Luận văn Phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La

pdf 118 trang vuhoa 24/08/2022 6140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phat_trien_kinh_te_ho_nong_dan_vung_tai_dinh_cu_thu.pdf

Nội dung text: Luận văn Phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LA MINH KHÔI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ THUỘC DỰ ÁN DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA TẠI HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LA MINH KHÔI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ THUỘC DỰ ÁN DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA TẠI HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA Ngành: Phát triển nông thôn Mã số ngành: 8.62.01.18 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Đinh Ngọc Lan THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài luận văn này là trung thực. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn đầy đủ và các thông tin trích dẫn trong báo cáo này đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn La Minh Khôi
  4. ii LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập tại trường Đại học Nông Lâm, được sự phân công của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đinh Ngọc Lan, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều tổ chức, đơn vị và cá nhân. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới PGS.TS. Đinh Ngọc Lan, là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài; xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Nhai, tập thể Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban quản lý dự án, Chi cục Thống kê, cấp ủy, chính quyền và bà con nhân dân các xã: Mường Giàng, Mường Giôn, Chiềng Bằng trong huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài trên địa bàn. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn La Minh Khôi
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH MỤC CÁC BẢNG viii DANH MỤC CÁC HÌNH viii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 6 2. Mục tiêu nghiên cứu 7 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 8 3.1. Ý nghĩa khoa học 8 3.2. Ý nghĩa thực tiễn 8 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 9 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 9 1.1.1.1. Khái niệm về kinh tế nông hộ, phát triển kinh tế nông hộ 9 1.1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế nông hộ 11 1.1.1.3. Vai trò của kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn 12 1.1.2. Một số vấn đề lý luận về tái định cư thủy điện 13 1.1.2.1. Khái niệm về tái định cư 13 1.1.2.2. Phân loại tái định cư 17 1.1.2.3. Đặc điểm tái định cư 17 1.1.2.4. Vai trò của tái định cư 18 1.1.2.5. Tái định cư trong các công trình thuỷ điện 20 1.1.2.6. Những nhân tố ảnh hưởng trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư 21 1.2. Cơ sở thực tiễn 24 1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hộ nông dân tái định cư 24
  6. iv 1.2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tái định cư 24 1.2.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hộ nông dân tái định cư 26 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân tái định cư tạimột số địa phương ở Việt Nam 29 1.2.2.1. Kinh tế hộ nông dân tái định cư trong dự án thuỷ điện Hòa Bình 29 1.2.2.2. Kinh tế hộ nông dân tái định cư trong dự án thuỷ điện Tuyên Quang 30 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế hộ nông dân tái định cư 33 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1. Khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La 34 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 34 2.1.1.1. Vị trí địa lý 34 2.1.1.2. Địa hình 34 2.1.1.3. Khí hậu 35 2.1.1.4. Thủy văn 35 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 35 2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Quỳnh Nhai 35 2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động 36 2.1.2.3. Mức sống của hộ tái định cư 36 2.1.2.4. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Quỳnh Nhai 37 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 39 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 39 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu 39 2.3. Nội dung nghiên cứu 39 2.4. Phương pháp nghiên cứu 40 2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 40 2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu 40 2.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 42 2.4.4. Phương pháp phân tích số liệu 42
  7. v 2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích 43 2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ nông dân 43 2.5.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ nông dân 44 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46 3.1. Sự hình thành và phát triển của khu tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai 46 3.2. Thực trạng kinh tế hộ nông dân vùng tái định thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai 49 3.2.1.1. Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp qua 3 năm 2014- 2018 49 3.2.1.2. Tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ 52 3.2.2. Thực trạng sản xuất của các hộ nông dân điều tra 52 3.2.2.1. Thông tin chung về hộ điều tra 52 3.2.2.2. Điều kiện sản xuất của hộ nông dân 53 3.2.2.3. Kết quả trồng trọt, chăn nuôi của hộ nông dân 58 3.2.2.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân 61 3.2.2.5. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư 65 3.2.3. Thực trạng đời sống của hộ điều tra 68 3.2.4. Đánh giá của nông hộ tái định cư 70 3.2.4.1. Về chính sách tái định cư 70 3.2.4.2. Về sự thay đổi trước và sau tái định cư 72 3.2.5. Mối quan hệ giữa hộ tái định cư và hộ sở tại 74 3.2.6. Mong muốn của hộ tái định cư sau khi chuyển đến nơi ở mới 74 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ khu tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai 76 3.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố về điều kiện sản xuất 76 3.3.1.1. Đất đai 76 3.3.1.2. Lao động và trình độ học vấn 76 3.3.1.3. Giống cây trồng, vật nuôi 77 3.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố khoa học kỹ thuật, công nghệ 77
  8. vi 3.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố thị trường đến sản xuất của hộ 78 3.3.4. Ảnh hưởng của yếu tố tổ chức sản xuất 78 3.3.5. Ảnh hưởng của yếu tố phong tục tập quán sản xuất 79 3.3.6. Ảnh hưởng của chính sách của Nhà nước 80 3.4. Đánh giá về phát triển kinh tế nông hộ khu tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai 81 3.4.1. Những kết quả đạt được 81 3.4.2. Tồn tại và hạn chế 82 3.4.3. Những nguyên nhân tồn tại, hạn chế 83 3.5. Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông hộ khu tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai 84 3.5.1. Định hướng phát triển kinh tế nông hộ 84 3.5.1.1. Định hướng chung 84 3.5.1.2. Định hướng cụ thể 84 3.5.2. Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ khu tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai 85 3.5.2.1. Nhóm giải pháp về đất đai 85 3.5.2.2. Nhóm giải pháp về vốn 86 3.5.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 88 3.5.2.4. Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật 89 3.5.2.5. Nhóm giải pháp về chính sách 91 3.5.2.6. Khắc phục và phát huy những phong tục tập quán 93 3.5.2.7. Phát huy ý thức tự vươn lên của hộ 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94 1. Kết luận 94 2. Kiến nghị 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 I. Tiếng Việt 96 II. Tài liệu tham khảo là ấn phẩm điện tử 97 PHỤ LỤC
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 BQ Bình quân 2 CĐ-ĐH Cao đẳng, đại học 3 CP Chi phí 4 Đ Đồng 5 ĐVT Đơn vị tính 6 GTSX Giá trị sản xuất 7 HND Hộ nông dân 8 HTX Hợp tác xã 9 KD Kinh doanh 10 KTNH Kinh tế nông hộ 11 LĐ Lao động 12 NĐ-CP Nghị định - Chính phủ 13 NN Nông nghiệp 14 QĐ-TTg Quyết định - Thủ tướng Chính phủ 15 TĐC Tái định cư 16 TN Thu nhập 17 TT Trồng trọt 18 UBND Ủy ban nhân dân
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 – 2018 huyện Quỳnh Nhai 37 Bảng 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các ngành giai đoạn 2016 – 2018 huyện Quỳnh Nhai 38 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu chung của hộ nông dân khu tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai 48 Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính giai đoạn 2016- 2018 ở khu TĐC huyện Quỳnh Nhai 50 Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của khu tái định cư giai đoạn 2016- 2018 51 Bảng 3.4. Nhân khẩu, lao động và trình độ lao động của nông hộ điều tra năm 2018 53 Bảng 3.5. Diện tích đất đai bình quân của hộ điều tra năm 2018 54 Bảng 3.6. Chi phí sản xuất trồng trọt bình quân hộ điều tra năm 2018 55 Bảng 3.7. Chi phí sản xuất chăn nuôi bình quân hộ điều tra năm 2018 56 Bảng 3.8. Vật nuôi chính và công cụ máy móc của gia đình 57 Bảng 3.9. Giá trị sản xuất trồng trọt bình quân của hộ điều tra năm 2018 59 Bảng 3.10. Giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân của hộ điều tra năm 2018 60 Bảng 3.11. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp bình quân hộ điều tra năm 2018 62 Bảng 3.12. Thu nhập bình quân của hộ điều tra năm 2018 64 Bảng 3.13. Chi tiêu của các hộ điều tra năm 2018 68 Bảng 3.14. Tiện nghi sinh hoạt của các hộ điều tra năm 2018 69 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân 63 Hình 3.2. Sơ đồ cây mục tiêu phát triển kinh tế hộ khu tái định cư 65 Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống cung cấp vốn cho nhóm hộ nghèo 88
  11. 1 TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Mục đích nghiên cứu Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hộ, phát triển kinh tế hộ. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai năm 2016- 2018. Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức và xu hướng phát triển kinh tế hộ nông dân ở địa phương trong những năm tới. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư huyện Quỳnh Nhai Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư huyện Quỳnh Nhai giai đoạn 2020-2025. 2. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau: - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông hộ. - Khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. - Sự hình thành và phát triển của khu tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai. - Đánh giá thực trạng về điều kiện sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất của các nhóm nông hộ trong vùng tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai. - Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ khu tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai. - Đánh giá về phát triển kinh tế nông hộ khu tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai. - Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông hộ khu tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai giai đoạn 2020 - 2025.
  12. 2 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Số liệu thứ cấp 3.2.2. Số liệu sơ cấp 3.3. Phương pháp phân tích và xử lý 3.3.1. Phương pháp PRA 3.3.2. Phương pháp thống kê mô tả 3.3.3. Phương pháp phân tổ 3.3.4. Phương pháp thống kê so sánh 3.3.5. Phương pháp chuyên gia 3.4. Phương pháp tổng hợp tài liệu 4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 4.1. Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ nông dân 4.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ nông dân 5. Kết quả nghiên cứu Qua khảo sát, điều tra, thu nhập thông tin, phân tích số liệu về phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai, tôi thấy nổi lên những vấn đều sau: Quỳnh Nhai là huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa, địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi cao có độ dốc lớn, đường giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, trình độ nhận thức của nhân dân vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên sau khi di chuyển đến điểm tái định cư, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền thi sản xuất nông nghiệp trong nông hộ từng bước phát triển, đời sống của nông hộ đang dần được cải thiện về vật chất, tinh thần. Các hộ gia đình đã được giao đất làm nhà ở và giao đất sản xuất để ổn định cuộc sống. Một số hộ tái định cư được bố trí gần trung tâm huyện, trung tâm xã là cơ hội để họ làm quen với văn hóa tiến bộ. Đến nơi ở mới, hệ thống điện, giao thông được đầu tư xây dựng và lắp đặt đến từng hộ gia đình; trường học, trạm y tế cũng thuận tiện hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được hiện nay có một số hộ dân tại các điểm tái định cư Huổi Lóng, Huổi Lực thiếu đất sản xuất lúa nước, đời sống gặp
  13. 3 khó khăn nên đã rời bỏ các khu TĐC về nơi ở cũ để sản xuất; tỷ lệ hộ nghèo một số khu TĐC còn cao. 5.1. Tồn tại và hạn chế Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình nghiên cứu còn phát hiện những tồn tại: - Tại các điểm tái định cư, đất sản xuất nông nghiệp được giao cho hộ dân nhỏ hơn diện tích họ có trước đây. Do vậy, sản lượng cây trồng tại các điểm tái định cư cũng thấp hơn trước khi thu hồi đất. Hệ thống thủy lợi hoạt động thiếu hiệu quả và đất đai khô cằn dẫn đến người dân tái định cư rất khó khăn trong việc canh tác lúa nước. Bên cạnh đó, do quỹ đất hạn hẹp tại các điểm tái định cư nên người dân chưa được giao đất lâm nghiệp và chưa có khu vực đất phục vụ chăn thả gia súc. Đây là một thiệt thòi lớn của người dân tái định cư vì với phong tục của đồng bào vùng cao thì rừng là nơi cung cấp rất nhiều thứ cần thiết cho cuộc sống như: gỗ, tre làm nhà; củi đun; măng và các loại rau rừng phục vụ ăn uống Ngoài ra, do thiếu bãi chăn thả nên chăn nuôi gia súc không những không được khôi phục như trước đây mà còn có xu hướng ngày càng giảm dần, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân. - Quy mô diện tích đất ở được giao 400 m2/hộ là không phù hợp với phong tục, tập quán và nhu cầu của người dân tái định cư. Đối với người dân, ngoài diện tích đất để làm nhà ở thì còn cần một quỹ đất nhất định cho việc làm chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng rau, ao cá. Đấy chính là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho người dân và có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế hộ gia đình. - Nguồn lao động của nông hộ chất lượng thấp, trình độ dân trí của các hộ tái định cư ở mức thấp, có rất nhiều chủ hộ học hành dở dang và không biết chữ. Các hộ điều tra hầu như không có nghề phi nông nghiệp ổn định, nguồn sống đều dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. - Các cộng đồng tái định cư không được hỗ trợ thỏa đáng trong việc phát triển sản xuất. Có rất ít hoạt động được thực hiện để giúp họ trồng lương thực và tạo ra môi trường có đủ lương thực tại nơi ở mới của họ. Điều này dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực trong tương lai. Trước mắt, người dân tái định cư đang đối đầu với những khó khăn tại nơi ở mới như: thiếu đất sản xuất, hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất chưa
  14. 4 đồng bộ, Về lâu dài, người dân sẽ gặp rủi ro vì các nguồn hỗ trợ của nhà nước ngày càng thu hẹp lại. - Các chương trình phục hồi kinh tế thực hiện không thành công. Do nhận thức hạn chế của người dân và thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn nên các lớp dạy nghề thủ công như: mây tre đan, thêu dệt thổ cẩm không có người dân đến học. - Do tập quán canh tác nương luân canh của đồng bào dân tộc nên khó xác định được diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình đang quản lý. 6. Kết luận Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La là dự án quan trọng quốc gia, có quy mô lớn, góp phần bảo đảm nguồn cung cấp điện lâu dài và ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội phát triển. Và tái định cư là một vấn đề tất yếu, là hợp phần quan trọng trong dự án thực hiện di dân khỏi vùng ngập lòng hồ đến nơi ở mới. Do vậy việc hình thành và phát triển của các khu tái định cư là cần thiết. Qua nghiên cứu 3 điểm tái định cư Nà Huổi xã Chiềng Bằngg, Huổi Mận xã Mường Giôn, Huổi Ngựu xã Mường Giàng; tôi rút ra một số kết luận sau: Sau khi bố trí, sắp xếp tái định cư, đời sống kinh tế nông hộ ở khu tái định cư đang dần dần được ổn định và từng bước phát triển song vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại. Nhân dân tại nơi ở mới do được đầu tư đầy đủ, đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nông hộ. Sự phát triển kinh tế hộ còn chậm. Phần lớn các hộ nghèo còn mang tính sản xuất tự cấp, tự túc. Nguồn lao động của hộ dồi dào nhưng trình độ dân trí thấp. Trình độ canh tác và tiếp cận thị trường còn mang tính truyền thống và có nhiều hạn chế. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật cũng còn nhiều hạn chế, dịch vụ kỹ thuật chưa phát triển. Thu nhập ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ lớn trong nông nghiệp, sản phẩm đưa ra thị trường phần lớn là lúa và ngô. Chăn nuôi còn chậm phát triển, vào mùa đông con vật thường gặp rét đậm, dịch bệnh; chăn nuôi thường là giống bản địa, sản phẩm đưa ra thị trường chủ yếu bò thịt, lơn thịt; hộ đang thay đổi thói quen chăn nuôi từ thả rong sang chăn thả, quây nhốt. Trong thời gian tới để phát triển kinh tế nông hộ tái định cư ở 3 khu tái định cư huyện Quỳnh Nhai, cần áp dụng một số biện pháp sau:
  15. 5 - Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng phát triển chăn nuôi bò, lợn, dê, gà đen và phải gắn phòng bệnh, chống rét cho gia súc. - Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt, áp dụng mô hình trồng cà phê, chuối tiêu hồng, nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng. - Phát huy ý thức tự vươn lên của hộ, xác định rõ cho hộ biết giữa chính sách hỗ trợ của Nhà nước và cho không, tránh hiểu lầm hỗ trợ thành “cho không” như một số hộ hiện nay. - Tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa nông hộ, chính quyền, doanh nghiệp và cán bộ kỹ thuật, nhà khoa học trong sản xuất nông nghiệp - Nâng cao trình độ dân trí, hộ phải biết lập kế hoạch sản xuất và chi tiêu.
  16. 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà máy thủy điện Sơn La là một công trình thuỷ điện lớn nhất nước ta được khởi công xây dựng ngày 02 tháng 12 năm 2005 nhằm đảm bảo nguồn điện năng cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đảm bảo tưới tiêu và hạn chế lũ cho vùng Đồng bằng sông Hồng, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Nhà máy thuỷ điện Sơn La nằm trên sông Đà tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Theo Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng số dân di chuyển thuộc Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La là 20.340 hộ, 92.301 nhân khẩu. Trong đó tỉnh Sơn La 12.584 hộ, 58.337 khẩu, tỉnh Điện Biên 4.459 hộ, 17.010 khẩu và tỉnh Lai Châu 3.297 hộ, 16.954 khẩu. Tổng số khu, điểm tái định cư tập trung của dự án là 78 khu, 285 điểm theo hai hình thức là tái định cư xen ghép vào 38 bản thuộc 17 xã và tái định cư tự nguyện. Dự án được thực hiện với quy mô bố trí tái định cư cho 20.477 hộ bao gồm số dân di chuyển thuộc Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La và Dự án đường tránh ngập đường Mường Lay - Nậm Nhùn, giai đoạn 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2013). Sau 7 năm xây dựng, Thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23/12/2012, sớm hơn kế hoạch 3 năm, là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Ngoài việc cung cấp nguồn điện năng lớn cho đất nước, công trình còn góp phần quan trọng trong việc trị thủy sông Đà và cung cấp nước cho hạ lưu về mùa khô cho đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh những thành tựu to lớn về mặt kinh tế xã hội mà nhà máy thủy điện Sơn La mang lại, một vấn đề bức xúc đặt ra là phải di dời một lượng lớn cộng đồng dân cư đến nơi tái định cư mới. Việc di chuyển một bộ phận lớn dân cư đến một nơi ở khác, buộc cộng đồng dân cư này phải rời bỏ tư liệu sản xuất chủ yếu của mình như đất đai, ruộng vườn với những phương thức sản xuất truyền thống để đến một nơi ở mới, hình thành nếp sống mới, quan hệ sản xuất mới là một thách thức, khó khăn lớn. Điều này sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc
  17. 7 phát triển kinh tế nông hộ của các hộ dân tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện. Huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng của nhà máy thủy điện Sơn La, tổng số hộ tái định cư trên địa bàn huyện là 300hộ với 1.523 nhân khẩu. Các hộ tái định cư được bố trí tái định cư tại chỗ tại 3 khu tái định cư: Chiềng Bằng (109 hộ); Mường Giôn (96 hộ) và Mường Giàng (95 hộ). Sau khi bố trí, sắp xếp tái định cư, đời sống của hộ tái định cư huyện Quỳnh Nhai đã từng bước ổn định. Tuy nhiên, các hộ tái định cư của dự án thủy điện Sơn La đa phần là người dân tộc thiểu số. Các hộ dân tái định cư chuyển từ nơi bản cũ có tập quán canh tác cây lúa nước hoặc lúa nương, trồng sắn và chăn nuôi trâu bò chủ yếu nay sang một vùng đất mới có quỹ đất sản xuất cho các hộ tái định cư còn hạn hẹp, chất lượng đất kém, một số công trình thủy lợi hiệu quả chưa cao nên thiếu nước để sản xuất lúa. Do đó tình trạng lao động nông nghiệp dư thừa và thất nghiệp trong nông thôn ngày càng gia tăng, nông hộ đang trăn trở tìm kiếm sinh kế mới, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế và thu nhập của nông hộ. Một bài toán để ổn định đời sống nhân dân sau khi được bố trí, sắp xếp tái định cư được đặt ra và cần phải đề xuất các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn mà bà con, nhân dân ở vùng tái định cư đang gặp phải. Xuất phát từ tính cấp thiết và thực trạng trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La" làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai năm 2016- 2018. Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức và xu hướng phát triển kinh tế hộ nông dân ở địa phương trong những năm tới. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư huyện Quỳnh Nhai Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư huyện Quỳnh Nhai giai đoạn 2020-2025.
  18. 8 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp thêm luận cứ khoa học về hộ, phát triển kinh tế hộ nông dân. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện; là tài liệu tham khảo cho người dân địa phương trong quá trình phát triển kinh tế nông hộ trong thời gian tới.
  19. 9 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế nông hộ 1.1.1.1. Khái niệm về kinh tế nông hộ, phát triển kinh tế nông hộ a. Hộ Khi nghiên cứu kinh tế hộ trong quá trình phát triển ở khu vực Châu Á Giáo sư T.G.Mc.Gee (1989) đã nêu lên: “Hộ là nhóm người chung huyết tộc, hay không cùng chung huyết tộc, ở chung một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ” (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2007). Như vậy, các cá nhân hay tổ chức khi nhìn nhận và quan điểm về hộ không giống nhau nhưng có những nét chung (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2007): Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc (cũng có trường hợp đặc biệt vợ chồng cùng huyết tộc) hay không cùng huyết tộc (bố mẹ nuôi, con nuôi, người tình nguyện và được sự đồng ý của các thành viên trong gia đình, ). - Hộ sống chung hoặc không sống chung dưới một mái nhà. - Có chung một ngân quỹ và ăn chung. - Cùng tiến hành sản xuất chung. Từ đây cho thấy đã là hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế: Có nguồn lao động và phân công lao động, có vốn và kế hoạch sản xuất kinh doanh chung, vừa sản xuất và vừa tiêu dùng. Hộ không phải là thành phần kinh tế mà hộ có thể thuộc thành phần kinh tế cá thể, tư nhân, tập thể, Hộ không đồng nhất với gia đình mặc dù cùng chung huyết tộc, do hộ là một đơn vị kinh tế riêng, trong khi đó gia đình có thể không phải là một đơn vị kinh tế. Một gia đình có thể bao gồm nhiều thế hệ sống chung một mái nhà nhưng nguồn sinh sống và ngân quĩ lại độc lập với nhau. Do đó một gia đình có thể bao nhiều hộ. Qua nghiên cứu các khái niệm khác nhau, chúng tôi nhận thấy: hộ là đơn vị kinh tế nhỏ nhất trong xã hội, cùng chung một cơ sở kinh tế, gắn bó với nhau qua hôn nhân, huyết tộc và quan hệ nuôi dưỡng thân nhân khác, cùng tiến hành sản xuất và hưởng thụ những thành quả sản xuất.
  20. 10 b. Nông hộ Hộ nông dân (HND) là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn vì các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua các hoạt động của các hộ nông dân. Các hoạt động nông nghiệp của hộ nông dân theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn như các dịch vụ, các nghề thủ công, chế biết nông sản Ngành nghề của hộ gắn với tập quán thôn bản, làng xã; một khi sản xuất kinh doanh khó khăn, họ sẽ thay đổi mặt hàng sản xuất hoặc giảm bớt quy mô, thậm chí giảm bớt nhu cầu cần thiết. Ở Việt Nam, có nhiều tác giả cập đến khái niệm kinh tế hộ nông dân, Lê Đình Thắng (1993) cho rằng “nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn” (Lê Đình Thắng và các cộng sự,1993). Đào Thế Tuấn (1997) thì cho rằng “hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn” (Đào Thế Tuấn, 1997). Do đó, nông hộ có đặc điểm những đặc điểm sau: - Hộ vừa là đơn vị sản xuất kinh doanh vừa là đơn vị tiêu dùng. Như vậy đã là hộ phải bảo đảm cả mặt sản xuất và tiêu dùng. - Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất quyết định sự tham gia thị trường của hộ. Sự tham gia thị trường của nông hộ càng nhiều hàng hóa thể hiện trình độ của nông hộ đó. Như vậy, chúng ta thấy nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, sống ở nông thôn, tiến hành sản xuất nông nghiệp và còn có thể tham gia các hoạt động phi nông nghiệp ở các mức độ khác nhau. c. Kinh tế nông hộ Kinh tế nông hộ (KTNH) là loại hình kinh tế cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp, hình thành, tồn tại một cách khách quan, sử dụng lao động gia đình là chính. KTNH tồn tại và phát triển lâu đời trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Các quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống thì tuỳ thuộc vào của chủ hộ. Hộ có thể không thuê hay thuê lao động với tỷ lệ thấp để đảm bảo thời vụ nên không được tính tiền lương và không được tính lợi nhuận.
  21. 11 Với Tchayanov, vào những năm 20 của thế kỷ XX, “kinh tế nông dân” được hiểu là hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào sức lao động gia đình và nhằm thỏa mãn nhu cầu cụ thể của hộ gia đình như một tổng thể mà không dựa trên chế độ trả công theo lao động đối với mỗi thành viên của nó (Nguyễn Đức Truyền, 2003). Kinh tế nông hộ thực hiện các khâu từ sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Và là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp, thích ứng tồn, tại tại và phát triển trong mọi chế độ xã hội. Loại hình này cũng không giống với các loại hình kinh kế khác (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2007). d. Phát triển kinh tế nông hộ Phát triển theo quan niệm chung nhất là sự nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao chuẩn mực sống, cải thiện điều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự bình đẳng về các cơ hội Ngoài ra việc bảo đảm các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển. Phát triển của một xã hội hôm nay là sự kế thừa những di sản diễn ra trong quá khứ. Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trong thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm, hoàn thiện cơ cấu kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt của cuộc sống. Nhưng chúng ta phải cân nhắc toàn bộ các nguồn vốn vật chất, vốn con người và vốn thiên nhiên mà thế hệ hiện tại để lại cho thế hệ tương lai. Kinh tế nông hộ là một thành phần của kinh tế nông nghiệp, do đó có thể hiểu rằng phát triển kinh tế nông hộ chính là quá trình tăng trưởng về sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hiệu quả kinh tế; nâng cao trình độ sản xuất của chủ hộ; gia tăng thu nhập bình quân của hộ, gia tăng mức sống, thoả mãn các điều kiện sống cơ bản như nhà ở, điện, nước sạch, nhà vệ sinh và ngày càng gia tăng mức tích luỹ của hộ, làm cho nền kinh tế nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung đi lên. 1.1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế nông hộ Kinh tế nông hộ có những đặc trưng cơ bản khác với các loại hình kinh tế khác, đó là:
  22. 12 Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất. Thể hiện các thành viên trong nông hộ có quyền sở hữu tư liệu sản xuất vốn có và các tài sản khác; trên cơ sở kinh tế chung và cùng chung một ngân quỹ nên mọi người trong hộ đều có ý thức trách nhiệm cao và việc bố trí sắp công việc cũng rất linh hoạt. Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ. Sự gắn bó thể hiện qua quan hệ huyết thống, quy mô nhỏ của nông hộ so với doanh nghiệp nên quản lý và sản xuất cũng đơn giản gọn nhẹ. Người quản lý thường là chủ hộ và tham gia lao động trực tiếp. Kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao. Do quy mô nhỏ, khi gặp thuận lợi có thể phát huy nguồn lực sẵn có và mở rộng quy mô, nhưng gặp khó khăn thì có thể thu hẹp sản xuất, có khi quay về sản xuất tự cung, tự cấp và có khả năng tự bóc lột lao động để vượt qua áp lực của thị trường. Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả. Qua thực tế KTNH là loại hình thích hợp nhất với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp với cây trồng, vật nuôi trong quá trình sinh trưởng, phát triển cần sự tác động kịp thời. Kinh tế nông hộ có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người lao động. Trong kinh tế nông hộ mọi người đều gắn bó với nhau trên cơ sở kinh tế, huyết tộc và cùng chung ngân quỹ đây là động lực để phát triển kinh tế nông hộ. Kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của hộ là chủ yếu. Đây là một trong những vấn đề khác biệt giữa nông hộ và doanh nghiệp nông nghiệp. 1.1.1.3. Vai trò của kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Trong bất kỳ chế độ xã hội nào, kinh tế nông hộ đều tồn tại và có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Với sự tồn tại của nông hộ là do đặc điểm rất riêng của sản xuất nông nghiệp và nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận hộ là đơn vị kinh tế cơ bản, chủ thể sản xuất nông nghiệp. Năm 1925, Tchayanov, nhà nông học của Nga, đã đề cập đến hình thái gia đình nông dân không có bóc lột lao động làm thuê mà chỉ sử dụng sức lao động của gia đình mình là hình thức tổ chức sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện sản xuất nông nghiệp thủ công. Tổng kết kinh nghiệm của mô hình trang trại gia đình