Luận văn Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại ở nước ta hiện nay
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại ở nước ta hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_phat_hop_dong_va_boi_thuong_thiet_hai_theo_phap_lua.pdf
Nội dung text: Luận văn Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại ở nước ta hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH NGỌC THÙY TRANG PHẠT HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI THEO PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI Ở NƢỚC TA HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số : 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HỒ NGỌC HIỂN HÀ NỘI, năm 2016
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Khoa học xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được hoàn thành khóa học. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Hồ Ngọc Hiển đã nhiệt tình hướng dẫn, dẫn dắt và định hướng khoa học cho tôi thực hiện luận văn. Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thiện luận văn với tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các nhà nghiên cứu lý luận và các cán bộ hoạt động thực tiễn cũng như những người quan tâm đến vấn đề phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại ở nước ta hiện nay để tiếp tục hoàn thiện tốt hơn nữa luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trịnh Ngọc Thùy Trang
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trịnh Ngọc Thùy Trang – Tác giả của luận văn này cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các phân tích, lập luận và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Bất kỳ vi phạm nào của tôi (nếu có) sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, quy chế của Học viện Khoa học xã hội. Tác giả luận văn Trịnh Ngọc Thùy Trang
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHẠT HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI THEO PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 7 1.1. Phạt hợp đồng 7 1.2. Bồi thường thiệt hại 11 1.3. Nghĩa vụ chứng minh 17 1.4. Sự kết hợp giữa phạt hợp đồng và buộc bồi thường thiệt hại 19 1.5. Tiền lãi do chậm thanh toán 21 1.6. Vai trò của phạt hợp đồng và buộc bồi thường thiệt hại trong thương mại 22 1.7. Miễn trách nhiệm phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại 24 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHẠT HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 38 2.1. Phạt hợp đồng 38 2.2. Bồi thường thiệt hại 46 2.3. Miễn trách nhiệm phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại 53 CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHẠT HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI HỢP ĐỒNG TRONG THƢƠNG MẠI 67 3.1. Thống nhất các quy định về phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong thương mại 67 3.2. Hoàn thiện các quy định về phạt hợp đồng trong thương mại 68 3.3. Hoàn thiện quy định về bồi thường thiệt hại trong thương mại 70 3.4. Hoàn thiện quy định về kết hợp phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong thương mại 72 3.5. Hoàn thiện quy định về lãi chậm thanh toán trong thương mại 72 3.6. Hoàn thiện quy định về trường hợp miễn trách nhiệm trong thương mại 73 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
- DANH MỤC C C CH C I VIẾT TẮT BLDS 2005 : ộ luật dân sự năm 2005 BLDS 2015 : Bộ luật dân sự năm 2015 HCM : Thành phố Hồ Chí Minh KDTM : Kinh doanh thương mại KDTM-PT : Kinh doanh thương mại - Phúc thẩm KDTM-ST : Kinh doanh thương mại - Sơ thẩm LTM 1997 : uật thương mại năm 1997 LTM 2005 : uật thương mại năm 2005 TAND : Tòa án nhân dân
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội lần thứ VI năm 1986 về việc chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường và Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 là hai mốc sự kiện quan trọng đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước kèm theo đó là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và đang là những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động thương mại của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Hoạt động thương mại ngày nay không ngừng phát triển kéo theo sự đa dạng và phức tạp của các loại hợp đồng, từ cổ điển đến hiện đại. Khi đã tự nguyện tham gia vào giao dịch và tự do thỏa thuận các điều kiện, tức là, chấp nhận hưởng các quyền và buộc phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng để đảm bảo lợi ích đôi bên. ên cạnh việc thúc đẩy quan hệ hợp đồng đầy thiện chí và tuân theo pháp luật của các chủ thể thì cũng không ít các hành vi vi phạm xảy ra nhằm trốn tránh nghĩa vụ. Vì vậy, để đảm bảo cam kết giữa các bên được thực hiện đầy đủ, bù đắp những thiệt hại xảy ra cho bên bị vi phạm, pháp luật về chế tài trong thương mại đã ra đời và ngày càng hoàn thiện hơn. Khi hợp đồng không được tuân thủ đúng như đã thỏa thuận, các bên có thể áp dụng một lúc nhiều chế tài hoặc áp dụng độc lập để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mình. Trong đó, chế tài được áp dụng phổ biến nhất và thường đi cùng nhau đó là: phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng KDTM mặc dù đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật nhưng chủ yếu là trong LTM 2005, đã đáp ứng tương đối và đầy đủ góp phần bảo đảm các hợp đồng thương mại được thực hiện. Với mỗi hoàn cảnh, cách áp dụng các chế tài này khác nhau dẫn đến các hệ quả khác nhau và cách giải quyết khác nhau. Vì vậy, tình trạng thực tiễn áp dụng vẫn còn gây ra rất nhiều tranh cãi, bất cập và hạn chế như: mức phạt vi phạm giữa các chủ thể, cách thức giải quyết phần mức phạt vượt quá quy định mà pháp luật 1
- cho phép hay cách xác định giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp, mức lãi suất để tính tiền lãi do chậm thanh toán cũng chưa được quy định cụ thể 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong khoảng một thập kỷ lại đây, các chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại là một mảng đề tài được khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau với phạm vi nghiên cứu từ rộng đến hẹp và có thể được chia thành 3 nhóm như sau: Nhóm thứ nhất, bao gồm luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và đề tài nghiên cứu khoa học như: Đỗ Văn Đại (2010), Vấn đề không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật thực định Việt Nam; Ngô Văn Hiệp (2007), Chế Tài Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Kinh Doanh, Thương Mại; Khúc Thị Trang Nhung (2014), Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam; Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại; Khúc Thị Trang Nhung (2014), Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam; Hoàng Thị Hà Phương (2012), Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn; Quách Thuý Quỳnh (2005), Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện; Ngô Mạnh Hùng (2015), Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Nhóm thứ hai, bao gồm các sách và giáo trình như: Đỗ Văn Đại (2010), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội; Trường Đại học quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Luật thương mại, Tập II, NXB Công an Nhân dân Hà Nội, Hà Nội; Trường Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Tập II, NXB Công an Nhân dân Hà Nội, Hà Nội; Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học quốc gia Thành phố HCM, Tp. Hồ Chí Minh; 2
- Nhóm thứ ba, bao gồm các bài viết được công bố trên tạp chí như: Đỗ Văn Đại (2011), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội ; Đỗ Văn Đại (2007), Phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật thực định Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 10 (số 19), tr. 12 – 25; Đỗ Văn Đại, Lê Thị Diễm Phương (2012), Về khái niệm và giảm mức phạt vi phạm hợp đồng, Tạp chí Khoa học pháp lý, (số 3), tr. 71 – 80; Nguyễn Việt Khoa (2011), Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo Luật thương mại năm 2005, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (số 15), tr. 46 – 51; Nguyễn Thị Hằng Nga (2006), Về việc áp dụng chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại vào thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động thương mại, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 9), tr. 25 – 27; Dương Anh Sơn và ê Thị Bích Thọ (2005), Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, (số 1), tr. 15 – 20; Nguyễn Thị Hồng Trinh (2009), Chế tài bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc tế qua Luật Thương mại Việt Nam, Công ước CISG và Bộ nguyên tắc Unidroit, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (số 22), tr 48 – 52; Các công trình nghiên cứu nói trên đã phân tích và làm sáng tỏ được vấn đề liên quan đến các chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong thương mại như những vấn đề khái quát nhất liên quan đến tất cả các chế tài trong thương mại hoặc chỉ chế tài phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, cho đến nay, có thể khẳng định rằng chưa có một công trình nào nghiên cứu song song hai chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại để từ đó rút ra được những so sánh khác biệt hoặc sự kết hợp giữa chúng và các vấn đề bất cập, giải pháp hoàn thiện của các chế tài này trên phạm vi cả nước. Do đó, tác giả có thể khẳng định đề tài luận văn của mình không trùng lặp với bất kỳ công trình nào đã được công bố từ trước đến nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài có mục đích đánh giá thực trạng các quy định pháp luật thương mại Việt Nam về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, từ đó đề xuất các giải pháp kiến 3
- nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại của Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích mà luận văn đề ra, cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau: - Hệ thống, làm rõ những vấn đề lý luận về các chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại ở nước ta hiện nay; - Phân tích, làm rõ quy định của pháp luật thương mại về các chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; - Làm rõ thực trạng áp dụng các chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong thương mại, xác định những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình áp dụng; - Đưa ra hệ thống các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại ở nước ta hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, đề tài này nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại trong thương mại, thực tiễn áp dụng trên cả nước. Từ đó cho thấy sự bất cập, hạn chế, vướng mắc của quy định để có thể đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật. Về thời gian, đề tài nghiên cứu về các chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại từ năm 2005 đến nay, các quy định pháp luật có liên quan điều chỉnh một phần hay toàn bộ về các loại chế tài này. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 4
- Tác giả dựa trên hệ tư tưởng và phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng phối hợp với quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; các chính sách pháp luật, chính sách kinh tế của Nhà nước ta trong những năm qua. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp các vấn đề về cơ sở pháp lý của chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại Việt Nam. - Phương pháp điều tra, thống kê để thu thập số liệu, tư liệu, hồ sơ và các thông tin cần thiết có liên quan đến phạm vi đề tài. - Phương pháp so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật với nhau trong quá trình nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Hiện nay, pháp luật quy định có nhiều loại chế tài khác nhau trong thương mại như: buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng; tuy nhiên, trong giới hạn đề tài này tôi chỉ trình bày về các chế tài sau: phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại như là cơ sở lý luận để giải quyết tranh chấp trong các hợp đồng KDTM. Luận văn góp phần nhận thức toàn diện, sâu sắc về các chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng KDTM. àm rõ được những bất cập khi áp dụng các chế tài so với quy định của pháp luật. Đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định, góp phần nâng cao chất lượng của toàn bộ hệ thống tư pháp cũng như pháp luật xã hội chủ nghĩa. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn này góp phần rút ngắn khoảng cách giữa quy định của pháp luật và việc áp dụng triệt để các chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong thực tiễn để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các cá nhân, thương nhân và doanh nghiệp Việt Nam. 5
- 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm có ba chương với các nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay. Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay. Chương 3: Các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về phạt hợp đồng và buộc bồi thường thiệt hại hợp đồng trong thương mại. 6
- CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PH P LUẬT VỀ PHẠT HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI THEO PH P LUẬT THƢƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Phạt hợp đồng 1.1.1. Khái niệm phạt hợp đồng Phạt vi phạm hợp đồng là một trong những hình thức chế tài mà bên vi phạm phải chịu trách nhiệm do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng như thỏa thuận trong hợp đồng thương mại, theo đó, bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền theo thỏa thuận dựa trên sự điều chỉnh của pháp luật hoặc nếu không thỏa thuận thì sẽ tuân theo quy định của pháp luật. Mặc dù hệ thống luật Anh – Mỹ hay Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 đã không có bất cứ đề cập nào đến chế tài phạt vi phạm hợp đồng nhưng pháp luật Việt Nam đã sớm có các quy định về vấn đề này trong các văn bản như LTM 1997, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, BLDS 2005, BLDS 2015, LTM 2005 và các văn bản dưới luật khác. Điều 266 LTM 1997 định nghĩa rằng: “Phạt vi phạm là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu trong hợp đồng có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.” Khoản 1 Điều 422 BLDS 2005 và Khoản 1 Điều 418 BLDS 2015 quy định rằng: “Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.” Theo Điều 300 LTM 2005: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.” Từ đây, có thể thấy rằng chế tài phạt vi phạm được điều chỉnh ngày một hoàn thiện và chặt chẽ hơn khi mà nó đã trở thành một trong những chế tài được các chủ thể sử dụng phổ biến trong các quan hệ hợp đồng thương mại. Với giới hạn đề tài này, tôi sẽ trình bày chế tài phạt vi phạm theo như định nghĩa của LTM 2005. Theo quy định này, chủ thể có quyền đòi tiền phạt vi phạm là bên bị vi phạm, chủ thể có 7
- nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm là bên vi phạm và khách thể các bên hướng đến là một khoản tiền phạt nhất định. 1.1.2. Chức năng của phạt hợp đồng Theo quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt hợp đồng và trong trường hợp có thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại (Khoản 2 Điều 29). Trong cả BLDS 2005 và 2015, phạt vi phạm được nói đến chủ yếu với tư cách là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Khoản 1 Điều 422 BLDS 2005 và Khoản 1 Điều 418 BLDS 2015), nhưng LTM 2005 quy định phạt vi phạm như là một trong những biện pháp chế tài do vi phạm hợp đồng (Khoản 2 Điều 292). Xuất phát từ các quy định nói trên của pháp luật mà nhiều người có quan điểm cho rằng việc trả tiền phạt vi phạm chỉ được coi là biện pháp trừng phạt do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Quan điểm này chỉ phù hợp trong nền kinh tế phi thị trường, kế hoạch hoá. Bởi vì khi đó các chủ thể của quan hệ hợp đồng kinh tế, thương mại chủ yếu tập trung ở doanh nghiệp nhà nước và khi đó việc ký kết và thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được xem là kỷ luật của Nhà nước. Trong cơ chế kinh tế thị trường thì mục đích của việc áp dụng phạt vi phạm còn có những nội dung khác. Vì vậy, cách hiểu trên trở nên không thích hợp. Có thể nói phạt vi phạm tồn tại với ba chức năng như sau [40, tr. 17]: - Thứ nhất, phạt vi phạm được xem là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi chưa có hành vi vi phạm nghĩa vụ; - Thứ hai, phạt vi phạm thúc đẩy các bên chú ý đến việc thực hiện nghĩa vụ dưới sự đe dọa phải chịu hậu quả bất lợi do không thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, nó còn có chức năng ngăn ngừa hành vi vi phạm; - Thứ ba, khi có sự vi phạm thì phạt vi phạm được coi là hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, có tính chất trừng phạt bởi vì bản chất của việc trả tiền phạt vi phạm là sự đền bù vật chất cho bên bị vi phạm. Sự đền bù này là sự đền bù đã được định trước chứ không được tính toán dựa vào những thiệt hại thực tế. Tóm lại, từ ba chức năng nêu trên có thể khái quát phạt vi phạm là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, biện pháp ngăn ngừa hành vi vi phạm và một phần 8
- nào đó là biện pháp khắc phục hậu quả, bù đắp thiệt hại. Trong đó, chức năng quan trọng nhất là dùng chế tài phạt vi phạm để trừng phạt, tác động vào ý thức của các chủ thể hợp đồng nhằm giáo dục ý thức tôn trọng hợp đồng, phòng ngừa vi phạm hợp đồng. 1.1.3. Căn cứ áp dụng phạt hợp đồng DS 2015 không đề cập đến căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm khi có hành vi vi phạm xảy ra. Tuy nhiên, thông qua định nghĩa được quy định tại Khoản 1 Điều 418 DS 2015: “Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm” có thể suy ra được rằng DS 2015 quy định căn cứ phát sinh chế tài phạt vi phạm thống nhất với Điều 300 LTM 2005, bao gồm hai căn cứ sau: - Có sự thoả thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng; - Có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra. 1.1.3.1. Có sự thoả thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng Theo Điều 226 LTM 1997 thì phạt vi phạm là biện pháp được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định nhưng Khoản 1 Điều 418 BLDS 2015 và Điều 300 LTM 2005 chỉ có một loại phạt vi phạm đó là phạt vi phạm theo thỏa thuận. Tức là, ngày nay văn bản pháp luật chỉ ghi nhận việc phạt vi phạm là vấn đề của hợp đồng chứ không phải là vấn đề do pháp luật quy định. Điều này đã thể hiện rõ được nguyên tắc tự do thỏa thuận trong thương mại nói riêng và trong dân sự nói chung. Sự thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng được xem như là điều kiện cần để bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả tiền phạt. Đây là một tính chất mang tính đặc trưng mà chỉ có chế tài phạt vi phạm hợp đồng mới có. Phạt vi phạm chỉ được áp dụng trong trường hợp hợp đồng có thỏa thuận và pháp luật quy định sẽ áp dụng loại chế tài này khi có vi phạm nhất định xảy ra, dù có hay không có thiệt hại thực tế. Bên bị vi phạm không có quyền đòi tiền phạt bên vi phạm nếu như trong hợp đồng không có điều khoản thỏa thuận về vấn đề này. 9
- 1.1.3.2. Có hành vi vi phạm hợp đồng Nếu nói rằng sự thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng là điều kiện cần thì hành vi vi phạm hợp đồng chính là điều kiện đủ làm phát sinh quan hệ “phạt vi phạm” (trừ những trường hợp được miễn trách). Trong trường hợp không có “vi phạm” xảy ra thì không thể dẫn đến hệ quả “phạt vi phạm” và chủ thể chịu phạt chính là bên có hành vi vi phạm đó. Căn cứ theo Khoản 12 Điều 3 TM 2005: “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”. Như vậy, các bên không chỉ thực hiện nghĩa vụ theo như các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mà còn phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Vì vậy, để xác định được chủ thể có vi phạm hay không, mức độ vi phạm ra sao cần căn cứ vào hợp đồng và các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi vi phạm đều phải gánh chịu hậu quả. Nếu hành vi vi phạm của một bên thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm thì bên vi phạm không bị phạt vi phạm trong trường hợp miễn trách đó. Các trường hợp miễn trách nhiệm sẽ được giới thiệu chi tiết tại phần 1.7 của đề tài này. 1.1.4. Mức phạt hợp đồng Tại Khoản 2 Điều 418 DS 2015 quy định: “Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”. Điều này có thể hiểu là các bên có quyền tùy ý lựa chọn mức phạt vi phạm mà không hề bị điều chỉnh và hạn chế bởi luật. Bên cạnh đó, pháp luật chuyên ngành vẫn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên chủ thể hợp đồng về mức phạt vi phạm như tinh thần DS đã đặt ra, tuy nhiên, sự thỏa thuận đó phải nằm trong giới hạn cho phép của từng đạo luật cụ thể. Chẳng hạn như ở các đạo luật thương mại qua các thời kỳ hoặc Luật xây dựng hiện hành. Trước đây, việc giới hạn mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại đã được quy định trong các văn bản như Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hay LTM 1997. Tuy nhiên, có sự khác biệt cơ bản về mức phạt vi phạm trong các văn bản này. Theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì mức phạt được chia theo khung tùy theo từng loại vi phạm (Khoản 2 Điều 13). Còn đối với LTM 1997, mức vi phạm được 10
- giới hạn không quá 8% phần nghĩa vụ bị vi phạm (Điều 228). Ngày nay, văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này là TM 2005 cũng có quy định tương tự như LTM 1997, tại Điều 301, cụ thể: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”. Ở đây, có một điểm cần lưu ý cho mức phạt tối đa: Mức phạt (hoặc tổng mức phạt) không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm chứ không phải dựa trên tổng giá trị hợp đồng. Riêng đối với dịch vụ giám định, trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý thì chịu phạt theo mức đã thỏa thuận nhưng không được quá mười lần thù lao dịch vụ giám định (Khoản 1 Điều 266 LTM 2005). Đối với Luật Xây dựng 2014, mức phạt hợp đồng được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 146, đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước thì mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm, các trường hợp còn lại do các bên thỏa thuận, pháp luật không giới hạn mức phạt tối đa. Theo nguyên tắc luật chung và luật chuyên ngành thì Luật Xây dựng được coi là luật chuyên ngành so với LTM, LTM là luật chuyên ngành so với DS. Do đó, trong trường hợp hợp đồng xây dựng có thỏa thuận mức phạt tối đa 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm thì Luật Xây dựng được áp dụng và mức phạt 12% trong hợp đồng là hợp pháp. 1.2. Bồi thƣờng thiệt hại 1.2.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại Trong thời kỳ cổ xưa khi xã hội chưa có nhiều chế định để giải quyết các vụ tranh chấp giữa các cá nhân với nhau nên mỗi khi quyền lợi của cá nhân bị xâm phạm, các cá nhân được tự ý trừng phạt lẫn nhau hoặc bắt đối phương làm nô lệ, hay tước đoạt tài sản của họ. Đây là chế độ “tư nhân phục cừu”. Dấu ấn của chế độ này còn lưu lại trong một số điều của Bộ Luật Hồng Đức – được xem là bộ luật tiến bộ nhất, đặc sắc nhất trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam và là sự kết hợp hài hòa, học hỏi thành tựu, tinh hoa của pháp luật hướng Nho của Trung Quốc 11
- và vận dụng sáng tạo vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước lúc bấy giờ. Ngày nay, kế thừa tư tưởng tiến bộ đó, Nhà nước ta phát triển chế tài này trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong dân sự và thương mại. Luận văn này sẽ tập trung phân tích chế tài bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay. Văn bản hiện đang có hiệu lực điều chỉnh trực tiếp vấn đề này là LTM 2005, đã định nghĩa bồi thường thiệt hại tại Khoản 1 Điều 302 như sau: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.” Việc bồi thường thiệt hại là nghĩa vụ bắt buộc đối với bên vi phạm hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Tại Điều 360 BLDS 2015 không định nghĩa thế nào là bồi thường thiệt hại nhưng quy định khi bên nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ và hành vi này là nguyên nhân gây ra tổn thất, thiệt hại cho bên kia (hoặc bất kỳ ai khác – kể cả người không tham gia, ký kết hợp đồng) đều có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại. Nhưng đối với pháp luật thương mại thì chế tài bồi thường thiệt hại chỉ hướng đến những chủ tham gia vào quan hệ hợp đồng thương mại. Nếu như hình thức phạt hợp đồng có chức năng chủ yếu là trừng phạt, giáo dục và phòng ngừa thì bồi thường thiệt hại có chức năng chủ yếu là bồi hoàn, bù đắp và khôi phục lợi ích bị mất đi cho bên bị vi phạm. Với mục đích này, bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra. BLDS 2015 xem bồi thường thiệt hại là một trong các phương pháp bảo vệ quyền dân sự (Khoản 5 Điều 11). 1.2.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Pháp luật dân sự không quy định rõ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng dựa trên các Điều 307, 308 DS 2005 và Điều 360, 363, 364 BLDS 2015 có thể suy ra được các căn cứ sau (trừ trường hợp miễn trách nhiệm): - Có hành vi vi phạm hợp đồng; - Có thiệt hại thực tế; - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế; - Có lỗi của bên vi phạm. 12
- TM 2005 đã có quy định rõ các điều kiện áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại tại Điều 303, cụ thể là ba căn cứ đầu tiên trong số bốn căn cứ nêu trên. Điều này có nghĩa rằng bên bị vi phạm chỉ cần chứng minh bên vi phạm đã có hành vi vi phạm hợp đồng mà không cần xét đến yếu tố lỗi của bên bị vi phạm. Từ đây, có thể thấy giữa DS và TM đã có sự khác biệt về căn cứ lỗi của bên vi phạm khi xét đến chế tài bồi thường thiệt hại. Mặc dù hai văn bản chỉ khác nhau duy nhất một căn cứ nhưng làm nảy sinh rất nhiều vấn đề khi áp dụng vào thực tiễn mà tôi sẽ phân tích tại mục 2.2.1.1. 1.2.2.1. Có hành vi vi phạm hợp đồng Căn cứ đầu tiên cần phải xem xét để xác định có làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên có nghĩa vụ hay không là hành vi vi phạm hợp đồng. Khi một bên vi phạm bất kì một nghĩa vụ nào theo hợp đồng (trừ khi việc vi phạm nghĩa vụ thuộc các trường hợp miễn trách), dẫn đến gây thiệt hại cho bên còn lại, thì bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên gây thiệt hại bồi thường cho những tổn thất mà mình phải gánh chịu do sự vi phạm đó. Hành vi vi phạm hợp đồng bao gồm: không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng bất kì một nghĩa vụ nào trong hợp đồng. Về yếu tố này, tôi đã trình bày chi tiết ở phần 1.1.3.2. Cần nói thêm rằng trong hợp đồng thương mại, bên bị thiệt hại chỉ cần chứng minh bên kia vi phạm hợp đồng, có nghĩa là họ đã không nhận đủ những gì đã thỏa thuận mà không cần phải chứng minh rằng việc vi phạm này là do lỗi của bên vi phạm (trừ trường hợp dịch vụ giám định: người bị thiệt hại là khách hàng khi được cấp chứng thư giám định có kết quả sai phải chứng minh được kết quả đó là sai và là do lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định - Khoản 3 Điều 266 LTM 2005). Bên vi phạm muốn tránh khỏi trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thì phải chứng minh hành vi vi phạm thuộc vào một trong các trường hợp miễn trách nhiệm. 1.2.2.2. Có thiệt hại thực tế Nhìn chung, pháp luật thương mại Việt Nam cũng như các nước Châu Âu và các văn bản pháp luật thương mại khác đều đưa ra nguyên tắc rằng: có thiệt hại thì mới bồi thường. Tức là, nếu có hành vi vi phạm nhưng không gây ra thiệt hại thì 13
- không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Pháp luật Việt Nam quy định thiệt hại ở đây phải là thiệt hại thực tế, phát sinh một cách chắc chắn và hợp lý. Thiệt hại là sự giảm sút hoặc mất mát những lợi ích về mặt vật chất hoặc tinh thần được pháp luật bảo vệ. Thiệt hại vật chất là những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra. Thiệt hại tinh thần là những thiệt hại về danh dự, uy tín do hành vi vi phạm gây ra. Điều cần được xác định không chỉ là sự tồn tại của thiệt hại mà còn bao gồm cả phạm vi và mức độ của thiệt hại. Theo Khoản 2 Điều 302 LTM 2005 thì những thiệt hại thực tế này bao gồm: “giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng” (ví dụ: giá trị tài sản bị mất mát hư hỏng, chi phí hợp lý để ngăn chặn và hạn chế tổn thất, lợi nhuận bị bỏ lỡ ). Ví dụ: Công ty A kí hợp đồng mua bán với công ty vật liệu xây dựng B. Theo hợp đồng, ngày 20/9/2010 công ty B phải giao 20 tấn thép, 20 tấn xi măng, 200 tấm tôn lợp mái chủng loại theo phụ lục hợp đồng đã ký kết. Còn đối với công ty A, cũng đến ngày 20/9/2010 phải gửi tiền qua tài khoản cho công ty . Đến thời hạn 20/9/2010, công ty A gửi tiền cho công ty theo đúng thỏa thuận nhưng công ty vẫn chưa giao hàng cho công ty A. Cho đến ngày 15/10/2010 công ty B vẫn chưa chịu giao hàng. Công ty đưa ra lý do rằng phương tiện vận tải đang bị hư hỏng nên không thể giao hàng được. Rõ ràng là lí do này không thể chấp nhận, vì công ty B phải chuẩn bị phương tiện đầy đủ để phục vụ việc kinh doanh của mình. Hơn nữa, giả sử công ty vẫn chưa chuẩn bị kịp phương tiện thì phải có giải pháp để hoàn thành nghĩa vụ của hợp đồng, ví dụ như thuê xe (hiện nay việc thuê xe là điều dễ dàng) chẳng hạn. Vì vậy lý do mà công ty đưa ra không được chấp nhận. Mặt khác, cho đến ngày 15/10/2010 mà công ty B vẫn chưa giao hàng (quá chậm hoặc có thể coi là không giao hàng). Trong thời gian công ty A ký kết hợp đồng với công ty B, công ty A có hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng với một chủ dự án C. Chính vì sự chậm trễ của công ty nên công ty A đã vi phạm hợp đồng đối với chủ dự án C. Cho nên công ty B phải bồi thường thiệt hại cho công ty A bao gồm thiệt hại đối với lô hàng 2 công ty đã ký kết, khoản bồi thường mà công ty A phải bồi 14