Luận văn Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

pdf 235 trang vuhoa 24/08/2022 7580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phat_trien_dich_vu_chung_khoan_cua_cong_ty_chung_kh.pdf

Nội dung text: Luận văn Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

  1. Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH W X NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS-TS. SỬ ĐÌNH THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2007 Trang 1
  2. Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN 3 1.1 Những vấn đề chung về công ty chứng khoán 3 1.1.1 Khái niệm công ty chứng khoán 3 1.1.2 Vai trò của công ty chứng khoán 4 1.1.3 Mô hình tổ chức của công ty chứng khoán 5 1.1.4 Hình thức pháp lý của công chứng khoán 5 1.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán 7 1.2 Các dịch vụ của công ty chứng khoán 8 1.2.1 Dịch vụ môi giới chứng khoán 8 1.2.1.1 Khái niệm môi giới chứng khoán 8 1.2.1.2 Đặc điểm của hoạt động môi giới chứng khoán 8 1.2.1.3 Quy trình thực hiện nghiệp vụ môi giới 9 1.2.2 Dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, đại lý phát hành 10 1.2.2.1 Khái niệm bảo lãnh phát hành chứng khoán, đại lý phát hành 10 1.2.2.2 Các hình thức bảo lãnh phát hành 11 1.2.2.3 Đặc điểm của bảo lãnh phát hành 11 1.2.2.4 Quy trình của bảo lãnh phát hành 12 1.2.3 Dịch vụ tư vấn đầu tư 14 1.2.3.1 Khái niệm tư vấn đầu tư 14 1.2.3.2 Đặc điểm và phân loại của tư vấn đầu tư 14 1.2.3.3 Công việc tư vấn đầu tư 16 1.2.4 Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư 17 1.2.4.1 Khái niệm 17 1.2.4.2 Các bước thực hiện quản lý danh mục đầu tư 17 Trang 2
  3. Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN 1.2.5 Các dịch vụ khác 18 1.2.5.1 Dịch vụ lưu ký chứng khoán 18 1.2.5.2 Dịch vụ quản lý thu nhập chứng khoán (Quản lý cổ tức) 19 1.2.5.3 Dịch vụ tín dụng 19 1.3 Các nguyên tắc kinh doanh của công ty chứng khoán 20 1.3.1 Nguyên tắc hoạt động 20 1.3.2 Nguyên tắc đạo đức 20 1.3.3 Nguyên tắc tài chính 21 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán 23 1.4.1 Nhóm yếu tố bên ngoài công ty 23 1.4.2 Nhóm yếu tố bên trong công ty 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 28 2.1 Khái quát về công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 28 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty BSC 28 2.1.2 Các dịch vụ chứng khoán của công ty BSC 30 2.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự 32 2.1.4 Kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty (2004-2006) 34 2.2 Khuôn khổ pháp lý quản lý dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam 38 2.3 Thực trạng hoạt động dịch vụ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 39 2.3.1 Dịch vụ môi giới chứng khoán 39 2.3.1.1 Tóm tắt quy trình môi giới tại công ty BSC 40 2.3.1.2 Đánh giá hoạt động môi giới tại BSC 42 2.3.1.3 Các dịch vụ hỗ trợ môi giới chứng khoán 44 2.3.2 Dịch vụ tư vấn 46 2.3.2.1 Quy trình tóm tắt dịch vụ tư vấn 46 2.3.2.2 Đánh giá hoạt động tư vấn 47 Trang 3
  4. Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN 2.3.3 Các dịch vụ khác 49 2.3.3.1 Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư 49 2.3.3.2 Dịch vụ quản lý cổ đông 50 2.4 Đánh giá các dịch vụ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 50 2.4.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (SWOT) 50 2.4.2 Những tồn tại của hoạt động dịch vụ chứng khoán tại công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 54 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 58 3.1 Định hướng phát triển của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 58 3.1.1 Định hướng phát triển thị trường Chứng khoán Việt Nam đến năm 201058 3.1.2 Định hướng phát triển công ty chứng khoán giai đoạn 2006-2010 60 3.1.3 Định hướng phát triển của Công ty BSC đến năm 2010 62 3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ chứng khoán tại công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 63 3.2.1 Phát triển dịch vụ chứng khoán hướng về khách hàng 63 3.2.1.1 Phát triển dịch vụ môi giới 63 3.2.1.2 Phát triển dịch vụ tư vấn 64 3.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng 65 3.2.2.1 Nâng cao năng lực phân tích 65 3.2.2.2 Tổ chức hội nghị khách hàng 66 3.2.2.3 Triển khai hoạt động tư vấn đầu tư cho khách hàng cá nhân, tổ chức66 3.2.2.4 Phát triển sản phẩm tiện ích phục vụ khách hàng 66 3.2.3 Phát triển mạng lưới hoạt động kinh doanh 67 3.2.4 Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng dịch vụ chứng khoán 68 3.2.5 Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên 69 Trang 4
  5. Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN 3.3. Kiến nghị 69 3.3.1 Kiến nghị với các cơ quản Quản lý Nhà nước 69 3.3.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý 69 3.3.1.2 Đẩy mạnh quản lý thị trường chứng khoán 70 3.3.1.3 Thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các tổng công ty Nhà nước kết hợp thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán 71 3.3.1.4 Tạo điều kiện cho giao dịch trên mạng 71 3.3.1.5 Phổ biến kiến thức và tạo niềm tin cho công chúng đầu tư 72 3.3.2 Kiến nghị với cơ quan chủ quản Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 73 3.3.2.1 Nâng cao năng lực tài chính cho BSC 73 3.3.2.2 Tạo cơ chế làm việc BSC thông thoáng hơn 74 3.3.2.3 Tạo điều kiện cho BSC trong mở rộng thị trường 74 KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 7 7 Trang 5
  6. Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BSC : Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CTCK : Công ty chứng khoán HASTC : Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE : Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh NHĐT & PTVN : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam PVFC : Công ty Tài chính Dầu khí SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh TTCK : Thị trường chứng khoán TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nước WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới Trang 6
  7. Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Tình hình lao động của công ty BSC tại 30/12/2006 Bảng 2.2 : Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của BSC (2004-2006) Bảng 2.3 : Doanh thu hoạt động chứng khoán của BSC (2005-2006) Bảng 2.4 : Bảng thống kê vốn điều lệ, doanh thu, lợi nhuận trước thuế của một số các công ty chứng khoán năm 2006 Bảng 2.5 : Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoản của BSC Bảng 2.6 : Cơ cấu tài khoản khách hàng tại BSC tính đến tháng 6/2007 Bảng 2.7 : Bảng thống kê thị phần của BSC (2000-2006) Bảng 2.8 : Biểu phí môi giới của Công ty BSC Bảng 2.9 : Số liệu chứng khoán lưu ký của BSC tính đến 31/5/2007 Bảng 2.10 : Thống kê số lượng hợp đồng tư vấn của BSC (2000-7/2007) DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty BSC Sơ đồ 2.2 : Quy trình tóm tắt hoạt động môi giới tại công ty BSC Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ quy trình tóm tắt dịch vụ tư vấn tại công ty BSC LỜI MỞ ĐẦU Trang 7
  8. Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Từ cuối năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh cả về số lượng chứng khoán, số lượng nhà đầu tư và các tổ chức dịch vụ chứng khoán với tổng giá trị vốn hóa thị trường đã đạt 304 nghìn tỷ đồng (20 tỷ USD) bằng 31% GDP, khoảng 200.000 tài khoản chứng khoán và 55 công ty chứng khoán, 18 công ty quản lý quỹ, 61 tổ chức lưu ký. Đến cuối tháng 3 năm 2007, thị trường chứng khoán có xu hướng đi xuống, giao dịch chứng khoán chựng lại trong khi ngày càng nhiều công ty chứng khoán mới ra đời dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chứng khoán. Để tăng tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), tôi đã chọn đề tài Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam làm luận văn thạc sỹ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn - Hệ thống những vấn đề cơ bản về dịch vụ chứng khoán của Công ty chứng khoán làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty, nêu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) và chỉ rõ những tồn tại và nguyên nhân. - Hệ thống những giải pháp và kiến nghị để phát triển dịch vụ chứng khoán tại công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Các loại hình dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam: - Môi giới chứng khoán: Môi giới, lưu ký, tạm ứng tiền bán chứng khoán, cầm cố. - Dịch vụ tư vấn: Tư vấn niêm yết, bảo lãnh phát hành đại lý phát hành chứng khoán, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn đầu tư. - Dịch vụ khác: Quản lý danh mục đầu tư, quản lý cổ đông. Trang 8
  9. Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN Với mục đích là phát triển dịch vụ chứng khoán hướng đến khách hàng nên trong luận văn không đề cập đến hoạt động tự doanh của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn này là phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh. Thông qua những phương pháp này mà luận văn đánh giá hoạt động dịch vụ chứng khoán của công ty BSC, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ chứng khoán của BSC. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp thống kê, diễn giải, quy nạp 5. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về công ty chứng khoán Chương 2: Thực trạng hoạt động dịch vụ chứng khoán Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam Trang 9
  10. Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN 1.1 Những vấn đề chung về công ty chứng khoán 1.1.1 Khái niệm công ty chứng khoán Căn cứ theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, công ty chứng khoán được định nghĩa như sau: Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian, được thành lập khi có sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, công ty chứng khoán phải đảm bảo các yêu cầu về quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu 01 năm, trong đó diện tích làm sàn giao dịch phục vụ nhà đầu tư tối thiểu 150m2; có đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh, bao gồm: sàn giao dịch phục vụ khách hàng, thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán, trang thông tin điện tử, bảng tin để công bố thông tin cho khách hàng, hệ thống kho, két bảo quản chứng khoán, tiền mặt, tài sản có giá trị khác và lưu giữ tài liệu, chứng từ giao dịch đối với công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán; đáp ứng mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh và nhân viên công ty phải có chứng chỉ hành nghề Đóng vai trò là một tổ chức tài chính trung gian, công ty chứng khoán góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng. Thông qua các công ty chứng khoán, các cổ phiếu và trái phiếu được mua bán trên TTCK, qua đó một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ việc tập hợp những nguồn vốn lẻ trong công chúng. Trang 10
  11. Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN 1.1.2 Vai trò của công ty chứng khoán a. Trung gian chu chuyển vốn của nền kinh tế Các công ty chứng khoán đảm nhiệm việc lưu thông chứng khoán từ nhà phát hành tới người đầu tư. Các công ty chứng khoán có vai trò làm chiếc cầu nối, là kênh dẫn vốn chảy từ nơi có vốn nhàn rỗi đến nơi đang cần huy động vốn. Các công ty chứng khoán thường đảm nhiệm vai trò này qua hoạt động bảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán. b. Điều tiết giá cả chứng khoán và bình ổn thị trường Giá cả chứng khoán là do thị trường quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua và người bán phải thông qua các công ty chứng khoán vì họ không được tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán. Các công ty chứng khoán là những thành viên của thị trường, do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá. Trên thị trường sơ cấp, các công ty chứng khoán cùng với nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên. Chính vì vậy, giá cả của mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia định giá của các công ty chứng khoán. Trên thị trường thứ cấp, các công ty chứng khoán có vai trò điều tiết thị trường, bình ổn giá thị trường. Để bảo vệ những khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích của chính mình, nhiều công ty chứng khoán đã dành một tỷ lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vai trò bình ổn thị trường. c. Tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán Trên thị trường chứng khoán, nhờ có công ty chứng khoán, các nhà đầu tư có thể hàng ngày chuyển chứng khoán có giá thành tiền mặt và ngược lại. Việc thực hiện thông qua công ty chứng khoán sẽ giúp cho các nhà đầu tư không phải chịu thiệt hại đáng kể đối với giá trị khoản đầu tư của mình. d. Tư vấn đầu tư chứng khoán Các công ty chứng khoán với đầy đủ các dịch vụ không chỉ thực hiện mệnh lệnh của khách hàng, mà còn tham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn khác nhau thông qua việc nghiên cứu thị trường rồi cung cấp các thông tin đó cho các công ty và các cá nhân đầu tư. Trang 11
  12. Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN Tóm lại, công ty chứng khoán là một tổ chức chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán, có vai trò cần thiết và quan trọng đối với thị trường chứng khoán nói chung. Những vai trò này được thể hiện thông qua các hoạt động của công ty chứng khoán. 1.1.3 Mô hình công ty chứng khoán Hoạt động của các công ty chứng khoán rất đa dạng và phức tạp, tùy theo đặc điểm của hệ thống tài chính và sự cân nhắc lợi hại của những người làm công tác quản lý nhà nước, các công ty chứng khoán có thể phân chia thành 2 nhóm mô hình tổ chức sau: Một là, mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ: thực hiện tất cả các nghiệp vụ như kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính khác, được chia làm 2 loại: - Loại đa năng một phần: Các ngân hàng kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải lập công ty độc lập hoạt động tách rời. - Loại đa năng hoàn toàn: Các ngân hàng vừa kinh doanh chứng khoán, vừa kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tiền tệ. Hai là, mô hình chuyên doanh chứng khoán: là loại hình công ty chứng khoán độc lập và chỉ chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây ở các nước trên thế giới có xu hướng xóa bỏ dần ngăn cách giữa hai mô hình này, các công ty chứng khoán lớn đã mở rộng kinh doanh cả trong lĩnh vực bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. 1.1.4 Hình thức pháp lý của công chứng khoán Trên thế giới hiện nay tồn tại ba loại hình tổ chức công ty chứng khoán cơ bản. Song hình thức công ty cổ phần được đánh giá là ưu việt nhất đối với các công ty chứng khoán. Công ty hợp danh: là loại hình kinh doanh có ít nhất 2 chủ sở hữu trở lên. Thành viên tham gia vào quá trình ra quyết định quản lý được gọi là thành viên hợp danh, còn thành viên không tham gia điều hành công ty gọi là thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải có trình độ chuyên môn, phải chịu trách nhiệm bằng toàn Trang 12
  13. Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN bộ tài sản của mình về các nghiệp vụ của công ty chứng khoán, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm với những khoản nợ của công ty giới hạn trong số góp vốn của họ. Công ty hợp danh không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào. Ưu điểm : Các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Họ có thể phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong kinh doanh. Nhược điểm: Loại hình doanh nghiệp này không có tư cách pháp nhân. Công ty không thể phát hành chứng khoán vì vậy khả năng huy động vốn sẽ bị hạn chế rất nhiều. Công ty trách nhiệm hữu hạn: là doanh nghiệp trong đó các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghiệp vụ khác của công ty bị khống chế bởi số vốn họ đã cam kết góp. Số lượng các thành viên không vượt quá 50. Công ty không được quyền phát hành cổ phiếu. Ưu điểm: Có tư cách pháp nhân, thành viên của công ty thường ít hơn cổ đông của công ty cổ phần, do đó cơ cấu quản lý công ty gọn nhẹ. Nhược điểm: Rủi ro sẽ chuyển sang vai các chủ nợ. Vì công ty không được phát hành cổ phần nên khó khăn trong việc huy động vốn. Công ty cổ phần: là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Ưu điể m : Có tư cách pháp nhân, được phép phát hành cổ phiếu và trái phiếu, nên dễ dàng huy động vốn từ các nhà đầu tư. Nhược điểm: Cơ cấu tổ chức và hoạt động quản lý của công ty tương đối phức tạp. Trang 13
  14. Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN 1.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán Cơ cấu của công ty chứng khoán phụ thuộc vào loại hình hoạt động chứng khoán mà công ty thực hiện cũng như quy mô hoạt động kinh doanh chứng khoán của nó. Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là hệ thống các phòng ban chức năng được chia thành nhóm hai khối khác nhau là khối hoạt động và khối phụ trợ. Khối hoạt động: là khối thực hiện các giao dịch kinh doanh và dịch vụ kinh doanh chứng khoán. Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó. Tương ứng với các hoạt động do khối này phụ trách sẽ có những bộ phận phòng, ban nhất định: - Phòng môi giới - Phòng tự doanh - Phòng bảo lãnh phát hành - Phòng quản lý danh mục đầu tư và quỹ đầu tư - Phòng tư vấn tài chính và đầu tư Tuy nhiên, căn cứ vào quy mô thị trường và sự chú trọng vào các hoạt động mà công ty chứng khoán có thể chuyên sâu vào từng bộ phận hoặc tổng hợp các hoạt động vào trong một bộ phận. Khối phụ trợ: là khối không trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh, nhưng nó không thể thiếu được trong vận hành của công ty chứng khoán vì hoạt động của nó mang tính chất trợ giúp cho khối hoạt động. Khối này bao gồm các bộ phận sau: - Phòng nghiên cứu và phát triển - Phòng phân tích và thông tin thị trường - Phòng kế hoạch công ty - Phòng phát triển sản phẩm mới - Phòng công nghệ tin học - Phòng pháp chế - Phòng kế toán, thanh toán và kiểm soát nội bộ - Phòng ngân quỹ, ký quỹ - Phòng tổng hợp hành chính nhân sự Trang 14
  15. Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN Ngoài sự phân biệt rõ ràng hai khối như vậy, do mức độ phát triển của công ty chứng khoán và thị trường chứng khoán mà có thể có thêm các bộ phận khác như: mạng lưới chi nhánh, văn phòng trong và ngoài nước, văn phòng đại lý, hoặc các phòng ban liên quan đến các hoạt động khác từ ngân hàng, bảo hiểm (tín dụng chứng khoán, bảo hiểm chứng khoán.) 1.2 Các dịch vụ của công ty chứng khoán 1.2.1 Dịch vụ môi giới chứng khoán 1.2.1.1 Khái niệm môi giới chứng khoán Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó. 1.2.1.2 Đặc điểm của hoạt động môi giới chứng khoán - Quyết định mua bán là do khách hàng đưa ra và công ty chứng khoán phải thực hiện theo lệnh đó. - Độ rủi ro của hoạt động này thấp do khách hàng phải chịu mọi trách nhiệm đối với kết quả mà giao dịch đem lại. Rủi ro mà nhà môi giới thường gặp chỉ là khách hàng hoặc nhà môi giới khác không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn. Tuy nhiên, các qui định về ký quỹ cũng giới hạn phần nào rủi ro này. - Thu nhập từ nghiệp vụ môi giới khá ổn định. Với tư cách đại lý, công ty chứng khoán hưởng một tỷ lệ phần trăm hoa hồng tính trên tổng giá trị giao dịch. Thông thường giá trị giao dịch càng thấp thì tỷ lệ này càng cao. Hoa hồng sau khi trừ đi các chi phí sẽ trở thành thu nhập của công ty. Nhìn chung, thu nhập này ít biến động mạnh và chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng thu nhập của công ty, ở một số thị trường chứng khoán phát triển, tỷ lệ hoa hồng do công ty tự ấn định, do vậy làm tăng tính cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán. Trang 15
  16. Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN 1.2.1.3 Quy trình thực hiện nghiệp vụ môi giới - Mở tài khoản cho khách hàng: Khách hàng muốn giao dịch thông qua công ty chứng khoán được yêu cầu mở tài khoản tại công ty đó. Tài khoản đó có thể là tài khoản giao dịch hoặc tài khoản ký quỹ. Tài khoản giao dịch dùng cho các giao dịch thông thường, qua đó khách hàng khi mua chứng khoán được yêu cầu trả đủ tiền trước thời hạn thanh toán do sở giao dịch quy định. Tài khoản ký quỹ là tài khoản mà qua đó khách hàng có thể vay tiền công ty để mua chứng khoán. Với giao dịch ký quỹ công ty chứng khoán không chỉ hưởng hoa hồng mua bán hộ chứng khoán mà còn thu được lãi trên số tiền cho khách hàng vay. - Nhận lệnh từ khách hàng: Sau khi tài khoản đã mở, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch trên tài khoản của mình bằng cách gửi lệnh mua bán chứng khoán đến công ty. Hình thức đặt lệnh có thể bằng điện thoại, bằng telex hay bằng phiếu lệnh. Nếu là lệnh bán, công ty sẽ đề nghị khách hàng xuất trình số chứng khoán muốn bán để kiểm tra trước khi thực hiện lệnh hoặc đề nghị phải ký quỹ một phần số chứng khoán cần bán theo một tỷ lệ do UBCK quy định. Nếu là lệnh đặt mua, công ty phải đề nghị khách hàng mức tiền ký quỹ nhất định trên tài khoản khách hàng ở công ty. - Thực hiện lệnh: Người đại diện có giấy phép của công ty chứng khoán hoạt động với vai trò trung gian giữa khách hàng với công ty. Trước đây, người đại diện gửi tất cả các lệnh mua bán chứng khoán của khách hàng tới bộ phận thực hiện lệnh hoặc phòng kinh doanh giao dịch của công ty. ở đây một người thư ký sẽ kiểm tra xem chứng khoán đó được mua bán trên thị trường nào (tập trung hay phi tập trung) sau đó gửi lệnh này đến thị trường phù hợp để thực hiện. Ngày nay, các công ty chứng khoán có mạng lưới thông tin trực tiếp từ trụ sở chính và các phòng giao dịch. Vì vậy, các lệnh mua bán chứng khoán không còn được chuyển đến phòng thực hiện lệnh nữa mà được chuyển trực tiếp đến phòng giao dịch của sở giao dịch chứng khoán. - Xác nhận kết quả: Sau khi lệnh đã được thực hiện xong, công ty chứng khoán gửi cho khách hàng một phiếu xác nhận các kết quả giao dịch, bao gồm giá, Trang 16
  17. Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN số lượng chứng khoán đã thực hiện, mức phí phải trả, ngày thanh toán và ngày giao nhận, lãi vay tiền mua chứng khoán (nếu có) Xác nhận này có tính pháp lý rất cao, nó đóng vai trò hóa đơn của giao dịch giữa công ty và khách hàng. Những sai sót trong xác nhận kết quả có thể dẫn đến sự không hài lòng và khiếu nại của khách hàng. - Thanh toán và giao nhận chứng khoán: Đến ngày thanh toán, các thủ tục chuyển tiền và giao nhận chứng khoán phải được hoàn tất. Nếu chứng khoán là chứng chỉ thì người bán phải chuyển chứng khoán cho người môi giới thực hiện lệnh bán, người mua chuyển tiền vào tài khoản người môi giới thực hiện lệnh mua. Tuy nhiên, ngày nay chứng khoán được lưu giữ tập trung tại Trung tâm lưu ký, từ đó mọi giao dịch thanh toán và chuyển giao chứng khoán được thực hiện bằng chuyển khoản. Trung tâm này kinh doanh như một “kho” tập trung các chứng khoán, nó giúp việc thực hiện các giao dịch trên cơ sở hoạt động kế toán chứ không cần chuyển giao bằng hiện vật. Khi thanh toán, khách hàng phải nộp cho công ty một khoản phí giao dịch. Phí giao dịch bao gồm phí môi giới và phí môi giới lập giá. Phí môi giới của công ty chứng khoán do công ty thỏa thuận với khách hàng trong khung do pháp luật quy định và theo từng chủng loại chứng khoán. Trong phí giao dịch gồm chi phí thanh toán chuyển khoản tiền và chứng khoán lưu ký, riêng trường hợp người mua yêu cầu chuyển giao chứng khoán vật chất thì công ty chứng khoán phải thu thêm phí vận chuyển chứng từ. Phí môi giới lập giá do sở giao dịch quy định, công ty phải trả cho sở và tái thu từ khách hàng. 1.2.2 Dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, đại lý phát hành 1.2.2.1 Khái niệm bảo lãnh phát hành chứng khoán, đại lý phát hành Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết. Trang 17
  18. Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN 1.2.2.2 Các hình thức bảo lãnh phát hành - Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh trong đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không. Thông thường, trong phương thức này một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu và bán lại các chứng khoán theo giá chào bán ra công chúng và hưởng chênh lệch giá. - Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại và không phải chịu hình phạt nào. - Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không: trong phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối hết sẽ hủy toàn bộ đợt phát hành. Tổ chức bảo lãnh phải trả lại tiền cho các nhà đầu tư đã mua chứng khoán, đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ. - Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: Đây là phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường và chào bán cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Tuy nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty. Vì vậy, công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng. Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ là người mua cuối cùng hoặc chào bán hộ số cổ phiếu của các quyền mua không được thực hiện. 1.2.2.3 Đặc điểm của bảo lãnh phát hành - Là hoạt động thường sử dụng trên thị trường sơ cấp, nó có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tạo hàng hóa trên thị trường và giúp các doanh nghiệp huy động vốn một cách nhanh chóng, hiệu quả. Đối với công ty chứng khoán, bảo lãnh phát hành Trang 18
  19. Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN là hoạt động đòi hỏi trình độ cao, trong đó công ty chứng khoán phải thực hiện một quy trình chặt chẽ, bao gồm việc kết hợp nhiều kỹ năng của ngành chứng khoán từ nghiên cứu tài chính công ty, nghiên cứu thị trường, tư vấn cho khách hàng, chào bán đến ổn định giá chứng khoán Nghiệp vụ bảo lãnh, do đó không phải công ty nào cũng có đủ tiềm lực tài chính và chuyên môn để tham gia. Khả năng bảo lãnh thành công các đợt phát hành sẽ đem lại cho công ty chứng khoán không chỉ nguồn thu lớn mà cả uy tín trên thương trường. - Thù lao cho tổ chức bảo lãnh có thể là một khoản phí đối với hình thức bảo lãnh chắc chắn hoặc hoa hồng đối với các hình thức bảo lãnh khác. Hoa hồng là một tỷ lệ phần trăm trên số lượng chứng khoán cần bảo lãnh. Việc tính toán và phân bổ hoa hồng cho các thành viên trong nghiệp đoàn là do các thành viên thương lượng nới nhau. Phí bảo lãnh là mức chênh lệch giữa giá bán chứng khoán trên thị trường cho người đầu tư và số tiền tổ chức phát hành nhận được. Mức phí bảo lãnh cao hay thấp tùy thuộc vào tính chất của đợt phát hành cùng điều kiện thị trường lúc phát hành, do hai bên thỏa thuận. Nói chung, nếu đó là đợt phát hành lần đầu thì mức phí và hoa hồng phải cao hơn lần phát hành bổ sung. Đối với trái phiếu, phí và hoa hồng bảo lãnh còn tùy thuộc vào lãi suất trái phiếu (nếu lãi suất cao thì dễ bán, chi phí sẽ thấp và ngược lại). 1.2.2.4 Quy trình của bảo lãnh phát hành - Lập nghiệp đoàn bảo lãnh: Nếu tổ chức phát hành là một công ty nhỏ, giá trị chứng khoán phát hành không lớn, thì có thể chỉ cần một công ty đứng ra bảo lãnh phát hành. Nhưng nếu đó là một công ty lớn, số chứng khoán phát hành vượt quá khả năng bảo lãnh của một công ty chứng khoán thì một nghiệp đoàn bao gồm một số công ty chứng khoán và các tổ chức tài chính sẽ được thành lập. Nghiệp đoàn này có ý nghĩa phân tán rủi ro trong hình thức bảo lãnh chắc chắn. Trong nghiệp đoàn, sẽ có một công ty bảo lãnh chính hay còn gọi là người quản lý, thường là người khởi đầu cuộc giao dịch này, đứng ra ký kết và giải quyết các thủ tục giấy tờ với tổ chức phát hành. Nó cũng quyết định công ty chứng khoán nào sẽ được mời tham gia nghiệp đoàn cũng như sẽ chi trả phí bảo lãnh cho các công ty khác trong nghiệp đoàn. Trang 19