Luận văn Pháp luật về tổ chức và hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại các khu công nghiệp Bến Tre

pdf 90 trang vuhoa 24/08/2022 7720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về tổ chức và hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại các khu công nghiệp Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phap_luat_ve_to_chuc_va_hoat_dong_cua_luc_luong_pho.pdf

Nội dung text: Luận văn Pháp luật về tổ chức và hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại các khu công nghiệp Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN NGỌC MINH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN NGỌC MINH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƢỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BẾN TRE Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Đặng Anh Quân TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Đoàn Ngọc Minh, mã số học viên: 7701270074A, là học viên lớp Cao học Luật kinh tế Khóa 27 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về tổ chức và hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại các khu công nghiệp Bến Tre” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Đoàn Ngọc Minh
  4. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ, TỔNG HỢP TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Câu hỏi nghiên cứu 4 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 3.1. Mục đích nghiên cứu 4 3.2. Đối tượng nghiên cứu 4 3.3. Phạm vi nghiên cứu 5 4. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết 5 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài 5 6. Kết cấu của luận văn 6 CHƢƠNG 1. TỔ CHỨC LỰC LƢỢNG PHÕNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BẾN TRE 7 1.1. Quy định pháp luật về tổ chức lực lƣợng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại khu công nghiệp 8 1.1.1. Về cơ cấu tổ chức 10 1.1.2. Về chế độ bồi dưỡng và huấn luyện 12 1.2. Thực hiện pháp luật về tổ chức lực lƣợng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại các khu công nghiệp Bến Tre 13 1.2.1. Về cơ cấu tổ chức 13 1.2.2. Về chế độ bồi dưỡng và huấn luyện 15 1.3. Kiến nghị 16
  5. 1.3.1. Giải pháp về tổ chức và quản lý lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở 16 1.3.2. Giải pháp về chế độ chính sách đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở 17 1.3.3. Giải pháp về trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở 19 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 21 CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƢỢNG PHÕNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BẾN TRE 22 2.1. Quy định pháp luật về hoạt động của lực lƣợng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại khu công nghiệp 22 2.1.1. Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy 23 2.1.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ 24 2.1.3. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy 25 2.1.4. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ 27 2.1.5. Xây dựng phương án chữa cháy; phương án cứu nạn, cứu hộ và chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ 29 2.2. Thực hiện pháp luật về hoạt động của lực lƣợng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại các khu công nghiệp Bến Tre 32 2.2.1. Đặc điểm, tình hình địa phương có ảnh hưởng đến hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại các khu công nghiệp Bến Tre 32 2.2.2. Thực trạng hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại các khu công nghiệp Bến Tre 36 2.3. Kiến nghị 46 2.3.1. Về công tác tham mưu 46 2.3.2. Về công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ 48
  6. 2.3.3. Về công tác tự kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ 49 2.3.4. Về công tác tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ 50 2.3.5. Về công tác xây dựng và thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ 51 2.3.6. Về thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ 54 2.3.7. Về hoạt động kiểm tra, hướng dẫn của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an Bến Tre 55 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 57 KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN VĂN 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT iv PHỤ LỤC vi Phụ lục 1. Các cơ sở thuộc các khu công nghiệp Bến Tre vi Phụ lục 1.1. Danh sách các cơ sở thuộc Khu công nghiệp Giao Long vi Phụ lục 1.2. Danh sách các cơ sở thuộc Khu công nghiệp An Hiệp viii Phụ lục 2. Số liệu lực lượng PCCC cơ sở tại các khu công nghiệp Bến Tre ix Phụ lục 2.1. Số liệu lực lượng PCCC cơ sở tại khu công nghiệp Giao Long ix Phụ lục 2.2. Số liệu lực lượng PCCC cơ sở tại khu công nghiệp An Hiệp xi Phụ lục 3. Phiếu sử dụng điều tra, khảo sát việc thực hiện nhiệm vụ PCCC của lực lượng PCCC cơ sở xii Phụ lục 4. Thống kê số vụ xử phạt vi phạm hành chính về PCCC xvii
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PCCC : Phòng cháy và chữa cháy CNCH : Cứu nạn, cứu hộ PCCC&CNCH : Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ CS PCCC&CNCH : Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ AT PCCC : An toàn về phòng cháy và chữa cháy ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động ATVSLĐ và PCCN : An toàn vệ sinh lao động và phòng, chống cháy, nổ BCA : Bộ Công an CBCNV : Cán bộ, công nhân viên ĐH PCCC : Đại học Phòng cháy và chữa cháy KCN : Khu công nghiệp Luật PCCC : Luật Phòng cháy và chữa cháy PACC : Phương án chữa cháy PACNCH : Phương án cứu nạn, cứu hộ ANTT : An ninh trật tự QPPL : Quy phạm pháp luật UBND : Ủy ban nhân dân
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ, TỔNG HỢP Bảng 1.1. Thống ê Đội PCCC hoạt động chuyên trách và Đội PCCC cơ sở tại các KCN Bến Tre (t nh đến tháng 6 18) 15 Bảng .1. Thống ê số vụ cháy trên địa bàn tỉnh Bến Tre (từ tháng 6 14 đến tháng 6/2018) 33 Bảng . . Thống ê số cơ sở hoạt động trong các KCN Bến Tre (t nh đến tháng 6/2018) 36 Bảng .3. Tổng hợp tình hình công tác tham mưu ban hành nội quy, quy định về PCCC của lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN Bến Tre (t nh đến tháng 6 18) 38 Bảng .4. Tổng hợp thực trạng công tác tuyên truyền của lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN Bến Tre 40 Bảng .5. Tổng hợp thực trạng công tác iểm tra an toàn PCCC của lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN Bến Tre 41 Bảng .6. Tổng hợp thực trạng về tham mưu lập và thực tập PACC của lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN Bến Tre 45 Bảng .7. Tổng hợp thực trạng công tác chữa cháy của lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN Bến Tre 46
  9. TÓM TẮT LUẬN VĂN Bến Tre là tỉnh có tốc độ đô thị hóa tương đối chậm so với các tỉnh trong hu vực do các điều iện về thông thương và hạ tầng phát triển inh tế có nhiều hó hăn. Tuy nhiên, sau hi các trục đường giao thông ch nh được đầu tư xây dựng cùng với sự phá thế cô lập về địa lý với các tỉnh lân cận thì inh tế - xã hội của Bến Tre ngày càng hởi sắc và Bến Tre đã hình thành được KCN, nhờ đó đã giải quyết được nguồn lao động tại địa phương, góp phần phát triển inh tế - xã hội tỉnh nhà và nâng cao thu nhập của người dân. Tuy nhiên, với sự phát triển của các KCN sẽ éo theo tiềm ẩn tăng nguy cơ xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn trên địa bàn tỉnh, đặc biệt, hi xảy ra cháy, nổ tại các KCN sẽ gây thiệt hại rất lớn về inh tế, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Vì vậy, để hạn chế tối đa tình hình cháy, nổ xảy ra thì các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong các KCN phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về PCCC, trong đó, phải tổ chức đảm bảo lực lượng PCCC cơ sở để làm nòng cốt trong thực hiện công tác PCCC, hoạt động CNCH tại các cơ sở và phải duy trì tốt các điều iện để lực lượng này thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được quy định trong Luật PCCC và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật PCCC. Có như vậy thì mới thực hiện tốt được việc ngăn ngừa các nguy cơ phát sinh cháy, nổ, sự cố, tai nạn trong các KCN, đồng thời xử lý ịp thời hi có cháy, nổ, sự cố, tai nạn xảy ra, ngăn ngừa cháy lan, cháy lớn và bảo vệ sản xuất an toàn góp phần phát triển bền vững. Do đó, cần phải nghiên cứu tìm hiểu những quy định của pháp luật PCCC và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN Bến Tre, đánh giá những mặt được và chưa được trong việc thực hiện các quy định pháp luật về PCCC của lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN Bến Tre, tìm ra các nguyên nhân của những hạn chế và đưa ra các dự báo tình hình có liên quan đến quá trình hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN. Từ đó, đưa ra các iến nghị phù hợp để nâng hiệu quả trong việc thực hiện
  10. các quy định pháp luật về PCCC của lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN Bến Tre trong thời tới. Từ khóa: Thực hiện pháp luật PCCC&CNCH; lực lượng PCCC cơ sở KCN.
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bến Tre là tỉnh nằm ở ph a Đông trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, có vị tr chiến lược về inh tế, ch nh trị và xã hội của hu vực và cả nước. Bến Tre có tổng số 9 đơn vị hành ch nh ( 1 thành phố, 8 huyện) với tổng số 164 xã, phường, thị trấn (1 phường, 7 thị trấn và 147 xã)1. Bến Tre là tỉnh giàu tiềm năng, giữ vai trò quan trọng cả về inh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và là động lực phát triển của hu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tỉnh có cơ sở vật chất, hệ thống đường giao thông đồng bộ, tạo tiền đề cho việc phát triển inh tế - xã hội của địa phương và hu vực. Với vị tr địa lý, h hậu và các điều iện sống thuận lợi đã ngày càng thu hút nhiều hách du lịch trong nước và nước ngoài. Đây là một trong những điều iện thuận lợi để inh tế địa phương ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, các công trình vui chơi giải tr , dịch vụ, văn hóa ngày càng tăng về số lượng và mở rộng về quy mô. Đồng thời sản xuất công nghiệp cũng được tăng cường đầu tư, góp phần quan trọng vào sự phát triển inh tế của địa phương. Theo thống ê của Ban quản lý các KCN Bến Tre và thống ê của Phòng CS PCCC&CNCH Công an tỉnh Bến Tre thì hiện tại trên địa bàn tỉnh có 02 KCN (tính đến ngày 31 5 18), đó là KCN iao Long và KCN An Hiệp với tổng diện t ch 4 ha, được quản lý và vận hành bởi Ban quản lý các KCN Bến Tre. Cụ thể: KCN iao Long thuộc xã An Phước, huyện Châu Thành, cách trung tâm Thành phố Bến Tre hoảng 15 m; KCN An Hiệp thuộc xã An Hiệp, huyện Châu Thành, cách trung tâmbThành phố Bến Tre hoảng 1 m. Hiện có 48 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ý là 1 .81 tỷ đồng, trong đó: Đầu tư nước ngoài 4 dự án, vốn đầu tư là 384, 5 triệu USD; đầu tư trong nước 4 dự án, vốn đầu tư đăng ý 5. 91,6 tỷ đồng; im ngạch xuất hẩu t nh đến nay là 457,51 triệu USD với các thị 1 ến_Tre/Hành_chính, truy cập ngày 05/7/2018. 1
  12. trường chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và các nước EU; sản phẩm xuất đi trên 4 quốc gia và vùng lãnh thổ đồng thời thu hút 3 .465 lao động2. Đồng thời, trong 02 KCN này hiện có tổng số 38 doanh nghiệp đang hoạt động với nhiều ngành nghề, lĩnh vực đang hoạt động, cụ thể: 1 doanh nghiệp hoạt động ngành may mặc, sản xuất bao bì, hàng tiêu dùng, xử lý chất thải, điện tử, viễn thông, in ấn, inh doanh dịch vụ phục vụ các hoạt động của KCN, chiếm 55,26%; 07 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất hẩu và lĩnh vực hỗ trợ (chế biến phụ phẩm thủy sản, chế biến thực phẩm và các sản phẩm có nguồn gốc từ thủy sản ), chiếm 18,4 %; 4 doanh nghiệp hoạt động chế biến lương thực, thực phẩm, nước giải hát, chiếm 1 ,53%; 3 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực luyện im, cơ h , chế tạo máy móc, chiếm 7,89%; 02 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, chế biến thức ăn gia súc và thức ăn chăn nuôi thủy sản, chiếm 5, 6%; 1 doanh nghiệp sản xuất phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chiếm ,63%3. Sự phát triển nhanh chóng về số lượng và quy mô của doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh với loại hình hoạt động đa dạng đã éo theo tình hình cháy, nổ diễn biến ngày càng phức tạp. Trong hoạt động của các doanh nghiệp còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra cháy, nổ. Như chúng ta biết, tại các KCN là nơi tập trung nhiều nguyên vật liệu, hàng hóa với số lượng rất lớn, đa phần là các chất dễ cháy và có nguy hiểm về cháy, nổ cao như: Vải, da giày, giấy, nhựa tổng hợp, các loại dung môi hữu cơ ; số lượng rất đông người nhân lao động (hầu hết chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về PCCC, CNCH) làm tăng nguy cơ cháy và thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản khi có cháy, sự cố tai nạn xảy ra. Các nhà xưởng sản xuất trong các KCN có diện tích và quy mô lớn, chứa nhiều loại chất cháy khác nhau nhưng hông có giải pháp chống cháy lan phù hợp. Nhiều công ty, doanh nghiệp lại bố tr văn phòng làm việc trong nhà xưởng sản xuất để tiết iệm diện t ch xây dựng hoặc nhà xưởng được sử dụng ết hợp làm nơi chứa nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm, thậm ch cả 2 Trích nguồn Báo cáo thống kê hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 18 của Ban quản lý các KCN Bến Tre. 3 Tr ch nguồn Báo cáo thống ê công tác PCCC tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 18 của Phòng CS PCCC&CNCH Công an Bến Tre. 2
  13. những chất dung môi là chất lỏng dễ cháy. Những cơ sở có ết cấu xây dựng là nhà khung thép mái tôn thì khi xảy ra cháy công trình sẽ nhanh chóng mất hả năng chịu lực và sụp đổ gây hó hăn cho việc tiếp cận chữa cháy, CNCH. Mặt hác, các KCN này đều nằm cách xa đơn vị CS PCCC&CNCH Công an Bến Tre và hiện tại các KCN này cũng chưa có thành lập các đơn vị chữa cháy chuyên ngành theo quy định của pháp luật do chưa có inh ph đầu tư xây dựng trụ sở, bố tr nguồn nhân lực và trang bị phương tiện chữa cháy. Vì vậy, hi có cháy xảy ra tại các công ty, doanh nghiệp trong các KCN này thì sẽ rất dễ nhanh chóng phát triển thành đám cháy lớn, cháy lan sang các công ty, doanh nghiệp hác nếu lực lượng PCCC cơ sở hông phát hiện ịp thời và xử lý hiệu quả. Ch nh vì vậy, lực lượng PCCC cơ sở có vai trò, vị tr hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định vì đây là lực lượng thường trực đảm bảo an toàn về PCCC và ANTT cả trong và ngoài giờ làm việc, lực lượng PCCC cơ sở hoạt động hiệu quả đồng nghĩa với việc hạn chế, ngăn ngừa được các nguy cơ phát sinh cháy, nổ, đồng thời xử lý ịp thời hi có cháy, nổ và các sự số tại nạn xảy ra ngay từ giai đoạn ban đầu, hông để cháy lan, cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng. Do đó, để làm tốt được điều này thì lực lượng PCCC cơ sở phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, trách nhiệm của mình đã được pháp luật PCCC và các văn bản hướng dẫn thi hành luật PCCC quy định. Thời gian qua, việc thành lập và tổ chức hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã được quan tâm thực hiện, hầu hết đội viên đội PCCC cơ sở được tập huấn nghiệp vụ về PCCC, tổ chức đảm bảo việc thường trực, góp phần đảm bảo ANTT và an toàn PCCC tại cơ sở. Tuy nhiên, qua nghiên cứu ết quả hảo sát việc thực hiện các quy định pháp luật về PCCC của lực lượng PCCC cơ sở trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại như: Chưa ịp thời đề xuất bổ sung biên chế của đội đảm bảo theo quy định của pháp luật hi có sự thay đổi nhân sự của cơ sở, việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ về PCCC cho các đội viên đội PCCC cơ sở chưa được duy trì theo đúng quy định dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao, các đội PCCC cơ sở chưa thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định pháp luật, hả năng tổ chức chữa cháy của lực lượng PCCC cơ sở chưa cao, chưa có sự phối hợp giữa 3
  14. các đội PCCC cơ sở với nhau trong việc đảm bảo an toàn về PCCC và tham gia chữa cháy tại các cơ sở lân cận, công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy vẫn chưa đảm bảo nghiêm túc v.v. Do đó, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về tổ chức và hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại các khu công nghiệp Bến Tre” là cần thiết để làm rõ những tồn tại và đưa ra các giải pháp hiệu quả giúp lực lượng PCCC cơ sở thực hiện tốt các quy định của pháp luật về PCCC, nhằm đảm bảo an toàn về PCCC tại các KCN trên địa bàn, góp phần vào sự phát triển inh tế, xã hội của địa phương được phồn thịnh và bền vững. 2. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau: - Các quy định pháp luật về tổ chức lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN Bến Tre đã được tuân thủ và thực hiện đầy đủ hay chưa đầy đủ? Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. - Các hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN Bến Tre đã được tuân thủ đầy đủ theo quy định pháp luật PCCC hay chưa tuân thủ? Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. - Những giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật PCCC về tổ chức và hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN Bến Tre trong thời gian tới. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề có liên quan của pháp luật về tổ chức và hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN Bến Tre, đánh giá thực trạng việc thực hiện các quy định pháp luật của lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN Bến Tre, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quy định pháp luật của lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN Bến Tre. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Việc thực hiện các quy định pháp luật PCCC về tổ chức và thực thi nhiệm vụ của lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN Bến Tre. 4
  15. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu nội dung việc thực hiện các quy định pháp luật về tổ chức và thực thi nhiệm vụ của lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN Bến Tre. - Phạm vi về địa bàn: Các cơ sở trong các KCN Bến Tre. 4. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết - Phương pháp luận: Phương pháp biện chứng duy vật; dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Ch Minh cũng như những vấn đề thuộc về đường lối, ch nh sách của Đảng và pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực PCCC. - Phương pháp điều tra, hảo sát: Xây dựng mẫu phiếu điều tra, hảo sát việc thực hiện nhiệm vụ PCCC của lực lượng PCCC cơ sở (theo phụ lục 3) và gửi cán bộ phụ trách quản lý các KCN Bến Tre thực hiện điều tra, hảo sát. Sau đó, tập hợp ết quả và rút ra những ết luận cần thiết trong luận văn. - Phương pháp phân t ch, tổng hợp số liệu, tài liệu: Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu về thực trạng việc thực hiện các quy định pháp luật PCCC về tổ chức và thực thi nhiệm vụ của lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN Bến Tre, từ đó nghiên cứu, phân t ch, đánh giá và rút ra những ết luận cần thiết trong luận văn. 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Luận văn bổ sung vào nguồn tài liệu tham hảo về lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng giúp cơ quan CS PCCC&CNCH Công an Bến Tre nói riêng và lực lượng Cảnh sát PCCC cả nước nói chung rút ra được những mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý, hướng dẫn đối với lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN. Từ đó có các biện pháp quản lý Nhà nước cũng như chỉ đạo và hướng dẫn về nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật PCCC của lực lượng này. Đồng thời, ết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn tài liệu tham hảo liên quan đến công tác đảm bảo an toàn PCCC tại các KCN, công tác quản lý nhà nước về PCCC tại các KCN, xây dựng, quản lý và củng cố lực lượng PCCC cơ sở tại các KCN v.v. 5
  16. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, ết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham hảo và phụ lục, luận văn được chia thành 2 chương như sau: Chương 1. Tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại các khu công nghiệp Bến Tre. Chương . Hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại các hu công nghiệp Bến Tre. 6
  17. CHƢƠNG 1 TỔ CHỨC LỰC LƢỢNG PHÕNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BẾN TRE Theo quy định tại Nghị định số 8 18 NĐ-CP ngày 5 18 của Ch nh phủ quy định về quản lý KCN và hu inh tế, đã định nghĩa KCN là hu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều iện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này4. Tại Điều 3 Luật Đầu tư năm 14 cũng đã đưa ra hái niệm về KCN, đó là hu vực có ranh giới địa lý nhất định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Như vậy có thể hiểu, KCN là hu vực tập trung dành cho phát triển công nghiệp theo quy hoạch nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu inh tế, xã hội và môi trường. KCN được Ch nh phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng ỹ thuật và pháp lý riêng. Các KCN có vai trò rất lớn trong việc phát triển inh tế, xã hội và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tế trong những năm qua với sự phát triển về quy mô, số lượng của các KCN, hu chế xuất luôn đi đôi với sự phát triển inh tế, xã hội của địa phương, hu vực, vùng. Đồng thời, inh tế, xã hội càng phát triển thì các doanh nghiệp, cơ sở nói chung và các doanh nghiệp, cơ sở trong KCN cũng phát triển với quy mô ngày càng lớn, éo theo đó là t nh chất nguy hiểm cháy, nổ, sự cố tai nạn trong các cơ sở ngày càng tăng cao. Trong hi đó, lực lượng CS PCCC&CNCH hông có đủ biên chế để iểm tra, giám sát, hướng dẫn thường xuyên đối với tất cả các cơ sở mà cần phải dựa vào lực lượng PCCC cơ sở. Mặt khác, công tác PCCC là mang t nh xã hội, mang t nh quần chúng, vì vậy, tổ chức và duy trì hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở hông những là trách nhiệm của cơ 4 Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 8 18 NĐ-CP ngày 5 18 của Ch nh phủ. 7
  18. quan CS PCCC&CNCH mà còn là trách nhiệm của các cấp ch nh quyền, người đứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và của mỗi cá nhân. Tại các KCN thì vai trò của lực lượng PCCC cơ sở lại càng quan trọng vì đây là nơi bố tr nhiều thiết bị, vật tư, hàng hóa dễ cháy, các dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc và tài sản có giá trị cao. Hơn nữa, việc bố tr các cơ sở sản xuất tập trung như vậy thì hi có sự cố cháy, nổ xảy ra sẽ dễ dàng và nhanh chóng lan sang các cơ sở lân cận gây thiệt hại lớn về tài sản rất lớn và nguy hiểm đến sức hỏe, t nh mạng con người và môi trường. Bên cạnh đó, để phát hiện và tổ chức chữa cháy, CNCH có hiệu quả ngay từ giai đoạn ban đầu hi đám cháy và sự cố tại nạn mới phát sinh thì các cơ sở trong KCN ngoài việc trang bị đầy đủ các hệ thống, phương tiện chữa cháy, CNCH theo quy định còn phải có lực lượng có iến thức, ỹ năng về PCCC và CNCH, tổ chức thường trực, tuần tra canh gác nhằm đảm bảo an toàn về PCCC nhất là vào ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ tết. Do vậy, để hạn chế cháy, nổ và thực hiện tốt công tác phòng cháy, nổ xảy ra, sẵn sàng chữa cháy, CNCH có hiệu quả tại các cơ sở trong KCN thì việc tuân thủ pháp luật về tổ chức và duy trì hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở có ý nghĩa hết sức quan trọng. 1.1. Quy định pháp luật về tổ chức lực lƣợng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại khu công nghiệp Theo quy định tại Điều 43 Luật PCCC thì lực lượng PCCC cơ sở là một trong bốn lực lượng nòng cốt trong công tác PCCC. Lực lượng PCCC cơ sở là một bộ phận quan trọng của lực lượng PCCC nói chung, có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa cháy, phát hiện và dập tắt ịp thời, có hiệu quả các đám cháy mới phát sinh, là lực lượng giúp đỡ và hỗ trợ đắc lực giúp lực lượng CS PCCC&CNCH làm tốt công tác quản lý Nhà nước về PCCC ở địa phương, cơ sở. Điều 1 Luật PCCC (sửa đổi, bổ sung năm 13) quy định về PCCC đối với KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao đó là: KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có phương án PCCC cho toàn hu; xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật về PCCC; tổ chức lực lượng, phương tiện PCCC phù hợp với phương án PCCC. Và cơ sở hoạt động trong KCN, khu chế xuất, khu 8
  19. công nghệ cao phải có phương án PCCC cho cơ sở mình; phải thành lập đội PCCC cơ sở. Ngoài ra, theo quy định tại Điều Luật PCCC thì các cơ sở hoạt động trong KCN còn phải thực hiện các yêu cầu chung về PCCC đối với cơ sở, cụ thể là: Có quy định, nội quy an toàn về PCCC phù hợp với loại hình hoạt động của cơ sở; có các biện pháp về phòng cháy phù hợp với quy mô, t nh chất hoạt động của cơ sở; có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với t nh chất hoạt động của cơ sở; có lực lượng, phương tiện và các điều iện hác đáp ứng yêu cầu về PCCC; có phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan; bố tr inh ph cho hoạt động PCCC; có hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC. Tại Điều 7 Nghị định số 79 14 NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC quy định cụ thể các điều iện an toàn về PCCC đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, đó là: Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và t nh chất hoạt động của cơ sở; có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ về PCCC trong cơ sở; hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về PCCC; có quy trình ỹ thuật an toàn về PCCC phù hợp với điều iện sản xuất, inh doanh, dịch vụ; có lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ về PCCC và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ; có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện PCCC hác, phương tiện cứu người phù hợp với t nh chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn ỹ thuật về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an; có văn bản thẩm duyệt, iểm tra nghiệm thu về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành èm theo Nghị định này; có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC theo quy định. 9
  20. Mặt hác, tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC còn quy định các điều iện đảm bảo an toàn về PCCC, trang bị phương tiện PCCC đối với các loại hình công trình và quy mô, t nh chất hoạt động cụ thể của từng cơ sở5. Đây là một trong những điều iện để duy trì hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở. Như vậy, theo các quy định của pháp luật về PCCC thì các cơ sở hoạt động trong KCN phải thành lập và duy trì đội PCCC cơ sở, trang bị phương tiện và tạo điều iện để lực lượng này hoạt động hiệu quả, đây là một trong những điều iện phải có để đảm bảo an toàn về PCCC tại cơ sở. 1.1.1. Về cơ cấu tổ chức Tại hoản 3, Điều 3 Luật PCCC và tại hoản 1, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC đã định nghĩa “Cơ sở là nơi sản xuất, inh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, hu chung cư và công trình độc lập hác theo danh mục do Ch nh phủ quy định”. Như vậy, các công ty, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, inh doanh trong các KCN Bến Tre được gọi chung là “cơ sở”. Và người đứng đầu các công ty, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, inh doanh trong các KCN Bến Tre được gọi chung là “người đứng đầu cơ sở”. Đồng thời, tại hoản 6, Điều 3 Luật PCCC và tại hoản 1, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC đã có định nghĩa “Đội PCCC cơ sở là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ PCCC tại cơ sở, hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc hông chuyên trách.” Và Điều 44 Luật PCCC và hoản 5, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC đã quy định tại cơ sở phải thành lập đội PCCC cơ sở. Đội PCCC cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý. Và tại Điều 3 Nghị định số 79 14 NĐ-CP quy định người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm thành lập hoặc đề xuất thành lập đội PCCC cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc hông chuyên trách. Người đứng đầu cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật PCCC, có trách nhiệm thành lập hoặc đề xuất thành lập và duy trì đội PCCC chuyên ngành 5 QCVN 06:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình; TCVN 2622:1995 - PCCC cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế; TCVN 3890:2009 - Phương tiện PCCC cho nhà và công trình - Trang bị, bố tr , iểm tra, bảo dưỡng 10
  21. hoạt động theo chế độ chuyên trách. Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng tại KCN, hu chế xuất, hu công nghệ cao có trách nhiệm thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội PCCC cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm inh ph , trang bị phương tiện và bảo đảm các điều iện để duy trì hoạt động của đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành. Ngoài ra, tại khoản Điều 15 Thông tư số 66/2014/TT-BCA quy định người đứng đầu cơ sở ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội PCCC cơ sở. Như vậy, tại cơ sở phải thành lập đội PCCC cơ sở, đội PCCC cơ sở do người đứng đầu cơ sở quyết định thành lập, quản lý. Và có thể hiểu rằng, đội PCCC cơ sở hay lực lượng PCCC cơ sở là tập hợp những người được người đứng đầu cơ sở thành lập, quản lý và bảo đảm các điều iện duy trì hoạt động. Mặt hác, Điều 15 Thông tư số 66 14 TT-BCA đã quy định về tổ chức, biên chế của đội PCCC cơ sở hoạt động theo chế độ hông chuyên trách6, đó là: Nếu tại cơ sở có dưới 1 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người này đều là thành viên đội PCCC cơ sở và do người lãnh đạo cơ sở chỉ huy, chỉ đạo; nếu tại cơ sở có số lượng từ 10 người đến 5 người thường xuyên làm viên thì tổ chức đội PCCC cơ sở tối thiểu 1 người, có 1 đội trưởng; trường hợp tại cơ sở có số lượng trên 5 người đến 1 người thường xuyên làm việc thì đội PCCC cơ sở biên chế tối thiểu 15 người, có 1 đội trưởng và 1 đội phó; trường hợp tại cơ sở thường xuyên có trên 1 người làm việc thì đội PCCC cơ sở thành lập tối thiểu là 25 người, có 1 đội trưởng và đội phó. Trong các trường hợp hác nếu cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập hoặc làm việc theo ca thì mỗi bộ phận, phân xưởng, mỗi ca làm việc phải thành lập 01 tổ PCCC cơ sở số lượng tối thiểu từ 5 đến 9 người và do đội trưởng hoặc đội phó iêm tổ trưởng. Người đứng đầu cơ sở ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội PCCC cơ sở. 6 Khoản , Điều 15 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an. 11