Luận văn Pháp luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng từ thực tiễn công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

pdf 76 trang vuhoa 25/08/2022 6640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng từ thực tiễn công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phap_luat_ve_xu_ly_no_xau_cua_cac_to_chuc_tin_dung.pdf

Nội dung text: Luận văn Pháp luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng từ thực tiễn công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ BÍCH THỦY PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TỪ THỰC TIỄN CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Lu ật Kinh tế Mã số: 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜ I HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.Trần Đình Hảo HÀ NỘI, 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN PHẠM THỊ BÍCH THỦY
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ NỢ XẤU 6 1.1. Khái niệm nợ xấu 6 1.2. Cấu trúc của pháp luật về xử lý nợ xấu của Việt Nam 12 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TỪ THỰC TIỄN CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM 19 2.1. Khái quát về công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam 19 2.2. Hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC 31 Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM 59 3.1. Định hướng xử lý nợ xấu ở Việt Nam 59 3.2. Những giải pháp cụ thể được đề xuất 61 KẾT LUẬN 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 70
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, cùng với việc mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng với sự ra đời một số lượng lớn các ngân hàng thương mại, tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh chóng thường chứa ẩn nguy cơ của sự thiếu bền vững. Thực tế cho thấy, một số lượng không nhỏ các ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, kiểm soát đặc biệt. Sự đổ vỡ này ảnh hưởng lớn đến ổn định của nền kinh tế, niềm tin dân chúng và yêu cầu chúng ta phải có một cái nhìn nghiêm túc về vấn đề này. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đổ vỡ, không thể không nhắc đến nợ xấu. Nợ xấu được ví như một “cục máu đông” làm tắc nghẽn dòng chảy tín dụng. Mặc dù hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước chuyển mình phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế theo hướng đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ, tăng dần tỷ trọng dịch vụ, giảm dần tỷ trọng tín dụng. Tuy nhiên, không phủ nhận rằng hiện tại tín dụng vẫn là nguồn thu, hoạt động chính của các ngân hàng. Do vậy, kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế và xử lý nợ xấu là vấn đề được các cơ quan lý nhà nước, nhà hoạch định chính sách và ngân hàng đặc biệt quan tâm. Xử lý nợ xấu và tái cơ cấu doanh nghiệp hiện là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan phải triển khai quyết liệt. Điều này nhận thấy rõ trong các Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các năm từ 2013 đến 2016, nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp và xử lý nợ xấu luôn là nhiệm vụ được đề cập tại mục đầu tiên. Nợ xấu khi chưa ở mức nghiêm trọng, đe dọa đến sự an nguy của hệ thống thì đó là vấn đề nội bộ của mỗi ngân hàng và thường được xử lý bằng các biện pháp truyền thống như phân loại, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro. Nhưng khi nợ xấu ở mức cao, có nguy cơ đe dọa hệ thống thì Chính phủ các nước phải đóng vai trò chủ 1
  5. đạo trong việc tổ chức, triển khai quá trình xử lý và cốt yếu cần có thiết chế chuyên nghiệp đứng ra xử lý nợ xấu. Mỗi quốc gia, bằng các giải pháp khác nhau, các kênh khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để xây dựng một thiết chế phù hợp. Trong rất nhiều thiết chế hỗ trợ của Chính phủ với ngành ngân hàng để xử lý nợ xấu thì việc thành lập mô hình công ty quản lý tài sản là một trong những biện pháp hữu hiệu mà rất nhiều quốc gia đang áp dụng. Tại Việt Nam, ngày 31/5/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 843/QĐ-TTg phê duyệt đề án xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và đề án thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Vietnam Asset Management Company -VAMC). Mặc dù mới đi vào hoạt động trong 3 năm, VAMC đã đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xử lý nợ xấu ở Việt Nam, đặc biệt trong nỗ lực đưa nợ xấu của ngành ngân hàng xuống dưới 3% giai đoạn vừa qua. Sự ra đời và hoạt động của VAMC đã thu hút sự quan tâm của dư luận và là đề tài nghiên cứu của nhiều học giả, báo chí. Vậy thực chất VAMC đã làm gì trong thời gian qua, hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC được thực hiện thông qua các quy định pháp luật nào và còn những vấn đề gì đặt ra cần có sự điều chỉnh kịp thời để đảm bảo hoạt động của VAMC thực sự có hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu xử lý nợ xấu hiện nay? Đây chính là nội dung mà tác giả lựa chọn nghiên cứu trong phạm vi của đề tài “Pháp luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng từ thực tiễn Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam” và mong muốn thông qua góc nhìn về xử lý nợ xấu của VAMC đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu ở Việt Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về nợ xấu. Tuy nhiên, cơ bản tập trung ở các bài nghiên cứu trao đổi, điển hình như: Đánh giá sự phù hợp trong lộ trình, cách thức và hoàn thiện cơ cấu cho VAMC của TS. Nguyễn Quốc Hùng (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty VAMC) năm 2014; Kinh 2
  6. nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam của PGS.TS.Tô Ngọc Hưng (Giám đốc Học viện Ngân hàng) năm 2012; Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn hoạt động của VAMC của PGS.TS. Kiều Hữu Thiện (Học viện Ngân hàng) năm 2014; So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Việt Nam và thông lệ quốc tế của TS. Đinh Thanh Vân năm 2012; Giải quyết nợ xấu, vấn đề mấu chốt trong tái cơ cấu ngân hàng của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương-CIEM năm 2013; Ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ những thay đổi về luật và chính sách giai đoạn 2006-2010 đến các sự kiện tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015 của tác giả Nguyễn Xuân Thành (Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP. Hồ Chí Minh) năm 2016; Luận văn thạc sỹ “So sánh pháp luật Việt Nam và Malaysia về mô hình công ty quản lý tài sản của các TCTD” của Nguyễn Thị Phương Nga (Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 2014, v.v. Những nghiên cứu này sâu sắc về mặt khoa học và có ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên, các nghiên cứu hoặc chỉ đề cập đến VAMC như là một trong những giải pháp xử lý nợ xấu hoặc tiếp cận ở góc độ khái quát chung những vấn đề về nợ xấu, xử lý nợ xấu của VAMC mà chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể từng quy định pháp luật về xử lý nợ xấu của VAMC. Kế thừa thành tựu của những nghiên cứu trước đây, trong đề tài này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu những quy định pháp luật cụ thể trong quá trình VAMC xử lý nợ xấu và thực tế áp dụng hiện nay, từ đó kiến nghị những giải pháp trực tiếp cho quá trình xử lý nợ xấu ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích. Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu qua VAMC, những kết quả thực tiễn VAMC đạt được trong thời gian qua cũng như những khó khăn, vướng mắc VAMC gặp phải trong công tác xử lý nợ xấu. Từ đó đưa ra những giải pháp thực thi góp phần hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động 3
  7. của VAMC, thông qua góc nhìn VAMC đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu của Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ. Luận văn có nhiệm vụ làm sáng tỏ các quan điểm, khái niệm về nợ xấu, cấu trúc pháp luật về xử lý nợ xấu ở Việt Nam; Nghiên cứu tình hình nợ xấu của Việt Nam trước khi VAMC ra đời để làm rõ tính cấp thiết việc thành lập VAMC, đồng thời đánh giá một số mô hình công ty quản lý tài sản trên thế giới nhằm tìm ra các gợi ý về mặt chính sách với Việt Nam. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về xử lý nợ xấu qua VAMC và thực tiễn áp dụng những quy định này; Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi giới hạn nhất định, luận văn không nghiên cứu toàn bộ các vấn đề liên quan đến xử lý nợ xấu ở Việt Nam cũng như toàn bộ các vấn đề liên quan đến VAMC. Phạm vi của luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu qua VAMC. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Là một đề tài thuộc khoa học xã hội, luận văn được đặt trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và lấy quan điểm của Đảng về việc xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới làm kim chỉ nam cho mọi nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Trên các nền tảng lý luận đó, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, v.v. 4
  8. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu một cách bao quát, có hệ thống lý luận về pháp luật về xử lý nợ xấu ở Việt Nam qua VAMC. Trên cơ sở phân tích và đánh giá hiện trạng pháp luật về xử lý nợ xấu của VAMC, luận văn đã làm rõ phần nào bức tranh về pháp luật xử lý nợ xấu ở Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu những bất cập trong thực tiễn, luận văn đã kiến nghị những định hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu của VAMC nói riêng và pháp luật xử lý nợ xấu của Việt Nam nói chung. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về pháp luật xử lý nợ xấu. Chương II: Thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu từ thực tiễn công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Chương III: Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu từ thực tiễn hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. 5
  9. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ NỢ XẤU 1.1. Khái niệm nợ xấu Nợ xấu là một vấn đề mà xã hội đang quan tâm, thời gian gần đây chúng ta dễ dàng nhận thấy cụm từ này xuất hiện dày đặc trên phương tiện thông tin đại chúng. Nợ xấu ngày càng diễn biến phức tạp và là nguy cơ rình rập hệ thống ngân hàng cũng như nỗi quan ngại của các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu cho đến nay vẫn hết sức khó khăn bởi con số nợ xấu vẫn luôn là điều bí ấn và có sự khác biệt rất lớn về số liệu nợ xấu được công bố bởi giữa tổ chức tín dụng (TCTD), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và ước tính của các tổ chức quốc tế trong thời gian qua. Rất khó để đưa ra một cách tính thống nhất vì việc xác định thế nào là nợ xấu phụ thuộc vào cách nhìn nhận, đánh giá của mỗi quốc gia khác nhau, hoặc mỗi chủ thể đứng trên phương diện lợi ích khác nhau cũng có sự khác biệt. Hiện nay, có rất nhiều quan niệm về nợ xấu, tuy nhiên, về cơ bản có một số quan điểm mang tính phổ biến như sau: Theo lý luận chung về tài chính ngân hàng: Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể là quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Trong các sách giáo khoa tài chính, nợ xấu thường được nhắc đến với các thuật ngữ “bad dept”, “non-performming loan”, “doubtful debt”. Bên cạnh đó, các khoản vay khi đã quá hạn trả nợ gốc và lãi 90 ngày trở lên bắt đầu được đưa vào nợ xấu [38, tr. 5]. Theo quan điểm của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB): (i) Nợ xấu là những khoản cho vay không có khả năng thu hồi như: Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ người mắc nợ; Người mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ; Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc không thể tìm được người mắc nợ; Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ. (ii) 6
  10. Nợ xấu là những khoản cho vay có thể không được thu hồi đầy đủ cho ngân hàng. Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đưa ra để thế chấp không đủ để trả nợ. Điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng không thể thu hồi đầy đủ món nợ vì người mắc nợ rất khó kiếm được lợi nhuận từ công việc kinh doanh hoặc người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để thanh toán hoặc hoàn cảnh chỉ rõ rằng phần lớn tiền nợ sẽ không thể thu hồi được. Như vậy, theo quan điểm của ECB, thì nợ xấu được định nghĩa qua hai yếu tố: (i): khoản vay không có khả năng được thu hồi, và (ii): mặc dù được thu hồi nhưng giá trị thu hồi là không đầy đủ. Như vậy, quan điểm về nợ xấu của ECB được tiếp cận dựa trên kết quả thu hồi nợ của ngân hàng. Theo quan điểm Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS): Ủy ban Basel không đưa ra định nghĩa cụ thể về nợ xấu. Tuy nhiên, trong hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, Ủy ban Basel xác định việc khoản nợ không có khả năng thu hồi nợ khi một trong hai khả năng sau xảy ra: Ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa có hành động gì để cố gắng thu hồi; người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày. Như vậy, nợ xấu được các định trên hai yếu tố: quá hạn 90 ngày và khả năng không trả được nợ của người vay [38, tr. 5]. Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): Trong hướng dẫn tính toán các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia, Quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra khái niệm về nợ xấu như sau: “Một khoản cho vay được coi là nợ xấu khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ” [38, tr. 6]. Như vậy, về cơ bản, nợ xấu theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế được định nghĩa dựa trên hai yếu tố: (i): quá hạn trên 90 ngày, hoặc (ii:) khả năng trả nợ bị nghi ngờ. Với quan điểm này, nợ xấu được Quỹ tiền tệ quốc tế tiếp cận dựa trên thời gian quá hạn trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng. 7
  11. Như vậy, các quan điểm về nợ xấu của các tổ chức khác nhau có sự khác biệt về tiêu chí, tuy nhiên về cơ bản có một điểm chung, nợ xấu theo thế giới được xác định dựa trên những yếu tố cơ bản sau: (i) thời gian quá hạn trả nợ; hoặc (ii) dựa trên kết quả thu hồi nợ của ngân hàng (khả năng trả nợ của khách hàng); (iii) hoặc cả hai yếu tố trên. Quan điểm về nợ xấu của Việt Nam: Trên cơ sở các quan điểm về nợ xấu trên thế giới, ở Việt Nam việc lựa chọn một khái niệm phù hợp là rất quan trọng. Điều này liên quan đến các yếu tố như sự phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, những giải pháp có thể thực hiện được. Nếu chúng ta áp một cách cứng nhắc các tiêu chuẩn theo thế giới thì thực sự không tương thích với “sức khỏe” của hệ thống ngân hàng Việt Nam và con số nợ xấu Việt Nam sẽ khác xa với thực tế hiện nay. Điều này không hoàn toàn có lợi cho nền kinh tế trong giai đoạn trước mắt. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 22/4/2005 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD đã đưa ra cách phân loại nợ theo 2 phương pháp: (i) Phương pháp định lượng (Điều 6): Theo phương pháp này các khoản nợ được chia thành 5 nhóm: Nhóm 1, nợ đủ tiêu chuẩn (các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn); Nhóm 2, nợ cần chú ý (bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại ); Nhóm 3, nợ dưới tiêu chuẩn (các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại); Nhóm 4, nợ nghi ngờ (các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại); Nhóm 5, nợ có khả năng mất vốn (các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại). Như vậy, theo phương pháp này, việc phân loại các nhóm nợ chủ yếu dựa trên thời hạn trả nợ. 8
  12. (ii) Phương pháp định tính (Điều 7): Nhóm 1, nợ đủ tiêu chuẩn (các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn); Nhóm 2, nợ cần chú ý (các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ); Nhóm 3, nợ dưới tiêu chuẩn (các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi); Nhóm 4, nợ nghi ngờ (các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao); Nhóm 5, nợ có khả năng mất vốn (các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn). Theo phương pháp này, việc phân loại nợ dựa trên khả năng thu hồi nợ theo đánh giá của TCTD. Trên cơ sở các tiêu chí phân loại, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN đã đưa ra định nghĩa về nợ xấu như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Các nhóm nợ được phân loại theo Điều 6 và Điều 7 Quyết định này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng”. Như vậy, nợ xấu theo quan điểm của NHNN Việt Nam cũng được xác định dựa trên hai yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày, hoặc (ii) khả năng thu hồi nợ đáng lo ngại. Tuy nhiên, việc các TCTD tiếp cận theo yếu tố nào là phụ thuộc vào khả năng và điều kiện tiến hành phân loại nợ theo Điều 6 hay Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của các TCTD. Trên thực tế ở Việt Nam các TCTD chủ yếu phân loại dựa trên Điều 6 (yếu tố định lượng) trong khi thông lệ quốc tế đã áp dụng yếu tố định tính. Hơn nữa, việc áp dụng yếu tố định lượng ở Việt Nam chưa thực sự chuẩn xác, thời hạn trả nợ nhiều khi được biến tướng dưới nhiều hình thức như cơ cấu lại nợ, đảo nợ, mức độ chủ quan trong đánh giá là cao, khiến rủi ro đạo đức tăng cao. Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và đảm bảo tiến gần với thông lệ quốc tế, ngày 27/5/2013, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung 9
  13. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (Thông tư 02), Thông tư này được đánh giá sẽ khiến các TCTD công bố tỷ lệ nợ xấu cao hơn trước đây, làm căn cứ cho việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhiều hơn. Thông tư 02 có một số tiêu chí khắt khe hơn trong việc phân loại nợ: Thứ nhất, các khoản nợ gia hạn lần đầu sẽ đưa vào nhóm 3 thuộc nhóm nợ xấu thay vì nếu gia hạn nợ trong thời hạn trả nợ sẽ được đưa vào nhóm 2 như trước. Thứ hai, nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không có khả năng trả lãi theo hợp đồng tín dụng cũng được đưa vào nợ xấu. Thứ ba, hoạt động cấp tín dụng cho những đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng có điều kiện như (kiểm toán viên, kế toán trưởng, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập, v.v.). Việc cấp tín dụng với đối tượng này được đưa vào nhóm 3 “ nợ dưới tiêu chuẩn” trong nhóm chỉ tiêu nợ xấu. Thứ tư, hoạt động cho vay, cầm cố cổ phiếu của các TCTD hoặc các công ty con của TCTD này để góp vốn vào TCTD khác trong hệ thống các ngân hàng thương mại cũng là khoản vay được liệt kê vào nhóm nợ xấu. Về bản chất, Thông tư 02 không có gì thay đổi nhiều về phương pháp phân loại nợ mà chỉ yêu cầu các TCTD cần phân tích chất lượng tín dụng một cách chính xác theo phương pháp định lượng (kể cả khi thực hiện phân loại theo phương pháp định tính vẫn phải tiến hành phân loại song song với phương pháp định lượng). Việc thực hiện Thông tư 02 nhằm giúp hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp cận sát hơn với thông lệ quốc tế về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD. Tuy nhiên, bước đầu nếu thực hiện ngay việc phân loại nợ theo Thông tư 02, thì nợ xấu của TCTD sẽ tăng cao hơn so với hiện nay do chuẩn mực về phân loại nợ thay đổi. Nợ xấu tăng lên thì tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của TCTD sẽ phải tăng theo tương ứng, điều này làm giảm lợi nhuận, gây khó khăn về kết quả kinh doanh của TCTD, đặc biệt trong điều kiện TCTD đang thực hiện tái cơ cấu 10
  14. theo chỉ đạo của Chính phủ. Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn ban đầu khi thực hiện Thông tư 02, NHNN đã có văn bản lùi thời hạn áp dụng Thông tư 02 đến 1/6/2014. Ngày 18/3/2014, NHNN tiếp tục ban hành Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02. Theo đó, TCTD được giữ nguyên nhóm nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ đến 1/4/2015. Tuy nhiên, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ phải theo những điều kiện chặt chẽ hơn. TCTD phải ban hành quy định nội bộ về kiểm soát, giám sát việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sau khi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ chỉ được thực hiện một lần, không được tiếp tục cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ nếu khách hàng không có khả năng trả nợ đúng theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại. Và đặc biệt đối với các khoản nợ vi phạm pháp luật và các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, được phân loại tối thiểu vào nhóm 3 (Nợ xấu) và tùy theo thời gian quá hạn kể từ ngày ra quyết định thu hồi nợ hoặc kể từ ngày phải thu hồi theo kết luận thanh tra, các khoản nợ này phải được phân loại vào nhóm 4 (Nợ xấu) hoặc nhóm 5 (Nợ xấu) tương ứng. Như vậy, định nghĩa nợ xấu của Việt Nam về cơ bản được xác định dựa trên hai yếu tố là thời hạn trả nợ và khả năng thu hồi nợ, có một sự tương đồng trong định nghĩa nợ xấu của Việt Nam và thông lệ quốc tế là thời gian trả nợ quá hạn từ 91 ngày [38, tr. 7]. Quan điểm về nợ xấu tại Việt Nam cũng có sự thay đổi theo hướng ngày càng chặt chẽ hơn, phạm vi những đối tượng bị coi là nợ xấu cũng mở rộng. Điều này giúp phản ánh đúng bản chất tình trạng hoạt động của các TCTD, giúp kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng. Đây cũng là quá trình mà Việt Nam đang ngày càng đi gần với thông lệ quốc tế. Qua phân tích định nghĩa nợ xấu theo quan điểm Việt Nam và trên thế giới, có thể rút ra một cách hiểu chung về nợ xấu, đó là những khoản nợ đã quá hạn một thời gian nhất định (thông lệ chung là trên 90 ngày) hoặc được đánh giá không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn. 11
  15. 1.2. Cấu trúc của pháp luật về xử lý nợ xấu của Việt Nam Nợ xấu là vấn đề luôn tiềm ẩn từ trong giai đoạn ban đầu của hoạt động cấp tín dụng, do vậy xử lý nợ xấu nếu chỉ bắt đầu từ khi nợ xấu phát sinh thì e rằng quá muộn, việc xử lý nợ xấu phải bắt đầu ngay từ giai đoạn phòng ngừa, ngăn chặn không cho nợ xấu xảy ra. Chính vì lẽ đó, hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu ở Việt Nam có thể được hiểu bao gồm các chế định pháp luật điều chỉnh từ giai đoạn nợ xấu chưa phát sinh đến giai đoạn xử lý nợ xấu, điều này đồng nghĩa với việc các quy định pháp luật về nợ xấu bao gồm cả nhóm quy định mang tính phòng ngừa, ngăn chặn và nhóm quy định xử lý, cụ thể: (i) Nhóm quy định mang tính phòng ngừa, ngăn chặn, bao gồm: Nhóm các quy định về phân loại nợ, phân loại tài sản có, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng: Các quy định này được thể hiện trong hệ thống các văn bản do NHNN ban hành như Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Thông tư 09/2014/TT-NHNN (xem tên đầy đủ tại tài liệu tham khảo, STT 11, 17). Các văn bản này yêu cầu TCTD phải thực hiện phân loại nợ vào các nhóm nợ theo các tiêu chí nhất định. TCTD thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro, tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ theo mức độ của từng nhóm nợ, ví dụ, theo Quyết định 493 tỷ lệ trích lập dự phòng với Nhóm 1: 0%, Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%, Nhóm 5: 100%. Như vậy nợ xấu càng nghiêm trọng thì mức trích lập dự phòng càng cao và có thể lên tới 100%. Khi nợ xấu không thể thu hồi được thì TCTD phải sử dụng chính nguồn trích lập này để xử lý. Xử lý nợ xấu bằng trích lập dự phòng là một phương pháp truyền thống và là một sự đảm bảo chắc chắn nhất từ phía các TCTD trong việc xử lý nợ xấu. Nhóm các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát, hạn chế rủi ro cho các TCTD được quy định tại Luật các TCTD 2010, Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Thông tư 06/2016/TT-NHNN (xem tên đầy đủ tại tài liệu tham khảo, STT 26, 18). Theo đó, các Thông tư này yêu cầu các TCTD phải duy trì các tỷ lệ an toàn trong suốt quá trình hoạt động của mình, cụ thể; Tỷ lệ an toàn vốn tối 12
  16. thiểu; Giới hạn cấp tín dụng; Tỷ lệ khả năng chi trả; Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; Giới hạn góp vốn, mua cổ phần; Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi. Đồng thời, để nâng cao chất lượng quản trị nội bộ của TCTD, pháp luật yêu cầu TCTD ban hành các loại quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích; về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; về quản lý thanh khoản như phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong việc quản lý tài sản Có, tài sản Nợ, v.v. Khi các tiêu chuẩn an toàn này được các TCTD tuân thủ, nguy cơ nợ xấu sẽ được đẩy lùi. Đây là một trong những quy định mang tính ngăn ngừa rõ nét nhất. Nhóm quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng: Được quy định trong Luật NHNN Việt Nam và các Nghị định của chính phủ về Thanh tra giám sát ngân hàng, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Những văn bản này điều chỉnh hoạt động thanh tra ngân hàng, mục đích góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của TCTD. Theo đó, các nội dung thanh tra sẽ tập trung vào xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng. Trên cơ sở những phát hiện qua thanh tra, NHNN sẽ đưa ra những cảnh báo hoặc có các kiến nghị, yêu cầu các TCTD có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành động dẫn đến vi phạm pháp luật. Đối với việc xử lý nợ xấu, đây là biện pháp mang tính phát hiện sớm, phòng ngừa có hiệu quả rất cao. Nhóm các quy định về cơ cấu, gia hạn thời hạn trả nợ, được quy định tại Thông tư 09/2014/TT-NHNN (xem tên đầy đủ tại tài liệu tham khảo, STT 17) v.v. TCTD được xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại trước khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi khoản nợ đáp ứng đủ các điều kiện như: Khoản nợ mà việc cấp tín dụng không vi phạm các quy định của 13
  17. pháp luật; Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ là phù hợp với mục đích của dự án vay vốn trong hợp đồng tín dụng; Khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích; Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ chỉ được thực hiện khi khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn hoặc đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng mà có phương án trả nợ mới khả thi, phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Khi thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, TCTD phải đáp ứng được quy định của NHNN về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Việc cho phép các TCTD được cơ cấu thời hạn trả nợ nhằm mục đích của hỗ trợ khách hàng trong điều kiện gặp khó khăn nhưng được đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi được cơ cấu nợ. Việc cơ cấu, gia hạn trả nợ để phản ánh khách quan khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, các quy định pháp luật cũng đưa ra những điều kiện chặt chẽ về việc phân loại nợ sau khi cơ cấu lại nợ để đảm bảo phản ánh chính xác tình trạng nợ xấu, tránh việc lạm dụng những quy định về cơ cấu thời hạn trả nợ để phản ánh không trung thực tình hình tài chính và che đậy nợ xấu. Nhóm các quy định về tái cơ cấu các TCTD, được thể hiện trong đề án "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” của Thủ tướng Chính phủ và được cụ thể hóa trong các quy định pháp luật về hợp nhất, sáp nhập các TCTD tại Luật Các TCTD 2010, Thông tư 36/2015/TT-NHNN (xem tên đầy đủ tại tài liệu tham khảo, STT 26, 20), v.v. Việc tái cơ cấu TCTD tập trung vào một số nội dung: Đẩy mạnh cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước; Tăng nhanh quy mô và năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ, hợp nhất, sáp nhập TCTD, mở rộng nguồn vốn huy động; Nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu; Đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng, v.v. Mục đích của việc tái cơ cấu các TCTD là thực hiện cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị của các TCTD theo các hình thức, biện pháp và lộ trình thích hợp. Phát triển hệ thống các TCTD đa dạng về sở hữu, quy mô và loại 14
  18. hình, lành mạnh về tình hình tài chính, giúp giải quyết các TCTD yếu kém bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật. Một số TCTD có mức độ rủi ro, nguy cơ mất an toàn cao sẽ được áp dụng các biện pháp xử lý đặc biệt theo quy định của pháp luật. Bảo đảm an toàn, ổn định của hệ thống không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng. Quá trình tái cơ cấu TCTD luôn gắn liền với xử lý nợ xấu như một mối quan hệ 2 chiều, khi tái cơ cấu TCTD được thực hiện tốt sẽ tăng năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành cho các TCTD, tình trạng nợ xấu tất yếu sẽ giảm. Và ngược lại quá trình xử lý nợ xấu càng nhanh chóng càng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái cơ cấu các TCTD. Như vậy, tái cơ cấu các TCTD cũng là một trong những biện pháp nhằm ngăn chặn nợ xấu. ii) Nhóm các quy định điều chỉnh trực tiếp hoạt động xử lý nợ xấu, bao gồm: Nhóm các quy định về mua bán nợ của TCTD, được quy định tại Thông tư 09/2015/TT-NHNN (xem tên đầy đủ tại tài liệu tham khảo, STT 21). Các quy định này điều chỉnh hoạt động mua bán nợ các khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh theo hợp đồng cấp tín dụng. Theo đó, mua bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ. Quyền đòi nợ sau khi chuyển giao có thể tiếp tục mua đi bán lại trên thị trường hoặc có thể chuyển thành tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp hoặc làm tài sản bảo đảm khi thực hiện nghĩa vụ. Đối với nợ có tài sản bảo đảm, việc chuyển nhượng quyền đòi nợ bao gồm cả chuyển nhượng các quyền, lợi ích gắn với bảo đảm của khoản nợ như quyền phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, quyền yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay, v.v Hoạt động mua bán nợ phải tuân theo một trình tự nhất định, các khoản nợ được mua bán phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật. Mua bán nợ là hình thức xử lý nợ xấu hiệu quả nhất, giúp các TCTD làm sạch bảng cân đối tài chính, có thêm nguồn vốn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động mua bán nợ giúp chu chuyển luồng vốn từ chủ thể này sang chủ 15