Luận văn Phát triển chuỗi giá trị thanh long ruột đỏ tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phát triển chuỗi giá trị thanh long ruột đỏ tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_phat_trien_chuoi_gia_tri_thanh_long_ruot_do_tai_huy.pdf
Nội dung text: Luận văn Phát triển chuỗi giá trị thanh long ruột đỏ tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ XUÂN THU PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ THANH LONG RUỘT ĐỎ TẠI HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ XUÂN THU PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ THANH LONG RUỘT ĐỎ TẠI HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số ngành: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ YẾN THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2020 Tác giả luận văn Hà Xuân Thu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- ii LỜI CẢM ƠN Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Thị Yến - Người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các Thầy, Cô giáo phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện cùng bà con trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của Thầy, Cô và bạn bè. Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện đóng góp ý kiến của Thầy, Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2020 Tác giả luận văn Hà Xuân Thu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ix MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Ý nghĩa của đề tài 3 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4 1.1.2. Phân tích chuỗi giá trị 6 1.1.3. Các công cụ phân tích chuỗi giá trị 7 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chuỗi giá trị 12 1.2. Cơ sở thực tiễn 14 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ tại một số địa phương 14 1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 17 1.4. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm Thanh Long ruột đỏ tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 21 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- iv 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 23 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 25 2.1.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng của huyện Thanh Sơn 28 2.1.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Sơn ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ 29 2.2. Nội dung nghiên cứu 30 2.3. Phương pháp nghiên cứu 30 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu 30 2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin số liệu 33 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài 33 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về sản xuất Thanh Long 33 2.4.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh nội hàm chuỗi giá trị Thanh Long 33 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35 3.1. Thực trạng sản xuất và phát triển Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 35 3.1.1. Thực trạng diện tích trồng Thanh Long ruột đỏ tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 35 3.1.2. Thực trạng phát triển diện tích trồng Thanh Long tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 37 3.2. Thực trạng phát triển chuỗi giá trị cây Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 38 3.2.1. Đặc điểm chung về hộ trồng Thanh Long ruột đỏ điều tra tại huyện Thanh Sơn 38 3.2.2. Thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ huyện Thanh Sơn 40 3.2.3. Phân tích giá trị gia tăng theo các kênh thị trường của chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ tại Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 45 3.2.4. Phân tích lợi nhuận theo các tác nhân của chuỗi giá trị Thanh Long Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- v ruột đỏ tại Thanh Sơn 47 3.4. Đánh giá lợi ích của các tác nhân khi tham gia chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 48 3.4.1. Đánh giá lợi ích của người nông dân khi tham gia chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 48 3.4.2. Đánh giá lợi ích của thương lái khi tham gia chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 49 3.4.3. Đánh giá lợi ích của tác nhân bán buôn/bán lẻ khi tham gia chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 50 3.5. Phân tích những tồn tại, hạn chế trong phát triển chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 51 3.5.1. Những tồn tại 51 3.5.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 52 3.6. Giải pháp phát triển chuỗi giá trị cây Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2020 - 2025 53 3.6.1. Quan điểm. mục tiêu phát triển chuỗi giá trị cây Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 53 3.6.2. Giải pháp phát triển chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57 1. Kết luận 57 2. Kiến nghị 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CPTG Chi phí trung gian GO Giá trị sản xuất GTGT Giá trị gia tăng HQKT Hiệu quả kinh tế HTX Hợp tác xã IC Chi phí trung gian OCOP Chương trình mỗi xã một sản phẩm PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PTNT Phát triển nông thôn UBND Uỷ ban nhân dân VA Giá trị gia tăng VND Tiền đồng Việt Nam WTO Tổ chức Thương mại Quốc tế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Sơn năm 2019 24 Bảng 2.2: Tình hình phát triển kinh tế huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019 25 Bảng 2.3: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Sơn 26 Bảng 2.4: Tình hình dân số và lao động huyện Thanh Sơn 27 Bảng 2.5: Khoảng của giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo likert 32 Bảng 3.1: Diện tích trồng Thanh Long ruột đỏ huyện Thanh Sơn năm 2019 36 Bảng 3.2: Diện tích, năng suất bình quân, sản lượng Thanh Long ruột đỏ tại huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019 37 Bảng 3.3: Đặc điểm cơ bản của hộ trồng Thanh Long ruột đỏ điều tra tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 39 Bảng 3.4. Diện tích, năng suất, sản lượng Thanh Long ruột đỏ của các hộ điều tra tại huyện Thanh Sơn năm 2019 39 Bảng 3.5: Phân tích chi tiết giá trị gia tăng thuần theo 02 kênh thị trường của Thanh Long ruột đỏ tại Thanh Sơn Phú Thọ 46 Bảng 3.6: Phân tích Lợi nhuận theo các tác nhân của chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ tại Thanh Sơn Phú Thọ 47 Bảng 3.7: Đánh giá lợi ích của các tác nhân khi tham gia chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 48 Bảng 3.8: Đánh giá lợi ích của thương lái khi tham gia chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 50 Bảng 3.9: Đánh giá lợi ích của tác nhân bán buôn/bán lẻ thi tham gia chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 3.1: Chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ huyện Thanh Sơn 40 Sơ đồ 3.2: Kênh phân phối Thanh Long ruột đỏ đối với nông dân 41 Sơ đồ 3.3: Kênh phân phối Thanh Long ruột đỏ Thanh Sơn đối với thương lái 43 Sơ đồ 3.4: Kênh phân phối Thanh Long ruột đỏ tại Thanh Sơn đối với thương lái 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Tên tác giả: HÀ XUÂN THU 2. Tên luận văn: “Phát triển chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” 3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp Luận văn “Phát triển chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” nghiên cứu với mục tiêu: - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chuỗi giá trị. - Phân tích thực trạng chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Luận văn đã sử dụng phương pháp: Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập tài liệu thứ cấp và sơ cấp; điều tra các tác nhân trong chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ; phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả, sử dụng thang đo Liket. Trong nghiên cứu này Tôi tập trung phân tích, đánh giá thực trạng trồng và liên kết chuỗi giá trị của Thanh Long ruột đỏ. Đánh giá lợi ích của các tác nhân khi tham gia chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ tại Thanh Sơn, thông qua đó phân tích tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế trong phát triển chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Huyện Thanh Sơn có diện tích tự nhiên là: 62.110,40 ha, dân số khoảng 12 vạn người bao gồm 14 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 58%, huyện có 23 đơn vị hành chính gồm 22 xã và 01 thị trấn, 21 xã khó khăn, tiềm năng lao động, đất đai thuận lợi cho phát triển diện tích cây Thanh Long ruột đỏ. Hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Sơn có tổng diện
- x tích trồng Thanh Long ruột đỏ là 56 ha, trong đó có 37 ha đã cho thu hoạch. Diện tích Thanh Long ruột đỏ thu hoạch chủ yếu được phân bổ tại các xã Sơn Hùng, Thục Luyện và Tất Thắng. Chuỗi giá trị của Thanh Long ruột đỏ huyện Thanh Sơn thông qua 2 kênh chính. Kênh 1: bao gồm các khâu: Nông dân → Bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Kênh 2: bao gồm các khâu: Nông dân → Thương lái → Người bán buôn/bán lẻ → Người tiêu dùng. Qua khảo sát đánh giá tác giả thấy các tác nhân của chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ huyện Thanh Sơn đều thấy tốt với lợi ích khi tham gia chuỗi giá trị Thanh Lông ruột đỏ, đều thấy được sự thuận lợi và khó khăn khi tham gia chuỗi giá trị. Trên cơ sở thực trạng đó luận văn đã đưa ra đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ như: (1) Công tác chỉ đạo, điều hành, (2) Chú trọng đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, (3) Trú trọng các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm. Các giải pháp này nhằm phát triển chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ tại Thanh Sơn một cách bền vững.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, đảm bảo an ninh lương thực, đưa chúng ta thành nước xuất khẩu nông sản lớn về các mặt hàng như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, chè, thủy sản, Nông nghiệp là ngành duy nhất xuất siêu, góp phần ổn định cán cân thương mại và giúp chúng ta vượt qua các cuộc khủng khoảng kinh tế gần đây. Tuy nhiên, chúng ta cũng luôn đứng trước những thử thách: “Được mùa mất giá, mất mùa được giá”; “Trồng - chặt” Nguyên nhân của tồn tại này có nhiều, nhưng lý do chính là chúng ta đã không tạo dựng được thị trường của riêng mình và ổn định thị trường đầu ra. Chúng ta đã thấy rõ rằng nếu ta không tạo được thị trường trong hoặc ngoài nước, nhất là thị trường quốc nội thì nông, ngư dân không thể làm giàu được và do đó nông nghiệp nước nhà cũng không thể tiến xa hơn nữa. Trong quá trình phát triển, nông nghiệp Việt Nam đã bộc lộ những lỗ hổng lớn trong dây chuyền sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, dù là một trong những quốc gia có sản lượng xuất khẩu nông sản lớn, nhưng tính bền vững trong sản xuất của chúng ta chưa cao, hiện bộc lộ nhiều khiếm khuyết lớn từ giống, kỹ thuật, chăm sóc cho đến thu hoạch, chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ. Các công đoạn tạo nên giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị nông sản hầu như đều nằm ở ngoài lãnh thổ Việt Nam như chế biến, phân phối, trong khi các công đoạn trong nước đều tạo ra giá trị gia tăng thấp, nhất là khâu sản xuất. Do đó, nâng cao giá trị gia tăng thông qua việc tạo thêm giá trị ở mỗi khâu và phân chia hài hòa trong chuỗi sẽ góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của nông sản, cải thiện thu nhập của nông dân và đảm bảo sự phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Thị Thu Hương, 2014).
- 2 Cây Thanh Long ruột đỏ là một trong những loại trái cây ăn quả được nhiều người tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới rất ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon cùng giá trị dinh dưỡng cao. Với điều kiện về đất đai, khí hậu phù hợp cho sự phát triển của cây Thanh Long ruột đỏ, huyện Thanh Sơn đã và đang phát triển giống Thanh Long ruột đỏ. Cây Thanh Long ruột đỏ đã khẳng định được vị thế là cây trồng mũi nhọn mang lại cuộc sống ấm no, giàu có cho người dân (Báo cáo UBND huyện Thanh Sơn, 2019). Những năm qua, huyện Thanh Sơn đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng Thanh Long, tăng cường các biện pháp chăm sóc cây theo tiêu chuẩn, xây dựng nhiều mô hình trang trại trồng thanh long với quy mô lớn, nhờ đó tạo thu nhập cao cho người trồng. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, việc phát triển Thanh Long tại huyện Thanh Sơn vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: Thị trường tiêu thụ chưa ổn định và có nhiều sản phẩm nông sản cạnh tranh; Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thanh long còn nhiều hạn chế; Sản xuất cây giống sạch bệnh chưa đáp ứng được yêu cầu trồng mới; Khâu bảo quản và vận chuyển còn hạn chế; Thiếu vốn đầu tư sản xuất, .(Báo cáo UBND huyện Thanh Sơn, 2019). Do đó, việc phân tích chuỗi giá trị mặt hàng Thanh Long ruột đỏ tại huyện Thanh Sơn và đưa ra giải pháp phát triển chuỗi giá trị cũng như việc phân phối hài hòa lợi ích của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị thanh long ruột đỏ là cần thiết. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chuỗi giá trị. - Phân tích thực trạng chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tác nhân trong chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ gồm hộ trồng Thanh Long, thương lái, người bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất Thanh Long ruột đỏ và các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Về địa bàn nghiên cứu: Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ - Về thời gian nghiên cứu: Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2017 – 2019; số liệu sơ cấp thu thập năm 2019. 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để xác định được hiện trạng của chuỗi giá trị. - Lập sơ đồ chuỗi giá trị, phân tích chi phí lợi nhuận theo từng tác nhân, theo từng kênh phân phối. - Chỉ ra các tác nhân chính trong chuỗi giá trị để đưa ra can thiệp hợp lý. - Xác định được địa điểm để triển khai các tác động. 4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Là tài liệu tham khảo giúp huyện Thanh Sơn xây dựng quy hoạch phát triển cây Thanh Long ruột đỏ. Có ý nghĩa thiết thực cho quá trình nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị Thanh Long ruột đỏ tại huyện Thanh Sơn và đối với các địa phương có điều kiện tương tự. - Đề tài góp phần cung cấp thông tin cho các tác nhân trong chuỗi giá trị, đặc biệt là cho người sản xuất (nông dân nghèo) và các nhà quản lý xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
- 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm về phát triển Phát triển: Theo từ điển Tiếng Việt phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp. Phát triển được xem là một quá trình và một xã hội được coi là phát triển khi xã hội đó thoả mãn các nhu cầu cơ bản. Định nghĩa này không chỉ bao hàm nội dung kinh tế mà còn có nội dung xã hội. Nếu chỉ tiêu thu nhập bình quân/người thể hiện sức sản xuất của xã hội thì cách xem phát triển ở đây nhấn mạnh tới việc xã hội sử dụng những nguồn của cải đó như thế nào để thoả mãn những nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản. Từ các quan điểm khác nhau về phát triển thì có thể hiểu phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ nơi đâu đều được thoả mãn nhu cầu sống của mình, có mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vấn cao, được hưởng những thành tựu về văn hoá và tinh thần, có đủ điều kiện cho một môi trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được đảm bảo an ninh lương thực, an toàn, không có bạo lực. Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng sản phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt của cuộc sống (Giáo trình Kinh tế phát triển, 2018). 1.1.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị Theo Michael Porter thì chuỗi giá trị của một ngành, một doanh nghiệp bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi được cấu hình một cách thích hợp Theo đó, chuỗi giá trị là một
- 5 chuỗi các hoạt động mà các sản phẩm trải qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo một thứ tự và tại mỗi hoạt động thì sản phẩm đó gia tăng thêm một số giá trị. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. (GTZ Eschborn, 2007). Chuỗi giá trị theo Kaplinsky và Morris:“Chuỗi giá trị bao gồm toàn bộ các hoạt động cần thiết để đưa ra một sản phẩm hoặc dịch vụ từ một ý tưởng thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi sử dụng”. Chuỗi giá trị tồn tại khi mà tất cả các tác nhân tham gia vào hoạt động của chuỗi theo cách để tối ưu hoá việc tạo ra giá trị dọc theo chuỗi (Sổ tay nghiên cứu chuỗi giá trị) Chúng ta có thể hiểu khái niệm này theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng: Nếu hiểu chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp thì chuỗi giá trị là một khối liên kết dọc hoặc một mạng liên kết giữa một số tổ chức kinh doanh độc lập trong một chuỗi sản xuất. Hay nói cách khác một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một đơn vị sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, mặt khác mỗi hoạt động lại bổ xung giá trị cho sản phẩm cuối cùng. Nếu hiểu Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng thì đó là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Kết quả của chuỗi có được khi sản phẩm đã được bán cho người tiêu dùng cuối cùng (Sổ tay nghiên cứu chuỗi giá trị). 1.1.1.3. Khái niệm chuỗi giá trị nông sản Các nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản sử dụng thuật ngữ “chuỗi giá trị” hay “chuỗi cung ứng” để mô tả chuỗi giá trị nông sản. FAO (2010) định nghĩa: “Chuỗi giá trị nông sản bao gồm tập hợp các tác nhân và hoạt động đưa một sản phẩm nông sản từ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, theo
- 6 đó, giá trị của sản phẩm được gia tăng trong mỗi khâu trung gian. Một chuỗi giá trị có thể là một liên kết dọc hay một mạng lưới các tác nhân độc lập với nhau vào các khâu chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển, và phân phối”. (Võ Thị Thanh Lộc, 2013). Như vậy, khái niệm chuỗi giá trị nông sản cũng mang những đặc điểm của khái niệm chung về chuỗi giá trị, đó là mô tả chuỗi những hoạt động để đưa 1 sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng. Các hoạt động trong chuỗi giá trị nông sản bao gồm sản xuất, thu gom, chế biến, bán buôn, bán lẻ cũng như các chức năng hỗ trợ như cung ứng vật tư đầu vào, dịch vụ tài chính, dịch vụ hậu cần, đóng gói, và marketing. Chuỗi giá trị bị ảnh hưởng bởi các đặc tính của sản phẩm nông sản. Sản phẩm nông sản có các đặc tính đặc thù như tính mùa vụ, mau hỏng, chất lượng không đồng nhất, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm. Những đặc tính những vấn đề trong tổ chức, hoạt động, và hiệu suất của chuỗi, từ đó ảnh hưởng tới đặc điểm của chuỗi. (Phạm Tiến Lâm, 2019). 1.1.2. Phân tích chuỗi giá trị Phân tích chuỗi giá trị là công cụ phân tích quan trọng để tìm hiểu các hoạt động bên trong một tổ chức sẽ tạo ra giá trị cho sản phẩm như thế nào với ý nghĩa. Chuỗi giá trị có thể được phân tích từ góc độ của bất kỳ tác nhân nào trong chuỗi. Phép phân tích chuỗi thường được sử dụng cho các công ty, doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước Bốn khía cạnh trong phân tích chuỗi giá trị áp dụng trong nông nghiệp mang nhiều ý nghĩa đó là: Thứ nhất: Phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta lập sơ đồ một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể. Thứ hai: Phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định sự phân phối lợi ích của những người tham gia chuỗi. Điều này đặc biệt quan
- 7 trọng đối với các nước đang phát triển (nhất là về nông nghiệp) khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá. Thứ ba: Phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng cấp chuỗi giá trị. Thứ tư: Phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị chuỗi giá trị. Như vậy, phân tích chuỗi giá trị có thể làm cơ sở cho việc hình thành các chương trình, dự án hỗ trợ cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá trị nhằm đạt được một số chuỗi kết quả phát triển mong muốn hay nó là động thái bắt đầu một quá trình thay đổi chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ổn định, bền vững. (Trần Tiến Khải, 2000). 1.1.3. Các công cụ phân tích chuỗi giá trị Trong quá trình phân tích chuỗi giá trị, tuỳ yêu cầu của ngành hàng, có thể sử dụng các công cụ sau đây để phân tích. (Võ Thị Thanh Lộc, 2013) a) Lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích. - Mục tiêu của công cụ này là: Trước khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị phải quyết định xem ưu tiên chọn tiểu ngành nào, sản phẩm hay hàng hoá nào để phân tích. Vì các nguồn lực để tiến hành phân tích lúc nào cũng hạn chế nên phải lập ra phương pháp để lựa chọn một số nhất định các chuỗi giá trị để phân tích trong số nhiều lựa chọn có thể được. - Các câu hỏi chính có thể sử dụng khi lựa chọn chuỗi giá trị ưu tiên là: + Việc chọn những chuỗi giá trị để phân tích dựa trên những tiêu chí chính nào? + Có những chuỗi giá trị tiềm năng nào có thể phân tích? + Sau khi áp dụng những tiêu chí lựa chọn, những chuỗi giá trị nào là thích hợp nhất để phân tích? - Các bước tiến hành thực hiện công cụ này như sau: Quá trình lập thứ tự ưu tiên tuân theo 4 bước như trong quy trình tiến hành lựa chọn trong một tình huống có nguồn lực khan hiếm. Bốn bước này
- 8 bao gồm việc xác định một hệ thống các tiêu chí sẽ được áp dụng để lập thứ tự ưu tiên các chuỗi giá trị, đánh giá tương đối mức độ quan trọng của các tiêu chí đó, xác định các tiểu hành, sản phẩm, hàng hoá tiềm năng có thể xem xét và sau đó lập một ma trận để xếp thứ tự các sản phẩm theo các tiêu chí trên. Lựa chọn ưu tiên cuối cùng có thể xác định dựa vào kết quả xếp loại được. b) Lập sơ đồ chuỗi giá trị. Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, chúng ta có thể dùng các mô hình, bảng, số liệu, biểu đồ và các hình thức tương tự để nắm được và hình dung được bản chất. Lập sơ đồ chuỗi giá trị là một cách để làm cho những gì chúng ta nhìn thấy dễ hiểu hơn. - Mục tiêu của việc thực hiện công cụ lập sơ đồ chuỗi bao gồm 3 mục tiêu sau: + Giúp hình dung được các mạng lưới để hiểu hơn về các kết nối giữa các tác nhân và các qui trình trong một chuỗi giá trị. + Thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân và quy trình trong chuỗi giá trị. + Cung cấp cho các bên có liên quan hiểu biết ngoài phạm vi tham gia của riêng họ trong chuỗi giá trị. - Các câu hỏi chính: Không có sơ đồ chuỗi giá trị nào hoàn toàn toàn diện và bao gồm tất cả một yếu tố. Việc quyết định lập sơ đồ những gì phụ thuộc vào các nguồn lực ta có, phạm vi mà mục tiêu của nghiên cứu và nhiệm vụ của tổ chức của chúng ta. Một chuỗi giá trị, cũng như thực tiễn, có rất nhiều khía cạnh: dòng sản phẩm thực tế, số tác nhân tham gia, giá trị tích luỹ được, v.v Vì vậy, việc chọn xem sẽ đưa vào những khía cạnh nào mà ta muốn lập sơ đồ là rất quan trọng. Những câu hỏi sau có thể hướng dẫn chọn những vấn đề nào để đưa vào sơ đồ: + Có những quy trình khác nhau (căn bản) nào trong chuỗi giá trị)?
- 9 + Ai tham gia vào những quy trình này và họ thực tế làm những gì? + Có những dòng sản phẩm, thông tin, tri thức nào trong chuỗi giá trị? + Khối lượng của sản phẩm, số lượng những người tham gia, số công việc tạo ra như thế nào? + Sản phẩm (hoặc dịch vụ) có xuất xứ từ đâu và được chuyển đi đâu? + Giá trị thay đổi như thế nào trong toàn chuỗi giá trị? + Có những hình thức quan hệ và liên kết nào tồn tại? + Những loại dịch vụ (kinh doanh) nào cung cấp cho chuỗi giá trị? - Lập sơ đồ chuỗi giá trị bao gồm các bước sau: + Bước 1: Lập sơ đồ các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị. + Bước 2: Xác định và lập sơ đồ những người tham gia chính vào các quy trình này. + Bước 3: Lập sơ đồ dòng sản phẩm, thông tin kiến thức. + Bước 4: Lập sơ đồ khối lượng sản phẩm, số người tham gia và số công việc. + Bước 5: Lập sơ đồ dòng luân chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ về mặt địa lý. + Bước 6: Xác định trên sơ đồ giá trị ở các cấp độ khác nhau của chuỗi giá trị. + Bước 7: Lập sơ đồ các mối quan hệ và liên kết giữa những người tham gia trong chuỗi giá trị. + Bước 8: Lập sơ đồ các dịch vụ kinh doanh cung cấp cho chuỗi giá trị. c) Phân tích chi phí và lợi nhuận. Sau khi đã lập sơ đồ chuỗi giá trị, bước tiếp theo là nghiên cứu sâu một số khía cạnh của chuỗi giá trị. Có rất nhiều khía cạnh có thể lựa chọn để nghiên cứu tiếp. Một trong những số đó là chi phí và lợi nhuận, hay nói một cách đơn giản hơn, là số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị bỏ ra là số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị nhận được.
- 10 - Để xác định được chi phí và lợi nhuận chúng ta cần dựa vào một số câu hỏi chính sau: + Chi phí, gồm cả chi phí cố định và thay đổi, của mỗi người tham gia là gì và cần đầu tư bao nhiêu để tham gia một chuỗi giá trị? + Thu thập của mỗi người tham gia trong chuỗi giá trị là bao nhiêu? Nói cách khác, khối lượng bán và giá bán của mỗi người tham gia là bao nhiêu? + Lợi nhuận thuần, lợi nhuận biên và mức hoà vốn của mỗi người tham gia là bao nhiêu? + Vốn đầu tư, chi phí, thu nhập, lợi nhuận và lợi nhuận biên thay đổi theo thời gian như thế nào? + Vốn đầu tư, chi phí, thu nhập, lợi nhuận và lợi nhuận biên được phân chia giữa những người tham gia trong chuỗi giá trị như thế nào? + Chi phí và lợi nhuận của chuỗi giá trị này thấp hơn hay cao hơn so với các chuỗi giá trị sản phẩm khác? Nói cách khác, chi phí cơ hội của việc thuê mua các nguồn lực sản xuất cho chuỗi giá trị cụ thể này là thế nào? + Chi phí và lợi nhuận của chuỗi giá trị này thấp hơn hay cao hơn các chuỗi giá trị tương tự ở những nơi khác? + Nguyên nhân của việc phân chia chi phí và lợi nhuận trong một chuỗi giá trị là gì? d) Phân tích công nghệ và kiến thức của các tác nhân tham gia trong chuỗi Công cụ này giúp xem xét xem những tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị đang sử dụng những công nghệ như thế nào? công nghệ này có phù hợp với họ hay không và liệu có thể thay đổi để cải thiện giá trị của sản phẩm được không? - Mục tiêu của công cụ này: + Để phân tích tính hiệu quả và hiệu lực của công nghệ trong việc sử dụng trong chuỗi giá trị.
- 11 + Để đảm bảo một loại hình của công nghệ hiện tại và đòi hỏi trong chuỗi giá trị. + Để phân tích tính hợp lý của công nghệ (có đủ điều kiện, có thể tiếp cận, có thể tái tạo và thay thế) phù hợp với những kỹ năng của công nghệ ở các mức khác nhau của chuỗi giá trị. + Để phân tích các lựa chọn nâng cao trong chuỗi giá trị cung cấp những chất lượng đòi hỏi của sản phẩm đầu ra. + Phân tích tác động của đầu tư bên ngoài trong kiến thức và công nghệ. e) Phân tích các thu nhập trong chuỗi giá trị. Phân tích tác động của việc tham gia vào các chuỗi giá trị tới việc phân bổ thu nhập trong và giữa các mức khác nhau của chuỗi giá trị ở cấp bậc của người tham gia đơn lẻ; Phân tích tác động của các hệ thống quản trị chuỗi giá trị khác nhau tới sự phân bổ thu nhập và giá sản phẩm cuối cùng; Mục tiêu sự tác động của sự phân bổ thu nhập tới người nghèo và những nhóm người yếu thế và tiềm năng đối với sự giảm nghèo từ các chuỗi giá trị khác nhau. g) Phân tích việc làm trong chuỗi giá trị. Mục đích của việc phân tích này là: Để phân tích tác động của chuỗi giá trị tới việc phân bổ việc làm giữa và trong các cấp khác nhau của chuỗi giá trị ở cấp người tham gia cá nhân; Miêu tả sự phân bổ việc làm theo chuỗi giá trị và trong số những tầng lớp giầu khác nhau và làm thế nào để người nghèo và nhóm yếu thế có thể tham gia vào chuỗi; Miêu tả sự năng động của việc làm trong và dọc theo chuỗi giá trị và sự bao gồm, tách rời người nghèo và các nhóm yếu thế; Phân tích tác động của hệ thống quản trị khác nhau của chuỗi giá trị đến sự phân bổ việc làm; Phân tích sự tác động của các chiến lược nâng cao khác nhau của chuỗi giá trị lên sự phân bổ việc làm. h) Quản trị và các dịch vụ. Việc phân tích quản trị và các dịch vụ nhằm điều tra các quy tắc hoạt động trong chuỗi giá trị và đánh giá sự phân phối quyền lực giữa những người tham gia khác nhau. Quản trị và một khái niệm rộng bao gồm hệ thống điều