Luận văn Pháp luật về quản trị công ty cổ phần và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần truyền thông Đại Dương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về quản trị công ty cổ phần và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần truyền thông Đại Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_phap_luat_ve_quan_tri_cong_ty_co_phan_va_thuc_tien.pdf
Nội dung text: Luận văn Pháp luật về quản trị công ty cổ phần và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần truyền thông Đại Dương
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HÀ THỊ HỒNG ANH ph¸p luËt vÒ qu¶n trÞ c«ng ty cæ phÇn vµ thùc tiÔn ¸p dông t¹i c«ng ty cæ phÇn truyÒn th«ng ®¹i d•¬ng LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HÀ THỊ HỒNG ANH ph¸p luËt vÒ qu¶n trÞ c«ng ty cæ phÇn vµ thùc tiÔn ¸p dông t¹i c«ng ty cæ phÇn truyÒn th«ng ®¹i d•¬ng Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH HÀ NỘI - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Hà Thị Hồng Anh
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các hình MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN 5 1.1. Những vấn đề lý luận về quản trị công ty cổ phần 5 1.1.1. Khái luận về quản trị công ty cổ phần 5 1.1.2. Nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ quốc tế 11 1.1.3. Vai trò của quản trị công ty cổ phần 13 1.1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị công ty cổ phần 13 1.2. Pháp luật về quản trị công ty cổ phần 14 1.2.1. Khái niệm 14 1.2.2. Nội dung pháp luật về quản trị công ty cổ phần 14 1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển của chế định pháp luật quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam 15 1.2.4. So sánh quản trị của công ty cổ phần với quản trị của công ty trách nhiệm hữu hạn 41 1.2.5. Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới 43 Kết luận chƣơng 1 46
- Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG ĐẠI DƢƠNG 47 2.1. Thực trạng pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam 47 2.1.1. Về quyền của cổ đông và Đại hội đổng cổ đông 50 2.1.2. Về quyền của Hội đồng quản trị 53 2.1.3. Về chủ tịch Hội đồng quản trị 54 2.1.4. Về Ban kiểm soát 54 2.1.5. Về Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành 55 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản trị công ty tại Công ty Cổ phần Truyền thông Đại Dƣơng 56 2.2.1. Tình hình thực hiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần tại Công ty Cổ phần Truyền thông Đại Dƣơng 56 2.2.2. Một số vấn đề bất cập trong quản trị Công ty Cổ phần Truyền thông Đại Dƣơng 66 Kết luận chƣơng 2 68 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 69 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật 69 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 70 3.3. Giải pháp thực hiện hoàn thiện pháp luật 76 Kết luận chƣơng 3 80 KẾT LUẬN CHUNG 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BKS: Ban kiểm soát CTCP: Công ty cổ phần ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông GCN ĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký KD GĐ: Giám đốc HĐQT: Hội đồng quản trị QTCP: Quản trị cổ phần QTCT: Quản trị công ty SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán TGĐ: Tổng giám đốc TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán TTGDCK: Trung tâm Giao dịch chứng khoán UBCKNN: Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc
- DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1: Các nguyên tắc QTCT của OECD 12 Hình 2.1: Mô hình công ty cổ phần (phải) có Ban kiểm soát 49 Hình 2.2: Mô hình công ty cổ phần không có (không bắt buộc) Ban kiểm soát 49 Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Truyền thông Đại Dƣơng 57
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hội nhập và phát triển, các loại hình doanh nghiệp, công ty ngày càng đa dạng. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự tăng trƣởng mạnh về số lƣợng, có rất nhiều các loại hình công ty ra đời, tuy nhiên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vẫn còn yếu. Vấn đề quản trị công ty là một trong những vấn đề hạn chế mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lƣu ý. Trong đó nội dung pháp luật về quản trị công ty cổ phần có nhiều vấn đề, khía cạnh cần bàn bạc. Để tìm hiểu vấn đề này, tác giả nhận thấy vai trò rất quan trọng của việc quản trị công ty. Quản trị công ty nói chung và việc quản trị công ty cổ phần nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên sự hài hòa các mối quan hệ trong Hội đồng quản trị, Hội đồng cổ đông, Ban giám đốc và các bên có quyền lợi liên quan đến công ty. Nó còn tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động và tăng cƣờng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với các nguồn vốn bên ngoài, góp phần tích cực vào việc tăng cƣờng giá trị doanh nghiệp, tăng cƣờng đầu tƣ và phát triển bền vững cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Cho đến nay khung pháp Luật về vấn đề quản trị công ty nói chung và quản trị công ty cổ phần nói riêng đã từng bƣớc đƣợc đẩy mạnh bổ sung và hoàn thiện. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn khá nhiều những bất cập mà tác giả muốn đề cập đến thông qua việc thi hành các quy định pháp luật trên thực tế và thực trạng ở Công ty Cổ phần Truyền thông Đại Dƣơng, nơi tác giả đang công tác. Qua đó tác giả cũng muốn đƣa ra một số những kiến nghị để khung pháp luật về quản trị về công ty cổ phần đƣợc hoàn thiện hơn, phù hợp với thực tiễn hoạt động. 1
- 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản trị công ty cổ phần và pháp luật về quản trị công ty cổ phần; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quản trị công ty cổ phần và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần Truyền thông Đại Dƣơng; để từ đó đề xuất các phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở nƣớc ta hiện nay. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản trị công ty cổ phần và pháp luật về quản trị công ty cổ phần; - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay - Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật tại Công ty Cổ phần Truyền thông Đại Dƣơng; - Đề xuất các phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở nƣớc ta hiện nay. 3. Tình hình nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam và ý nghĩa lý luận của đề tài Trên thế giới, những lý thuyết pháp lý về quản trị CTCP hiện đại đã xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ trƣớc đƣợc đánh dấu bằng các công trình nghiên cứu mang tính kinh điển của Berler và Means. Ở Việt Nam, đến nay, các kết quả nghiên cứu về pháp luật về quản trị công ty nói chung và pháp luật về quản trị công ty cổ phần nói riêng đã đạt đƣợc các kết quả rất đáng trân trọng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu bao gồm luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sỹ, sách chuyên khảo về vấn đề quản trị Công ty cổ phần nhƣ: Những khiếm khuyết lớn của Pháp luật Việt Nam liên quan tới 2
- quản trị công ty của PGS.TS. Ngô Huy Cƣơng (2005), Luận văn thạc sỹ về luật học “Pháp luật về CBTT của công ty niêm yết trên TTCK Việt nam, thực tiễn pháp lý và phƣơng hƣớng hoàn thiện” của Phạm Thị Hồng Nhung, Khoa Luật - Đại học Quốc Gia HN năm 2011, hay “Quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam, Quy định của Pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề” của CIEM (2008) Mặc dù vậy, quản trị công ty đặc biệt là quản trị công ty cổ phần vẫn là một khái niệm khá mới mẻ và xa lạ trên thực tiễn với nhiều doanh nghiệp. Vấn đề quản trị công ty cổ phần trong các công trình nghiên cứu chƣa có một công trình nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về vấn đề này. Trong thực tế hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, trong đó có hoạt động của Công ty Cổ phần Truyền thông Đại Dƣơng đã và đang diễn ra hiện nay, nghiên cứu đề tài để đảm bảo một cách có hệ thống việc quản trị công ty cổ phần mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật đảm bảo sự thuận lợi, hợp lý trong việc quản trị công ty cổ phần giúp cho các doanh nghiệp hoạt động heo hình thức công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam về pháp luật về quản trị công ty cổ phần, góp phần phát triển lành mạnh, hoàn thiện việc quản trị công ty cổ phần, thúc đẩy kinh tế phát triển. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về nhà nƣớc và pháp luật, đƣờng lối quan điểm, định hƣớng quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng và phát triển kinh tế thị trƣờng trong điều kiện kinh tế hội nhập. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ 3
- phân tích, tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp lịch sử, logic tham khảo các tài liệu, sách báo liên quan đến vấn đề quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam. 5. Những đóng góp của Luận văn Luận văn đã hệ thống hóa, làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về việc quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam. Đề xuất một số phƣơng hƣớng, giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật cũng nhƣ góp phần nâng cao hiệu quả của việc quản trị công ty cổ phần nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hiện tại của nền kinh tế hội nhập của Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa của Luận văn - Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam, thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần Truyền thông Đại Dƣơng, nơi tác giả đang công tác. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, nâng cao nhận thức đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các công ty cổ phần để áp dụng hiệu quả vào việc quản trị công ty cổ phần, góp phần vào ổn định phát triển bền vững công ty tại Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng. Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản trị công ty cổ phần và pháp luật về quản trị công ty cổ phần. Chương 2: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật về quản trị công ty tại Công ty Cổ phần Truyền thông Đại Dƣơng. Chương 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay. 4
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. Những vấn đề lý luận về quản trị công ty cổ phần 1.1.1. Khái luận về quản trị công ty cổ phần Lý luận về quản trị công ty Hiện nay trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị công ty. Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ “quản trị công ty” đƣợc vay mƣợn từ chữ “corporate governance”. Thuật ngữ “corporate governance” xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1920, với mục đích làm rõ sự phân chia giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong các công ty hiện đại, khi hình thức sở hữu hiện vật chuyển thành hình thức sở hữu cổ phần, còn các nhà quản trị chuyên nghiệp thay thế cho các kiểu quản trị gia đình [22, tr.2]. Ngày nay, thuật ngữ “corporate governance” đƣợc biết đến nhƣ một trào lƣu nghiên cứu mới trong kinh tế học và luật học nhằm giải quyết một cách có hệ thống các vấn đề pháp lý, thể chế và thông lệ quản lý của các công ty. Bởi vậy, nó cũng đồng thời là một chủ đề nghiên cứu quan trọng của trƣờng phái kinh tế - luật trong những năm gần đây [9, tr.142]. Về mặt ngôn ngữ, quản trị (governance), là một thuật ngữ đến từ ngôn ngữ La tinh “gubernare” và “gubernator” với nghĩa chỉ cho việc bánh lái một con tàu và thuyền trƣởng của con tàu đó. Theo đó, quản trị công ty đƣợc hiểu là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty đƣợc định hƣớng điều hành và đƣợc kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của chủ đầu tƣ và những ngƣời liên quan đến công ty [21, tr. 50]. Về nội dung, quản trị công ty có thể hiểu theo nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa hẹp, quản trị công ty thƣờng quan tâm đến (i) Các vấn đề của cấu trúc quản lý của công ty chẳng hạn nhƣ mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và 5
- Ban giám đốc; (ii) lợi ích hoặc các mục tiêu của các nhóm trong công ty. Theo nghĩa rộng, quản trị công ty thiết lập một tổ hợp các mối quan hệ giữa các bên tham gia vào công ty và các mục tiêu đầy đủ của quản trị công ty đó. Tuy nhiên, định nghĩa rộng nhất về quản trị công ty đƣợc nhiều nƣớc vận dụng vào xây dựng hệ thống pháp luật về quản trị công ty là của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD trong ấn phẩm “Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD” (The OECD Principles of Corporate Governance) đƣợc sửa đổi và ban hành lại vào năm 2004. Theo đó, OECD cho rằng: Quản trị công ty bao gồm việc thiết lập các mối quan hệ giữa cơ cấu quản lý công ty, hội đồng quản lý công ty, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác. Quản trị công ty cũng cung cấp cấu trúc mà thông qua đó các mục tiêu của công ty đƣợc thực hiện và những biện pháp để đạt đƣợc những mục tiêu và khả năng giám sát là đƣợc xác định [17, tr. 11]. Theo Ngân hàng thế giới (WB): Quản trị công ty là một hệ thống các yếu tố pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý của các công ty. Nó cho phép công ty có thể thu hút đƣợc các nguồn tài chính và nhân lực, hoạt động có hiệu quả, và nhờ đó tạo ra cá giá trị kinh tế lâu dài cho các cổ đông, trong khi vẫn tôn trọng quyền lợi của những ngƣời có lợi ích liên quan và của xã hội. Đặc điểm cơ bản nhất của một hệ thống quản trị công ty là: (i)Tính minh bạch của các thông tin tài chính, kinh doanh và quá trình giám sát nội bộ đối với hoạt động quản lý, (ii) Bảo đảm thực thi các quyền của tất cả các cổ đông, (iii) các thành viên trong hội đồng quản trị có thể hoàn toàn độc lập trong việc thông qua các quyết định, phê chuẩn kế hoạch kinh doanh, tuyển dụng ngƣời quản lý, trong việc giám sát tính trung thực và hiệu quả của hoạt động quản lý và trong việc miễn nhiệm ngƣời quản lý khi cần thiết [10]. 6
- Theo Quyết định của Bộ Tài chính về việc Ban hành quy chế quản trị Công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/ Trung tâm giao dịch chứng khoán, thì “quản trị công ty” là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty đƣợc định hƣớng điều hành và đƣợc kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những ngƣời liên quan đến công ty. Các nguyên tắc quản trị công ty bao gồm: Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả; Đảm bảo quyền lợi của cổ đông; Đối xử công bằng giữa các cổ đông; Đảm bảo vai trò của những ngƣời có quyền lợi liên quan đến công ty; Minh bạch trong hoạt động của công ty; Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát lãnh đạo và kiểm soát công ty có hiệu quả” Với cách hiểu trên của Bộ tài chính cho thấy đã tƣơng đối phù hợp với thông lệ Quốc tế tốt nhất về quản trị công ty. Việc quản trị công ty đƣợc quan tâm trên các mặt một cách đầy đủ chứ không chỉ riêng là vấn đề nội bộ công ty. Nghiên cứu quản trị công ty ta thấy không chỉ liên quan đến các cổ đông mà còn chi phối và ảnh hƣởng đến các bên liên quan đến công ty. Vì vậy, các công ty khi xây dựng quy chế quản trị công ty cần hết sức lƣu ý đến toàn bộ những ngƣời liên quan đến công ty nhƣ: cổ đông, khách hàng, đối tác, chủ nợ, nhân viên, các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Hiện nay, thuật ngữ quản trị công ty đƣợc đề cập đến thƣờng xuyên trong hoạt động quản trị của doanh nghiệp nƣớc ta. Nhất là đối với hình thức công ty cổ phần thì khái niệm này rất đƣợc quan tâm. Do đòi hỏi của pháp luật về doanh nghiệp của nƣớc ta và thực tiễn từ chính các cổ đông và các bên liên quan trong công ty cổ phần. Vì vậy, việc quan tâm và hoàn thiện việc quản trị công ty là vấn đề cần thiết và khá cấp bách trong điều kiện kinh tế hiện nay. Quản trị công ty đề cập đến các cơ cấu và quá trình cho việc định hƣớng và kiểm soát các công ty. Quản trị công ty liên quan đến mối quan hệ 7
- giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các cổ đông lớn, các cổ đông nhỏ và những bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty tốt góp phần vào phát triển kinh tế bền vững do cải thiện đƣợc hoạt động của các công ty và nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài của các công ty đó. Đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng mới nổi, việc tăng cƣờng quản trị công ty có thể phục vụ cho rất nhiều các mục đích chính sách công quan trọng. Lý luận về quản trị công ty cổ phần Khái niệm công ty cổ phần: Công ty cổ phần là một trong bốn loại hình doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Vì vậy, để tìm hiểu về khái niệm công ty cổ phần, chúng ta tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nói chung. Theo khoản 1, Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 thì doanh nghiệp đƣợc định nghĩa là; “tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” [15, Điều 4]. Theo Điều 77 Luật doanh nghiệp năm 2005, công ty cổ phần đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lƣợng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lƣợng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời khác, trừ trƣờng hợp đối với cổ đông sở hữu cổ phần ƣu đãi biểu quyết không đƣợc chuyển nhƣợng cổ phần đó cho ngƣời khác và hạn chế quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần phổ thông 8
- trong thời hạn 3 năm kể từ ngày CTCP đƣợc cấp GCN ĐKKD đối với các cổ đông sáng lập theo quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của LDN 2005. Có tƣ cách pháp nhân kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Có quyền phát hành chứng khoán các hoạt động để huy động vốn [15, Điều 77]. Đặc điểm công ty cổ phần Về số lƣợng thành viên: Luật công ty năm 1990, quy định số lƣợng thành viên tối thiểu trong suốt quá trình hoạt động của CTCP là 7 và theo Luật doanh nghiệp 1999 và Luật doanh nghiệp năm 2005 và LDN 2014 thì số lƣợng là 3. Đây là đặc điểm đặc trƣng của công ty cổ phần. Do công ty cổ phần là sự góp vốn của các thành viên với nhau. Về hình thức góp vốn: Vốn điều lệ của công ty đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu, ngƣời mua cổ phiếu gọi là cổ đông, lợi nhuận có đƣợc hàng năm từ cổ phần đƣợc gọi là cổ tức.Việc góp vốn vào công ty cổ phần đƣợc thực hiện bằng hình thức mua cổ phiếu. Các thành viên không quan tâm đến nhân thân ngƣời góp vốn mà chỉ quan tâm tới số tiền họ góp vào công ty. Về huy động vốn: Trong quá trình hoạt động của mình, công ty cổ phần đƣợc quyền phát hành chứng khoán ra công chúng để huy động vốn theo quy định của pháp luật về phát hành chứng khoán. Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức đặc biệt, năng động, có thể sử dụng để huy động vốn thông qua các giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán. Về chuyển nhƣợng vốn góp: Trong công ty cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông đƣợc thể hiện 9
- dƣới hình thức cổ phiếu. Các cổ đông muốn chuyển nhƣợng một phần hoặc toàn bộ số cổ phiếu của mình trong công ty cổ phần cho các cổ đông khác đều đƣợc thực hiện nếu đáp ứng theo yêu cầu của Điều lệ công ty. Trừ trƣờng hợp cổ đông sở hữu cổ phần ƣu đãi biểu quyết không đƣợc quyền chuyển nhƣợng cổ phần đó cho ngƣời khác và hạn chế quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần phổ thông trong 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các cổ đống sáng lập. So với các loại hình công ty khác thì công ty cổ phần có nhiều ƣu thế hơn, những ƣu thế này xuất phát từ chính đặc điểm của công ty cổ phần. Công ty cổ phần thƣờng có quy mô lớn, số lƣợng thành viên đông nên việc quản lý, điều hành sẽ gặp nhiều phức tạp hơn. Kết quả hoạt động của công ty ảnh hƣởng nhiều đến sự ổn định xã hội vì công ty đƣợc công khai phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ xã hội và số đông ngƣời góp vốn có thể là ngƣời lao động trong công ty. Chính vì vậy, quản trị công ty cổ phần có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mà chính những ngƣời lãnh đạo công ty cần phải nghiêm túc thực hiện để đảm bảo sự ổn định phát triển cho công ty. Quản trị công ty cổ phần Quản trị công ty cổ phần là một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ nhằm định hƣớng, vận hành và kiểm soát công ty cổ phần. Quản trị công ty cũng bao hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ công ty cổ phần nhƣ các cổ đông, ban giám đốc điều hành, hội đồng quản trị mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài công ty: cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các đối tác kinh doanh và cả môi trƣờng, cộng đồng, xã hội. Quản trị công ty cổ phần có tác dụng then chốt để công ty có sự phát triển vững mạnh về kinh tế cũng nhƣ tăng cƣờng đƣợc lòng tin của các đối tác, nhà đầu tƣ. Quản trị công ty tốt thì những yếu tố rủi ro sẽ phần nào đƣợc 10
- hạn chế. Đối tác, nhà đầu tƣ nhìn thấy một công ty có quản trị tốt sẽ tin tƣởng trong quá trình giao dịch, đầu tƣ [17]. Nói đến quản trị công ty cổ phần là nói đến mối quan hệ giữa các thành viên của Ban giám đốc, các thành viên Hội đồng quản trị, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác. Đó là mối quan hệ giữa các thành viên trong một tổ chức với nhau và mối quan hệ giữa các thành viên của tổ chức này với các thành viên của tổ chức khác. Quản trị công ty cổ phần chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ hoạt động của công ty khi tham gia thị trƣờng. Tuy nhiên ý nghĩa và tầm quan trọng của nó thì không ai có thể phủ định đƣợc. 1.1.2. Nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ quốc tế Theo OECD, khung pháp luật về QTCT bao gồm 6 nhóm nguyên tắc cơ bản, với 32 nguyên tắc cơ bản (xem Hình 1.1). Các nhóm nguyên tắc này đƣợc nhiều nƣớc vận dụng và áp dụng để xây dựng nên luật/quy chế về QTCT của mình. Đây cũng là cơ sở/căn cứ để các tổ chức quốc tế nhƣ WB, IMF đánh giá tình hình QTCT các nƣớc [17]. 11
- I.ĐẢM BẢO CƠ SỞ CHO IV. VAI TRÕ CỦA CÁC MỘT KHUÔN KHỔ QUẢN BÊN CÓ QUYỀN LỢI LIÊN TRỊ CÔNG TY HIỆU QUẢ QUAN TRONG QTCT IA. Khuôn khổ chung về IVA. Tôn trọng quyền hợp QTCT. pháp của các bên có quyền lợi IB. Khuôn khổ pháp lý đối liên quan. với cƣỡng chế thực thi/minh IVB. Các bên có quyền lợi bạch. liên quan đƣợc khiếu nại. IC. Phân chia trách nhiệm IVC. Cơ chế tăng cƣờng hiệu quả n lý rõ ràng. quả hoạt động. ID. Quyền quản lý, tính minh IVD. CBTT của các bên có bạch, nguồn lực. quyền lợi liên quan. IVE. Bảo vệ ngƣời tố cáo. IVF. Luật và cƣỡng chế thực thi quyền của chủ nợ. II. QUY ỀN CỦA CỔ ĐÔNG VÀ CÁC CHỨC NĂNG SỞ HỮU CHÍNH IIA. Các quyền cơ bản của cổ V. CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ TÍNH MINH BẠCH đông. IIB. Quyền tham gia vào các VA. Chuẩn mực công bố quyết định lớn. thông tin. IIC. Quyền tham dự Đại hội cổ CÁC NGUYÊN VB. Chuẩn mực kế toán và đông thƣờng niên. TẮC QUẢN TRỊ kiểm toán. IID. CBTT về kiểm soát không VC. Kiểm toán độc lập hằng tƣơng xứng với tỷ lệ nắm giữ. CÔNG TY CỦA năm. IIE. Đƣợc phép thực hiện các OECD VD. Kiểm toán độc lập phải thỏa thu ận thâu tóm công ty. có trách nhiệm. IIF. Tạo điều kiện thực hiện VE. CBTT đúng và kịp thời. quyền sở hữu. IIG. Cổ đông đƣợc phép tham VF. Tìm hiểu về xung đột lợi ích. khảo ý kiến lẫn nhau VI. TRÁCH NHIỆM CỦA HĐQT VIA. Hoạt động có trách nhiệm, cẩn trọng. IIG.III. ĐCổỐ đôngI XỬ đưCÔNGợc phép BẰ NGtham VỚI CÁC CỔ ĐÔNG VIB. Đối xử công bằng với khảo ý kiến lẫn nhau. mọi cổ đông. IIIA. Tất cả các cổ đông phải đƣợc đối xử công bằng. VIC. Áp dụng các chuẩn mực đạo đức cao. IIIB. Cấm giao dịch nội gián. VID. Hoàn thành một số chức IIIC. HĐQT/Ban GĐ phải năng chính. CBTT về lợi ích. VIE. Nhận định khách quan. VIF. Tạo điều kiện tiếp cận thông tin. Hình 1.1: Các nguyên tắc QTCT của OECD (Nguồn: The OECD (2004), Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (The OECD Principles of Corporate Governance). Chi tiết tại OECD www.oecd.org). 12
- 1.1.3. Vai trò của quản trị công ty cổ phần Quản trị công ty cổ phần có vai trò quan trọng đối với sự ổn định phát triển của công ty. Việc hiểu rõ về quản trị công ty giúp công ty hiểu rõ lợi thế cạnh tranh của họ. Việc quản trị công ty cổ phần không những đƣợc các cổ đông công ty quan tâm mà nó còn đƣợc sự quan tâm lớn của xã hội, với những ngƣời có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty là yếu tố then chốt để đẩy mạnh hiệu quả thị trƣờng, phát triển kinh tế cũng nhƣ tăng cƣờng lòng tin của nhà đầu tƣ. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút vốn của các nhà đầu tƣ tiềm năng. Ngoài ra, quản trị công ty cổ phần liên quan đến mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác. Việc quản trị tốt mối quan hệ này, giúp cho tổ chức bộ máy của công ty chặt chẽ. Quản trị công ty tốt cần tạo đƣợc sự khuyến khích đối với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc trong việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận và phát triển công ty. Quản trị công ty chỉ là một phần của bối cảnh kinh tế rộng lớn hơn trong đó công ty hoạt động, bao gồm các chính sách kinh tế vĩ mô, mức độ cạnh tranh trong thị trƣờng sản phẩm và thị trƣờng tƣ liệu sản xuất v v. Khuôn khổ quản trị công ty cũng phụ thuộc vào môi trƣờng pháp lý, quản lý của nhà nƣớc. Ngoài ra, đạo đức kinh doanh và ý thức của công ty về các lợi ích môi trƣờng và xã hội của cộng đồng nơi công ty hoạt động cũng có thể ảnh hƣởng tới danh tiếng và sự thành công lâu dài của công ty [17]. 1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản trị công ty cổ phần Để quản trị công ty có hiệu quả còn phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô, mức độ cạnh tranh trong thị trƣờng sản phẩm và thị trƣờng tƣ liệu sản xuất 13
- Việc quản trị công ty cũng phụ thuộc vào môi trƣờng pháp lý. Quản trị công ty chỉ là một phần của bối cảnh kinh tế rộng lớn hơn trong đó công ty hoạt động, bao gồm các chính sách kinh tế vĩ mô, mức độ cạnh tranh trong thị trƣờng sản phẩm và thị trƣờng tƣ liệu sản xuất v v. Chính vì vậy, khuôn khổ quản trị công ty cũng phụ thuộc vào môi trƣờng pháp lý, quản lý của nhà nƣớc. Ngoài ra, đạo đức kinh doanh và ý thức của công ty về các lợi ích môi trƣờng và xã hội của cộng đồng nơi công ty hoạt động cũng có thể ảnh hƣởng tới danh tiếng và sự thành công lâu dài của công ty. 1.2. Pháp luật về quản trị công ty cổ phần 1.2.1. Khái niệm Để tìm hiểu khái niệm pháp luật về quản trị công ty cổ phần, ta dựa trên khái niệm về quản trị công ty cổ phần. Nhƣ vậy pháp luật về quản trị công ty cổ phần chính là tổng thể các văn bản quy phạm của pháp luật điều chỉnh về việc vận hành và kiểm soát công ty cổ phần. 1.2.2. Nội dung pháp luật về quản trị công ty cổ phần Quản trị công ty cổ phần là vấn đề xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa các nhóm lợi ích, các thành viên khác nhau trong công ty cổ phần. Các nhóm lợi ích này là các cổ đông, hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát và những ngƣời liên quan khác của công ty cổ phần nhƣ ngƣời lao động, nhà cung cấp. Việc quản trị công ty cổ phần là tổ chức hình thành nên các nguyên tắc và quy trình, thủ tục ra quyết định trong công ty, qua đó ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm thiểu những rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ những giao dịch với các bên có liên quan, những xung đột lợi ích tiềm năng và từ việc không có tiêu chuẩn rõ ràng hoặc không tuân thủ các quy định về công bố thông tin và không minh bạch. Việc quản trị công ty cổ phần còn là mối quan hệ giữa ban giám đốc công ty, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan, từ đó tạo nên định hƣớng và sự kiểm soát công ty. 14
- 1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển của chế định pháp luật quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam 1.2.3.1. Quản trị công ty cổ phần theo Luật công ty năm 1990 Quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam mới bắt đầu manh nha từ khi hình thành Luật công ty năm 1990. Vì vậy, sự ra đời của hệ thống các doanh nghiệp sở hữu tƣ nhân trong nƣớc đầu tiên cũng là nền tảng pháp lý đầu tiên cho khung quản trị về công ty ở nƣớc ta. Tuy nhiên, Luật gồm 46 điều và chỉ có 10 điều có liên quan đến quản trị công ty. Về vấn đề quản trị công ty trong Luật công ty mới chỉ là bƣớc đầu sơ khai và sơ lƣợc về khung quản lý nội bộ của công ty. Vì vậy quản trị công ty cổ phần cũng vì thế mà rất sơ sài: Cơ cấu quản lý nội bộ công ty cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành và Ban kiểm soát chƣa có sự phân định cụ thể thẩm quyền và trách nhiệm. Ngoài ra những nội dung khác của khung quản trị công ty hoàn toàn chƣa đƣợc quy định. Thời kỳ này, quản trị công ty chủ yếu dựa trên sự quản lý của cơ quan nhà nƣớc. Việc điều hành và quản lý công ty cũng dựa trên cơ sở những quy định đƣợc nhà nƣớc cho phép hoặc không cho phép chứ chƣa có sự quản lý nội bộ tự thân của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thời kỳ này cũng chƣa có quan hệ mua bán đa dạng với các nƣớc khác, chủ yếu chỉ là mối quan hệ nội thƣơng trong nƣớc. Thời kỳ này, cả nƣớc có gần khoảng 1000 công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn có quy mô tƣơng đối lớn. 1.2.3.2. Quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp năm 1999 Luật doanh nghiệp năm 1999 ra đời đánh dấu một bƣớc nhảy vọt quan trọng trong quá trình phát triển cho sự hoàn thiện khung pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở nƣớc ta. 15
- Quá trình hoàn thiện pháp luật về quản trị doanh nghiệp nƣớc ta mà cụ thể về quản trị công ty cổ phần đƣợc đánh dấu bƣớc ngoặt bởi sự ra đời của Luật doanh nghiệp số 10/1999/QH11. Ở Luật này, quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ phần đƣợc quy định khá cụ thể, chặt chẽ. Tuy nhiên khung quản trị mới chỉ chú trọng đến loại hình công ty thuộc khu vực sở hữu tƣ nhân trong nƣớc. Vì vậy, khung quản trị thời kỳ này vẫn chƣa đầy đủ và chƣa phù hợp với thực tiễn. Các quy định về cổ phần phổ thông, cổ phần ƣu đãi đã đề cập đến khá đầy đủ trong Luật doanh nghiệp. Quyền của các cổ đông, vai trò nhiệm vụ của Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc cũng đƣợc quy định khá chi tiết. Ngày 19/11/2002, Văn phòng Chính phủ còn ra Quyết định số 07/2002/QĐ- VPCP ban hành mẫu Điều lệ áp dụng cho các công ty niêm yết. Theo đó, bản Điều lệ quy định: Phải có ít nhất 1/3 số thành viên Hội đồng quản trị không điều hành, hàng năm bầu lại 1/3 số thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, yêu cầu công bố thù lao của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, lập các tiểu ban hoặc cử thành viên Hội đồng quản trị chuyên trách về kiểm soát nội bộ, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, về trả lƣơng và lợi ích khác và về bổ nhiệm nhân sự ở công ty. Nhƣ vậy, với tổng số 43 điều của Luật doanh nghiệp quy định về công ty cổ phần, quản trị công ty cổ phần đã dần có bƣớc phát triển và biến đổi cơ bản phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, khung quản trị công ty cổ phần thời kỳ này không tránh khỏi một số những hạn chế, khiếm khuyết mà những nhà làm luật cần khắc phục trong giai đoạn sau nhƣ: Quyền của thành viên công ty cổ phần vẫn chƣa đƣợc quy định đầy đủ và chƣa đƣợc đƣợc bảo đảm thực hiện một cách hợp lý; Yêu cầu về họp hoặc các quyết định của Đại hội đồng cổ đông đƣợc 16