Luận văn Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự Việt Nam

pdf 81 trang vuhoa 25/08/2022 7740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phong_ve_chinh_dang_theo_phap_luat_hinh_su_viet_nam.pdf

Nội dung text: Luận văn Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DƢƠNG PHAN THÙY DUNG PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DƢƠNG PHAN THÙY DUNG PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HỒ SỸ SƠN HÀ NỘI - 2017
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG 7 1.1. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của phòng vệ chính đáng 7 1.2. Các điều kiện của phòng vệ chính đáng 11 1.3. Các yếu tố tác động đến việc xác định phòng vệ chính đáng 19 Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 28 2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về phòng vệ chính đáng 28 2.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về phòng vệ chính đáng 42 Chƣơng 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG 62 3.1 Yêu cầu áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về phòng vệ chính đáng 62 3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về phòng vệ chính đáng 67 KẾT LUẬN 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật hình sự được coi là một công cụ sắc bén để Nhà nước quản lý xã hội trong vòng trật tự, bảo vệ tối đa quyền con người và những lợi ích chung của đất nước. Nhằm thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó, Bộ luật hình sự quy định nhiều chế định trong đó có phòng vệ chính đáng. Phòng vệ chính đáng được xem là quyền pháp lý, nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ về đạo đức trong việc bảo vệ lợi ích chung của con người và của Nhà nước, góp phần không nhỏ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của nước ta hiện nay. Về mặt lập pháp, phòng vệ chính đáng được chính thức ghi nhận trong Bộ luật hình sự năm 1985, trải qua quá trình áp dụng trên thực tiễn bên cạnh những mặt tích cực thì cũng tồn tại không ít những bất cập. Vì thế, đến Bộ luật hình năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) và gần đây nhất là Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về phòng vệ chính đáng từng bước được thay đổi để phù hợp với thực tiễn, cũng như thực hiện nhiệm vụ được đặt ra cho pháp luật hình sự. Quy định phòng vệ chính đáng cho phép mọi công dân có quyền chống trả lại trong giới hạn cho phép của pháp luật hình sự đối với những hành vi xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc của Nhà nước nói chung. Mặc dù, chế định này đã được các nhà làm luật cân nhắc bổ sung và hoàn thiện nhiều lần, tuy nhiên vẫn phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn để bảo vệ được quyền con người như trong Hiến pháp 2013 đã ghi nhận. Về mặt lý luận, phòng vệ chính đáng là chế định luôn được các nhà nghiên cứu pháp luật hình sự quan tâm bằng những công trình nghiên cứu khoa học dành riêng cho chế định này. Từ hoạt động nhận thức khác nhau đã dẫn đến những quan điểm, ý kiến khác nhau về phòng vệ chính đáng, đến nay 1
  5. vẫn còn đang tranh luận về: bản chất, dấu hiệu, phạm vi, hay cách đặt tên cho phòng vệ chính đáng là phòng vệ hay tự vệ, chính đáng hay cần thiết Về mặt thực tiễn, phòng vệ chính đáng trải qua quá trình áp dụng thực tiễn, nhận thấy được những ưu điểm trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, xác định rõ ràng, chính xác giữa hành vi bị coi là tội phạm và hành vi không phải tội phạm, hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự hay hành vi được loại trừ trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, cũng cho thấy có nhiều vụ án hình sự xảy ra liên quan đến phòng vệ chính đáng mà các cơ quan áp dụng pháp luật đã gặp không ít khó khăn, lúng túng do nhiều nguyên nhân nên đã dẫn đến việc áp dụng không đúng quy định, thậm chí các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, người tiến hành tố tụng hình sự lại có những quan điểm trái ngược nhau trong cùng một vụ án hình sự về phòng vệ chính đáng. Cũng có những trường hợp, do người dân không nhận thức được hết quy định của phòng vệ chính đáng hoặc do tâm lý lo sợ, thờ ơ trước những hành vi trái pháp luật; hoặc người dân chưa phân biệt được đâu là hành vi xâm hại trái pháp luật và đâu là hành vi đúng đắn của những người thi hành công vụ được pháp luật cho phép thực hiện. Nhưng với quy định của pháp luật hiện hành, cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành chế định phòng vệ chính đáng vẫn chưa rõ ràng, cụ thể và thống nhất tới những tiêu chí để xác định phòng vệ chính đáng. Vì vậy mà, trong thực tiễn áp dụng quy định phòng vệ chính đáng không đúng đắn, không phát huy được hết ý nghĩa của phòng vệ chính đáng trong vấn đề bảo vệ quyền con người – quyền công dân và đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như những nhiệm vụ mà Bộ luật hình sự đã đặt ra. Từ những phân tích trên cho thấy việc nghiên cứu về lý luận và lập pháp trên cơ sở tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nói chung, chế định phòng vệ chính đáng nói riêng của nước ta, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia sẽ tạo ra những cơ sở đáng tin cậy cho việc hoàn thiện pháp luật hình sự, 2
  6. nâng cao hiệu quả về phòng vệ chính đáng, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới theo tinh thần cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ chính trị đã đề ra. Với những lý do trên, tác giả luận văn này đã lựa chọn đề tài “Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Chế định phòng vệ chính đáng là một trong những chế định quan trọng, nhưng tương đối phức tạp trong pháp luật hình sự, nên đã có rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học luật hình sự quan tâm và đưa ra rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Trong số các công trình nghiên cứu đã được công bố thì phải kể đến những công trình sau: Trong sách chuyên khảo Sau đại học của GS. TSKH Lê Văn Cảm “Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung)”; “Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền” tác giả GS.TSKH Lê Cảm (Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 1999); “Vấn đề phòng vệ chính đáng” của tác giả Đặng Văn Doãn (Nhà xuất bản pháp lý, Hà Nội năm 1983); “Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự” của tác giả Đinh Văn Quế (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1998); “Những vấn đề lý luận của việc đổi mới pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay” của GS.TSKH Đào Trí Úc (Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 1994) Bên cạnh đó, cũng có một số bài viết có giá trị liên quan đến phòng vệ chính đáng như: “ Một vài suy nghĩ về phòng vệ chính đáng” (Tạp chí Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, số 2/1996) của TS. Hoàng Văn Hùng; “Về chế định loại trừ trách nhiệm hình sự” (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/1999) của PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí; “Chế định phòng vệ chính đáng nhìn 3
  7. từ góc độ so sánh pháp luật hình sự một số nước trên thế giới” (Tạp chí nhân lực khoa học xã hội, số 01/2012) của PGS.TS Hồ Sỹ Sơn Với những công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam, tuy nhiên về nghiên cứu lý luận thì vấn đề này chưa được quan tâm một cách đúng mức. Do vậy, trong luận văn này học viên muốn tiếp tục nghiên cứu dựa trên sự kế thừa của những nhà khoa học hình sự để phát triển về mặt lý luận chế định phòng vệ chính đáng. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về phòng vệ chính đáng ở nước ta trong thời gian từ 2010 đến nay, luận văn đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng chế định pháp luật này trong thực tiễn tố tụng hình sự nước ta. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Phân tích những vấn đề lý luận về phòng vệ chính đáng; - Phân tích nội dung các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về phòng vệ chính đáng; - Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về phòng vệ chính đáng ở nước ta từ năm 2010 đến năm 2016; phân tích nguyên nhân của thực tiễn đó. - Lập luận và đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định pháp luật về phòng vệ chính đáng ở nước ta. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4
  8. Luận văn này lấy các quan điểm khoa học về phòng vệ chính đáng; các quy định của pháp luật hình sự về phòng vệ chính đáng và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về phòng vệ chính đáng ở nước ta để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dưới gốc độ luật hình sự và tố tụng hình sự - Không gian nghiên cứu: ở Việt Nam - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến 2016 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn này được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn này còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: phân tích, so sánh, lịch sử, diễn giải, tổng hợp và một số các phương pháp nghiên cứu khác. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Các kết quả nghiên cứu của luận văn này có ý nghĩa: luận văn góp phần vào việc đánh giá và xác định đúng đắn thực tiễn áp dụng chế định phòng vệ chính đáng, đưa ra những giải pháp hoàn thiện chế này về khía cạnh lập pháp và áp dụng thực tiễn. Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên nghiên cứu pháp luật hình sự, phục vụ hoạt động lập pháp hình sự, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương sau: 5
  9. Chương 1: Những vấn đề lý luận về phòng vệ chính đáng. Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về phòng vệ chính đáng và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về phòng vệ chính đáng. 6
  10. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG 1.1. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của phòng vệ chính đáng 1.1.1. Khái niệm phòng vệ chính đáng Pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, đều có những quy phạm pháp luật bảo vệ những quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước. Khi nói đến vấn đề bảo vệ lợi ích đó, chúng ta thấy rằng sẽ có những người hoặc cơ quan mang thẩm quyền Nhà nước đứng ra bảo vệ theo nghĩa vụ pháp lý. Nhưng trong Luật hình sự của Việt Nam lại có một chế định nói lên vấn đề bảo vệ những lợi ích hợp pháp bằng chính hành vi của những người không mang quyền lực Nhà nước và đó được coi là quyền của mọi công dân trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đó là chế định phòng vệ chính đáng. Trước Bộ luật hình sự đầu tiên của Việt Nam, được ban hành thì đã có nhiều văn bản đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền, lợi ích của toàn xã hội nói chung và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói riêng, nhưng lại không có một khái niệm cụ thể về phòng vệ chính đáng. Đến khi Bộ luật hình sự năm 1985 được thông qua và có hiệu lực pháp luật, xuất hiện chế định phòng vệ chính đáng lần đầu tiên được ghi nhận tại khoản 1 Điều 13 như sau: “Phòng vệ chính đáng là hành vi vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, của người khác mà chống trả lại một cách tương xứng người có hành vi xâm phạm đến các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”. [13] Khái niệm này cũng thể hiện một bước tiến rất lớn trong lập pháp của nước ta, thể hiện được nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật hình sự, quyền được bảo vệ lợi ích cá nhân cũng như lợi ích chung của mỗi con người, và đồng thời tạo tiền đề pháp lý cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm 7
  11. đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh những ưu điểm đó, thì sau khi trải qua quá trình áp dụng trong thực tiễn chế định phòng vệ chính đáng đã bộc lộ những bất cập, khó khăn, nhất là trong sử dụng thuật ngữ “chống trả lại một cách tương xứng”, bởi bản thân thuật ngữ “tương xứng” nghĩa là phải giống nhau, ngang bằng nhau về mọi thứ như: Thứ nhất, người có hành vi tấn công sử dụng công cụ, phương tiện gì thì người có hành vi phòng vệ cũng phải sử dụng công cụ phương tiện đó! Trong khi đó, thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp người phòng vệ không hề biết trước mình bị tấn công, bị tấn công bằng cái gì, thì làm sao biết để chuẩn bị công cụ, phương tiện cho giống? Thứ hai, hành vi tấn công như thế nào thì hành vi phòng vệ phải giống như vậy? Ví dụ như: người tấn công dùng tay bóp cổ người khác thì người được phòng vệ cũng phải dùng tay bóp cổ lại người tấn công, chứ không được sử dụng hành vi khác, điều này là không phù hợp với thực tế. Thứ ba, hành vi tấn công gây thiệt hại gì thì hành vi phòng vệ cũng phải gây thiệt hại ngang bằng như vậy. Ví dụ: A cầm dao đuổi chém B, B bỏ chạy nhưng đường cùn nên B nhặt được một khúc gỗ và đập mạnh vào chân A (khi A đang xông tới), sau đó A bị gãy chân và không thể đuổi chém B được nữa. Rõ ràng về mặt khách quan thì B (người phòng vệ) không bị thương tích, trong khi A (người tấn công) bị thương, thì thiệt hại này không hề ngang nhau. Nếu hiểu quá nguyên tắc về thuật ngữ “tương xứng” trong trường hợp này thì có thể làm oan người vô tội. Cũng từ hoạt động tổng kết thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự năm 1985 nói chung và chế định phòng vệ chính đáng nói riêng, thì các nhà nghiên cứu khoa học luật hình sự và các nhà làm luật đã thay đổi tư duy trong cách sử dụng thuật ngữ mang tính chính xác cao hơn để khắc phục những hạn chế, bất 8
  12. cập. Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời, cũng trên việc kế thừa chế định phòng vệ chính đáng thì tại khoản 1 Điều 15 có quy định: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”.[14] Việc phân tích khái niệm trên đây về phòng vệ chính đáng cho thấy về mặt từ ngữ khái niệm phòng vệ chính đáng đã có sự thay đổi rõ rệt so với khái niệm tương ứng trong Bộ luật hình sự năm 1985, bởi thuật ngữ “chống trả một cách tương xứng” được thay bằng thuật ngữ là “chống trả lại một cách cần thiết”. Sự thay đổi này không chỉ đơn thuần thay đổi về mặt từ ngữ hay ý nghĩa của từ ngữ, mà hơn thế là thay đổi cách nhìn nhận và mở rộng hơn quyền con người trong phòng vệ chính đáng, khuyến khích người dân tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thực tiễn áp dụng chế định phòng vệ chính đáng cũng cho thấy đa phần hành vi phòng vệ là hành vi của chính người đang bị hành vi nguy hiểm khác xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến những lợi ích của người phòng vệ hoặc nếu có hành vi phòng vệ thì cũng chỉ bảo vệ lợi ích cho người thân thích của họ, khi những người này rơi vào tình trạng không thể phòng vệ được. Dường như rất hiếm thấy hành vi phòng vệ nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước hay lợi ích của tổ chức, thậm chí là lợi ích của người khác, bởi tâm lý sợ bị liên lụy, phiền hà, thậm chí là vô tâm, thờ ơ đối với những hành vi nguy hiểm, đang xâm phạm lợi ích mà pháp luật hình sự bảo vệ và như vậy đã làm giảm đáng kể tinh thần nhân đạo của luật hình sự, cụ thể là của phòng vệ chính đáng. Cả hai thuật ngữ “tương xứng” và “cần thiết” xét thấy đều phù hợp, nhưng đôi khi làm cho các nhà áp dụng pháp luật hình sự mang cả hai hành vi tấn công 9
  13. và hành vi phòng vệ ra để “cân, đong, đo, đếm” lại mang tính chính xác không cao và gây tâm lý lo sợ đối với người có hành vi phòng vệ muốn bảo vệ lợi ích nào đó hợp pháp. Do vậy, dưới góc độ nghiên cứu khoa học luật hình sự, học viên xin đưa ra khái niệm đang cần được nghiên cứu như sau: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì muốn bảo vệ lợi ích của hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích chung của Nhà nước, của tổ chức mà chống trả lại một cách hợp lý nhằm ngăn chặn hoặc đẩy lùi hành vi của người đang xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến những lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải tội phạm” 1.1.2. Bản chất của phòng vệ chính đáng Thứ nhất, phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Mặc dù trong phòng vệ chính đáng có đầy đủ dấu hiệu của một cấu thành tội phạm, nhưng vì được pháp luật hình sự cho phép một con người thực hiện khi có những hành vi khác xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Thứ hai, phòng vệ chính đáng được coi là quyền của mọi công dân chứ không phải là nghĩa vụ pháp lý (bắt buộc phải thực hiện khi rơi vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể), nếu có thì chỉ là “nghĩa vụ đạo đức” khi thấy người khác bị tấn công thì giúp đỡ. Thứ ba, chỉ được xem là phòng vệ chính đáng khi hành vi phòng vệ vẫn còn trong giới hạn cho phép của pháp luật hình sự. 1.1.3. Ý nghĩa của phòng vệ chính đáng Dựa theo những quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật về chế định phòng vệ chính đáng, tác giả luận văn này đã nhận thấy có những ý nghĩa quan trọng sau: Một là, thể hiện mặt lập pháp nước ta càng ngày phát triển bắt kịp với xu hướng pháp luật trên thế giới. 10
  14. Hai là, sự chủ động của toàn xã hội trong việc xử lý người có hành vi trái pháp luật đáng kể. Việc xử lý người có hành vi nguy hiểm cho xã hội nói chung và tội phạm nói riêng là thuộc về những cá nhân hoặc tổ chức nhân danh Nhà nước thực hiện theo nghĩa vụ pháp lý. Nhưng không phải lúc nào cũng kịp thời bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, Nhà nước chỉ phát hiện và xử lý khi hành vi nguy hiểm cho xã hội đó đã đe dọa gây ra hoặc gây ra thiệt hại cho xã hội. Vì vậy, cần phát huy tích cực tính chủ động của mọi người trong việc ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ba là, xác định được rõ ràng ranh giới giữa tội phạm và không phải tội phạm. Giữa trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự và trường hợp không chịu trách nhiệm hình sự, từ đó giúp người dân yên tâm trong việc cùng Nhà nước tham gia bảo vệ đất nước, ngăn chặn và đẩy lùi những hành vi tiêu cực cho xã hội. Bốn là, thể hiện được tính nhân đạo, một trong ba nguyên tắc cơ bản của Bộ luật hình sự Việt Nam là nguyên tắc nhân đạo, cả trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước cũng nêu rõ vấn đề nhân đạo. Nhân đạo ở đây không chỉ là Nhà nước thể hiện sự nhân đạo của mình đối với người có hành vi phòng vệ chính đáng, mà còn khuyến khích sự nhân đạo của mỗi công dân trong việc bảo vệ những lợi ích chung của xã hội. Có ai đó đã nói rằng: “có một hành vi tốt cho xã hội thì sẽ bớt đi một hành vi xấu làm hại xã hội”. 1.2. Các điều kiện của phòng vệ chính đáng Việc phân tích các quy định của pháp luật hình sự về phòng vệ chính đáng, cho thấy không phải lúc nào mọi người cũng có thể thực hiện đúng quyền này, bởi nếu nhận thức không đúng hoặc không đầy đủ sẽ dẫn đến việc sử dụng không đúng quyền được phòng vệ đã được pháp luật hình sự ghi nhận. Khi nào được thực hiện, thực hiện như thế nào quyền này là vấn đề cần phải làm rõ trong tất cả các điều kiện về phòng vệ chính đáng, và cũng cần 11
  15. phân biệt được một số hành vi giống với phòng vệ chính đáng nhưng thực chất là không phải. 1.2.1. Các điều kiện thuộc về hành vi xâm hại Về mặt lý luận, C.Mác cũng từng khẳng định: “ngoài hành vi của mình ra tôi hoàn toàn không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của nó”. Trên cơ sở đó, pháp luật nói chung và luật hình sự nói riêng của Việt Nam đã thừa nhận rằng, chỉ bằng hành vi của mình con người mới có thể xâm hại đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, và những suy nghĩ hay tư tưởng xấu xa của con người mà chưa thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan hoặc không có căn cứ xác định sẽ thực hiện thì không bị cho là nguy hiểm cho xã hội và tất nhiên sẽ không bị pháp luật điều chỉnh. [2, tr.60] Bởi tính chất của các quan hệ xã hội mà phần lớn các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ, quy định nghĩa vụ pháp lý bắt buộc đối với chủ thể (cấm đoán hoặc yêu cầu thực hiện) song vẫn có những quy phạm quy định quyền của con người (quyền tự bảo vệ mình hoặc lợi ích chung khác). Tuy nhiên, quyền đó của con người không phải lúc nào cũng được phát sinh, vì vậy chúng ta cần phải xác định rõ những điều kiện mà trước hết là điều kiện thuộc hành vi tấn công. Khi chưa có những quy định cụ thể của Bộ luật hình sự, song qua nghiên cứu các văn bản và thực tiễn ở thời kỳ này thì GS.TSKH Lê Cảm đã có quan điểm sau về hành vi tấn công: [4, tr.546] Thứ nhất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đáng kể của hành vi xâm hại. Vậy thì, mức độ nguy hiểm cho xã hội thế nào được coi là đáng kể. Trước hết cần hiểu rằng, hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là hành vi tiêu cực do con người thực hiện xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến những lợi ích chung của xã hội và hành vi nguy hiểm đó phải ở mức độ đáng kể. Hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động. Trên 12
  16. thực tế, có rất nhiều hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, ví dụ như: hành vi của con, cháu chửi mắng ông bà, cha mẹ; hành vi cha mẹ dạy dỗ con bằng roi như ông bà ta vẫn nói: “thương cho roi cho vọt” nhưng những hành vi này chưa ở mức độ nguy hiểm “đáng kể”. Chẳng hạn, nếu trong quá trình giáo dục con mình, cha mẹ có sử dụng roi vọt tác động lên thân thể đứa trẻ (chỉ mang tính giáo dục), mà đứa con lại có hành vi chống trả lại cha mẹ, vì cho rằng đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội thì hoàn toàn không đúng cả về mặt pháp lý lẫn đạo đức xã hội. Một ví dụ khác, người cha đưa tiền cho con và yêu cầu đứa con phải đi mua chất ma túy về cho mình sử dụng, nhưng người con không đồng ý đi vì biết rằng hành vi đó là trái pháp luật, người cha tức giận vì con cãi lời nên đã dùng một ống tuýp sắt đánh liên tục vào người con. Hành vi đó của người cha có mức độ nguy hiểm đáng kể và đang xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của con người, trong trường hợp này người con có quyền phòng vệ đối với hành vi trái pháp luật của người cha. Hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội như đã nhấn mạnh, ngoài hình thức hành động thì còn có hình thức không hành động. Có khá nhiều quan điểm cho rằng hành vi được thực hiện bằng hành động sẽ có tính chất nguy hiểm đáng kể hơn là hành vi được thực hiện bằng không hành động và chỉ khi nào xuất hiện hành vi hành động gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội thì quyền phòng vệ của người phòng vệ mới phát sinh. Tác giả luận văn này, không đồng tình với những quan điểm đó, ví dụ: tình huống thứ nhất: A cầm một nhánh liễu nhỏ đuổi đánh B vì bị B chọc ghẹo. Tình huống thứ hai: người vợ mang thai được 8 tháng bị đau bụng và chảy máu nhiều dẫn đến bất tỉnh, nhưng người chồng nhất quyết không đưa vợ đến bệnh viện kiểm tra vì cho rằng chưa đến ngày sinh (phải đủ 9 tháng 10 ngày) và cho rằng đó là hiện tượng bình thường rồi vợ sẽ tỉnh lại. Rõ ràng, tình huống thứ nhất là hành vi được thực hiện bằng hành động nhưng khó để gọi là mức độ nguy hiểm “đáng 13
  17. kể”, nhưng ngược lại với tình huống thứ hai dù hành vi được thực hiện bằng không hành động nhưng rõ ràng là nguy hiểm quá “đáng kể”. Trên thực tế, không phải ai cũng nhận thức được tính nguy hiểm đáng kể này. Về cơ bản có thể xác định mức độ “đáng kể” như sau: Một là tùy thuộc vào tính chất quan trọng của các mối quan hệ xã hội bị xâm phạm (quan hệ xã hội cần được bảo vệ). Để xác định được tính chất này cần dựa vào quy định thuộc Phần tội phạm của Bộ luật hình sự nước ta, bởi vì những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ bằng những quy phạm pháp luật hình sự được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về tính chất quan trọng. Hai là phụ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi tấn công. [12, tr.66] Thứ hai, hành vi xâm hại cần phải đang diễn ra và chưa kết thúc (chấm dứt) Khi đã xác định được mức độ đáng kể của hành vi xâm phạm thì cần phải biết được rằng hành vi đó có còn diễn ra trên thực tế hay không? Vấn đề ở đây xác định hành vi còn diễn ra hay không, chứ không phải xác định hậu quả của hành vi đã gây ra. Ví dụ: A chặn đường đánh B, để lại trên người mặt B nhiều vết bầm và gãy một cây răng (vì bị tát mạnh vào mặt). Sau đó, B về nhà kể với C, nên C đã qua nhà A để đánh lại như vậy, vì C cho rằng B mới bị đánh thương tích vẫn còn đó. Hành vi xâm hại ở đây là hành vi A đã đánh B nhưng hậu quả phát sinh từ hành vi lại là thương tích trên người B. Hành vi xâm hại rõ ràng đã kết thúc. Hành vi xâm hại đang diễn ra nghĩa là đã và đang xảy ra trên thực tế và chưa chấm dứt (kết thúc) khi hành vi bị phát hiện. 1.2.2. Các điều kiện thuộc về hành vi phòng vệ Khi đã xác định được lý do cho phép thực hiện hành vi phòng vệ, ngay lúc đó cũng cần xác định hành vi phòng vệ đó phải như thế nào để không bị coi là tội phạm mặc dù có thể thực tế đã gây ra thiệt hại. Từ những yêu cầu 14
  18. đó, GS.TSKH Lê Cảm cũng đưa ra hai điều kiện thuộc về hành vi phòng vệ: [4, tr.549] Một là, hành vi phòng vệ cần phải được thực hiện bằng việc gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại, chứ không phải cho người thứ ba; Hai là, cường độ của hành vi phòng vệ cần phải tương xứng với cường độ của hành vi xâm hại. Cần lưu ý rằng, quan điểm của GS.TSKH Lê Cảm có lẽ được đưa ra khi Bộ luật hình sự năm 1985 quy định thuật ngữ “tương xứng” trong quy phạm về phòng vệ chính đáng. Đặt trong bối cảnh hiện nay, cần phải hiểu cường độ của hành vi phòng vệ phải “cần thiết” như pháp luật hình sự hiện hành quy định. 1.2.3. Vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng và phòng vệ tưởng tượng 1.2.3.1. Vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng Phòng vệ để bảo vệ những lợi ích chính đáng chung của xã hội nói chung và quyền con người nói riêng, là hành vi được pháp luật hình sự cho phép thực hiện, nhưng không đồng nghĩa với việc công dân có quyền phòng vệ bất cứ mức độ, phạm vi và quy mô nào. Theo khoản 2 Điều 15 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.[14] Như vậy, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có lý do thực hiện như phòng vệ chính đáng nhưng đã vượt quá giới hạn cần thiết so với tính chất và mức độ của hành vi xâm hại. Chính sự vượt quá giới hạn này cho 15
  19. phép coi hành vi mặc dù chống tra lại hành vi xâm hại là tội phạm bị pháp luật hình sự cấm thực hiện. Sự vượt quá giới hạn này cũng do nhiều nguyên nhân, có thể là khách quan hoặc có thể chủ quan của người có hành vi. Tuy nhiên do có yếu tố chống trả lại hành vi xâm hại lợi ích của xã hội, Nhà nước va cá nhân mà hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị trừng trị nhẹ hơn so với những hành vi phạm tội khác. 1.2.3.2. Phòng vệ tưởng tượng Nếu trong một hoàn cảnh cụ thể, một người tưởng lầm rằng người khác có hành vi xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của mình hay của người khác mà họ gây ra thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người đó. Khoa học luật hình sự gọi trường hợp phòng vệ này là phòng vệ tưởng tượng. Trường hợp này, thì không có những cơ sở cơ bản để được phát sinh quyền phòng vệ, nhưng do chủ thể lầm tưởng nên đã gây thiệt hại cho người khác. [12, tr.73] Ví dụ: Khi A đang cùng bạn gái ngồi ăn trái cây trong công viên thì thấy anh B dắt 1 con chó Becgie, khi anh B thì nhìn vào A và con chó thì sủa rất to, nên A nghĩ rằng anh B điều khiển con chó để tấn công mình, A đã lấy con dao sẵn có trong túi trái cây và chạy đến tấn công anh B làm anh B bị thương ở bụng. Phân tích tình huống này có thể thấy rằng, hành vi của anh B dẫn chó đi ngoài đường và hành vi của anh B nhìn vào A đều không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Việc anh B điều khiển chó để tấn công A trong trường hợp này là không có cơ sở, không có thật, vì vậy hành vi của A đâm anh B là sai và bị coi là “phòng vệ tưởng tưởng” nghĩa là A phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi gây thương tích đó cấu thành tội phạm. Trong thực tế, đã có rất nhiều người khi thực hiện hành vi phạm tội nhưng cho rằng hành vi của mình là phòng vệ chính đáng, họ cho rằng người đó chuẩn bị có hành vi tấn công mình một cách không có cơ sở (ví dụ: một 16
  20. người xâm hình, mặt dữ và nhìn mình thì cho rằng họ sẽ gây nguy hiểm cho mình; hay một người bị bệnh tâm thần đi lang thang và có cầm cái cây to nhìn mình thì cũng nghĩ rằng người tâm thần đó sẽ đánh mình ), tất cả những đều đó chỉ là do sự tưởng tượng của người đã gây thiệt hại thật sự. Không được xem phòng vệ tưởng tượng như một dạng của vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì về các cơ sở xuất hiện quyền phòng vệ là có thật, nhưng vì người phòng vệ đã gây thiệt hại quá giới hạn cho phép đối với người tấn công mà pháp luật đã quy định. Còn phòng vệ tưởng tượng là chưa có bất kỳ một cơ sở nào của quyền phòng vệ xuất hiện. Tất nhiên là cả hai trường hợp này đều đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự, nhưng hoàn toàn khác nhau. Trách nhiệm hình sự đối với vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định rõ ràng trong Bộ luật hình sự tại khoản 2 Điều 13 Bộ luật hình sự năm 1985 và khoản 2 Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1999. Trong khi đó trách nhiệm hình sự đối với phòng vệ tưởng tượng là không có, chính vì thế đã có những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có quan điểm cho rằng phòng vệ tưởng tưởng không phải là một dạng của phòng vệ chính đáng vì rõ ràng không có hành vi tấn công thì không thể xuất hiện hành vi gọi là “phòng vệ”. Tuy nhiên, cũng có những quan điểm ngược lại về vấn đề trách nhiệm hình sự trong phòng vệ tưởng tượng và chia thành hai cách xử lý khác nhau như sau: Một là, nếu căn cứ vào mọi tình tiết khách quan thấy rằng việc nhận định sai lầm của người phòng vệ tưởng tượng là có lý do chính đáng, có cơ sở thực tiễn mà bất cứ ai ở trong hoàn cảnh, điều kiện đó đều có những nhận định như vậy thì hành vi phòng vệ tưởng tượng nên được xem xét là phòng vệ chính đáng. 17