1. Vị trí Khu Ramsar VQG Ba Bể 42 Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng rừng, đất ngập nước và sử dụng đất lâm nghiệp, Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 54 Hình 2.3. Phạm vi nghiên cứu của luận án tại khu vực hồ Ba Bể 55 Hình 2.4. Sơ đồ các bước chính cộng đồng tham gia vào các dự án bảo tồn 59 Hình 2.5. Sơ đồ quy trình cách tiếp cận thực hiện luận án 61 Hình 2.6. Sơ đồ khung phân tích của luận án 71 Hình 3.1. Số hộ cung cấp dịch vụ du lịch và xuồng chở khách trên hồ Ba Bể 82 Hình 3.2. Thu nhập bình quân đầu người/năm 6 Thôn nghiên cứu 83 Hình 3.3. Tỉ lệ cơ cấu thu nhập của 6 thôn điều tra (Đ/v%) 84 Hình 3.4. Tỉ lệ hộ nghèo của 6 thôn điều tra 85 Hình 3.5. Khung hiện trạng quan lí ĐNN khu vực hồ Ba Bể tại địa phương 104 Hình 3.6. Số lượng du khách đến thăm hồ Ba Bể và lượng chất thải rắn thải bỏ tự nhiên ra hồ qua từ năm 2014 đến năm 2018 113 Hình 3.7. Các vụ vi phạm khai thác lâm sản và tài nguyên khác 115 Hình 3.8. Các bên liên quan trong quản lí và bảo tồn ĐNN khu vực hồ Ba Bể 117 Hình 3.9. Mối quan hệ và sự tương tác của các bên liên quan tại khu hồ Ba Bể 125 Hình 3.10. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức đối với tài nguyên thiên nhiên khu vực hồ Ba Bể 127 Hình 3.11. Đề xuất mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng khu vực Ba Bể 140 x
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, những hệ thống quản lí tập trung hóa hay phương thức quản lí theo hướng áp đặt từ trên xuống (top-down) chưa sát thực tế và tỏ ra không đem lại hiệu quả đối với việc quản lí tài nguyên đất ngập nước (ĐNN) theo cách bền vững [42]. Tiếp cận dựa vào cộng đồng [123] là cách tiếp cận nhằm có được sự tham gia của cộng đồng liên quan trên nguyên tắc sự đồng thuận, công bằng, chia sẻ lợi ích để đưa ra được những giải pháp sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên. Theo Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2018, các phương pháp quản lí ĐNN hiện nay còn chưa phù hợp với đặc tính sinh thái của các hệ sinh thái ĐNN; Các hướng dẫn của Công ước Ramsar về sử dụng khôn khéo ĐNN chưa được vận dụng trong thực tiễn quản lí đất ngập nước. Nhiều địa phương, trong đó có Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn chỉ chú trọng đến khai thác và khai thác quá mức, chưa tính đến việc bảo tồn và sử dụng bền vững ĐNN; Các cơ chế, chính sách cho quản lí và sử dụng bền vững ĐNN còn thiếu và chưa được quan tâm một cách thoả đáng; Chưa có sự ưu tiên trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững ĐNN. Bên cạnh đó, hiện nay tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và sinh cảnh của hồ Ba Bể đang phải đối mặt với một số thách thức đáng báo động, bao gồm: (i) Khai thác tài nguyên thiếu bền vững, trong đó việc đánh bắt nguồn lợi thủy sản, chủ yếu là các loài cá quá giới hạn cho phép, mang tính hủy diệt, làm mất khả năng tự tái tạo phục hồi của chúng; (ii) Ô nhiễm nguồn nước, nước trong hồ từ các hoạt động kinh tế đặc biệt là sự gia tăng các hoạt động phát triển du lịch; (iii) Hệ thống chính sách, luật pháp và năng lực quản lí còn nhiều bất cập, hạn chế; xung đột giữa bảo tồn và phát triển kinh tế, phát triển du lịch, đa dạng hóa sinh kế ; (iv) Nhận thức, dân trí, đói nghèo và các vấn đề xã hội của cộng đồng ven hồ Ba Bể và khu vực lân cận đang cản trở việc quản lí và khai thác sử dụng tài nguyên đất ngập nước. 1
- Một trong những quan điểm chủ đạo của Quyết định 218/QĐ-TTg, ngày 07 tháng 2 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quản lí hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030” nhấn mạnh “Nhà nước khuyến khích sự tham gia quản lí của cộng đồng dân cư vùng đệm khu rừng đặc dụng, vành đai bảo vệ khu bảo tồn biển, vùng nước nội địa để quản lí bền vững, phù hợp với quy định của pháp luật” [72]. Theo đó, một trong những nhiệm vụ chiếm lược thực hiện Quyết định này là “Xã hội hóa hoạt động bảo tồn vùng nước nội địa nhằm huy động tối đa nguồn lực từ các thành phần xã hội, đặc biệt là cộng đồng địa phương ”. Từ đó, có thể khẳng định sự tham gia của cộng đồng trong quản lí và bảo tồn các khu ĐNN là vô cùng quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định thành công của nhiệm vụ này. Sử dụng khôn khéo ĐNN là “Duy trì những đặc điểm sinh thái của ĐNN qua các tiếp cận hệ sinh thái trong khuôn khổ phát triển bền vững” [43]. Vì vậy, việc thực thi các sáng kiến về trao quyền cho cộng đồng địa phương, xây dựng và tăng cường mô hình quản lí ĐNN dựa vào cộng đồng và các bên liên quan tại các khu Ramsar trong đó có khu Ramsar VQG Ba Bể là vô cùng quan trọng và cần thiết. Mới đây, ngày 29/7/2019 Nghị định 66 về quản lí và bảo tồn các khu ĐNN của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, Nghị định cũng nhấn mạnh việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng và xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng đối với cộng đồng từ các hoạt động quản lí và bảo tồn các khu ĐNN [24]. Vấn đề đặt ra đối với khu Ramsar VQG Ba Bể là làm thế nào để đề xuất được các giải pháp quản lí bền vững ĐNN thông qua việc phát huy các giá trị tích cực của nguồn tri thức bản địa (TTBĐ) của cộng đồng để áp dụng mô hình phát triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng mà không làm thay đổi những tính chất cơ bản của hệ sinh thái (HST) tự nhiên của ĐNN trên cơ sở có sự tham gia tích cực của cộng đồng cư dân, những người hưởng lợi trực tiếp từ các dịch vụ HST của hồ Ba Bể và sự tham gia của các cộng đồng liên quan. 2
- Xuất phát từ những lý do trên, thì việc nghiên cứu và thực hiện luận án “Quản lí bền vững tài nguyên đất ngập nước dựa vào cộng đồng khu vực hồ Ba Bể”, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là hết sức cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Vận dụng cách tiếp cận “quản lí bảo tồn dựa vào cộng đồng” để đề xuất được các giải pháp quản lí bền vững tài nguyên đất ngập nước khu vực hồ Ba Bể. 2.2. Mục tiêu cụ thể (i) Phân tích, làm rõ được cơ sở lý luận về quản lí bền vững tài nguyên ĐNN dựa vào cộng đồng; (ii) Đánh giá được hiện trạng tài nguyên ĐNN và công tác quản lí tài nguyên ĐNN dựa vào cộng đồng khu vực hồ Ba Bể; (iii) Đề xuất được các giải pháp quản lí bền vững tài nguyên ĐNN dựa vào cộng đồng khu vực hồ Ba Bể. 3. Các câu hỏi nghiên cứu chính Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi sau: (i) Quản lí bền vững tài nguyên ĐNN dựa vào cộng đồng khu vực hồ Ba Bể là gì? Nội hàm? (ii) Đất ngập nước ở khu vực hồ Ba Bể được quản lí và sử dụng như thế nào? Bất cập, khó khăn tồn tại, thách thức là gì? (iii) Cần có giải pháp nào để phát huy những thuận lợi và khắc phục những tồn tại, thách thức nhằm quản lí bền vững tài nguyên ĐNN ở khu vực hồ Ba Bể? 4. Luận điểm bảo vệ của luận án (i) Quản lí bền vững tài nguyên ĐNN là sử dụng khôn khéo ĐNN và đảm bảo 5 nguyên tắc dựa vào cộng đồng; (ii) Cộng đồng địa phương và sự tham gia của các cộng đồng liên quan có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng và thực hiện các giải pháp quản lí bền 3
- vững tài nguyên ĐNN nhằm hạn chế những bất cập trong quản lí và sử dụng tài nguyên ĐNN khu vực hồ Ba Bể. (iii) Tri thức bản địa của cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc sử dụng khôn khéo ĐNN đảm bảo hài hòa việc sử dụng các dịch vụ HST cho phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo được cấu trúc, chức năng của chúng nhằm khắc phục những bất cập trong quản lí và sử dụng tài nguyên ĐNN khu vực hồ Ba Bể. 5. Điểm mới của luận án (i) Luận án đã vận dụng cách tiếp cận quản lí bảo tồn dựa vào cộng đồng trong phân tích, đánh giá thực trạng quản lí tài nguyên ĐNN tại khu Ramsar Ba Bể. (ii) Đề xuất được mô hình phát triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng để quản lí bền vững tài nguyên ĐNN tại khu Ramsar Ba Bể. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lí bền vững tài nguyên ĐNN dựa vào cộng đồng khu vực hồ Ba Bể. Hướng tiếp cận này đảm bảo 3 nguyên tắc từ dưới lên (những người trực tiếp khai thác và sử dụng ĐNN) , tiếp cận từ trên xuống (những cơ quan quản lí, những nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô) và tiếp cận ngang mang tính liên ngành tức là có sự tham gia và đồng thuận giữa các cộng đồng liên quan. Luận án cũng làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của các bên liên quan tham gia vào mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng thông qua việc bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực của tri thức bản địa như một giải pháp khả thi nhằm quản lí bền vững tài nguyên ĐNN khu vực hồ Ba Bể. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn (i) Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để các nhà quản lí tỉnh Bắc Kạn, huyện Ba Bể và xã Nam Mẫu tham khảo trong quá trình xây dựng chiến lược, chính sách phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là phát triển du lịch bền vững của địa phương nhằm quản lí bền vững tài nguyên ĐNN khu vực hồ Ba Bể. (ii) Kết quả nghiên cứu của luận án đưa ra các khuyến nghị đề xuất đối với các cơ quan quản lí nhà nước ở Trung ương và địa phương xây dựng các văn bản 4
- hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 66 NĐ-CP ngày 29 tháng 7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN của Việt Nam nhằm sớm khắc phục những bất cập trong cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho việc các giải pháp quản lí bền vững tài nguyên ĐNN khu vực hồ Ba Bể thông qua việc áp dụng và nhân rộng mô hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng và sử dụng tri thức bản địa trong việc thực hiện mô hình. 7. Bố cục của luận án Luận án bao gồm các nội dung chính sau: Mở đầu Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận; Chương 2. Địa bàn, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu; Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Kết luận và khuyến nghị Danh mục các công trình khoa học của tác giả có liên quan đến luận án Tài liệu tham khảo Phụ lục 5
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CỞ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu về quản lí bền vững đất ngập nước Trên cơ sở phân tích, đánh giá và so sánh các cách tiếp cận liên quan đến quản lí bền vững ĐNN dựa vào cộng đồng hiện nay nhằm đánh giá ưu điểm, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về mô hình quản lí bền vững ĐNN dựa vào cộng đồng. Từ việc nghiên cứu mô hình quản lí bền vững ĐNN đã áp dụng tương đối thành công trên phạm vi toàn cầu (thế giới, trong khu vực và Việt Nam) Luận án nhằm làm nổi bật vai trò, tầm quan trọng và cách thức của cộng đồng tham gia vào mô hình quản lí bền vững ĐNN để từ đó áp dụng vào khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, các mô hình này có một số điều kiện khá tương đồng với Việt Nam nói chung và khu Ramsar VQG Ba Bể nói riêng, vì thế việc nghiên cứu áp dụng trong điều kiện thực tế là rất cần thiết. Dưới đây là một số mô hình quản lí bền vững ĐNN đã thành công trên thế giới và khu vực. Vùng ĐNN Blyth và Liverpool là vùng ĐNN nội địa rộng lớn thuộc lưu vực sông Liverpool (Úc) là nơi cư trú đa dạng, như đầm lầy, các hồ của các đầm lầy nước ngọt và rừng ngập nước, vùng ĐNN này là nguồn tài nguyên chính cung cấp sinh kế cho người dân bản địa, kết nối văn hóa của họ với vùng đất này, họ có kho tàng tri thức rất phong phú về nơi cư trú và thảm thực vật ở đây và là kho tàng văn hóa kết nối. Người dân bản địa sở hữu đất đai được duy trì và sử dụng theo phương thức truyền thống của họ [135]. Để xử lý các mối đe dọa xâm lấn của các loài động vật hoang dã, cỏ dại và các hoạt động khai khoáng của các doanh nghiệp đến từ bên ngoài, cộng đồng người dân địa phương đã tham gia vào quá trình tham vấn và xây dựng các sáng kiến quản lí đề cao nguyện vọng của người dân liên quan đến vấn đề sử dụng đất theo hướng truyền thống mà không ưu tiên cho các sáng kiến quản lí theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Ở đây ĐNN được quản lí theo mô hình các bên cùng tham gia, bao gồm cơ quan quản lí chuyên môn ĐNN của địa phương, chính quyền Liên bang và các cơ quan nghiên cứu có sự tham vấn của cộng đồng. Theo đó, một 6
- Ban quản lí của địa phương được các bên đề cử với vai trò là đại diện của các bên làm cơ quan trung gian hòa giải và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lí. Việc thành lập một nhóm tuần tra được tập huấn nâng cao về công tác bảo vệ tuần tra tài nguyên ĐNN của địa phương đóng vai trò là đầu mối đại diện cho người dân tham gia các hoạt động quản lí. Bên cạnh đó, lợi ích của cộng đồng được xử lý thông qua quá trình hợp tác và trao đổi về TTBĐ và tri thức hiện đại, điều này đã tăng cường tham vấn kỹ thuật và củng cố lòng tin giữa các bên liên quan tham gia quản lí ĐNN. Kinh nghiệm từ mô hình quản lí ĐNN ở Úc cho rằng để quản lí ĐNN bền vững không thể tách rời vai trò, giá trị của TTBĐ và sinh kế của cộng đồng trong quá trình quản lí ĐNN. Ở Tanzania (Đông Nam châu Phi), để quản lí bền vững ĐNN, bên cạnh việc xây dựng mối quan hệ và cơ chế hợp tác giữa người dân bản địa với các bên liên quan, các bên liên quan và cộng đồng còn được hỗ trợ tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới được mô tả tại Bảng 1.1. [155]. Bảng 1.1. Vai trò của các bên liên quan trong quản lí bền vững ĐNN ở Tanzania Các bên liên Vai trò trong quản lí bền vững ĐNN quan Nhận diện và thực hiện các hoạt động quan trọng đối với sinh Cộng đồng kế của họ, đồng thời chia sẻ những thông tin liên quan đến quản lí bền vững ĐNN Xây dựng chính sách quản lí ĐNN và hướng dẫn thực hiện, Các nhà hoạch đồng thời cung cấp các thông tin, kiến thức cho các bên liên định chính sách quan Cơ quan quản lí Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hỗ trợ, khuyến khích việc ĐNN của địa thực hiện hướng dẫn các tập quán và phương pháp quản lí bền phương vững ĐNN Đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các cơ hội, lợi ích, Khu vực tư nhân quản lí rủi ro, được cho phép đầu tư triển khai các hoạt động quản lí bền vững ĐNN 7
- Các bên liên Vai trò trong quản lí bền vững ĐNN quan Các chương trình Hỗ trợ xây dựng năng lực, nâng cao kiến thức, kỹ năng về tập phát triển quán và phương pháp quản lí bền vững ĐNN Kết nối các bên liên quan sử dụng phương pháp “học đi đôi với hành” (LPA) nhằm kết nối các bên liên quan chủ đạo, bao Cơ quan nghiên gồm các nhà hoạch định chính sách, các nhà thực hành, nông cứu dân cùng nhau hợp tác để xử lý các vấn đề đang tồn tại và xác định các giải pháp quản lí ĐNN trong tương lai. Cơ quan giáo dục Hỗ trợ xây dựng năng lực nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng & đào tạo về tập quán và phương pháp quản lí bền vững ĐNN Truyển tải thông tin thông qua các kênh khác nhau từ đó kết Các cơ quan nối những thông tin thuyết phục từ các nhà nghiên cứu, trong truyền thông đó có các thông tin khảo sát thực địa về quản lí ĐNN Nguồn:[155] Từ mô hình quản lí ĐNN ở Tanzania cho thấy việc thiết lập cơ chế hợp tác và xây dựng mối quan hệ giữa người dân bản địa (cộng đồng) với các bên liên quan, đồng thời việc phát huy vai trò, giá trị của TTBĐ trong sử dụng khôn khéo ĐNN là những điều kiện tiên quyết cho việc quản lí bền vững ĐNN. Vùng ĐNN Kampung Kuantan, Bang Selangor State, Malaysia, để quản lí, xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh do các hoạt động du lịch sinh thái, trong đó các doanh nghiệp du lịch tổ chức các họa động thăm quan bằng xuồng gây ảnh hưởng tới nơi cư trú của một số loài trong vùng, như: đom đóm, ếch Mô hình quản lí tổng hợp ĐNN đã được xây dựng và áp dụng, bao gồm sự tham gia quản lí của nhiều bên liên quan: An ninh thôn, Hội đồng phát triển thôn và các doanh nghiệp thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, tham vấn về các vấn đề quản lí và bảo tồn, tuyên truyền, giáo dục, cung cấp tài liệu và nâng cao nhận thức về bảo tồn [33]. Từ mô hình quản lí ĐNN của Malaysia, rút ra bài học rằng để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động phát triển du lịch gây ra, cần áp dụng mô hình 8
- quản lí tổng hợp, theo đó cần tăng cường sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình quản lí ĐNN vừa đảm bảo được công tác bảo tồn đồng thời hoạt động phát triển kinh tế từ hoạt động du lịch, tận dụng lợi thế đặc thù của vùng. Tuy nhiên, mô hình này chưa đề cập đến cơ chế chia sẻ lợi ích và kế hoạch bảo tồn lâu dài cũng như việc xác định cụ thể các vùng môi trường bị tác động và chưa có các giải pháp đề xuất cụ thể. Mô hình quản lí ĐNN tại Thái Lan, trong bối cảnh khoảng trên một nửa diện tích rừng ngậm mặn (RNM) cho việc phát triển nuôi tôm đã bị mất thì Tổ chức phi chính phủ Yad Fon đã nhận thức được vai trò của RNM và sự phụ thuộc sinh kế của các cộng đồng cư dân ven biển vào nguồn tài nguyên này. Hơn một thập kỷ, Pisit Chansnoh, một thành viên đồng sáng lập và là chủ tịch hiện nay của Yad Fon, đã đưa Tổ chức này thành đơn vị dẫn đầu trong việc thúc đẩy cộng đồng địa phương tham gia vào quản lí tài nguyên ven biển [31]. Sau một thời gian hoạt động, Tổ chức của Yad Fon đã hỗ trợ, hướng dẫn cộng đồng giải quyết, xử lý các vấn đề bức xúc nhất trong cộng đồng. Thông qua các hội thảo và các buổi thảo luận cởi mở, những vấn đề nổi cộm, bức xúc của cộng đồng đã được tháo gỡ, gải quyết và chính cộng đồng là người đề ra các giải pháp khắc phục, xử lí vấn đề. Qua mô hình quản lí ĐNN của Thái Lan cho thấy rằng điều kiện tiên quyết cho thành công của mô hình phục hồi và quản lí RNM là: sự kết nối, tham gia và phối hợp giữa tổ chức phi chính phủ có kinh nghiệm, uy tín với cộng đồng địa phương trong bảo tồn. Tuy nhiên, vai trò của chính quyền địa phương trong mô hình này còn mờ nhạt, chưa thực sự vào cuộc với cộng đồng, bên cạnh đó chưa có cơ chế chia sẻ lợi ích của cộng đồng một cách bình đẳng, tính bền vững để duy trì mô hình sau khi dự án kết thúc chưa rõ ràng. 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lí và sử dụng đất ngập nước dựa vào cộng đồng Mô hình sử dụng hợp lý ĐNN tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định [104]. Vấn đề được xác định tại khu vực này là người dân tự do khai thác ngao 9
- giống không có sự quản lí phù hợp. Mô hình sử dụng hợp lý ngao giống đã được nghiên cứu và ứng dụng tại khu vực này. Trong mô hình này đã xác định các bên liên quan tại địa phương: Chính quyền tỉnh, Chính quyền huyện và xã; Vườn quốc gia; người dân địa phương; doanh nghiệp nhỏ thuê mặt nước. Các bên liên quan tại khu vực vườn đã thống nhất và tuân thủ quy chế bảo tồn và sử dụng hợp lý. Quy chế này được UBND tỉnh thông qua. Theo đó, các bên liên quan đều có trách nhiệm quản lí, bảo tồn cũng như chia sẻ lợi ích có được từ sử dụng tài nguyên ngao giống. Đối với người dân, họ được phép khai thác ngao giống trong giới hạn nhất định, đồng thời họ có trách nhiệm đóng một phần kinh phí lợi nhuận họ thu được cho các bên liên quan khác trong vùng. Đối với chính quyền địa phương họ có thêm nguồn kinh phí tăng cường công tác quản lí xã hội tại khu vực nuôi ngao. Đối với Vườn quốc gia, họ có thêm một nguồn thu, đồng thời họ tăng cường và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc quản lí, bảo tồn ĐDSH trong khu vực. Chính quyền cấp tỉnh điều phối chung công tác quản lí, bảo tồn tại khu vực này. Như vậy có thể thấy trong mô hình này, trách nhiệm và quyền lợi đều được gắn chặt với nhau đối với các bên liên quan, hình thành nên cơ chế quản lí khá bền vững [105]. Mô hình quản lí tài nguyên rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng tại Đông Hải - Tiên Yên và Đại Bình – Đầm Hà, Quảng Ninh [65]. Đây là mô hình quản lí, bảo tồn dựa vào cộng đồng được triển khai tại một xã có hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên điển hình tại miền Đông tỉnh Quảng Ninh. Đây cũng là một mô hình có sự kết hợp của các nhà: Nhà Quản lí, Nhà Khoa học và Nhà Nông. Theo đó, tất cả các thành phần của cộng đồng đều được tham gia vào quá trình chuẩn bị, xây dựng và triển khai thực hiện dự án và có được sự đồng thuận từ tất cả các thành phần và hộ gia đình của cộng đồng. Việc cộng đồng tham gia quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn đã hạn chế được những bất cập mà chính quyền và các cơ quan chức năng đang gặp phải trong quá trình quản lí và bảo vệ tài nguyên HST rừng ngập mặn. Mặc dù mô hình đã chứng minh kết quả thành công tích cực, có tính khả thi và nhân rộng cao, tuy nhiên, mô hình còn hạn chế do bị chi phối ảnh hưởng của 10