Luận văn Pháp luật về quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh – thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh – thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_phap_luat_ve_quy_trinh_dau_tu_du_an_ha_tang_ky_thua.pdf
Nội dung text: Luận văn Pháp luật về quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh – thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGÔ NHẤT VŨ PHÁP LUẬT VỀ QUY TRÌNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT TỪ NGÂN SÁCH THUỘC THẨM QUYỀN CẤP TỈNH – THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGÔ NHẤT VŨ PHÁP LUẬT VỀ QUY TRÌNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT TỪ NGÂN SÁCH THUỘC THẨM QUYỀN CẤP TỈNH – THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.VÕ TRÍ HẢO Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là NGÔ NHẤT VŨ – là học viên lớp Cao học Khóa 26, chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “ PHÁP LUẬT VỀ QUY TRÌNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT TỪ NGÂN SÁCH THUỘC THẨM QUYỀN CẤP TỈNH – THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện NGÔ NHẤT VŨ
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh 3 NN Nhà nước 4 DN Doanh nghiệp 5 HTKT Hạ tầng kỹ thuật 6 SXKD Sản xuất kinh doanh 7 NSNN Ngân sách nhà nước 8 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 9 KBNN Kho bạc nhà nước
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. 1 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 2 2.1. Mục đích nghiên cứu: 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu: 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 3 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 4 4.1. Cơ sở phương pháp luận: 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu: 4 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI: 5 6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 6 6.1. Về lý luận: 6 6.2. Về thực tiễn: 6 7. KẾT CẤU LUẬN VĂN. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT 7 1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ DỰ ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT. 7 1.1.1 Khái niệm dự án hạ tầng kỹ thuật. 7 1.1.1.1. Cơ sở hạ tầng. 7 1.1.1.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 7 1.1.1.3. Công trình hạ tầng kỹ thuật. 9 1.1.1.4. Dự án hạ tầng kỹ thuật. 9 1.1.2 Các nguồn vốn đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật. 9 1.1.2.1. Vốn đầu tư. 9 1.1.2.2. Phân loại vốn đầu tư. 10 1.1.2.3. Phân loại đầu tư. 16 1.2. QUY TRÌNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT. 17 1.2.1. Quy trình đầu tư công. 17 1.2.2. Quy định của pháp luật về quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. 20
- 1.2.2.1. Các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. 20 1.2.2.2. Quy trình đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. 21 Kết luận chương 1: .24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT TỪ NGÂN SÁCH THUỘC THẨM QUYỀN UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 25 2.1 NHU CẦU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 25 2.2 PHÁP LUẬT VỀ QUY TRÌNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT TỪ NGÂN SÁCH THUỘC THẨM QUYỀN UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 28 2.2.1 Quy định pháp luật về quy trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền UBND thành phố Hồ Chí Minh. 28 2.2.1.1. Quy định pháp luật về thẩm quyền đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách (không phải nguồn vốn ODA) thuộc thẩm quyền UBND thành phố Hồ Chí Minh. 28 2.2.1.2. Quy định pháp luật về quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách (có nguồn gốc từ vốn ODA) thuộc thẩm quyền UBND thành phố Hồ Chí Minh. 34 2.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về quy trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền UBND thành phố Hồ Chí Minh. .43 2.2.2.1. Kết quả đạt được. 43 2.2.2.2. Tồn tại, bất cập, nguyên nhân. 46 Kết luận chương 2 51 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUY TRÌNH, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ DỰ ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT TỪ NGÂN SÁCH THUỘC THẨM QUYỀN CẤP TỈNH 52 3.1. NGUYÊN TẮC ĐỔI MỚI QUY TRÌNH, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ DỰ ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT TỪ NGÂN SÁCH THUỘC THẨM QUYỀN CẤP TỈNH. 52 3.1.1. Đổi mới quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách phải dựa vào mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. 52 3.1.2. Đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân phải thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững. 53
- 3.1.3. Quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh phải gắn với hội nhập kinh tế, tài chính quốc tế. 54 3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUY TRÌNH, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ DỰ ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT TỪ NGÂN SÁCH THUỘC THẨM QUYỀN CẤP TỈNH. 55 3.2.1. Điều chỉnh tăng mức huy động vốn của ngân sách cấp tỉnh. 55 3.2.2. Tăng quyền chủ động cho chính quyền cấp tỉnh. 56 3.2.3. Tháo gỡ mâu thuẫn, chồng chéo trong quy trình thủ tục. . 56 3.2.4. Cải cách khuôn khổ pháp lý đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế. 57 3.2.5. Thực hiện tốt công tác đấu thầu, tạo sân chơi bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế. 57 3.2.6. Cải tiến cơ chế và thủ tục giải ngân các dự án. 58 Kết luận chương 3 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
- PHẦN TÓM TẮT ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ QUY TRÌNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT TỪ NGÂN SÁCH THUỘC THẨM QUYỀN CẤP TỈNH – THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Từ khóa: pháp luật về quy trình đầu tư dự án HTKT từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. Nội dung tóm tắt: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được xem như mạch máu trong cơ thể nền kinh tế của mỗi địa phương, địa phương muốn phát triển ổn định thì vấn đề phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng, do đó chính quyền địa phương đã luôn chủ trương ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật thật tốt, đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật để tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế phát triển. Với Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, có sức hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, trong những năm qua hệ thống hạ tầng kỹ thuật TP. HCM đã có sự phát triển đáng kể, không ngừng được mở rộng, nâng cấp như 3 tuyến đường vành đai, các trục hướng tâm đối ngoại: trục thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu (Xa lộ Hà Nội), trục thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, trục cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ; trục quốc lộ 1 phía Tây; trục thành phố Hồ Chí Minh - Long An (tỉnh lộ 10); trục thành phố Hồ Chí Minh - Gò Công (quốc lộ 50) với quy mô, cơ cấu vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngày càng tăng, vốn ngoài nhà nước tiếp tục tăng từ 50% đến 60% và vốn đầu tư ngân sách giảm Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đang bộc lộ những bất cập về cơ sở pháp lý trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch, quản lý, giám sát, phân bổ nguồn lực dẫn đến những sai sót, lãng phí, thất thoát, kể cả lợi dụng bất cập trong huy động vốn để trục lợi cá nhân làm suy giảm chất lượng các công trình, dự án, làm giảm hiệu lực và hiệu quả của công tác huy
- động vốn của các địa phương nói chung, TP. HCM nói riêng. Để xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Quy hoạch và quản lý đô thị ở TP. HCM chưa theo kịp tốc độ phát triển. Tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường vẫn nghiêm trọng, có mặt ngày càng gay gắt hơn. Từ thực tế đó, vấn đề “Pháp luật về quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh – thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh” được tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn.
- SUMMARY Thesis: The legal basis of the process of infrastructure investment from provincial government’s budget - reality in Ho Chi Minh City Keywords: legal basis for the process of infrastructure investment from provincial government’s budget Content: Infrastructure is like the veins of the local economy. If the local government wants sustainable growth, the investment in infrastructure must have high priority. Thus, the local government has always prioritized investment in infrastructure, accommodating needs to encourage economic growth. Because Ho Chi Minh City is a special municipality, an economic, political, and cultural hub with great attraction of the southern economic zone, the city has seen rapid development in infrastructure with the following main axes: Ho Chi Minh City - Bien Hoa - Vung Tau (Hanoi Highway), Ho Chi Minh City - Long Thanh - Dau Giay, Ho Chi Minh City - Trung Luong - Can Tho highway, national route 1 in the west, Ho Chi Minh City - Long An (provincial route 10), Ho Chi Minh City - Go Cong (national route 50) With growing budget for infrastructure, private capital has continued to increase from 50% to 60% while public budget has decreased However, in the process of building infrastructure, there have been numerous issues in planning, management, supervision, resources allocation leading to mistakes, wastes, and loss. Some even use loopholes for personal profits. Thus, the quality of infrastructure is not very high, and the process of calling for investment has been ineffective. Planning and urban management in HCMC have not been up to the development rate. Traffic jams, floods, and pollution have been severe and shown no sign of alleviation. From that reality, this thesis was chosen by the author.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được xem như mạch máu trong cơ thể nền kinh tế của mỗi địa phương, địa phương muốn phát triển ổn định thì vấn đề phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng. Hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ở cấp quốc gia mạng lưới hạ tầng kỹ thuật nước ta đã xây dựng mới và nâng cấp được nhiều công trình giao thông quan trọng như sân bay, bến cảng và các tuyến quốc lộ huyết mạch. Hạ tầng kỹ thuật là yếu tố căn bản góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước và mở rộng giao lưu với nước ngoài. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của hạ tầng, chính quyền các địa phương đã luôn chủ trương ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật thật tốt, đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật để tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác huy động vốn về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật từ còn những bất cập, một mặt về phía vĩ mô hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách còn chồng chéo, thiếu đồng bộ. Với Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức hút và sức lan tỏa lớn của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Nhưng Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua, hạ tầng kỹ thuật TP. HCM đã có sự phát triển đáng kể, không ngừng được mở rộng, nâng cấp, do đó đã hình thành mạng lưới hạ tầng kỹ thuật gắn kết giữa hạ tầng kỹ thuật khu vực lân cận với hạ tầng kỹ thuật của TP. HCM. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đang bộc lộ những bất cập về cơ sở pháp lý trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch, quản lý, giám sát, phân bổ nguồn lực dẫn đến những sai sót, lãng phí, thất thoát, kể cả lợi dụng bất cập trong huy động vốn để trục lợi cá nhân làm suy giảm chất lượng các công
- 2 trình, dự án, làm giảm hiệu lực và hiệu quả của công tác huy động vốn của các địa phương nói chung, TP. HCM nói riêng. Để xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Quy hoạch và quản lý đô thị ở TP. HCM chưa theo kịp tốc độ phát triển. Tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường vẫn nghiêm trọng, có mặt ngày càng gay gắt hơn Từ thực tế đó, vấn đề “Pháp luật về quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh – thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh” được tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết về quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. Từ đó là căn cứ khoa học để khảo sát đánh giá thực tiễn nội dung quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh thời gian qua (giai đoạn 2011-2018). Đồng thời đề xuất giải pháp nhằm xây dựng quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh từ thực tiễn tại TP. HCM nói riêng của cả nước nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất, hệ thống hóa quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, bổ sung những điểm mới để phù hợp với yêu cầu phát triển để hoàn thiện khung lý quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm việc áp dụng các cơ sở pháp lý ở TP. HCM để chính quyền địa phương thực hiện các trình tự, thủ tục đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật của một số địa phương có điều kiện tương đồng để chỉ ra những thành công và hạn chế trong cơ sở pháp lý để chính quyền địa phương thực hiện
- 3 các trình tự, thủ tục đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, từ đó rút kinh nghiệm vận dụng và tránh lặp lại sai lầm của các địa phương. Thứ ba, căn cứ vào các số liệu, tư liệu thực tế ở TP. HCM theo các nội dung đã được xây dựng, đề cập ở Chương 1 để phân tích, tổng hợp, đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc về quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. Đồng thời chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến kết quả trên cả về kết quả đạt được và những tồn tại. Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu về quy trình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của TP. HCM cũng như các địa phương cả nước, để đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các địa phương đồng bộ, phát triển, từ đó đề xuất các giải pháp cả trước mắt cũng như lâu dài nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng của quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tổng hợp các yếu tố liên quan quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, thực tiễn từ TP. HCM nói riêng. Các nội dung được nghiên cứu đặt trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển gồm: mục tiêu, nội dung quy trình, nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá hướng đến hoàn thiện quản lý để đạt được kết quả tốt nhất. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh trên góc độ quản lý vĩ mô của địa phương. - Về địa bàn nghiên cứu: Khảo sát, phân tích và đánh giá thực quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh tại TP HCM.
- 4 - Về thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017, có bổ sung số liệu năm 2018. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Cơ sở phương pháp luận: Luận văn dựa trên sự kết hợp với các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hạ tầng kỹ thuật nói riêng. Đồng thời, sử dụng những kiến thức kinh tế tổng hợp về quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. Ngoài ra, luận văn còn kế thừa có chọn lọc và vận dụng phù hợp những quan điểm lý luận, các khung lý thuyết về quản lý kinh tế của các nhà khoa học trong nước và thế giới về những nội dung liên quan đến đề tài luận văn. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Một số phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong luận văn gồm: - Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, dự báo kết hợp với thu thập tài liệu thứ cấp để minh chứng kết quả phân tích đánh giá. - Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Các báo cáo thống kê, tổng hợp về huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật của các cơ quan như: Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Thanh tra tỉnh, các Ban quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng của tỉnh, Các phương pháp được sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp với các chương, tiết để đạt được kết quả nghiên cứu. Cụ thể như: Chương 1: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp quy nạp, diễn dịch, phân tích luận chứng làm rõ căn cứ lý luận, chỉ ra tính quy luật của chủ đề nghiên cứu.
- 5 Từ đó, xây dựng khung lý thuyết phù hợp với cấp độ nghiên cứu cơ sở pháp lý để chính quyền địa phương huy động vốn đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời sử dụng linh hoạt các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích thực tế của một số địa phương để rút ra bài học kinh nghiệm. Chương 2: Chủ yếu sử dụng phương pháp mô tả khái quát, thu thập và xử lý các tài liệu từ thực tế của thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá khách quan, khoa học kết quả thực tiễn những nội dung chủ yếu theo khung lý luận tại Chương 2. Chương 3: Chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp với dự báo để rút ra phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. 5. Những đóng góp mới: - Trên cơ sở hệ thống hóa, kế thừa, có bổ sung để hoàn thiện xây dựng khung lý thuyết về quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. - Chỉ ra những bài học kinh nghiệm trên cả hai phương diện thành công và chưa thành công làm bài học khảo cứu cho quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. - Phân tích, đánh giá khách quan, khoa học dựa trên khung lý thuyết đã được xây dựng về thực quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh những năm qua để chỉ ra được thành tựu, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, bất cập cần giải quyết. - Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết hợp 3 chương, luận văn đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh nhằm góp phần nâng cao năng lực sử dụng các công cụ quản lý và hiệu lực, hiệu quả của quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh trong thời gian tới.
- 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 6.1. Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm các khái niệm, nội dung, nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường phát triển. Những vấn đề luận văn đề cập, giải quyết góp phần phân tích những cơ sở khoa học trong việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. 6.2. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ đào tạo, giảng dạy, học tập và nghiên cứu những chuyên đề thực tế liên quan đến quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. Nguồn tài liệu sử dụng cho các cơ quan quản lý cấp tỉnh tham khảo để đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. 7. Kết cấu luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Cở sở lý luận về đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật Chương 2: Thực trạng quy trình đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền UBND thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Giải pháp đổi mới quy trình, nâng cao hiệu quả đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh
- 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT 1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ DỰ ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT. 1.1.1 Khái niệm dự án hạ tầng kỹ thuật. 1.1.1.1. Cơ sở hạ tầng. Theo Từ điển Cambridge, thuật ngữ “kết cấu hạ tầng” gồm bốn nhóm trên 4 bình diện: 1/Tiện ích công cộng (public utilities): năng lượng, viễn thông, nước sạch cung cấp qua hệ thống ống dẫn, khí đốt truyền tải qua ống, hệ thống thu gom và xử lý chất thải trong thành phố. 2/ Công chánh (public works): đường sá, các công trình xây dựng đập, kênh phục vụ tưới tiêu 3/ Giao thông (transport): các trục và tuyến đường bộ, đường sắt chính quy, đường sắt vận chuyển nhanh, cảng cho tầu và máy bay, đường thủy 4/ Hạ tầng xã hội (social infrastructure): trường học, bệnh viện 1 1.1.1.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển quá trình tiến hành các hoạt động chỉ là sự kết hợp giản đơn giữa 3 yếu tố đó là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động chưa có cần thiết đầu tư cơ sở hạ tầng dùng chung cho toàn xã hội. Nhưng khi lực lượng sản xuất đã phát triển đến trình độ cao thì để sản xuất có hiệu quả cần có sự tham gia của cơ sở hạ tầng, để việc kết nối, phân phối các nguồn lực được thuận lợi. 1 Từ điển cambridge,
- 8 Khi con người bước ra khỏi xã hội săn bắn, hái lượm, bước vào văn minh nông nghiệp; các cộng đồng loài người cần đến những hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung cho cả cộng đồng, khởi thuỷ là hạ tầng thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư hạ tầng kỹ thuật trở nên thường xuyên, khi con người thoát ra khỏi mô hình tự cung, tự cấp; đẩy mạnh sản xuất theo mô hình hàng hoá, khiến nhu cầu hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhu cầu sản xuất, lưu thông tăng vọt. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được phát triển mạnh mẽ gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Bên cạnh đó, chính vì sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà nó thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng xã hội từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành phát triển cơ sở hạ tầng ở giai đoạn 32. Giai đoạn vừa phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật vừa phát triển cơ sở hạ tầng xã hội. Như vậy, khi khoa học kỹ thuật ngày càng được nâng cao thì cơ sở hạ tầng càng phát triển. Ngày nay, các công trình giao thông vận tải, bưu điện, thông tin liên lạc, dịch vụ xã hội như: đường sá, kênh mương dẫn nước, cấp thoát nước, sân bay, nhà ga xe lửa, ô tô, cảng sông, cảng biển, cơ sở năng lượng, hệ thống mạng điện, đường ống dẫn xăng dầu, dẫn khí ga, hơi đốt, kho tàng, giao thông vận tải, giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp, y tế, dịch vụ ăn uống công cộng, nghỉ ngơi du lịch, vui chơi giải trí, rác thải môi trường đô thị v. v được gọi là kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Theo Luật Xây dựng 2014, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác.3 2 Tổng cục thống kê 2018, Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước, , ngày truy cập 28/12/2018 3 Khoản 22, Điều 3, Luật Xây dựng 2014
- 9 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là các công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống bao gồm: các công trình thiết bị chuyển tải và cung cấp năng lượng, mạng lưới giao thông, cấp thoát nước, thông tin liên lạc. Tóm lại, Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là tổ hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp dịch vụ sản xuất đã sống của dân cư, được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. 1.1.1.3. Công trình hạ tầng kỹ thuật. Công trình hạ tầng kỹ thuật là các cơ sở hạ tầng dành cho dịch vụ công cộng, ví dụ giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, rác Ở Việt Nam, chúng còn có tên gọi thông dụng là cơ sở hạ tầng hoặc tên gọi dân dã là điện, đường, trường, trạm. Các công trình này thường do các tập đoàn của chính phủ hoặc của tư nhân, thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở hữu công. 1.1.1.4. Dự án hạ tầng kỹ thuật. Dự án là một tập hợp các công việc, được thực hiện bởi một tập thể, nhằm đạt được một kết quả dự kiến, trong một thời gian dự kiến, với một kinh phí dự kiến. Vậy dự án hạ tầng kỹ thuật là một tập hợp các công việc, được thực hiện bởi một tập thể, nhằm thực hiện việc xây dựng các cơ sở hạ tầng dành cho dịch vụ công cộng, ví dụ giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, rác 1.1.2 Các nguồn vốn đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật. 1.1.2.1. Vốn đầu tư. Vốn là điều kiện hàng đầu đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia, là một nhân tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; nhất là các quốc gia đang phát triển có nhu cầu vốn đầu tư cao, đặc biệt đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Ngoài ra, vốn còn là điều
- 10 kiện không thể thiếu trong việc tạo ra cơ hội việc làm rất lớn cho xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. “Vốn đầu tư là phần tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh – dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân cư và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội, nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt cho mỗi gia đình”4. Vốn, nguồn lực, khác với tài sản ở chỗ: nguồn lực trên phải nằm trong một dự án đầu tư thì mới được gọi là nguồn vốn đầu tư. Nếu không chúng chỉ mới là nguồn lực tích lũy và dự trữ dưới dạng tiềm năng. Nói cách khác, vốn đầu tư phải là nguồn lực trong trạng thái “động”. 1.1.2.2. Phân loại vốn đầu tư. * Phân loại theo gốc nguồn vốn: Nguồn vốn đầu tư phát triển của xã hội được huy động từ nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài; bao gồm: nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng (tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng), các nguồn vốn khác (vốn đầu tư của doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư). Nguồn vốn ngoài nước gồm có: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn vay, viện trợ chính thức (ODA) và các nguồn vốn khác. Nguồn vốn trong nước Nguồn vốn đầu tư trong nước thể hiện nội lực sức mạnh của một quốc gia. Nguồn vốn này có đặc điểm là ổn định, tính bền vững, chi phí thấp, giảm thiểu được những rủi ro và hậu quả xấu đối với nền kinh tế do những tác động từ bên ngoài. Nguồn vốn trong nước được hình thành từ các nguồn tiết kiệm trong nền kinh tế. Nguồn vốn trong nước là nguồn vốn cơ bản, có vai trò quyết định chi phối mọi hoạt 4 Giáo trình kinh tế đầu tư, Đại học kinh tế quốc dân, năm 2012
- 11 động đầu tư phát triển trong nước. Trong lịch sử phát triển các nước và trên phương diện lý luận chung, bất kỳ nước nào cũng phải sử dụng lực lượng nội bộ là chính. Sự chi viện bổ sung từ bên ngoài chỉ là tạm thời, chỉ bằng cách sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước có hiệu quả mới nâng cao được vai trò của nó và thực hiện được các mục tiêu quan trọng đề ra của quốc gia. - Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Vốn ngân sách nhà nước (NSNN): là số chênh lệch dương giữa các khoản thu mang tính chất không hoàn lại (chủ yếu là thuế) với tổng chi tiêu dùng của ngân sách. Tiết kiệm ở khâu tài chính này sẽ hình thành nên nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Như vậy, vốn đầu tư của nhà nước là một phần tiết kiệm chi tiêu dùng thường xuyên của NSNN để chi cho đầu tư phát triển. Nguồn vốn phụ thuộc vào khả năng tập trung thu nhập quốc dân vào NSNN và quy mô chi tiêu dùng thường xuyên của NSNN. Một quan hệ thường thấy trong cân đối ngân sách quốc gia là bội thu hoặc bội chi ngân sách. Nếu bội thu ngân sách thì Nhà nước có nguồn tiết kiệm một phần hình thành nên vốn đầu tư phát triển. Vì vậy, muốn có tiết kiệm từ ngân sách nhà nước thì tốc độ tăng chi đầu tư phát triển phải lớn hơn tốc độ tăng chi thường xuyên. Nhưng thực tế ở các nước đang phát triển thì tiết kiệm của Chính phủ không phải là nguồn đầu tư chủ yếu, vì thu ngân sách nhà nước của các nước này thường hạn chế mà nhu cầu chi tiêu thường xuyên cao hơn; nên Nhà nước chỉ tập trung đầu tư ở những lĩnh vực vần thiết. Mục tiêu huy động vốn NSNN phải dành khoảng từ 20 – 25 % tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển hằng năm. Đầu tư từ NSNN là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ khối lượng đầu tư. Nó có vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm đẩy mạnh đầu tư của mội thành phần kinh tế theo định hướng chung của kế hoạch, chính sách và pháp luật đồng thời trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất của một số lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế, đảm bảo theo đúng định hướng của chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Với vai trò
- 12 là công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định điều điều tiết vĩ mô, vốn tư NSNN đã được nhận thức và vận dụng khác nhau tuỳ thuộc quan niệm của mỗi quốc gia. - Nguồn nhà nước huy động qua hình thức phát hành trái phiếu: Vốn tín dụng nhà nước là hình thức vay nợ của Nhà nước thông qua kho bạc Nhà nước, được thực hiện chủ yếu bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ, do Bộ Tài chính phát hành. Trong trường hợp nhu cầu chi tiêu của của ngân sách nhà nước lớn, nhưng nguồn thu lại không thể đáp ứng được. Để thỏa mãn thu cầu này, Chính phủ thường cân đối ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ. Cũng có thể Chính phủ tiến hành dự án nào đó, nhưng không muốn sử dụng vốn NSNN thì dự án này có thể được thực hiện bằng vốn vay dưới hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ. Ở nước ta hiện nay, trái phiếu Chính phủ có các hình thức sau đây: + Tín phiếu kho bạc: là loại trái phiếu ngắn hạn dưới một năm, được phát hành với mục đích để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước và tạo thêm công cụ của thị trường tiền tệ. + Trái phiếu kho bạc: là loại trái phiếu có thời hạn một năm trở lên, được phát hành nhằm mục đích huy động vốn theo kế hoạch ngân sách nhà nước hằng năm đã được Quốc hội phê duyệt. + Trái phiếu đầu tư: là trái phiếu Chính phủ có thời hạn một năm trở lên Tín dụng nhà nước có thể tác động đến vốn đầu tư phát triển lên hai mặt: Chính phủ vay ngắn hạn tạo điều kiện cân đối ngân sách đảm bảo kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế và phát hành trái phiếu để đầu tư cho một số dự án nào đó. Tuy lãi suất chưa cao nhưng có sự đảm bảo của Nhà nước nên sẽ dễ huy động hơn so với những nguồn khác.