Luận văn Pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_phap_luat_ve_thanh_lap_va_hoat_dong_cua_cong_ty_cho.pdf
Nội dung text: Luận văn Pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HUỲNH NGỌC NGHIÊM PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
- HÀ NỘI - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HUỲNH NGỌC NGHIÊM PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế
- Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Thu Thủy HÀ NỘI - 2011 MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CHO THUÊ TÀI 6 CHÍNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 1.1. Khái niệm công ty cho thuê tài chính 6 1.2. Vai trò của công ty cho thuê tài chính 9 1.3. Khái niệm, nội dung pháp luật về thành lập và hoạt động 10 của công ty cho thuê tài chính 1.4. Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt 11 động của công ty cho thuê tài chính 1.4.1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập công ty cho thuê tài chính 12 1.4.2. Trình tự, thủ tục thành lập công ty cho thuê tài chính 18 1.4.2.1. Lập hồ sơ xin cấp phép thành lập công ty cho thuê tài chính 18 1.4.2.2. Ký quyết định thành lập 21 1.4.2.3. Đăng ký kinh doanh và công bố thông tin hoạt động 22 1.4.2.4. Điều kiện hoạt động của công ty cho thuê tài chính 24 1
- 1.5. Nguyên tắc hoạt động của công ty cho thuê tài chính 25 1.5.1. Nguyên tắc đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro tín dụng 25 1.5.2. Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích 26 1.5.3. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của khách hàng, hợp tác và 27 cạnh tranh 1.6. Các loại hình hoạt động của công ty cho thuê tài chính 28 1.6.1. Hoạt động cho thuê tài chính 28 1.6.1.1. Khái niệm cho thuê tài chính 28 1.6.1.2. Đặc trưng của cho thuê tài chính và sự khác biệt giữa cho 31 thuê tài chính với hoạt động cho vay của ngân hàng và cho thuê vận hành 1.6.1.3. Hợp đồng cho thuê tài chính 33 1.6.2. Hoạt động huy động vốn 41 1.6.3. Hoạt động khác 42 Chương 2: THỰC TIỄN VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA 45 CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH 2.1. Thực tiễn về thành lập công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam 45 2.1.1. Điều kiện cấp phép thành lập công ty cho thuê tài chính 48 2.1.2. Trình tự, thủ tục thành lập công ty cho thuê tài chính 52 2.1.2.1. Lập hồ sơ xin cấp phép thành lập công ty cho thuê tài chính 52 2.1.2.3. Đăng ký kinh doanh và công bố thông tin hoạt động 54 2.2. Thực tiễn về hoạt động của công ty cho thuê tài chính 56 2.2.1. Hoạt động cho thuê tài chính 56 2
- 2.2.1.1. Chủ thể tham gia hoạt động cho thuê tài chính 56 2.2.1.2. Hợp đồng cho thuê tài chính 63 2.2.1.3. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động cho thuê tài chính 71 2.2.2. Hoạt động huy động vốn 80 2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thành lập và 86 hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam 2.3.1. Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp phép thành lập và hoạt động 87 của công ty cho thuê tài chính 2.3.2. Hoạt động của công ty cho thuê tài chính 90 2.3.2.1. Về hoạt động cho thuê tài chính 90 2.3.2.2. Về hoạt động huy động vốn 92 2.3.3. Các kiến nghị khác 94 KẾT LUẬN 98 DANH MUC̣ TÀ I LIÊỤ THAM KHẢ O 99 3
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTTC : Cho thuê tài chính DN : Doanh nghiệp ĐKDN : Đăng ký doanh nghiệp ĐKKD : Đăng ký kinh doanh HĐQT : Hội đồng quản trị HĐTV : Hội đồng thành viên NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại TAND : Tòa án nhân dân TCTD : Tổ chức tín dụng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn 4
- Danh môc c¸c b¶ng Sè hiÖu Tªn b¶ng Trang b¶ng 1.1 Thống kê tiêu chuẩn giao dịch cho thuê tài chính của các 31 quốc gia trên thế giới 2.1 Dư nợ CTTC tài chính từ năm 2007 đến tháng 06 năm 2010 81 2.2 Tình hình huy động vốn và dư nợ trong năm 2009 và 06 82 tháng đầu năm 2010 Danh môc c¸c s¬ ®å Sè hiÖu Tªn s¬ ®å Trang s¬ ®å 1.1 Tiêu chuẩn phân loại giao dịch cho thuê 30 5
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặt ra là tập trung vào việc "tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa" [6]. Để thực hiện mục tiêu đó, chúng ta cần có một khối lượng nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của đất nước. Cho thuê tài chính (CTTC) là một trong những "kênh" dẫn vốn quan trọng để đáp ứng nguồn vốn cho đầu tư và sự phát triển đó. CTTC là một loại hoạt động tín dụng hữu hiệu, bổ sung cho các loại hình tín dụng khác, góp phần đa dạng hóa các phương thức tài trợ vốn cho các DN, hợp tác xã, giúp cho các nguồn vốn luân chuyển một cách dễ dàng và an toàn cao, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính. Trên thế giới, hoạt động CTTC diễn ra rất sôi động, phát triển mạnh nhất là ở các nước phát triển, trong đó có Hoa Kỳ từ những năm 20 của thế kỷ XX, trở thành "kênh" dẫn vốn có hiệu quả cho nền kinh tế. Ở Việt Nam, chính thức từ năm 1995, hoạt động CTTC xuất hiện, khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng phát triển còn chậm, chưa tương xứng tiềm năng, chưa thật sự cuốn hút các doanh nghiệp (DN) tham gia thị trường, thậm chí có một số DN tham gia hoạt động này đi vào "ngõ cụt", không đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của đất nước. Điều này có nguyên nhân từ nhiều lý do khác nhau mà trong đó có hệ thống pháp luật điều chỉnh các công ty CTTC còn có sự thiếu đồng bộ, chưa phù hợp. Hoạt động CTTC được xem là một "kênh" tài trợ vốn có hiệu quả nhưng đến nay hoạt động này ở Việt Nam mới chỉ được điều chỉnh bởi Nghị 6
- định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ "về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính" và đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 và Nghị định số 95/2008/NĐ-CP ngày 25/8/2008 của Chính phủ. Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng đề cập nhưng với tư cách là một hình thức cấp tín dụng của TCTD và quy định rất chung chung về hoạt động cho thuê tài chính. Ngoài ra, còn có một số Thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh về hoạt động CTTC như Thông tư số 06/2005/TT-NHNN ngày 12/10/2005 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Thông tư số 08/2006/TT-NHNN ngày 12/10/2006 của NHNN Nhà nước Việt Nam, Có thể nói, văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp về công ty CTTC có giá trị pháp lý không cao, đồng thời những quy định trong các văn bản pháp luật về công ty CTTC vẫn chưa thật sự linh hoạt, phù hợp với thực tiễn kinh doanh như quy định về trình tự, thủ tục thành lập công ty, quy trình, nghiệp vụ CTTC, quyền của công ty CTTC, tài sản cho thuê, chính sách thuế, huy động vốn, xử lý tranh chấp phát sinh từ hoạt động CTTC, Những bất cập, vướng mắc này đặt ra yêu cầu phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về công ty CTTC, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, an toàn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp hoạt động của các công ty CTTC diễn ra an toàn, hiệu quả cao. Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động CTTC, trong đó có việc hoàn thiện pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty CTTC là một yêu cầu cấp thiết để góp phần giải quyết những khó khăn về vốn, thúc đẩy nhanh sự tiến bộ khoa học và công nghệ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự thành lập và phát triển hoạt động công ty CTTC là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Xuất phát từ những đòi hỏi của lý luận và thực tiễn, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu "Pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế. 7
- 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việt Nam đã có một số công trình khoa học, bài viết nghiên cứu, tìm hiểu cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động CTTC như: Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Doãn Hồng Nhung (2006) về "Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam", Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Lê Hoàng Oanh (1998) về "Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động thuê mua tài chính ở Việt Nam", Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Lê Thị Thảo (2002) về "Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam", Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Đinh Bá Tuấn (2006) về "Pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam", Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Tống Thiện Phước (2006) về "Giải pháp phát triển thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam trong quá trình hội nhập tài chính, tiền tệ quốc tế", Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Bùi Hồng Đới (2003) về "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam"; cùng một số bài viết như: "Về quy định đăng ký tài sản cho thuê tài chính" của tác giả Nguyễn Hữu Thanh, "Cho thuê tài chính ở Việt Nam tại sao chưa phát triển" của tác giả Hoàng Quý Vương - Phạm Tuấn Long (1999), "Rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính" của tác giả Hoàng Ngọc Tiến (2004), "Pháp luật về cho thuê tài chính - một số vấn đề cần hoàn thiện" của ThS. Trần Vũ Hải, Tuy nhiên, các công trình và bài viết đó chưa đi sâu phân tích một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về công ty CTTC, nhất là các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thành lập và hoạt động. Thực tế, trong thời gian qua, chúng ta đã có công trình khoa học nghiên cứu pháp luật về công ty CTTC như luận văn thạc sĩ Luật học với đề tài "Pháp luật về công ty cho thuê tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng" của tác giả Đinh Tiểu Khuê. Nhưng công trình này hoàn thành năm 2003 và chỉ để cập đến các công ty CTTC trực thuộc các tổ chức tín dụng chứ không phải tất cả các công ty CTTC. Bên cạnh đó, từ năm 2003 đó đến nay, pháp luật về công ty CTTC đã có những thay đổi quan trọng và những yêu cầu của thực 8
- tiễn cũng đã có sự thay đổi. Do đó, vấn đề này vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Việc hoàn thiện pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty CTTC là một yêu cầu cấp thiết, góp phần hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính, phát triển "kênh" dẫn vốn rất quan trọng và có ý to nghĩa lớn. Mục đích của luận văn là tìm hiểu thực trạng pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty CTTC ở Việt Nam và đề ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty CTTC, góp phần hoàn thiện khung pháp luật về hoạt động CTTC ở Việt Nam. - Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích đó, tác giả luận văn thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản: + Nghiên cứu một cách có hệ thống những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về công ty CTTC. + Quy định pháp luật của một số quốc gia có hoạt động CTTC phát triển. + Nghiên cứu thực tiễn thành lập và hoạt động của công ty CTTC ở Việt Nam (đặc biệt hoạt động CTTC và huy động vốn), nêu ra những bất cập của pháp luật Việt Nam về vấn đề này và đề xuất các định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về công ty CTTC ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu một số quy định của pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty CTTC. Đây là những quy định chủ yếu điều chỉnh các vấn đề liên quan đến công ty CTTC như: trình tự, thủ tục thành lập và hoạt động kinh doanh (chủ yếu là hoạt động CTTC và huy động vốn) của các công ty CTTC. 9
- 5. Phương phá p nghiên cứ u Luâṇ văn được nghiên cứu dưạ trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về Nhà nướ c và pháp luật , những quan điểm của Đảng và Nhà nướ c về hoạt động tài chính - ngân hàng . Luâṇ văn sử duṇ g tổng hơp̣ nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Phương pháp phân tích và tổng hơp̣ , phương pháp luật học so sánh , phương pháp thống kê , phương pháp diêñ giải và quy nạp, để giải quyết một số nhiệm vụ đặt ra trong quá trình nghiên cứu , đánh giá và kết luận một vấn đề cụ thể về pháp luật về công ty CTTC. Các phương pháp nghiên cứu này dựa trên cở sở nền tảng của của phương pháp luận duy vâṭ biêṇ chứ ng và duy vâṭ lic̣ h sử . 6. Ý nghĩa của luâṇ văn - Đây là công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty CTTC ở Việt Nam. - Luận văn nghiên cứu cụ thể về tình hình thực tế áp dụng các quy định của pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty CTTC trong thời gian qua tại Việt Nam; đưa ra những đánh giá về thực trạng pháp luật Việt Nam về thành lập, hoạt động của công ty CTTC trên cơ sở so sánh với pháp luật một số nước về vấn đề này. - Đề xuất phương hướng và những kiến nghị cụ thể đối với việc hoàn thiện pháp luật về công ty CTTC ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luâṇ , danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nôị dung của luâṇ văn gồm 2 chương: Chương 1: Khái quát chung về công ty cho thuê tài chính và pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam Chương 2: Thưc̣ tiễn về thành lập và hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty cho thuê tài chính 10
- Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 1.1. Khái niệm công ty cho thuê tài chính Cho thuê tài sản là một công cụ tài chính đã được sáng tạo ra từ rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loại. Vào khoảng năm 1.700 trước CN, vua Babilon là Hamurabi đã ban hành nhiều văn bản quan trọng tạo thành bộ luật lớn, trong đó có đưa ra các quy định về hoạt động thuê tài sản. Trong nền văn minh cổ đại như Hy Lạp - La Mã, Ai Cập, các hình thức thuê để tài trợ việc sử dụng đất đai, gia súc, công cụ sản xuất cũng xuất hiện. Có thể khẳng định rằng, nhiều vấn đề mà các giao dịch thuê mua ngày nay gặp phải đã được giải quyết từ nhiều thế kỷ trước. Tuy nhiên, "các giao dịch cho thuê tài sản thời cổ thuộc hình thức thuê kiểu truyền thống" [76]. Phương thức giao dịch này tương tự như phương thức thuê vận hành ngày nay. Đầu thế kỷ XIX, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nền kinh tế hàng hóa, các nước tư bản bắt đầu thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp, hoạt động CTTC đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng và chủng loại thiết bị, tài sản cho thuê, trở thành công cụ tài chính được chấp nhận rộng rãi. Đến đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, giao dịch CTTC đã có những bước phát triển nhảy vọt, nhất là ở Mỹ. Các công ty kinh doanh tìm cách chuyển dần các rủi ro và lợi ích từ việc sở hữu tài sản của họ sang bên đi thuê dưới hình thức cho thuê tài sản, đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Đây là tiền đề xuất hiện hoạt động CTTC. Công ty CTTC độc lập đầu tiên được ra đời ở Mỹ vào năm 1952, do một công ty tư nhân tên là United States Corporation sáng lập. Sau đó, nghiệp vụ CTTC phát triển sang châu Âu 11
- vào những năm 60 của thế kỷ XX. CTTC đã có những bước phát triển mạnh mẽ ở châu Á và nhiều khu vực khác từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Nhiều quốc gia trên thế giới đều thừa nhận rằng các công ty chuyên doanh Leasing phải là "một định chế tài chính hoặc các ngân hàng, các tập đoàn công nghiệp lớn có thể tham gia Leasing như làm một chức năng hoạt động của tổ chức đó" [49]. Đối với Việt Nam, Nhà nước chưa ban hành văn bản luật riêng về CTTC, cơ sở pháp lý đầu tiên về công ty CTTC là thể lệ tín dụng thuê mua ban hành kèm theo Quyết định số 149/QĐ-NH5 ngày 27/5/1995 của Thống đốc NHNN. Nghị định số 64/CP ngày 09/10/1995 của Chính phủ về việc ban hành quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC tại Việt Nam đã ghi nhận chính thức về hoạt động CTTC và công ty CTTC. Theo Nghị định số 64/CP của Chính phủ, công ty CTTC "là một loại hình công ty tài chính, hoạt động chủ yếu cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác". Nghị định số 64/CP được thay thế bởi Nghị định số 16/2001/NĐ-CP. Vấn đề này được quy định cụ thể trong Thông tư số 06/2005/TT-NHNN ngày 12/10/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Theo quy định của Luật Các TCTD năm 2010, hoạt động CTTC đối với cá nhân, tổ chức được thực hiện thông qua công ty CTTC hoặc Công ty tài chính. Công ty CTTC là TCTD phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam, hoạt động chủ yếu là CTTC. Khoản 1 Điều 4 Luật Các TCTD năm 2010 quy định: "Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân" [66]. Khoản 4 Điều 4 Luật Các TCTD quy định: "Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch thanh toán qua tài khoản" [66]. Điều 4 Luật DN 2005 quy định: "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao 12
- dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh" [59]. Luật DN 2005 điều chỉnh 04 loại hình DN thuộc mọi thành phần kinh tế: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) gồm một thành viên và từ hai thành viên trở lên), công ty hợp danh và DN tư nhân. Theo quy định của pháp luật về ngân hàng, loại hình công ty CTTC được tồn tại dưới 02 dạng là công ty CTTC cổ phần và công ty CTTC TNHH với các loại: - Công ty CTTC TNHH có hai thành viên trở lên: Đây là DN được thành lập do từ 02 đến năm 05 tổ chức là pháp nhân cùng góp vốn theo quy định của Luật DN, Luật Các TCTD 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Công ty CTTC TNHH một thành viên: Đây là DN được thành lập do một tổ chức làm chủ sở hữu theo quy định của Luật DN, Luật Các TCTD 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Công ty CTTC cổ phần: Đây là DN được thành lập do các cá nhân, tổ chức cùng góp vốn theo quy định của của Luật DN, Luật Các TCTD 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Công ty CTTC liên doanh: là công ty CTTC được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều TCTD, DN Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều TCTD nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Công ty CTTC liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên. Công ty CTTC 100% vốn nước ngoài: là công ty CTTC được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của một hoặc một số TCTD nước ngoài. Công ty CTTC 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty TNHH. Từ những phân tích trên, chúng ta nhận thấy, công ty CTTC là TCTD phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam, hoạt động chính là CTTC theo quy định pháp luật. Công ty CTTC là TCTD có những đặc điểm cơ bản: 13
- - Về tổ chức: là pháp nhân kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trường tài chính, hoạch toán độc lập, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về ngân hàng và các quy định pháp luật khác có liên quan. - Về hoạt động: phạm vi hoạt động của công ty CTTC hẹp hơn so với các TCTD là ngân hàng. Ngoài hoạt động kinh doanh chủ yếu là CTTC, các công ty CTTC được thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhưng không nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. - Về nguồn vốn: ngoài vốn tự có, công ty CTTC thực hiện hoạt động trên cơ sở nguồn vốn huy động. Công ty CTTC huy động vốn thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu; vay vốn trên thị trường của các TCTD, tổ chức tài chính và NHNN theo quy định pháp luật. - Về quản lý nhà nước: loại hình DN chịu sự quản lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tồn tại ở hình thức công ty cổ phần hoặc công ty TNHH. - Về đối tượng kinh doanh: đối tượng kinh doanh chủ yếu là các tài sản hữu hình: máy móc, thiết bị và các động sản khác. 1.2. Vai trò của công ty cho thuê tài chính Công ty CTTC có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, được thể hiện dưới các khía cạnh cơ bản sau: - Công ty CTTC là tổ chức tài chính trung gian giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, tạo sự luân chuyển vốn trong nền kinh tế, phá vỡ thế độc quyền cho vay trung và dài hạn của các NHTM, tạo ra sự cạnh tranh có lợi cho khách hàng và nền kinh tế. - Tạo thuận lợi để các DN tái cấu trúc nguồn vốn, hình thành kênh tín dụng trung và dài hạn cho các DN trong nền kinh tế. Thông qua hoạt động CTTC, các DN sẽ chuyển hoán được nhiều nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu về tài sản đầu tư cho DN. 14
- - Giúp nhà cung cấp thúc đẩy việc bán hàng do họ sản xuất ra, tránh được tình trạng mua trả góp, trả chậm, tạo điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cho phép chuyển hoán những công nghệ, thiết bị lạc hậu đến những nơi khác còn có nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí. Công ty CTTC góp phần giúp các quốc gia, các nền kinh tế thu hút các nguồn vốn quốc tế thông qua các loại máy móc, thiết bị CTTC nhưng không làm tăng khoản nợ nước ngoài của quốc gia nhận được máy móc thiết bị. - Hoạt động của công ty CTTC thúc đẩy sự cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình TCTD. Có quan điểm cho rằng công ty CTTC là đối thủ của ngân hàng. Tuy nhiên, theo quan điểm được thừa nhận rộng rãi, công ty CTTC là nơi đầu tư vốn mới của ngân hàng. Các DN có thể không đáp ứng yêu cầu cho vay của ngân hàng nhưng công ty CTTC là khách hàng tin cậy để các ngân hàng đầu tư vốn. Công ty CTTC là chiếc cầu nối giữa ngân hàng và các DN, nhất là DN vừa và nhỏ. 1.3. Khái niệm, nội dung pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty cho thuê tài chính Như trên đã phân tích, công ty CTTC có vai trò rất quan trọng trong việc tạo vốn cho DN, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Xuất phát từ vai trò này mà vấn đề thành lập và hoạt động của hiện nay được điều chỉnh rất cụ thể trong các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành. Có thể nói, toàn bộ những quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thành lập và hoạt động kinh doanh của công ty CTTC tạo thành pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty CTTC. Hay nói một cách khái quát, pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty CTTC là một bộ phận của pháp luật về công ty CTTC thuộc pháp luật ngân hàng, bao gồm những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thành lập và hoạt động của công ty CTTC. Cụ 15
- thể, đó là những quy định về điều kiện thành lập, hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập, hoạt động CTTC, hoạt động huy động vốn và các hoạt động khác của công ty CTTC. Các quy phạm về thành lập và hoạt động của công ty CTTC chủ yếu là quy phạm trao quyền, tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển loại hình công ty CTTC ở Việt Nam. Tuy nhiên, công ty CTTC là loại hình TCTD có đối tượng kinh doanh đặc thù là tài sản tài chính nên sự can thiệp của nhà nước là cần thiết để đảm bảo an toàn hệ thống TCTD. Do đó, ngoài quy phạm trao quyền, quy phạm mệnh lệnh phục tùng vẫn được áp dụng. Công ty CTTC là TCTD phi ngân hàng nên việc thành lập và hoạt động của các công ty CTTC phải chịu sự điều chỉnh bởi các văn bản chuyên ngành về ngân hàng: Luật NHNN năm 2010, Luật Các TCTD năm 2010, Nghị định số 16/2001/NĐ-CP, Nghị định số 65/2005/NĐ-CP, Nghị định số 95/2008/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, công ty CTTC là một loại hình DN nên việc thành lập và hoạt động chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật luật về DN và các văn bản pháp luật có liên quan: Luật DN 2005, Bộ luật Dân sự, Luật đầu tư, 1.4. Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty cho thuê tài chính Nhìn chung, ở các nước phát triển, việc thành lập các định chế tài chính được thực hiện một cách đơn giản. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, để hạn chế khủng hoảng tài chính, các nước đã thắt chặt hơn quy chế thành lập các định chế tài chính, trong đó có các công ty CTTC. Việc thành lập các định chế tài chính này của các nước ngày càng được luật hóa. Ví dụ ở Mỹ, từ cuối thế kỷ 18 đến trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929, sáng lập viên của các định chế tài chính chỉ cần mức vốn tối thiểu theo quy định pháp luật là được thành lập. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 1929, yêu cầu thành lập trở nên chặt chẽ hơn, ngoài quy định về vốn thì còn phải đảm bảo yêu cầu về nhu cầu thị 16
- trường, khả năng quản lý, Ở Nhật Bản, "để thành lập các định chế tài chính phải có giấy phép thành lập do Thủ tướng Chính phủ ký" [73, tr.273]. Tại Việt Nam, công ty CTTC được thành lập và hoạt động phải đảm bảo các quy định pháp luật về điều kiện cấp phép, hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập và khai trương hoạt động. 1.4.1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập công ty cho thuê tài chính Để thành lập công ty CTTC, nhà đầu tư phải đảm bảo điều kiện về tư cách chủ thể: không thuộc một trong các trường hợp cấm thành lập DN theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật DN, Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật DN, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký DN. Theo các quy định này, mọi tổ chức, cá nhân đều được thành lập và quản lý DN trừ những tổ chức, cá nhân sau: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các DN 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại DN khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; 17
- e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh; g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản [59]. Công ty CTTC là một loại hình TCTD phi ngân hàng. Do đó, việc thành lập các công ty CTTC phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân hàng. Ngoài các đối tượng không được quản lý DN như trên, Luật Các TCTD năm 2010, Quyết định số 40/2007/QĐ-NHNN ngày 02/11/2007 của NHNN về "Quy chế cấp phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng" thì "người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự" không được thành lập và quản lý DN. Theo quy định của Luật Các TCTD năm 2010, Nghị định số 16/2001/NĐ-CP, Nghị định số 65/2005/NĐ-CP, Nghị định số 95/2008/NĐ-CP, Quyết định số 40/2007/QĐ-NHNN, Thông tư số 06/2005/TT-NHNN ngày 12/10/2005 của NHNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP, khi thành lập công ty CTTC, phải đảm bảo các điều kiện sau: * Có nhu cầu hoạt động CTTC trên địa bàn xin hoạt động. * Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ (Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về Danh mục mức vốn pháp định của TCTD đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 thì phải có 100 tỷ đồng đến năm 2008 và 150 tỷ đồng đến năm 2011). * Chủ sở hữu là công ty TNHH một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn: 18
- - Cổ đông sáng lập của công ty CTTC cổ phần thì phải đáp ứng tiêu chuẩn: + Cá nhân phải là người am hiểu về hoạt động ngân hàng, có đạo đức nghề nghiệp, không vi phạm các quy định pháp luật; phải có đủ khả năng tài chính để góp vốn và cam kết hỗ trợ vốn trong trường hợp công ty CTTC cổ phần khó khăn về vốn hoặc thiếu khả năng chi. + Tổ chức phải chứng minh có đủ khả năng tài chính và có cam kết hỗ trợ trong trường hợp công ty CTTC cổ phần khó khăn về vốn hoặc thiếu khả năng chi trả, thiếu khả năng thanh khoản. Tổ chức là DN có vốn chủ sở hữu tối thiểu 200 tỷ đồng, tổng tài sản có 500 tỷ đồng, kinh doanh có lãi trong năm liền kề trước năm xin thành lập công ty. Trường hợp tổ chức là TCTD, phải đảm bảo tổng tài sản có tối thiểu 3.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3% tổng dư nợ tại thời điểm xin góp vốn thành lập công ty CTTC cổ phần, không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của NHNN Việt Nam, kinh doanh có lãi trong năm liền kề trước năm xin thành lập. - Cổ đông tham gia góp vốn trong các công ty CTTC cổ phần phải đảm bảo yêu cầu về năng lực tài chính, tỉ lệ vốn góp: + Cổ đông là tổ chức phải có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm; đối với các cổ đông phổ thông tham gia góp vốn từ 5% vốn điều lệ trở lên phải có thời gian hoạt động tối thiểu là 02 năm và kinh doanh có lãi. + Cá nhân hoặc tổ chức và người có liên quan của cá nhân hoặc tổ chức đó không được tham gia góp vốn quá hai (02) TCTD phi ngân hàng cổ phần đối với mỗi loại hình TCTD phi ngân hàng cổ phần; chỉ được tham gia góp vốn một (01) TCTD phi ngân hàng cổ phần đối với mỗi loại hình TCTD phi ngân hàng cổ phần, nếu: Cá nhân hoặc cá nhân đó cùng với người có liên quan đã sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của một TCTD phi ngân hàng cổ phần; Tổ chức hoặc tổ chức đó cùng với người có liên quan đã sở hữu từ 20% vốn điều lệ trở lên của một TCTD phi ngân hàng cổ phần. 19
- + Cổ đông được sở hữu cổ phần với mức tối đa: Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ; một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ, trừ các trường hợp theo quy định pháp luật trong việc xử lý TCTD gặp khó khăn, đảm bảo an toàn hệ thống TCTD; sở hữu cổ phần nhà nước tại TCTD cổ phần hóa và sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Các TCTD năm 2010. - Thành viên sáng lập đối với các công ty CTTC TNHH có 02 thành viên trở lên có số lượng không quá 05 (năm) thành viên và tỉ lệ sở hữu tối đa của một thành viên và người liên quan không được vượt quá 50% vốn điều lệ. * Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có trình độ chuyên môn phù hợp lĩnh vực kinh doanh, đảm bảo các yêu cầu khác theo quy định pháp luật: - Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý DN theo quy định Luật DN 2005 và không thuộc những trường hợp bị cấm như sau: + Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án. + Người đã bị kết án về tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên. + Người đã bị kết án về tội xâm phạm sở hữu mà chưa được xóa án tích. + Cán bộ, công chức, người quản lý từ cấp phòng trở lên trong các DN mà nhà nước nắm từ 50% vốn điều lệ trở lên, trừ trường hợp được cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước tại các TCTD. + Người thuộc đối tượng không được tham gia quản lý, điều hành theo quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng. + Người đại diện theo pháp luật của DN tại thời điểm DN bị đình chỉ hoạt động, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ trường hợp là đại diện theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấn chỉnh, củng cố DN đó. 20