Luận văn Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hàng hải

pdf 127 trang vuhoa 25/08/2022 9980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hàng hải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phap_luat_viet_nam_ve_giai_quyet_tranh_chap_hang_ha.pdf

Nội dung text: Luận văn Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hàng hải

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ BÍCH HÒA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HÀNG HẢI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT Mã số: 5.05.12 Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Bá Diến Hà Nội - 2005
  2. MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN Trang Mục lục 1 Mở đầu 3 Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận chung về pháp luật 7 giải quyết tranh chấp hàng hải 1.1 Một số khái niệm về pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải 7 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp hàng hải 7 1.1.2 Các loại tranh chấp hàng hải 7 1.1.3 Khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải 13 1.2 Sơ lược về lịch sử giải quyết tranh chấp hàng hải ở Việt Nam 16 1.2.1 Vài nét về lịch sử giải quyết tranh chấp hàng hải 16 trên thế giới 1.2.2 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của pháp luật 18 giải quyết tranh chấp hàng hải Việt Nam 1.3 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật giải quyết tranh chấp 23 hàng hải 1.3.1 Tôn trọng quyền tự do định đoạt của các bên 24 1.3.2 Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và tự chứng minh 25 trong pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải 1.3.3 Nguyên tắc hoà giải 27 1.4 Các phương thức giải quyết tranh chấp hàng hải 27 1.4.1 Thương lượng 28 1.4.2 Hoà giải 29 1.4.3 Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài 31 1
  3. 1.4.4 Giải quyết tranh chấp bằng Toà án 33 Chƣơng 2. Thực trạng của pháp luật về giải quyết tranh chấp hàng hải 36 2.1 Thực trạng của Pháp luật các nước về giải quyết tranh chấp hàng hải 36 2.1.1 Giải quyết tranh chấp hàng hải bằng thương lượng, hoà giải 36 2.1.2 Giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp thay thế (ADR) 37 2.1.3 Giải quyết tranh chấp hàng hải bằng thủ tục Trọng tài 40 2.1.4 Giải quyết tranh chấp hàng hải bằng To à án 46 2.2 Thực trạng của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hàng hải 56 2.2.1 Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải bằng 56 thương lượng và trung gian hoà giải 2.2.2 Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải 56 bằng Trọng tài 2.2.3 Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải 61 bằng Toà án 2.2.4 Những ưu điểm và hạn chế trong Pháp luật Việt Nam về 73 giải quyết tranh chấp hàng hải. Chƣơng 3. Vấn đề thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải 90 ở Việt Nam, phƣơng hƣớng hoàn thiện và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải ở nƣớc ta. 3.1 Thực trạng giải quyết tranh chấp hàng hải ở nước ta 90 3.2 Phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật 98 giải quyết tranh chấp hàng hải ở nước ta hiện nay 3.2.1 Phương hướng hoàn thiện 98 3.2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật giải quyết 103 tranh chấp hàng hải ở nước ta Kết luận 117 Danh mục tài liệu tham khảo 121 2
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm vừa qua, cùng với việc hoàn thiện các đạo luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, thiết yếu trong đời sống kinh tế xã hội như dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình, nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về thủ tục tố tụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể, chẳng hạn như: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989; Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án Nước ngoài ngày 17/04/1993; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/03/1994; Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài ngày 14/09/1996 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ngày 11/04/1996. Hiện nay, các pháp lệnh về tố tụng trên đã được thay thế bởi Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự ban hành ngày 15/06/2004, có hiệu lực từ ngày 01/01/2005 nhằm thống nhất các quy định về giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực: dân sự, kinh tế, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực thương mại, hàng hải nhiều đạo luật đã được ban hành như: Pháp lệnh Trọng tài thương mại của UBTVQH ban hành ngày 25/02/2003 , Bộ Luật Hàng Hải ban hành ngày 30/06/1990 với một số quy định điều chỉnh vấn đề giải quyết tranh chấp hàng hải tại Điều 241, Điều 242- ChươngXVII. Các quy định pháp luật về thủ tục nói trên đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp pháp sinh, góp phần làm ổn định các quan hệ xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường pháp chế XHCN. Tuy nhiên, trước sự đổi mới và phát triển toàn diện của đất nước hiện nay trong tiến trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá, hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực, các quy định pháp luật trên đã bộc lộ nhiều hạn chế nhược điểm, như không 3
  5. đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ còn chồng chéo, mâu thuẫn, các quy định về tố tụng hàng hải thiếu và chưa rõ ràng, cụ thể Qua việc đối chiếu, rà soát các văn bản pháp luật quy định về giải quyết các tranh chấp trên, cho thấy: trong lĩnh vực hàng hải, thiếu rất nhiều quy định về giải quyết tranh chấp hàng hải như vấn đề thẩm quyền của Toà án đối với các tranh chấp hàng hải, trình tự, thủ tục giải quyết đối với từng loại tranh chấp hàng hải, hoặc như vấn đề bắt giữ, xử lý bắt giữ tàu nước ngoài ở Việt Nam tuy có quy định trong Bộ luật Hàng hải nhưng chưa đầy đủ và chưa phù hợp với pháp luật quốc tế về hàng hải, trình độ năng lực xét xử của đội ngũ Trọng tài, Toà án và chất lượng xét xử các tranh chấp hàng hải còn hạn chế Thậm chí ngay trong bộ luật chuyên ngành là Bộ luật Hàng hải chương giải quyết tranh chấp hàng hải cũng chỉ có hai điều khoản(chương 17) và một số quy định về thời hiệu khởi kiện nằm rải rác ở các điều trong Bộ luật. Tất cả sự hạn chế trên đã không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong hoạt động hàng hải, chưa tương xứng với sự phức tạp của các tranh chấp hàng hải đang diễn ra. Hơn nữa, Việt Nam lại là một quốc gia ven biển có bờ biển khá dài: 3260 km, hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam được chuyên chở bằng đường biển chiếm hơn 90% tổng số hàng hoá xuất nhập khẩu, có hơn108 các cảng biển lớn, nhỏ được xây dựng, với 23.335 m cầu, bến.1 Các hoạt động khai thác và sử dụng biển trong hàng hải ngày càng phát triển phong phú, đa dạng với những đặc thù riêng, đòi hỏi cần được điều chỉnh bằng những quy định tố tụng riêng. Do vậy, việc thiếu các quy định về giải quyết các tranh chấp nói trên đã phần nào cản trở các hoạt động khai thác, sử dụng và quản lý biển nói chung cũng như hoạt động hàng hải nói riêng, chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hoạt động hàng hải, gây nhiều khó khăn cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức có thẩm quyền trong hoạt động áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các tranh chấp hàng hải. 1 Báo cáo Tổng kết 13 năm thực hiện Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải- Cục Hàng hải Việt Nam, tháng 10/2003. 4
  6. Xuất phát từ những lý do trên, việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hàng hải ở nước ta là rất cần thiết. Nó mang ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, thuận lợi cho việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động khai thác sử dụng biển ở nước ta, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia các quan hệ pháp luật hàng hải đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn: a. Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của Pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải, thực trạng của giải quyết tranh chấp hàng hải ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, luận văn đề xuất các quan điểm phương hướng, giải pháp và kiến nghị cụ thể trong việc hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải ở Việt Nam hiện nay. b. Nhiệm vụ: Với mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ làm sáng tỏ một số vấn đề sau: - Những vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp hàng hải, khái niệm đặc trưng, các nguyên tắc của pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải trong hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp chung, các phương thức giải quyết tranh chấp hàng hải. - Thực trạng của pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải cũng như tình hình thực hiện việc giải quyết tranh chấp hàng hải hiện nay. - Những quan điểm, phương hướng, giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải ở Việt Nam 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: 5
  7. Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp hàng hải như khái niệm, đặc trưng, các nguyên tắc, các phương thức giải quyết tranh chấp hàng hải như thương lượng, hoà giải, trọng tài, toà án; nghiên cứu về pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải của một số nước trên thế giới để từ đó làm cơ sở lý luận cho luận văn. Mặt khác, luận văn cũng nghiên cứu thực trạng về giải quyết tranh chấp của Việt nam và thế giới để làm cơ sở thực tiễn cho luận văn. Qua đó, đưa ra các quan điểm, phương hướng hoàn thiện, giải pháp, các kiến nghị cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải ở Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là cơ bản. Bên cạnh đó, cũng kết hợp sử dụng phương pháp phân tích luật thực định và phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp v.v. 5. Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm: Mở đầu; Phần nội dung gồm: 3 chương; Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo. Cụ thể như sau: Mở đầu Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải Chương 2: Thực trạng của pháp luật về giải quyết tranh chấp hàng hải Chương 3: Vấn đề thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải ở Việt Nam, phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải. Kết luận Danh mục các tài liệu tham khảo 6
  8. Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HÀNG HẢI 1.1 Một số khái niệm về pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp hàng hải 1.1.1.1 Định nghĩa Cho đến thời điểm này, chưa có một tài liệu, sách báo hay công trình nghiên cứu khoa học pháp lý nào trong nước đề cập đến việc tìm hiểu định nghĩa cũng như đặc điểm của pháp luật về giải quyết tranh chấp hàng hải. Lý giải cho điều này có thể xuất phát từ thực tế chúng ta không có pháp luật tố tụng độc lập hoàn chỉnh cho lĩnh vực hàng hải mà phải phụ thuộc các quy định tố tụng khác như quy định tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế, Tuy nhiên, với những đặc thù riêng trong quan hệ hàng hải, các tranh chấp phát sinh từ quan hệ đó cũng mang những nét hết sức riêng biệt không giống như các loại tranh chấp khác, đòi hỏi cần phải có các quy định pháp luật riêng để điều chỉnh, nhằm giải quyết hiệu quả những tranh chấp hàng hải khi mà các quy định tố tụng khác không “đủ sức” để giải quyết. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần phải tìm hiểu một cách thấu đáo nội hàm khái niệm cũng như đặc điểm của tranh chấp hàng hải. Làm sáng tỏ khái niệm tranh chấp hàng hải sẽ giúp cho việc xây dựng các quy định tố tụng hàng hải phù hợp điều chỉnh các tranh chấp hàng hải đó. Tranh chấp hiểu theo nghĩa khái quát nhất là những xung đột, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Các 7
  9. tranh chấp trong xã hội rất phong phú và đa dạng. Chúng phát sinh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, giữa các loại chủ thể, từ những lý do khác nhau và vì những mục đích không giống nhau. Có nhiều cách phân loại tranh chấp theo các tiêu chí khác nhau: Căn cứ vào nội dung cụ thể của tranh chấp mà chia thành tranh chấp hợp đồng, tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, tranh chấp chứng khoán,v.v Căn cứ vào tính chất của các quan hệ pháp luật làm phát sinh tranh chấp mà chia thành tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh tế, tranh chấp lao động, tranh chấp hành chính Pháp luật Việt Nam không tách bạch tranh chấp hàng hải thành một loại tranh chấp riêng biệt mà lại đồng nhất nó với tranh chấp kinh tế, với tranh chấp dân sự và tranh chấp thương mại. Và cũng chính điều đó mà trong thực tiễn, cơ quan tài phán đã áp dụng những quy định tố tụng chung của dân sự, kinh tế để giải quyết các tranh chấp hàng hải. Vậy tranh chấp hàng hải là gì? Nó có khác gì so với các tranh chấp khác không? Dưới góc độ kinh tế có thể nói tranh chấp hàng hải là một dạng của tranh chấp kinh tế, dưới góc độ dân sự thì tranh chấp hàng hải cũng có thể coi là tranh chấp dân sự, đối với tranh chấp thương mại hay lao động, hành chính cũng vậy. Sở đĩ như vậy là do xuất phát từ mối quan hệ giữa pháp luật hàng hải Việt Nam với pháp luật quốc tế và các luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam 2. Giữa pháp luật hàng hải Việt Nam và các luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế luôn có mối quan hệ đan xen, biện chứng với nhau. Ví dụ: Tranh chấp về hợp đồng mua bán tàu biển là tranh chấp hàng hải nhưng về tính chất cũng có thể là tranh chấp kinh tế bởi hợp đồng này được ký kết trên cơ sở quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế; tranh chấp về đòi bồi thường thiệt hại do đâm va tàu biển là tranh chấp hàng hải nhưng xét về bản chất lại là tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc pháp luật dân sự. Hay tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển vừa là tranh chấp thương mại, vừa là tranh chấp 2Xem Luận án “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật Hàng hải Việt Nam” . Tiến sĩ Nguyễn Thị Như Mai, Cục Hàng hải Việt Nam, Trang 57. 8
  10. hàng hải. Tranh chấp về tiền lương của thuyền viên là tranh chấp hàng hải nhưng cũng là tranh chấp lao động v.v Qua phân tích trên cho thấy, tranh chấp hàng hải là loại tranh chấp kinh tế thương mại dân sự hiểu theo nghĩa rộng. Bộ luật Hàng hải Việt Nam ban hành ngày 30 tháng 06 năm 1990 và các văn bản pháp luật hàng hải có tính hướng dẫn khác cũng như Bộ luật tố tụng dân sự được Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 15/6/2004 không định nghĩa thế nào là tranh chấp hàng hải. Đây là một trong những hạn chế của các văn bản pháp luật hiện hành ở nước ta. Nhằm khắc phục hạn chế trên của bộ luật cũ, dự thảo cuối cùng của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990 sửa đổi đã đưa ra định nghĩa hết sức khái quát về tranh chấp hàng hải như sau: “Tranh chấp hàng hải là các tranh chấp phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải”. Các hoạt động hàng hải ở đây theo quy định của Bộ luật Hàng hải năm 1990 là “các quan hệ pháp luật phát sinh từ các hoạt động liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào các mục đích kinh tế, nghiên cứu khoa học- kỹ thuật, văn hoá, thể thao, xã hội và công vụ nhà nước” (Điều1). Định nghĩa tranh chấp hàng hải mà Dự thảo đã đưa ra là hợp lý. Bởi định nghĩa đã nêu lên một cách khái quát nhất về tranh chấp hàng hải, phản ánh đầy đủ các loại tranh chấp hàng hải theo nghĩa rộng như đã phân tích ở trên, điều này cũng phù hợp với thực tiễn tranh chấp hàng hải đang diễn ra hiện nay. 1.1.1.2 Đặc điểm Bản chất của tranh chấp hàng hải là các xung đột về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khi tham gia hoạt động hàng hải. Điều đó có nghĩa là nếu có những xung đột quyền và nghĩa vụ xảy ra không liên quan đến hoạt động hàng hải thì không phải là tranh chấp hàng hải. Tuy nhiên, có những tranh chấp vừa liên quan đến lĩnh vực hàng hải, vừa liên quan đến lĩnh vực khác. Hoặc có những loại tranh chấp hàng hải chỉ có trong lĩnh vực hàng hải mà không thể có ở những lĩnh vực khác. Sở dĩ như vậy vì tranh chấp hàng hải có những đặc thù riêng. Điều này được thể hiện qua những đặc điểm cơ bản sau đây: 9
  11. - Tranh chấp hàng hải là những tranh chấp phát sinh từ hoạt động hàng hải như tranh chấp về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, tranh chấp về cứu hộ, tranh chấp về lai dắt tàu biển - Tranh chấp hàng hải phát sinh từ nhiều nhóm quan hệ pháp luật khác nhau. Tranh chấp hàng hải là một loại tranh chấp dân sự kinh tế thương mại hiểu theo nghĩa rộng như đã trình bày ở trên. Do vậy, những tranh chấp này không chỉ liên quan đến quan hệ pháp luật hàng hải mà còn liên quan đến lĩnh vực dân sự như quan hệ sở hữu, cầm cố, thế chấp tàu biển, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ; liên quan đến lĩnh vực kinh tế như quan hệ hợp đồng mua bán tàu biển, đóng tàu ; liên quan đến lĩnh vực lao động như hợp đồng lao động giữa chủ tàu và thuyền viên ; liên quan đến hoạt động quản lý hành chính như quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc cấp phép cho tàu ra vào cảng, công bố cảng biển, đăng ký tàu biển và thuyền viên; liên quan đến quan hệ quốc tế như quan hệ giữa các quốc gia liên quan đến tàu biển hoạt động tại các vùng biển quốc tế v v. -Tranh chấp hàng hải phát sinh từ các khiếu nại hàng hải. Có thể nói khiếu nại hàng hải là một đặc trưng rất riêng của pháp luật Hàng hải. Nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, người có quyền lợi bị vi phạm đưa ra những khiếu nại yêu cầu người gây thiệt hại cho mình phải giải quyết khiếu nại đó. Khiếu nại hàng hải có thể phát sinh từ một hoặc nhiều vấn đề như tổn thất hoặc thiệt hại do hoạt động của tàu gây ra; tử vong hoặc thương tật xảy ra; các hoạt động cứu hộ; thiệt hại liên quan đến hợp đồng thuê tàu, hợp đồng vận chuyển hàng hoá, hành khách; tổn thất chung v.v - Tranh chấp hàng hải phát sinh từ hoạt động hàng hải liên quan đến nhiều mục đích khác nhau. Các hoạt động hàng hải không chỉ liên quan đến mục đích kinh tế sinh lợi nhuận mà còn liên quan đến mục đích phi lợi nhuận khác như nghiên cứu khoa học- kỹ thuật, các mục đích văn hoá, thể thao, xã hội. Và các tranh chấp hàng hải phát sinh từ các quan hệ trên cũng không nằm ngoài các mục đích đó. Đây là một đặc trưng rất quan trọng trong tranh chấp hàng hải nhằm giúp 10
  12. cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết có thể phân biệt đâu là quan hệ hàng hải mang yếu tố kinh tế, đâu là quan hệ hàng hải mang yếu tố xã hội, phi kinh tế để từ đó đưa ra quyết định tài phán phù hợp. Trong khi đó, trong tranh chấp dân sự, các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự nhằm thoả mãn các lợi ích tiêu dùng, sinh hoạt trong đời sống là chính không vì mục đích lợi nhuận. Trong tranh chấp kinh tế, các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế xuất phát từ lợi ích kinh tế để tìm kiếm lợi nhuận. - Đặc trưng tiếp theo là tranh chấp hàng hải mang nhiều yếu tố nước ngoài. Khác với các quan hệ pháp luật dân sự hay kinh tế, các yếu tố nước ngoài chiếm phần lớn trong các quan hệ pháp luật hàng hải. Điều này có thể giải thích từ những lý do sau: Thực tiễn hoạt động và khai thác biển của các quốc gia có biển trên thế giới cho thấy, tiềm năng kinh tế biển đem lại cho các quốc gia này nhiều nguồn lợi to lớn trong đó có nguồn lợi từ hoạt động khai thác hàng hải. Việt Nam nằm trong số các quốc gia nói trên, các nguồn lợi kinh tế biển đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng trưởng GDP của đất nước. Hơn 90% hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển, Việt Nam lại có quan hệ làm ăn với nhiều đối tác nước ngoài, hiện nay Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn140 quốc gia trên thế giới và quan hệ đầu tư với hơn 70 nước, vùng lãnh thổ 3. Vì thế mà khó có thể tránh được các tranh chấp xẩy ra giữa các đối tác với nhau. Mặt khác, tranh chấp phát sinh từ các tai nạn hàng hải, các tổn thất về hàng hoá, người và tàu biển không chỉ xẩy ra tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam mà còn có thể xảy ra tại vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia khác hoặc tại công hải quốc tế, hoặc đối với vấn đề trục vớt tài sản chìm đắm, tranh chấp phát sinh từ việc xác định quyền 3“ Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay”. TS. Đào Văn Hội. Nhà XB Chính trị quốc gia, 2004, trang 201. 11
  13. sở hữu đối với tài sản được trục vớt không chỉ liên quan đến một quốc gia mà còn có thể liên quan đến quốc gia khác 1.1.2 Phân loại các tranh chấp hàng hải Phân loại tranh chấp hàng hải là việc sắp xếp các tranh chấp hàng hải có quan hệ gần gũi nhau thành từng nhóm, mỗi nhóm được đặc trưng bởi một hay một số dấu hiệu pháp lý nào đó. Việc phân loại tranh chấp hàng hải không chỉ có ý nghĩa về khoa học mà còn có ý nghĩa sâu sắc về thực tiễn. Phân loại chính xác các tranh chấp hàng hải tạo ra những thuận lợi nhất định cho việc nghiên cứu, để chỉ ra bản chất của các loại tranh chấp hàng hải, từ đó định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết chúng. Xây dựng những tiêu chí phân loại nhất định theo phương pháp khoa học có thể giúp cho hoạt động giải quyết tranh chấp hàng hải được tiến hành nhanh chóng, chính xác, tôn trọng sự thật khách quan. Ý nghĩa lớn nhất của việc phân loại này là tạo điều kiện lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, xác định chính xác thẩm quyền giải quyết tranh chấp của cơ quan tài phán và thủ tục áp dụng để giải quyết các tranh chấp hàng hải. Hơn nữa, việc phân loại các tranh chấp hàng hải giúp cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải ở nước ta hiện nay. Có nhiều cách phân loại tranh chấp hàng hải dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên có ba cách phân loại chủ yếu sau: Căn cứ vào yếu tố hợp đồng của tranh chấp hàng hải có thể phân loại tranh chấp hàng hải thành hai loại: tranh chấp trong hợp đồng và tranh chấp ngoài hợp đồng 4. Tranh chấp trong hợp đồng là hiện tượng phát sinh khi có sự vi phạm về quyền và nghĩa vụ của các bên, cơ sở phát sinh tranh chấp là sự vi phạm về quyền và nghĩa vụ đã được quy định trong hợp đồng. Ví dụ như tranh chấp giữa người mua và người bán trong hợp đồng mua bán tàu biển, hoặc tranh chấp giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá v.v 4“Sổ tay Pháp luật Hàng hải”. Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, năm 2003, trang 321 12
  14. Tranh chấp ngoài hợp đồng phát sinh giữa các bên không tham gia ký kết hợp đồng hoặc giữa một trong hai bên ký hợp đồng với một bên thứ ba không ký hợp đồng. Trong trường hợp này, hợp đồng không phải là căn cứ để quy trách nhiệm cho người vi phạm. Để xác định trách nhiệm của bên vi phạm , căn cứ vào hành vi vi phạm của bên gây thiệt hại, mức độ thiệt hại xảy ra, yếu tố lỗi, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các sự kiện bất khả kháng (nếu có) Chẳng hạn: tranh chấp về bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do ô nhiễm dầu từ tàu biểnv.v - Căn cứ vào nhân tố nước ngoài trong tranh chấp hàng hải có thể chia tranh chấp hàng hải thành tranh chấp hàng hải có yếu tố nước ngoài và tranh chấp hàng hải không có yếu tố nước ngoài. Tranh chấp hàng hải có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh giữa một bên là các cá nhân, tổ chức Việt Nam và một bên là cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến tranh chấp đó ở nước ngoài. Ví dụ: tranh chấp phát sinh từ việc ký kết hợp đồng hàng hải giữa các bên khi việc ký kết này thực hiện ở nước ngoài nhưng nơi thực hiện hợp đồng lại ở Việt Nam và các bên đã thoả thuận áp dụng luật Việt Nam hoặc Toà án hay Trọng tài Việt Nam để giải quyết. Ngoài ra, dựa trên nội dung các khiếu nại hàng hải, tranh chấp hàng hải có thể chia thành các tranh chấp cụ thể như: tranh chấp về tổn thất, thiệt hại đối với người, tài sản, hàng hoá, tàu biển; tranh chấp về hoạt động cứu hộ, tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hàng hoá, hành khách; tranh chấp về hợp đồng thuê tàu; tranh chấp về hợp đồng mua bán tàu biển; tranh chấp về tổn thất chung; tranh chấp về lai dắt tàu biển; tranh chấp về hoa tiêu hàng hải; tranh chấp về tiền lương thuyền viên, thuyền trưởng; tranh chấp về phí bảo hiểm; tranh chấp về quyền sở hữu hoặc chiếm hữu tàu biển v.v Tóm lại, sự phân chia trên có tính chất tương đối, bởi có những loại tranh chấp hàng hải khó có thể xác định được là thuộc về loại tranh chấp nào? tranh chấp dân sự, thương mại hay kinh tế do sự thiếu rõ ràng của các quy định pháp luật chuyên 13
  15. ngành. Đơn cử như tranh chấp về hợp đồng hoa tiêu, hợp đồng cứu hộ, hợp đồng lai dắt, những tranh chấp trên thuộc tranh chấp dân sự hay thương mại? vấn đề này đang còn bỏ ngỏ, cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. 1.1.3 Khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải Cũng giống như tranh chấp hàng hải, hiện nay chưa có một công trình khoa học pháp lý cũng như một văn bản pháp luật nào ở Việt Nam đưa ra khái niệm về pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải. Tuy vậy, từ những phân tích khái niệm, đặc điểm của tranh chấp hàng hải ở phần trên đồng thời dựa trên những vấn đề lý luận của pháp luật Hàng hải mà TS. Nguyễn Thị Như Mai đã nghiên cứu. Theo quan điểm của tác giả: pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải là tổng hợp các phương thức, cách thức quy định bởi pháp luật trong nước và Điều ước quốc tế được áp dụng để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về lợi ích giữa các bên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân, Nhà nước và các chủ thể khác. Các phương thức được sử dụng để giải quyết tranh chấp hàng hải hiện nay bao gồm: thương lượng, hoà giải, trọng tài và toà án. Mặt khác, do tranh chấp hàng hải phát sinh từ nhiều nhóm quan hệ pháp luật khác nhau như đã phân tích ở trên, nên tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất của tranh chấp đó biểu hiện loại quan hệ pháp luật nào mà áp dụng quy phạm hình thức có liên quan đến quan hệ pháp luật đó để giải quyết. Ví dụ như: tranh chấp hàng hải có liên quan đến dân sự, lao động, kinh tế hay lao động, nếu trong pháp luật hàng hải chuyên ngành không có quy định về thủ tục giải quyết thì sẽ áp dụng các quy định tố tụng trong Bộ luật Tố tụng Dân sự để giải quyết; hoặc tranh chấp hàng hải có liên quan đến lĩnh vực hành chính sẽ áp dụng các quy định về thủ tục trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính Từ quan điểm trên đây, tác giả cho rằng pháp luật về giải quyết tranh chấp hàng hải ngoài việc chứa những đặc điểm chung của pháp luật giải quyết tranh chấp nói chung còn có những đặc điểm hết sức riêng biệt, cụ thể: 14
  16. Thứ nhất, trong pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải, các khiếu nại hàng hải được bảo đảm thực hiện bởi lệnh bắt giữ tàu biển của Toà án còn gọi là thủ tục tiền tố tụng. Trong giải quyết tranh chấp hàng hải, nhằm bảo đảm cho các khiếu nại hàng hải, trước khi khởi kiện ra To à án hay Trọng tài, đương sự có thể yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp bảo đảm, cụ thể là ra quyết định bắt giữ tàu biển. Yêu cầu này có thể tiến hành song song với việc khiếu nại hàng hải. Như vậy khác với tố tụng dân sự, bắt giữ tàu biển trong hàng hải không chỉ là biện pháp bảo đảm dân sự thông thường chỉ áp dụng trong quá trình tố tụng, nhằm bảo đảm cho phán quyết của Toà án hay Trọng tài mà nó còn là một biện pháp bảo đảm cho các khiếu nại hàng hải trước khi tiến hành tố tụng tại Toà án hay Trọng tài. Hơn nữa, việc bắt giữ tàu biển theo yêu cầu của đương sự trong hàng hải phải tiến hành theo một trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ từ thẩm quyền bắt giữ, thủ tục bắt giữ, giải phóng tàu cho đến thủ tục bán đấu giá tàu biển. Ngoài ra, theo pháp luật của một số nước như Trung Quốc, để đảm bảo các khiếu nại hàng hải,Toà án còn có thẩm quyền áp dụng biện pháp cầm giữ hàng hóa. Thứ hai, bắt giữ tàu biển và giải quyết tranh chấp liên quan đến việc bắt giữ đó có thể được tiến hành bằng hai Toà án khác.nhau. Ví dụ: lệnh bắt giữ tàu để đảm bảo một khiếu kiện hàng hải do một Toà án nước ngoài thực hiện nhưng tranh chấp phát sinh từ khiếu kiện đó có thể được giải quyết bởi Toà án Việt Nam. Trong khi đó, trong giải quyết tranh chấp dân sự kinh tế, các tranh chấp này chỉ có thể được giải quyết bởi một Toà án duy nhất, khi vụ việc đã được giải quyết bởi một phán quyết hay bản án có hiệu lực pháp luật của toà án thì không thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác. Thứ ba, pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hàng hải chịu nhiều ảnh hưởng của pháp luật, tập quán nước ngoài và Điều ước quốc tế. Các quan hệ thương mại hàng hải ngày càng phát triển và mở rộng giữa các nước trên thế giới. Xu thế hội nhập quốc tế kéo các nước lại gần nhau hơn. Dẫn đến sự du nhập văn hoá, tư tưởng giữa các nước với nhau trong đó có pháp luật. Sự hiểu biết về văn 15
  17. hoá, pháp luật và tập quán của các quốc gia trên thế giới cũng ngày càng tăng lên, đã có sự áp dụng pháp luật nước này vào trong hoàn cảnh thực tiễn của nước kia. Nếu như trước kia các Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế còn xa lạ đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, giờ đây nó đã được chấp nhận và trở nên quen thuộc hơn trong việc ký kết các hợp đồng có yếu tố nước ngoài và đặc biệt là trong hoạt động xây dựng pháp luật. Điều này thể hiện rất rõ trong các hợp đồng thương mại hàng hải quốc tế. Trong các hợp đồng này, ngoài nội dung chính ra nó còn nhờ vào các nguồn luật khác đó là: tập quán, án lệ, luật quốc tế và luật quốc gia. Khi giải quyết tranh chấp, Toà án hoặc Trọng tài phải áp dụng luật nước ngoài, tập quán nước ngoài đã được các bên thoả thuận, lựa chọn hoặc phải áp dụng Điều ước quốc tế có liên quan nếu Điều ước đó đã có hiệu lực tại Việt Nam. 1.2 Sơ lƣợc về lịch sử giải quyết tranh chấp hàng hải 1.2.1 Vài nét về lịch sử giải quyết tranh chấp hàng hải trên thế giới: Cùng với sự hình thành và phát triển của pháp luật nội dung về hàng hải, pháp luật về giải quyết tranh chấp hàng hải trên thế giới cũng theo đó mà hình thành và phát triển đến ngày nay, đáp ứng phần lớn nhu cầu cần được điều chỉnh bằng pháp luật của các quan hệ hàng hải đã và đang diễn ra sôi động nhưng phức tạp. Điều đó cũng cho thấy sự tồn tại của pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải là sự cần thiết tất yếu. Pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải trên thế giới bắt nguồn từ hình thức sơ khai đầu tiên là các tập quán hàng hải ra đời từ những năm 2000 đến 160 trước Công nguyên. Sau đó các tập quán hàng hải được phát triển thành luật thành văn với đạo luật đầu tiên là Bộ luật Hammurabi của người Babilon. Những năm 900 trước Công nguyên, Luật dân sự Rhodian ra đời và được những người dân của đảo Rhodes áp dụng. Trong thời kỳ này, các quy định về giải quyết tranh chấp hàng hải 16
  18. còn khá đơn giản do tính chất sơ khai, ít phức tạp của các quan hệ hàng hải lúc đó. Tuy vậy, cũng đã có sự phân biệt giữa các quy định tố tụng hàng hải với các quy định tố tụng dân sự. Năm 1966, toà án Tối cao Mỹ đã thông qua sửa đổi Quy tắc Tố tụng Dân sự nhằm thống nhất giữa quy định tố tụng hàng hải và quy định tố tụng dân sự, lúc này các tranh chấp hàng hải và tranh chấp dân sự được áp dụng bởi Quy tắc Tố tụng Dân sự trên. Sự ra đời của Bộ Luật Hammurabi của người Babilon và Luật biển Rhodian đã dẫn đến sự ra đời một bộ luật hàng hải và kèm theo đó là toà án Hàng hải đã được hình thành. Từ năm 1000 sau Công nguyên, hàng hải thương mại đã phát triển ở Trung Đông, Kênh đào Anh và ở Biển Bắc. Lúc đầu, ở khu vực này luật biển và luật thương mại được áp dụng một cách độc lập ở từng cảng để xét xử các tranh chấp mà chưa có sự áp dụng thống nhất. Sau đó người ta mới bắt đầu tiến hành biên soạn bộ luật hàng hải. Một số luật quan trọng được xây dựng trong thời kỳ này là Tablets of Amalfi gần Naples; Consolate de Mare của Barcelona; Luật Wisby (một cảng ở hòn đảo ngoài khơi Thuỵ Điển); Luật Rolls của Oleron v.v Từ khi những luật này được giới thiệu lần đầu ở Anh cho đến năm 1360, không có một toà án nào thực hiện xét xử các tranh chấp hàng hải. Sau năm 1360, Toà án ở các cảng biển đã xét xử các tranh chấp ở khu vực cảng của mình và thời gian xét xử thường phụ thuộc vào đặc điểm của từng cảng, ví dụ như do ảnh hưởng của dòng thuỷ triều ở mỗi cảng khác nhau nên toà án thường quy định những ngày xét xử nhất định ở bờ biển vào lúc thuỷ triều cao. Các quan chức của toà án không phải là người xét xử chuyên nghiệp nhưng các quan chức thương mại ở các cảng thì lại là những người chuyên nghiệp. Và thời kỳ này, Luật Oleron đã trở thành luật được các toà án và các luật sư ở địa phương áp dụng chung. Sau một thời gian, số lượng các vụ xét xử về cướp biển tăng, đòi hỏi phải có một cơ quan xét xử hàng hải riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét xử các vụ tranh chấp này. Kết quả là dẫn 17