Luận văn Pháp luật về tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_phap_luat_ve_to_chuc_bao_hiem_tien_gui_o_viet_nam.pdf
Nội dung text: Luận văn Pháp luật về tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN DUY HOÀN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2011
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN DUY HOÀN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Anh Sơn HÀ NỘI - 2011
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI 7 VÀ TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI 1.1. Sự hình thành, phát triển của bảo hiểm tiền gửi 7 1.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển bảo hiểm tiền gửi 7 trên thế giới 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam 10 1.2. Khái niệm, bản chất, mục đích của bảo hiểm tiền gửi 12 1.2.1. Khái niệm, bản chất của bảo hiểm tiền gửi 12 1.2.1.1. Khái niệm bảo hiểm tiền gửi 12 1.2.1.2. Bản chất của bảo hiểm tiền gửi 13 1.2.2. Mục đích của hoạt động bảo hiểm tiền gửi 14 1.2.3. Phân biệt bảo hiểm tiền gửi và các loại hình bảo hiểm 15 thương mại 1.3. Một số vấn đề liên quan đến mô hình tổ chức và hoạt 17 động bảo hiểm tiền gửi 1.3.1. Về mô hình bảo hiểm tiền gửi 17 1.3.1.1. Mô hình bảo hiểm tiền gửi tự nguyện và bắt buộc 18 1.3.1.2. Mô hình chức năng 19 1.3.1.3. Mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi 21
- 1.3.2. Về hoạt động bảo hiểm tiền gửi 24 1.3.2.1. Hoạt động thu phí của tổ chức bảo hiểm tiền gửi 24 1.3.2.2. Về các hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi 26 1.3.2.3. Về cơ chế bảo hiểm tiền gửi 28 1.3.3. Về sự phối hợp giữa tổ chức bảo hiểm tiền gửi và các cơ 31 quan liên quan 1.3.3.1. Phối hợp trong việc giám sát hệ thống tài chính 31 1.3.3.2. Phối hợp trong xử lý đổ vỡ tổ chức tín dụng 33 1.4. Vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi 34 1.4.1. Đối với người gửi tiền 35 1.4.2. Đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và hệ thống tài 38 chính, ngân hàng 1.4.3. Đối với sự phát triển kinh tế và góp phần ổn định xã hội 39 1.4.4. Vai trò trong xử lý khủng hoảng tài chính, ngân hàng 39 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC BẢO HIỂM 47 TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM 2.1. Vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bảo hiểm 47 tiền gửi 2.1.1. Vị trí pháp lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi 47 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 57 2.2. Cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành của bảo hiểm tiền gửi 61 Việt Nam 2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy 61 2.2.2. Quản trị và điều hành của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 63 2.2.2.1. Hội đồng quản trị 63 2.2.2.2. Ban kiểm soát 65 2.2.2.3. Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc 65 2.3. Hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 67 2.3.1. Cấp và thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi 67
- 2.3.2. Hoạt động kiểm tra 68 2.3.3. Hoạt động giám sát 70 2.3.4. Hoạt động xử lý ngân hàng 73 2.3.4.1. Nghiệp vụ hỗ trợ tài chính 73 2.3.4.2. Nghiệp vụ chi trả tiền gửi được bảo hiểm 76 2.3.4.3. Nghiệp vụ thu phí bảo hiểm tiền gửi 77 2.3.4.4. Về quản lý vốn quỹ 77 2.3.4.5. Nghiệp vụ tiếp nhận và xử lý 78 2.3.5. Các hoạt động khác 82 2.3.5.1. Nghiên cứu ứng dụng 82 2.3.5.2. Phát triển nguồn nhân lực 82 2.3.5.3. Hợp tác quốc tế 83 2.3.5.4. Quản lý tài chính, kiểm soát và kiểm toán nội bộ 83 2.3.5.5. Quản trị văn phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ 84 thông tin Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ 85 CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM 3.1. Nhu cầu và cơ sở hoàn thiện pháp luật về tổ chức bảo 85 hiểm tiền gửi 3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về tổ chức bảo hiểm tiền gửi 85 3.1.2. Cơ sở hoàn thiện pháp luật về tổ chức bảo hiểm tiền gửi 86 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức bảo hiểm 89 tiền gửi 3.2.1. Về vị trí pháp lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi 89 3.2.2. Về mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi 91 3.2.3. Về hoạt động bảo hiểm tiền gửi 93 3.3. Ban hành luật bảo hiểm tiền gửi 96 KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHTG : Bảo hiểm tiền gửi BHTGVN : Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam BKS : Ban kiểm soát HĐQT : Hội đồng quản trị NHNN : Ngân hàng nhà nước QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân TCTD : Tổ chức tín dụng TGĐ : Tổng giám đốc
- Danh mục các bảng Số hiệu Tên bảng Trang bảng 1.1 Thời gian thành lập BHTG ở một số nước hoặc vùng lãnh 9 thổ khu vực Châu Á 1.2 So sánh mục tiêu thực hiện chính sách công của 3 mô 20 hình BHTG 1.3 So sánh chức năng, nhiệm vụ của 3 mô hình BHTG 21 1.4 Diễn biến khủng hoảng Ngân hàng Northern Rock 40 1.5 Diễn biến khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ và một số nước 43 2.1 So sánh về mục tiêu thực hiện chính sách công và chức năng 59 nhiệm vụ của BHTGVN với 3 mô hình BHTG trên thế giới 2.2 So sánh về chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN và 03 mô 60 hình bảo hiểm tiền gửi trên thế giới
- Danh mục các sơ đồ Số hiệu Tên sơ đồ Trang sơ đồ 1.1 Phân công giám sát tài chính - ngân hàng ở Mỹ 32 1.2 Vai trò của tổ chức BHTG 35 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 61 3.1 Các tiêu chí hoàn thiện mô hình tổ chức BHTG 88 3.2 Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức BHTG tại Việt Nam 89
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế nói chung, lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói riêng đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Chính phủ đã ký và cam kết việc mở cửa thị trường tài chính, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều đó đặt ra nhiều cơ hội to lớn nhưng cũng tiềm ẩn những thách thức đối với hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam. Để xây dựng hệ thống tài chính - ngân hàng đủ mạnh, đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế và vượt qua được áp lực của sự cạnh tranh, Chính phủ Việt Nam đã và đang nghiên cứu cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng. Theo đó, tiến trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước được thực hiện mạnh mẽ, tạo sự chủ động và giảm sự can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính vào việc kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD), nâng cao năng lực tài chính, cộng nghệ và sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Khi nền kinh tế Việt Nam chưa hội nhập sâu rộng thì những tác động của thị trường tài chính thế giới ảnh hưởng đến nước ta không nhiều, nhưng từ sau khi hội nhập đến nay, nền kinh tế nói chung, hệ thống tài chính - ngân hàng nói riêng chịu sự tác động trực tiếp bởi thị trường tài chính thế giới. Chính vì vậy, bên cạnh những rủi ro truyền thống, hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam còn phải đối mặt với những rủi ro mới. Cuộc khủng hoảng tài chính - ngân hàng vừa qua cho chúng ta bài học về kiểm soát rủi ro, xây dựng niềm tin công chúng vào hệ thống tài chính - ngân hàng. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho Nhà nước và Chính phủ sớm hoàn thiện khung pháp luật về hệ thống giám sát tài chính quốc gia và hoạt động ngân hàng. Hơn nữa, hệ thống tài chính - ngân hàng được coi là "huyết mạch" của nền kinh tế. Sự bất 1
- ổn của hệ thống ngân hàng sẽ gây ra những bất ổn về mặt xã hội. Do vậy, cần có sự cân bằng giữa sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính - ngân hàng và sự phát triển ổn định của xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, Chính phủ đã sử dụng công cụ Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) để bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thông qua các công cụ kiểm soát rủi ro mà Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) thực hiện. Được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2000, BHTGVN đã chứng minh được vị trí và vai trò của mình trong việc bảo vệ người gửi tiền, góp phần ổn định hệ thống tài - ngân hàng và nền kinh tế. Tuy nhiên, trước bối cảnh hội nhập sâu rộng và đổi mới mạnh mẽ của hệ thống tài chính - ngân hàng, nhiều quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực BHTG, đặc biệt là mô hình tổ chức không còn phù hợp và cần có sự hoàn thiện. Xây dựng Luật BHTG với mô hình tổ chức BHTG giảm thiểu rủi ro đã trở thành yêu cầu tất yếu và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. BHTG là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, các văn bản pháp lý điều chỉnh mô hình tổ chức và hoạt động BHTG tại Việt Nam gồm Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về BHTG, Nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/1999/NĐ-CP, Quyết định 75/2000/QĐ-TTg ngày 28/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của BHTGVN (Quyết định 75/2000/QĐ-TTg), Quyết định 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập BHTGVN và Thông tư 03/2006/TT-NHNN ngày 25/4/2006 của Ngân hàng nhà nước về việc hướng dẫn một số nội dung tại Nghị định 89/1999/NĐ-CP và Nghị định 109/2005/NĐ-CP. Những văn bản đó đến nay đã bộc lộ những bất cập trong việc điều chỉnh mô hình tổ chức và hoạt động BHTG ở nước ta, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tài chính những năm qua phát triển mạnh mẽ và những rủi ro trong hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên phức tạp. 2
- Theo Luật Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã được Quốc hội khóa 12, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010, tại Điều 4, khoản 14 quy định: "Ngân hàng nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi". Như vậy, BHTGVN vẫn là một tổ chức độc lập theo các quy định pháp luật hiện hành, không thuộc NHNN. BHTGVN chỉ chịu sự chỉ đạo của NHNN về lĩnh vực BHTG theo quy định của pháp luật về BHTG. Tuy nhiên, tính độc lập của BHTGVN hiện nay chưa rõ ràng, BHTGVN là cơ quan quản lý nhà nước hay là doanh nghiệp nhà nước đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực BHTG và có chức năng quản lý quản lý nhà nước về BHTG? Về mặt tổ chức, cơ quan nào quản lý tổ chức BHTG Có thể nói Pháp luật về BHTG ở Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa quy định rõ và đầy đủ mô hình tổ chức, vị trí pháp lý, chức năng nhiệm vụ của tổ chức BHTG, dẫn đến năng lực hoạt động của BHTGVN còn hạn chế, đặc biệt là khả năng giám sát an toàn, cảnh báo sớm, tiếp nhận và xử lý tổ chức tham gia BHTG có vấn đề. Việc xây dựng luật BHTG đã được đưa vào chương trình xây dựng luật chính thức của Quốc hội năm 2011, khi đó luật BHTG quy định như thế nào thì BHTGVN thực hiện theo luật BHTG. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trầm trọng năm 2008 vừa qua cũng bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính - ngân hàng mà nguyên nhân được xác định là do hậu quả của việc không kiểm soát được rủi ro. BHTG là tổ chức góp phần phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro, nên việc nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức BHTG đủ mạnh để đảm bảo an toàn cho hoạt động tài chính - ngân hàng, bảo vệ tốt hơn người gửi tiền và đảm bảo an sinh xã hội là đòi hỏi khách quan. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về mô hình tổ chức BHTG tại Việt Nam là một vấn đề quan trọng góp phần xây dựng luật BHTG đạt kết quả, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền và an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trước thực trạng đó, tôi đã chọn đề tài "Pháp luật về tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam" để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 3
- 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, đã có một số nghiên cứu về BHTG như: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam của TS. Lê Thị Thu Thủy, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2008. Cuốn chuyên khảo này đã đề cập đến mọi vấn đề của BHTG như một cuốn giáo trình về BHTG, cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin quý báu về BHTGVN và thế giới, tuy nhiên công trình này chưa đi sâu vào từng khía cạnh của BHTG. Một số công trình khác chủ yếu tập trung vào quy chế pháp lý và hoạt động nghiệp vụ giám sát, kiểm tra, tiếp nhận và xử lý, phí BHTG, lợi ích của BHTG như: Bảo hiểm tiền gửi - Nguyên lý, thực tiễn và định hướng, TS. Nguyễn thị Kim Oanh, Nhà xuất bản Lao động xã hội, tháng 12 năm 2004; Quy chế pháp lý về bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam, ThS. Lê Thị Thúy Sen, Viện Nhà nước Pháp luật, năm 2008. Ngoài ra cũng có một số bài viết đăng trên các báo và tạp chí đề cập đến vai trò của tổ chức BHTG trong việc bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách tổng quát về mô hình tổ chức BHTG tại Việt Nam trong bối cảnh sau khi Việt Nam gia nhập WTO và đặc biệt sau khủng hoảng tài chính - ngân hàng vừa qua thì hiện nay chưa có công trình nào. Trong bối cảnh nước ta đang hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài chính - ngân hàng, trong đó có việc hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến tổ chức và hoạt động BHTG thì việc nghiên cứu đề tài "Pháp luật về tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam" là cần thiết. Hơn nữa, đây là một lĩnh vực mới ở Việt Nam nên tài liệu tham khảo trong nước không nhiều, đặc biệt là sách nghiên cứu về vấn đề này hầu như rất ít. Một số tài liệu tham khảo có thể tìm thấy như các bài viết của các chuyên gia kinh tế, chuyên gia pháp lý đăng trên các tạp chí nghiên cứu của ngành ngân hàng và của BHTGVN: Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền theo pháp luật về BHTG tại Việt Nam - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện GS.TSKH Đào Trí Úc, Thông tin BHTG số 03 tháng 4 năm 2007; Quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi, Đặng Dung, Giám đốc văn phòng luật sư 4
- DDZ, Báo điện tử Vietnamnet, ngày 03/3/2010. Tài liệu tham khảo nước ngoài về BHTG cũng ít vì đây là lĩnh vực mới chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu, biên dịch. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ hơn nguyên lý, vai trò của tổ chức BHTG, đánh giá khách quan về thực trạng mô hình tổ chức BHTG tại Việt Nam. Tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động BHTG ở một số nước phát triển và trong khu vực để thấy được sự khác nhau và kinh nghiệm quốc tế về mô hình tổ chức BHTG, trên cơ sở đó có thể vận dụng vào điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam. Điểm mới của luận văn là bên cạnh việc tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động BHTG tại Việt Nam, luận văn có sự so sánh, đối chiếu với thông lệ quốc tế. Trên cơ sở đánh giá khách quan, từ đó đưa ra những đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về mô hình tổ chức BHTG tại Việt Nam. Luận văn này có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình xây dựng luật BHTG cũng như góp phần vào công tác tuyên truyền đến công chúng về lĩnh vực BHTG tại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nguyên lý hoạt động BHTG, thực trạng pháp luật về tổ chức BHTG tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nêu ra những bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật về tổ chức BHTG ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nguyên lý hoạt động BHTG, thực trạng các quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh mô hình tổ chức BHTG tại Việt Nam trên cơ sở so sánh, đối chiếu với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về mô hình tổ chức BHTG. 5
- 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Luận văn được viết trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa có chọn lọc những vấn đề lý luận, thực tiễn được các nhà nghiên cứu đi trước đã đưa ra, những tài liệu được công bố trên tạp chí, bài viết, bài báo, báo cáo tổng kết của ngành BHTGVN và các cơ quan từ hoạt động thực tiễn ở Việt Nam và các tài liệu, các nguồn từ nước ngoài. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, chứng minh, tổng hợp, quy nạp để rút ra những kết luận khoa học của mình. 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tôi mong muốn góp phần làm rõ hơn nguyên lý chung về BHTG, pháp luật về tổ chức BHTG tại Việt Nam và sau khi nghiên cứu pháp luật về BHTG của một số nước trên thế giới và tìm hiểu thực tiễn áp dụng tại Việt Nam để từ đó đưa ra những đề xuất kiến nghị góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức BHTG tại Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Bảo hiểm tiền gửi và tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Chương 2: Thực trạng pháp luật về tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam. Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam. 6
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VÀ TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI 1.1. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI 1.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển bảo hiểm tiền gửi trên thế giới Xuất phát từ nhu cầu trao đổi vật phẩm làm ra, tiền tệ - phương tiện thanh toán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ ra đời và không ngừng phát huy tác dụng trong đời sống. Tiền tệ trở thành hàng hóa đặc biệt. Tiếp theo sự ra đời và phát triển của tiền tệ, kinh doanh ngân hàng đã dần hình thành và không ngừng phát triển. Hoạt động ngân hàng an toàn trên cơ sở khởi tạo và duy trì chu kỳ luân chuyển tiền nhịp nhàng - nhận giữ tiền của công chúng, đầu tư tiền, thanh toán tiền gửi - mang lại lợi ích cho người gửi tiền, cơ hội cho nhà đầu tư và thịnh vượng xã hội. Yếu tố niềm tin công chúng và sự ổn định trong kinh doanh doanh ngân hàng là nền tảng cho sự phát triển và đóng góp của hoạt động ngân hàng đối với thành công của các hoạt động kinh tế, xã hội và cộng đồng. Hoạt động tài chính - ngân hàng luôn gắn liền với sự nhạy cảm và tiềm ẩn rủi ro, vì vậy mỗi quốc gia cần phải có một tổ chức đứng ra bảo vệ người gửi tiền trong trường hợp ngân hàng xảy ra đổ vỡ để ổn định tình hình trật tự xã hội. Khi các quốc gia chưa hình thành hệ thống BHTG, thì trong thực tế, họ đã sử dụng công cụ "bảo hiểm ngầm", có nghĩa là, mặc dù không cam kết công khai trước công chúng về bảo vệ tiền gửi của họ trong trường hợp ngân hàng bị đổ vỡ nhưng nếu điều đó xảy ra thì Chính phủ sẽ đứng ra chi trả tiền gửi cho người gửi tiền. Việc bảo vệ ngầm, không thật sự đem lại lợi ích quốc gia cũng như không mang lại niềm tin cho công chúng đối với hệ thống tài chính - ngân hàng, vì vậy hệ thống BHTG công khai đã ra đời. 7
- Nguồn gốc ra đời của BHTG gắn liền với việc bảo vệ ngầm, dần chuyển sang bảo vệ công khai tiền gửi. BHTG được coi là thiết chế đảm bảo sự an toàn hữu hiệu, như là "chiếc lá chắn cuối cùng" đối với những tình huống khó khăn nhất của hoạt động ngân hàng, nhằm tạo tâm lý ổn định cho người gửi tiền và tránh được nguy cơ đổ vỡ ngân hàng do rút tiền hàng loạt tại các ngân hàng. Như vậy, người gửi tiền sẽ được chi trả một phần hay toàn bộ tiền gửi khi ngân hàng đổ vỡ, theo hợp đồng hay cam kết công khai. Hoạt động BHTG công khai được thực hiện đầu tiên ở New York (Mỹ) vào năm 1829 với tên gọi "chương trình bảo hiểm trách nhiệm ngân hàng", nhằm đáp ứng sự đổ vỡ mang tính chất định kỳ của các ngân hàng Mỹ vào thế kỷ XIX. Trách nhiệm trong chương trình này muốn đề cập đến tiền gửi ngân hàng và chứng chỉ huy động tiền gửi. Sau chương trình này ở New york đem lại kết quả, từ năm 1831 đến 1858 các bang tiếp theo là Vermont, Indiana, Michigan, Ohia và Iowa đã thành lập được tổ chức BHTG và sự tham gia của các ngân hàng vào các tổ chức BHTG là tự nguyện. Mục đích của chương trình này là: Bảo vệ cộng đồng khi có ngân hàng đổ vỡ, bảo vệ người gửi tiền cá nhân và các tổ chức huy động tiền gửi. Sau thời gian thử nghiệm thành lập tổ chức BHTG ở một số bang đạt hiệu quả thì cùng với chính sách ngân hàng tự do ở Mỹ (1886) và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã làm hàng loạt ngân hàng ở Mỹ hoạt động rất khó khăn và "đỉnh cao là năm 1933 có 4000 ngân hàng thương mại phải ngừng hoạt động" [20, tr. 18-19]. Trong bối cảnh như vậy, để ứng phó với tình huống phức tạp nhằm ổn định tình hình kinh tế, chính trị thì phải bảo vệ người gửi tiền và Chính phủ Mỹ đã quyết định thành lập BHTG Liên bang (FDIC) năm 1933. FDIC bắt đầu hoạt động ngày 1/4/1934 và đây là mô hình BHTG công khai đầu tiên trên thế giới. FDIC có vị trí pháp lý độc lập với Chính phủ, chịu sự kiểm soát trực tiếp của Quốc hội. Tính đến nay, FDIC là tổ chức BHTG công khai sớm nhất và được đánh giá có nhiều thành công, là mô hình được nhiều quốc gia tham khảo và vận dụng. 8
- Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thống tài chính - ngân hàng trên thế giới, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, nhu cầu về bảo vệ người tiêu dùng nói chung và người gửi tiền nói riêng là nhu cầu đặt ra với bất kể Chính phủ nào. Niềm tin của người gửi tiền là quan trọng đối với sự phát triển an toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính trong thế giới hiện đại. Với những ưu thế và tính chuyên nghiệp trong việc bảo vệ người gửi tiền, góp phần đảm bảo sự ổn định của hoạt động tài chính - ngân hàng, hệ thống BHTG công khai ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới. BHTG được xác định không chỉ bảo vệ người gửi tiền mà còn được khẳng định như một tiêu chí, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn hoạt động của TCTD. Đến nay, đã có hơn 100 quốc gia sử dụng hệ thống BHTG công khai bảo vệ người gửi tiền và hiện nay có nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển thành lập hệ thống BHTG. Là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, hệ thống BHTG ở Châu Á ngày càng phát triển. Bảng 1.1: Thời gian thành lập BHTG ở một số nước hoặc vùng lãnh thổ khu vực Châu Á STT Tên nước Thời gian Chú thích 1 Ấn Độ 1962 Luật BHTG 1961 2 Nhật Bản 1971 Luật BHTG 1971 3 Hàn Quốc 1996 Luật BHTG 1995 4 Philipine 1963 Luật BHTG 1963 6 Malaysia 2005 Luật BHTG 2005 9 Đài Loan 1985 Luật BHTG 1985 10 Việt Nam 2000 Nghị định 89/1999 Nguồn: [41], [42], [43], [44]. Một số nước có hệ thống BHTG nằm trong ngân hàng Trung ương thì đang có xu hướng tách ra thành cơ quan BHTG độc lập ví dụ: Thái Lan, 9
- Lào Còn Trung Quốc, Nga đang chuẩn bị thành lập hệ thống BHTG. Như vậy, xu hướng thành lập hệ thống BHTG và chuyển đổi mô hình tổ chức BHTG ở khu vực Châu Á ngày càng diễn ra phổ biến và mạnh mẽ, Việt Nam cũng nằm trong tiến trình đó. 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam - Bối cảnh trong nước Vào những năm 1988 - 1990 hàng loạt các hợp tác xã tín dụng đô thị bị đổ vỡ trên toàn quốc gây ra những bất ổn về kinh tế và chính trị. Đặc biệt là niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, việc lấy lại niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính - ngân hàng là yêu cầu quan trọng để tránh tình trạng người dân có tiền không gửi vào ngân hàng hoặc mua vàng tích trữ tại nhà. Chính những hành động như vậy đã ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn cho sự phát triển kinh tế đất nước trong những lúc khó khăn. Trước sự đổ vỡ đó, các cơ quan chức năng rất lúng túng trong việc xử lý vì không biết lấy đâu ra nguồn tiền để trả cho dân, một bài toán vô cùng khó khăn. Chính phủ, NHNN đã phải "đau đầu" tìm lời giải để làm sao bảo vệ được quyền lợi của người gửi tiền, ổn định được tình hình kinh tế, chính trị một cách nhanh chóng. Trước tình hình đó, rút kinh nghiệm về triển khai mô hình Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) theo Quyết định 390/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ, thì Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của QTDND đối với khoản tiền gửi có kỳ hạn đã được ban hành (kèm theo Quyết định số 101/TCQĐ-BH ngày 01/02/1994 của Bộ Tài chính. Theo quyết định này, Bảo Việt đã triển khai nghiệp vụ BHTG, đây là khởi đầu của chính sách BHTG tại Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động BHTG do Bảo Việt thực hiện đã thể hiện những hạn chế về nhiều mặt như: số lượng QTDND tham gia bảo hiểm ít, "chỉ có 162 quỹ (1995), chiếm 33,22% tổng số dư tiền gửi trong cả nước tại thời điểm đó. Đến năm 1997 có 370 QTDND tham gia BHTG với số tiền 10
- thuộc đối tượng được bảo hiểm là 322 tỷ VND" [20]. Đối tượng tham gia BHTG thời kỳ này chỉ hạn chế ở QTDND, còn các tổ chức có huy động tiền gửi khác không tham gia. Hoạt động BHTG do Bảo Việt tiến hành bước đầu đã đem lại niềm tin cho công chúng vào hệ thống tài chính - ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động đó không đảm bảo các điều kiện cho sự thành công của một tổ chức BHTG như: chức năng hạn chế, chỉ thực hiện chi trả khi tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ), việc tham gia BHTG là tự nguyện Vì vậy, hoạt động đó thiếu tính chuyên nghiệp, không theo thông lệ quốc tế và hiệu quả hoạt động thấp. Trong khi đó, do thực hiện chính sách mở cửa và phát triển nền kinh tế thị trường, hệ thống Tài chính - ngân hàng của nước ta bước đầu phát triển mạnh mẽ và thực hiện đổi mới về nhiều mặt. Chính điều đó cũng làm gia tăng rủi ro và yêu cầu kiểm soát rủi ro cũng như yêu cầu bảo vệ người gửi tiền là rất quan trọng đòi hỏi phải có một tổ chức BHTG chuyên nghiệp theo thông lệ quốc tế. - Bối cảnh quốc tế Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á năm 1997, tuy ảnh hưởng không nhiều đến nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng tác động đến hoạt động ngân hàng nước ta. Trong quá trình xử lý khủng hoảng tài chính - ngân hàng thì BHTG là công cụ tài chính được một số Chính phủ ở Châu Á sử dụng hữu hiệu trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và lấy lại niềm tin của công chúng. Nhiều quốc gia nhận thấy vai trò quan trọng của tổ chức BHTG trong xử lý khủng hoảng tài chính - ngân hàng; đồng thời, cũng thấy xu hướng phát triển hệ thống BHTG trên thế giới phát triển mạnh mẽ và cũng tác động đến Việt Nam. Trước bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy, để bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động tài chính - ngân hàng, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững thì cần có một tổ chức chuyên nghiệp thực hiện các nghiệp vụ BHTG. Trong xu thế hội nhập sâu 11
- rộng với khu vực và trên thế giới, thị trường tài chính của nước ta có nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức. Để hạn chế những rủi ro đó và bảo vệ được người tiêu dùng nói chung và người gửi tiền nói riêng đòi hỏi sự ra đời của tổ chức BHTG là hết sức cần thiết, đáp ứng được yêu cầu khách quan của thị trường tài chính cũng như toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, hoạt động BHTG của Bảo Việt thực hiện đã bộc lộ những hạn chế, không đảm bảo các yếu tố quyết định sự thành công của một hệ thống BHTG. Vì vậy, trong khoản 1 Điều 17, Luật TCTD ban hành năm 1997 đã quy định: "Tổ chức tín dụng có trách nhiệm tham gia tổ chức bảo toàn tiền gửi hoặc bảo hiểm tiền gửi" (Luật các TCTD, sửa đổi bổ sung năm 2004, tại khoản 1 Điều 17 vẫn quy định: "Tổ chức tín dụng có trách nhiệm: Tham gia tổ chức bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi, mức bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi do Chính phủ quy định"). Đây là cơ sở quan trọng để tổ chức BHTG ra đời. BHTG ra đời, khẳng định đó là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập theo Quyết định 218/1999/QĐ-TTg, hoạt động theo Nghị định 89/1999/NĐ-CP và đi vào hoạt động từ ngày 7/7/2000. Đây là tổ chức duy nhất triển khai hoạt động BHTG tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay. BHTGVN là tổ chức tài chính nhà nước thực hiện chính sách BHTG, là công cụ tài chính được Chính phủ sử dụng để thay mặt Chính phủ bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng. 1.2. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, MỤC ĐÍCH CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI 1.2.1. Khái niệm, bản chất của bảo hiểm tiền gửi 1.2.1.1. Khái niệm bảo hiểm tiền gửi BHTG là cam kết công khai của tổ chức BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG về việc tổ chức BHTG sẽ chi trả tiền gửi bao gồm: phần gốc và lãi cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền. 12
- Tổ chức BHTG: Tổ chức BHTG là đối tác nhận đóng góp tài chính (phí BHTG) từ tổ chức tham gia BHTG và có trách nhiệm thực hiện chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG khi tổ chức đó chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán. Tổ chức tham gia BHTG: Là các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng có hoạt động huy động tiền gửi. Theo thông lệ quốc tế, có hai xu hướng là các tổ chức này có thể tham gia BHTG một cách bắt buộc hoặc tự nguyện tùy theo chính sách của mỗi quốc gia, tuy nhiên xu hướng phổ biến trên thế giới là tham gia bắt buộc. Người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm: Là khách hàng có tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG. Người gửi tiền không phải đóng góp tài chính cho tổ chức BHTG nhưng có quyền yêu cầu tổ chức BHTG thanh toán tiền gửi kể cả gốc và tiền lãi tích lũy trên tiền gửi đó trong hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm của tổ chức BHTG, có thể là toàn bộ hoặc một phần tiền gửi do chính sách của mỗi quốc gia. 1.2.1.2. Bản chất của bảo hiểm tiền gửi BHTG cũng mang bản chất chung của các loại hình bảo hiểm khác, hoạt động theo nguyên lý lấy số đông bù số ít nhưng BHTG hoạt động có tính chất đặc thù, thể hiện như sau: - Hoạt động BHTG là hoạt động cung cấp dịch vụ công. Dịch vụ BHTG là loại hàng hóa mang tính xã hội cao. Việc loại trừ tuyệt đối một cá nhân, hoặc một tổ chức ra khỏi sự thụ hưởng của dịch vụ BHTG là rất khó khăn và tốn kém. Chính vì đặc tính không loại trừ thụ hưởng tuyệt đối mà dịch vụ BHTG được xếp vào loại hàng hóa công không thuần túy. BHTG là công cụ được Chính phủ sử dụng để thực hiện chính sách công trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. 13
- - Hoạt động của tổ chức BHTG thông thường không vì mục tiêu lợi nhuận. Chính phủ các quốc gia thành lập hệ thống BHTG nhằm mục đích để tổ chức này thực hiện chính sách công của nhà nước. Bởi trong thực tế, hoạt động tài chính - ngân hàng là hoạt động nhạy cảm và có tính lan truyền rất cao; đồng thời, sự đổ vỡ của hệ thống tài chính - ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và gây ra những bất ổn về mặt xã hội. Do đó, Chính phủ các quốc gia đã sử dụng công cụ tài chính BHTG, nhằm góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn lành mạnh của hệ thống tài chính - ngân hàng. 1.2.2. Mục đích của hoạt động bảo hiểm tiền gửi Mặc dù mỗi quốc gia có thể thiết kế mô hình tổ chức BHTG khác nhau nhưng hoạt động BHTG thường có những mục đích cơ bản như sau: - Mục đích sử dụng công cụ BHTG là nhằm thực hiện chính sách công, vì vậy chính sách BHTG của các quốc gia, đa số được thiết kế để bảo vệ số đông người gửi tiền; - Góp phần đảm bảo hệ thống tài chính - ngân hàng hoạt động lành mạnh, ổn định và ngăn chặn đổ vỡ ngân hàng thông qua các hoạt động nghiệp vụ; - Góp phần xây dựng một thị trường tài chính lành mạnh, có tính cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức tài chính với quy mô và loại hình phát triển khác nhau; - Giảm thiểu gánh nặng cho Chính phủ trong trường hợp xử lý đổ vỡ của TCTD và điều đó đồng nghĩa với việc giảm gánh nặng cho người dân đóng thuế trong trường hợp có ngân hàng đổ bể. Bởi nếu, Chính phủ bỏ tiền ra chi trả cho người gửi tiền trong trường hợp ngân hàng bị đổ bể, tức là lấy tiền ngân sách ra để gánh vác sự đổ vỡ của TCTD thì không phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, xu hướng của các quốc gia là không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý đổ vỡ của các TCTD. Đồng thời, với sự hình thành của hệ thống BHTG, rủi ro sẽ được phân tán đều cho các 14