Luận văn Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực tiễn tại tỉnh Bình Dương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực tiễn tại tỉnh Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_phap_luat_ve_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh_trong_linh.pdf
Nội dung text: Luận văn Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực tiễn tại tỉnh Bình Dương
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN VĂN LIÊM PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN- THỰC TIỄN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN VĂN LIÊM PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN - THỰC TIỄN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VÂN LONG Bình Dương - Năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Văn Liêm xin cam đoan luận văn “Áp dụng pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Hải quan –Thực tiễn tại tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu do chính tác giả tìm ra, và tôi cam đoan rằng luận văn này chưa từng được công bố trước đây. Những sản phẩm/nghiên cứu/nhận định của các công trình nghiên cứu khác được sử dụng trong luận văn này luôn được trích dẫn theo đúng quy định. Thủ Dầu Một, ngày 22 tháng 06 năm 2020 Tác giả Nguyễn Văn Liêm
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ TÓM TẮT - ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: 3 2.1 Mục tiêu chung: 3 2.2 Mục tiêu cụ thể: 4 3. Câu hỏi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu: 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5 5.1 Đối tượng nghiên cứu: 5 5.2 Phạm vi nghiên cứu: 5 6. Những đóng góp mới của đề tài: 5 CHƯƠNG 1 6 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN 6 1.1 Các khái niệm cơ bản 6 1.1.1 Lĩnh vực Hải quan 6 1.1.2 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan 7 1.2 Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan 10 1.3 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan 11
- 1.3.1. Nguyên tắc xử phat vi phạm hành chính và nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật về xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan 11 1.3.2 Thời hiệu xử phạt và hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan 15 1.3.3 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan 19 1.3.4 Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan 25 Kết luận chương 1 33 CHƯƠNG 2 34 THỰC TRẠNG VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUẢN TẠI BÌNH DƯƠNG 34 2.1 Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan tỉnh Bình Dương. 34 2.1.1 Thực trạng hoạt động Hải quan tỉnh Bình Dương 34 2.1.2 Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan tại cục Hải quan tỉnh Bình Dương 36 2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan tại cục Hải quan tỉnh Bình Dương 38 2.2.1 Quy trình xử phạt hành chính 38 2.2.2 Xử phạt hành chính trong buôn lậu, gian lận thương mại 44 2.2.3 Thực trạng triển khai, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ; phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài ngành trong việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực Hải quan . 46 2.3 Thực trạng công tác giám sát xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quản tỉnh Bình Dương. 47 2.3.1 Công tác kiểm tra hồ sơ xử lý vi phạm hành chính 47 2.3.2 Công tác tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính 49 2.4 Những bất cập trong pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan từ thực tế hoạt động tại cục Hải quan Bình Dương. 51 2.4.1 Hình thức xử phạt vi phạm về phí, lệ phí Hải quan 51
- 2.4. 2 Chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật 52 Kết luận chương 2 54 CHƯƠNG 3 55 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH DƯƠNG . 55 3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan. 55 3.1.1 Sửa đổi và bổ sung một số điều luật liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan 55 3.1.2 Tăng mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực Hải quan 57 3.1.3 Tăng hình thức phạt bổ sung 58 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan tại tỉnh Bình Dương 59 3.2.1 Đưa ra các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan 59 3.2.2 Tuân thủ trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan 60 3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Hải quan trong công tác xử phạt vi phạm hành chính 61 3.2.4 Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan 62 3.2.5 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan 63 Kết luận chương 3 65 KẾT LUẬN 66
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - VPPL: vi phạm pháp luật - XPVPHC: xử phạt vi phạm hành chính - XPHC: xử phạt hành chính - XLVPHC: xử lý vi phạm hành chính - XNK: xuất nhập khẩu - QLNN: quản lý Nhà nước - VPHC: vi phạm hành chính - QĐHC: quyết định hành chính - TT: Thông tư - BTC: Bộ tài chính - NĐ: Nghị định - CP: Chính phủ - TTHS: tố tụng hình sự - BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Thẩm quyền của công chức Hải quan trong xử phạt vi phạm hành chính Bảng 1.2: Thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển Bảng 1.3: Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp đối với vi phạm trong lĩnh vực Hải quan DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Trình tự xử phạt theo thủ tục có lập biên bản Sơ đồ 2.1 Quy trình kiểm soát xử phạt vi phạm hành chính cục Hải quan tỉnh Bình Dương
- TÓM TẮT Luận văn “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan – thực tiễn trên địa bàn tỉnh Bình Dương” trình bày một cách tổng hợp các cở sở lý thuyết, cơ sở pháp lý liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng. Từ cơ sở lý thuyết và các cơ sở pháp lý hiện hành, tác giả tiến hành đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan tỉnh Bình Dương. Qua đánh giá quá trình áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tại cục Hải quan Bình Dương trong giai đoạn 2017- 2019, tác giả thấy rằng các cơ sở pháp lý hiện nay về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu quản lý hành chính cũng như đáp ứng căn cứ để xử phạt các vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan. Tuy nhiên, một số quy định đã quá cũ so với thực tế hoạt động hải quan hiện nay, một số khía cạnh pháp luật chưa được xử lý rõ ràng dẫn đến việc áp dụng khó khăn và làm tăng thủ tục hành chính không đáng có. Do đó, dựa trên những thực trạng này, tác giả đưa ra một số giải pháp tổng quát và cụ thể để hoàn thiện hệ thống pháp luật và việc áp dụng pháp luật tại cục hải quan Bình Dương. Từ khóa: vi phạm hành chính, lĩnh vực hải quan, tỉnh Bình Dương
- ABSTRACT The thesis "Law on sanctioning administrative violations in the field of Customs – practice in Binh Duong province" presents an overview of theoretical and legal bases related to the sanctioning of administrative violations in general and sanctioning administrative violations in the field of customs in particular. From the theoretical basis and the current legal basis, the author analyzes the practice of the application of the law on administrative sanctions in the field of customs in Binh Duong province. By researching the process of applying the law on sanctioning administrative violations in the field of customs at Binh Duong Customs Division in the period of 2017-2019, the author finds that the current legal framework relating to administrative management as well as sanctioning administrative violations in the field of customs are fairly comprehensive and effective. However, some legal provisions seem to be too old-fashioned and ineffective for governing the current customs activities, some legal issues have not been clearly addressed, thus leading to complexity of legal application and inefficiency in administrative procedures. Finally, the author suggests some general and specific solutions to perfect the relevant legal system and the application of laws at the Binh Duong Customs Division in sanctions of customs’ rules infringements. Keyword: administrative violations, Customs field, Binh Duong province
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hoạt động Hải quan nhằm thực hiện các chính sách cũng như chế độ và các quy định QLNN trong lĩnh vực Hải quan. Hoạt động Hải quan hiện nay gồm các hoạt động như kiểm tra hàng hoá, kiểm tra và giám sát các phương tiện vận tải; đồng thời phòng, chống buôn lậu cũng như vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới quốc gia. Bên cạnh đó, hoạt động Hải quan cũng bao gồm một số hoạt động khác như tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá XNK; thống kê hàng hóa XNK từ đó kiến nghị các chủ trương, biện pháp QLNN về Hải quan đối với hoạt động XNK, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá XNK.1 Với chính sách mở cửa nền kinh tế, tăng cường hội nhập và gắn kết với nền kinh tế thế giới, nhất là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nay đổi tên thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hoạt động XNK những năm gần đây tăng lên liên tục. Chính vì sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực XNK, các vấn đề phát sinh liên quan đến vi phạm các quy định về hoạt động này ngày càng nhiều và tinh vi hơn, yêu cầu cơ bản đặt ra là mọi hành vi VPPL cần được xử lý một cách nghiêm minh, kịp thời, triệt để với mục đích bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội. Trước yêu cầu đó, ngành Hải quan những năm gần đây đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm thể hiện thông qua hàng loạt các quy định, chính sách đưa ra nhằm cải cách hoạt động Hải quan. Cụ thể, với yêu cầu trong thời kỳ mới, ngành Hải quan cần hiện đại hóa, thực hiện nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính bằng các biện pháp như giảm bớt và tinh gọn thủ tục hành chính, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện 1 Lê Xuân Vũ (2012), QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan – qua thực tiễn Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế.
- 2 đại, trí tuệ nhân tạo. Từ đó hình thành một cơ quan Hải quan hiện đại với hệ thống quy trình thủ tục đơn giản, hiệu quả, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại và quản lý hiệu quả hàng hóa XNK, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong tương lai. Hiện nay, cơ quan Hải quan là một đơn vị rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng QLNN về Hải quan. Do tính chất đặc thù của lĩnh vực Hải quan là hoạt động chủ yếu ở các cửa khẩu biên giới giữa các quốc gia, những khu thương mại, khu kinh tế cửa khẩu, tại những khu vực này hoạt động giao thương đặc biệt sôi động, thêm vào đó là tình hình tội phạm liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới diễn ra phức tạp. Do đó, từ lâu Đảng và Nhà nược đã đặc biệt quan tâm trong vấn đề hoạt động của Hải quan và xem đây là lĩnh vực luôn gắn chặt với hoạt động đối ngoại, kinh tế đối ngoại, an ninh quốc gia và an ninh cộng đồng. Từ đó, các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực Hải quan luôn được các nhà nghiên cứu luật quan tâm và phân tích. Cục Hải quan tỉnh Bình Dương được thành lập từ năm 1991 với tên gọi ban đầu là Hải quan tỉnh Sông Bé theo Quyết định số 102/TCHQ-TCCB ngày 05/9/1991 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Ngày 03/01/1992, Hải quan tỉnh Sông Bé chính thức tổ chức Lễ ra mắt và đi vào hoạt động. Những ngày đầu mới thành lập, Hải quan tỉnh Sông Bé có 26 cán bộ, công chức và 6 đơn vị thuộc và trực thuộc gồm: Phòng Tổng hợp Nghiệp vụ, Phòng Tổ chức hành chính, Tổ Kế toán, Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoa Lư, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoàng Diệu2. Hải quan tỉnh Sông Bé lúc bấy giờ chủ yếu làm thủ tục xuất khẩu cho các hàng hóa có thế mạnh của tỉnh như: cao su, tiêu, điều, gốm sứ, sơn mài, hàng mỹ nghệ, điêu khắc, cùng với việc thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh cho các phương tiện vận tải đường bộ qua lại biên giới và kiểm soát, chống 2 Giới thiệu Cục Hải Quan Tỉnh Bình Dương – Trích từ trang thông tin điện tử Cục hải quan Tỉnh Bình Dương.
- 3 buôn lậu trên địa bàn biên giới Việt Nam - Campuchia với chiều dài khoảng 240km. Năm 1992, Hải quan tỉnh Sông Bé làm thủ tục cho 27 doanh nghiệp với tổng kim ngạch XNK đạt hơn 24,6 triệu USD; số thu thuế XNK đạt trên 4,1 tỷ đồng. Sau gần 28 năm thành lập và phát triển thì đến hết năm 2018, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đã có 18 đơn vị thuộc và trực thuộc với trên 350 cán bộ, công chức và người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng được các yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa của Ngành; thực hiện thủ tục Hải quan cho hơn 6.000 doanh nghiệp trên địa bàn với tổng số tờ khai trung bình hơn 1.500.000 tờ khai/năm, kim ngạch XNK hàng năm đạt trên 45 tỷ USD, số thuế thu nộp ngân sách Nhà nước trên 15.000 tỷ đồng.3 Với hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, số lượng vụ việc vi phạm cũng tăng lên tương ứng hàng năm. Để đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm xảy ra trong lĩnh vực Hải quan, ngay từ khi thành lập, Hải quan tỉnh Bình Dương đã trở thành lực lượng quan trọng trong công tác đấu tranh phát hiện, ngăn chặn và xử lý đối với các vi phạm (buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới) trên địa bàn Tỉnh tuy có nhiều thành tựu đạt được nhưng vẫn còn một số hạn chế cần hoàn thiện trong thời gian tới. Yêu cầu đặt ra là phải nắm chắc quy định pháp luật, trình tự thủ tục XPVPHC, nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm lĩnh vực Hải quan. Chính vì thế, tác giả quyết định thực hiện đề tài “PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN – THỰC TIỄN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG” 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu chung: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và kết quả thực pháp luật về XPHC trong lĩnh vực Hải quan của Tỉnh Bình Dương trong thời gian qua, nêu lên các nguyên nhân 3 Giới thiệu Cục Hải Quan Tỉnh Bình Dương – Trích từ trang thông tin điện tử Cục hải quan Tỉnh Bình Dương.
- 4 ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về XPHC trong lĩnh vực Hải quan của Tỉnh Bình Dương. 2.2 Mục tiêu cụ thể: - Thứ nhất, tác giả hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về mặt pháp luật XPVPHC trong lĩnh vực Hải quan nói chung; - Thứ hai, nghiên cứu thực trạng của pháp luật về vấn đề XPVPHC trong lĩnh vực Hải quan cũng như phân tích những thực trạng VPHC trong lĩnh vực Hải quan tại Tỉnh Bình Dương thời gian qua; - Thứ ba, dựa trên thực trạng phân tích được, luận văn đề xuất và kiến nghị một số các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện pháp luật XPVPHC trong lĩnh vực Hải quan ở Bình Dương trong thời gian tới; 3. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng pháp luật hiện nay về XLVPHC trong lĩnh vực Hải quan như thế nào và việc áp dụng ở tỉnh Bình Dương đang diễn ra như thế nào? - Việc áp dụng pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực Hải quan tỉnh Bình Dương đang tồn tại những hạn chế nào và nguyên nhân là gì? - Những giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực Hải quan tỉnh Bình Dương? 4. Phương pháp nghiên cứu: Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm: - Phương pháp phương pháp tổng hợp và phân tích luật để làm rõ hệ thống pháp luật hiện hành, những ưu điểm cũng như tồn tại trong việc áp dụng pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực Hải quan. - Phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp so sánh nhằm đánh giá thực trạng VPHC và XLVPHC trong lĩnh vực Hải quan trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: thứ nhất là những vấn đề mang tính lý luận cũng như các quy định pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực Hải quan ở Việt Nam, thứ hai là thực trạng việc áp dụng pháp luật liên quan đến XPVPHC trong lĩnh vực Hải quan Bình Dương và cuối cùng là những phương hướng và những giải pháp chủ yếu để từng bước hoàn thiện các quy định của pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực Hải quan trong thời gian tới để hoạt động XPVPHC trong lĩnh vực Hải quan trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn. 5.2 Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phân tích thực trạng dựa trên nền tảng luật học về hoạt động Hải quan trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2017 - 2019. 6. Những đóng góp mới của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có một số đóng góp nhất định sau: - Luận văn triển khai nghiên cứu có hệ thống những vấn đề có tính chất lý luận về VPHC và XPVPHC trong lĩnh vực Hải quan, đặc điểm VPHC trong lĩnh vực Hải quan; từ đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động XPHC trong lĩnh vực này. - Luận văn phân tích và khái quát thực trạng chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, thực trạng xây dựng, thực hiện pháp luật XPVPHC trong lĩnh vực Hải quan trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ đó giúp các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh đánh giá được hoạt động của mình trong thời gian qua. - Luận văn đưa ra được một số giải pháp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả XPVPHC trong lĩnh vực Hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, là một nguồn tham khảo cho tỉnh để hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
- 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Lĩnh vực Hải quan Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có khái niệm chính xác về lĩnh vực Hải quan. Tuy nhiên, một số tài liệu có khái niệm Hải quan như sau: Hải quan là một trong những công cụ đối ngoại quan trọng của Chính phủ, có nhiệm vụ thay mặt Nhà nước để tiến hành các biện pháp kiểm tra Nhà nước về Hải quan tại các cửa khẩu, thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế gián thu và các lệ phí khác theo quy định có liên quan tới hoạt động đối ngoại, chống buôn lậu qua biên giới, thực hiện Thống kê hàng hoá thực xuất và thực nhập4. Theo đó, hoạt động Hải quan nhằm thực hiện các chính sách, chế độ, các quy định QLNN trong lĩnh vực Hải quan. Hoạt động Hải quan hiện nay gồm các hoạt động kiểm tra hàng hóa và giám sát các phương tiện vận tải; đồng thời phòng chống các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá xuyên biên giới; các hoạt động liên quan đến thuế đối với hàng hoá XNK; các hoạt động liên quan đến thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ đó kiến nghị chủ trương, biện pháp QLNN về Hải quan đối với hoạt động XNK, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với các hàng hoá XNK. Như thế, hoạt động Hải quan luôn gắn liền với hoạt động XNK, quá cảnh hàng hóa, XNC, quá cảnh phương tiện vận tải, bằng cách sử dụng các biện pháp nghiệp vụ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý. Theo đó, ta có thể hiểu lĩnh vực Hải quan bảo gồm tất cả các lĩnh vực liên quan đến hoạt động Hải quan ở một quốc gia cụ thể. Theo đó, mọi hoạt động trong 4 Theo Lê Xuân Vũ (2012)
- 7 lĩnh vực Hải quan phải tuân thủ theo các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực Hải quan. 1.1.2 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan 1.1.2.1 Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan Hiện nay vẫn chưa có khái niệm cụ thể cho VPHC trong lĩnh vực Hải quan trong các văn bản pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, ta có thể xuất phát từ vi phạp hành chính nói chung. Theo khoản 1 Điều 2 Luật XLVPHC 15/2012/QH13, theo đó: “VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về QLNN mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị XPVPHC”. Đối với lĩnh vực Hải quan, cụ thể, theo khoản 1, Điều 16, luật Hải quan 2014: “Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục Hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát Hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật”.Tuy nhiên, thực tế trong quá trình hoạt động Hải quan luôn có những hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm những quy định của Nhà nước về các chế độ quản lý, các khâu nghiệp vụ của quá trình kiểm tra, giám sát Hải quan. Từ đó, các hành vi VPPL này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử phạt. Từ đó ta có thể hiểu rằng, VPHC trong lĩnh vực Hải quan là các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước liên quan đến quản lý hành chính trong lĩnh vực Hải quan. Theo Điều 12, Luật Hải quan 2014: “Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp QLNN về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất
- 8 cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ” Theo khoản 2, Điều 1 nghị định 127/2013/NĐ-CP về XPVPHC và cưỡng chế thi hành QĐHC trong lĩnh vực Hải quan thì VPHC trong lĩnh vực Hải quan bao gồm: “(a) Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục Hải quan; (b) Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan; (c) Vi phạm các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là thuế); (d) Vi phạm các quy định pháp luật khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh” Tóm lại, dựa vào những nội dung được phân tích như trên như khái niệm, đặc điểm về VPHC nói chung, ta có thể hiểu rằng: "VPHC trong lĩnh vực Hải quan là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý, hay vô ý xâm phạm tới các quan hệ xã hội được các quy định QLNN về Hải quan điều chỉnh, bảo vệ, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt" liên quan đến lĩnh vực Hải quan. 1.1.2.2 Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan. Mặt khách quan: mặt khách quan của VPHC là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của VPHC, bao gồm các yếu tố: Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật hành chính trong lĩnh vực Hải quan. Hành vi trái pháp luật hành chính được thể hiện dưới dạng hành động (chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật hành chính ngăn cấm) hoặc không hành động (chủ thể không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính bắt buộc phải thực hiện). Nếu không có hành vi trái pháp luật hành chính trong lĩnh vực Hải quan của chủ thể thì không thể có cấu thành VPHC trong lĩnh vực Hải quan. Thứ hai, là hậu quả do hành vi trái pháp luật hành chính gây ra cho xã hội nói chung và của Nhà nước nói riêng. Thứ ba, là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hành chính trong
- 9 lĩnh vực Hải quan với hậu quả (sự thiệt hại của xã hội và Nhà nước) mà nó gây ra. Hậu quả của VPHC trong lĩnh vực Hải quan có thể là những thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại cho xã hội và Nhà nước. Trong các yếu tố nêu trên, hành vi trái pháp luật hành chính là dấu hiệu bắt buộc phải có trong mặt khách quan của VPHC; các yếu tố còn lại có thể có hoặc có thể không, tùy thuộc vào từng loại VPHC. Mặt chủ quan: mặt chủ quan của VPHC trong lĩnh vực Hải quan là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể thực hiện hành vi, bao gồm các yếu tố: Thứ nhất, là yếu tố lỗi của chủ thể vi phạm. Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. VPHC phải là hành vi có lỗi, thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Lỗi cố ý thể hiện ở chỗ chủ thể nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Lỗi vô ý thể hiện ở chỗ chủ thể không nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thức được hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả xảy ra. Thứ hai, là yếu tố mục đích. Mục đích vi phạm cũng thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi. Trong các yếu tố nêu trên, thì lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có trong mặt chủ quan của VPHC trong lĩnh vực Hải quan; yếu tố mục đích có thể có hoặc có thể không, tùy thuộc vào từng loại VPHC trong lĩnh vực Hải quan cũng như VPHC nói chung. Chủ thể VPHC trong lĩnh vực Hải quan: chủ thể VPHC là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính, nghĩa là theo quy định của pháp luật hành chính, họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật của mình. Đối với cá nhân, họ phải là người đạt độ tuổi nhất định, có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Đối với tổ chức, là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật; hành vi VPHC trong lĩnh vực Hải quan do người đại diện hoặc những người được giao nhiệm vụ
- 10 với tư cách nhân danh tổ chức hoặc những người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị XPVPHC. Khách thể VPHC trong lĩnh vực Hải quan: khách thể của VPHC trong lĩnh vực Hải quan là những quan hệ xã hội được pháp luật hành chính trong lĩnh vực Hải quan bảo vệ nhưng bị những VPHC xâm hại, gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại5. 1.2 Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan Xét về bản chất, VPHC trong lĩnh vực Hải quan vẫn là VPHC nên nó mang đầy đủ các đặc điểm chung của VPHC theo quy định của luật XLVPHC. Do đó, cấu thành VPHC trong lĩnh vực Hải quan thực chất là tổng hợp những dấu hiệu mang những đặc trưng riêng thể hiện đầy đủ tính xâm hại cho trật tự QLNN về lĩnh vực Hải quan. Thực tế luôn có những ranh giới của các loại VPHC khác nhau. Nói chung, do tính chất đặc thù của hoạt động Hải quan so với các hoạt động hành chính khác, các VPHC Hải quan sẽ có một vài đặc điểm riêng có tác động nhất định đến việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm này. Đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan sẽ có những đặc điểm riêng sau: Thứ nhất, VPHC trong lĩnh vực Hải quan chỉ xảy ra trong hoạt động hành chính có liên quan đến hoạt động Hải quan bao gồm: xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, và do đã có liên quan, chịu nhiều tác động của các yếu tố nước ngoài: đối tượng áp dụng của pháp luật Hải quan, ngoài các tổ chức, cá nhân trong nước thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải, còn có các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Thứ hai, VPHC trong lĩnh vực Hải quan xâm phạm tới nhiều quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh, bảo vệ. VPHC bao gồm cả các vi phạm như: 5 Dựa trên phân tích các yếu tố cấu thành VPHC của Nguyễn Hoàng Việt (2019)
- 11 - Vi phạm về chế độ quản lý XNK, quá cảnh hàng hóa, hành lý, ngoại hối, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, bưu phẩm, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (gọi chung là hàng hóa); - Vi phạm các quy định về xuất nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải, nên có liên quan đến nhiều luật hoặc các quy định chuyên ngành khác nhau. Trên thực tế, việc phân biệt giữa VPHC trong lĩnh vực Hải quan và VPHC trong một lĩnh vực khác rất khó khăn trong một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ, phân biệt VPHC đối với hành vi khai sai mã số, khai sai trị giá tính thuế của hàng hóa vừa có thể áp dụng xử phạt theo hành vi VPHC Hải quan, nhưng cũng có thể áp dụng cho việc vi phạm luật thuế XNK. Để phân địch rõ ràng phải xác định xem hành vi đó thuần túy là VPHC Hải quan hay là có mục đích trốn thuế và trên thực tế việc xác định là rất khó khăn. 1.3 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan 1.3.1. Nguyên tắc xử phat vi phạm hành chính và nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật về xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan Việc XPVPHC, áp dụng các hình thức XPVPHC trong lĩnh vực Hải quan phải bắt buộc tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định tại Luật số 15/2012/QH13 về XLVPHC. Các nguyên tắc XPVPHC trong lĩnh vực Hải quan là những tư tưởng chỉ đạo, mang tính định hướng cho toàn bộ quá trình XPVPHC mà các cấp trong hoạt động Hải quan có thẩm quyền phải tuân thủ nhằm bảo đảm cho công tác XPVPHC trong lĩnh vực Hải quan được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật6. Trên cơ sở các quy định về nguyên tắc XLVPHC nói chung được quy định tại Điều 3 luật XLVPHC 2012 cụ thể như sau: 6 Bùi Thị Đào (2019)
- 12 Thứ nhất, mọi VPHC phải được phát hiện và ngăn chặn một cách kịp thời. Việc XLVPHC cần phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; bên cạnh đó mọi hậu quả gây ra do những VPHC phải được khắc phục theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Thứ hai, phải được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, đảm bảo tính công bằng và phải đảm bảo các quy định của pháp luật về việc XLVPHC. Thứ ba, việc XPVPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ cũng như tăng nặng, từ đó đảm bảo tính hợp lý của các mức phạt. Thứ tư, chỉ được XPVPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định. Các hành vi phải được xác định rõ ràng và có căn cứ. Ngoài ra, một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần. Quy định này nhằm tránh những vi phạm liên quan đến nhiều lĩnh vực và tránh xử phạt trùng cho một hành vi. Nếu nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi đó. Nếu một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Thứ năm, những người có thẩm quyền XPVPHC có trách nhiệm phải chứng minh vi phạm đó, do đó không thể ra quyết định xử phạt khi chưa có đủ căn cứ chứng minh hành vi VPHC. Đồng thời, các cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không VPHC; Cuối cùng, đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Riêng đối với lĩnh vực Hải quan, Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ, quy định một số nguyên tắc như sau: