Luận văn Pháp luật về rừng đặc dụng - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện

pdf 101 trang vuhoa 24/08/2022 7680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về rừng đặc dụng - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phap_luat_ve_rung_dac_dung_thuc_trang_va_kien_nghi.pdf

Nội dung text: Luận văn Pháp luật về rừng đặc dụng - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM HUỲNH MINH NGUYÊN T V Đ C Ụ – T C T Ạ VÀ OÀ T LU VĂ T ẠC SĨ T HỌC TP. HỒ C Í M , ĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM HUỲNH MINH NGUYÊN T V Đ C Ụ – T C T Ạ VÀ OÀ T Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60380107 LU VĂ T ẠC SĨ T HỌC ƯỜ ƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Ê VŨ AM TP. HỒ C Í M , ĂM 2017
  3. LỜI CẢM Ơ Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy PGS. TS. Lê Vũ Nam là người đã dành thời gian quý báu của mình để chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu luận văn, thầy cũng đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong Khoa Luật kinh tế – Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Chân thành cảm ơn tất cả! Cà Mau, ngày 15 tháng 6 năm 2017 Học viên thực hiện Huỳnh Minh Nguyên
  4. Ờ CAM ĐOA Luận văn được trình bày sau đây là kết quả của quá trình nghiên cứu, học hỏi của chính tác giả dưới sự hướng dẫn tận tâm của Giảng viên hướng dẫn là PGS. TS Lê Vũ Nam. Tác giả xin cam đoan tất cả tri thức trong Luận văn là sản phẩm của riêng tác giả trên cơ sở nghiên cứu, học hỏi, kế thừa, tổng hợp tri thức từ những công trình nghiên cứu đã công bố. Tác giả cam đoan những số liệu trình bày trong Luận văn là trung thực. Đồng thời tác giả đã tuân thủ nghiêm túc những quy định về trích dẫn nguồn tài liệu được tác giả sử dụng trong Luận văn. Tác giả luận văn Huỳnh Minh Nguyên
  5. A MỤC BIỂ ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 01 iểu đồ . Cơ cấu hệ thống rừng đ c dụng Việt Nam hiện nay. 26 02 Biểu đồ 2. Hiện trạng diện tích rừng đ c dụng tại Việt Nam giai 27 đoạn 2011 – 2015
  6. MỤC ỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM Ơ LỜ CAM ĐOA DANH MỤC BIỂ ĐỒ MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 C ƯƠ 1. LÝ LU N CHUNG V R Đ C DỤNG VÀ PHÁP LU T V R Đ C DỤNG 7 1.1.Tổng quan về rừng đặc dụng 7 1.1.1. Khái niệm rừng đặc dụng 7 1.1.1.1. Một số định nghĩa về rừng 7 1.1.1.2. Khái niệm, đặc trưng của rừng đặc dụng 11 1.1.2. Phân loại rừng đặc dụng 12 1.1.3. Vai trò của rừng đặc dụng 15 1.1.3.1. Vai trò của rừng đặc dụng đối với môi trường 15 1.1.3.2. Vai trò của rừng đặc dụng đối với nền kinh tế 16 1.1.3.3. Vai trò của rừng đặc dụng đối với xã hội 17 1.1.4. Nguyên tắc sử dụng và phát triển rừng đặc dụng 18 1.2.Những vấn đề lý luận của pháp luật về rừng đặc dụng 20 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm chung của pháp luật về rừng đặc dụng 20 1.2.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật đối với rừng đặc dụng 22 1.2.2.1. Nhóm quy định pháp luật về tổ chức và quản lý rừng đặc dụng 23 1.2.2.2. Nhóm các quy định pháp luật về sử dụng, phát triển rừng đặc dụng 24 1.2.2.3. Nhóm các quy định về bảo vệ rừng đặc dụng 25 1.3.Hiện trạng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam hiện nay 25 1.4.Quá trình phát triển của pháp luật về rừng đặc dụng tại Việt Nam 29 1.4.1. Giai đoạn trước năm 1962 29 1.4.2. Giai đoạn từ năm 1962 đến 1991 30
  7. 1.4.3. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay 31 Kết luận Chương 1 34 C ƯƠ 2. TH C TRẠNG PHÁP LU T V R Đ C DỤNG VÀ KI N NGH HOÀN THI N 35 2.1. Thực trạng pháp luật về rừng đặc dụng 35 2.1.1. Quy định về phân loại rừng đặc dụng 35 2.1.2. Quy định pháp luật về tổ chức, quản lý rừng đặc dụng 38 2.1.2.1.Quy định về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với rừng đặc dụng 38 2.1.2.2. Quy định về quản lý rừng đặc dụng của chủ rừng 46 2.1.2.3. Quy định pháp luật về tổ chức quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng 51 2.1.1.4. Quy định pháp luật về giao, cho thuê, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng 55 2.1.3. Quy định pháp luật về sử dụng, phát triển rừng đặc dụng 61 2.1.4. Quy định pháp luật về bảo vệ rừng đặc dụng 68 2.1.4.1. Quy định pháp luật về bảo vệ hệ sinh thái rừng 68 2.1.4.2. Quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng đặc dụng 71 2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về rừng đặc dụng 79 2.2.1.Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về rừng đặc dụng 79 2.2.2. Định hướng cơ bản trong hoàn thiện pháp luật về rừng đặc dụng 81 2.2.3. Những kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về rừng đặc dụng 81 Kết luận chương 2 86 PHẦN K T LU N 88 DANH MỤC TÀI LI U THAM KHẢO
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Bảo vệ và phát triển các Khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn Quốc gia nói riêng và rừng đ c dụng nói chung là yêu cầu tất yếu đối với quản lý nhà nước, đ c biệt trong bối cảnh cả thế giới tập trung ứng phó với biến đổi khí hậu như hiện nay. Trong những năm qua, nhà nước đã có những hành động cụ thể hướng đến mục tiêu bảo vệ và phát triển hệ thống rừng đ c dụng. Những thể chế, chính sách, pháp luật và những cơ chế thực hiện pháp luật lần lượt ra đời và cụ thể hóa. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai nhiều biện pháp thiết thực, đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là việc bảo tồn phải gắn được với phát triển, phục vụ đời sống nhân dân và góp phần phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới. Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng gỗ gia tăng, nạn mua bán vận chuyển lâm sản diễn ra phức tạp, có tác động tiêu cực đến việc bảo vệ rừng đ c dụng. Bên cạnh đó, sức ép của gia tăng dân số, nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp tăng, diện tích rừng tự nhiên có xu hướng giảm, phát sinh hàng loạt các vấn đề cần phải giải quyết trong nhiệm vụ bảo tồn và phát triển rừng đ c dụng. Vấn đề xung đột giữa bảo tồn và khai thác sử dụng rừng đ c dụng luôn tồn tại và ngày càng nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân chính là do hành lang pháp lý về vấn đề này tuy đã hình thành nhưng chưa hoàn thiện và còn nhiều điều bất cập. Năm 2004, Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03 tháng 2 năm 2004 (sau đây gọi là Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004) được ban hành, theo sau đó là hàng loạt những văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành đã điều chỉnh trực tiếp các hoạt động bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển rừng nói chung. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 7/20 0/NĐ-CP ngày 24 tháng 2 năm 20 0 về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đ c dụng (sau đây gọi là Nghị định 7/20 0/NĐ-CP) hướng đến việc sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên rừng đ c dụng. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện các quy định này thời
  9. 2 gian qua phát sinh rất nhiều vấn đề. Nguyên nhân lớn là nội tại các quy định pháp luật hiện hành còn nhiều điểm chưa rõ ràng, chung chung, khó hiểu. Pháp luật đã không bao quát được hết các vấn đề của các khu rừng đ c dụng. Điển hình như quy định về những khu rừng ngập nước còn sơ sài, hay sự mâu thuẩn giữa hoạt động trữ nước cho công tác phòng cháy chữa cháy mâu thuẫn với công tác bảo tồn và phát triển. Rất nhiều hành vi vi phạm điều cấm của luật nhưng không có chế tài dẫn đến khó khăn trong công tác thực thi luật pháp. Hơn nữa, vấn đề tổ chức, quản lý của các cơ quan chức năng vừa chồng chéo thẩm quyền vừa tồn tại những khoảng trống không rõ trách nhiệm của ai. Chính thực trạng này đã dẫn đến vẫn còn hiện tượng lơ là, không thực hiện đúng mức trách nhiệm của các cơ quan hữu quan. Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng một trong những nhiệm vụ hàng đầu cần đ t ra ngay lúc này là phải tiến hành cải sửa, bổ sung tiến đến hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ cho hoạt động bảo tồn và phát triển rừng nói chung và rừng đ c dụng nói riêng. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về rừng đặc dụng – thực trạng và kiến nghị hoàn thiện” để làm đề tài nghiên cứu của Luận văn thạc sỹ luật học. Tác giả cho rằng đây là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay của đất nước. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong bối cảnh toàn thế giới kêu gọi chống biến đổi khí hậu thì những vấn đề về rừng ngày càng được quan tâm của nhiều thành phần trong xã hội, đ c biệt là giới học giả và những nhà nghiên cứu. Theo tìm hiểu các tác giả, đề tài về rừng hay cụ thể hơn là rừng đ c dụng tại Việt Nam trong thời gian qua cũng bắt đầu được quan tâm của giới nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu hiện nay về vấn đề này được khai thác dưới nhiều góc độ nhưng có ba góc độ chính: (1) lâm nghiệp; (2) phát triển bền vững; (3) thể chế, chính sách, pháp luật. Dưới góc độ của những người công tác trong lĩnh vực lâm nghiệp thì có rất nhiều đề tài nghiên cứu. Điển hình là sách tham khảo “Tài nguyên rừng” của tác giả Nguyễn Xuân Cự và Đỗ Đình Sâm do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2003. Công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung khai thác những vấn đề
  10. 3 chung về tài nguyên rừng dưới góc độ của những nhà nghiên cứu lâm nghiệp. Hai tác giả đã tập trung phân tích các vấn đề lý luận về rừng; trình bày thực trạng tài nguyên rừng ở Việt Nam và thế giới và đề xuất những chính sách căn bản trong hoạt động phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng. Hay có thể kể đến sách “Lâm nghiệp Việt Nam từ 1945 – 2000” của tác giả Nguyễn Văn Đẳng xuất bản năm 2001 do Nhà xuất bản Nông nghiệp phát hành. Với công trình này, tác giả đã cố gắng tổng hợp và biên soạn những diễn biến chủ yếu của quá trình xây dựng và phát triển lâm nghiệp trong 55 năm, bước đầu hệ thống hoá những tư liệu, sự kiện, thành tựu, những thiếu sót, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong lâm nghiệp trong thời kỳ 1945-2000. Những công trình nghiên cứu này tập trung khai thác tổng thể các vấn đề về lâm nghiệp, rừng và không tập trung vào khía cạnh pháp lý. Dưới góc độ phát triển bền vững, thời gian qua có rất nhiều nghiên cứu ngắn được công bố tại Bản tin Chính sách tài nguyên – môi trường – phát triển bền vững của Trung tâm con người và thiên nhiên. Những kết quả nghiên cứu được công bố đều tiếp cận dưới góc độ gắn hoạt động bảo tồn và phát triển rừng với mục tiêu tổng thể về phát triển bền vững. Tác giả Đào Công Khanh, Phó Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng thì tập trung nghiên cứu về những giải pháp phát triển rừng bền vững với mục tiêu hài hòa được ba phạm trù: kinh tế, môi trường và xã hội với bài nghiên cứu mang tên: “Quản lý rừng bền vững và tiến trình chứng chỉ rừng ở Việt Nam” vào năm 20 5 trong khuôn khổ hoạt động nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dưới góc độ thể chế, chính sách, pháp luật, tác giả nhận thấy có tương đối nhiều các nghiên cứu với nhiều góc độ và mức độ khác nhau hướng đến việc xây dựng và hoàn thiện những vấn đề thuộc kiến trúc thượng tầng của vấn đề. Rất nhiều dự án nghiên cứu được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế tập trung vào việc đánh giá hiện trạng quản lý rừng hiện nay tại Việt Nam. Với đối tượng nghiên cứu tập trung vào tài nguyên rừng, tác giả nhận thấy có hai công trình nghiên cứu nổi bật. Một là, Luận án tiến sỹ luật học của Hà Công Tuấn với đề tài: “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng” tại
  11. 4 Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2006. Luận án tập trung nghiên cứu hầu hết các khía cạnh của vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật với đối tượng cụ thể là rừng. Luận án tập trung vào ba vấn đề chính: (i) Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng; (ii) Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng; (iii) Quan điểm và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Luận án chứa đựng nhiều thông tin khoa học, thực tiễn có giá trị trong quá trình hoàn thiện công tác quản lý nhà nước lúc bấy giờ - thời điểm cách đây khoảng 0 năm. Thứ hai, phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Huyền thông qua sách chuyên khảo: “Pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam” xuất bản năm 20 5. Đây là một trong số ít các công trình nghiên cứu tập trung hoàn toàn về khía cạnh pháp lý của vấn đề quản lý rừng. Công trình này không tập trung vào một đối tượng rừng cụ thể, tác giả phân tích hiện trạng pháp lý và giải pháp hoàn thiện về quản lý tài nguyên rừng nói chung. Năm 200 , nằm trong khuôn khổ Dự án tăng cường công tác quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam, hai nhà nghiên cứu Nguyễn Như Phương và Vũ Văn Dững đã có công trình nghiên cứu: “Đánh giá các văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến công tác quản lý các khu rừng đ c dụng tại Việt Nam”. Đến năm 2002, nhóm tư vấn về thể chế - tài chính thuộc dự án SPAM MARTIN GEIGER cũng công bố công trình mang tên: “Tổng quan và khuyến nghị về kế hoạch – thể chế - tài chính ở các khu rừng đ c dụng tại Việt Nam”. Hai công trình này đóng góp rất lớn vào việc xây dựng chính sách và ban hành pháp luật của Việt Nam lúc bấy giờ. Minh chứng điển hình là sự ra đời của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 cùng hàng loạt văn bản có liên quan. Đây cũng là hai công trình tập trung chủ yếu đến đối tượng là rừng đ c dụng. Như đã trình bày ở trên, có thể thấy đã có không ít công trình khoa học đã được công bố có liên quan trực tiếp ho c gián tiếp đến đề tài của luận văn. Mỗi công trình nghiên cứu đều có những giá trị khoa học và thực tiễn nhất định cho công tác hoàn thiện pháp luật. Tuy vậy, sự vận động mạnh mẽ của thực tiễn xã hội
  12. 5 theo thời gian đòi hỏi phải tiếp tục có những nghiên cứu mang tính cập nhật để giải quyết những vấn đề bất cập đã tồn tại từ lâu cũng như những yêu cầu mới phát sinh. Với những công trình nghiên cứu trước đó là những vật liệu quý giá để tác giả kế thừa và phát triển trong Luận văn của mình. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ụ Đề tài hướng đến việc xác định rõ thực trạng pháp luật về rừng đ c dụng tại Việt Nam hiện nay và kiến nghị những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật. ệ ụ Đề tài đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản: (1) Những vấn đề lý luận chung về rừng đ c dụng; (2) Những vấn đề lý luận chung của pháp luật về rừng đ c dụng; (3) Thực trạng quy định pháp luật về rừng đ c dụng tại Việt Nam hiện hành; (4) Thực trạng thi hành pháp luật về rừng đ c dụng tại Việt Nam; (5) Đề xuất giải pháp hoàn hiện pháp luật về rừng đ c dụng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đố ượng nghiên c u: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến rừng và rừng đ c dụng tại Việt Nam hiện nay. Với đề tài này, tác giả tập trung vào những vấn đề có liên quan đến chủ thể cụ thể là rừng đ c dụng. 4.2.Phạm vi nghiên c u: Tác giả tập trung nghiên cứu các văn bản luật như: Luật ảo vệ và Phát triển rừng 2004; Luật Đa dạng Sinh học 200 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật ảo vệ và phát triển rừng; Luật Đa dạng sinh học. 5. hương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống trong nghiên cứu luật học như: định tính; so sánh luật học; tổng hợp – phân tích; điều tra xã hội học thông qua nguồn thông tin thứ cấp,
  13. 6 Phương pháp tổng hợp – phân tích: Tổng hợp các văn bản có liên quan đến đề tài; phân tích các vấn đề còn tồn tại trong các văn bản pháp luật này. Phương pháp so sánh: So sánh sự khác biệt giữa cùng một vấn đề đối với các văn bản pháp luật khác nhau. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài 6.1. Ý ĩa k oa ọc của đề tài Luận văn là một công trình nghiên cứu nghiêm túc trên cơ sở kế thừa và phát triển các công trình khoa học đã công bố trước đó. Đề tài đóng góp những giá trị cụ thể từ việc những nội dung chỉ ra bất cập, tính thiếu hoàn thiện của hệ thống pháp luật và các ý tưởng, sáng kiến về những giải pháp pháp lý làm vật liệu cho những nhà lập pháp tiếp tục công tác xây dựng và bổ sung quy định pháp luật về rừng đ c dụng tại Việt Nam. 6.2. Giá trị ng dụng của đề tài Đề tài có thể trở thành một tài liệu tham khảo cho những đối tượng quan tâm đến vấn đề này, từ những nhà làm chính sách, nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên. Quan trọng hơn cả là có giá trị thiết thực đối với tác giả trong công tác quản lý Vườn Quốc gia U Minh Hạ - nơi tác giả đang công tác. 7. Kết cấu đề tài Ngoài Lời cam đoan, Phần mở đầu, Phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 2 chương: Chương : Lý luận chung về rừng đ c dụng và pháp luật về rừng đ c dụng. Chương 2: Thực trạng pháp luật về rừng đ c dụng và kiến nghị hoàn thiện.
  14. 7 C ƯƠ 1 LÝ LU N CHUNG V R Đ C DỤNG VÀ PHÁP LU T V R Đ C DỤNG 1.1. Tổng quan về rừng đặc dụng 1.1.1. Khái niệm rừ đặc dụng 1.1.1.1. Một số định nghĩa về rừng Rừng là một cấu thành quan trọng nhất của sinh quyển1 và là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến sinh thái, môi trường và sự phát triển kinh tế xã hội. Theo các nghiên cứu lịch sử, rừng đã gắn bó với con người từ khi con người xuất hiện tuy nhiên những hiểu biết về rừng chỉ mới thật sự hình thành từ thế kỷ XIX.2 Những vấn đề lý luận về rừng được xây dựng và phát triển qua một thời gian rất dài và ngày càng hoàn thiện hơn nhờ những thành tựu sinh thái học. Dấu mốc quan trọng đó là sự kiện nhà nghiên cứu H.Cotta (người Đức) xuất bản sách chuyên khảo “Những chỉ dẫn về lâm học” vào năm 7 để trình bày tổng hợp những khái niệm về rừng. Ông cũng đ t nền tảng đầu tiên cho việc xây dựng học thuyết về rừng3. Hoạt động nghiên cứu về rừng liên tục được kế thừa và phát triển thể hiện thông qua hoạt động của những nhà nghiên cứu sau đó. Năm 9 2, G.F Morodop công bố tác phẩm “Học thuyết về rừng” với nhiều nội dung bổ sung hoàn thiện hơn học thuyết về rừng trước đó. Rồi đến Morozov (1930), Temslay (1935), M.E. Tcachenco (1952), Vili (1957), Odum (1966) hay Sukasov (1964) lần lượt đưa ra những định nghĩa về rừng với nhiều góc độ và theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Nhìn chung hiện nay có hai trường phái lớn khi định nghĩa về rừng dựa trên nền tảng của hai học thuyết: (i) Học thuyết về hệ sinh thái; (2) Học thuyết “Quần lạc sinh địa” – kế thừa và phát triển từ học thuyết về rừng của Morodop. Hai học thuyết 1 Nguyễn Văn Thêm (2009), Bài giảng Lâm nghiệp đại cương, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tr.1 2 Chu Thái Thành (2011), Bảo vệ rừng: nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của chúng ta, Tạp chí Cộng sản online; xem thêm: ngày đăng: (Ngày truy cập 03/03/2017) 3 Nguyễn Thanh Tiến, Vũ Văn Thông (2008), Bài giảng Điều tra và phân loại rừng, Bộ môn điều tra quy hoạch rừng, Khoa Lâm Nghiệp Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên, tr.6
  15. 8 không khác nhau về bản chất, sự khác nhau nằm ở chỗ mỗi học thuyết nhấn mạnh một khía cạnh đ c trưng riêng của rừng dựa trên những nguyên lý cơ bản của sinh thái thái học. Nhóm theo học thuyết về hệ sinh thái mà Vili (1957) là một đại diện tiêu biểu thì cho rằng rừng là một hệ sinh thái. Rừng được xem là một đơn vị tự nhiên trong sinh quyển bao gồm các yếu tố sống và không sống, giữa chúng có sự trao đổi chất và năng lượng tạo nên một hệ thống ổn định. Rừng bao gồm quần xã sinh vật và các yếu tố vật lý, trong đó có sự tương tác giữa hai thành tố này với nhau. Quần xã sinh vật là tập hợp các yếu tố: các loài động vật, thực vật, vi sinh vật – yếu tố sống. Các yếu tố vật lý là tập hợp các thành phần: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí và các yếu tố dinh dưỡng4. Theo học thuyết về “Quần lạc sinh địa” được Sukasov công bố năm 964, thì rừng là một quần lạc sinh địa. Theo đó rừng là tổng hợp trên m t đất nhất định các hiện tượng tự nhiên đồng nhất như: khí quyển, đá mẹ, đất, thảm thực vật, thế giới động vật, vi sinh vật và các điều kiện thủy văn. Các hiện tượng tự nhiên này tạo thành một thể thống nhất biện chứng giữa các mâu thuẫn nội tại, luôn vận động và phát triển không ngừng. Quá trình quần lạc sinh địa theo Sukasov là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng giữa các hợp phần5. Có thể nói, định nghĩa về rừng dựa trên nền tảng của hai học thuyết nêu trên có giá trị lớn trong việc đ t ra nền tảng tri thức phổ quát cho những nghiên cứu về rừng trong giai đoạn sau này. Các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và môi trường cũng lần lượt đưa ra những định nghĩa mang tính cụ thể về rừng dựa trên nền tảng phổ quát này. Theo Nghị định thư Kyoto năm 9976, rừng được định nghĩa theo phương thức định lượng với các tiêu chí cụ thể như: diện tích tối thiểu là 0,05 – 1,00ha; tỷ lệ che phủ tầng tán tối thiểu là 10 – 30%; chiều cao tiềm năng tối thiểu là 2 – 5m; rừng 4 Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm (2003), Tài nguyên rừng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 12 5 Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm (20 3, sđd, tr.20 6 Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
  16. 9 non có tiềm năng đáp ứng ba tiêu chí trên7. Tại hội nghị COP9 (UNFCCC, 2003) đã đ t ra các định nghĩa và quy tắc quan trọng để nhận diện rừng. Theo đó, rừng là một khu vực có diện tích đất tối thiểu từ 0,05-1,0 ha với độ che phủ trên 10-30% với các loài cây có tiềm năng phải đạt được chiều cao tối thiểu từ 2-5 mét trưởng thành tại chỗ8. Vào năm 20 0, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đã đưa một định nghĩa tương đối rộng về rừng với mục đích đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu. Theo FAO, rừng là diện tích đất đai rộng hơn 0,5 ha trở lên với các loại cây cao hơn 5m và độ che phủ của tán cây đạt hơn 0% ho c có thể đạt đến ngưỡng này. FAO mở rộng định nghĩa rừng truyền thống bằng việc bổ sung các chú giải xác định rừng trồng chủ yếu được sử dụng cho mục đích lâm nghiệp, bảo vệ như các đồn điền cao su và gỗ sồi đứng, nứa cũng được coi là rừng9. Như vậy, FAO cho rằng các đồn điền cây độc canh vẫn được xem là rừng. Quan điểm này của FAO vấp phải nhiều sự phản đối của những nhà nghiên cứu lâm nghiệp vì họ cho rằng các đồn điền cây độc canh chẳng những không thể xem là rừng mà nó còn là nguyên nhân dẫn đến rừng tự nhiên bị phá hủy, những hệ sinh thái quý giá cân bằng khác cũng bị thay thế bởi một hệ sinh thái nghèo nàn dưới tán cây độc canh10. Tại Việt Nam, định nghĩa về rừng đã được luật hóa. Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa ho c hệ thực vật đ c trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên11. Với quy định này, về cơ bản các nhà làm luật đã kế thừa và tổng hợp hóa những quan điểm lý luận mang tính phổ quát của các học thuyết về 7 Nguyễn Thanh Huyền (2013), Pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 16. 8Tek Narayan Maraseni, Geoff Cockfield and Armando Apan (2012), Hệ thống quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại các quốc gia đang phát triển và tính tương thích với cdm, bản dịch. Xem thêm: phat-trien-va-tinh-tuong-thich-voi-cdm-bai-1-158213.html; (Ngày truy cập 05/03/2017). 9 Nguyễn Thanh Tuyền (20 3), sđd, tr. 6 10 Xem thêm: Hữu Lũng: Đối núi có cây mà không thành rừng, (Ngày truy cập 20/05/2017) 11 Khoản Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004
  17. 10 rừng. Bên cạnh đó, định nghĩa của luật còn đưa ra tiêu chí định tính để nhận diện rừng. Cụ thể hóa quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 0 tháng 6 năm 2009 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng (sau đây gọi tắt là Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT). Theo đó, có ba tiêu chí được đ t ra để nhận diện một đối tượng là rừng: (1) Thứ nhất, đối tượng đó phải là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm thân gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ rừng mới trồng và một số loài cây rừng ngập m n ven biển), tre nứa, có khả năng cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan. Đối với rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác rừng trồng có chiều cao trung bình trên ,5 m đối với loài cây sinh trưởng chậm, trên 3,0 m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ từ 1.000 cây/ha trở lên được coi là rừng. (2) Thứ hai, độ tàn che của tán cây là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên. Độ che phủ của tán cây được hiểu là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích đất rừng. (3) Thứ ba, diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây rừng phải có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên. Cây rừng trên các diện tích tập trung dưới 0,5 ha ho c dải rừng hẹp dưới 20 mét được gọi là cây phân tán. Đối với các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một số cây lâu năm là cây thân gỗ, tre nứa, cau dừa, sẽ không được coi là rừng12. Phân tích trên cho thấy các nhà lập pháp Việt Nam xác định một đối tượng là rừng dựa vào tính chất của các hợp phần nên hệ sinh thái với những định lượng cụ thể. Những đối tượng được quan tâm đó là những hợp phần chính trong hệ sinh thái, 12 Điều 3 Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT
  18. 11 chiều cao của hệ sinh vật, chủ yếu là cây gỗ lâu năm thân gỗ, cau dừa; độ che của tán cây và diện tích liền khoảnh mà hệ sinh thái tọa lạc. Như vậy, với những góc độ khác nhau trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau, có rất nhiều định nghĩa về rừng ra đời, có những sự khác biệt nhưng đều mang những đ c trưng của rừng. Khái quát các định nghĩa, tác giả cho rằng rừng là một hệ sinh thái với nhiều hợp phần có mối quan hệ biện chứng giữa các hợp phần với nhau. Hợp phần là những cá thể trong quần xã sinh vật13 bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vật và các yếu tố môi trường sinh thái. Tiêu chí cụ thể để xác định rừng sẽ được xác định cụ thể bởi từng quốc gia tùy thuộc vào đ c thù của quốc gia đó. 1.1.1.2. Khái niệm, đặc trưng của rừng đặc dụng Công tác phân loại rừng được thực hiện dưới nhiều góc độ tùy thuộc vào tiêu chí dùng để phân loại. Rừng có thể được phân loại theo phát sinh học dựa vào các nhóm nhân tố như: nhóm nhân tố địa lý, địa hình; nhóm nhân tố khí hậu – thủy văn; nhóm nhân tố đá mẹ - thổ nhưỡng; nhóm nhân tố khu hệ thực vật; nhóm nhân tố sinh vật và con người. Bên cạnh đó, rừng còn được phân loại theo trạng thái và chức năng. Rừng đ c dụng là một loại rừng được phân loại theo chức năng. Thực chất của việc phân chia này là dựa vào tính chất rừng và mục đích sử dụng. Theo khoa học lâm nghiệp, dựa vào chức năng của rừng, các nhà khoa học phân thành ba loại: rừng phòng hộ (protection forest); rừng đ c dụng (special use forest) và rừng sản xuất (production forest). Rừng phòng hộ gồm các rừng được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ có thể bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chống cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển. Rừng sản 13Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định (gọi là sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
  19. 12 xuất là thuật ngữ chỉ các loại rừng được sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ, lâm sản rừng, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái14. Rừng đ c dụng được hiểu là những khu rừng được sử dụng chủ yếu cho các mục đích như: (i) bảo tồn thiên nhiên; (ii) bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái; (iii) bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng; (iv) phục vụ công tác nghiên cứu khoa học liên quan đến sinh học, sinh thái, rừng; (iv) bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh phục vụ cho nghỉ ngơi du lịch15. Thuật ngữ rừng đ c dụng được sử dụng tại Việt Nam từ năm 9 6 với sự ra đời của Quyết định 7 /QĐ ngày 30/ / 9 6 của Bộ Lâm nghiệp ban hành các loại quy chế rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đ c dụng16. Thuật này được luật hóa chính thức tại Việt Nam vào năm 99 với sự ra đời của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 99 . Theo đó, tại Điều 3 quy định rừng đ c dụng là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch. Nội hàm của quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 99 được chuyển tải vào Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, tuy nhiên có sự bổ sung để phù hợp với yêu cầu về bảo vệ rừng và chống biến đổi khí hậu. Về cơ bản, các công năng của rừng đ c dụng được giữ nguyên theo Điều 31 của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 99 , các nhà làm luật còn kết hợp thêm chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường. Như vậy, có thể kết luận rằng rừng đ c dụng là một thuật ngữ để chỉ một nhóm các cánh rừng có những chức năng sử dụng đ c biệt bên cạnh chức năng của rừng nói chung. Chính mục đích sử dụng tạo nên đ c trưng của rừng đ c dụng so với các loại rừng khác. 1.1.2. Phân loại rừ đặc dụng 14 Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm (2003), sđd, tr. 65 15 Nguyễn Văn Thêm (2009), tlđd,, tr.6 16 Nguyễn Như Phương, Vũ Văn Dũng (200 ), Đánh giá tác động các văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến công tác quản lý các khu rừng đặc dụng tại Việt Nam, Báo cáo kỹ thuật số 1 thuộc Dự án tăng cường công tác quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam, Hà Nội, tr.3
  20. 13 Theo thông lệ chung, rừng đ c dụng thường bao gồm các loại sau: Vườn Quốc gia (National Parks); Khu bảo tồn thiên nhiên (National Reserves); Khu rừng văn hóa – lịch sử và môi trường (Cultural – Historical and Environmental Reserves)17. Vườn Quốc gia được định nghĩa là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo tồn lâu dài một hay nhiều hệ sinh thái. Khu rừng được xem là vườn quốc gia khi chứa đựng các mẫu chuẩn của các hệ sinh thái cơ bản còn nguyên vẹn và chưa ho c ít bị tác động bởi con người. Các khu rừng này có giá trị cao về văn hóa và du lịch. Đồng thời, phải có diện tích đủ rộng để chứa đựng được một hay nhiều hệ sinh thái mà không bị thay đổi bởi những tác động xấu của con người. Khu bảo tồn thiên nhiên là những khu rừng được xác lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế sinh thái18. Khu rừng này phải có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và có sự đa dạng sinh học cao, có các loài động thực vật đ c hữu ho c là nơi trú ẩn của các loài động vật hoang dã quý hiếm. Khu rừng phải có diện tích đủ rộng để chứa đựng một ho c một số hệ sinh thái. Khu rừng văn hóa – lịch sử - môi trường là những khu rừng có giá trị thẩm mỹ về m t mỹ quan. Khu rừng này phải chứa đựng những giá trị văn hóa ho c giá trị lịch sử như: có các thắng cảnh, có di tích lịch sử, di tích văn hóa được công nhận ho c xếp hạng19. 17 Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm (2003), sđd, tr. 65 18 Thuật ngữ diễn thế sinh thái có thể được sử dụng theo hai cách. Một là, nó có thể biểu thị một chuỗi các quần xã sinh vật (thực vật, động vật và vi sinh vật) định cư kế tiếp nhau trên một khoảnh đất nhất định theo thời gian. Hai là, nó cũng có thể biểu thị những quá trình biến đổi mà theo đó các quần xã sinh vật thay thế lẫn nhau trên môi trường vật lý (khí hậu, đất) thay đổi theo thời gian. Khi thuật ngữ diễn thế sinh thái được dùng theo cách hiểu thứ hai, thì sản phẩm của diễn thế được gọi là một chuỗi diễn thế đưa đến cao đỉnh - đó là tập hợp các quần xã sinh vật và điều kiện môi trường vô cơ tương ứng xuất hiện kế tiếp nhau và thay thế lẫn nhau trên một vùng đất nhất định, bắt đầu từ khi quần xã và điều kiện môi trường vô cơ trước đó bị loại bỏ ho c bị rối loạn đến quần xã cuối cùng, tương đối ổn định và có khả năng tự thay thế (quần xã cao đỉnh). Giải thích thuật ngữ được trích từ: E1%BA%A3ng%20sinh%20th%C3%A1i%20r%E1%BB%ABng/Ch%C6%B0%C6%A1ng%2011_%20Di%E1%BB%8 5n%20th%E1%BA%BF%20sinh%20th%C3%A1i.doc; (Ngày truy cập 25/05/2017) 19 Xem thêm: Trang thông tin của Thư viện học liệu mở - (Ngày truy cập 15/5/2017)