Luận văn Pháp luật về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_phap_luat_ve_phi_le_phi_thuoc_ngan_sach_nha_nuoc.pdf
Nội dung text: Luận văn Pháp luật về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM HUỲNH DUY TÂN PHÁP LUẬT VỀ PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM HUỲNH DUY TÂN PHÁP LUẬT VỀ PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ VŨ NAM TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
- LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế với đề tài “Pháp luật về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước” đây là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo PGS.TS Lê Vũ Nam là người thầy đã tận tình hướng dẫn, dành thời gian quý báu của mình để chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu luận văn, thầy cũng là người đã trực tiếp giúp đỡ và tận tình hướng dẫn cũng như hỗ trợ những tài liệu thông tin khoa học quý báu và cần thiết cho luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh và những thầy cô giảng viên khoa Luật kinh tế đã truyền đạt những kiến thức bổ ích cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn. Chân thành cảm ơn tất cả! Cà Mau, ngày 20 tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Huỳnh Duy Tân
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Huỳnh Duy Tân mã số học viên: 7701250874A là học viên lớp LOP_K25_MBL_CaMau; Khóa K25-2 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Huỳnh Duy Tân
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU STT Tên bảng, biểu Trang 01 Bảng 1. So sánh thuế và phí, lệ phí 16 02 Bảng 2. So sánh phí và lệ phí 19
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG, BIỂU MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2 3. Mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4 3.1. Mục đích nghiên cứu 4 3.2. Đối tượng nghiên cứu 4 3.3. Phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài 5 6. Bố cục của luận văn 5 CHƯƠNG 1 6 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT VỀ PHÍ VÀ LỆ PHÍ 6 THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 6 1.1. Khái quát về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước 6 1.1.1. Khái niệm phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước 6 1.1.2. Đặc điểm của phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước 11 1.1.3. Mục đích, vai trò của phí và lệ phí 13 1.1.4. So sánh về phí và lệ phí với các cơ chế khác. 14 1.2. Pháp luật về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước 20 1.2.1. Nguyên tắc thu phí và lệ phí 20 1.2.2. Thẩm quyền liên quan đến phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước 27 1.2.3. Các loại phí và lệ phí 32 1.2.4. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước 34 1.2.5. Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước 36
- Kết luận Chương 1 41 CHƯƠNG 2 42 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÍ VÀ LỆ PHÍ 42 THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ MỘT SỐ 42 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN. 42 2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước 42 2.1.1. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện pháp luật về phí và lệ phí 42 2.1.2. Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về phí, lệ phí. 47 2.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước. 57 2.2.1. Về danh mục phí, lệ phí 58 2.2.2. Về cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng phí, lệ phí 61 2.2.3. Tăng cường phân cấp thẩm quyền cho chính quyền địa phương 62 2.3.4. Về Danh mục các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sáng giá dịch vụ do Nhà nước định giá 63 2.2.5. Về quyền khiếu nại, tố cáo 64 2.2.6. Một số giải pháp khác 64 Kết luận chương 2 71 KẾT LUẬN 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bất kỳ một quốc gia nào cũng đề chú trọng đến nguồn thu ngân sách nhà nước để phục vụ nhu cầu chi tiêu của quốc gia đó. Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 quy định: “Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật”1. Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí là nguồn thu quan trọng hàng đầu của ngân sách nhà nước. Trong tổng nguồn thu ngân sách nhà nước, phí và lệ phí chiếm khoảng 5%2 nhưng lại giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Để quản lý thống nhất phí và lệ phí, Ủy ban thường vụ quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 có hiệu lực vào ngày 01/01/2002. Hơn 13 năm triển khai thực hiện, Pháp lệnh phí, lệ phí cơ bản đạt được những thành tựu đáng được ghi nhận như hệ thống văn bản về phí, lệ phí dần được hoàn thiện góp phần nâng cao ý thức về tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định về phí, lệ phí; công tác tổ chức, thu nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí được thực hiện công khai, minh bạch, góp phần cải cách thủ thục hành chính; cơ chế quản lý và sử dụng tiền phí, lệ phí được đổi mới theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công để phụ vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, trên thực tế pháp luật về phí và lệ phí vẫn còn nhiều bất cập từ cơ chế quản lý đến thực tiễn áp dụng vào cuộc sống. Có nhiều khoản thu phí, lệ phí mới phát sinh ngoài quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, tình trạng sai phạm về mức thu, về việc sử dụng số tiền phí, lệ phí để lại sai mục đích, trốn phí, lệ phí diễn 1 Khoản 1 Điều 2 của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 2 Bộ Tài chính, áo cáo tóm t t ánh giá t nh h nh th c hiện háp lệnh hí và lệ phí và định hướng hoàn thiện, v2MT1GGYDD61wjh0ZVVG1Js7h5CjJQZNBbZG!- 66434921!648324931?dDocName=BTC314553&dID=5453&_afrLoop=8475212955733072#!%40%40%3FdID%3D545 3%26_afrLoop%3D8475212955733072%26dDocName%3DBTC314553%26_adf.ctrl-state%3D7wpoegk8n_4 (Ngày truy cập 23/4/2017)
- 2 ra phổ biến, thường xuyên, điều này đã gây thất thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước cũng như gây bất bình đẳng giữa các tổ chức thu phí, lệ phí Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại này phần lớn là do chính sách phí và lệ phí chưa bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội, năng lực cán bộ thu phí, lệ phí còn yếu, sự thiếu trách nhiệm, vụ lợi cho riêng mình của một bộ phận cá nhân, tổ chức mà không quan tâm đến lợi ích của cộng đồng. Vì vậy, những vấn đề xoay quanh về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước đang rất được sự quan tâm của xã hội. Để tiếp tục hoàn thiện chính sách phí và lệ phí, ngày 25 tháng 11 năm 2015. Quốc hội đã ban hành Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13, có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2017. Để tìm hiểu những quy định của Luật Phí và lệ phí năm 2015 đánh giá xem những quy định của Luật này đã đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn và khắc phục được những hạn chế của Pháp lênh Phí và lệ phí hay chưa tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thông qua tìm hiểu từ các nguồn tài liệu của các trường đại học đào tạo chuyên ngành luật và ngoài ngành ngoài luật, qua sách báo, tạp chí và một số nguồn tài liệu khác tác giả lược ra một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như: - Hồ Ngọc Cần (2003), T m hiểu pháp luật về phí và lệ phí, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Nội dung của quyển sách này chủ yếu đề cấp đến những quy định chung về phí và lệ phí, các lĩnh vực thu phí và lệ phí, liệt kê một số văn bản liên quan đến phí và lệ phí. - Phạm Lan Anh (2005), T m hiểu pháp luật về phí và lệ phí: Tập 1 – Những quy định chung, Nhà xuất bản Tư pháp. Quyển sách này đề cập đến ba nội dung chính: nội dung thứ nhất bàn về vấn đề chung về phí, lệ phí từ khái niệm, những lĩnh vực phải thu phí, lệ phí, những loại phí thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, văn hóa, xã hội, y tế những loại lệ phí thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, quyền sở hữu, sử dụng tài sản Nội dung thứ hai, quy định về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền
- 3 quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nội dung thứ ba bàn về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí và lệ phí. - Phạm Lan Anh (2005), T m hiểu pháp luật về phí và lệ phí: Tập 2 – Lĩnh v c y tế, giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản Tư pháp. Nội dung của quyển sách này trình bày ba vấn đề chính bao gồm: phí thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, phí và lệ phí thuộc lĩnh vực y tế và lệ phí trong lĩnh vực tư pháp. - Phạm Lan Anh (2005), T m hiểu pháp luật về phí và lệ phí: Tập 3 – Phí và lệ phí liên quan đến quyền sở hữu, liên quan đến sản xuất kinh doanh, phí và lệ phí trong lĩnh v c thương mại đầu tư, môi trường, chứng khoán, Nhà xuất bản Tư pháp. Phần thứ nhất là phí, lệ phí liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Nội dung thứ hai liên quan đến phí và lệ phí trong lĩnh vực thương mại, đầu tư. Nội dung thứ ba và thứ tư đề cập đến phí trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và phí, lệ phí liên quan đến sản xuất kinh doanh. - Hoàng Đình Khuê (2005), Thanh tra trong lĩnh v c thu phí và lệ phí th c trạng và giải pháp, tạp chí Quản lý nhà nước, số 232. Nội dung chính của bài viết liên quan đến công tác thanh tra trong lĩnh vực phí và lệ phí, trong đó nêu rõ các vấn đề thanh tra đối tượng thu, phạm vi thu, mức thu, việc chấp hành quy trình thu, nộp các khoản thu vào ngân sách nhà nước, thời hạn thu, nộp các khoản thu vào ngân sách nhà nước, tính công khai, minh bạch trong hoạt động thu phí, lệ phí. Ngoài ra, bài viết còn đề cập đến thẩm quyền thanh tra, thẩm quyền ra quyết định thanh tra, thực trạng các khoản thu phí và lệ phí, một số giải pháp nâng cao công tác thanh tra trong lĩnh vực phí và lệ phí. Qua sơ lượt tình hình nghiên cứu tác giả nhận thấy đa phần các công trình nghiên cứu về phí, lệ phí thường ở mức độ nhất định, việc nghiên cứu phí, lệ phí chỉ phân tích ngắn gọn chưa nêu lên được những vấn đề liên quan trực tiếp đến phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước. Từ đó, tác giả chưa tìm thấy một công trình nghiên cứu khoa học nào đầy đủ và toàn diện về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.
- 4 3. Mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tác giả đi vào nghiên cứu các quy định của Luật Phí và lệ phí năm 2015 được thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII ngày 25 tháng 11 năm 2015 về Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 01 2017. (nhằm mục đích tìm hiểu những quy định pháp luật về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, đánh giá những quy định này có phù hợp với tình hình thực tế chưa, có giải quyết được những nhược mà Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL- UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phí và lệ phí (Pháp lệnh Phí và lệ phí năm 2001) quy định hay không, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thực thi và hoàn thiện quy định của Luật Phí và lệ phí 2015. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Để tài nghiên cứu quy định pháp luật trong lĩnh vực phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực này. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện khách quan về thời gian nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước được quy định trong Pháp lệnh Phí và lệ phí 2001 và Luật Phí và lệ phí năm 2015, các văn bản hướng dẫn có liên quan đến vấn đề này. Tác giả giới hạn nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở tìm hiểu về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, các khoản phí và lệ phí không thuộc ngân sách nhà nước s không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này. 4. Phương pháp nghiên cứu Vì đây là đề tài nghiên cứu có tính chất khoa học nên trong suốt quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, tạp chí, phân tích luật học, tổng hợp số liệu, so sách, đối chiếu, liệt kê, để làm sáng tỏ nội dung của đề tài, hướng người đọc đi từ lý luận, phân tích luật đến thực trạng vấn đề và tìm ra những phương hướng giải quyết bất cập của đề tài.
- 5 Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu trên, tác giả còn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin để giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn thu phí và lệ phí ở nước ta để làm định hướng đi cho đề tài. Việc vận dụng các phương pháp này đảm bảo cho việc đi đúng cách tiếp cận nội dung của đề tài nhằm thuyết phục được người đọc, qua đó góp phần đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Đề tài có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý luận cũng như phân tích những quy định pháp luật về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, bên cạnh đó tác giả còn so sánh những điểm khác nhau cơ bản của Pháp lệnh phí và lê phí 2001 và Luật Phí và lệ phí 2015. Tuy là một công trình nghiên cứu nhỏ về phí và lệ phí nhưng tác giả hi vọng với nội dung được trình bày trong đề tài s là nguồn tài liệu hữu ích cho những ai quan tâm đến phí và lệ phí nói chung, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước nói riêng. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 02 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về pháp luật phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước. Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và một số giải pháp hoàn thiện
- 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT VỀ PHÍ VÀ LỆ PHÍ THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Khái quát về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước 1.1.1. Khái niệm phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm phí Về mặt lý luận, theo các nhà nghiên cứu luật học có nhiều định nghĩa khác nhau về phí. Theo viện khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp cho rằng “ hí là khoản thu mà người hưởng lợi ích phải nộp do việc đầu tư, bảo dưỡng công tr nh công cộng, hoạt động dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau”.3 Định nghĩa về phí thì được phân làm hai loại: Phí nhà nước và phí xã hội. hí nhà nước là khoản thu của ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định theo chế độ phân cấp quản lý phí và chỉ có các cơ quan. Tổ chức được pháp luật quy định mới được tiến hành thu phí nhà nước. Người nộp phí là tổ chức, cá nhân được hưởng lợi ích của các công trình công cộng hoặc các hoạt động sự nghiệp do nhà nước tiến hành. hí xã hội là giá cả dịch vụ mà người thụ hưởng lợi ích phải trả cho người cung ứng dịch vụ. Khác với phí nhà nước, các khoản thu phí xã hội do tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hưởng theo mức do các bên thỏa thuận. Bên cạnh đó, phí cũng được hiểu là một khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được tổ chức (có thể là cơ quan quản lý nhà nước hoặc không phải là cơ quan quản lý nhà nước) cung cấp dịch vụ theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật hoặc khi tham gia vào tổ chức đoàn thể.4 Phí còn được định nghĩa là khoản thu hồi chi phí đầu tư cung cấp các dịch vụ công không thuần túy theo quy định của pháp luật và là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi sử dụng các dịch vụ công cộng đó.5 Theo Pháp lệnh phí và lệ phí 2001 quy định: “ hí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định 3 Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật h c, NCB Từ điển Bách Khoa, NXB Tư pháp, tr.618. 4 Nguyễn Thị Huệ (2001), ề việc xây d ng pháp lệnh phí và lệ phí, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số 02, tr.23-28. 5 Lê Thị Nguyệt Châu, Lê Huỳnh Phương Chính (2009), iáo tr nh Luật Tài chính 1, Cần Thơ, tr.56.
- 7 trong anh mục phí ban hành k m theo háp lệnh này”6. Như vậy, đã có định nghĩa pháp lý về phí được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật góp phần tao cơ sở, nền tảng cho việc nghiên cứu, tìm hiểu, so sánh với các khái niệm có liên quan. Theo Luật Phí và lệ phí năm 2015 định nghĩa: “ hí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đ p chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị s nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong anh mục phí ban hành k m theo Luật này”.7 Nhìn chung, định nghĩa về phí được quy định trong Luật Phí và lệ phí năm 2015 và Pháp lệnh về phí và lệ phí năm 2001 đều nhấn mạnh chi phí là khoản tiền “phải trả”, từ phải trả ở đây mang tính chất bắt buộc khi tổ chức, cá nhân được công cấp dịch vụ công theo quy đinh trong mục phí. Tuy nhiên, khái niệm về phí trong Luật Phí và lệ phí năm 2015 có tính khác biệt khi làm rõ nội hàm mục đích thu phí là để bù đắp chi phí và mang tính phục vụ tổ chức, cá nhân khi được cung cấp dịch vụ công. Tóm lại, phí là khoản tiền mang tính chất bắt buộc mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được các chủ thể có thẩm quyền hoặc chủ thể được ủy quyền cung cấp dịch vụ công, nhất định nằm trong Danh mục phí mà pháp luật quy định. 1.1.1.2. Khái niệm lệ phí Cũng như phí thì khái niệm lệ phí cũng được giới nghiên cứu luật học phân tích, làm rõ ở nhiều góc độ khác nhau. Theo Từ điển Luật học của Viên khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp thì: “Lệ phí là khoản thu ngân sách nhà nước mà người thụ hưởng kết quả hoạt động quản lý là nhà nước, người được phục vụ có nghĩa vụ nộp”.8 Lệ phí còn được hiểu là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền thực hiện công việc quản lý nhà nước nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ thể nộp lệ phí.9 6 Điều 3, Pháp lệnh Phí và lệ phí 2001; Tran Ngọc Đường và Nguyên Thành (2009), hái niệm pháp lý trong các văn bản pháp luật, NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr.389. 7 Khoản 1 Điều 3 Luật Phí và lệ phí 2015 8 Viện Khoa học pháp lý (2006), tlđd, tr.460. 9 Trần Vũ Hải (2009), T m hiểu thuật ngữ pháp luật Tài chính công, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.50
- 8 Theo Pháp lệnh Phí và lệ phí năm 2001 thì định nghĩa lệ phí như sau: “Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước theo quy định trong anh mục lệ phí ban hành k m theo háp lệnh này”.10 Những công việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực lệ phí có thể kể đến như việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp phiếu lý lịch tư pháp, cấp hộ chiếu, thị thực xuất cảnh, cấp giấy ph p hoạt động chứng khoán, cấp giấy ph p xây dựng trong lĩnh vực công chứng Tương ứng với các công việc này s có các khoản thu lệ phí khác nhau được quy định cụ thể trong Danh mục lệ phí do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành. Khái niệm lệ phí được tiếp tục quy định trong Luật Phí và lệ phí 2015 theo đó: “Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, công việc quản lý nhà nước được quy định trong anh mục lệ phí ban hành k m theo Luật này”.11 So với khái niệm lệ phí được quy định trong Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001 thì khái niệm về lệ phí trong Luật phí và lệ phí năm 2015 có phần khác biệt về thẩm quyền thu và công việc thu lệ phí. Cụ thể, thẩm quyền thu lệ phí trong Pháp lệnh thuộc về cơ quan nhà nước, tổ chức được ủy quyền, trong khi đó Luật thu hẹp chủ thể có thẩm quyển chỉ là cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, công việc thu lệ phí được mở rộng ra ngoài những công việc quản lý nhà nước còn có các dịch vụ công được quyền thu lệ phí. Từ các khái niệm trên cho ta kết luận lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cung cấp các dịch vụ về quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Việc thu phí là việc Nhà nước thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư khi cung cấp các dịch vụ công cộng cho xã hội, đồng thời là các khoản chi phí mà người dân phải trả khi thụ hưởng các dịch vụ công cộng. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, một số cơ quan hành chính nhà nước còn cung cấp dịch vụ hành chính pháp lý cho người dân. Người dân thụ hưởng các dịch vụ hành chính 10 Điều 3 Pháp lệnh Phí và lệ phí 2001. 11 Khoản 2 Điều 3 Luật Phí và lệ phí 2015.
- 9 công này có thể phải trả một phần chi phí, đây chính là các khoản lệ phí. Như vậy, lệ phí là các khoản thu phát sinh ở các cơ quan của bộ máy chính quyền nhà nước có cung cấp các dịch vụ công cộng về hành chính pháp lý. Tóm lại, phí và lệ phí được hiểu một cách khái quát nhất là những khoản thu mang tính chất bắt buộc, gắn liền với một số hoạt động (dịch vụ công hoặc công việc mang tính quản lý nhà nước theo quy định pháp luật) được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền hoặc chủ thể được ủy quyền nhằm hoàn trả một phần hoặc toàn bộ chi phí cho việc thực hiện các công việc trên, đồng thời gắn với trách nhiệm vật chất của chủ thể có yêu cầu. 1.1.1.3. Khái niệm phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước Để làm rõ khái niệm phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước thì không thể không đi vào tìm hiểu một nội hàm quan trọng đó là ngân sách nhà nước. Theo Điều 1 Luật ngân sách nhà nước sô 83/2015/QH2015 của Quốc hội khóa 13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 định nghĩa “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu của nhà nước được d toán và th c hiện trong một khoản thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo th c hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”.12 Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, giữ vai trò là công cụ phân phối. Điều này được thể hiện thông qua việc nhà nước huy động nguồn lực tài chính để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thông qua việc tiến hành cân đối giữa các khoản thu và chi của nhà nước, nhà nước có thể hoạch định chính sách trong điều tiết thu nhập, giải quyết mối quan hệ giữa thu và chi, giữa tích lũy và tiêu dùng, đầu tư và phát triển. Ngân sách nhà nước giữ vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua việc điều hòa nguồn lực tài chính giữa các vùng kinh tế, các ngành kinh tế thông qua việc hướng dẫn kích thích hay hạn chế sản xuất, tiêu dùng bằng các chính sách thuế, 12 Khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.
- 10 tài chính, ngân sách nhà nước có thể điều tiết thu nhập của các chủ thể khác nhau trong cùng xã hội, điều chỉnh giá cả ổn định thị trường, chống lạm phát. Ngoài ra, ngân sách nhà nước còn giữ vai trò là công cụ thực hiện chính sách xã hội. Bằng chính sách thuế, nhà nước có thể thông qua hoạt động ngân sách nhà nước để thực hiện ưu đãi cho các đối tượng chính sách, điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng trong xã hội. Thêm vào đó, ngân sách nhà nước còn cung cấp phương tiện tài chính để Nhà nước thực hiện trợ cấp xã hội, phúc lợi công cộng.13 Từ những khái niệm trên cho chúng ta kết luận phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là những khoản thu bắt buộc từ những dịch vụ do nhà nước đầu tư hoặc từ các dịch vụ thuộc đặc quyền cả nhà nước, từ công việc quản lý hành chính nhà nước. Tồn tại song song với các khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là các hội phí của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, câu lạc bộ như Đảng phí, Công đoàn phí, Đoàn phí, hội phí của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội đồng Liên minh các hợp tác xã Việt Nam, Đó là các khoản phí không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hoạch toán, tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả thu phí. Trên thực tế, người dân không phân biệt đâu là những khoản phí thuộc ngân sách nhà nước, đâu là khoản phí không thuộc ngân sách nhà nước vì vậy đối với họ tất cả các khoản thu điều thuộc ngân sách nhà nước. Thực chất cơ chế quản lý và sử dụng của hai khoản thu này là khác nhau, cụ thể phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước được hoạch toán đầy đủ vào ngân sách nhà nước, được quản lý sử dụng theo đúng quy định của Luật phí và lệ phí, Luật ngân sách nhà nước. Đối với phí không thuộc ngân sách nhà nước thì khoản tiền phí thu được thuộc về doanh thu của tổ chức, cá nhân thu phí. Do đó, tổ chức, cá nhân thu phí phải có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp 13 Lê Thị Nguyệt Châu, Lê Huỳnh Phương Chinh (2009), tlđd, tr.11.
- 11 luật với số tiền phí thu được và toàn quyền sử dụng đối với các khoản tiền thu phí sau khi đã nộp thuế. Như vậy, phí được phân làm hai loại: phí thuộc ngân sách nhà nước và phí không thuộc ngân sách nhà nước. Lệ phí thì có lệ phí thuộc ngân sách nhà nước. Trong bài viết này, tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước. Đó là những khoản thu bắt buộc mà tổ chức, cá nhân của chủ thể phải trả, phải nộp vào ngân sách nhà nước, nó gắn với trách nhiệm vật chất của chủ thể có yêu cầu khi chủ thể này được cung cấp dịch vụ hoặc việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Đặc điểm của phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước Thứ nhất, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước không thể đặt ra một cách tùy tiện mà phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Nếu phí và lệ phí đặt ra một cách tùy tiện thì chúng không chỉ làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước mà còn ảnh hưởng nhiều đến sự công bằng trong xã hội. Do đó, mọi khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước đều được công bố rõ ràng tại tất cả các cơ quan cung cấp dịch vụ công, công việc quản lý hành chính nhà nước. Thứ hai, phí và lệ phí mang tính chất bắt buộc. Tính chất bắt buộc này chỉ áp dụng đối với những đối tượng có yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ công, công việc quản lý nhà nước theo đúng quy định của pháp luật. Có thể nói tính bắt buộc của phí và lệ phí gắn trực tiếp với việc khai thác và thụ hưởng lợi ích từ các dịch vụ công nhất định do nhà nước cung cấp mà theo quy định của pháp luật có thu phí hoặc lệ phí.14 Thứ ba, Phí có tính chất đối giá và hoàn trả trục tiếp, trong khi đó lệ phí không mang tính đối giá nhưng mang tính hoàn trả trực tiếp. Đối giá (ngang giá) là sự ngang bằng về mặt giá trị, khái niệm này thường xuyên xuất hiện trong quan hệ trao đổi, mua bán. Hoàn trả trực tiếp là quan hệ, theo đó bên nhận được lợi ích phải hoàn trả lại cho bên kia lợi ích ngang bằng và tương tự.15 Tính đối giá trong phí có nghĩa là chủ thể khi nộp phí s được nhận lợi ích tương xứng với số tiền mà họ đã 14 Lê Thị Nguyệt Châu (2010), iáo tr nh Luật Tài chính 2, Cần Thơ, tr.7,8. 15 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2012), iáo tr nh Luật Thuế, NXB Hồng Đức, tr.21.
- 12 bỏ ra để đóng phí. Tính hoàn trả trực tiếp thể hiện ở việc khi chủ thể trả phí, nộp lệ phí thì s nhận được trực tiếp dịch vụ hoặc công việc quản lý nhà nước yêu cầu cung ứng. Tính không đối giá của lệ phí thể hiện qua việc số tiền lệ phí mà người dân phải nộp không nhất thiết phải tương xứng với lợi ích nhận được từ Nhà nước và không có sự khác biệt nhiều giữa các chủ thể như đối với phí. Tức là, lợi ích mà người dân nhân được từ Nhà nước có thể nhiều hơn, ít hơn hoặc ngang bằng với số tiền mà họ đã bỏ ra để nộp lệ phí. Thứ tư, Phí luôn gắn với việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công hoặc được công ích, còn lệ phí luôn gắn với được hành chính công. Theo quan niệm phổ biến, dịch vụ công được chia thành đơn vị sự nghiệp công, dịch vụ công ích và dịch vụ hành chính công.16 Đối với đơn vị sự nghiệp công, dịch vụ công ích mức độ hưởng thụ là khác nhau giữa các chủ thể nên phí được xác định tỷ lệ với chi phí của nhà nước đã bỏ ra, hay nói cách khác tính đối giá của phí rất rõ ràng. Còn đối với dịch vụ hành chính công, yếu tố công bằng, bình đẳng, không phân biệt giữa các công dân phải đảm bảo, nên phù hợp với bản chất của lệ phí là không có tính chất đối giá. Thứ năm, một số phí và lệ phí mang tính địa phương, vùng miền. Trên thực tế, có một số phí và lệ phí phổ biến trong đời sống hằng ngày như phí xây dựng, lệ phí công chứng, phí đo đạc lập bản đồ địa chính, lệ phí trước bạ đó là những lĩnh vực quan trong phổ biến ở hầu hết các địa phương nên việc phát sinh những khoản phí, lệ phí đó là điều tất yếu. Tuy nhiên, có những khoản phí và lệ phí không phải địa phương nào cũng có. Ví dụ như phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, phí neo đậu, phí luồng lạch, phí sử dụng đường biển, lệ phí cấp giấy hoạt động chứng khoán, lệ phí ra vào cảng, lệ phí hải quan Do đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng miền dẫn đến phát sinh các khoản phí, lệ phí này cũng xuất phát từ nhu cầu của đời sống xã hội cũng như việc thực hiện công việc quản lý hành chính nhà nước. 16 Đinh Văn n và Hoàng Thu Hòa (2006), ổi mới dịch vụ công ở iệt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội, tr.25.
- 13 1.1.3. Mục đích, vai trò của phí và lệ phí 1.1.3.1 Mục đích thu phí và lệ phí Phí là khoản thu nhằm thu hồi chi phí đầu tư khi cung cấp các dịch vụ công không thuần túy theo quy định của pháp luật và khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi sử dụng dịch vụ công cộng đó. Ngoài ra, việc thu phí tạo ra kinh phí duy trì, bảo dưỡng, trùng tu, tái tạo các công trình phúc lợi, đảm bảo cho các công trình này phát huy tác dụng lâu dài và đạt hiệu quả. Lệ phí là khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính pháp lý của Nhà nước cho cá nhân, tổ chức, do đó việc thu lệ phí không nhằm mục đích bù đắp chi phí mà nhằm phục vụ cho công việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Việc thu lệ phí còn nhằm mục đích động viên sự đóng góp của người dân vào ngân sách nhà nước. 1.1.3.2. Vai trò của phí và lệ phí Thứ nhất, phí và lệ phí bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh thuế là một nguồn thu chủ lực của ngân sách nhà nước thì phí và lệ phí cũng đóng vai trò quan trong không nhỏ trong thu ngân sách nhà nước. Để có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý của nhà nước trong mọi lĩnh vực, cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc yêu cầu cơ quan nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp, việc định ra các khoản đóng góp trực tiếp của nhân dân ngoài bù đắp chi phí cho hoạt động thu phí còn góp phần bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước để bộ máy quản lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước (khi nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước qua thuế còn hàn chế) là đòi hỏi cần thiết. Thứ hai, việc huy động các khoản đóng góp từ các thành viên trong xã hội vào ngân sách nhà nước, thông qua phí và lệ phí còn góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Bởi vì, nếu không thu phí để bù đắp cho các chi phi phục vụ cho hoạt động thu phí thì ngân sách nhà nước s phải chi trả cho các khoản chi này bên cạnh các khoản chi lớn phải đáp ứng cho chi tiêu của Nhà nước cho nhu cầu của xã hội, điều này s tạo áp lực lớn cho ngân sách. Do đó, việc thu phí và lệ phí không chỉ góp