Luận văn Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải pháp

pdf 112 trang vuhoa 25/08/2022 5580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_quan_he_thuong_mai_dau_tu_viet_nam_myanmar_thuc_tra.pdf

Nội dung text: Luận văn Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải pháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ VIỆT NAM – MYANMAR: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại NGUYỄN MINH KHÁNH Hà Nội, 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ VIỆT NAM – MYANMAR: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 8340121 Họ và tên học viên: Nguyễn Minh Khánh Người hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Thị Mơ Hà Nội, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Cô giáo – người hướng dẫn GS. TS. Nguyễn Thị Mơ người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Sau đại học – Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến anh Võ Xuân Vinh – Viện phó Viện nghiên cứu Đông Nam Á và bạn Nguyễn Phương Trang nhân viên Trung tâm Phát triển thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số-Bộ Công Thương đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh Hà Nôi, tháng 3 năm 2018 Học viên thực hiện Nguyễn Minh Khánh
  4. ii LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, các đánh giá, nhận xét được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau, có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các cơ quan, tổ chức, các tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Học viên thực hiện Nguyễn Minh Khánh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM KẾT ii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ix LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ VIỆT NAM – MYANMAR. 7 1.1. Những vấn đề cơ bản về thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế. 7 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về thương mại quốc tế. 7 1.1.2. Những vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài 10 1.2. Giới thiệu về đất nước Myanamar 15 1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Myanmar 15 1.2.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Myanmar 17 1.3. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar 20 1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar 20 1.3.2. Các giai đoạn phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar 22 1.3.3. Các chính sách thương mại của Myanmar hiện nay 25 1.3.4. Sự phát triển về đầu tư nước ngoài giữa Việt Nam và Myanmar trong giai đoạn 2012 đến nay. 31 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ 32 GIỮA VIỆT NAM VÀ MYANMAR 32 2.1. Thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Myanmar giai đoạn 2012-2017 32 2.1.1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam và Myanmar 32 2.1.2. Về cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu 35 2.1.3. Nhận xét về thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Myanmar 40
  6. iv 2.2. Thực trạng quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar 47 2.2.1. Thực trạng chính sách đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Myanmar 47 2.2.2. Kết quả của những hoạt động đầu tư. 54 2.2.3 Nhận xét về quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar trong thời gian qua 57 CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ MYANMAR 63 3.1. Dự báo về xu hướng phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar trong thời gian tới 63 3.1.1. Những cơ hội trong việc phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar 63 3.1.2. Những thách thức trong việc phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar 64 3.2. Phương hướng phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar trong thời gian tới 66 3.2.1. Việt Nam và Myanmar cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại- đầu tư song phương trên cơ sở cùng có lợi và tạo điều kiện tốt nhất cho quan hệ thương mại, đầu tư phát triển mạnh mẽ. 66 3.2.2. Phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar không chỉ là chiến lược phát triển kinh tế của hai nước mà còn để tăng cường sự đoàn kết và ổn định kinh tế khu vực 67 3.3. Các giải pháp cụ thể nhằm phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar 68 3.3.1. Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ hai nước Việt Nam và Myanmar .68 3.3.2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Myanmar 74 KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 CÁC PHỤ LỤC 90
  7. v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Tên bảng biểu Diễn biến kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân Biểu đồ 2.1 thương mại Việt Nam- Myanmar giai đoạn năm 2012-2017 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Myanmar Biểu đồ 2.2 năm 2017 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Myanmar Biểu đồ 2.3 năm 2017 Tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu của Myanmar và ASEAN với Việt Bảng 2.1 Nam Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Myanamr trong giai đoạn Bảng 2.2 2012-2016(Đvt: 1000USD) Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Myanmar giai Bảng 2.3 đoạn 2012-2016 (Đvt: nghìn USD) Vốn FDI của Việt Nam được Myanmar cấp phép giai đoạn 2012- Bảng 2.4 2017 (Đvt: Triệu USD)
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh đầy đủ Tiếng Việt đầy đủ Tiếng Việt CTCP - Công ty Cổ phần Đvt - Đơn vị tính GS - Giáo sư HAGL - Hoàng Anh Gia Lai TS - Tiến sĩ UBHH - Ủy ban hỗn hợp Tiếng Anh Association of Southeast Asia Hiệp hội các quốc gia Ðông ASEAN Nations Nam Association of Vietnam Investors Hiệp hội doanh nghiệp Việt AVIM into Myanmar Nam đầu tư sang Myanmar Bank of Investment and Ngân hàng Đầu tư và Phát BIDV Development Vietnam triển Việt Nam Common Effective Preferential Hiệp định về Thuế quan ưu CEPT Tariff đãi có hiệu lực chung CIA Central Intelligence Agency Cục tình báo Liên bang
  9. vii CO Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ Directorate of Investment and Cục Quản lý Đầu tư và Doanh DICA Company Administration nghiệp Myanmar EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội International Organization for Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc ISO Standardization tế Trung tâm xúc tiến Thương Investment & Trade Promotion ITPC mại và Đầu tư Thành phố Hồ Centre Chí Minh Myanmar Investment MIC Ủy ban Đầu tư Myanmar Commission MMK Kyat Chạt - Đơn vị tiền tệ Myanmar MOU Memorandum Of Understanding Biên bản ghi nhớ Đảng Liên đoàn quốc gia vì NLD National League for Democracy dân chủ Myanmar Strength – Weakness – Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ SWOT Opportunities - Treat hội – Thách thức USD United State Dollar Đô la Mỹ UTL Union Taxation Law Luật thuế Liên bang
  10. viii Vietnam Chamber of Commerce Phòng Thương mại và Công VCCI and Industry nghiệp Việt Nam WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  11. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Với đề tài “Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam-Myanmar: Thực trạng và giải pháp” tác giả đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu bằng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh từ các nguồn như sách, báo, tạp chí, các báo, internet trong thời gian từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018. Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học, các thông tin, số liệu tác giả tìm hiểu được, tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu đề tài “Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam-Myanmar: Thực trạng và giải pháp” với độ dài khoảng 90 trang gồm 3 chương với như sau: Chương I: Qua việc tìm hiểu vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và con người Myanmar, tác giả nhận thấy Myanmar có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế toàn diện. Thêm vào đó là mối quan hệ về mặt chính trị ngoại giao lâu đời, tốt đẹp giữa Việt Nam và Myanmar cũng là nền tảng vững chắc để hai nước phát triển quan hệ kinh tế lâu dài. Quan hệ kinh tế giữa hai nước được hình thành từ sớm, nhưng do Myanmar thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế từ năm 2011 trở về trước nên quan hệ kinh tế giữa hai nước chưa phát triển. Sau đó Myanmar mở cửa nền kinh tế trở lại từ năm 2011, Chính phủ Myanmar liên tục thực hiện các cải cách nhằm phát triển kinh tế, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Cụ thể tác giả đã chọn hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa hai nước để phân tích quá trình phát triển thương mại, đầu tư giữa hai nước Việt Nam – Myanmar. Chương II: Tác giả đã dựa vào các số liệu được thống kê từ các nguồn tin cậy, tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Myanmar cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư ra nước ngoài của hai nước. Kết quả cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước không ngừng tăng lên trong giai đoạn từ năm 2012 tới nay. Tuy vây, tỷ trọng thương mại và đầu tư của Việt Nam và Myanmar vẫn ở mức khá thấp, do còn tồn tại nhiều hạn chế trong chính sách của Chính phủ cũng như từ phía các doanh nghiệp hai nước. Để quan hệ kinh tế hai nước phát triển, phải giải quyết được những tồn tại trên vì vậy tác giả
  12. x dành chương III để đưa ra một số đề xuất của cá nhân dành cho Chính phủ và các doanh nghiệp hai nước. Chương III: Trong chương III, tác giả đã nhận định xu hướng phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước Việt Nam – Myanmar sẽ ngày càng phát triển trong tương lai, đồng thời chỉ ra những cơ hội và thách thức với cả hai nước trong thời gian tới. Cuối cùng tác giả xin đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar trong tương lai. ngh a thực tiễn Các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng luận văn làm một tài liệu tham khảo trước khi quyết định tiến hành hoạt động thương mại, đầu tư với Myanmar. Các doanh nghiệp sẽ tự phân tích những ưu nhược điểm của mình và những cơ hội cũng như những thách thức phải đối mặt khi hợp tác thương mại, đầu tư với Myanmar, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hay hợp tác thương mại một cách hiệu quả nhất. Hướng nghiên c u tiế theo Tiếp th o luận văn này, các nhà nghiên cứu có thể mở rộng ra các nghiên cứu khác của hoạt động thương mại và đầu tư như: phát triển thương mại dịch vụ với Myanmar và đầu tư chứng khoán tại thị trường Myanmar.
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế và có ý nghĩa rất quan trọng với Việt Nam hiện nay. Kể từ khi đổi mới vào năm 1986 đến nay, Việt Nam cũng đã có rất nhiều nỗ lực trong việc mở rộng giao thương, buôn bán với các nước trên thế giới. Vì vậy mà kinh tế Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu. Trong những năm gần đây, để thúc đẩy phát triển kinh tế hơn nữa, Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích các doanh nghiệp trong nước gia tăng việc tìm kiếm các thị trường mới, mở rộng kinh doanh đầu tư sang các nước, nhằm tạo thêm nguồn thu trong nước và để các doanh nghiệp trong nước khẳng định sự lớn mạnh của mình. Một trong những thị trường Việt Nam hướng tới đó là Myanmar. Trước tháng 5 năm 2011, Myanmar là một nền kinh tế đóng, tuy nhiên từ khai Myanmar quyết định mở cửa nền kinh tế, thực hiện cải cách đất nước vào tháng 5 năm 2011, Myanmar đã rất nỗ lực đổi mới các chính sách về chính trị, ngoại giao, kinh tế và đồng thời đẩy mạnh quan hệ kinh tế với bạn bè thế giới. Trong đó Myanmar cũng rất coi trọng việc mối quan hệ với Việt Nam. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng Myanmar sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân số đông khoảng 55,1 triệu người năm 2017 (CIA, The World Factbook, 2017), số người trong độ tuổi lao động chiếm 42,8%, thêm vào đó Myanmar còn được các chuyên gia kinh tế trên thế giới đánh giá là “mỏ vàng cuối cùng của Châu Á” là những điều kiện thuận lợi để Myanmar phát triển mạnh mẽ kinh tế trong tương lai. Tác giả nhận thấy việc phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với Myanmar là làm rất cần thiết trong thời gian tới. Chính vì vậy tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. Thông qua việc nghiên cứu quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar, tác giả phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ kinh tế hai nước. Sau đó xin đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam khai thác hiệu quả, tận dụng những thuận
  14. 2 lợi và khắc phục những khó khăn còn tồn tại khi tiến hành hoạt động thương mại và đầu tư với Myanmar. II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy có rất nhiều nghiên cứu về nền kinh tế Myanmar của các tổ chức, học giả quốc tế nhưng không có nhiều tài liệu nghiên cứu về tình hình thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Myanamar của các nhà nghiên cứu nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế. Trên các báo cáo của các cơ quan, ban ngành quản lý hoạt động kinh tế cho thấy việc phân tích về thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Myanamar mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các số liệu thống kê, chưa có nhiều phân tích sâu sắc về quan hệ kinh tế giữa hai nước. Kể từ khi Myanmar tiến hành mở cửa nền kinh tế vào năm 2011, các chuyên gia kinh tế thế giới đã nhanh chóng tiến hành những nghiên cứu về kinh tế của Myanmar trước hết để giúp Myanmar tìm ra được định hướng phát triển, sau đó để các nước khác trên thế giới có cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư với Myanmar. Trong một báo cáo mang tên “Myanmar in Transition - Opportunities and Chall ng ” được thực hiện vào tháng 8 năm 2012 của ADB đã chỉ ra những điểm mạnh, những hạn chế, đồng thời không thể không nhắc đến các cơ hội và thách thức mà Myanmar sẽ gặp phải khi bắt đầu những thay đổi về chính trị và mở cửa nền kinh tế. Điểm mạnh của Myanamar là Myanmar tiến hành cải các rất mạnh mẽ và dứt khoát; dân số Myanmar rất trẻ, chi phí lao động thấp; các nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và chưa được khai thác nhiều; tài nguyên đất nông nghiệp của Myanmar rất màu mỡ, cho năng suất cao; tiềm năng về du lịch lớn. Nhưng Myanmar có những hạn chế không hề nhỏ đó là quản lý kinh tế vĩ mô yếu kém và thiếu kinh nghiệm với các cơ chế thị trường; hạn chế huy động nguồn tài chính; ngành tài chính kém phát triển; cơ sở hạ tầng không đầy đủ, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, điện, và viễn thông; giáo dục và y tế còn thấp. Để phát triển kinh tế Myanamar sẽ phải nỗ lực rất lớn. Tuy nhiên Báo cáo này cũng đưa ra những gợi ý cho sự chuyển đổi kinh tế của Myanamar. Myanmar cần chú ý vào việc quản lý nền kinh tế vĩ mô một cách ổn định; tích cực huy động nguồn lực trong nước
  15. 3 bằng cách phát triển hệ thống tài chính quốc gia; phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực trong nước; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; cải cách khu vực nhà nước; xây dựng các kế hoạch và năng lực thống kê. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu về quan hệ thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar hầu như chưa được các tác giả nước ngoài quan tâm phân tích. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, đã có nhiều nghiên cứu về thị trường Myanmar về cơ hội hợp tác đầu tư với Myanmar. Một trong những công trình nghiên cứu được đánh giá xuất sắc đó là công trình nghiên cứu “Biến đổi chính trị và kinh tế của Myanmar và tác động đến khu vực và Việt Nam” được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Đông Nam Á, do TS Võ Xuân Vinh chủ nhiệm đề tài được thực hiện vào năm 2014. Công trình này phân tích về những biến đổi về chính trị, kinh tế của Myanamar và những tác động đến khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Công trình này chỉ ra rằng, kể từ khi tiến hành mở cửa năm 2011, thương mại hai chiều Việt Nam-Myanmar đã gia tăng đáng kể, từ 152,3 triệu USD năm 2010 lên 227,3 triệu USD năm 2012; 480,65 triệu USD vào năm 2014. Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Myanmar là rất lớn. Ngoài ra, sự giàu có về nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động giá rẻ và cơ chế chính sách đầu tư dần thông thoáng hơn là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Myanmar. Tuy nhiên, cho đến nay đã nhiều năm trôi qua, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar đã có những thay đổi đang kể, do đó nhiều số liệu trong công trình này đã không còn cập nhật. Ngoài ra, hàng năm, Ban Quan hệ Quốc tế của VCCI cũng tiến hành làm các Báo cáo mang tên: Hồ sơ thị trường Myanmar. Tuy nhiên trong Hồ sơ thị trường Myanmar hàng năm cũng chỉ dừng lại ở việc liệt kê một vài số liệu về tình hình thương mại và đầu tư của hai đất nước, mà chưa chỉ ra những mặt hạn chế trong thương mại và đầu tư hai quốc gia.
  16. 4 Có thể khẳng định, cho đến nay chưa có luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu cụ thể về quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt nam và Myanmar và chỉ ra những bất cập cũng như những giải pháp để loại bỏ bất cập đó. III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar trong thời gian qua để thấy tiềm năng về thương mại và đầu tư giữa hai nước và chỉ ra những hạn chế, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar trong thời gian tới 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nói trên, đề tài có nhiệm vụ cụ thể sau đây:  Phân tích đặc điểm về thương mại, đầu tư của Việt Nam và Myanmar nhằm so sánh và tìm ra cơ hội phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước.  Phân tích thực trạng quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt nam và Myanmar trong thời gian qua nhằm chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.  Phân tích cơ hội và thách thức trong việc phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar.  Đề xuất giải pháp phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar trong thời gian tới. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt nam và Myanmar trong thời gian vừa qua. Ngoài ra đối tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm cả việc phân tích chính sách kinh tế, quan hệ chính trị và các quan điểm của Chính phủ hai nước về phát triển thương mại, đầu tư của Myanmar cũng như của Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi về nội dung: Là việc nghiên cứu quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar.
  17. 5 Về quan hệ thương mại: Luận văn chú trọng nghiên cứu về quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình giữa Việt Nam và Myanmar, không phân tích quan hệ thương mại trong lĩnh vực dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Về quan hệ đầu tư: Luận văn tập trung nghiên cứu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI), không nghiên cứu quan hệ đầu tư gián tiếp giữa hai nước.  Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar từ năm 2012 đến năm nay vì giai đoạn trước đó, giữa Việt Nam và Myanmar có quan hệ kinh tế nhưng còn ở mức rất hạn chế, hơn nữa năm 2011 Myanmar mới tuyên bố mở cửa nền kinh tế, thì khi đó Việt Nam và Myanmar mới có nhiều cơ hội hợp tác kinh tế, có nhiều thành tựu về kinh tế hơn. Khi đề xuất giải pháp, tác giả cũng đề xuất giải pháp để phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar đến năm 2028. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp suy luận logic, phương pháp dự đoán. Trước hết, trong chương I của luận văn, dựa vào phương pháp thống kê, tác giả đã liệt kê tất cả những tài liệu mình thu thập được trong quá trình tìm hiểu về quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar. Sau đó sử dụng phương pháp tổng hợp, và phương pháp hệ thống hóa nhằm phân chia các tài liệu tìm được thành các nhóm nội dung cần nghiên cứu. Tiếp đó, trong chương II của luận văn tác giả sử dụng phương pháp phân tích và so sánh từ các số liệu tìm được để làm rõ hơn thực trạng thương mại, đầu tư đang diễn ra giữa hai nước Việt Nam và Myanmar. Cuối cùng tại chương III bằng các phương pháp nghiên cứu cũng như phân tích, suy luận logic và phương pháp dự đoán, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới. VI. BỐ CỤC LUẬN VĂN Ngoài danh lời mở dầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của đề tài nghiên cứu được chia thành 3 (ba) chương, đó là:
  18. 6 Chương I: Cơ sở lý luận về quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar. Chương II: Thực trạng quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar. Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar.
  19. 7 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ VIỆT NAM – MYANMAR. 1.1. Những vấn đề cơ bản về thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài. 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về thương mại quốc tế. a) Khái niệm thương mại quốc tế Thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người nhưng tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế, xã hội và chính trị mới được chú ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Ngày nay thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được x m như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá". Thương mại quốc tế trước hết là một hoạt động thương mại, theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 có nêu cách hiểu về hoạt động thương mại như sau: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (Điều 3 khoản 1, luật Thương mại Việt Nam 2005). Như vậy, khái niệm “thương mại” cần được hiểu là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Nếu hoạt động trao đổi hàng hóa (kinh doanh hàng hóa) vượt ra khỏi biên giới quốc gia mình thì người ta gọi đó là thương mại quốc tế (ngoại thương). Còn theoo Tài liệu hướng dẫn học tập Thương mại quốc tế do Tiến sĩ Đoàn Thị Mỹ Hạnh giảng viên trường ĐH Mở Thành phố Hồ Chí Minh chủ biên, xuất bản năm 2009, có đưa ra khái niệm thương mại quốc tế có thể được hiểu một cách đơn giản là hành vi mua bán liên quốc gia, có thể là mua bán qua biên giới hoặc mua bán tại chỗ với người nước ngoài (Đoàn Thị Mỹ Hạnh, 2009). Dù các định nghĩa và khái niệm về thương mại quốc tế về mặt ngôn từ có sự khác nhau nhưng đều thể hiện bản chất của thương mại quốc tế, đó là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các doanh nghiệp của các quốc gia thông qua hành vi mua, bán, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đ m lại lợi ích cho các bên. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự
  20. 8 phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Thương mại quốc tế là một lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. b) Các đặc điểm của thương mại quốc tế Xuất phát từ định nghĩa, thương mại quốc tế có những đặc điểm sau: - Bên mua và bên bán có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, mang quốc tịch khác nhau (hoặc có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau) vì ngoại thương thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa vượt ra khỏi biên giới một quốc gia. - Đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế là tài sản; do được đ m ra mua bán, tài sản này biến thành hàng hóa. Hàng hóa này có thể là hàng đặc định (sp cific goods) và cũng có thể là hàng đồng loại (generic goods). Hàng hóa – đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia. - Đồng tiền thanh toán sử dụng trong các hoạt động thương mại quốc tế là ngoại tệ đối với một trong hai hoặc tất cả bên tham gia. - Thương mại theo giá cả và thanh toán mang tính quốc tế. Hàng hóa muốn bán được trên thị trường quốc tế phải phù hợp với giá cả của hàng đồng loại của những nhà cung cấp chính và phương thức thanh toán cũng phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng nước ngoài và tập quán quốc tế. c) Các hình thức của thương mại quốc tế - Thương mại hàng hóa: Chính là sự mua bán trao đổi sản phẩm dưới dạng vật chất hữu hình như thương mại hàng nông sản, thương mại hàng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, dầu mỏ v.v - Thương mại dịch vụ: Mua bán những sản phẩm vô hình, phi vật chất được thể hiện thông qua các hoạt động của con người, thương mại dịch vụ đóng vai trò ngày càng tăng trong quan hệ thương mại quốc tế. - Thương mại liên quan đến đầu tư: Sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ gắn liền với hoạt động đầu tư quốc tế. Hình thức này ngày càng phổ biến với sự tăng trưởng
  21. 9 mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư quốc tế và đặc biệt là sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia hiện nay. - Thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ: Hoạt động thương mại này có đối tượng là các sản phẩm trí tuệ: Ví dụ như quyền tác giả, tác phẩm, sáng chế, bí quyết, công nghệ, d) Vai trò của thương mại quốc tế trong nền kinh tế của mỗi đất nước.  Đối với doanh nghiệp Thương mại quốc tế là một bộ phận của nền kinh tế liên quan đến quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ với các nước khác, cho nên trước hết nó thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông qua thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm tạo cho doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng bền vững. - Kinh doanh thương mại quốc tế nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tạo thế và lực cho doanh nghiệp không những ở thị trường quốc tế, mà cả thị trường trong nước thông qua việc mua bán hàng hoá ở thị trường trong và ngoài nước, cũng như việc mở rộng các quan hệ bạn hàng. Ngoài ra, kinh doanh thương mại quốc tế có vai trò điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Tăng doanh số bán hàng: nhờ phạm vi thị trường trên toàn thế giới nên số lượng người tiêu dùng nhiều hơn và sức mua đối với công ty cao hơn. - Thu được nguồn tài nguyên của nước ngoài làm giảm chi phí sản xuất: Các nhà sản xuất và phân phối tìm thấy các sản phẩm, dịch vụ cũng như bộ phận cấu thành các sản phẩm hoàn tất được sản xuất ở nước ngoài có thể làm giảm chi phí cho họ. Điều này khiến cho tỷ suất lợi nhuận có thể tăng lên hoặc việc tiết kiệm chi phí có thể chuyển sang người tiêu thụ, như thế sẽ cho phép nhiều người tiêu thụ sản phẩm hơn. Các chiến lược như thế có thể cho phép công ty cải tiến chất lượng sản phẩm của họ hoặc ít nhất cũng làm cho họ khác với đối thủ cạnh tranh, như thế mới gia tăng được thị phần và lợi nhuận của công ty.
  22. 10 - Tránh được sự biến động của doanh số bán và lợi nhuận: điều chỉnh thời gian của chu kỳ kinh doanh. Các công ty thường muốn tránh sự biến động bất thường của doanh số bán và lợi nhuận bằng cách bán hàng ra thị trường nước ngoài.  Đối với nền kinh tế quốc dân Kinh doanh thương mại quốc tế phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế thông qua việc sử dụng tốt hơn nguồn vốn lao động và tài nguyên của đất nước, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân, tăng hiệu quả sản xuất, tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho nền sản xuất trong nước kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm nảy sinh các nhu cầu tiềm tàng của người tiêu dùng - Hoạt động thương mại quốc tế giúp nâng cao vị thế kinh tế của quốc gia trên thế giới. - Thương mại quốc tế là 1 trong 3 trụ cột của chính sách kinh tế đối ngoại (cùng với các quan hệ đầu tư quốc tế và tài chính quốc tế) góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế. - Xuất khẩu sản phẩm có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm không có lợi thế so sánh: buôn bán đ m lại nguồn lợi cho phép các nước xuất khẩu hàng hoá mà quá trình sản xuất sử dụng nhiều nguồn lực có sẵn dồi dào ở trong nước và nhập khẩu những hàng hoá mà quá trình sản xuất đòi hỏi nhiều nguồn lực ở trong nước khan hiếm. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu về quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế giữa hai nước Việt Nam và Myanmar trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay, mà không nghiên cứu các lĩnh vực quan hệ thương mại khác. Cụ thể chính là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai quốc gia sẽ được trình bày cụ thể trong Chương II của luận văn. 1.1.2. Những vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài a) Khái niệm và bản chất của đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài hay đầu tư quốc tế đều là tên gọi của cùng một loại hoạt động của con người. Sở dĩ có hai các gọi trên là do góc độ xem xét, nhìn nhận vấn đề khác nhau.Đứng trên góc độ của một quốc gia để xem xét hoạt động đầu tư từ
  23. 11 quốc gia này sang quốc gia khác hoặc ngược lại ta có thuật ngữ “đầu tư nước ngoài”. Nhưng nếu xét trên phương diện tổng thể nền kinh tế thế giới thì hoạt động đó được gọi là “đầu tư quốc tế”. Theo Luật Đầu tư 2014 của Việt Nam thì đã đưa ra định nghĩa về đầu tư kinh doanh đó là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư th o hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Theo Giáo trình Đầu tư quốc tế, do PGS. TS Vũ Chí Lộc Trường Đại học Ngoại Thương chủ biên, tái bản năm 2012 có đưa ra khái niệm về đầu tư quốc tế như sau: Đầu tư quốc tế là việc các nhà đầu tư của một nước (pháp nhân hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào khác sang một nước khác để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội (Vũ Chí Lộc, 2012) Vậy có thể hiểu đầu tư nước ngoài đó là một quá trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện các dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia. - Đầu tư nước ngoài là một tất yếu khách quan do sự khác nhau về nhu cầu và khả năng tích lũy vốn của các quốc gia, do việc tìm nơi kinh doanh có lợi của các doanh nghiệp, do việc gặp gỡ lợi ích giữa các bên, do việc tránh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như do các nguyên nhân chính trị và kinh tế xã hội khác. - Đầu tư nước ngoài đưa đến những tác động tích cực khác nhau đối với bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư, đồng thời có thể đưa lại cả tác động tiêu cực. Điều đó phụ thuộc nhiều vào những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, trước hết là phụ thuộc vào chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trình độ tổ chức, quản lý của cán bộ. - Đầu tư nước ngoài ở các nhóm nước có sự khác nhau về quy mô, về cơ cấu, về chính sách cũng như đưa đến những tác động khác nhau. b) Đặc điểm