Luận văn Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_phong_ngua_tinh_hinh_toi_trom_cap_tai_san_tren_dia.pdf
Nội dung text: Luận văn Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TÔ LAN PHƯƠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2016
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TÔ LAN PHƯƠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 60 38 01 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA HÀ NỘI – 2016
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪATÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN 8 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản 8 1.2. Mục đích, các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản 10 1.3. Các chủ thể phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản 17 1.4. Nội dung và các loại biện pháp phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản 23 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢNTRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 29 2.1. Thực trạng nhận thức về phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 29 2.2. Thực trạng về tổ chức các chủ thể phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 31 2.3. Thực trạng về nội dung và các biện pháp phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 38 Chương 3:TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀISẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH,THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 577 3.1. Tăng cường nhận thức về phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 577 3.2. Hoàn thiện tổ chức phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 588 3.3. Tăng cường nguồn nhân lực phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 644 3.4. Hoàn thiện nội dung và các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn quân Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 677 KẾT LUẬN 799 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANTQ : An ninh Tổ Quốc CSĐTTP : Cảnh sát điều tra tội phạm CSKV : Cảnh sát khu vực PCTP : Phòng chống tội phạm TAND : Tòa án nhân dân TNXS : Tệ nạn xã hội TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh TTATXH : Trật tự an toàn xã hội TTXH : Trật tự xã hội UBND : Ủy ban nhân dân VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng thống kê phạm pháp hình sự trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (2011-2015). Bảng 2.2. Thống kê số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2011 đến năm 2015. Bảng 2.3: Số vụ, số bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản so với số vụ, số bị cáo phạm tội nói chung trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015. Bảng 2.4: Thống kê tình hình tình trạng nghề nghiệp của người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015. Bảng 2.5: Số bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản so với số dân cư trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015. Bảng 2.6: Thống kê trình độ học vấn của người phạm trộm cắp tài sản so với số dân cư trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015. Bảng 2.7: Thống kê tài trộm cắp trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015. Bảng 2.8: Thống kê độ tuổi của người phạm tội phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015. Biểu đồ 2.1: Cơ cấu theo tiêu chí tình trạng nghề nghiệp của người phạm tội
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là vùng kinh tế trọng điểm phía nam của Tổquốc có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của vùng và của cả nước. Quận Tân Bình là một trong 24 quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích khoảng 22,38 km², bao gồm 15 phường (từ 1–15) với khoảng 455.276 người. Nằm phía tây của sông Sài Gòn, địa bàn quận giáp liền với các Quận 3, Quận 10, Quận 11, Quận 12,quận Tân Phú, quận Gò Vấp và quận Phú Nhuận là những địa bàn phát triển mạnh về kinh tế, xã hội.Quận Tân Bình là một trong những quận có nền kinh tế mạnh và tích cực, có nhiều xu hướng phát triển cao và luôn đáp ứng mọi nhu cầu phát triển của các thành phần kinh tế cần thiết. Từ nhiều năm qua, quận Tân Bình đã và đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư lớn tham gia đầu tư xây dựng, điển hình là các trung tâm thương mại và khu vui chơi lớn như Parkson Plaza, Trung tâm Thương mại – Văn hóa Lạc Hồng Quận còn thúc đẩy mạnh các dịch vụ du lịch để thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chính sự phát triển mạnh về mặt kinh tế cùng với những mặt chưa hoàn thiện trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, bên cạnh đó là sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã làm cho tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận phát sinh nhiều vấn đề. Cũng vì thế, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật ngày càng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, tính chất ngày càng nguy hiểm và tinh vi hơn, trong đó có tội trộm cắp tài sản gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước, công dân và gây mất an ninh trật tự. Thủ đoạn của các đối tượng trộm cắp tài sản đó là lén lút, bí mật, lợi dụng sơ hở của người chủ tài sản hoặc người chịu trách nhiệm trông coi, quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản, các đối tượng phạm tội này rất có ý thức che dấu hành vi phạm tội của mình nên gây rất nhiều khó khăn cho công tác phòng ngừa và phát hiện kịp thời. 1
- Theo số liệu thống kê của Công an quận Tân Bình về các vụ trộm cắp tài sản thì chỉ tính trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, trên toàn quận xảy ra 1.168 vụ trong đó có 12 vụ trộm liên quan đến tài sản của người nước ngoài.Mặc dù vậy, Công an quận Tân Bình đã khám phá 581 vụ trong tổng số vụ trộm, bắt giữ646 tên, tỉ lệ khám phá đạt 49,7%. Nhưng nhìn chung, số vụ trộm cắp tài sản không có dấu hiệu giảm xuống mà ngày càng tăng. Điều này có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là công tác đánh giá và chủ động trong phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản còn chưa thật sự có hiệu quả, chưa phát huy được vai trò và tầm quan trọng của công tác này. Bên cạnh đó, công tác xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chưa được quan tâm đúng mực, kịp thời. Các đợt sơ kết, tổng kết, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm chưa được làm thường xuyên hoặc chưa có chiều sâu. Ngoài ra, công tác phát động phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh Tổquốc trong đấu tranhphòng chống các loại tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng chưa sâu rộng, chưa cụ thể hóa, còn chung chung nên hiệu quả còn hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản cho Công an quận Tân Bình cũng như toàn bộ người dân đang sinh sống tại địa phương là vấn đề mang ý nghĩa cấp thiết.Xuất phát từ những lý do nêu trên nên học viên chọn đề tài: “Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trên tinh thần kế thừa các lý luận về tội phạm học của các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trong và ngoài nước, các sách, giáo trình, chuyên khảo khoa học như: - Võ Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, NXB. Công an Nhân dân, Hà Nội. 2
- - Phạm Hồng Cử (2004), Tội phạm trộm cắp tài sản và công tác phòng ngừa, đấu tranh tại Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Trường đại học Cảnh sát nhân dân, Thành phố Hồ Chí Minh. - Vũ Việt Hùng (2011), Một số kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố,kiểm sát các vụ án trộm cắp tài sản, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Bên cạnh đó, trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản: - Đề tài khoa học cấp bộ “Tội phạm trộm cắp xe gắn máy có tổ chức tại các tỉnh, thành phố phía Nam - thực trạng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh” do tác giả Vũ Anh Sơn làm chủ nhiệm, đi sâu nghiên cứu hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với hành vi trộm cắp xe máy có tổ chức trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía Nam; - Luận án tiến sĩ “Trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng chống tội phạm này ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Văn Hùng; - Luận văn thạc sĩ “Điều tra các vụ án trộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh” của tác giả Đinh Trần Ngọc Tiên, đi sâu nghiên cứu hoạt động điều tra tội trộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh; - Luận văn thạc sĩ “Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành Phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Hiền Hoà; và một số đề khoa học cấp cơ sở, các khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến hoạt động phòng, chống các tội riêng lẻ thuộc chương xâm phạm sở hữu nhưng ở các góc độ khác nhau và có phạm vi địa bàn khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về phòng ngừa tình hình tội cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh, đề ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn là rất cần thiết. Đây là 3
- một đề tài mới và phù hợp với tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm tại quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tình hình tội trộm cắp tài sản trên phạm vi của chuyên ngành Luật hình sự. Các luận văn, các công trình nghiên cứu này được thực hiện ở các đại bàn khác nhau, các giai đoạn, các góc độ, khía cạnh khác nhau nên có giá trị tham khảo cho việc thực hiện đề tài Luận văn của học viên vẫn không bị trùng lặp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đíchnghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài giải quyết tốt các nhiệm vụ sau: - Phân tích để làm rõ những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản. - Thực trạng hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. - Làm rõ những hạn chế, nguyên nhân của các mặt trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiêncứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Để nghiên cứu về phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả dựa trên các số liệu thống kê xét xử hình sự sơ thẩm của 4
- Viện kiểm sát nhân dân quận Tân Bình giai đoạn 2011 – 2015, cũng như trên cơ sở kết quả nghiên cứu 197 bản án xét xử sơ thẩm của TAND quận Tân Bình giai đoạn 2011 – 2015 được thu thập một cách ngẫu nhiên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2015. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; những lý luận về tội phạm học nói chung và phòng ngừa tình hình tội nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành việc nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng trong toàn bộ luận văn nhằm làm rõ nguyên nhân và điều kiện của phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản. - Phương pháp thống kê: sử dụng trong thống kê số liệu của luận văn (phần phụ lục) nhằm khái quát tình hình chung của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình. - Phương pháp so sánh: sử dụng trong toàn bộ luận văn, đối chiếu lý luận nhận thức với thực trạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tìm ra các hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa phù hợp, hiệu quả. - Phương pháp lịch sử: Có trong toàn bộ luận văn, thể hiện sự kế thừa của luận văn, phát huy sáng tạo có chọn lọc. 5
- - Phương pháp nghiên cứu bản án: nghiên cứu 197 bản án điển hình là những vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, nghiên cứu xem tình trạng nghề ngiệp, trình độ học vấn, được thể hiện trong bản án như thế nào nhằm làm rõ thực trạng nhận thức và làm sáng tỏ nhận thức phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình (Chương 2). Để có thêm chất liệu nghiên cứu của luận văn còn có các báo cáo sơ kết, tổng kết từ năm 2011 đến năm 2015 của các cơ quan chức năng (Công an, VKSND, TAND, Ủy ban nhân dân cấp quận và Thành Phố Hồ Chí Minh). Kết hợp với các số liệu, tư liệu trong các bài viết, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan tới đề tài phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học pháp lý hình sự.Việc nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở để xây dựng các biện pháp phòng ngừatình hình tội trộm cắp tài sản một cách khoa học và hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ hơn lý luận tội phạm học về phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đã làm rõ thực trạng phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương. Do vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp cá nhân, cơ quan, tổ chức tham khảo để vận dụng vào việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ nhận thức cho quần chúng nhân dân và vận dụng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 6
- 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu,kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, Luận văn được cấu trúc thành 03 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản Chương 2: Thực trạng phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Tăng cường phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 7
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘITRỘM CẮP TÀI SẢN 1.1.Khái niệm, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tộitrộm cắp tài sản 1.1.1. Khái niệmphòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản Phòng ngừa tình hình tội phạm là vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng được đặt ra sau khi tiềm hiểu đặc điểm, tính chất tình hình tội phạm và các nguyên nhân – điều kiện tình hình tội phạm. Về thuật ngữ, các nhà khoa học Việt Nam đã sử dụng hai thuật ngữ “phòng ngừa tội phạm” và “phòng ngừa tình hình tội phạm”[37, tr.207]. Lý luận và thực tiễn cho thấy, “phòng ngừa tội phạm” không có ý nghĩa chỉ giới hạn ở mức độ phòng ngừa tội phạm cụ thể (cái riêng). Ngược lại, “phòng ngừa tình hình tội phạm” cũng không có nghĩa chỉ giới hạn ở mức độ phòng ngừa chung toàn bộ tình hình tội phạm (cái chung) mà không kết hợp với phòng ngừa tội cụ thể. Thật ra, hai cách diễn đạt nàyđều thể hiện phòng ngừa tội phạm ở tất cả các mức độ: tình hình tội phạm nói chung, loại tội phạm và từng tội phạm cụ thể. Mục đích chung của phòng ngừa tình hình tội phạm là hạn chế và loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội, không phân biệt loại tội phạm (hoặc tội phạm) nào. Liên quan đến định nghĩa phòng ngừa tình hình tội phạm, các nhà nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay có hai xu hướng chính: xu hướng thứ nhất là các tác giả quan niệm rằng phòng ngừa tình hình tội phạm bao gồm cả hoạt động phòng và chống tội phạm; xu hướng thứ hai cho rằng phòng ngừa chỉ bao gồm hoạt động tác động vào nguyên nhân và điều kiện của tội phạm nhằm ngăn ngừa trước không cho tội phạm xảy ra. Qua tham khảo các quan điểm lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm, có thể rút ra: “Việc phòng ngừa tình hình tội phạm là hệ thống nhiều mức độ các biện pháp mang tính chất Nhà nước, xã hội, và Nhà nước – xã hội nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm hoặc làm vô hiệu hóa (làm yếu; hạn chế) chúng và bằng cách đó làm giảm và dần dần loại bỏ tình hình tội phạm” [46, tr.154]. 8
- Để làm giảm tội phạm trộm cắp tài sản hiện nay thì tầm quan trọng của việc nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản cần được quan tâm sâu sắc. Trên cơ sở nhận thức chung đó về phòng ngừa tình hình tội phạm, chúng ta mới có thể có được quan điểm đúng đắn về phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản. Như vậy, phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản một mặt phải tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm nghiên cứu cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, phát hiện ngăn chặn, xóa bỏ các nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm trộm cắp tài sản. Mặt khác, phải phát hiện, ngăn chặn, điều tra xử lý kịp thời khi có tội phạm trộm cắp tài sản xảy ra và giáo dục kẻ phạm tội trộm cắp tài sản thành người có ích cho xã hội. 1.1.2. Ý nghĩa nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản Tình hình tội phạm gây thiệt hại lớn cho các quan hệ xã hội, do đó phòng ngừa tình hình tội phạm là hoạt động mang tính tất yếu. Việc nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội phạm là một phương hướng có tính chiến lược, lâu dài, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm khác [39, tr.278]. Đối với tình hình tội trộm cắp tài sản hiện nay đang gây ra nhiều thiệt hại tài sản cho công dân, cho xã hội, ảnh hưởng lớn đến TTATXH. Nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản thể hiện ý nghĩa thực tế trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản. Việc nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sảncòn tác động đến các lĩnh vực khác trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước như phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng Thông qua việc làm tốt công tác phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các mặt công tác phòng ngừa tình hình tội phạm khác, như hỗ trợ công tác tấn công trấn áp có hiệu quả cao, hỗ trợ công tác bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội tốt hơn. Đặc biệt, đối với lĩnh vực điều tra, xử lý tội phạm, làm tốt công tác phòng ngừa, phát động quần chúng nhân dân có ý thức tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, quản lý chặt chẽ các đối tượng sưu 9
- tra, xác minh hiềm nghi, chuyên án là điều kiện phục vụ công tác điều tra vụ án nhanh chóng, khẩn trương và đem lại hiệu quả chính xác. Bên cạnh đó, việc phạm tội trộm cắp tài sản có một phần nguyên nhân từ cá nhân con người, nhưng nguyên nhân sâu xa và có tính quyết định là ở môi trường xã hội. Nhà nước cần loại trừ nguyên nhân điều kiện phạm tội cụ thể bằng việc cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội để mọi người sống trong môi trường an toàn, ngăn ngừa rủi ro phạm tội. Vì vậy, việc nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản còn có ý nghĩa nhân đạo và tiến bộ xã hội. Ở khía cạnh kinh tế, việc nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản đem lại hiệu quả kinh tế nhất định. Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản có hiệu quả sẽ ngăn chặn những thiệt hại to lớn về kinh tế do tội phạm này gây ra, kể cả các thiệt hại gián tiếp mà Nhà nước và xã hội phải bỏ kinh phí để khắc phục hậu quả. Mặt khác, nếu tỷ lệ phạm tội trộm cắp tài sản giảm thì sẽ kéo theo khả năng ngân sách Nhà nước giảm chi cho hoạt động điều tra, xét xử, cải tạo người phạm tội. Ở khía cạnh quản lý, việc nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản được coi là một “kênh” quản lý xã hội có hiệu quả. Thông qua hoạt động phòng ngừa tội phạm này, các cơ quan chức năng kiểm soát được một mảng tối – tình hình tội trộm cắp tài sản của xã hội. Mặt khác, các biện pháp phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản góp phần duy trì trật tự xã hội bằng các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ, thậm chí có tính cưỡng chế. Vì vậy, việc nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản có ý nghĩa về mặt quản lý xã hội. Tóm lại, trong nghiên cứu lý luậnvà nhận thức về phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản hiện nay ở nước ta, trên thực tế hai hoạt động này thường gắn liền với nhau, tác động lẫn nhau trong quá trình kéo giảm và dần dần loại bỏ tình hình tội trộm cắp tài sản ra khỏi đời sống xã hội của chúng ta. 1.2. Mục đích, các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản 10
- 1.2.1. Mục đích phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản Phòng ngừa tình hình tội phạm là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp, tuy nhiên từ những lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Đảng ta và từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm chúng ta có thể tin tưởng sẽ đấu tranh thắng lợi với các loại tội phạm và loại trừ nó ra khỏi đời sống xã hội trong tương lai. Hơn nữa, phòng ngừa không để xảy ra tội phạm còn là yêu cầu đòi hỏi của Nhà nước và mỗi người dân để đảm bảo cuộc sống yên vui, hạnh phúc[35, tr.415]. Như vậy,mục đích phòng ngừa tình hình tội phạm được đặt ra tùy thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ, giai đoạn cụ thể. Trong tình hình hiện nay ở nước ta để chỉ đạo cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, Đảng ta đã ban hành Chỉ thị số 48/CT/TW “về tăng cường sự lạnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới” trong đó đã chỉ rõ: “trong thời gian tới công tác phòng chống tội phạm phải kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, nhất là các loại tội phạm nghiêm trọng, tội phạm mới, tạo môi trường lành mạnh phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc và bình yên của nhân dân”. Mục đích của phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản cần phải hướng đến việc không để hình thành và tồn tại các nguyên nhân, điều kiện phạm tội, tức là phải hạn chế, cô lập, tiến tới loại trừ những mầm mống tội phạm (nguyên nhân và điều kiện của tội phạm). Đối với tình hình tội trộm cắp tài sản cần phải hạn chế, làm giảm, chặn đứng để không có sự gia tăng phát triển và tiến tới xỏa bỏ, thủ tiêu hiện tượng này khỏi đời sống xã hội góp phần đảm bảo an ninh trật tự của đất nước [35, tr.385]. Cụ thể hóa mục đích phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản bao gồm những nội dung cụ thể như sau: - Hạn chế, xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm và các vụ phạm tội trộm cắp tài sản, không để nảy sinh và phát triển loại tội phạm này. Sự phát sinh, phát triển tình hình tội trộm cắp tài sảntrong mỗi khu vực, địa bàn đều có nguyên nhân và điều kiện nhất định. Hạn chế hoặc xóa bỏ các 11
- nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản là công việc lâu dài, phức tạp và khó khăn, công việc này đòi hỏi sự tham gia tích cực của cả hệ thống cơ quan Đảng, chính quyền, tổ chức xã hội, các cấp và đến mỗi người dân, đồng thời cũng đòi hỏi có chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lý, toàn diện của Đảng và Nhà nước đối với từng lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội từ cấp vĩ mô đến cơ sở. Chúng ta phải thừa nhận rằng tội phạm trộm cắp tài sản nảy sinh do nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau, bao gồm những yếu tố về tâm, sinh lý con người, yếu tố môi trường tác động và đặc biệt cuộc sống xã hội luôn luôn thay đổi, phát triển và thường xuyên xuất hiện những mâu thuẫn chưa kịp thời giải quyết được. Vì vậy, việc xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện, loại trừ tội phạm trộm cắp tài sảnkhỏi đời sống xã hội là vấn đề tất yếu. - Ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra các hành vi phạm tội mới. Theo quan điểm của các nhà tội phạm học trên thế giới và trong nước hiện nay thì ngăn chặn các hành vi phạm tội cũng chính là nội dung của phòng ngừa tình hình tội phạm, bởi vì có sự tác động đến đối tượng trước khi thực hiện hành vi phạm tội làm cho tội phạm không xảy ra, không gây ra hậu quả, tác hại. Khác với nội dung xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, ngăn chặn là hoạt động có tính tức thời, cấp bách, khi đối tượng đang có ý đồ, âm mưu và chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. Ý nghĩa của việc ngăn chặn hành vi phạm tội trộm cắp tài sản là việc tác động cụ thể đến đối tượng, môi trường, hoàn cảnh phạm tội trộm cắp tài sản làm cho đối tượng phạm tội tự giác từ bỏ hoặc không thể thực hiện được hành vi phạm tội của mình, từ đó mà ngăn chặn được những hậu quả có thể xảy ra. - Phòng ngừa tái phạm tội. Quy luật hoạt động của tội phạm cho thấy: hành vi phạm tội của những người đã có hành vi phạm tội trước đó, đã bị xử lý hình sự, bị kết án và đã thụ lý hình phạt xong nhưng chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội tiếp theo thường có tính chất nguy hiểm và gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Vì vậy, phòng ngừa tái phạm tội là một nội dung của phòng ngừa tình hình 12
- tội phạm đã được các nước trên thế giới và ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu và tổ chức thực hiện.[35, tr.418] Đối tượng của phòng ngừa tái phạm tội trộm cắp tài sản là những con người đã có tiền án, tiền sự - những con người cụ thể đã từng phạm tội trộm cắp tài sảnmà vẫn còn những khả năng, điều kiện có thể dẫn đến hành vi phạm tội mới. Phương pháp tác động phòng ngừa tái phạm tội trộm cắp tài sản được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp tác động của Nhà nước, xã hội, gia đình và phòng ngừa nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực tư pháp và Công an Sự tác động của Nhà nước và xã hội bao gồm cả việc tạo công ăn việc làm thuận lợi, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, sự động viên, giáo dục của gia đình, người thân và bạn bè giúp cho đối tượng nhận thức được hành vi sai trái, từ bỏ tư tưởng lệch lạc, tái hòa nhập với cộng đồng. Sự tác động của cơ quan chuyên môn, đặc biệt là cơ quan Công an thể hiện theo một quá trình chặt chẽ: giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục cải tạo bằng lao động trong thời gian thụ án ở các nhà giam, quản lý chặt chẽ những diễn biến, động thái của họ khi mãn hạn thi hành án về sống với cộng đồng. Hiện nay ở nước ta đã đẩy mạnh phong trào thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm trong đó đặt ra một trong những mục tiêu là: “kết hợp chặt chẽ công tác phòng ngừa và chủ động tấn công, trấn áp tội phạm, trước hết ở các địa bàn trọng điểm, các đô thị. Tổ chức giáo dục có hiệu quả đối với người phạm tội, giúp họ nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng xã hội”. Trong chương trình đã đề ra đề án là “phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm, cảm hóa giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”. Riêng đối với những người vi phạm, phạm tội, mãn hạn chấp hành án trở về địa phương yêu cầu Nhà nước, xã hội và các cơ quan chuyên môn cần phải: hướng nghiệp, tạo việc làm, giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến, quản lý những đối tượng bị quản chế, cấm đi khỏi nơi cư trú, bị kết án tù nhưng cho hưởng án treo không để họ phạm tội trở lại. 13
- Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản là hoạt động có định hướng, mục tiêu rõ ràng, mặt khác đây là hoạt động có nhiều người tham gia (cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước ). Vì vậy, để việc phòng ngừa có hiệu quả cần thiết phải xây dựng tốt về chương trình, kế hoạch phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn và mỗi loại chủ thể trong những điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội cụ thể. Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản là một hoạt động có vai trò rất quan trọng đối với cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm chung và quá trình xây dựng, phát triển của xã hội. Hoạt động phòng ngừa là một bộ phận của cuộc đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản giữ vai trò là phương hướng chính. Đó là phương hướng giải quyết vấn đề tội trộm cắp tài sản một cách triệt để, hiệu quả nhất, sâu sắc nhất và có tính cách mạng nhất. Bởi vì, phương hướng phòng ngừa được tổ chức tiến hành ngay từ khi còn chưa xảy ra tội phạm, xóa bỏ ngay từ đầu những yếu tố hình thành nguyên nhân điều kiện phạm tội hoặc ngăn chặn trước khi tội phạm nảy sinh, không để gây ra hậu quả xảy cho con người và xã hội. 1.2.2. Các nguyên tắc phòng ngừatình hình tộitrộm cắp tài sản Phòng ngừa tình hình tội phạm là hoạt động phức tạp, lấy con người và các mối quan hệ xã hội của con người làm đối tượng tác động, do đó cũng tiềm ấn nhiều rủi ro khó khắc phục nên cần tuân thủ một số nguyên tắc[39, tr.285].Vì vậy, nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản là những tư tưởng chỉ đạo toàn bộ các hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sảntừ khâu xây dựng kế hoạch đến triển khai áp dụng. Những nguyên tắc này phản ánh quy luật khách quan và kinh nghiệm thực tiễn của hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm. Trên cơ sở phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản nói riêng cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc pháp chế Các hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản có pháp luật điều chỉnh ở những mức độ khác nhau, do đó cần tuân thủ nguyên tắc pháp chế. Nguyên tắc này đòi hỏi phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản phải phù hợp 14