Luận văn Phát triển bền vững, phân phối công bằng nguồn lợi nghêu tự nhiên - Lý luận và thực tiễn pháp lý ở Bến Tre
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phát triển bền vững, phân phối công bằng nguồn lợi nghêu tự nhiên - Lý luận và thực tiễn pháp lý ở Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_phat_trien_ben_vung_phan_phoi_cong_bang_nguon_loi_n.pdf
Nội dung text: Luận văn Phát triển bền vững, phân phối công bằng nguồn lợi nghêu tự nhiên - Lý luận và thực tiễn pháp lý ở Bến Tre
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN PHONG “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, PHÂN PHỐI CÔNG BẰNG NGUỒN LỢI NGHÊU TỰ NHIÊN - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁP LÝ Ở BẾN TRE” LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN PHONG “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, PHÂN PHỐI CÔNG BẰNG NGUỒN LỢI NGHÊU TỰ NHIÊN - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁP LÝ Ở BẾN TRE” Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS VÕ TRÍ HẢO TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ KHAI THÁC PHÂN PHỐI NGHÊU TỰ NHIÊN 5 1.1. Phân phối lợi ích công bằng, phát triển bền vững trong khai thác nghêu tự nhiên. 5 1.1.1. Phân phối lợi ích công bằng trong khai thác nghêu tự nhiên 5 1.1.1.1. Nguyên tắc công bằng 5 1.1.1.2. Nguyên tắc công bằng trong khai thác nghêu tự nhiên 8 1.1.2. Phát triển bền vững 9 1.1.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững 9 1.1.2.2. Nguyên tắc phát triển bền vững nguồn lợi nghêu tự nhiên 10 1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững và phân phối nguồn lợi nghêu tự nhiên 13 1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững 13 1.2.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về khai thác, phân phối nguồn lợi nghêu tự nhiên để phát triển bền vững 15 1.2.2.1. Chủ trương, chính sách của Trung ương 15 1.2.2.2. Chủ trương, chính sách của địa phương - tỉnh Bến Tre 16 1.3. Quy định của pháp luật về việc khai thác, phân phối nguồn lợi nghêu tự nhiên. 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC, PHÂN PHỐI NGUỒN LỢI NGHÊU TỰ NHIÊN TẠI BẾN TRE VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 20 2.1. Tổng quan đặc điểm của nghêu tự nhiên tại Bến Tre. 20 2.2. Quá trình phát triển các mô hình khai thác nghêu tự nhiên tại Bến Tre 22 2.3. Thực tiễn việc phân phối nguồn lợi nghêu tự nhiên tại Bến Tre 25 2.4. Những vấn đề bất cập phát sinh trong quá trình khai thác, phân phối nguồn lợi nghêu tự nhiên tại Bến Tre liên quan đến phát triển bền vững. 28 2.4.1. Những vấn đề bất cập phát sinh trong quá trình khai thác, phân phối nguồn lợi nghêu tại Bến Tre. 28
- 2.4.1.1. Bất cập trong ban hành chủ trương, chính sách và áp dụng pháp luật 29 2.4.1.2. Hạn chế của đặc tính “tập thể”của mô hình Hợp tác xã 31 2.4.1.3. Hạn chế về chính sách khoa học công nghệ và khuyến ngư . 32 2.4.1.4. Bất cập trong vai trò của nhà nước đối với việc xúc tiến thương mại, đăng ký chỉ dẫn địa lý 33 2.4.1.5. Bất cập về tình hình an ninh, trật tự 34 2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập 34 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÂN PHỐI CÔNG BẰNG NGUỒN LỢI NGHÊU TỰ NHIÊN TẠI BẾN TRE, GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 38 3.1. Những vấn đề có liên quan đến quy định của pháp luật và những cơ chế, chính sách của chính quyền địa phương 38 3.2. Phát triển Hợp tác xã khai thác nghêu bền vững 40 3.3. Ổn định tình hình an ninh, trật tự tại các Hợp tác xã nghêu để phát triển bền vững 43 KẾT LUẬN 47 Phụ lục 1 Phụ lục 2 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trần Văn Phong – mã số học viên: 7701270088A, là học viên lớp Cao học Luật. Khóa chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Phát triển bền vững, phân phối công bằng nguồn lợi nghêu tự nhiên - Lý luận và thực tiễn pháp lý ở Bến Tre” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Trần Văn Phong
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HTX: Hợp tác xã LMHTX: Liên minh Hợp tác xã BQT: Ban quản trị ANTT: An ninh, trật tự
- Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự phát triển của một quốc gia nói chung, một địa phương nói riêng, không chỉ thể hiện ở sự phát triển về kinh tế, mà còn thể hiện ở sự phát triển về xã hội. Sự phát triển về kinh tế và sự phát triển về mặt xã hội có liên quan mật thiết với nhau. Công bằng xã hội là một nội dung quan trọng trong sự phát triển về mặt xã hội. Nếu quốc gia (địa phương) nào chỉ chú trọng phát triển về kinh tế mà không chú trọng bảo đảm công bằng xã hội, thì sự phát triển về kinh tế sẽ không bền vững. Thời gian qua, bên cạnh những thành công trong thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, Việt Nam nói chung, Bến Tre nói riêng, còn phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội đặt ra, trong đó có vấn đề phân phối chưa hợp lý của cải, cụ thể ở Bến Tre là phân phối nguồn lợi nghêu tự nhiên. Vì sự chưa hợp lý đó mà kinh tế thủy sản của Bến Tre phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; các cấp chính quyền và ngành chức năng chưa triển khai hướng dẫn thực hiện đầy đủ những quy định của pháp luật; người dân vùng ven biển chưa phát huy hết tinh thần, trách nhiệm trong quản lý, khai thác, phân phối nguồn lợi nghêu tự nhiên; chưa xác định đúng giá trị con nghêu để giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Mặc dù quá trình khai thác, phân phối nguồn lợi nghêu tự nhiên ở Bến Tre còn những hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau. Song, với những chính sách, pháp luật hiện hành và những nguồn lực hiện có tại địa phương, nhất là khả năng, điều kiện về yếu tố con người và nguồn lực nghêu do thiên nhiên ưu đãi, chắc chắn rằng nguồn lợi nghêu tự nhiên sẽ hướng đến sự phân phối công bằng và góp phần phát triển kinh tế bền vững.
- Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bến Tre là tỉnh thuộc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 2.360 km2, được hợp thành bởi Cù lao An Hóa, Cù lao Bảo và Cù lao Minh, do phù sa của 4 nhánh sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên bồi tụ thành. Phía Bắc tỉnh Bến Tre giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, phía Đông hướng ra Biển Đông. Tỉnh Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa khoảng từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô khoảng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000mm đến 2.300 mm, nhiệt độ trung bình trong năm từ 260C - 270C. Với vị trí nằm tiếp giáp biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão lũ, có khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm, có bờ biển dài trên 65km và vùng lãnh hải rộng hơn 26.000km2 Đây là điều kiện thuận lợi, là thế mạnh để phát triển, sản xuất nông nghiệp, nhất là ngành thủy sản. Đặc biệt, hệ đa dạng sinh học vùng cửa sông ven biển rất phong phú (hơn 280 loài tảo đơn bào, 96 giống loài động vật nổi, 16 nhóm giống loài thủy sinh; với hơn 7.130 ha rừng ngập mặn ven biển có 3.250 ha được bảo tồn ) là điều kiện thuận lợi để nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản phát triển. Cộng đồng dân cư vùng ven biển từ hàng trăm năm qua đã gắn bó với nghề truyền thống này dựa vào nếp sống cộng đồng để sinh kế và làm chỗ dựa cho các hoạt động cách mạng qua các thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Với tiềm năng về biển, tỉnh Bến Tre có cơ sở và điều kiện để khai thác, nuôi trồng và phát triển ngành thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi nghêu. Hiện nay, Bến Tre là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về phát triển nuôi nghêu. Toàn tỉnh hiện có 9 Hợp tác xã thủy sản nuôi nghêu với trên 11.042 hộ gia đình tham gia nuôi nghêu. Tổng diện tích đưa vào khai thác khoảng 4.878 ha (trong khoảng 7.200 ha có thể phát triển nuôi nghêu). Việc quản lý, bảo vệ, khai thác, bán sản phẩm nghêu tự nhiên có sự tham gia của cộng đồng địa phương là tương đối toàn diện. Hàng năm, nguồn lợi nghêu tại địa phương cho sản lượng rất lớn (dao động khoảng 5.000 - 15.000 tấn nghêu giống và thương phẩm). Hàng chục năm qua nghề nuôi nghêu ở tỉnh Bến Tre không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục ngàn dân nghèo ven biển, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội, mà còn giúp hồi sinh nhiều vùng đất ven biển Có thể 1
- Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn khẳng định rằng, nguồn lợi nghêu tự nhiên đã đóng góp đáng kể cho nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, nghêu của tỉnh Bến Tre đã được Hội đồng Quản lý biển quốc tế MSC (Marine Stewardship Council) thuộc Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn thương hiệu MSC. Tuy nhiên, hiện nay, do cơ chế chính sách và hình thức quản lý, khai thác nghêu còn có những vấn đề chưa hợp lý, hiệu quả mang lại chưa cao, phân phối thu nhập từ nguồn lợi nghêu tự nhiên còn nhiều bất cập; chưa có các văn bản, khung pháp lý hướng dẫn quy trình đồng quản lý trong ngành thủy sản, số lượng phương tiện khai thác nghêu ngày càng nhiều, với đa loại hình ngư, lưới cụ có kích thước mắt lưới không phù hợp, ảnh hưởng đến nguồn sống của nghêu giống, nghêu thương phẩm; nạn “nghêu tặc” còn diễn ra, gây bất ổn định trong quá trình quản lý, khai thác nguồn lợi nghêu tự nhiên; ý thức bảo tồn nguồn lợi nghêu tự nhiên của người dân để phát triển bền vững còn hạn chế; vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng đang diễn ra là những đe dọa, thách thức phải đối mặt Những điều đó ít nhiều đã gây tổn thất nguồn lợi thủy sản nói chung và nghêu nói riêng, ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của hệ đa dạng sinh học, mất cân bằng môi trường sinh thái, ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội và đời sống kinh tế của người dân Thời gian qua, mặc dù các cấp chính quyền đã có nhiều chủ trương, giải pháp để nguồn lợi nghêu tự nhiên được phát huy và đóng góp đúng thực chất cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân vùng ven biển. Nhưng thực tiễn còn đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến việc bảo đảm quản lý, khai thác nguồn lợi nghêu tự nhiên làm sao thật sự hiệu quả, phân phối bảo đảm thật sự công bằng, để người dân tham gia nghề nuôi nghêu có thể bảo đảm sinh kế bền vững, khai thác và phân phối nguồn lợi nghêu bảo đảm công bằng theo hướng phát triển bền vững và thân thiện với môi trường Quả thật, đây là vấn đề rất đáng quan tâm và cần phải có những giải pháp thật thiết thực, hiệu quả, kịp hời, để bảo đảm cho việc phát triển bền vững, phân phối công bằng nguồn lợi nghêu tự nhiên ở Bến Tre. Xuất phát từ tình hình nêu trên, người viết chọn đề tài “Phát triển bền vững, phân phối công bằng nguồn lợi nghêu tự nhiên - Lý luận và thực tiễn pháp lý ở Bến Tre” để nghiên cứu làm luận văn Thạc sĩ luật. 2. Câu hỏi nghiên cứu 2.1. Nguồn lợi nghêu tự nhiên thuộc sở hữu của ai? 2
- Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn 2.2. Ai có quyền khai thác, hưởng thụ từ nguồn lợi nghêu tự nhiên? 2.3. Những quy định nào của pháp luật để bảo đảm phân phối công bằng nguồn lợi nghêu tự nhiên và phát triển bền vững? 3. Tình hình nghiên cứu Thời gian qua, đã có một số công trình và bài viết khoa học nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này, như sau: - Luận văn thạc sĩ, “Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre”, tác giả Lê Xinh Nhân, bảo vệ tại Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010; - Luận văn thạc sĩ, “Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh ngành hàng nghêu trắng Bến Tre”, tác giả Lê Tân Thới, bảo vệ tại Đại học Cần Thơ, năm 2010; - Luận án tiến sĩ, “Phát triển bền vững ngành thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015”, tác giả Lâm Thanh Mẫn; - Tham luận khoa học, “Đẩy nhanh phát triển nuôi trồng thủy sản phát triển hiện đại, hiệu quả bền vững”, của PGS – TS Hà Xuân Thông – Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản; - Tham luận khoa học, “Môi trường và vấn đề phát triển bền vững ngành thủy sản”, của Hoàng Hoa Hồng – Trường Đại học Nha Trang. Ngoài ra, còn có một số bài báo khoa học của các tác giả là nhà khoa học, cán bộ thực tiễn trong ngành thủy sản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Các công trình và các bài nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý đối với hoạt động khai thác, phân phối nguồn lợi thủy sản (trong đó có nghêu tự nhiên) để phát triển bền vững dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu riêng biệt, chuyên sâu về những nội dung mà chính sách, pháp luật quy định về việc phát triển bền vững, phân phối công bằng nguồn lợi nghêu tự nhiên và việc áp dụng vào thực tiễn trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Do đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài này vừa nhằm kế thừa một số kết luận khoa học của các công trình, báo cáo khoa học nói trên, vừa nhằm bổ sung, làm sáng tỏ những vấn đề chưa được đề cập đến nhưng không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã được công bố, góp phần đưa việc quản lý, khai thác, phân phối nguồn lợi nghêu tự nhiên trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới thực hiện đúng quy định của pháp luật và hướng đến mục tiêu công bằng, phát triển bền vững. 3
- Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những quy định của pháp luật về quản lý, khai thác, phân phối nguồn lợi nghêu tự nhiên và thực tiễn thực hiện pháp luật về vấn đề này tại Bến Tre. Qua đó, làm rõ những ưu điểm, hạn chế trong quá trình thực hiện và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện đúng những quy định của pháp luật trong việc quản lý, khai thác, phân phối nguồn lợi nghêu tự nhiên tại Bến Tre, hướng tới mục tiêu bảo đảm công bằng và phát triển bền vững. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Những nội dung về phát triển bền vững, phân phối công bằng theo các chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan (Nghị quyết của Đảng, Luật Đất đai, Luật Thủy sản, Luật Hợp tác xã, Luật Tài nguyên và Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường ) và tình hình quản lý, khai thác, phân phối nghêu tự nhiên tại Bến Tre. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung:Tập trung nghiên cứu những nội dung về phát triển bền vững, phân phối công bằng và thực trạng tình hình quản lý, khai thác, phân phối nguồn lợi nghêu tự nhiên. - Về thời gian: Từ năm 2009 đến 2017. - Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 5. Các phương pháp nghiên cứu Luận văn được viết dựa trên các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích và tổng hợp; Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn; Phương pháp thống kê và so sánh; Phương pháp chuyên gia 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Sau khi nghiên cứu, luận văn này góp phần chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện pháp luật liên quan đến công tác quản lý, khai thác, phân phối nguồn lợi nghêu tự nhiên tại Bến Tre. Từ đó, người viết đề xuất, kiến nghị một số giải pháp cơ bản với mong muốn hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để áp dụng vào việc khai thác, phân phối nguồn lợi nghêu tự nhiên hướng tới mục tiêu công bằng, phát triển bền vững. 4
- Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ KHAI THÁC PHÂN PHỐI NGHÊU TỰ NHIÊN 1.1. Phân phối lợi ích công bằng, phát triển bền vững trong khai thác nghêu tự nhiên. 1.1.1. Phân phối lợi ích công bằng trong khai thác nghêu tự nhiên 1.1.1.1. Nguyên tắc công bằng Công bằng xã hội là một nguyên tắc phân phối lợi ích, thước đo của nó là sự bình đẳng trong quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, được thực hiện dựa trên sự tự nguyện của các cá nhân. Công bằng xã hội không chỉ có tác động mạnh mẽ, tích cực trong lĩnh vực kinh tế, mà còn đóng vai trò điều chỉnh quan hệ giữa con người với con người trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, đạo đức Do vậy, nó vừa tạo nên trạng thái ổn định của xã hội, vừa tạo nên những điều kiện cần thiết thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ. Đồng thời, công bằng xã hội còn là điều kiện để mỗi cá nhân có thể phát huy cao nhất năng lực vốn có cũng như được phát triển ngày càng toàn diện hơn. Việc xác định nguyên tắc công bằng để phát triển bền vững là cơ sở quan trọng cho những bước tiếp theo của mỗi quốc gia. Sự phát triển của một quốc gia không chỉ thể hiện ở sự phát triển về kinh tế, mà còn thể hiện ở sự phát triển về xã hội. Sự phát triển về kinh tế và sự phát triển về mặt xã hội có liên quan mật thiết với nhau. Công bằng xã hội là một nội dung quan trọng trong sự phát triển về mặt xã hội. Trong một xã hội có tình trạng bất công bằng, người bị đối xử bất công sẽ không thể phát huy hết tính tích cực của mình; mặt khác, họ luôn đấu tranh đòi công bằng, cuộc đấu tranh này không tránh khỏi gây bất ổn định xã hội. Vì vậy, nếu quốc gia nào chỉ chú trọng phát triển về kinh tế mà không chú trọng bảo đảm công bằng xã hội, thì sự phát triển về kinh tế của quốc gia đó sẽ không bền vững. Nguyên tắc phân phối lợi ích được hình thành trong mối quan hệ lợi ích giữa người với người, là thước đo để phân chia lợi ích chung của xã hội. Thước đo này được quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội của một phương thức sản xuất nhất định, trước hết là quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Nguyên tắc phân phối lợi ích dựa trên cơ sở địa vị của các cá nhân trong quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất trở thành nguyên tắc phân phối chung của mọi phương thức sản xuất. Trong khi đó, công bằng xã hội cũng là một nguyên tắc phân phối lợi ích. Khác với nguyên tắc phân phối nói chung, thước đo của nguyên tắc phân phối lợi ích 5
- Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn công bằng chính là sự bình đẳng giữa người với người trong mối quan hệ tương ứng giữa cống hiến và hưởng thụ với tiêu chí cống hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau. Hơn nữa, nếu nguyên tắc phân phối nói chung được thực hiện bằng cách không dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện chung thì ngược lại, nguyên tắc phân phối lợi ích công bằng lại được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện của những cá nhân cùng tham gia vào một quan hệ lợi ích. Vì thế, tác động của nguyên tắc phân phối công bằng tới hoạt động của con người không mang tính cưỡng bức, mà có tính tích cực. Điều đó càng kích thích sự cống hiến tự nguyện của mỗi cá nhân vào hoạt động chung của xã hội vì lợi ích của mình và của cả cộng đồng. Nói cách khác, nguyên tắc phân phối công bằng mà nội dung của nó là sự bình đẳng giữa người với người trong mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ đã khiến cho không một cá nhân nào cảm thấy mình bị thiệt thòi, mà còn thúc đẩy mỗi người tự nguyện làm việc nhiều hơn nữa. Chính sự tự nguyện làm việc nhiều hơn nữa đó của mọi thành viên đã thúc đẩy xã hội tiếp tục vận động và phát triển. Theo nghĩa đó, công bằng xã hội là một động lực tích cực tạo nên sự vận động và phát triển mạnh mẽ của xã hội. Có thể nói, công bằng xã hội với tư cách động lực phát triển kinh tế - xã hội hoàn toàn mang tính khách quan, phổ biến và tất yếu. Bởi vì, xã hội là kết quả hoạt động của những con người có nhu cầu, lợi ích và mục đích riêng của mình, mà nhu cầu, lợi ích và mục đích đó của con người đều bị quy định bởi hoàn cảnh bên ngoài, trước hết là hoàn cảnh kinh tế (đặc biệt là quan hệ kinh tế hay quan hệ lợi ích giữa người với người). Ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể với một hoàn cảnh kinh tế - xã hội nhất định, bao giờ cũng có một thước đo của công bằng xã hội tương ứng làm căn cứ để xác định một tỷ lệ tương ứng cụ thể giữa cống hiến và hưởng thụ cho mọi chủ thể cùng tham dự vào hoạt động của nền sản xuất xã hội. Ph.Ăngghen khẳng định: “Phương thức phân phối về căn bản là phụ thuộc vào chỗ số lượng nào của sản phẩm được phân phối, và số lượng này, dĩ nhiên thay đổi tùy theo sự tiến bộ của sản xuất và của tổ chức xã hội, do đó cả phương thức phân phối ắt phải thay đổi theo”. Thước đo nêu trên của công bằng xã hội còn là căn cứ cho các chủ thể tự đối chiếu với khả năng của bản thân mình để điều chỉnh nhu cầu và lựa chọn những lợi ích phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Nếu mỗi cá nhân đều nhận thức được nguyên tắc của công bằng xã hội theo nghĩa trên thì xã hội luôn được ổn định và phát triển. Hơn nữa, vì công bằng xã hội luôn được thực hiện bằng một thước đo 6
- Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn về mối quan hệ lợi ích giữa người với người trong xã hội, cho nên thước đo ấy cũng chính là cái để điều chỉnh hành vi của những cá nhân vi phạm quan hệ lợi ích chung của xã hội. Tóm lại, thước đo của công bằng xã hội vừa là yếu tố kích thích sự cống hiến của con người, vừa là công cụ để bảo vệ lợi ích chung của xã hội và lợi ích của mỗi cá nhân trong xã hội ấy. Mặt khác, xã hội có công bằng sẽ động viên, kích thích sự cống hiến của các cá nhân, nghĩa là huy động được nhiều hơn nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, trí lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Công bằng xã hội không chỉ có tác động mạnh mẽ, tích cực trong lĩnh vực kinh tế mà còn đóng vai trò điều chỉnh quan hệ giữa người và người trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, đạo đức, để đảm bảo sự tương xứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi của các cá nhân hay các nhóm xã hội. Nếu sự tương xứng giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ của con người được thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo cho mọi người đều được đối xử ngang bằng nhau, phù hợp với những cống hiến, tài năng, phẩm giá, trách nhiệm của họ, không ai bị thiệt thòi, không ai bị rơi vào cảnh bị đối xử bất công thì sự công bằng xã hội sẽ không chỉ tạo ra trạng thái ổn định - điều kiện hết sức cần thiết cho sự phát triển theo hướng tiến bộ của xã hội, mà còn tạo ra tâm lý xã hội lành mạnh, phấn khởi, có tác dụng kích thích tính tích cực, năng động của con người trong hoạt động thúc đẩy sự phát triển xã hội theo hướng tiến bộ. Việc con người được tôn trọng, được đối xử công bằng sẽ hình thành ở họ một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội, làm cho các quan hệ xã hội của con người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn. Đây là nét khác biệt cơ bản giữa vai trò động lực của công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội và vai trò động lực của nguyên tắc trao đổi ngang giá trong nền kinh tế thị trường (với tính cách là công bằng trong lĩnh vực kinh tế). Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa khiến cho quan hệ trao đổi ngang giá ngày càng có tính công bằng hơn. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng tạo ra nhiều cơ hội bình đẳng hơn cho tất cả mọi người có thể phát huy được tính năng động của mình, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế - xã hội; đồng thời, cho phép thực hiện các hình thức phân phối tương xứng với sự cống hiến của mỗi cá nhân trong xã hội. Điều đó sẽ làm cho việc phân phối ngày càng trở nên công bằng hơn. Nhưng, việc tạo ra một xuất phát điểm bình đẳng cho mọi cá nhân lại là công việc của cả cộng đồng, trong đó Nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự điều tiết của Nhà nước mới thực sự là “chìa khoá 7
- Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn để đáp ứng những nhu cầu phức tạp và trái ngược nhau của xã hội”. Sự điều tiết của Nhà nước phải được thực hiện bằng các chủ trương, chính sách phù hợp với thước đo của công bằng xã hội, chứ không phải là được áp đặt một cách chủ quan. Điều này thể hiện ở chỗ, Nhà nước phải dùng những chính sách kinh tế - xã hội khác nhau để điều chỉnh và tạo đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt là dùng các chính sách thu hút những nguồn lực về vốn, tài sản, hay lao động có chất lượng cao Bên cạnh đó, cần phải kết hợp chính sách phát triển kinh tế với chính sách phát triển xã hội. Có như vậy mới thực sự làm cho công bằng xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trở nên đầy đủ hơn. Ngược lại, sẽ là bất hợp lý và phản tác dụng nếu Nhà nước can thiệp quá sâu vào sự vận hành của nền kinh tế bằng mệnh lệnh chủ quan hay điều tiết bằng cách phân phối mang tính cào bằng, bình quân chủ nghĩa. Những can thiệp hoặc điều tiết như vậy chỉ dẫn đến chỗ làm triệt tiêu động lực của sự phát triển kinh tế. Phân phối lợi ích một cách công bằng là yếu tố kích thích trực tiếp các chủ thể tích cực tham gia vào những hoạt động cống hiến, đóng góp để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Nói cách khác, nếu thước đo công bằng xã hội phù hợp với lợi ích chung của xã hội - lợi ích được cấu thành từ những nhân tố chủ đạo của sự phát triển kinh tế - xã hội, sẽ góp phần rất quan trọng trong việc huy động mọi nguồn lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Công bằng xã hội còn là điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy cao nhất năng lực của mình, phát triển ngày càng toàn diện và thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ. 1.1.1.2. Nguyên tắc công bằng trong khai thác nghêu tự nhiên Hiện nay, qua nghiên cứu chưa thấy có quy định riêng hay một quy định cụ thể nào về nguyên tắc công bằng trong khai thác nghêu tự nhiên. Tuy nhiên, đã có những quy định liên quan đến công tác quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản nói chung (trong đó có nguồn lợi nghêu tự nhiên), cụ thể là các quy định về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và quy chế quản lý khu bảo tồn biển. Việc đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản được quy định tại Điều 10 của Luật Thủy sản sửa đổi năm 2017. Quy định này nhằm tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản - một phương thức quản lý mới được nhiều quốc gia tiếp cận để quản lý hoạt động thủy sản đặc biệt trong hoạt động quản lý nguồn lợi thủy sản. Theo đó, người dân, Hội, Hiệp hội tham gia cùng với chính quyền cơ sở quản lý hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân 8
- Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn trong hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, từng bước thực hiện chủ trương xã hội hóa, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý hoạt động bảo vệ, khai thác, phân phối nguồn lợi thủy sản, là giải pháp hữu hiệu giảm xung đột lợi ích trong cộng đồng và góp phần phát triển bền vững. Có thể thấy, đây là lần đầu tiên khái niệm đồng quản lý được quy định trong Luật Thủy sản sửa đổi, ghi nhận và khuyến khích các tổ chức cộng đồng tham gia, đó là kết quả của hàng chục năm thí điểm, rút kinh nghiệm nhằm ngày một hoàn thiện các phương thức quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 1.1.2. Phát triển bền vững 1.1.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987, nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Futur) của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới - WCED (nay là Ủy Ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng, văn hóa và con người phát triển, môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 5 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - văn hóa - con người - môi trường. Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường. Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghị Rio+10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp tại Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của hơn 170 quốc gia đã tổng kết lại kế hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm qua và đưa ra các quyết 9
- Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn sách liên quan tới các vấn đề về nước, năng lượng, sức khỏe, nông nghiệp và sự đa dạng sinh thái. Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tại Johannesburg, Nam Phi là dịp cho các bên tham gia nhìn lại những việc đã làm 10 năm qua theo phương hướng mà Tuyên ngôn Rio và Chương trình Nghị sự 21 đã vạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu được ưu tiên. Những mục tiêu này bao gồm xóa đói nghèo, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hội nghị cũng đề cập tới chủ đề toàn cầu hóa gắn với các vấn đề liên quan tới sức khỏe và phát triển. Các đại diện của các quốc gia tham gia hội nghị cũng cam kết phát triển chiến lược về phát triển bền vững tại mỗi quốc gia trước năm 2005. Việt Nam cũng đã cam kết và bắt tay vào hành động với Dự án VIE/01/021 “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam”. Như vậy, khái niệm “Phát triển bền vững” được đề cập trong báo cáo Brundtland với một nội hàm rộng, nó không chỉ là nỗ lực nhằm hòa giải kinh tế và môi trường, hay thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nội dung khái niệm còn bao hàm những khía cạnh chính trị, xã hội, đặc biệt là bình đẳng, công bằng xã hội. Với ý nghĩa này, nó được xem là “tiếng chuông” hay nói cách khác là “tấm biển hiệu” cảnh báo hành vi của loài người trong thế giới đương đại. Kể từ khi khái niệm này xuất hiện, nó đã gây được sự chú ý và thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại (các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, đảng phái chính trị, các nhà tư tưởng, các phong trào xã hội và đặc biệt là giới khoa học). 1.1.2.2. Nguyên tắc phát triển bền vững nguồn lợi nghêu tự nhiên Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 xác định: “ phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế biển ; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển”. Tại Quyết định số 1445/2012/QĐ-TTg về “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ cũng nêu: “thủy sản phải phấn đấu trở thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, tiếp tục phát triển vừa nhanh 10