Luận văn Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh

pdf 119 trang vuhoa 24/08/2022 5281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phap_luat_ve_thue_thu_nhap_ca_nhan_doi_voi_ca_nhan.pdf

Nội dung text: Luận văn Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THANH LIÊM PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH VÀ HỘ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THANH LIÊM PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH VÀ HỘ KINH DOANH Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ VŨ NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn là hoàn toàn do tôi thực hiện, đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các thông tin, tư liệu, số liệu được sử dụng, tham khảo trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đều được trích dẫn nguồn gốc, xuất xứ một cách đầy đủ và cẩn thận./. Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Liêm
  4. LỜI CẢM ƠN Qua 2 năm học tập Chương trình cao học Luật kinh tế của khoa Luật trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, bản thân có nhiều cố gắng nghiên cứu và đã tích lũy kiến thức có giá trị phục vụ cho việc viết luận văn thạc sỹ. Để hoàn thành được đề tài này, bên cạnh nỗ lực, cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu học tập của bản thân, tác giả còn nhận sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy, Cô, bạn bè và đồng ngiệp. Trước tiên, xin được gởi lời cảm ơn quý thầy (cô) đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý báu cho tác giả trong suốt 2 năm nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ chí Minh. Đây chính là nền tảng để tác giả hoàn thành tốt luận văn của mình. Và xin gửi lời cảm ơn đến, bạn bè, đồng nghiệp trong thời gian tác giả thực hiện đề tài đã động viên, giúp đỡ tin thần rất lớn để có động lực hoàn thành tốt luận văn của mình. Và cuối cùng, đặc biệt tác giả gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến PGS.TS: Lê Vũ Nam, nhờ sự giảng dạy, giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của Thầy đã giúp tác giả định hướng đúng trong hoạt động nghiên cứu đề tài. Và đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để có thể giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn này. Trân trọng. Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Liêm
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Số thứ tự Viết tắt Diễn giải 1 TNCN Thu nhập cá nhân 2 NXB Nhà xuất bản 3 HKD Hộ kinh doanh 4 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
  6. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh có thu nhập trang 57 sản xuất, kinh doanh qua các năm năm 2014, 2015, 2016. Biểu đồ 2. Tổng thu nhập từ thuế thu nhập cá nhân qua các năm trang 58 2014, 2015, 2016. Biểu đồ 3. Mức doanh thu mà cơ quan thuế khoán cho cá nhân trang 61 kinh doanh và hộ kinh doanh. Biểu đồ 4. Cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh có người phụ trang 65 thuộc
  7. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọ đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 3 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng 6 7. Bố cục luận văn 6 CHƯƠNG 1 7 THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI 7 CÁ NHÂN KINH DOANH VÀ HỘ KINH DOANH 7 1.1 Khái quát về thuế thu nhập cá nhân 7 1.1.1. Khái niệm, nguồn gốc của thuế thu nhập cá nhân. 7 1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân 9 1.1.3. Vai trò thuế thu nhập cá nhân 12 1.1.3.1. Thuế thu nhập cá nhân là một công cụ đảm bảo nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước. 12 1.1.3.2. Thuế thu nhập cá nhân là một công cụ phân phối thu nhập đảm bảo công bằng xã hội 14 1.1.3.3. Thuế thu nhập cá nhân góp phần tích cực vào mạng lưới bảo hiểm 15
  8. 1.1.3.4. Thuế thu nhập cá nhân góp phần khắc phục tích lũy thoái của các sắc thuế gián thu 15 1.1.3.5. Thuế thu nhập cá nhân góp phần quản lý thu nhập ngầm và góp phần phòng chống tội phạm 15 1.1.4. Nội dung cơ bản thuế thu nhập cá nhân 16 1.1.4.1. Đối tượng chịu thuế 16 1.1.4.2. Đối tượng nộp thuế 18 1.1.4.3. Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân 18 1.1.4.4. Quản lý thuế thu nhập cá nhân 19 1.2 Thuế thu nhập cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh 23 1.2.1. Khái quát về cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh 23 1.2.1.1 Khái niệm về cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh 23 1.2.2. Đặc trưng của thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh 28 1.2.3. Tầm quan trọng của thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh. 29 1.2.4. Lược sử phát triển đối với thuế thu nhập cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh 30 1.2.4.1. Trước khi có Luật thuế thu nhập cá nhân 30 1.2.4.2. Sau khi có Luật thuế thu nhập cá nhân 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34 CHƯƠNG 2 35 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 35 ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH VÀ HỘ KINH DOANH 35 2.1. Người nộp thuế 35 2.2. Thu nhập chịu thuế, thu nhập miễn giảm thuế 37 2.2.1. Thu nhập chịu thuế 37 2.2.2. Đối với thu nhập miễn thuế 38 2.3. Nguyên tắc áp dụng 40
  9. 2.3.1. Đối với các nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. 40 2.3.2. Đối với các nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh 41 2.3.3. Đối với các nhân cho thuê tài sản 41 2.3.4. Đối với cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp. 42 2.4. Căn cứ tính thuế 43 2.4.1. Doanh thu tính thuế 43 2.4.2. Thuế suất 46 2.5. Quản lý thuế thu nhập cá nhân 46 2.5.1. Đăng ký, kê khai thuế 46 2.5.2. Nộp thuế, quyết toán thuế 51 2.5.3. Xác định doanh thu và mức thuế khoán đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán. 52 2.5.4. Ủy nhiệm thu thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán. 53 2.5.5. Công khai thông tin cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 54 2.5.6. Một số nội dung khác về công tác quản lý thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán 56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 59 CHƯƠNG 3 60 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THUẾ 60 THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH 60 VÀ HỘ KINH DOANH VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 60 3.1 Đánh giá quy định pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh. 60 3.1.1. Một số ý kiến đánh giá quy định pháp luật với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh. 61 3.1.1.1. Kê khai thuế 69 3.1.1.2. Về quyết toán thuế 70
  10. 3.1.1.3. Về nộp thuế 70 3.1.1.4. Xác định doanh thu tính thuế đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh nộp thuế khoán 71 3.1.1.5. Công khai thông tin thuế khoán 72 3.1.2. Thực trạng áp dụng Luật pháp về thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh 74 3.1.2.1. Trước khi có Luật sửa đổi, bổ sung một sô Điều của các Luật về thuế năm 2014 74 3.1.2.2. Sau khi có Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế năm 2014. 78 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh 89 3.2.1. Một số kiến nghị về mặt quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh 89 3.2.2. Một số kiến nghị về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh. 91 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 96 KẾT LUẬN CHUNG 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọ đề tài Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) là một trong những loại thuế đã xuất hiện cách nay hàng trăm năm và hiện nay đã trở thành một trong những loại thuế rất quan trọng đối với sự phát triển của các Quốc gia, đó là một trong những nguồn thu quan trọng đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Với vai trò quan trọng đó, trong quá trình phát triển của đất nước, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Năm 2007, Quốc hội ban hành Luật thuế TNCN là cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, tạo hành lang pháp lý và hoàn thiện hệ thống thuế thu nhập ở Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Với vai trò quan trọng đó, để toàn diện hơn Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 bằng Luật số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012. Đáng chú ý, là phạm vi điều chỉnh của Luật thuế TNCN đã bao gồm cả cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh có thu nhập từ kinh doanh, trong khi trước đây những đối tượng này chịu sự điều chỉnh của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, sự ra đời của Luật thuế TNCN đã đảm bảo công bằng hơn giữa cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh có thu nhập từ kinh doanh với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công. Tuy nhiên, khi áp dụng những quy định của luật này thì không tránh khỏi những bất cập như: thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh đang áp dụng quy trình tính thuế phức tạp. Trường hợp cá nhân kinh doanh chưa thực hiện được chế độ kế toán, không xác định được thu nhập chịu thuế thì cơ quan thuế ấn định thu nhập, sau đó lại xác định thu nhập tính thuế trên cơ sở trừ gia cảnh để áp dụng biểu thuế lũy tiến. Trên thực tế đa số cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán nên phải thực hiện ấn định thu nhập chịu thuế. Ngoài ra, công tác quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh cũng rất phức tạp, tiêu tốn nhân lực nhưng không hiệu quả. Theo bản thuyết minh chi tiết dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều tại các Luật về thuế ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ, tổng số thu từ nhóm cá nhân kinh doanh và hộ kinh
  12. 2 doanh chỉ chiếm khoảng 2% tổng thu (trừ dầu) nhưng tổng số nhân lực ngành thuế để quản lý đối tượng này lên đến 60%. Mặc dù ngành thuế đã thực hiện việc công khai thông tin hộ khoán trước và sau khi ấn định thuế. Tuy nhiên, do chính sách thuế phức tạp nên cá nhân cũng không thể tự biết được việc tính thuế như thế nào để xác định số thuế mình phải nộp. Việc công khai minh bạch về chính sách thuế đối với cá nhân kinh doanh cũng không đạt hiệu quả. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và giảm gánh nặng quản lý đối với cơ quan thuế, ngày 26 tháng 11 năm 2014, Quốc hội đã ban hành Luật số 71/2014/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế. Theo đó, sửa đổi quy định về phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh theo hướng đơn giản để cá nhân có thể tự khai, tự nộp. Đồng thời, bổ sung nguyên tắc thu thuế đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh, quy định mức thuế khoán chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề, sản xuất kinh doanh. Do đó, đây chính là quy định mới so với trước đây nên câu hỏi đặt ra là việc áp dụng quy định mới này đạt được hiệu quả như thế nào ? Mức thuế có hợp lý không ? Việc áp dụng quy định mới có đảm bảo công bằng so với trước đây không ? Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó trong công tác áp dụng Luật thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh có thu nhập từ hoạt động kinh doanh, sản xuất vào thực tiễn người viết đã chọn đề tài “Pháp luật về Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh” làm luận văn Thạc sỹ Luật học của mình. Với mong muốn thông qua phân tích, đánh giá của mình về những quy định của Luật thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh có thu nhập từ kinh doanh để từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về thuế TNCN để áp dụng một cách có hiệu quả hơn. Từ đó hạn chế những bất cập trong việc triển khai thực hiện Luật thuế TNCN, đặc biệt là tình trạng thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước và giúp cho công tác quản lý thuế dễ dàng, thuận lợi hơn. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho những cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  13. 3 2. Tình hình nghiên cứu Qua tìm hiểu, thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh là một vấn đề khá mới chưa có nhiều công trình nghiên cứu toàn diện về thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như: - Đề tài: “Pháp luật về thu nhập chịu thuế trong thuế thu nhập cá nhân: Thực trạng và định hướng hoàn thiện” Luận văn thạc sỹ Luật học, của tác giả Nguyễn Đăng Bình, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. - Đề tài: “Thực tiễn thi hành pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và định hướng hoàn thiện” Luận văn thạc sỹ Luật học, của tác giả La Thị Tuyết Anh, Hà Nội năm 2011. - Đề tài: “Pháp luật Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” Luận văn thạc sỹ Luật học, của tác giả Tạ Minh Hảo, Hà Nội năm 2013. - Đề tài: “Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh tiền lương, tiền công và thực tiễn áp dụng trên một số địa bàn của Thành phố Cần Thơ và tỉnh Tiền Giang” Luận văn thạc sỹ Luật học, của tác giả Nguyễn Thị Huỳnh Như, Cần Thơ năm 2014. - Đề tài: “Một số vấn đề pháp lý về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” Luận văn thạc sỹ Luật học, của tác giả Hồ Thị Hải, Hà Nội năm 2014. - Đề tài nguyên cứu khoa học: “Bảo đảm quyền con người trong Luật thuế thu nhập cá nhân”, Đề tài nghiên cứu khoa học, của tác giả Trần Minh Hiệp, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2012. Nhìn chung, các công trình trên đều có đề cập ở mức độ nhất định về thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh cũng như phân tích những quy định pháp luật về thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và
  14. 4 sâu sắc về thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh dưới góc độ luật học. Bên cạnh đó, các bài báo cáo khoa học rất ít viết về vấn đề này, chỉ tập trung đề cập đến những vấn đề chung của TNCN như: “Bản chất thuế thu nhập cá nhân”, Trần Đình Thiên, Vũ Thành Tự Anh, nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội số 12, năm 2006; “Thuế thu nhập cá nhân nên thu như thế nào?”, Lê Nết, nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội số 7, năm 2007; “Thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay và phương hướng hoàn thiện”, Trần Vũ Hải, Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội số 10, năm 2007; “Luật thuế thu nhập cá nhân: Những bất cập và hướng hoàn thiện” Lê Thị Thu Thủy, nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội số 19, năm 2012; “Cơ sở xác định thu nhập thuế trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân dưới góc độ công bằng”, Trần Minh Đức, Nhà nước và Pháp luật, viện Nhà nước và Pháp luật số 2, năm 2012; “Bảo đảm công bằng trong thuế thu nhập cá nhân”, Trần Minh Đức, nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội số 6 năm 2012; “Vấn đề kiểm soát thu nhập pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam”, Nguyễn Hải Ninh, Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội số 3, năm 2015. Từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật năm 2014 có hiệu lực thì vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập cụ thể đến thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh trong pháp luật thuế TNCN, mặc dù vấn đề này còn chứa đựng nhiều vấn đề cần bàn luận về lý luận và thực tiễn. Hy vọng rằng, đây sẽ là đề tài nghiên cứu tổng quát về thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh thông qua việc phân tích đánh giá các quy định và tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật trong thực tiễn hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích là phân tích, đánh giá và tổng hợp các quy định của pháp luật nhằm làm rõ những vấn đề lý luận; nêu lên thực trạng và kết quả thực hiện thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh. Thông qua việc nghiên cứu đó, luận văn sẽ làm rõ những điểm tiến bộ so với những quy định trước đây, đồng thời cho thấy được ưu, nhược điểm đang tồn tại trong các văn bản
  15. 5 quy phạm pháp luật hiện hành. Để từ đó, tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh. Mục đích cụ thể của tác giả khi thực hiện đề tài này là: - Tổng hợp, hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận, quy định pháp luật về thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh. - Làm rõ tình hình và kết quả thực hiện thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh trong những năm vừa qua. Song song đó, tác giả phân tích và đánh giá quy định của Pháp luật thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định Pháp luật thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh. 4. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện khách quan về thời gian và để nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu trên phạm vi nghiên cứu. Đề tài chỉ tập trung phân tích, đánh giá những quy định của Pháp luật thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh, và thực trạng áp dụng Pháp luật thuế TNCN từ năm 2013 đến năm 2017 (sau khi Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012). Ngoài ra, tác giả còn tiến hành khảo sát một số địa bàn tỉnh Cà Mau. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: - Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quán triệt quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. - Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát các tài liệu như: văn bản pháp luật, sách báo, tạp chí, các trang mạng và các công trình nghiên cứu khác có các vấn đề liên quan đến mục đích nghiên cứu của đề tài. Từ đó,
  16. 6 tác giả có thể xây dựng các cơ sở lý thuyết và để có thể đưa ra các so sánh, phân tích phục vụ cho đề tài. - Tác giả sử dụng phương pháp xử lý câu hỏi, tổng hợp, phân tích, đánh giá, thống kê, lưu trữ số liệu thực tế, bảng số liệu, biểu đồ để kết quả khảo sát phản ánh đúng thực tế khách quan. - Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng một số phương pháp cơ bản khác như: phương pháp bình luận những quy định pháp luật, phương pháp so sánh, đối chiếu những văn bản trước đây với văn bản hiện hành để rút ra những hạn chế, những bài học kinh nghiệm. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng Đề tài có sự kết hợp với việc phân tích quy định pháp luật hiện hành về thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh và những hạn chế của thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh để đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn những quy định thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh góp phần thu ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, tác giả hy vọng nội dung được trình bày trong đề tài này sẽ là tài liệu hữu ích cho những ai quan tâm đến vấn đề của đề tài. Ngoài ra, đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu thuế TNCN, đặc biệt là thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Lý luận về thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh. Chương 2. Quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh. Chương 3. Đánh giá thực trạng pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh và kiến nghị hoàn thiện.
  17. 7 CHƯƠNG 1 THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH VÀ HỘ KINH DOANH 1.1 Khái quát về thuế thu nhập cá nhân 1.1.1. Khái niệm, nguồn gốc của thuế thu nhập cá nhân. Thuế là một khoản nộp bắt buộc vào ngân sách Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước1. Thông thường hệ thống thuế của một quốc gia có cấu trúc bởi ba nhóm thuế, bao gồm: thuế đánh trên thu nhập, thuế đánh trên tài sản và thuế đánh trên hành vi người tiêu dùng2, dựa trên đó mà các sắc thuế được thiết lập. Thuế đánh trên tài sản như: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế đánh vào người tiêu dùng thường được sử dụng là thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt Đối với thuế thu nhập, hiện nay hầu hết các nước trên thế giới người sử dụng hai sắc thuế là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Các sắc thuế này thường phức tạp và khó thu nhưng nó được xem là sắc thuế bình đẳng bởi nó góp phần điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trên cơ sở xem xét đến hoàn cảnh cụ thể của người nộp thuế. Chính vì vậy, thuế TNCN là một loại thuế trực thu, thu vào thu nhập của cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định3. Hay nói cách khác, thuế TNCN là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách Nhà nước. Thuế TNCN ra đời rất sớm, lần đầu tiên thuế TNCN được áp dụng tại Hà Lan vào năm 1797, nước Anh áp dụng vào năm 1799, nước Pháp áp dụng vào năm 1808, nước Mỹ áp dụng thuế TNCN từ năm 1864. Tại các nước Châu Á: Nhật Bản áp dụng thuế TNCN vào cuối thuế kỉ XIX, Thái Lan áp dụng vào năm 1939, Phi- lip-pin áp dụng vào năm 1945, Hàn Quốc năm 1948, In-đô-nê-si-a áp dụng vào năm 1949, Trung Quốc năm 1984, các nước Đông Âu mới áp dụng như: Ru-ma-ni vào năm 1990, Nga năm 1991, Ba Lan năm 19924. Tại các quốc gia phát triển, thuế 1 Lê Thị Nguyệt Châu (2009), Giáo Trình Luật tài chính 2 (thuế), NXB Đại học Cần Thơ, trang 9, trang 11. 2 Lê Thị Nguyệt Châu (2009), Giáo Trình Luật tài chính 2 (thuế), NXB Đại học Cần Thơ, trang 9, trang 11. 3 Lê Quang Cường, Nguyễn Kim Quyến (2013), Giáo trình thuế I, NXB Kinh tế TPHCM, trang 205. 4 Lê Quang Cường, Nguyễn Kim Quyến (2013), Giáo trình thuế I, NXB Kinh tế TPHCM, trang 205.
  18. 8 TNCN đóng góp một nguồn thu khổng lồ vào ngân sách Nhà nước. Ví dụ: Ở nước Mỹ, Nhật, Canada, Úc, thuế TNCN chiếm 50% nguồn thu ngân sách Nhà nước từ thuế. Ở các nước đang phát triển như Thái Lan, Malaixia, Phi-lip-pin chiếm từ 15% đến 30% nguồn thu ngân sách Nhà nước từ thuế5. Hiện nay trên giới có hai phương pháp đánh thuế TNCN: có nước tính thuế vào từng khoản thu nhập thực tế của mỗi cá nhân, có nước tính thuế trên tổng thu nhập của cả hộ gia đình: - Cách thứ nhất được áp dụng phổ biến ở các nước Anh, Nhật, Thụy Điển, các nước Châu Phi, Liên Xô, Hunggari, Tiệp Khắc Ưu điểm của cách này là đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước, nhược điểm là chưa đảm bảo yêu cầu cần phân phối lại thu nhập quốc dân qua thuế sao cho có hiệu quả và đáp ứng được sự công bằng xã hội và nhất là đối với những cá nhân có nhiều phụ thuộc. - Cách thứ hai áp dụng ở các nước Pháp, Hà Lan các chuyên gia cho rằng cách này công bằng hơn về mặt đạo đức xã hội nhưng không kịp thời vì mỗi gia đình đều có ít nhất 2 người trở lên. Đã có nhiều người thì sẽ có nhiều khoản thu nhập khác nhau, do đó phải mở sổ sách kế toán, theo dõi từng nguồn thu nhập và phải đối chiếu với nơi phát sinh thu nhập, vì có nhiều phức tạp nên rất ít quốc gia áp dụng cách thứ hai6. - Ở Việt Nam, trước năm 1975 ở miền Nam thì chính quyền Sài Gòn đã áp dụng thuế TNCN nhưng với tên gọi là Thuế lợi tức lương bổng được ban hành vào năm 1962 và sau đó được cải cách vào năm 1972. Năm 1990, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Để cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã có 6 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm: lần thứ nhất vào năm 1992, lần thứ 2 vào năm 1994, lần thứ ba vào năm 1997, 5 Nguyễn Thị Mỹ Linh (2009), Thuế Thực Hành, Nxb Thống kê, trang 262 6 Trang công ty Luật Minh Khuê, Kiến thức cơ bản về thuế thu nhập cá nhân, [Truy cập ngày 15/3//2017].
  19. 9 lần thứ tư vào năm 1999, lần thứ năm vào năm 2001 và lần thứ sáu là Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung số 14/2004/PL-UBTVQH11 ban hành năm 2004. Do Pháp luật thuế TNCN của Việt Nam với tên gọi là Thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao nên phạm vi điều chỉnh hẹp và còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, cùng với quá trình hội nhập quốc tế hiện nay vấn đề đặt ra hành lang pháp lý chặt chẽ cũng như các biện pháp chế tài đủ mạnh và có tính thuyết phục để thuế TNCN được thực thi một cách có hiệu lực và hiệu quả. Với tính cấp thiết đó, Quốc hội đã thông qua Luật số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 và được sửa đổi bằng Luật số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012 đã điều chỉnh phù hợp hơn với các loại thuế thu nhập mà cá nhân có được, không phân biệt mức độ cao, thấp như trước. 1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân Chính vì thuế TNCN là một loại thuế trực thu, thu vào thu nhập của cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định nên có những đặc điểm sau: Thứ nhất, thuế TNCN là một loại thuế trực thu nên luôn tạo cảm giác gánh nặng thuế cho người chịu thuế, hay nói theo một cách khác, người nộp thuế không thể chuyển giao gánh nặng thuế cho người khác7. Tính trực thu của thuế TNCN còn thể hiện ở chỗ, người nộp thuế cũng đồng thời là người chịu thuế, tức là Nhà nước sẽ trực tiếp đánh thuế vào thu nhập phát sinh của đối tượng nộp thuế, theo đó đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ tự kê khai và nộp thuế. Bên cạnh đó, thuế TNCN với tính trực thu thường đụng chạm trực tiếp đến lợi ích của người nộp thuế bởi tính nhạy cảm và dễ gây ra phản ứng trong xã hội vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập bản thân, tình hình tài chính cũng như cuộc sống của gia đình của bản thân người nộp thuế. Vì vậy, việc điều tiết một phần TNCN không đơn giản, hơn nữa thuế TNCN được xem là một loại thuế khá phức tạp. Do đó, Nhà nước phải xác định mức thu hợp lý, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp thuế. 7 Lê Quang Cường, Nguyễn Kim Quyến (2013), Giáo trình thuế I, NXB Kinh tế TPHCM, trang 205.
  20. 10 Thứ hai, thuế TNCN có phạm vi đánh thuế rất rộng từ đối tượng chịu thuế đến người nộp thuế8. Cụ thể: Đối tượng chịu thuế bao gồm toàn bộ các khoản TNCN không phân biệt thu nhập có nguồn gốc phát sinh trong nước hay ngoài nước. Đối tượng nộp thuế bao gồm tất cả các công dân của nước sở tại và những người nước ngoài cư trú thường xuyên hoặc không thường xuyên tại nước sở tại. Việc xác định đối tượng nộp thuế TNCN phụ thuộc vào phương pháp đánh thuế mà mỗi quốc gia áp dụng. Hiện nay, trên thế giới có hai phương thức đánh thuế TNCN phổ biến, đó là phương thức đánh thuế dựa trên tiêu chí “nơi cư trú” và “địa điểm phát sinh thu nhập”9. Theo phương thức đánh thuế trên cơ sở “địa điểm phát sinh thu nhập”, đối tượng nộp thuế TNCN là mọi cá nhân có thu nhập chịu thuế phát sinh trên lãnh thổ của một quốc gia. Theo đó, cá nhân chỉ nộp thuế TNCN đối với khoản thu nhập chịu thuế phát sinh tại nước sở tại, còn đối với những khoản thu nhập phát sinh ở nước ngoài thì không phải nộp thuế. Cách điều tiết thuế theo phương thức này thì không được phổ biến, nhưng nó lại tạo được sự hấp dẫn về thuế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, phương thức đánh thuế này chỉ thích hợp với những nước có nhiều nước ngoài đến làm việc và đầu tư, còn công dân nước có ít người làm việc hoặc đầu tư ở nước ngoài. Điển hình như Hồng Kông đây là nơi mà có số lượng khá lớn người nước ngoài đến làm việc và đầu tư10. Tuy cùng căn cứ vào tiêu chí “nơi cư trú” để đánh thuế nhưng mỗi quốc gia có định nghĩa khác nhau về khái niệm thế nào là một đối tượng cư trú tại một nước trong Luật thuế TNCN của nước mình. Nhiều nước quy định cá nhân cư trú là người định cư ở nước đó hoặc là những người không sống thường xuyên nhưng có tổng số ngày cư trú là người định cư ở nước đó vượt qua 183 ngày trong một năm 8 Lê Quang Cường, Nguyễn Kim Quyến (2013), Giáo trình thuế I, NXB Kinh tế TPHCM, trang 205. 9 Lê Nết (2007), “Thuế thu nhập cá nhân nên thu như thế nào?”, tạp chí nghiên cứu lập pháp, (07), trang 19. 10 Lê Văn Ái, Đỗ Đức Minh (2002), Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới và định hướng vận dụng ở Việt Nam, NXB Tài Chính, trang 28.
  21. 11 tính thuế (có thể là năm dương lịch hoặc là năm tài chính) hoặc trong khoản thời gian 12 tháng liên tục11. Phương thức đánh thuế dựa vào “nơi cư trú” lại được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên trên thế giới. Theo phương thức này, các cá nhân cư trú ở một nước phải nộp thuế tại nước sở tại đối với thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ quốc gia đó, cá nhân không cư trú chỉ bị đánh thuế đối với phần thu nhập phát sinh tại nước đó. Như vậy, cá nhân là đối tượng cư trú hay không cư trú nhưng có phát sinh thu nhập chịu thuế trong năm hoặc kỳ tính thuế đều là đối tượng phải nộp thuế TNCN. Ngoài ra, một số quốc gia lại có quy định một cách cụ thể hơn và có điểm khác biệt với định nghĩa nêu trên. Ví dụ: Luật thuế TNCN của Mỹ quy định cá nhân cư trú là: công dân Mỹ và những người sinh sống ở Mỹ tối thiểu là 330 ngày đêm12. Tuy theo điều kiện kinh tế xã hội, chính sách và trình độ quản lý của mỗi quốc gia mà có thể lựa chọn nguyên tắc đánh thuế phù hợp. Ở Việt Nam, pháp Luật thuế TNCN từ khi ban hành đến nay vẫn áp dụng đồng thời hai tiêu chí khi xác định đối tượng nộp thuế nhưng Luật thuế TNCN đã được điều chỉnh theo hướng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế khi quy định đối tượng nộp thuế dựa vào tiêu chí “nơi cư trú”13. Thứ ba, thuế TNCN thường điều tiết theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần, thực hiện vai trò điều tiết công bằng thu nhập giữa các tầng lớp dân cư14. Việc điều tiết này thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với khả năng chi trả thuế. Do đó, thuế suất thường được thiết kế theo biểu thuế lũy tiến15. Khi đánh thuế TNCN, Nhà nước cần nghiên cứu kỹ lưỡng hoàn cảnh, nhân thân, tình trạng thu nhập chung của người nộp cần đảm bảo mức độ thuế từ những thu nhập ngang bằng nhau là như nhau, với 11 Lê Văn Ái, Đỗ Đức Minh (2002), Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới và định hướng vận dụng ở Việt Nam, NXB Tài Chính, trang 100. 12 Tập thể tác giả (2008), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, NXB Tư pháp, trang 183. 13 Trần Vũ Hải (2007), “Thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, (10), trang 21. 14 Lê Quang Cường, Nguyễn Kim Quyến (2013), Giáo trình thuế I, NXB Kinh tế HCM, trang 206. 15 Thuế suất lũy tiến là hình thức, theo đó thuế suất quy định theo tỷ lệ % và tăng dần theo dự gia tăng của cơ sở thuế. Thuế suất lũy tiến bao gồm lũy tiến từng phần và toàn phần. Lê Quang Cường, Nguyễn Kim Quyến (2013), Giáo trình thuế I, NXB Kinh tế HCM, trang 2006.
  22. 12 những phần thu nhập cao hơn mới bị điều tiết thuế mạnh hơn và chỉ động viên sự đóng góp nhẹ của những người có thu nhập thấp, kiểu điều tiết thỏa mãn yêu cầu này chỉ có thể là điều tiết theo phương pháp thuế lũy tiến từng phần. Việc tính toán và kiểm tra thuế suất lũy tiến từng phần tuy khá phức tạp nhưng loại thuế suất này được đánh giá công bằng hơn so với thuế suất lũy tiến toàn phần, không gây ra mâu thuẫn vì nó đảm bảo số thuế phải nộp tăng lên một cách lũy tiến theo mức thu nhập tăng lên mà không đột biến cùng tốc độ tăng của cơ sở thuế. Thêm vào đó, thuế suất lũy tiến từng phần còn được coi là phương pháp hiệu quả nhất để đánh thuế theo khả năng của đối tượng nộp thuế. Do vậy, đây là loại thuế suất đảm bảo tính công bằng khá cao và có tác dụng lớn trong việc điều tiết thu nhập. Chính vì vậy, phần lớn các quốc gia (Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc ) đều áp dụng thuế suất lũy tiến từng phần để điều tiết thuế TNCN. Ở Việt Nam cũng áp dụng biểu thuế suất lũy tiến từng phần như thế, biểu thuế suất lũy tiến từng phần ở nước ta được thiết kế với mức thuế suất cao nhất là 35% và được chia làm bảy bậc16. 1.1.3. Vai trò thuế thu nhập cá nhân Thuế TNCN là một bộ phận của hệ thống, nó vừa mang vai trò chủ yếu của thuế nói chung, vừa mang vai trò đặc trưng mà các sắc thuế khác không có. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, thuế TNCN ngày càng khẳng định vị thế của mình thông qua vai trò ngày càng to lớn của nó. 1.1.3.1. Thuế thu nhập cá nhân là một công cụ đảm bảo nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Trước tiên xuất phát từ đặc trưng của thuế TNCN là có phạm vi đánh thuế rộng, nên khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách rất lớn. Ở nhiều nước phát triển, thuế TNCN rất quen thuộc với người dân do đại bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động, mặt bằng thu nhập bình quân đầu người cao, ý thức nghĩa vụ thuế TNCN cao, hệ thống quản lý Nhà nước khá chặt chẽ nên thuế thu nhập đang chiếm tỷ trọng khá 16 Xem điều 22, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2012.