Luận văn Pháp luật về phòng chống rửa tiền thông qua công cụ tiền mã hoá: Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam

pdf 100 trang vuhoa 24/08/2022 11400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về phòng chống rửa tiền thông qua công cụ tiền mã hoá: Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phap_luat_ve_phong_chong_rua_tien_thong_qua_cong_cu.pdf

Nội dung text: Luận văn Pháp luật về phòng chống rửa tiền thông qua công cụ tiền mã hoá: Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM DƯƠNG HỮU THỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN THÔNG QUA CÔNG CỤ TIỀN MÃ HOÁ: KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM DƯƠNG HỮU THỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN THÔNG QUA CÔNG CỤ TIỀN MÃ HOÁ: KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VÂN LONG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Dương Hữu Thịnh – là học viên lớp Cao học Khóa LLM3 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN THÔNG QUA CÔNG CỤ TIỀN MÃ HOÁ: KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện DƯƠNG HỮU THỊNH
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN 1 MỤC LỤC 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1 TỪ KHOÁ 4 TÓM TẮT 5 ABSTRACT 6 DẪN NHẬP 1 I. MỞ ĐẦU 1 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2 III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: 3 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4 V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 4 VI. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: 5 VII. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: 9 CHƯƠNG 1: RỬA TIỀN ĐIỆN TỬ: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN 11 1.1. TỔNG QUAN VỀ RỬA TIỀN VÀ PHƯƠNG THỨC RỬA TIỀN 11 1.1.1 Rửa tiền là gì 15 1.1.2. Các phương thức rửa tiền hiện nay 16 1.2 HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN SỬ DỤNG TIỀN ĐIỆN TỬ 18 1.2.1 Các khái niệm về không gian mạng, tiền điện tử 18 1.2.2 Phương thức rửa tiền sử dụng tiền mã hoá 23 1.2.3 Các bên liên quan trong hoạt động rửa tiền và kiểm soát rửa tiền 25 1.2.4 Các thách thức pháp lý 26
  5. 1.3 TỔNG QUAN CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 28 1.3.1 Các giải pháp phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam 28 1.3.2 Một số biện pháp phòng, chống rửa tiền điện tử trên thế giới 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 32 2.1 HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN SỬ DỤNG TIỀN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 32 2.1.1. Các vụ án liên quan đến tiền điện tử 32 2.1.2 Tiền điện tử được mua bán và trao đổi ở Việt Nam như thế nào 34 2.2 CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 36 2.2.1 Các quy phạm pháp luật liên quan đến phòng chống rửa tiền 36 2.2.2 Vai trò của các cơ quan, tổ chức tham gia phòng chống rửa tiền theo quy định của pháp luật 41 2.3 CÁC HOẠT ĐỘNG QUỐC TẾ VỀ KIỂM SOÁT RỬA TIỀN VIỆT NAM ĐANG THAM GIA 43 CHƯƠNG 3: CÁC MÔ HÌNH PHÁP LÝ KIỂM SOÁT RỬA TIỀN ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI 48 3.1 BỐI CẢNH SỬ DỤNG VÀ ĐIỀU TIẾT TIỀN ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI 48 3.2 CÁC KHUYẾN NGHỊ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN SỬ DỤNG TIỀN ĐIỆN TỬ CỦA FATF 51 3.3 CÁC QUY ĐỊNH PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN BẰNG TIỀN MÃ HOÁ TRÊN THẾ GIỚI 55 3.3.1 Hoạt động phòng chống rửa tiền sử dụng tiền mã hoá tại Mỹ 55 3.3.2 Hoạt động phòng chống rửa tiền sử dụng tiền mã hoá tại Châu Âu 59 3.3.3 Các quy định về phòng chống rửa tiền sử dụng tiền mã hoá tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 63
  6. CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN BẰNG TIỀN MÃ HOÁ Ở VIỆT NAM 68 4.1 CÁC THÁCH THỨC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN BẰNG TIỀN MÃ HOÁ Ở VIỆT NAM 68 4.2 NHỮNG KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ CHO TIỀN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 71 4.3 GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN BẰNG TIỀN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 5
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AI Artificial Intelligence: trí tuệ nhân tạo AML Anti-money laundering: phòng chống rửa tiền AML/CFT Anti-Money Laundering and Combating the Financing of Terrorism: đạo luật chống rửa tiền và tài trợ khủng bố APG Asia/Pacific Group: nhóm Châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền ATM Automatic Teller Machine: máy rút tiền tự động hay máy giao dịch tự động BaFin Bundesanstalt für Finanzdienstleistungsaufsicht – tiếng Đức: cơ quan giám sát tài chính liên bang Đức BOI Beneficial Ownership Identification: nhận dạng người thụ hưởng BSA Bank Secrecy Act: đạo luật bảo mật ngân hàng CEA Commodity Exchange Act: đạo luật trao đổi hàng hóa CFTC Commodity Futures Trading Commission: ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai CIP Customer Identification Program: chương trình nhận diện khách hàng CSIF Center on Sanctions and Illicit Finance: cơ quan áp đặt lệnh trừng phạt và tài chính bất hợp pháp Mỹ DNFPB Designated Non-Financial Businesses and Professions: tổ chức tài chính và các nhà kinh doanh phi tài chính ECB European central bank: ngân hàng trung ương Châu Âu EDD Enhanced Due Diligence: thủ tục thẩm định khách hàng nâng cao EU European Community: cộng đồng Châu Âu
  8. FAIS Financial Artificial Intelligence System: trí tuệ nhân tạo ngành tài chính FATF Financial Action Task Force: lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền FCA UK Financial Conduct Authority: cơ quan quản lý tài chính Vương quốc Anh FinCEN Financial Crimes Enforcement Network–FinCEN: mạng lưới phòng chống tội phạm tài chính FIU Financial Intelligence Units: các đơn vị tình báo tài chính FSA Financial Services Agency: cơ quan dịch vụ tài chính FSC Financial Services Commision: ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc FSCMA Financial Investment Services and Capital Markets Act: đạo luật Thị trường và Dịch vụ Tài chính ICO Initial Coin Offering: là một hình thức huy động vốn đầu tư của các công ty startup về tiền điện tử và các ngành công nghiệp Blockchain ICT Information and Communications Technology: công nghệ thông tin và truyền thông ID Identity: định danh IP Internet Protocol: giao thức mạng internet KWG Kreditwesengesetz – tiếng Đức: đạo luật ngân hàng Đức KYC Know Your Customer: nguyên tắc buộc các tổ chức tài chính phải thu thập thông tin xác định danh tính khách hàng ML Money launderers: tội phạm rửa tiền MSB Money Sevices Businesses: các nhà kinh doanh dịch vụ liên quan đến tiền PBOC People’s Bank of China: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
  9. SEC Securities and Exchange Commission: ủy ban giao dịch và chứng khoán STR Suspicious Transaction Report: các giao dịch đáng ngờ VCEOs Virtual Currency Exchange Operators: các nhà điều hành dịch vụ trao đổi tiền ảo, tiền mã hoá VCEs Virtual Currency Exchange: các giao dịch tiền mã hoá VCPPS Virtual currency payment products and service: sản phẩm, dịch vụ thanh toán bằng tiền điện tử
  10. TỪ KHOÁ Rửa tiền, tiền mã hoá, tiền ảo, pháp luật, phòng chống rửa tiền. Money laundering, cryptocurrency, virtual money, law, anti money laundering.
  11. TÓM TẮT Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các mô hình rửa tiền đặc trưng sử dụng các công cụ tiền ảo khác nhau như tiền điện tử, tiền ảo, tiền kỹ thuật số và tiền mã hoá. Thật sự, tên gọi “tiền ảo” được các kênh truyền thông và các văn bản pháp luật sử dụng chưa thể hiện đúng bản chất của các loại tiền điện tử khác nhau. Do đó, đề tài cũng nghiên cứu liệu với các công cụ tiền điện tử khác nhau thì mức độ về rủi ro pháp lý, rủi ro giao dịch, mô hình rửa tiền có khác nhau hay không. Bên cạnh đó, tác giả đồng thời tìm hiểu và chỉ ra các nền kinh tế phát triển trên thế giới đã có những giải pháp gì trong nỗ lực phòng chống rửa tiền điện tử. Mặc dù tiền ảo được mua bán, trao đổi và sử dụng như một tài sản có giá trị và công cụ thanh toán cho các giao dịch trong và ngoài nước tại Việt Nam, nghiên cứu phát hiện hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào về tiền điện tử nói chung và đặc biệt là tiền mã hoá. Kết quả là, tác giả đã có những đề xuất về pháp lý như: công nhận tiền mã hoá như một loại tài sản, cho phép một đơn vị cung cấp dịch vụ tiền mã hoá có thể đăng ký làm công cụ thanh toán hợp pháp và tạo điều kiện cho nghiên cứu, phát triển các công nghệ ứng dụng tương tự sử dụng Blockchain. Về các giải pháp phòng chống rửa tiền bằng tiền mã hoá, tác giả cũng có những đề xuất liên quan tới việc nâng cao nhận thức và năng lực về phòng chống rửa tiền bằng cách tuân thủ nguyên tắc quan trọng - nhận diện khách hàng (KYC) của FATF. Đáng lưu ý, việc ứng dụng công nghệ cao trong kiểm soát giao dịch đáng ngờ, nhận diện khách hàng và truy vấn nguồn gốc giao dịch có thể mang tới một giải pháp cực kì hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí để ngăn chặn các hoạt động rửa tiền sử dụng tiền điện tử.
  12. ABSTRACT The dissertation aims at examining the typical models of money laundering using various types of virtual currencies such as electronic money, virtual money, digital money and cryptocurrency. Indeed, the term "virtual money" widely used by community and legal documents has not revealed the true nature of different virtual currencies yet. Hence, the thesis also explores whether the level of transactional and legal risks associated with money laundering patterns varies across different types of virtual currency instruments. Besides, the author attempts to figure out the legal remedies and solutions from developed economies to prevent virtual money laundering; thereby updating and addressing the similar issues in Vietnam. Although virtual currency is purchased, traded and used as a valuable asset or a payment tool for domestic and international transactions in Vietnam, there are no or insufficient regulations in Vietnam’s legal system as well as very few studies on this issue, especially for cryptocurrency. As a result, the author has proposed the relevant solutions such as recognizing cryptocurrency as an asset, allowing commercial agencies to register their cryptocurrency code as a legal payment instrument and facilitating the research and development of similar application technologies using block chain. In respect to anti-cryptocurrency laundering, the author also has suggestions related to raising awareness and capabilities of money laundering prevention complying the critical recommendations of FATF; for example, KYC (know your customer). It is worth to note that the application of high technology in suspicious transaction control, customer identification and investigation of transaction origin may offer an extremely effective, time and cost saving solution to prevent virtual money laundering.
  13. 1 DẪN NHẬP I. MỞ ĐẦU Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là một trong những yếu tố đột phá cho sự đổi mới và tăng trưởng kinh tế trong những thập kỷ qua. Nổi lên trong những năm gần đây, việc sử dụng tiền mã hoá (cryptocurrency), điển hình là Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Ripple đã mang lại những thay đổi đáng kể cho bối cảnh giao dịch thương mại toàn cầu1. Đồng thời, các đồng tiền mã hóa nối tiếp nhau ra đời với hệ sinh thái phụ trợ ngày càng phát triển mạnh mẽ giúp cho hoạt động giao thương toàn cầu diễn ra dễ dàng hơn. Việc phát hành tiền mã hóa và các dịch vụ phụ trợ đang phát triển với tốc độ vũ bão. Rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cả chính phủ Việt Nam đang xem xét ứng dụng công nghệ Blockchain - công nghệ đứng sau tiền mã hóa, bao gồm việc sử dụng công nghệ này để kí kết các hợp đồng thông minh (smart contracts)2(Vi, 2018). Khối lượng giao dịch tiền mã hóa và cộng đồng người dùng gia tăng nhanh chóng đang làm dấy lên mối lo ngại của chính phủ liên quan đến các hoạt động phi pháp liên quan đến tiền mã hóa, đặc biệt là hoạt động rửa tiền. Thông qua việc sử dụng mạng ngang hàng và các mã nhận diện giao dịch ẩn danh, tiền mã hóa đang được sử dụng như một phương thức thanh toán vô cùng hấp dẫn. Về phương diện công nghệ, tiền ảo hay tài sản mã hóa tạo điều kiện truy cập trực tuyến dễ dàng và toàn cầu – là công cụ tuyệt vời để luân chuyển và lưu trữ tiền để cho mục đích rửa tiền và tài trợ khủng bố. Điều này đang thực sự thách thức các nhà lập pháp và các cơ quan thực thi pháp luật3. Ngoài việc bảo vệ người tiêu dùng, ổn định tài chính, chính sách tiền tệ và các mối quan tâm về thuế, chính phủ đặc biệt quan tâm đến nguy cơ tiền mã hóa được sử dụng trong hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động tài chính bất hợp pháp (ví dụ, hối lộ của các quan chức chính phủ). 1 Vigna, P., & Casey, M. J. (2016). The age of cryptocurrency: how bitcoin and the Blockchain are challenging the global economic order. Macmillan. 2 Kiểm, Ths Cao Minh. (2018). "Công nghệ Blockchain và tiềm năng ứng dụng vào lĩnh vực thông tin khoa học và công nghệ." 3 Van Long, T. (2018). E-Money Laundering and the Incapability of Current Legal framework. In Proceedings of Asia Conference on Business and Economic Studies (ACBES) by University of Economics Ho Chi Minh City on 8th–9th Sep 2018 at Ho Chi Minh City, Vietnam (pp. 573-581). UEH Publishing House.
  14. 2 Dựa trên các rủi ro tiềm ẩn về mặt pháp lí, tiền mã hóa (cryptocurrency) đã thu hút sự chú ý của các nhà quản lý và lập pháp trên toàn thế giới. Khi công nghệ luôn phát triển nhanh hơn pháp luật, hành động pháp lý toàn diện vẫn chưa bắt kịp với thực trạng hiện tại. Do đó, lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) đang tích cực theo dõi các rủi ro liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ thanh toán bằng tiền mã hóa, bao gồm các thẻ trả trước được liên kết với tiền ảo, máy ATM Bitcoin và dịch vụ phát hành tiền ảo (ICO4). Những sản phẩm và dịch vụ thanh toán, giao dịch bằng tiền mã hóa đang mở rộng hệ sinh thái tài chính, giúp cho hoạt động rửa tiền có thêm công cụ mới. Những công cụ mới thường chưa được sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp của pháp luật sẽ luôn hấp dẫn đối với các tội phạm rửa tiền5. Rửa tiền gây ảnh hưởng đến nhiều mặt về kinh tế, xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng; Gây tổn thương đến các nền kinh tế đang phát triển có sức đề kháng yếu và dễ bị tổn thương6. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1. Trước sự bùng nổ của các loại tiền điện tử nói chung, các loại tiền tệ sử dụng công nghệ đặc biệt với các hình thức giao dịch mới chưa từng thấy trước đây, đã có nhiều chuyên gia, học giả trong nhiều lĩnh vực đưa ra nhiều giải thích và sử dụng chồng chéo các tên gọi: Tiền điện tử (E-Money); Tiền kỹ thuật số (Digital money); Tiền ảo (Virtual money); Tiền mã hóa (Cryptocurrency). Trong nghiên cứu này người viết sẽ đi sâu phân tích các thuật ngữ này và chỉ ra sự khác biệt cũng như mối quan hệ giao thoa giữa các thuật ngữ dựa vào các tiêu chí cụ thể. 2. Từ sự hiểu biết rõ ràng về các thuật ngữ của tiền điện tử người viết sẽ tìm hiểu và chỉ ra phương thức rửa tiền sử dụng tiền điện tử vốn rất linh hoạt và phức tạp mà tập trung vào khu vực tiền mã hóa (cryptocurrency) vốn được xem là có tính ẩn danh cao và có sự tin cậy cao trong cộng đồng người sử dụng tiền điện tử, mà trong quá trình thực hiện hành vi rửa tiền, tội phạm rửa tiền có thể sử dụng chéo hoặc kết hợp các phương tiện tiền ảo hay tiền mã hóa với nhau tạo ra các mô hình rửa tiền phức tạp. 4 ICO (Initial Coin Offering) – là một hình thức huy động vốn được các dự án phát hành tiền mã hoá thường sử dụng. Hình thức này giúp nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức trên toàn cầu có thể góp vốn dễ dàng với khoản góp vốn tối thiểu rất nhỏ. 5 Bitcoin là phương tiện rửa tiền “hoàn hảo” của tội phạm. [Ngày truy cập: 20 tháng 2 năm 2019]. 6 Nguyễn T.Loan (2016), Phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, tạp chí Khoa Học Đại Học Mở TP.HCM – số 4(49)2016.
  15. 3 3. Với các mô hình biến hóa và phức tạp như hiện nay, tội phạm rửa tiền thông qua tiền điện tử phải khai thác tài nguyên, công nghệ và nhân lực ở mức độ nhất định để có thể thực hiện hành vi rửa tiền. Từ đây, người viết muốn phân tích hiện trạng hệ thống pháp luật liên quan đến rửa tiền ở Việt Nam nhằm chỉ ra những điểm chưa hoàn thiện trong việc ngăn chặn hoạt động rửa tiền và ngăn chặn triển khai mô hình rửa tiền ở Việt Nam. 4. Tìm hiểu các khuyến nghị, hướng dẫn của Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền (Asia/Pacific Group) Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế FATF (Financial Action Task Force), và mô hình phòng chống rửa tiền điện tử của Anh, Mỹ từ đó đề xuất phương án về mặt pháp lý đối với Việt Nam nhằm tăng cường khả năng của công cụ pháp lý trong việc phát hiện và ngăn chặn tội phạm rửa tiền sử dụng tiền mã hóa tại Việt Nam. III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: Trong phạm vi nghiên cứu này người viết sẽ tập trung làm rõ các vấn đề sau: 1. Tìm hiểu hoạt động rửa tiền và phương thức hoạt động. Phân tích các khái niệm về tiền điện tử (e-money), không gian mạng (cyberspace) và mô tả các phương thức rửa tiền được thực hiện thông qua tiền điện tử như thế nào? Những thách thức pháp lý và tổng quan các giải pháp phòng, chống, kiểm soát rửa tiền bằng tiền điện tử ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay? 2. Tình hình rửa tiền sử dụng tiền điện tử ở Việt Nam hiện nay? Hiện trạng pháp lý ở Việt Nam trong việc phòng chống rửa tiền sử dụng công cụ tiền điện tử? Những dấu hiệu tích cực và những điểm yếu của pháp luật Việt Nam trong nỗ lực ngăn chặn rửa tiền sử dụng công cụ tiền điện tử? 3. Các quốc gia có nền tài chính phát triển trên thế giới mà cụ thể là Anh và Mỹ đã có những mô hình gì trong việc kiểm soát rửa tiền? Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền (Asia/Pacific Group) và Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế FATF (Financial Action Task Force) đã có những khuyến nghị gì trong việc kiểm soát hành vi rửa tiền sử dụng công cụ tiền điện tử? Dựa trên tìm hiểu các mô hình rửa tiền và các giải pháp kiểm soát rửa tiền của các nước phát triển, của APG và FATF có những giải pháp và mô hình nào phù hợp trong việc đề xuất giải pháp trong tình hình ở Việt Nam?
  16. 4 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Người viết thu thập và tổng hợp các tài liệu phân tích kỹ thuật thứ cấp liên quan đến các loại tiền điện tử và thực hiện một số giao dịch hợp pháp trong thực tế để đánh giá khả năng sử dụng các giao dịch hợp pháp vào một giai đoạn trong mô hình rửa tiền bằng tiền điện tử để trả lời cho câu hỏi cách thức tiền điện tử được sử dụng để rửa tiền nhưng thế nào. Phân biệt các thuật ngữ liên quan đến không gian mạng (cyberspace), tiền điện tử (E-money) dựa trên các tiêu chí (1)Đối tượng phát hành (2)Điều kiện phát hành (3)Đơn vị quản lý (4)Phạm vi lưu thông (5)Phương thức giao dịch (6)Phương thức lưu trữ (7)Mức độ ẩn danh (8)Mức độ tin cậy – khả năng chống gian lận giao dịch. Nhằm mục đích tìm ra sự khác biệt của các mô hình rửa tiền sử dụng tiền điện tử. Từ đó chỉ ra được mô hình được các tội phạm rửa tiền đặc biệt quan tâm sử dụng. Làm cơ sở cho việc nghiên cứu khung pháp lý liên quan. Sử dụng phương pháp nghiên cứu luật đơn giản và phương pháp tổng hợp, so sánh luật để đánh giá hiện trạng pháp lý ở Việt Nam trong việc phòng chống rửa tiền sử dụng công cụ tiền điện tử. Từ đó chỉ ra điểm nổi bật và chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong việc phòng chống rửa tiền sử dụng công cụ tiền điện tử. Để tìm hiểu mô hình kiểm soát rửa tiền của các quốc gia Anh và Mỹ, người viết sử dụng phương pháp tổng hợp các tài liệu thứ cấp và phương pháp liệt kê, phân tích có tham khảo các khuyến nghị của APG và FATF. Dự vào các kết quả của đề tài nghiên cứu, người viết đánh giá mức độ phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay và đề xuất các khuyến nghị, giải pháp giúp hoàn thiện khung pháp lý trong việc phòng chống rửa tiền sử dụng tiền điện tử và các quy định pháp lý liên quan đến tiền điện tử. V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các khái niệm về tiền điện tử (E-money), các quy phạm pháp luật của Việt Nam, các văn bản và báo cáo của APG, FATF, Anh và Mỹ trong việc kiểm soát rửa tiền nhằm mục đích hiểu rõ bản chất của các giao dịch sử dụng tiền điện tử và tìm ra các đề xuất phù hợp trong môi trường pháp lý Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu là một số giao dịch liên quan đến tiền điện tử diễn ra trên không gian mạng. Các văn bản cũng như pháp luật của Anh và Mỹ liên quan đến hoạt động rửa tiền. Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến nay, kể từ thời điểm
  17. 5 Việt Nam ban hành nghị định về phòng chống rửa tiền và xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức. VI. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: Trong nước: Tại Việt Nam, những nghiên cứu về đề tài phòng chống rửa tiền tập trung vào phương thức rửa tiền sử dụng tiền mã hóa rất hạn chế. Nhiều đề tài liên quan đến phòng chống rửa tiền được thực hiện với các mô hình rửa tiền truyền thống như Nguyễn T.Loan (2016)7 đánh giá và ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực của rửa tiền đối với quốc gia, đã dùng phương pháp khảo sát 176 lãnh đạo, nhân viên ngân hàng nhà nước và 22 ngân hàng thương mại đã trình bày một bảng tổng hợp khảo sát các kiến nghị gồm 05 nội dung thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng dưới đây: Trong chuyên ngành luật, Van Long, Tran(2018)8 Với mục đích làm rõ quá trình thế nào gọi là rửa tiền điện tử và đề xuất một số giải pháp pháp lý để phát hiện, phòng ngừa tội phạm thực hiện rửa tiền trong môi trường thương mại điện tử, đề tài đã chỉ ra mô hình rửa tiền chi tiết thông qua môi trường thương mại điện tử với trường hợp cụ thể là giao dịch bằng tiền mã hóa (Bitcoin). Đề tài cũng trình bày một khái niệm đáng quan tâm là cấu trúc xã hội của không gian mạng (Cyberspace). Đề tài đề xuất hai giải pháp pháp lý: Thứ nhất, xây dựng nền tảng pháp lý cho tiền điện 7 Nguyễn T.Loan (2016), Phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, tạp chí Khoa Học Đại Học Mở TP.HCM – số 4(49)2016. 8 Van Long, Tran. "E-Money Laundering and the Incapability of Current Legal framework." Proceedings of Asia Conference on Business and Economic Studies (ACBES) by University of Economics Ho Chi Minh City on 8th–9th Sep 2018 at Ho Chi Minh City, Vietnam. UEH Publishing House, 2018.
  18. 6 tử: Bitcoin và các đồng tương tự. Thứ hai, tăng cường các quy định pháp lý để giám sát các giao dịch thương mại điện tử, giao trách nhiệm phòng chống rửa tiền và chiến đấu cho các bên tham gia mua bán trên các nền tảng thương mại điện tử. Quốc tế: Trên thế giới đã có một số nghiên cứu liên quan về tác động của tiền ảo và công nghệ Blockchain đến nền tài chính và kinh tế cùng với mối quan hệ pháp lý và tội phạm rửa tiền. Moser, Bohme, & Breuker (2013)9 với mục tiêu xem xét các mối quan hệ và hạn chế của hoạt động chống rửa tiền (Anti-money laundering AML) sử dụng Bitcoin để phác thảo các chiến lược AML thay thế. Sử dụng các phương pháp kỹ thuật đảo ngược trong hàng loạt các thử nghiệm để hiểu phương thức hoạt động và cố gắng theo dõi các giao dịch ẩn danh với tài khoản của họ trên các nền tảng như Bitcoin Fog, Blockchain.info và BitLaundry. Từ đó, phác thảo các chiến lược AML thay thế đối với những hiểu biết khiếm khuyết về danh tính thực sự nhưng khai thác thông tin công khai trong biểu đồ giao dịch và thảo luận về ý nghĩa của Bitcoin như một loại tiền tệ phi tập trung. Đã phát hiện trái với niềm tin chung, hệ thống giao dịch Bitcoin cho phép áp dụng các biện pháp AML nhất định bằng cách áp đặt khuyến nghị (như nguyên tắc Know Your Customer - KYC) đối với các trung gian cung cấp dịch vụ tài chính để đổi lấy Bitcoin. Tuy nhiên, cách tiếp cận này bị cản trở bởi sự tồn tại của ẩn danh giao dịch. Các trung gian dạng đặc biệt này hoạt động trong hệ thống Bitcoin và do đó khó xác định vị trí và có lẽ còn khó điều tiết hơn. Đóng góp cốt lõi của nghiên cứu này là một phân tích có hệ thống về ba dạng ẩn danh giao dịch phổ biến dựa trên biểu đồ giao dịch được trích xuất từ chuỗi khối. Tropina (2014)10 với mục tiêu tăng cường sự hiểu biết về vấn đề rửa tiền trên mạng bằng cách phân tích các rủi ro và thách thức đặt ra cho các cơ quan quản lý và cơ quan thực thi pháp luật khi phải đối phó với hoạt động rửa tiền trực tuyến. Bằng cách sử dụng dữ liệu thứ cấp, văn bản pháp luật hiện hành và các trường hợp nghiên 9 Moser, M., Bohme, R., & Breuker, D. (2013). An inquiry into money laundering tools in the Bitcoin ecosystem. ECrime Researchers Summit, ECrime. [Ngày truy cập: 20 tháng 2 năm 2019] 10 Tropina, T. (2014). Fighting money laundering in the age of online banking, virtual currencies and internet gambling. ERA Forum, 15(1), 69–84. [Ngày truy cập: 20 tháng 2 năm 2019]
  19. 7 cứu điển hình để phân tích hiện tượng và các hình thức rửa tiền trên internet. Và đánh giá các thách thức pháp lý và phân tích khả năng phát triển và thực hiện các khuôn khổ mới để chống rửa tiền trên mạng. Ghi nhận việc xử lý các vấn đề về tội phạm trong môi trường kỹ thuật số cho các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật luôn giống như đuổi theo một mục tiêu đang di chuyển. Một cách tiếp cận dựa trên rủi ro để phòng ngừa, phát hiện và giám sát hoạt động rửa tiền sẽ được bổ sung bằng các mô hình quy định có thể phân tích các mối đe dọa, để phát hiện các khu vực cần áp dụng hoặc can thiệp, để phát triển các công cụ mới cho xử lý các vấn đề thay vì áp dụng các phương tiện cũ để điều chỉnh một môi trường phi tập trung. Hiểu được sự phức tạp của hệ sinh thái của các dịch vụ tài chính kỹ thuật số, nhận thức của các cơ quan quản lý và khu vực tư nhân, quy định và phối hợp liên ngành giữa các đối tác công và tư là chìa khóa để phát triển các chiến lược và công cụ chống rửa tiền sử dụng tiền điện tử trong tương lai. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, huy động sức mạnh cộng đồng quốc tế và hài hòa các quy định và các nỗ lực chống rửa tiền ở cấp độ quốc tế là yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề tấn công mạng và rửa tiền trong các mạng kỹ thuật số. Smith (2014)11 với mục tiêu đánh giá các thách thức pháp lý quan trọng ảnh hưởng đến ứng dụng Blockchain ở EU và Mỹ. Sử dụng phương pháp dựa trên dữ liệu chính từ các đạo luật hiện hành và dữ liệu thứ cấp bao gồm những hiểu biết sâu sắc về các trường hợp nghiên cứu liên quan. Đã ghi nhận cách tiếp cận thực tiễn được áp dụng ở EU và Mỹ ở mức độ lớn cho thấy giá trị đóng góp sáng tạo trong tương lai của các nền tảng ứng dụng Blockchain, đặc biệt là trong các dịch vụ tài chính và các lĩnh vực liên quan hướng tới tăng cường khả năng tài chính. Vandezande (2017)12 với hai mục tiêu. Thứ nhất: Phân tích mức độ mà các loại tiền ảo được quy định theo luật tài chính và kinh tế của EU, đặc biệt chú ý đến tiền điện tử. Thứ hai: Trọng tâm của bài viết này được đặt vào những phát triển gần đây liên quan đến pháp luật chống rửa tiền sử dụng tiền ảo. Đề tài sử dụng phương 11 Smith, A. (2014). Journal of Financial Regulation and Compliance News. Journal of Financial Regulation and Compliance, 16(2). [Ngày truy cập: 22 tháng 2 năm 2019] 12 Vandezande, N. (2017). Virtual currencies under EU anti-money laundering law. Computer Law and Security Review, 33(3), 341–353. [Ngày truy cập: 22 tháng 2 năm 2019]
  20. 8 pháp phân tích các quy định pháp luật hiện hành, cốt lõi trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán và tiền điện tử có thể áp dụng cho tiền ảo hay không. Và tập trung vào những phát triển gần đây của các quy tắc chống rửa tiền sử dụng tiền ảo ở EU và hệ quả của chúng. Vấn đề đang được tranh luận bởi các nhà lập pháp trên toàn thế giới. Đề tài đã có những ghi nhận rõ ràng là các khung pháp lý của EU về tiền điện tử và dịch vụ thanh toán không thể áp dụng cho các loại tiền ảo hoặc nhà cung cấp dịch vụ tiền ảo khác nhau. Trong nỗ lực đưa một số hình thức giám sát vào lĩnh vực tiền ảo đang phát triển, Ủy ban Châu Âu đã đề xuất sửa đổi khung pháp lý giữ lại các quy tắc chống rửa tiền. Điều này sẽ có hiệu quả khiến các nền tảng trao đổi tiền ảo và các nhà cung cấp ví tiền tuân thủ các quy tắc chống rửa tiền. Và thay đổi chính được mong đợi từ sáng kiến này là: Đối với các nhà cung cấp dịch vụ bị ảnh hưởng tất nhiên là yêu cầu thực hiện các chính sách chống rửa tiền và thực hiện thẩm định khách hàng dựa trên các rủi ro về nghĩa vụ pháp lý; Đối với những người sử dụng các dịch vụ này, ảnh hưởng trực tiếp sẽ làm mất tính ẩn danh hoặc giả danh theo truyền thống liên quan đến các dòng tiền ảo. Họ sẽ cần phải được xác định rõ ràng, và thông tin này sẽ được chia sẻ với các cơ quan có thẩm quyền. Để đánh giá tác động của tiền mã hóa lên từng đối tượng cụ thể, Vandezande (2017) đã phân tích những rủi ro pháp lí mà người sử dụng, thị trường, nhà đầu tư và người cung cấp dịch vụ về tiền mã hóa phải đối mặt. Xét về góc độ người dùng, người dùng tiền mã hóa trước hết có thể đối mặt với rủi ro liên quan đến sự tăng trưởng của tiền ảo và sự biến động mạnh về giá. Một nguy cơ thứ hai liên quan đến tổn thất do trao đổi gian lận, bị hack hoặc trộm ví điện tử hoặc mất quyền truy cập (Ping, 2007). Cơ quan ngân hàng châu Âu (EBA) và lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (Financial Action Task Force – FATF) đã tiến hành đánh giá rủi ro, trong đó xếp hạng cao các loại rủi ro này cũng như tác động của chúng. Ngoài ra, điều này có thể bao gồm các trung gian hoặc đối tác không đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng, thiếu cam kết, ghi nợ không chính xác, không thể truy cập ví hoặc thao túng giá (Vovchenko, Tishchenko, Epifanova, & Gontmacher, 2017). Một yếu tố quan trọng của rủi ro này là những giao dịch tiền mã hóa thường được cho phép ẩn danh. Do đó, người dùng có thể tranh thủ khe hở này cho mục đích rửa tiền. Xét về góc độ thị trường, rủi ro thứ nhất liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố do tiền mã hóa hỗ trợ việc chuyển tiền ẩn danh và nhanh chóng. Thứ hai,
  21. 9 ECB (Ngân hàng trung ương Châu Âu – European central bank) đã cảnh báo rằng tiền mã hóa có thể ảnh hưởng đến việc bình ổn giá và chính sách tiền tệ. Thứ ba là rủi ro đối với sự ổn định của hệ thống thanh toán, nơi mà hệ thống thanh toán tiền mã hóa có thể phải đối mặt với những rủi ro tương tự như hệ thống thanh toán cổ điển, nhưng không phải chịu sự giám sát tương tự (Brenig, Accorsi, & Muller, 2015). Cuối cùng, ECB cảnh báo rằng danh tiếng của các ngân hàng trung ương có thể bị hủy hoại thông qua các diễn biến tiêu cực trong thị trường tiền mã hóa, nếu việc sử dụng loại tiền này tăng lên đáng kể. Xét từ góc độ nhà đầu tư, tương tự như với người dùng tiền mã hóa, các nhà đầu tư trước hết phải đương đầu với sự biến động về giá của tiền mã hóa (Tropina, 2014). Hai là, trong khi rủi ro đầu tư gắn liền với việc mất vốn, các nhà lập pháp châu Âu đã thiết lập các cơ chế bảo vệ để đảm bảo rằng nhà đầu tư ít nhất được thông báo đầy đủ về rủi ro này. Tuy nhiên, sự bảo vệ này chưa hiện hữu đối với nhà đầu tư tiền mã hóa. Thứ ba, các nhà lập pháp đã thực hiện các bước để cấm mua bán các sản phẩm tài chính phụ thuộc vào tiền tệ ảo. Do đó, tính hợp pháp của tiền ảo như một phương tiện đầu tư và nguy cơ giảm phát là những mối đe dọa với nhà đầu tư (Choo, 2015). Xét về góc độ nhà cung cấp dịch vụ, rủi ro thứ nhất là những quy định mới có thể cản trở mô hình kinh doanh của họ hoặc áp đặt các yêu cầu không thể đạt được đối với các nhà cung cấp dịch vụ quy mô nhỏ hơn (Filippi, 2013; Tropina, 2014). Điều này có thể đẩy các nhà cung cấp dịch vụ nhỏ ra khỏi thị trường hoặc hạn chế khả năng tiếp cận thị trường. Thứ hai, các nhà cung cấp dịch vụ không phải là tổ chức phát hành tiền mã hóa có thể trở nên phụ thuộc vào tổ chức phát hành nó (Kakavand, Kost De Sevres, & Chilton, 2017). Trong trường hợp tiền mã hóa, nơi không có tổ chức phát hành trung tâm, ta thấy có sự phụ thuộc rõ ràng vào các thợ mỏ (miners) để xác thực giao dịch. Các thợ mỏ này có thể hợp nhất để tăng phí giao dịch, do đó cản trở sự phát triển của các nhà cung cấp dịch vụ khác. VII. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: Gần đây, nhiều nước phát triển trong đó có Việt Nam đã trở thành mục tiêu của tội phạm rửa tiền bởi sự phù hợp bắt nguồn từ chính sách kinh tế hội nhập và sự thuận tiện từ việc ra đời của các loại tiền ảo, tiền mã hóa. Việt Nam đang tăng cường chuyển đổi sang một nền kinh tế ít sử dụng tiền mặt biểu hiện qua việc chính phủ yêu cầu các đô thị lớn hoàn thành mục tiêu không sử dụng tiền mặt trong thanh