Luận văn Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk

pdf 85 trang vuhoa 24/08/2022 4320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phong_chong_bao_luc_gia_dinh_bang_cac_bien_phap_han.pdf

Nội dung text: Luận văn Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Y KĂN NIÊ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH BẰNG CÁC BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐẮK LẮK - NĂM 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Y KĂN NIÊ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH BẰNG CÁC BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN LINH GIANG ĐẮK LẮK - NĂM 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Bằng văn bản này, tác giả xin cam đoan rằng các nội dung được trình bày trong Luận văn “Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tác giả. Tác giả xin cam đoan là công trình nghiên cứu do chính tác giả thực hiện. Các số liệu trích dẫn nêu trong luận văn là trung thực và được tác giả chú thích rõ ràng. Tác giả Y Kăn Niê i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện khoa học xã hội, các quý Thầy Cô đã trang bị tri thức cho tôi, tạo môi trường thuận lợi, điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Linh Giang đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Y Kăn Niê ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài 3 4. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Phạm vi giới hạn đề tài 5 6. Đối tượng nghiên cứu 5 7. Kết cấu luận văn 5 Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm của phòng, chống bạo lực gia đình 7 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của gia đình 7 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của bạo lực gia đình 9 1.1.3. Khái niệm phòng, chống bạo lực gia đình 12 1.2. Khái niệm, đặc điểm của các biện pháp hành chính 15 1.2.1. Khái niệm và phân loại các biện pháp hành chính 15 1.2.2. Đặc điểm áp dụng các biện pháp hành chính 18 1.3. Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính 18 iii
  6. 1.3.1. Khái niệm phòng chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính 18 1.3.2. Vai trò, ý nghĩa của phòng chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính 19 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phòng chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính 21 1.4.1. Yếu tố pháp lý 21 1.4.2. Yếu tố văn hoá 22 1.4.3. Yếu tố nhận thức 23 Kết luận chương 1 26 Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Đăk Lăk 27 2.1. Quy định pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính 27 2.1.1. Chủ thể chịu trách nhiệm xử lý hành vi bạo lực gia đình bằng biện pháp hành chính 27 2.1.2. Các hình thức xử lý hành chính đối với hành vi bạo lực gia đình . 28 2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính tại tỉnh Đăk Lăk 41 2.2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Đăk Lăk 41 2.2.2. Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính tại tỉnh Đăk Lăk 42 2.3. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân 50 iv
  7. Kết luận chương 2 63 Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính 64 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình bằng biện pháp hành chính 64 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình bằng biện pháp hành chính 65 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng. 68 KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 v
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bạo lực gia đình đã và đang là vấn nạn của xã hội, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, trong đó những đối tượng yếu thế như phụ nữ, trẻ em chịu nhiều ảnh hưởng. Việc phòng, chống bạo lực gia đình đã được Đảng và Nhà nước thể hiện qua Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Cũng như đã xây dựng được khung pháp lý về xử phạt đối với những hành vi có liên quan đến bạo lực gia đình. Để thực hiện mục tiêu “Mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội”1, ngày 21-11-2007 Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình - đây là cơ sở pháp lý thống nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình góp phần củng cố và xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Tuy vậy, trong thực tế khi triển khai thực hiện thì các quy phạm pháp luật này chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, tình trạng bạo lực trong gia đình chưa thực sự có nhiều thay đổi. Trong gia đình, khi thành viên gia đình thực hiện các hành vi gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác thì những hành vi đó chính là bạo lực gia đình. Vì chính vì vậy, bên cạnh việc chống thì cần phải thực hiện phòng ngừa những các hành vi bạo lực gia đình để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Việc phòng, chống bạo lực gia đình có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp như biện pháp hành chính, biện pháp hình sự, biện pháp dân sự. Trong đó, biện pháp hành chính trong phòng, 1 TH,(2016), Bạo lực gia đình và biện pháp phòng ngừa, Cổng Thông tin điển tử tỉnh Quảng Nam; Truy cập 14h30 ngày 12/4/2020 1
  9. chống bạo lực gia đình luôn được đánh giá cao về mặt áp dụng. Tuy nhiên thực tiễn áp dụng biện pháp này trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nhất định. Điều này có thể thấy rõ thông qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Tại hội thảo đánh giá 10 năm thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình của tỉnh Đăk Lăk ghi nhận trong 10 năm qua, toàn tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra 9.450 vụ bạo lực gia đình. Trong đó hơn 70% nạn nhân là phụ nữ, với gần 36% vụ việc bạo lực tinh thần, 49% bạo lực thân thể, trên 5% bạo lực tình dục và gần 10% bạo lực kinh tế. Trong tổng số 9.450 vụ bạo lực gia đình xảy ra trong 10 năm, đã có 3.051 vụ việc đã tiến hành các biện pháp can thiệp xử lý đối với người gây ra bạo lực. Các địa phương đã tổ chức tư vấn tâm lý, pháp lý cho gần 7.500 nạn nhân, tổ chức cho 208 nạn nhân đến sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội, 2.900 nạn nhân được chuyển đến các cơ sở y tế để chăm sóc sức khỏe; có trên 1.000 nạn nhân tìm đến địa chỉ tin cậy tại cộng đồng và 126 nạn nhân được hỗ trợ tại các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. 2 Tuy công tác phòng, chống bạo lực gia đình bằng biện pháp hành chính trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng song song đó vẫn còn những khó khăn trong công tác tuyên truyền, công tác hỗ trợ, chăm sóc y tế, công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân bị bạo lực gia đình mà nguyên nhân chính được xác định là do sự thiếu hoàn thiện của quy định pháp luật Phòng, chống bạo lực gia đình, do trình độ nhận thức của người dân, khả năng của cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn còn yếu, nhiều hạn chế và một số nguyên nhân khác. Để có thể giải quyết những khó khăn vướng mắc, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về phòng, chống bạo lực gia đình bằng biện 2 Vụ Gia đình thuộc Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, (2018), Hội thảo đánh giá 10 năm thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình tại Đắk Lắk; phong-chong-bao-luc-gia-dinh-tai-dak-lak/ ; Truy cập 14h50 ngày 12/4/2020 2
  10. pháp hành chính thì cần có những định hướng và giải pháp thiết thực trong thời gian tới. Vì vậy vậy, việc tác giả quyết định lựa chọn và thực hiện đề tài “Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính từ thực tiễn tỉnh Đăk Lăk” là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Mục tiêu chung: Nhằm đề xuất định hướng, hoàn thiện quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính. - Mục tiêu cụ thể: + Nghiên cứu các vấn đề về gia đình, bạo lực gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, biện pháp hành chính. + Nghiên cứu về phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính theo quy định pháp luật Việt Nam + Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định này tại tỉnh Đăk Lăk phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập. + Đề xuất những giải pháp mang tính định hướng, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng. 3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài Phòng, chống bạo lực gia đình và các vấn đề liên quan đã nhiều học giả nghiên cứu sâu. Phải kể đến một số công trình nghiên cứu như: Huỳnh Thị Phúc, Thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình từ thực tiễn Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ (2018), Học viện khoa học xã hội, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; Nguyễn Thị Thu Trang, Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình qua thực tiễn tỉnh 3
  11. Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ (2014); Võ Thị Thùy Linh, Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình qua thực tiễn tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ (2013), Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Hương, Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, Luận văn thạc sĩ (2016), Học viện hành chính Quốc Gia; Đào Xuân Cường, Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ (2016), Học viện hành chính Quốc Gia; Nguyễn Phước Trung, Phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ qua thực tiễn tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, Khóa luận (2014), Khoa Luật Đại học Huế; Đề án khoa học “Nghiên cứu tình hình bạo lực gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi” do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi chủ trì; Lê Lan Chi (2011), Bàn về ranh giới xử lý hình sự và xử lý hành chính các hành vi bạo lực gia đình, Tạp chí Nhà nước và Pháp Luật; Trần Thị Hòe (2010), Pháp luật quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, Tạp chí Khoa học Chính trị; Nguyễn Văn Mạnh (2017) ,“Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam”, Nxb Thế giới, Hà Nội; Phan Thi Lan Hương (2009), Tính hợp lý, khả thi của một số biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình; Nguyễn Đình Thơ (2011), Tìm hiểu và thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; và nhiều công trình nghiên cứu khác. Nhìn chung, các công trình nêu trên đã phân tích, đánh giá vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính và áp dụng trên một địa bàn cụ thể. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên thật sự là tài liệu tham khảo hữu ích đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn của mình. 4
  12. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn xây dựng trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, đối chiếu so sánh và phương pháp thống kê. Thông qua các phương pháp được sử dụng, luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về phòng, chống bạo lực gia đình bằng biện pháp hành chính và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Đăk Lăk nhằm làm rõ những điểm còn bất cập, khó khăn, vướng mắc, từ đó đề xuất định hướng và những giải pháp hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng trong thời gian tới. 5. Phạm vi giới hạn đề tài - Phạm vi nội dung: Nội dung của đề tài chủ yếu nghiên cứu các quy định về phòng, chống bạo lực gia đình bằng biện pháp hành chính theo luật định và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Đăk Lăk. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu về phòng, chống bạo lực gia đình bằng biện pháp hành chính trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. - Phạm vi thời gian: Kể từ khi Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 có hiệu lực thi hành cho đến nay. 6. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Các quy định pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính; Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Đăk Lăk, những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được phân 5
  13. chia thành 03 chương bao gồm: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính Chương 2: Quy định pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Đăk Lăk Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính 6
  14. Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính 1.1. Khái niệm, đặc điểm của phòng, chống bạo lực gia đình 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của gia đình Lịch sử nhân loại tồn tại những hình thức hôn nhân như tạp hôn, đối ngẫu, một vợ một chồng thì cũng hình thành nên các hình thức gia đình như tập thể, cặp đôi, cá thể và cũng có các loại gia đình gồm một thế hệ, hai thế hệ, nhiều thế hệ. Từ đó cho thấy gia đình đã trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách kiếm sống, gia đình vẫn luôn là nơi đáp ứng các nhu cầu cơ bản của thành viên trong gia đình. Đời sống gia đình chịu sự chi phối bởi gia đình loài người luôn luôn bị ràng buộc bởi các điều kiện văn hóa xã hội, môi trường cư trú Thực tế, gia đình là một nhóm xã hội đặc thù, mang trong mình những đặc điểm riêng biệt về tâm lý, tình cảm cho đến văn hóa, kinh tế, và cũng chính điều này đã khiến cho gia đình có sự khác biệt so với các nhóm xã hội khác. Mỗi một nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau đều có thể đưa ra một khái niệm về gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung của nghiên cứu đó. Các học giả xưa nay, phương Đông hay phương Tây dù có khác nhau nhưng đều quan niệm chung rằng: Gia đình là một nhóm người ràng buộc với nhau bởi quan hệ huyết thống, đạo đức và pháp lý. Dưới góc nhìn xã hội học, gia đình được xếp vào nhóm nhóm nhỏ thuộc nhóm cộng đồng xã hội. Đây là một thiết chế xã hội đặc thù, các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc dưỡng dục, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cá nhân của các thành 7
  15. viên cũng như để thực hiện quá trình tái sản xuất con người.3 Dưới góc độ pháp lý, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã đưa ra khái niệm như sau: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do kết hôn, thông qua quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của luật hôn nhân và gia đình.4 Chức năng của gia đình là sinh sản, tái sản xuất con người. Là chức năng kinh tế, chức năng giáo dục, xã hội hoá cá nhân, chức năng thoả mãn nhu cầu tinh thần, tâm lý tình cảm. Từ các chức năng cơ bản đó mà gia đình có các vai trò rất quan trọng đối với con người và xã hội. Gia đình là đơn vị kinh tế nhỏ nhất, vừa là đơn vị văn hóa nhỏ nhất của xã hội, là tế bào của xã hội và là môi trường đầu tiên cho việc giáo dục và hình thành nhân cách con người. Đối với các thành viên trong gia đình thì gia đình là nơi chăm sóc và giáo dục trẻ em; Chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi; Thực hiện an sinh xã hội, chăm sóc người ốm, người tàn tật, khuyết tật; Phát triển kinh tế; Chăm sóc sức khoẻ và luyện tập thể dục thể thao. Đối với cộng đồng và xã hội: Gia đình giáo dục các thành viên thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Giữ gìn, kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, hương ước, quy ước của địa phương; Giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng chống tệ nạn xã hội; Thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình; Phối hợp với nhà trường, các tổ chức xã hội trong giáo dục con người; Giáo dục đạo đức và hướng nghiệp. Tóm lại, gia đình có vai trò rất quan trọng đối với xã hội, quốc gia, và 3 Thư viện học liệu mở Việt Nam, Xã hội học gia đình; 94c55 ; Truy cập 15h10 ngày 12/4/2020 4 Khoản 2 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014; 8
  16. với chính mỗi thành viên trong gia đình. Đối với mỗi cá nhân, gia đình là đểm tựa tinh thần vững chãi cho mỗi người, là nơi để sẻ chia tình cảm, và cũng là nơi tạo ra động lực, sự cố gắng và giúp đỡ để mỗi chúng ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta có nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi để quay về, đó chính là gia đình. Trong tương quan với các nhóm xã hội khác, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có sự khác biệt rất lớn. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của bạo lực gia đình Trên thực tế, các hành vi bạo lực đã được coi như là một trong các phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Sự đa dạng và phức tạp của mạng lưới quan hệ xã hội đã làm cho hành vi bạo lực được biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau, từ bạo lực tinh thần cho đến thể xác Theo Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 thì Bạo lực gia đình là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình nhằm đe dọa hoặc gây tổn hại với các thành viên khác trong gia đình”. Mặc dù được biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau nhưng chung quy lại, bạo lực gia đình có các hình thức chủ yếu sau: – Bạo lực thể chất: là hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe, hoặc đe dọa tính mạng của thông qua ngược đãi, đánh đập các thành viên gia đình. – Bạo lực về tinh thần: là những hành vi có tác động xấu, gây tâm lý không tốt, áp lực đối với các thành viên gia đình. – Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản của các thành viên trong gia đình – Bạo lực về tình dục: là hành vi cưỡng ép trong các quan hệ tình dục, kể cả việc cưỡng ép sinh con. Quy định về hành vi bạo lực được Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 9
  17. đưa ra thì bạo lực gia đình bao gồm các hành vi: - Cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng (hành hạ, đánh đập); - Cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm (chửi bới, nhục mạ); - Tạo áp lực về mặt tâm lý (Cô lập, xua đuổi, bỏ mặc ); - Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa các thành viên với nhau; - Cưỡng ép quan hệ tình dục; - Cưỡng ép trong hôn nhân (tảo hôn, ly hôn) hoặc cản trở hôn nhân; - Hành vi cố ý đối với tài sản riêng hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình (Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá); - Hành vi cưỡng ép lao động quá sức, kiểm soát thu nhập hoặc bắt ép đóng góp tài chính quá khả năng của họ; - Có hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở trái luật định. Như vậy, bạo lực gia đình trước hết phải là hành vi “cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế hoặc các tổn hại khác đối với thành viên khác trong gia đình”. Các hành vi có thể được thể hiện dưới dạng hành động như hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc không hành động, như bàng quang, thờ ơ, bỏ mặc, chiến tranh lạnh. Những hành vi thể hiện dưới dạng hành động thường xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân, đồng thời cũng gây ra những tổn hại về tinh thần cho nạn nhân. Với định nghĩa trên, ta có thể đưa ra một số đặc điểm chung nhất, điển hình nhất của bạo lực gia đình như sau: Một là, bạo lực gia đình là hành vi trái pháp luật, xâm phạm những quyền cơ bản nhất của con người đó là quyền được sống, quyền được tự do, quyền được bảo vệ và hành vi này mang màu sắc bất bình đẳng giới rõ rệt, nạn nhân 10
  18. thường là người phụ nữ phải chịu đựng những tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần, tình dục, kinh tế Hai là, bạo lực gia đình xảy ra giữa các thành viên gia đình hoặc những người đã từng có quan hệ gia đình, tức là chủ thể có hành vi bạo lực và nạn nhân của hành vi bạo lực ấy phải là thành viên trong gia đình. Vì vậy, phạm vi của bạo lực gia đình khá rộng và có tính bao quát. Thực tế cho thấy, phần lớn bạo lực gia đình do đàn ông gây ra cho người bạn đời của họ. Các hành vi bạo lực gia đình với phụ nữ thường không xảy ra đơn lẻ mà bao gồm nhiều dạng khác nhau, bạo lực về thể chất thường đi kèm với bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục. Ba là, bạo lực gia đình khó bị phát hiện, khó can thiệp bởi nó thường xảy ra trong gia đình. Vì là chuyện gia đình nên người ngoài rất ít khi can thiệp. Bốn là, bạo lực gia đình tồn tại dưới nhiều kiểu loại và dạng thức khác nhau. Có thể là bạo lực gia đình giữa vợ – chồng, cha mẹ – các con, ông bà – các cháu, anh, chị, em trong gia đình với nhau Năm là, bạo lực gia đình được thực hiện bởi lỗi cố ý. Người thực hiện hành vi ý thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi bạo lực đó bất chấp hậu quả xảy ra. Nguyên nhân của hành vi này có thể do không kiềm chế được bản thân, có thể do được tính toán sẵn để trả thù người thân của mình hoặc có thể để thỏa mãn sự ích kỷ của bản thân. Nhưng trong mọi trường hợp hành vi bạo lực gia đình không thể là hành vi vô ý của chủ thể. Sáu là, hậu quả của hành vi bạo lực gia đình là gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình. Theo cách hiểu thông thường, hậu quả là những tổn hại thực tế đã xảy ra có thể định lượng, nhưng đối với hành vi bạo lực gia đình, hậu 11
  19. quả bao gồm cả những tổn hại có khả năng xảy ra trong tương lai từ hành vi bạo lực của chủ thể. Những tổn hại thực tế hoặc tiềm ẩn đó nhằm vào cả thể chất như đau đớn, thương tổn về thể xác, đe dọa tới tính mạng , tổn hại về tinh thần như sự đau khổ, bế tắc, trầm uất và tổn hại về kinh tế như mất thu nhập, mất việc làm, gia tăng các chi phí đối với các thành viên khác trong gia đình. 1.1.3. Khái niệm phòng, chống bạo lực gia đình Bạo lực gia đình là một trong những vấn đề cần được chú trọng giải quyết nhằm đảm bảo quyền con người. Bạo lực gia đình xảy ra ở tất cả các môi trường, các điều kiện kinh tế, các tầng lớp xã hội khác nhau. Điều này đã gây ra những thiệt hại to lớn cả về vật chất và tinh thần cho gia đình và xã hội. Vấn nạn này đã được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu dưới các góc độ khác nhau. - Từ góc độ giới: Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA): “Bạo lực trên cơ sở giới là bạo lực giữa nam giới và phụ nữ, trong đó phụ nữ là nạn nhân và bắt nguồn từ các mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ. Bao gồm những tổn hại về thân thể, tâm lý, tình dục (bao gồm cả sự đe dọa gây đau khổ, cưỡng bức hoặc tước đoạt sự tự do xảy ra trong gia đình hoặc trong cộng đồng) nhưng nó không bị hạn chế ở những dạng này”[18]. -Từ góc độ xã hội: Một phận người dân chưa có cách hiểu đầy đủ và chính xác về bạo lực gia đình. Họ cho rằng chỉ những hành vi tác động lên cơ thể của các thành viên và gây ra thương tích thì mới gọi là bạo lực gia đình. Như vậy, có thể thấy sự nhận thức về bạo lực gia đình còn có nhiều nhiều hạn chế. Từ kết quả của những nghiên cứu và phân tích nói trên có thể hiểu dưới 12
  20. góc độ xã hội: bạo lực gia đình xảy ra khi thành viên trong nhóm có hành động dùng vũ lực hoặc đe dọa, gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với những người người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Gia đình là tế bào của xã hội, bạo lực gia đình vì thế mà cũng thuộc và bạo lực xã hội, bạo lực gia đình thường diễn ra giữa những người có cùng quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống. Bạo lực gia đình trước hết phải là hành vi cố ý, chủ thể thực hiện là thành viên gia đình, hậu quả mang lại đó là gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình. Các hành vi bạo lực gia đình có thể được biểu hiện dưới dạng hành động như hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc như thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh, bỏ mặc. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với chính gia đình và xã hội là vô cùng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự đóng góp của cá nhân trong mục tiêu phát triển chung của xã hội. Những hành vi bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm, tài sản, sức khỏe, tính mạng của công dân được nhà nước quan tâm bảo vệ, vì vậy Nhà nước xây dựng các quy định pháp luật và ban hành những cơ sở pháp lý cụ thể nhằm phòng ngừa hành vi bạo lực gia đình và xử lý nghiêm đối với những người vi phạm, để kịp thời điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan tới gia đình, định hướng hành vi cho công dân theo những chủ trương, đường lối và chính sách pháp luật chung của Nhà nước. Như vậy, Phòng, chống bạo lực gia đình là các hoạt động được thực hiện nhằm để điều chỉnh các quan hệ xã hội, phòng và chống lại các hành động có liên quan tới hành vi bạo lực về thể chất, tinh thần giữa các thành viên trong gia đình. Khoản 1, Điều 3 Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định các 13
  21. biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.5 Đây là nguyên tắc chủ đạo trong phòng, chống bạo lực gia đình bởi nhiều lý do. Các quan hệ trong gia đình mang tính khép kín, vậy nên việc trong gia đình thì người ngoài ít có cơ hội tiếp cận vào. Vì thế những vụ bạo lực gia đình thường khó phát hiện, khó xử lý bởi tâm lý e ngại của nạn nhân và cả những người biết chuyện, khả năng tái diễn rất cao và khó ngăn chặn. Trong vấn đề này, công tác tuyên truyền, tư vấn, hòa giải là rất quan trọng, góp phần định hướng hành vi của mỗi người, từ người bị hại cho đến người thực hiện hành vi bạo lực, cũng như giúp cho những người xung quanh biết được trách nhiệm tham gia phòng chống bạo lực gia đình và có ứng xử phù hợp. Đối với bạo lực gia đình, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi có ý nghĩa quan trọng, nếu không thì có thể trở thành thói quen, được chấp nhận với cả nạn nhân, người vi phạm và người xung quanh. Còn nếu các hành vi bạo lực không được phát hiện, xử lý kịp thời, càng kéo dài thì càng gây ra nhiều tổn thương cho nạn nhân, gây nên sự rạn nứt đối với các mối quan hệ tình cảm gia đình. Vì vậy, việc phát hiện và xử lý kịp thời sẽ vừa thể hiện được sự nghiêm minh của luật pháp cũng như được hạn chế rất nhiều hậu quả phát sinh do nó gây ra. Đối với nạn nhân bạo lực gia đình, tùy vào điều kiện kinh tế xã hội và hoàn cảnh gia đình để kịp thời thực hiện việc bảo vệ, giúp đỡ họ. Trong đó, chú trọng việc ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhóm người yếu thế trong xã hội, dễ bị tổn thương như trẻ em, người cao tuổi, tàn tật và phụ nữ. Thực tế hiện nay cho thấy, những vấn đề về gia đình, trong đó có bạo lực 5 Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 14
  22. gia đình thường không nhận được sự quan tâm sâu sắc và đúng đắn của những người xung quanh, bởi vì họ coi đấy là chuyện riêng, chuyện nội bộ của mỗi nhà. Từ đó, việc giúp đỡ nạn nhân trở nên hạn chế, nhất là khi họ còn lo sợ sự trả thù của người có hành vi bạo lực. Ngoài ra việc giúp đỡ nạn nhân như thế nào, bằng những phương tiện gì cũng gây cho họ những lúng túng nhất định, do đó pháp luật cho phép họ tùy khả năng, tình hình mà đưa ra những xử sự phù hợp nhất, ưu tiên những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi. Bạo lực gia đình không chỉ là vấn đề của mỗi gia đình mà còn là mầm mống tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với trật tự an toàn, ổn định xã hội. Công tác phòng, chống bạo lực gia đình khi triển khai trên thực tế vốn gặp nhiều khó khăn nên rất cần sự quan tâm phối hợp của toàn xã hội.6 Chính vì vậy, cần phải phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình. 1.2. Khái niệm, đặc điểm của các biện pháp hành chính 1.2.1. Khái niệm và phân loại các biện pháp hành chính Quá trình quản lý xã hội, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình thông qua nhiều biện pháp như biện pháp hình sự, biện pháp dân sự, biện pháp hành chính Trong đó, biện pháp hành chính là biện pháp được sử dụng thường xuyên. Theo nghĩa rộng, biện pháp hành chính có thể hiểu là bao quát hết các khái niệm thường dùng trong hệ thống pháp luật hành chính của Việt Nam như chế tài hành chính, hình thức xử lý hành chính, biện pháp xử lý hành chính, thủ tục xử lý hành chính v.v. được áp dụng để xử lý các hành vi vi phạm các quy 6 Phòng, chống bạo lực gia đình – Một vấn đề lý luận và thực tiễn; chong-bao-luc-gia-dinh-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien_204_185_2_a.html; Truy cập: 21h20 ngày 03/9/2019 15
  23. định quản lý nhà nước trong một lĩnh vực nhất định. Theo nghĩa hẹp, biện pháp hành chính là bao gồm các hình thức xử lý hành vi vi phạm và các biện pháp xử lý hàng hoá xâm phạm, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Như vậy, Biện pháp hành chính là cách thức được quy định mà chủ thể quản lý sử dụng quyền lực được giao để tác động lên đối tượng quản lý có hành vi vi phạm hành chính, buộc các đối tượng phải thực hiện một hành vi nhất định theo ý chí của chủ thể quản lý. Biện pháp hành chính có tính đặc trưng mệnh lệnh đơn phương. Các biện pháp hành chính bao gồm: xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp hành chính khác và biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính. Đối với xử phạt vi phạm hành chính: Được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước dù là vô ý hay cố ý. Những hành vi vi phạm này nằm trong quy định về xử phạt hành chính chứ chưa đến mức hoặc không cấu thành tội phạm. Như vậy, vi phạm hành chính có các dấu hiệu cơ bản sau đây: 1) Là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước; 2) hành vi gây ra ít hoặc rất ít tổn hai, chưa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi đó được Luật hành chính quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính; 3) Hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã được thực hiện (hành động hoặc không hành động), phải là một việc đã được thực hiện trong thực tế, chứ không phải chỉ tồn tại trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định; 4) Hành vi đó do một cá nhân hoặc tổ chức nào đó thực hiện; 5) Hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận thức được vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu người vi phạm nhận thức được tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu quả của vi phạm và mong 16